You are on page 1of 12

5nguyen.

xuanhuongmai

Khái niệm
Văn hóa nghệ thuật là toàn bộ những kết quả và những thành tựu của quá trình hoạt
động sáng tạo của con người hướng tới cái chân – thiện – mỹ. Văn hóa nghệ thuật
còn được hiểu như là các thiết chế nhằm bảo lưu, phổ biến, tiêu thụ các thành quả,
sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, thư viện….

Chức năng của văn hóa nghệ thuật


Chức năng nhận thức: cung cấp những tri thức về những quy luật, vận động, phát
triển của các hiện tượng, sự kiện các quá trình…của văn hóa đang hàng ngày xảy
ra xung quanh chúng ta thông qua hình tượng nghệ thuật để từ đó tạo cơ sở khách
quan cho việc nhận biết đúng bản chất của nó. Chức năng giáo dục: giúp chúng ta
định hướng được những giá trị chân thực trong cuộc sống- đâu là thiện, đâu là ác,
cái gì là tốt cái gì là xấu …từ đó chúng ta có những cách ứng xử cho phù hợp với
những chuẩn mực xã hội.

Chức năng thẩm mỹ: định hướng cho công chúng những giá trị nghệ thuật cao cả
như cái chân, cái thiện, cái mỹ. .. và từ đó tạo ra cho họ những giá trị cảm xúc thẩm
mỹ.

Chức năng giải trí: đem lại cho công chúng sự thưởng thức nghệ thuật, giải toả
những căng thẳng trong đời sống hằng ngày hòng đem lại sự sảng khoái trong tâm
hồn.

Chức năng giao tiếp: Giúp con người có thể thực hiện nhu cầu giao tiếp, quan hệ
bạn bè, quan hệ anh em trong gia đình…
8phiyen1525
“Abhiññāyāhaṁ, bhikkhave, dhammaṁ desemi, no anabhiññāya.
22huyenhuyen191203

Như vậy chúng ta có tám ý nghĩa của từ Như Lai – và sẽ là mười nghĩa
nếu chúng ta xét đến những biến nghĩa của nghĩa thứ tư và thứ tám.
Bây giờ, nếu có ai hỏi quý vị Tathāgata nghĩa là gì, quý vị sẽ nói, “Tôi
không biết — vì có quá nhiều nghĩa!” Tuy nhiên quý vị có thể chọn một
trong nhiều nghĩa ấy để giải thích. Nói chung Tathāgata là một từ rất
phong phú và chứa đựng nhiều thành tố của giáo pháp đức Phật.
https://theravada.vn/tai-sao-goi-nhu-lai-la-sayadaw-u-silananda/
https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin054.htm
HDDDUY2911@GMAIL.COM
Chanda (dục) ???
Chanda (dục) từ ngữ căn chad: ao ước, muốn, đặc tánh của Chanda là muốn làm (kattukamyatà),
giống như đưa tay để nắm đối tượng.
Có 3 loại chanda:
1.Kàmacchanda nghĩa là tham dục, hoàn toàn bất thiện;
2. Kattukamyatà chanda chỉ là sự ao ước muốn làm, không thiện không ác;
3. Dhammachanda, pháp dục, tức là ham muốn chơn chánh. Chính Dhammachanda này đã khiến
Thái tử Tất Đạt Ta xuất gia.
MAHASI SAYADAW
GIẢNG GIẢI KINH THỪA TỰ PHÁP

