You are on page 1of 14

2/.

Upatthambhakakamma
(Nghiệp hộ trợ hay trợ/ trì
nghiệp)
‘Trợ nghiệp’ có Pāḷi chú giải như sau:
“Kammantaraṃ vā kammanibbattakhandha santānaṃ vā
upatthambhetīti
Upatthambhakaṃ”.
Nghiệp nào trợ cho những nghiệp khác và sự kế thừa của uẩn sanh lên
từ những nghiệp
khác ấy, nên nghiệp này gọi là ‘trợ nghiệp’.
Tức là 12 nghiệp bất thiện và 8 nghiệp đại thiện.
‘Trợ nghiệp’ này có ba cách trợ:
- Một là trợ cho ‘sanh nghiệp’ mà chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội
trổ quả.
- Hai là trợ cho ‘sanh nghiệp’ mà đang có cơ hội trổ quả, cho có sức
mạnh trong cách trổ
quả ấy viên mãn hơn.
- Ba là trợ cho danh sắc (là quả của sanh nghiệp), cho được tăng
trưởng và tồn tại lâu dài.

1. ‘Nghiệp hộ trợ hay trợ/ trì nghiệp’ trợ cho ‘sanh nghiệp’ chưa có cơ
hội trổ quả, cho có cơ hội trổ quả.
Đó chính là thiện, bất thiện này làm ‘trợ nghiệp’ trợ cho ‘sanh nghiệp’
mà chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội trổ quả.
‘Sanh nghiệp’ chưa có cơ hội trổ quả có hai loại: Một là ‘sanh nghiệp’
trong kiếp quá khứ, và hai là ‘sanh nghiệp’ trong kiếp hiện tại.
Do đó, sự trợ của ‘trợ nghiệp’ đến ‘sanh nghiệp’ mà chưa có cơ hội trổ
quả, cho có cơ hội trổ quả ấy được chia ra thành tám trường hợp:
a. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
(kusalajanakakamma) trong kiếp quá khứ có cơ hội trổ quả.
b. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp hiện tại có
cơ hội trổ quả.
c. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’
(akusalajanakakamma) trong kiếp quá khứ có cơ hội trổ quả.
d. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp hiện
tại có cơ hội trổ quả.
e. Nghiệp thiện thường sanh trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp quá
khứ có cơ hội trổ quả.
f. Nghiệp thiện thường sanh trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp hiện
tại có cơ hội trổ quả.
g. Nghiệp bất thiện thường sanh trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp bất thiện’ trong
kiếp quá khứ có cơ hội trổ quả.
h. Nghiệp bất thiện thường sanh trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp bất thiện’ trong
kiếp hiện tại có cơ hội trổ quả.

a. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
(kusalajanakakamma) trong kiếp quá khứ chưa có cơ hội trổ quả như
là:
Ông A là Phật tử, nhưng trong kiếp hiện tại ông A thường tạo nhiều
nghiệp bất thiện. Do nhân này, khi ông A ngã bệnh đến gần dứt mạng
sống, nhưng ông vẫn còn tỉnh táo và những cảnh tượng xấu xuất hiện
đến ông A trợ cho hành vi của ông khác thường.
Khi đó, có một người đứng bên cạnh thấy như vậy thì hiểu rằng ông A đã
có những điềm xấu phát sanh lên, vì vậy tâm của ông không còn sáng
suốt. Nếu mệnh chung trong lúc này chắc chắn sẽ rơi vào khổ cảnh. ‘Hậu
báo nghiệp’ thiện (kusala aparāpariyavedanīyakamma) của ông A cũng
không thể giúp ông thoát khỏi khổ cảnh được vì tâm của ông không còn
sáng suốt. Do nhân ấy, người cạnh bên tìm cách hóa giải những cảnh
không tốt của ông A cho được sáng suốt lên bằng cách thỉnh Tăng chúng
đến tụng kinh, và thuyết pháp cho nghe, đem tượng Đức Phật đến gần
ông A để ông hướng tâm đảnh lễ tượng Phật và đem kinh Pháp Cú đọc
cho ông nghe. Khi đã hóa giải cảnh xấu xuất hiện trong tâm của ông A
như đã nêu, thì tâm của ông A dần dần tỉnh táo sáng suốt hơn. Cảnh xấu
biến mất và điềm
báo an lành (hay cảnh tốt) xuất hiện thay thế. Do đó, khi ông A chết đi có
được cơ hội sanh lên nhàn cảnh làm người hoặc chư Thiên.
Đây cũng bởi do nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp quá khứ có cơ hội trổ quả. Đúng với nội dung được
trình bày trong Itivuttaka như vầy:
“Imasmiṃ cāyaṃ samaye Imasmiṃ cayaṃ samaye
Kālaṅkiriyātha puggalo Kālaṃ kiriyātha puggalo
Saggamhi upapajjeyya Niraye upapajjeyya
Cittañhisa pasāditaṃ... Cittañhisa padūsitaṃ...”.
- Nếu người chết trong khi tâm sáng suốt thì chắc chắn sẽ được sanh lên
cõi Trời.
- Nếu người chết trong khi tâm phiền muộn thì chắc chắn sẽ bị đọa vào
Địa ngục.

b. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp hiện tại, chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội trổ quả, như:
Ông B là Phật tử có đức tin trong sạch, thường làm phước xả thí, giữ
giới. Nhưng ông chưa từng tu tập tâm bằng pháp hành thiền chỉ tịnh hay
thiền minh sát và cũng chưa từng học Vô tỷ pháp (Abhidhamma). Do đó,
khi ông B bị bệnh đến lúc cận tử thì ông có tâm run sợ, lo lắng về tài sản,
con cháu. Khi như vậy, tâm của ông B có sự sầu muộn, có những điềm
báo không tốt xuất hiện trợ cho hành động của ông B khác thường.
Người bên cạnh ông B có hiểu biết về giáo pháp, khi quan sát thấy như
vậy biết rằng ông B đã thấy những điềm không tốt và nếu ông B tử trong
lúc này thì chắc chắn sẽ rơi vào khổ cảnh, những nghiệp thiện mà ông B
đã từng làm trong kiếp hiện tại cũng không thể giúp ông được. Vì thế,
người bên cạnh ông ấy cố gắng tìm cách giúp ông B có tâm sáng suốt bắt
cảnh tốt hơn và những cảnh xấu biến mất đi (bằng cách sắp đặt những
việc tương tự như trường hợp
của ông A). Do đó, khi ông B chết đi có cơ hội được sanh vào nhàn cảnh
làm người hay chư Thiên.
Đây cũng bởi vì nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp hiện tại, cho có cơ hội trổ quả.

c. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ (Akusalajanakakamma) nào trong kiếp quá khứ chưa có cơ hội
trổ quả, cho có cơ hội trổ quả. Như:
Ông C là người có tâm tạo phước thường xuyên xả thí, giữ giới trong
kiếp hiện tại. Nhưng ông chưa từng tu tập tâm bằng cách thực hành
thiền chỉ tịnh hay thiền quán minh sát và cũng chưa từng học Vô tỷ pháp
(Abhidhamma). Do đó, khi ông C bị bệnh đến lúc cận tử thì ông có tâm
run sợ, lo lắng về tài sản, con cháu. Khi như vậy, tâm của ông C sầu
muộn trợ cho tâm bất thiện phát sanh với ông. Lúc đó cảnh xấu khởi lên
trong tâm trợ cho vẻ mặt và hành vi của ông C khác thường. Nhưng
người bên cạnh ông C không có sự hiểu biết về giáo pháp nên không có
hướng giải quyết nào cả. Do đó, khi ông C qua đời phải bị đọa vào khổ
cảnh. Nghiệp thiện mà ông C đã từng làm trong kiếp hiện tại này không
thể trợ cho quả trổ sanh đưa ông C sanh lên nhàn cảnh.
1 “Imamhi cāyaṃ samaye, kālaṃ kayirātha puggalo;
Sugatiṃ upapajjeyya, cittaṃ hissa pasāditaṃ.” – Itivuttaka – ekanipāta.
2 “Imamhi cāyaṃ samaye, kālaṃ kayirātha puggalo;
Nirayaṃ upapajjeyya, cittaṃ hissa padūsitaṃ”. – Itivuttaka – ekanipāta.
Đây cũng bởi do nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho nghiệp
bất thiện mà ông C đã từng làm trong kiếp trước có cơ hội trổ quả.

d. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp hiện tại chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội trổ quả.
Như:
Khi ông D còn ở tuổi thanh niên thường làm những việc bất thiện như
sát sanh, trộm cắp, uống rượu v.v… Khi già ông nhận thấy những tội lỗi
trong các việc ác xấu đó trợ cho tâm sợ hãi phát sanh rồi từ bỏ đời sống
thế tục, xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật, trở thành vị Bhikkhu.
Thời gian sau, vị Bhikkhu D này trở bệnh trầm trọng và có tâm hối phát
sanh, nhớ lại những hành động xấu đã từng làm khi còn thanh niên, rồi
sanh tâm bất an, sợ hãi, lo lắng sẽ rơi vào khổ cảnh. Khi có tâm như thế
vị này phiền muộn sầu não cho đến khi tắt thở, vị Bhikkhu D liền bị đọa
sanh vào địa ngục.
Đây cũng bởi do nghiệp bất thiện phát sanh lúc cận tử trợ cho nghiệp
bất thiện mà mình đã từng tạo trong kiếp này có cơ hội trổ quả.

