You are on page 1of 14

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-----***-----

Tiểu luận pháp luật đại cương


ĐỀ TÀI:

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Sinh viên thực hiện : Nhóm 13


Lớp tín chỉ : PLĐC-KTQT50.17
Khóa : 50
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Giáo viên hướng dẫn : Trịnh phương thảo

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và Tên MSSV

1 Nguyễn Ngọc Vân Oanh KTQT50B10550

2 Dương Hạnh Nguyên KTQT50B10540

3 Đỗ Bảo Ngọc KTQT50B10538

4 Nguyễn Thị Minh Trang KTQT50B10595

5 Nguyễn Hà Trang KTQT50B10596

6 Nguyễn Kim Hiền KTQT50C10454

MỤC LỤC
A. NỘI DUNG....................................................................................................1
1. Khái niệm..................................................................................................1
1.1. Khái niệm thực hiện pháp
luật..............................................................1
1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp
luật.........................................................1
2. Các hình thức thực hiện pháp
luật..............................................................2
3. Áp dụng pháp
luật......................................................................................4
4. Cách thức áp dụng pháp luật tương
tự........................................................5
4.1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp
luật..................................................6

4.2. Áp dụng tương tự pháp


luật..................................................................6
5. Các giai đoạn trong ứng dụng pháp
luật.....................................................7
B. KẾT LUẬN....................................................................................................8
C. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................9
A. NỘI DUNG

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của chủ thể
(có thể hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với
yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã
quy định.

- Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành
bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức
là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

- Dưới góc độ khoa học pháp lí, chỉ những xử sự phù hợp với những quy định
của pháp luật, được tiến hành bởi những chủ thể có đủ khả năng nhận thức được yêu
cầu của pháp luật, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện hành vi do pháp luật quy
định... thì mới được coi là biểu hiện thực tế của việc thực hiện pháp luật.

- Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống. Bằng việc thực hiện
pháp luật, các quy định của pháp luật từ trong các nguồn luật khác nhau đã đi vào đời
sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể. Nhờ đó, pháp luật phát huy vai trò
của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều kiện phát
triển mạnh mẽ, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được bảo đảm,
bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn. Thông qua việc thực hiện pháp luật, những hạn
chế khiếm khuyết (nếu có) của pháp luật sẽ được bộc lộ, nhờ đó, pháp luật có thể
được hoàn thiện một cách kịp thời.

1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hoạt động với 05 đặc điểm chính sau:

- Thực hiện pháp luật bằng hành vi: Hành vi là cách thức tồn tại của con người,
được hình thành trên cơ sở nhận thức và được biểu hiện bằng hành động thực tế. Coi
thực hiện pháp luật bằng hành vi để có cơ sở gắn với trách nhiệm pháp lý của chủ
thể.

- Thực hiện pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu theo pháp luật quy định: Thực
hiện pháp luật là thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp dành cho chủ thể. Thực
hiện pháp luật trên từng lĩnh vực đời sống là khác nhau. Pháp luật cần có yêu cầu cụ
thể cho từng lĩnh vực: về nhận thức, về thời hạn, an ninh xã hội…
1
- Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích cụ thể: Mục đích thực hiện
pháp luật là phạm trù mang tính cơ quan và tùy thuộc từng lĩnh vực, hình thức thực
hiện pháp luật khác nhau. Mục đích thực hiện pháp luật là không giống nhau. Để đảm
bảo thực hiện pháp luật có tác dụng lâu dài thì mục đích phải rõ ràng, cụ thể.

- Thực hiện pháp luật thông qua quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là sản
phẩm của thực hiện pháp luật. Cùng với đó, quan hệ pháp luật tạo môi trường và
điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp luật được hoạt động.

- Thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước: Pháp
luật là sản phẩm do Nhà nước tạo nên. Trong hoạt động xã hội, pháp luật thể hiện ý
chí của nhân dân lao động. Do đó, việc pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm
minh là yêu cầu khách quan đặt ra từ chính thực tế xã hội, từ sự mong muốn của Nhà
nước cũng như nguyện vọng chung của hầu hết nhân dân lao động.

