You are on page 1of 2

KỸ THUẬT DẠY HỌC

CHIA NHÓM

1. QUAN NIỆM
Chia nhóm là kỹ thuật dạy học tích
cực trong đó giáo viên tổ chức cho
học sinh thành nhiều nhóm nhỏ và
hướng dẫn mỗi nhóm cùng hợp tác,
trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các
nhiệm vụ dạy học.

2. CÁCH TIẾN HÀNH


Cách 1: Chia nhóm theo điểm
danh (1,2,3,4,...); màu sắc (xanh,
đỏ, tím, vàng,..);...
Cách 2: Chia nhóm theo mảnh
ghép => cùng mảnh ghép vào
một nhóm
Cách 3: Chia nhóm theo sở thích:
Nhóm ca sĩ, nhóm họa sĩ,...
=> cùng sở thích vào một nhóm

3. ƯU ĐIỂM
Học sinh ghi nhớ nội dung bài học
dễ dàng; tri thức mà học sinh lĩnh
hội khách quan, sâu sắc và bền
vững hơn.
Tạo cơ hội cho học sinh phát triển
tuy duy; chủ động học tập tích cực

4. HẠN CHẾ
Gây ồn ào trong lớp khó kiểm soát
Trong nhóm sẽ có một số bạn tích
cực, còn lại một số khác sẽ ỷ lại các
bạn trong nhóm

5. TÍNH KHẢ THI


Bố trí chỗ ngồi hợp lí,thuận lợi cho
học sinh khi chia nhóm
Phối hợp hoạt động nhóm với hoạt
động cá nhân một cách hợp lí
Giáo viên giữ vai trò cố vấn, hướng
dẫn học sinh khi cần thiết
VÍ DỤ VỀ KỸ THUẬT DẠY
HỌC CHIA NHÓM
LỊCH SỬ 10: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 9: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ -
TRUNG ĐẠI
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
BƯỚC 1
Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm (theo
cách điểm danh 1,2,3,4) và giao nhiệm vụ cho
học sinh: dựa vào tài liệu sách giáo khoa "Chân
trời sáng tạo lớp 10" từ trang 46 - 50 và thảo
luận nhóm về những thành tựu văn minh Ấn Độ
cổ - trung đại:
Nhóm 1: Chữ viết và văn học
Nhóm 2: Tôn giáo và triết học
Nhóm 3: Nghệ thuật
Nhóm 4: Khoa học, kĩ thuật

BƯỚC 2

Học sinh làm việc nhóm trả lời câu hỏi vào
phiếu học tập, chuẩn bị báo cáo kết quả
trước lớp; xác định nội dung, cách trình bày
kết quả.

BƯỚC 3

Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình


bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung theo kĩ thuật
“321” (3 lời khen dành cho đội bạn, 2 điều
muốn góp ý thêm và 1 câu hỏi liên quan
đến sản phẩm báo cáo)

BƯỚC 4

Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức cơ bản.

You might also like