e. Nghiệp thiện thường sanh (làm) trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp thiện’ trong kiếp quá khứ chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội
trổ quả.
Như vầy. Ông E là người tà kiến không tin tội phước, thấy rằng sát sanh
không có tội, giết người mới là có tội. Việc làm phước để bát dâng cúng,
lễ Phật, tụng Kinh đều không có phước. Sự tồn tại của tất cả chúng sanh
trên thế gian này đều do thượng đế tạo ra. Sau đó, ông E đến làm công
trong nhà của người có phước, có đức tin với giáo pháp, thường xuyên
tạo phước xả thí, dâng cúng như là đặt bát hằng ngày, đi nghe pháp, thọ
trì Bát quan trai giới mỗi ngày Uposatha v.v… Mỗi ngày ông E có phận sự
là nấu cơm, sắp xếp ‘vật dụng đặt bát’ giúp người chủ của mình. Đến
ngày Bát quan trai giới cũng thường phải đi theo ông chủ đến chùa.
Những việc làm đó làm cho tâm của ông E từ bỏ tà kiến và phát sanh
tịnh tín trong Phật giáo. Khi ông E lâm trọng bệnh đến gần chết, tâm của
ông không có sự buồn phiền nào cả. Bởi vì ông E độc thân không có của
cải tài sản, nên cũng không có gì để nuối tiếc lo lắng. Vì thế tham, sân, si
dạng thô tháo có nhiều sức mạnh không phát sanh. Khi dứt mạng sống,
ông E được sanh lên làm người hoặc chư Thiên bậc cao do nghiệp thiện
mà ông thường nấu cơm để bát, thính pháp v.v… Cho dù việc làm thiện
ấy không đủ sức mạnh trổ quả cho ông E được sanh làm người hoặc chư
Thiên bậc cao đi nữa, nhưng cũng là sức mạnh trợ cho ‘hậu báo nghiệp’
thiện mà ông E đã từng làm trong kiếp quá khứ có cơ hội trổ quả cho
ông E được sanh về cõi an vui làm người ‘nhân loại’ hay chư Thiên bậc
cao.
Đây cũng bởi vì nghiệp thiện thường sanh (làm) trong kiếp hiện tại trợ
cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong quá khứ chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ
hội trổ quả.

f. Nghiệp thiện thường sanh (làm) trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp thiện’ trong kiếp hiện tại chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ hội
trổ quả. Như sau:
Ông F từng thọ cụ túc giới, có trau dồi pháp học, từng thực hành thiền
chỉ tịnh và quán minh sát. Thời gian sau ông F xả bỏ điều học hoàn tục,
trở lại đời sống người bình thường và phải tìm kế sinh nhai để duy trì
mạng sống, nhưng sinh kế (việc nuôi mạng) của ông F liên quan đến bất
thiện là nghề chài lưới. Thế nhưng, ông F thường tạo phước xả thí dâng
cúng đặt bát vào mỗi ngày giới cho Tăng chúng không gián đoạn. Nhưng
những nghiệp thiện khác ông F không có cơ hội làm, khi cân nhắc đến
đời sống nuôi mạng của mình thì ông nhận thấy nghề nghiệp của mình là
bất thiện, nhưng không thể thay đổi việc khác được vì mình không biết
chuyên môn về những ngành nghề khác. Do đó, ông F nghĩ rằng ông cần
phải cố gắng tích tạo nghiệp thiện để làm chổ nương nhờ cho mình. Khi
nghĩ như vậy ông F cố gắng đặt bát vào mỗi ngày giới cho Tăng chúng
không gián đoạn kèm theo sự hân hoan no vui với pháp hỷ trong những
thiện phước của mình. Cho đến khi sắp từ giã cõi đời, tâm của ông F
không phát sanh muộn phiền chi cả. Do đó, khi dứt mạng sống, ông F
được sanh làm người hay chư Thiên bậc cao do mãnh lực của nghiệp
thiện phát sanh do giữ giới hay nghiệp thiện phát sanh do tu tiến mà ông
từng tạo trong kiếp này. Khi nghĩ đến sự nuôi mạng bằng nghề bất thiện
thì biết rằng ‘sanh nghiệp thiện’ sẽ
không có cơ hội cho quả. Ở đây, nghiệp thiện phát sanh do giữ giới, hay
tu tiến của ông F đã trổ quả cho ông F được sanh làm nhân loại hay chư
Thiên bậc cao.
Bởi nương vào mãnh lực của thiện xả thí mà ông F thường làm trong
những ngày giới là pháp thiện trợ cho pháp thiện phát sanh do giữ giới
và tu tiến trong kiếp hiện tại, có cơ hội trổ quả.