Đế-thích (Sakka) sau đó hỏi Phật về nguyên nhân của thích và ghét?
Đức Phật nói rằng nguyên nhân của thích và ghét là dục.
Dục (chanda) Đức Phật đề cập ở đây không phải là dục thiện mà là dục kết hợp với lạc và ái hay
nói khác hơn đó là Ái Dục (taṇhā chanda).
Dục — chanda có 5 loại:
(1) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc tìm kiếm các dục trần. Loại dục này là lực
đẩy nằm đằng sau mọi hoạt động của người đàn ông trong mỗi kiếp sống.
(2) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc giành được các dục trần. Khi một ước muốn
thành tựu, ước muốn khác liền sanh và vì vậy, theo cách này ước muốn giành được các dục trần
không bao giờ đi đến chấm dứt. Thảo nào ngay cả những người giàu có bạc tỷ vẫn khao khát có
được của cải và tiền bạc nhiều hơn nữa thay vì biết đủ với những gì mình có.
(3) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc thọ hưởng những dục trần và những của cải
vật chất. Những người thích phim ảnh, ca nhạc,… không bao giờ biết chán trong việc hưởng thụ
chúng.
(4) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc tích chứa vàng, bạc, … hay tích trữ tiền bạc
bằng bất cứ hình nào để sử dụng khi cần thiết trong tương lai.
(5) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn của một số người muốn chia xẻ hay phân phát tiền bạc
cho những người theo mình hay cho những người làm công cho mình.
Năm loại dục này làm phát sanh thích và ghét. Các đối tượng và chúng sanh giúp hoàn thành ước
muốn hay dục thì khiến cho thích sanh khởi trong khi các đối tượng và chúng sanh cản trở ước
muốn ấy khiến ghét phát sanh.
Kế đó Đế thích (Sakka) hỏi Đức Phật về nguồn gốc của thích?
MAHASI SAYADAW
GIẢNG GIẢI KINH THỪA TỰ PHÁP

75] Ba pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā).

Ở đây chỉ cho ba ái (Taṇhā):

1. Dục ái (Kāmataṇhā), sự khát vọng, mong muốn hưởng ngũ dục lạc; sự tham ái
duyên theo cảnh sắc, thinh, hương, vị và xúc.

2. Hữu ái (Bhavataṇhā), sự khát vọng, mong muốn cõi tái sanh; sự ái luyến thiền
lạc; và sự tham ái có liên hệ với hữu kiến hoặc thường kiến (Sassa-tadiṭṭhi).
3. Phi hữu ái (Vibhavataṇhā), sự khát vọng, ái tham có liên hệ đến tà kiến đoạn
diệt, tức là ái vô hữu kiến hoặc đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi) .

D.III. Dasuttarasutta; A.III.445;Vbh.365

doanhuan2010@gmail.com

CÓ THỂ BIẾN CẢI QUẢ CỦA NGHIỆP KHÔNG?