Chính sự đảm bảo của Nhà nước mới làm cho pháp luật có môi trường thực thi
bình đẳng, công bằng về quyền, nhiệm vụ pháp lý.

Việc đảm bảo có thể là đảm bảo chung (đảm bảo pháp lý, tổ chức, xã hội) hoặc
xuất phát từ đặc tính các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh hoặc tùy vào chủ
thể chịu sự tác động của pháp luật mà Nhà nước đưa ra biện pháp phù hợp.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

2.1. Tuân thủ pháp luật

- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự
kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

- Bản chất: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng
“hành vi không hành động”

- Tính bắt buộc thực hiện: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy
định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Ví dụ: Không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi
lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu.

2.2. Thi hành pháp luật

- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động, trong đó chủ
thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà
pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu.

2
- Bản chất: Ở hình thức này, chủ thể thi hành pháp luật chủ động, tích cực thực
hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.

- Tính bắt buộc thực hiện: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy
định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao
động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu.

2.3. Sử dụng pháp luật.

- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức chủ thể pháp
luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho
chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong
muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này.

- Bản chất: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có
thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật
cho phép.

- Tính bắt buộc thực hiện: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện
quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn
của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Ví dụ: Công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở
về nước theo quy định của pháp luật hay một người làm di chúc để lại tài sản của
mình cho những người thừa kế.

2.4. Áp dụng pháp luật

- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Đây là
hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ
thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí... cho
các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể.

- Bản chất: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó
vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các
quy định pháp luật. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp và

3
thể hiện tính quyền lực của nhà nước, được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành
động” và “hành vi không hành động”.

- Tính bắt buộc thực hiện: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy
định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông vượt đèn đỏ
theo đúng quy định; Một doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, cơ quan nhà nước đã
điều tra thu thập chứng cứ để xử lý theo quy định pháp luật với hành vi trốn thuế.
Làm chấm dứt, thay đổi quyền và nghĩa vụ của những người liên quan đến việc trốn
thuế của doanh nghiệp.

3. Áp dụng pháp luật

3.1. Khái niệm

- Áp dụng pháp luật là hình thức nhà nước, thông qua cơ quan, cán bộ nhà
nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các
chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình căn cứ
vào các quy định pháp luật ra các quyết định thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan
hệ pháp luật.

3.2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

- Khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không mặc
nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Đây là trường hợp đã có quy
định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng các cá nhân, tổ chức
không tự mình làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ đó. Trong
trường hợp này, bằng sự can thiệp của chủ thể có thẩm quyền, quyền, nghĩa vụ của
các cá nhân, tổ chức sẽ được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trên thực tế.

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Đây là trường
hợp quan hệ pháp luật đã phát sinh, các bên có những quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật, nhưng có sự tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được.
Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp này nhằm xác định rõ quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm cụ thể giữa các bên.

- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các chế tài pháp luật
quy định đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Để đảm bảo trật tự, an toàn xã
hội; xử lý người vi phạm; răn đe, phòng ngừa đối với người khác, các chủ thể có thẩm

4
quyền phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần
chế tài của quy phạm pháp luật đối với người vi phạm.

- Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để
kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật.Trong một số trường
hợp, pháp luật quy định, chủ thể có thẩm quyền phải tham gia vào quan hệ pháp luật
để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên nhằm xác định tính đúng đắn trong hoạt
động của các chủ thể hoặc phát hiện những sai sót, vi phạm để kịp thời ra quyết định
phù hợp đảm bảo sự đúng đắn trong hoạt động của các chủ thể này.

- Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự vật sự kiện
thực tế. Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp này được tiến hành khi trong
thực tế xảy ra những sự kiện nào đó, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, cần phải
có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để biến nó thành sự kiện pháp lý.