g. Nghiệp bất thiện thường sanh (làm) trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp bất thiện’ trong kiếp quá khứ chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ
hội trổ quả. Như:
Ông G, từ nhỏ cho đến khi lớn khôn trưởng thành, là người có thiện tâm
mỗi ngày thường giúp cha mẹ để bát dâng cúng Tăng chúng và cùng đi
theo cha mẹ nghe pháp vào ngày giới, lại thường xuyên làm từ thiện, ấy
là hy vọng rằng nếu ông G chết chắc chắn sẽ không rơi vào địa ngục.
Thời gian sau, khi ông G lập gia đình thì việc làm thiện của ông G cũng
dần dần lui sụt không còn cơ hội để thực hiện như trước đó. Bởi phải lo
đi làm để nuôi sống gia đình, tâm dính mắc trong việc tích góp tài sản, lại
còn ham mê thỏa thích trong những thú vui khác nhau, nhưng việc bất
thiện liên quan đến ác hạnh thì ông G không làm.
Cứ diễn tiến như vậy cho đến khi chết, ông G bị rơi vào địa ngục bởi
nương vào nghiệp bất thiện ông G thường làm sau khi ông đã lập đình,
trợ cho nghiệp bất thiện của ông G từng làm trong quá khứ có cơ hội trổ
quả.

h. Nghiệp bất thiện thường sanh (làm) trong kiếp hiện tại trợ cho ‘sanh
nghiệp bất thiện’ trong kiếp hiện tại chưa có cơ hội trổ quả, cho có cơ
hội trổ quả. Như:
Anh H từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành chưa từng làm việc thiện, chỉ
giao du với bạn bè ăn chơi lêu lỏng đó đây, có lúc chơi bời uống rượu,
trộm cắp v.v… cứ như vậy mãi cho đến khi đủ tuổi xuất gia. Bậc gia
trưởng bắt buộc anh H phải xuất gia để sửa đổi tánh nết, anh H cũng
đồng ý. Trong thời gian xuất gia, Bhikkhu H đã thực hành phận sự Samôn
theo cách tốt đẹp và siêng năng học pháp không gián đoạn. Xuất gia cho
đến thời gian trải qua ba mùa an cư thì đức tin lui sụt, việc thực hành
bổn phận Sa môn cũng lui sụt, không còn siêng năng học pháp như trước
đó, mà chỉ thích đi ra khỏi chùa để gặp người này người kia nói chuyện
vô bổ, thích nghe Radio, xem sách báo thế tục, dành thời gian cho việc
học hỏi kiến thức đời sống để chuẩn bị cho việc hoàn tục của mình. Tâm
của Bhikkhu H có điệu cử, dể duôi không còn an tịnh như trước nữa.
Bhikkhu H cứ mãi ham mê theo chiều hướng thế tục như vậy cho đến
suốt thời gian hai ba năm chưa kịp hoàn tục thì đột tử.
Sau khi Bhikkhu H đột tử thì sanh làm bàng sanh bởi do mãnh lực của
nghiệp bất thiện về sau trợ cho nghiệp bất thiện mà Bhikkhu H đã từng
tạo trước khi xuất gia có cơ hội trổ quả.

2. ‘Nghiệp hộ trợ hay trợ/ trì nghiệp’ trợ cho ‘sanh nghiệp’ đang có cơ
hội trổ quả, cho có sức mạnh trong cách trổ quả ấy viên mãn hơn.
Có mười trường hợp là:
a. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả.
b. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.
c. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả.
d. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.
e. Nghiệp thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả.
f. Nghiệp thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.
g. Nghiệp bất thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả.
h. Nghiệp bất thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.
i. Nghiệp thiện sanh (làm) trong kiếp quá khứ trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.
j. Nghiệp bất thiện sanh (làm) trong kiếp quá khứ trợ cho ‘sanh nghiệp
bất thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả.

a. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong cách trổ
quả ấy viên mãn hơn. Như:
Ông A là người có tánh phóng khoáng, tâm hài hòa, sợ hãi tội lỗi nên
không làm việc ác. Còn việc thiện chỉ làm chút ít và lại không có đặt nặng
do hoàn cảnh không thuận lợi; việc trau dồi tâm theo chiều hướng đạo
pháp cũng không có cơ hội do phải bận rộn trong những việc nuôi mạng.
Nhưng khi ông A sắp qua đời thì tâm thiện sáng suốt sanh lên. Do đó, khi
dứt mạng sống ông A được sanh làm người hay chư Thiên có địa vị.
Đây cũng do nghiệp thiện phát sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh
nghiệp thiện’ mà ông A đã từng làm trong kiếp quá khứ mà đang có cơ
hội trổ quả, có thêm sức mạnh trong cách trổ quả viên mãn hơn.
b. Nghiệp thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong
kiếp hiện tại mà đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong cách trổ
quả ấy viên mãn hơn. Như:
Ông B là người có tâm thiện lành, thường xuyên làm những việc tốt đẹp,
không làm bất cứ một việc ác nào do ghê sợ tội lỗi. Vào lúc cận tử thì
ông B có tâm thiện sáng suốt sinh khởi, nên sau khi dứt sanh mạng được
sanh làm người hay chư Thiên bậc cao.
Đây cũng do nghiệp thiện phát sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh
nghiệp thiện’ mà ông B đã từng làm trước khi tử đã có cơ hội cho quả,
lại cho có sức mạnh trong cách trổ quả viên mãn hơn.