Một câu hỏi kế tiếp là: Chúng ta có thể biến đổi hay cải thiện các tác động hay hậu quả của
Nghiệp không?
Ngay chính Đức Phật cũng không can thiệp vào sự tác động của Nghiệp.
Chẳng hạn như khi hoàng tử Vidūdabha quyết ý giết hại thân quyến của Đức Phật. Đức Phật
không thể can thiệp được bởi vì đây là quả của Nghiệp mà thân quyến của Đức Phật đã tạo ra
trước đây nên họ phải bị hoàng tử Vidūdabha tiêu diệt. Như vậy, Đức Phật không thể ngăn chặn
quả khổ mà thân bằng quyến thuộc Ngài phải trả. Lý do là vì luật Nghiệp Báo là một luật tự
nhiên. Luật Nghiệp Báo không do ai tạo ra. Luật Nghiệp Báo không do Thượng Đế, ông trời hay
thánh thần nào tạo ra cả. Đây là một luật tự nhiên. Bởi vì Nghiệp là luật tự nhiên, do đó không ai
có thể can thiệp vào tác động của Nghiệp. Mặc dầu không thể can thiệp vào tác động của Nghiệp,
nhưng chúng ta có thể biến đổi được phần nào tác động của Nghiệp.
Đó là chúng ta có thể tạo ra những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ quả. Nghĩa là
chúng ta có thể, hay làm cho Nghiệp bất thiện chậm trổ quả hơn. Bởi vì, như tôi đã nói trước đây,
Nghiệp chỉ trỗ quả khi có điều kiện thuận lợi. Khi không có điều kiện thuận lợi thì Nghiệp sẽ ở
đó chờ. Nếu chúng ta tạo những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ quả thì chúng ta
có thể không nhận chịu hậu quả của Nghiệp bất thiện. Mặc dầu, không thể can thiệp vào luật
Nghiệp báo, không thể thay đổi luật Nghiệp Báo, nhưng chúng ta có thể tạo ra những điều kiện
bất thuận lợi hay tạo ra các nghịch duyên cho Nghiệp trổ quả. Ít nhất chúng ta có thể đình hoãn
được sự trổ quả của Nghiệp trong một thời gian.
Ngay Đức Phật cũng phải nhận chịu những quả xấu do những Nghiệp bất thiện mà Ngài đã tạo ra
trước đây. Đức Phật thường bị đau đầu, đau lưng, và đôi khi bị cảm. Khi Devadatta xô một tảng
đá lớn từ trên cao xuống để hại Đức Phật. Mặc dầu tảng đá lớn không rơi trúng Ngài, nhưng một
mãnh đá nhỏ vỡ ra từ tảng đá lớn làm Ngài bị bầm máu nơi chân, Ngài phải chịu đau đớn, và vết
bầm phải được mỗ để máu ứ đọng chảy ra. Ngay Đức Phật cũng không tránh khỏi hậu quả của
những Nghiệp ác đã tạo trong quá khứ. Có rất nhiều câu chuyện cho ta thấy không ai có thể thoát
khỏi hậu quả của các Nghiệp ác.
Chúng ta không thể can thiệp vào những tác động của Nghiệp. Chúng ta không thể thay đổi dòng
Nghiệp, nhưng chúng ta có thể làm cho hiệu quả của Nghiệp xấu triển hạn một thời gian - trong
một số trường hợp hay trong một giới hạn nào đó. Không ai có thể xóa tan tất cả Nghiệp lực hay
xóa tan toàn thể một Nghiệp lực nào mà mình đã tạo. Có nghĩa là không ai có thể tiêu trừ tất cả
Nghiệp hay tất cả những quả của Nghiệp đã tạo, như vậy mọi người phải nhận chịu những hậu
quả của Nghiệp mà mình đã tạo trong quá khứ.
Tuy nhiên, vào lúc Giác Ngộ Đạo Quả A La Hán tất cả các Nghiệp đều bị tiêu diệt. Tâm Đạo vào
lúc Giác Ngộ tầng thánh thứ tư được gọi là "tâm đã hoàn thành trách nhiệm tiêu diệt Nghiệp".
Như vậy, vào lúc đạt đạo quả A La Hán tất cả các Nghiệp đều diệt. Điều này không có nghĩa là
tất cả các Nghiệp trong quá khứ đều bị diệt và vị A La Hán không còn nhận chịu các quả của
Nghiệp quá khứ. Nhưng điều xảy ra là vào lúc Giác Ngộ A La Hán tất cả các phiền não đều bị
diệt ngay vào lúc ấy. Khi tâm không còn phiền não thì những gì vị đó làm thì chỉ đơn thuần là
làm thôi mà không tạo nên Nghiệp nào nữa bởi vì vị A La Hán không còn dính mắc vào đời sống
nào cả hay không còn dính mắc vào sự hiện hữu nào cả. Vị A La Hán không còn vô minh. Bởi
thế, những gì vị A La Hán làm thì chỉ là tác động thôi mà không tạo ra Nghiệp.
Nói cách khác, Vị A La Hán hay Đức Phật không còn tích lũy những Nghiệp mới nữa. Các Ngài
không tạo nên Nghiệp mới nào dầu các Ngài có làm điều thiện đi nữa. Đức Phật đã dạy cho nhiều
chúng sinh, Đức Phật đã giúp cho nhiều người thoát khỏi đau khổ. Những vị A La Hán cũng làm
nhiều điều thiện lành cho các nhà sư khác và cho mọi người, nhưng các Ngài không gặt hái quả
tốt khi các Ngài làm việc tốt.
Những tác động của các Ngài hay Nghiệp của các Ngài được gọi là "Kiriya" (Duy tác) nghĩa là