3.3. Đặc điểm

- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà
nước. Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá
nhân có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật là căn cứ để các cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền tiến hành
áp dụng pháp luật. Hoạt động này là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước, thông qua
hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước được thể hiện một cách cụ thể trong các
trường hợp cụ thể.

- Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định. Để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật được thực hiện một cách đúng đắn,
thống nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức
được (bị) áp dụng pháp luật, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của luật pháp, đòi
hỏi hoạt động áp dụng pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp
luật quy định.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng
trường hợp cụ thể. Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy
phạm pháp luật, đưa ra cách xử sự cụ thể đối với chủ thể được (bị) áp dụng pháp
luật, xác định cho họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào...
một cách rất cụ thể.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Các vụ việc cụ thể xảy ra
trong cuộc sống hết sức đa dạng và phức tạp. Do vậy, khi áp dụng pháp luật, các chủ
5
thể có thẩm quyền áp dụng phải nghiên cứu kĩ vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy
định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng
người, đúng sự việc, đúng mức độ, đúng quan điểm, tư tưởng mà quy phạm pháp
luật đã nêu.

3.4. Các yêu cầu có tính nguyên tắc

- Có căn cứ, lý do xác đáng.

- Chính xác, công bằng.

- Đảm bảo tính pháp chế.

- Phù hợp với mục đích đề ra.

- Bảo đảm tính hiệu quả.

4. Cách thức áp dụng pháp luật tương tự

Để áp dụng tương tự pháp luật thì cần có các điều kiện sau:

- Một là, phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

- Hai là, không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh; không có tập quán
tương thích và các bên không có thỏa thuận. Như vậy, trường hợp có tập quán thì tập
quán được ưu tiên áp dụng trước khi áp dụng tương tự pháp luật.

- Ba là, có quy phạm pháp luật khác điều chỉnh quan hệ tương tự với quan hệ
cần điều chỉnh.

Tương tự như áp dụng pháp luật; áp dụng pháp luật tương tự cũng rất đa
dạng; song khái quát lại có thể chia thành hai hình thức (hai loại) cơ bản là áp dụng
tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật. Có thể phân biệt được
hai hình thức này với nhau khi xem xét cụ thể về từng hình thức.

4.1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật

Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực
tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm
pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.Việc áp dụng tương
tự quy phạm pháp luật chỉ có thể được tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất
định. Đó là những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất: chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp
lý của vụ việc; tức là vụ việc đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hay nói
cách khác; đó là quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật bởi vì nó
6
liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của Nhà
nước; tập thể hoặc cá nhân. Nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì đương nhiên
các chủ thể có thẩm quyền không cần thụ lý và giải quyết

- Thứ hai: chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc
chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều
chỉnh vụ việc đó nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự
như vậy. Đồng thời; phải xác định được một cách cụ thể quy phạm tương tự đó nằm
trong điều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó là cơ sở
pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc của mình.

4.2. Áp dụng tương tự pháp luật

Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể
của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc
chung của pháp luật và ý thức pháp luật.

Việc áp dụng tương tự pháp luật đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người áp
dụng, song cũng rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện của người áp dụng; vì vậy; nó chỉ được
tiến hành khi có đủ những điều kiện nhất định.

Thứ nhất: tương tự như của hình thức áp dụng tương tự quy phạm pháp luật,
tức là chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ
việc vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.

Thứ hai: chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc
chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều
chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có
nội dung tương tự như vậy.

5. Các giai đoạn trong ứng dụng pháp luật

Có 4 giai đoạn thực hiện pháp luật:

- Giai đoạn 1: Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế
cần áp dụng pháp luật:

Đây là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Đe có thể
áp dụng pháp luật đúng đắn, đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải
thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về vụ việc thực tế đã xảy ra, đánh giá khách
quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ việc, xác định đúng bản chất, đặc trưng
pháp lí của vụ việc. Trong những trường hợp cần thiết, có thể phải sử dụng các biện
7
pháp chuyên môn đặc biệt, với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại nhằm làm rõ
sự thật khách quan của sự việc đã diễn ra trong thực tế.

- Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra
các quyết định áp dụng pháp luật:

Về nguyên tắc phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội
dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã chọn. Trên thực tế, việc lựa
chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng sau:

+ Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu, việc này sẽ rất thuận lợi khi
áp dụng.

+ Có 2 hay nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó những cách
giải quyết khác nhau. Trong trường hợp xung đột pháp luật có thể lựa chọn quy phạm
pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được bạn hành sau.

+ Không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật
với sự kiện đó: áp dụng pháp luật tương tự.

- Giai đoạn 3: Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết
quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật.

Sau khi lựa chọn được quy phạm pháp luật phù hợp, chủ thể áp dụng pháp
luật phải ra quyết định áp dụng pháp luật, xác định rõ quyền, nghĩa vụ hay ữách
nhiệm pháp lí của chủ thể được (bị) áp dụng pháp luật. Nội dung của quyết định áp
dụng pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ thể được (bị) áp dụng pháp
luật. Ra quyết định áp dụng là hoạt động thể hiện rất rõ trình độ và sáng tạo của chủ
thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật phải đáp ứng
yêu cầu sau:

+ Phải được ban hành hợp pháp (đúng thẩm quyền, có cơ sở pháp luật);

+ Phải có tính khả thi (phù hợp với điều kiện thực tế).

Quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện dưới hình thức văn bản được gọi
là văn bản áp dụng pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật là vần bản do chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và
nghĩa vụ pháp lí của các cả nhân, tố chức cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà
nước đoi với các chủ thể bị áp dụng.

8
Văn bản áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây:

+ Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành.

+ Trình tự thủ tục, hình thức, tên gọi văn bản áp dụng pháp luật và được pháp
luật quy định.

+ Chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể.

+ Được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan.

+ Đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước.

- Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật

Tùy thuộc vào từng trường hợp, để thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
cần có sự chuẩn bị về thời gian, điều kiện vật chất, kĩ thuật, nhân lực... Trong quá
trình thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cần phải có sự kiểm tra, giám sát..đảm
bảo quyết định áp dụng pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chính xác.

B. KẾT LUẬN

Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất
nước vì nó cung cấp khung pháp lý, quy tắc và quyền lợi mà mọi người và tổ chức
phải tuân thủ. Dưới sự bảo vệ của pháp luật, các quyền và tự do của công dân được
đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

Pháp luật giúp tạo ra một môi trường ổn định và dự đoán được cho doanh
nghiệp và các nhà đầu tư, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư trong nền kinh tế. Nó
cũng đảm bảo công bằng và công lý trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích của các
cá nhân và cộng đồng.

Hơn nữa, pháp luật cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp và bảo đảm tuân thủ
quy định của quốc gia. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự công
cộng, an ninh và trật tự xã hội. Bằng cách thi hành pháp luật một cách chặt chẽ và
nghiêm túc, quốc gia có thể đảm bảo một môi trường ổn định, thu hút đầu tư và phát
triển bền vững.

Ý thức pháp luật tốt là yếu tố quan trọng để thực hiện pháp luật một cách
đúng đắn và nghiêm túc. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì
một xã hội tuân thủ pháp luật, công bằng và ổn định.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

9
1, Luật sư Tô Thị Phương Dung (2023), Thực hiện pháp luật là gì? Các hình
thức, phân loại thực hiện pháp luật từ, tại https://luatminhkhue.vn/, truy cập ngày
13/11/2023.

2, TS. Nguyễn Thị Hồng Yến & TS. Mạc Thị Hoài Thương, Nâng cao hiệu quả
tuân thủ pháp luật của người dân, tại http://btcd.vpubnd.bacninh.gov.vn/trangchu,
truy cập ngày 13/11/2023.

3, Nguyễn Hương (2023), Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có
những hình thức nào?, tại https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thuc-hien-phap-luat-
la-gi-883-93903-article.html#demuc939033, truy cập ngày 6/11/2023.

10

You might also like