c. Nghiệp bất thiện sanh trong lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh
trong cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Ông C có tánh nết keo kiệt, bỏn xẻn không quan tâm đến việc phước
thiện mà chỉ cất công tìm kiếm tiền bạc, nhưng không làm những việc ác
nào. Khi sắp qua đời tâm của ông trở nên không sáng suốt, nên khi dứt
hơi thở thì ông C bị đọa sanh vào khổ cảnh chịu nhiều đau khổ.
Đây cũng do nghiệp bất thiện phát sanh lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp
bất thiện’ mà ông C từng làm trong kiếp quá khứ có cơ hội cho quả, lại
cho có sức mạnh trong cách trổ quả viên mãn hơn nữa.

d. Nghiệp bất thiện sanh lúc cận tử trợ cho ‘sanh nghiệp bất thiện’
trong kiếp hiện tại mà đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong
cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Ông D có tâm không tốt đẹp theo chiều hướng nhiều bất thiện như
không tin tội, phước, thiện, ác, không tin rằng sau khi tử liền đi tái tục,
không tin thiên đàng hay địa ngục. Vì thế, mỗi khi ông D làm gì thì chỉ
làm theo sự vừa lòng của bản thân mình mà không tin ai khác. Khi đến
lúc cận tử thì tâm phiền muộn phát sanh, nên khi ông D dứt mạng sống
liền bị đọa sanh vào địa ngục phải chịu nhiều cực hình khổ ải suốt thời
gian dài.
Đây cũng do nghiệp bất thiện phát sanh trong thời cận tử trợ cho ‘sanh
nghiệp bất thiện’ mà ông D đang làm trong kiếp hiện tại đã có cơ hội cho
quả rồi, lại cho có sức mạnh trong cách trổ quả viên mãn hơn nữa.

e. Nghiệp thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong cách
trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Những đứa trẻ A - B - C là con của người có tâm lành thường làm việc
thiện, cha mẹ của những đứa trẻ này thường dạy cho nó hiểu biết việc
đặt bát, dâng cúng, tụng kinh, lễ Phật. Nhưng không lâu sau, những đứa
trẻ A - B - C mới được năm tuổi thì tử và được tái tục lên thiên giới.
Đây cũng do nghiệp thiện mà những đứa trẻ A - B - C làm trong thời bình
nhật trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ mà những đứa trẻ A - B - C từng làm
trong kiếp quá khứ có cơ hội cho quả, lại cho có sức mạnh trong cách trổ
quả viên mãn hơn nữa.
f. Nghiệp thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’
trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong cách
trổ quả ấy viên mãn hơn. Như sau:
Ông F là con của người có tâm thiện lành thường làm phước thiện, cha
mẹ của ông đều là người thông hiểu về giáo pháp nên đã chỉ dạy cho
biết về Phật giáo như là hiểu biết về tội, phước. Ông F có niềm tin và
thực hành theo lời hướng dẫn của cha mẹ một cách đúng đắn, siêng
năng thường xuyên tạo phước xả thí, giữ giới, tu tiến, hạn chế làm
những việc bất thiện ít nhất có thể. Do nhân này, sau khi ông F dứt sanh
mạng được tái tục lên thiên giới làm chư Thiên bậc cao.
Đây cũng do nghiệp thiện mà ông F thường xuyên làm đã trợ cho ‘sanh
nghiệp thiện’ của ông F phát sanh trong kiếp hiện tại, cho có sức mạnh
trong cách trổ quả viên mãn hơn nữa. Còn đối với ‘sanh nghiệp thiện’ đã
có cơ hội trổ quả, thì nghiệp thiện sanh lên sau đó cũng trợ cho có sức
mạnh hơn nữa. Và nếu nghiệp thiện sanh sau có cơ hội cho quả, thì
nghiệp thiện sanh trước đó cũng trợ cho có sức mạnh hơn nữa.