chỉ có tác động, chỉ có hành động xảy ra. Tất cả các Nghiệp đều hoàn toàn bị tiêu diệt ở tầng
thánh thứ tư có nghĩa là sau khi vị này đạt tầng thánh thứ tư thì không còn tạo tác các Nghiệp nào
nữa, và bởi vì không có Nghiệp nên sẽ không có quả của Nghiệp trong tương lai. Như vậy những
Nghiệp các Ngài đã tạo trong quá khứ hay những Nghiệp cũ thì như thế nào? Các Ngài vẫn còn
nhận chịu quả của những Nghiệp cũ, như Đức Phật vẫn còn đau khổ vì bị nhức đầu v.v...
Những vị A La Hán khác vẫn còn bị đau khổ bởi bệnh tật và còn nhận chịu những quả của
Nghiệp quá khứ. Các bạn còn nhớ chuyện Ngài Moggallāna đã bị năm trăm tên cướp giết chết
v.v... Như vậy mặc dầu Phật và các vị A La Hán không tạo những Nghiệp mới, nhưng các Ngài
vẫn còn những Nghiệp cũ nên các Ngài vẫn còn hưởng thụ hay nhận chịu hậu quả của những
Nghiệp các Ngài đã làm trong quá khứ. Nhưng sau khi các Ngài nhập diệt, các Ngài không còn
tái sinh nữa, nên những Nghiệp các Ngài đã tích tụ trong quá khứ không thể trả quả sau khi các
Ngài chết.
Các bạn đã biết câu chuyện của Ngài Anguli-māla. Angulimāla đã giết cả ngàn người. Đức Phật
đến gặp ông ta và dạy đạo cho ông, sau đó ông trở thành một nhà sư và đắc quả A La Hán. Là
một vị A La Hán, nhưng trước khi chết Ngài Angulimāla còn phải chịu đau khổ vì hậu quả của
những Nghiệp bất thiện Ngài đã làm. Trước khi trở thành một nhà sư, Ngài đã tạo nhiều Nghiệp
bất thiện. Nếu không trở thành một vị A La Hán, những Nghiệp bất thiện này sẽ trả cho Ngài rất
nhiều kiếp. Nhưng sau khi đã đắc quả A La Hán, Ngài Angulimāla không còn tái sinh nữa nên
những Nghiệp ác mà Ngài đã làm không thể cho quả. Như vậy, đối với Ngài Angulimāla, Nghiệp
bất thiện đã trở thành vô hiệu. Giống như trường hợp một người sau khi phạm tội đại hình thì bị
chết, và vì người này đã chết rồi nên quan tòa không thể xử phạt y nữa.
Cũng vậy, khi một vị A La Hán tịch diệt, các Ngài không còn tái sinh nữa. Bởi vì không còn tái
sinh nên những Nghiệp cũ không thể trả quả cho các Ngài sau khi các Ngài chết. Nghiệp của các
Ngài đã trở thành vô hiệu. Khi ta nói những vị A La Hán đã hoàn thành việc tiêu diệt Nghiệp,
điều này có nghĩa là các Ngài không còn tạo các Nghiệp mới nữa, nhưng các Ngài vẫn còn nhận
chịu quả của các Nghiệp mà các Ngài đã tạo trong quá khứ. Nhiều Nghiệp trở thành vô hiệu có
nghĩa là những Nghiệp này không còn trả quả cho Chư Phật và Chư A La Hán khi các Ngài đã
mất; bởi vì Phật và A La Hán không còn tái sinh nữa. Chúng ta không muốn nhận chịu quả của
những Nghiệp dữ, nếu vậy thì chúng ta đừng làm những Nghiệp dữ nữa. Nếu chúng ta đã làm
Nghiệp dữ rồi thì sao? Đối với những Nghiệp dữ đã làm bây giờ chúng ta phải làm thế nào đây?
Đức Phật dạy: "Dầu chúng ta có ăn năn hối hận về những Nghiệp xấu đã làm trong quá khứ thì
Nghiệp xấu cũ đó cũng không thể nào sữa chữa lại". Những việc chúng ta đã làm rồi thì chúng ta
không thể trở lại quá khứ để làm lại. Cái gì đã làm thì đã làm rồi, bởi thế ăn năn hối hận càng làm
cho tình thế tệ hại hơn, và càng tích lũy nhiều hành vi bất thiện hơn. Càng ăn năn hối hận bao
nhiêu, càng tiếc nuối bao nhiêu thì càng tăng thêm các Nghiệp ác đã tạo bấy nhiêu. Như vậy, ý
Đức Phật muốn nói: "Quên nó đi". Đừng nhớ đến những Nghiệp quá khứ, vì càng nhớ thì càng
tạo thêm Nghiệp bất thiện. Quên đi những Nghiệp bất thiện được gọi là "từ bỏ những Nghiệp bất
thiện này, và trong tương lai nguyện tránh xa các hành vi bất thiện đó".
Như vậy, đối với những Nghiệp quá khứ đã tạo, trước tiên chúng ta đừng nghĩ đến chúng nữa,
đừng hối hận vì đã làm những Nghiệp xấu đó nữa đồng thời cố gắng tránh xa hay tự chế không
làm các hành vi hay Nghiệp xấu đó trong tương lai. Điều này được gọi là "loại trừ các Nghiệp
xấu" hay "vượt qua các Nghiệp xấu". Như vậy, nếu chúng ta đã làm Nghiệp xấu trong quá khứ thì
chúng ta đừng nhớ đến chúng nhiều lần, đừng ăn năn hối hận về chúng nhiều lần nữa, hãy để
chúng sang một bên, cho chúng về quá khứ và từ nay tự chế, ngăn ngừa không làm những hành vi
bất thiện tương tự trong tương lai. Bằng cách này, chúng ta đã để lại đàng sau tất cả những
Nghiệp bất thiện.
SILANANDA SAYADAW
PHẬT PHÁP CĂN BẢN

