You are on page 1of 3

Bài 2: Quan hệ pháp luật giữa vợ chồng

I. Khái niệm
1. Khái niệm quan hệ PL giữa vợ chồng
- Là quan hệ phát sinh do hành vi kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa
nam và nữ được pháp luật thừa nhận; gồm quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản
giữa vợ và chồng
+ Sống chung như vợ chồng giữa nam và nữ: điểm b khoản 4 Điều 2
Thông tư liên tịch 01/2016
II. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
- Quyền nhân thân: Điều 25 BLDS
- Quyền nhân thân trong hngđ: Điều 17 – 23 LHNGĐ 2014
1. Quyền, nghĩa vụ mang tính chất tình cảm, riêng tư
- Vc phải chung thủy với nhau
- Vc phải thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng chia sẻ, thực
hiện các công việc gia đình
- Vc phải sống chung với nhau
<?> Người vi phạm nghĩa vụ chung thủy là vi phạm vào chế độ hôn nhân một
vợ một chồng => Sai. Vì chưa có khái niệm chung thủy là gì
<?> Người vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng là vi phạm nghĩa vụ chung
thủy => Đúng
2. Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tự do, dân chủ
- Bản chất quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là sự bình đẳng
- Quyền lựa chọn nơi cư trú
- Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kte,
vh, xh
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau
3. Đại diện giữa vợ và chồng (Đ24 – 27)
3.1 Các hình thức đại diện
Đại diện theo ủy quyền
- Khoản 2 Điều 24 LHNGĐ 2014
- Ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện giao dịch mà PL buộc cả 2 đồng ý
- Những giao dịch cần có sự đồng ý của 2vc, tài sản cùng định đoạt: khoản 2
Đ35, k4 Đ44 LHNGĐ 2014
+ K4 Đ44: trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng nhưng đó là nguồn sống
duy nhất của gia đình thì việc định đoạt phải có sự đồng ý của vợ, chồng
- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu hợp nhất có thể phân chia
- Phải bằng văn bản, có chữ ký, đc công chứng
Đại diện theo PL
- Khoản 3 Điều 24 LHNGĐ 2014
- Một bên bị tuyên mất NLHVDS: bên còn lại nếu đủ đk làm người giám hộ
(điều kiện giám hộ: Đ49 BLDS) thì có tư cách đại diện, trừ đại diện trong ly
hôn
- Một bên bị tuyên hạn chế NLHVDS (Đ24 BLDS): bên còn lại là người đại
diện nếu được Tòa án chỉ định
- Một bên bị tuyên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi (Đ23
BLDS): bên còn lại là người đại diện nếu được TA chỉ định làm người giám hộ
=> đại diện (mới Đ23, Đ136 BLDS)
Đại diện đương nhiên
- Vợ chồng cùng kinh doanh hoặc bằng vb thỏa thuận để 1 bên đưa tài sản
chung vào kinh doanh: bên trực tiếp kinh doanh là người đại diện (Đ25 Đ36)
- Những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gđ
+ Nhu cầu thiết yếu: khoản 20 Điều 3 LHNGĐ 2014
- Vợ chồng đứng tên tài khoản ngân hàng/ chứng khoán; đang chiếm hữu
động sản ko phải đăng ký: người đứng tên, người đang chiếm hữu ts là người
đại diện (Đ32)
3.2 Trách nhiệm liên đới
- Điều 27 + Đ24 – 26, Điều 30, Điều 37, khoản 20 Điều 3 LHNGĐ 2014
- Phát sinh đối với
+ Giao dịch do 1 bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình và giao dịch khác phù hợp quy định về đại diện
+ Các nghĩa vụ chung về tài sản theo Đ37
4. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng
4.1 Chế độ tài sản giữa vợ và chồng
a. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản
- Đ29 – Đ32 LHNGĐ
- Là những quy định, nguyên tắc đc áp dụng ko phụ thuộc chế độ tài sản mà vợ
chồng lựa chọn
+ Đảm bảo quyền bình đẳng của vc
+ Đảm bảo lợi ích chung của gia đình
+ Đảm bảo quyền lợi của người thứ 3 ngay tình
b. Các chế độ tài sản
 Chế độ tài sản theo thỏa thuận

 Chế độ tài sản theo luật định

You might also like