g. Nghiệp bất thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp quá khứ đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh
trong cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Ông G là con của người không có đức tin với Phật giáo. Từ nhỏ cho đến
lúc trưởng thành chưa từng được hướng dẫn về tội, phước, không cung
kính những bậc lão niên, thích thú những việc vô bổ, nhưng không đến
nỗi phạm vào ác hạnh. Sau khi tử, ông bị đọa sanh vào địa ngục.
Đây cũng do nghiệp bất thiện phát sanh trong thời bình nhật trợ cho
‘sanh nghiệp bất thiện’ mà ông G từng làm trong kiếp quá khứ đã có cơ
hội trổ quả, lại được có sức mạnh cho quả viên mãn hơn nữa.

h. Nghiệp bất thiện sanh trong thời bình nhật trợ cho ‘sanh nghiệp bất
thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong
cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như sau:
Ông H là người tà kiến, không tin tội, phước, nghĩ rằng làm phước không
có lợi ích chi, làm rồi cũng như không, cúng bái thần Thánh làm chi để
trở về nhà dùng cơm tốt hơn; thọ trì Bát quan trai giới nhịn đói nhịn khát
cũng không được lợi ích gì, tu tiến huấn luyện tâm cũng chẳng được lợi
ích chi mà còn mất thời gian và cực khổ, không cần làm gì hết cũng
được. Vì người chết rồi cũng sanh lại như người cũ, con chó chết rồi
cũng lại sanh làm con chó nữa, và những vấn đề khác nhưng cũng chỉ là
những suy nghĩ sai lầm tà kiến. Vì thế, ông H chỉ tạo toàn là nghiệp bất
thiện. Sau khi tử thì ông H bị đọa sanh vào địa ngục phải chịu thọ quả
khổ cực hình nặng nề lâu dài.
Đây cũng do nghiệp bất thiện phát sanh trong thời bình nhật trợ cho
‘sanh nghiệp bất thiện’ mà ông H thường xuyên tạo trong kiếp này đã có
cơ hội cho quả rồi, lại được có sức mạnh trổ quả viên mãn hơn nữa.

i. Nghiệp thiện sanh (làm) trong kiếp quá khứ trợ cho ‘sanh nghiệp
thiện’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả cho có sức mạnh trong
cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Anh B là người có niềm tin mãnh liệt, nhàm chán đời sống thế tục bởi vì
rất khó có cơ hội làm những thiện pháp mà thường dễ hướng theo bất
thiện. Không có tiền thì khổ vì sẽ không có cái ăn cái mặc, mà có tiền thì
cũng khổ vì phải lo lắng giữ gìn. Nhìn thấy những sự sai lỗi như vậy, anh
B từ bỏ đời sống thế tục và đi xuất gia vào trong Phật giáo. Khi đã xuất
gia rồi thì chuyên tâm trau dồi giáo pháp, giữ gìn giới luật nghiêm túc.
Khi hoàn tất việc học pháp rồi thì tiếp tục chuyên tâm hướng dẫn lại cho
Bhikkhu, Sa-di, cận sự nam, cận sự nữ. Đến lúc tuổi đã cao thì thực hành
thiền minh sát, vừa hướng dẫn chỉ dạy cho người khác. Thực hành đời
sống như vậy cho đến khi dứt tuổi thọ thì được sanh lên thiên giới làm
chư Thiên ở tầng trời cao.
Nghiệp thiện trước kia mà anh B từng tạo trong kiếp quá khứ là ‘hậu báo
nghiệp’ thiện cũng có, nhưng nghiệp thiện mà anh B mới làm trong kiếp
hiện tại có sức mạnh mãnh liệt hơn. Do đó, nghiệp thiện trước kia không
đủ sức mạnh cho quả tái tục được, nên chỉ làm phận sự trợ cho ‘sanh
nghiệp’ trong kiếp hiện tại đang có cơ hội trổ quả, cho có sức mạnh trổ
quả viên mãn hơn nữa.
Chư vị Bồ-tát cũng vậy, khi dứt mạng sống ở kiếp quá khứ, rồi sanh lên
trong kiếp sống hiện tại này, thì những pháp độ đã tích tạo trong kiếp
trước cũng thường trợ cho ‘sanh nghiệp thiện’ trong kiếp hiện tại đang
có cơ hội cho quả, được có sức mạnh mãnh liệt hơn nữa. Như là dẫn đi
tái tục vào dòng tộc cao sang, có địa vị cao quí.