minhbachlkk@gmail.com

Ác Ma Thiên là thiên vương có quyền lực bậc nhất ở cõi Tha hóa tự tại
thiên (Paranimmitavasavatti), là tầng trời thứ sáu tột cùng của cõi trời Dục giới,
Chúa cõi này có tên là Paranimmita,

Người Cai Quản Cả Sáu Cõi Trời:

Vị có Đại quyền lực, thù thắng hơn tất cả Chư Thiên trong sáu cõi trời dục là Thiên
tử Vasavattīmāra, ở cõi Tha-hóa-tự-tại. Thiên tử Māra này là vị tà Chư Thiên,
không có tâm tịnh tín với Phật-giáo, thường gây trở Ngại cho đấng Chánh-giác.

6) Cõi Trời Tha hóa Tự Tại Thiên (Paranimmita-vasavati)


Paranimmita-vasavati có nghĩa là những thiên thần kiểm soát được
hoặc vui hưởng được những hỷ lạc từ việc sáng tạo hay biến hóa của
những thiên thần khác. Đây là cõi trời cao nhất trong 6 cõi trời Dục
Giới. Một cách trùng hợp, là Ma Vương (Mara) nổi tiếng là luôn
luôn đối đầu, phá rối Đức Phật và những vị A-la-hán thì lại sống ở
cõi này!. Tuy nhiên, giáo chủ cõi này là một vị thiên vương anh minh
– Vasavati Deva. Ma Vương (Mara) và những quân lính của ông,
thì ở nơi một góc riêng biệt của cõi này, giống như một lãnh tụ quân
phiến loạn vậy
(Thiên ma - Mara deva ở đây không phải là kẻ cai trị hợp pháp
của cõi Tha hóa tự tại. Vị thiên vương trị vì hợp pháp của cõi Tha hóa
tự tại là một vị thiên khác. Cũng như một thủ lãnh của phe nổi loạn
trong cõi nhân loại, nổi dậy để chống lại quốc gia, quấy phá và cướp
đoạt, Thiên ma thực ra chỉ là vị thiên có quyền lực ở cõi Tha hóa tự
tại, lãnh đạo đám tùy tùng nổi loạn gồm những chư thiên ác, tạo ra
mối phiền nhiễu to lớn cho nhân loại, chư thiên và Phạm thiên khi
thực hành các việc phước)

huyenhuyen191203@gmail.com

[466] Mười điều phản tỉnh của bậc xuất gia (Pabbajitābhiṇhapacavekkhana):

1. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có tướng mạo khác kẻ thế"
(Vevaṇṇiy' amhi ajjhūpagato' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều này, tiếng vevaṇṇiya vừa có nghĩa là hình dạng khác, như cạo bỏ râu tóc, mặc
y ca sa..., vừa có nghĩa là "Vô giai cấp", tức là vị sa môn không thuộc giai cấp nào
trong xã hội.

Theo chú giải, vị tỳ-kheo phản tỉnh điều này để dứt trừ kiêu mạn.

2. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Sự nuôi mạng của ta tùy thuộc vào
người khác" (Parap-paṭibaddhā me jīvikā' ti pabbajitena abhiṇhaṃ
paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc nhở mình không nên dể duôi, phải sống chánh
mạng và sống xứng đáng với sự cấp dưỡng của người.

3. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Hành vi của ta phải làm khác kẻ thế"
(Añño me ākappo karaṇīyo' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc mình phải thu thúc oai nghi, nghiêm tịnh sở
hành.

4. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Phải chăng ta không tự trách giới hạnh
của mình được chứ?" (Kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī' ti pabbajitena
abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).
Điều phản tỉnh này nhằm tự kiểm điểm lỗi lầm và sanh tâm hổ thẹn tội lỗi.

5. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí
thức khi xét đến ta, sẽ không chê trách ta về giới hạnh chứ?" (Kacci nu kho maṃ
anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ
paccavekkhitab-baṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để giúp cho vị tỳ-kheo cẩn trọng về giới hạnh, có tâm
ghê sợ lỗi lầm.

6. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta cũng phải biệt ly với tất cả những
người thân kẻ mến" (Sabbehi me piyehi manāpehi nānabhāvo vinā-bhāvo' ti
pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để diệt giảm tâm dính mắc ái luyến với người vật vừa
lòng, và cũng để dạy tâm quán niệm sự vô thường.

7. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có nghiệp là sở hữu, ta thừa tự
nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là chỗ nương, ta tạo
nghiệp tốt hay xấu gì thì sẽ hưởng quả của nghiệp ấy" (Kammassako' mhi
kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo yaṃ kammaṃ
karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmī' ti pabbajitena
abhiṇhaṃ paccavek-khitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để ngăn ngừa sự hành ác nghiệp do thân, khẩu, ý.

8. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ngày và đêm trôi qua, ta đã làm gì?"
(Kathaṃ bhūtassa me rattindivā vītivattantī' ti pabbajitena abhiṇ-haṃ
paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở phải tinh tấn nỗ lực bổ túc pháp tu còn thiếu
sót.

9. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có ưa thích ở nơi thanh vắng chăng?"
(Kacci nu kho' haṃ suññāgāre abhiramāmī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ
paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để khích lệ nhắc nhở mình sống hạnh viễn ly.

10. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: "Ta có chứng được pháp thượng nhân,
tri kiến thù thắng của bậc thánh hay chưa? để lúc lâm chung các bạn đồng phạm
hạnh hỏi đến, ta sẽ không hổ thẹn". (Atthi nu kho me uttarimanussadhammo
alamariyañāṇadassanaviseso adhigato so' haṃ pacchime kāle sabrahmacārīhi
puṭṭho na maṅku bhavissāmī' ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).
Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở mình phải chết có giá trị, không là người
chết vô vị.

A.V.87; Netti.185

You might also like