j. Nghiệp bất thiện sanh (làm) trong kiếp quá khứ trợ cho ‘sanh nghiệp
bất thiện’ trong kiếp hiện tại mà đang có cơ hội trổ quả cho có sức
mạnh trong cách trổ quả ấy viên mãn hơn. Như:
Anh T là người có tâm địa độc ác xấu xa, chưa từng làm một thiện pháp
nào cả, mà chỉ làm những điều sai trái bất thiện pháp như là sát sanh,
trộm cắp, lường gạt người khác v.v… Do đó, khi anh T chết, nghiệp bất
thiện mà anh tích tạo trong kiếp hiện tại có cơ hội trổ quả trợ cho anh T
bị đọa sanh vào địa ngục. Còn nghiệp bất thiện trước kia mà anh T từng
làm trong kiếp quá khứ cũng trợ cho nghiệp bất thiện đang trổ quả có
được sức mạnh chắc chắn hơn nữa.
Tương tương tự như người từng vi phạm pháp luật nhiều lần, nhưng cho
đến lần sau cùng bị bắt thì tòa án xét tội phải gộp lấy những dữ kiện
trước đó nhập chung lại phán xét, rồi mới đưa ra quyết định mức tội
trạng của người này cho nặng thêm lên.
Ở đây trình bày cho thấy rằng, những việc làm sai trái trước đó cho dù có
qua mắt được người khác và không bị bắt đi nữa. Nhưng khi nào bị bắt
thật thì chính những việc làm sai trái ở những lần trước trợ giúp đẩy
mạnh cho sự sai trái lần sau bị tội nặng hơn.

3. ‘Nghiệp hộ trợ hay trợ/ trì nghiệp’ trợ cho danh sắc (là quả của sanh
nghiệp), cho được tăng trưởng và tồn tại lâu dài.
Có bảy trường hợp là:
a. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp trước đó, trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp thiện’.
b. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp hiện tại này trợ cho danh sắc sanh
từ ‘sanh nghiệp thiện’.
c. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp trước đó, trợ cho danh sắc
sanh từ ‘sanh nghiệp’ bất thiện.
d. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp hiện tại này trợ cho danh sắc
sanh từ ‘sanh nghiệp’ bất thiện.
e. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp trước đó, trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp’ bất thiện.
f. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp hiện tại trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp’ bất thiện.
g. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp hiện tại trợ cho danh sắc sanh
từ ‘sanh nghiệp thiện’.
Từ điều a. đến điều d. trình bày theo cách của Atthakathā và Mūlaṭīkā.
Từ điều e. đến điều g. trình bày theo cách của Paramatthadīpanīṭīkā
(nguyên tác Ledi Sayadaw) và Saṅgahabhāsāṭīkā (nguyên tác
Janakābhivaṁsa).
a. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp trước đó, trợ cho danh sắc sanh
lên từ ‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như là:
Như kim thân, màu da, tiếng nói v.v… cả bên trong lẫn bên ngoài cùng
với sự thấy, nghe v.v… của bậc Đạo sư thường hẳn có sự tinh tế hoàn
hảo siêu tuyệt hơn tất cả nhân loại. Và những cảnh đến với Ngài được
hầu hết là cảnh tốt.
Đây cũng do những pháp độ mà Đức Phật từng tích tạo trong nhiều kiếp
quá khứ trợ cho danh sắc sanh từ ‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và
trụ vững.

b. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp hiện tại này trợ cho danh sắc sanh
từ ‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như:
Như người có tâm thiện lành thường hay trợ giúp người nghèo khổ, trợ
giúp ủng hộ những việc cho Phật giáo phát triển bền vững dài lâu, là
người giữ mình trú trong giới luật. Do mãnh lực của sự cố quyết hành
động thiện này thường làm cho thân tâm người đó an lạc, màu da tươi
sáng, có danh tiếng, nhận được cảnh tốt như thấy cảnh đẹp, nghe tiếng
hay v.v… không bệnh hoạn nghiêm trọng, có sức mạnh vững chắc và tuổi
thọ dài lâu. Khi lâm bệnh thì gặp được thầy giỏi, thuốc hay trị hết bệnh
mau chóng, có người săn sóc giúp đỡ, tu tiến cho thuận lợi, thoải mái
mọi thứ.
Các việc này do nghiệp thiện đã làm trong kiếp hiện tại này, trợ cho danh
sắc sanh từ ‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và trụ vững dài lâu.

c. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp trước, trợ cho danh sắc sanh
từ ‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như là:
Đời sống của chúng sanh địa ngục và ngạ quỷ đầy dẫy những đau khổ,
chịu đựng cực hình và tràn đầy đau khổ khốc liệt, nhưng nhóm chúng
sanh đó vẫn duy trì mạng sống dài lâu hơn đời sống bình thường. Có
những con chó đói khát đi kiếm ăn mình mẩy toàn ghẻ lở, đi gần đến ai
họ cũng xua đuổi, đánh đập phải chịu nhiều sự đau khổ. Dù như vậy,
nhưng mạng sống của con chó đó vẫn duy trì nhiều tháng nhiều năm. Có
một số người cũng như thế, đau ốm, hành hạ thân thể triền miên nhưng
không dễ dàng gì mà chết được, phải chịu đựng sự đau khổ hành hạ cả
một thời gian dài. Những việc diễn tiến như vậy cũng bởi do mãnh lực
của ‘trợ nghiệp’ bất thiện trong kiếp trước, trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và trụ vững lâu dài.

d. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp hiện tại này trợ cho danh sắc
sanh từ ‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như:
Như có người bệnh mãn tính như bệnh da liễu, bệnh thần kinh v.v… có
tình trạng đau đớn thường xuyên. Các chứng bệnh này sanh lên từ mãnh
lực của ‘sanh nghiệp’ bất thiện, nhưng người này không cẩn thận trong
việc giữ gìn thân thể, thường xuyên uống rượu, vì thế bệnh càng trầm
trọng làm cho bản thân chịu nhiều đau khổ.
Hơn nữa là các loài bàng sanh như cọp, mèo, thằn lằn v.v… các loài vật
này sanh lên từ ‘sanh nghiệp bất thiện’ và chúng cũng hay ép uổng, giết
hại chúng sanh khác làm thức ăn để nuôi dưỡng thân thể của mình được
phát triển và duy trì mạng sống cả đời.
Đây cũng do nghiệp bất thiện sanh lên trong kiếp hiện tại trợ cho danh
sắc sanh từ ‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và tồn tại lâu dài.

e. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp trước đó, trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như:
Có một số chú chó được chủ thương yêu chăm sóc, nuôi dưỡng bằng
những đồ ăn cao cấp, sống an lạc thoải mái. Sự sung sướng, an lạc này
cũng do mãnh lực của nghiệp thiện mà chú chó đã từng làm trong kiếp
quá khứ, trợ cho sắc pháp (thân thể chú chó) và danh pháp (‘tâm hữu
phần’) sanh từ ‘sanh nghiệp’ bất thiện, được tiến hóa và trụ vững.

f. Nghiệp thiện từng làm trong kiếp hiện tại trợ cho danh sắc sanh từ
‘sanh nghiệp bất thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như là:
Có một số chú chó khôn ngoan dễ dạy biểu lộ sự kính trọng đối với chủ
và người khác, như có thể ngồi và chắp tay xá lạy v.v… làm cho chủ của
chú chó và người khác nhìn thấy khởi lên sự trìu mến thân thiện, nên
được nuôi dưỡng chăm sóc thật chu đáo, cho ăn những đồ ăn ngon.
Hay những chú chim sáo, chim nhồng mà chủ dạy nói, đọc kinh và chào
hỏi được, làm cho người nghe phát sanh lòng thương yêu trìu mến, nên
được cho ăn đầy đủ bằng những loại tốt.
Được thọ hưởng những sự an lạc như vậy cũng do mãnh lực của nghiệp
thiện mà chú chó và chú chim đã làm trong kiếp hiện tại này. Tức là thể
hiện sự cung kính v.v… trợ cho danh sắc sanh lên từ ‘sanh nghiệp bất
thiện’ của chúng, được tiến hóa và trụ vững.
Các loài ngạ quỷ được nhận phước hồi hướng từ thân quyến, bè bạn và
tự mình cũng đã tùy hỷ phước của việc hồi hướng đó nên được thọ
hưởng sự an lạc hơn, hay thoát khỏi những cực hình đau khổ, do mãnh
lực của nghiệp thiện mà chính mình tạo, trợ cho danh sắc sanh lên từ
‘sanh nghiệp bất thiện’ của nhóm ngạ quỷ đó, được tiến hóa và trụ vững.

g. Nghiệp bất thiện từng làm trong kiếp hiện tại trợ cho danh sắc sanh
lên từ ‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và trụ vững. Như là:
Những người làm nghề chài lưới, bán vũ khí, bán rượu rồi phát đạt giàu
có, sung sướng an lạc trong việc chi tiêu cái ăn cái mặc, thỏa mãn những
thú vui trong đời sống bởi nhờ vào các nghề nghiệp đó. Hay đất nước
phát triển thịnh vượng hùng cường có quyền lực do nương vào việc sản
xuất vũ khí đều là bất thiện cả. Những việc chài lưới, bán vũ khí, bán
rượu, hay chế tạo vũ khí v.v… đều là bất thiện cả thảy.
Nhưng những pháp bất thiện này là pháp trợ cho danh sắc sanh lên từ
‘sanh nghiệp thiện’ được tiến hóa và tồn tại. Trường hợp g. của ‘trợ
nghiệp’ này diễn tiến bất định (không chắc chắn), chỉ diễn ra được trong
thời kỳ suy vong mà không thể có được trong thời kỳ hưng thịnh.

You might also like