You are on page 1of 16

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG

2.1. Lý thuyết cơ bản của ánh sáng trong sợi quang

Hệ thống thông tin quang là một hệ thống sử dụng ánh sáng (tín hiệu quang học) làm
sóng mang thông tin (thông tin số hoặc tương tự). Năng lượng quang học của sóng ánh
sáng chạy theo các tia hẹp, được gọi là tia sáng hoặc chùm tia. Các tia sáng được sử dụng
để mô tả một số hiện tượng quang học về mặt hình học. Trên thực tế, lý thuyết tia còn
được gọi là hình học quang học. Chính những tia này mang năng lượng quang học.

2.2.1. Tốc độ lan truyền ánh sáng

Một số chứng minh cho rằng:

- Tất cả các tần số ánh sáng không được truyền với cùng một vận tốc.
- Sóng điện từ truyền trong vật liệu chậm hơn trong không gian tự do vì vật liệu có
chiết suất cao hơn so với không gian tự do.
+ Tốc độ của sóng điện từ bị giảm khi nó truyền từ môi trường có chiết suất thấp hơn
sang môi trường có chiết suất cao hơn, tia sáng khúc xạ (tức là, uốn cong hoặc thay đổi
hướng) về phía pháp tuyến. Pháp tuyến là một đường thẳng vuông góc với bề mặt phân
cách của hai vật liệu khác nhau tại điểm tới của tia sáng.
+ Tương tự như vậy, sóng điện từ truyền từ vật liệu có chiết suất cao hơn sang vật liệu có
chiết suất thấp hơn, nó bị khúc xạ ra xa pháp tuyến.
Hình 2.1 cho thấy hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi nó đi từ một vật liệu có chiết suất
thấp hơn vào vật liệu có chiết suất cao hơn. Tia sáng thay đổi hướng truyền của nó tại mặt
phân cách của hai vật liệu có chiết suất khác nhau mà không bị uốn cong.
Đối với tần số sóng ánh sáng, sóng điện từ truyền qua bầu khí quyển của trái đất (không
khí) như xấp xỉ vận tốc truyền qua chân không (nghĩa là vận tốc ánh sáng)
Bảng 2.1 Chiết suất của một số vật liệ

2.1.2. Chiết suất


Chiết suất là tỷ lệ giữa vận tốc truyền của tia sáng trong không gian tự do so với vận tốc
truyền trong một vật liệu cụ thể, được biểu diễn bằng công thức (2.1):
c
n=
v

trong đó
c = 3. 108m/s là vận tốc truyền của tia sáng trong chân không
v là vận tốc truyền của tia sáng trong vật liệu (m/s).
Bảng 2.1 thể hiện giá trị chiết suất của một số vật liệu thường được sử dụng trong quang
học.
2.1.3 Định luật Snell
Định luật Snell còn được gọi là định luật khúc xạ ánh sáng, là một định luật trong quang
học mô tả hiện tượng khúc xạ của ánh sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
có chiết suất khác nhau. Giả sử một tia sáng (hoặc một chùm tia hẹp) đi từ một môi
trường trong suốt chiết suất n1 vào môi trường trong suốt khác có chiết suất n2. Hiện
tượng khúc xạ theo định luật Snell được thể hiện trong ( Hình 2.2 )

Góc tới là góc hợp bởi tia sáng (tia tới) chạm vào mặt phân cách giữa hai môi trường
khác nhau so đường pháp tuyến trong môi trường thứ nhất.
Góc khúc xạ là góc giữa tia sáng khúc xạ và pháp tuyến trong môi trường thứ hai.
Pháp tuyến là một đường thẳng được vẽ vuông góc với bề mặt phân cách của hai môi
trường khác nhau tại điểm mà tia tới chạm vào nó.
Về mặt toán học, theo định luật Snell được biểu diễn như công thức (2.2)

Trong đó, n1 và n2 tương ứng là chiết suất của môi trường 1 và 2, 𝜃2, 𝜃1 là góc tới và góc
khúc xạ.
2.1.4. Góc tới hạn
Góc tới hạn là góc tới nhỏ nhất khi một tia sáng chiếu đến bề mặt phân cách giữa hai môi
trường khác nhau thì nó bị khúc xạ với góc khúc xạ chính xác bằng 90 ° .
Hình 2.3 biểu diễn hiện tượng khúc xạ tại góc tới hạn. Điều kiện để có góc khúc xạ tới
hạn là tia sáng phải truyền từ môi trường có chiết suất cao hơn sang môi trường có chiết
suất thấp hơn (ví dụ như từ một lõi thủy tinh có 𝑛1 = 1,5 vào một lớp phủ thủy tinh có 𝑛2=
1,36).
Khi góc tới lớn quá góc tới hạn (θ1 ¿ θ2), thì tia sáng không bị khúc xạ ở môi trường có
chiết suất thấp hơn mà sẽ phản xạ trở lại cùng môi trường với tia tới. Trong trường hợp
này, góc phản xạ sẽ chính xác bằng góc tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần ánh sáng này
được thể hiện như trên Hình 2.4.

2.2 Sự lan truyền ánh sáng trong sợi quang


Sợi quang có cấu trúc giống như một ống dẫn song hoạt động ở dải tần số quang, nó là
một hình trụ dài mà bên trong là lõi được làm bằng vật liệu thủy tinh có chiết suất cao
hơn và được bọc bởi lớp vỏ cũng thường được làm bằng vật liệu thủy tinh hoặc nhựa có
chiết suất thấp hơn phần lõi. Điều này để đảm bảo cho các tia sáng (tín hiệu quang) có thể
lan truyền dọc theo trục của nó dựa trên hiện tượng phản xạ toàn phần bên trong lớp lõi
của nó.
2.2.1 Phản xạ toàn phần bên trong
Phản xạ toàn phần bên trong là hiện tượng xảy ra khi một tia (hoặc chùm) ánh sáng
truyền từ môi trường có chiết suất cao hơn (chẳng hạn như lõi sợi quang) đến một môi
trường khác có chiết suất thấp hơn (chẳng hạn như lớp vỏ sợi quang) và tạo với bề mặt
phân cách giữa hai môi trường của lớp lõi và vỏ với một góc tới lớn hơn góc tới tới hạn
(tại đó góc khúc xạ là 90°), thì ánh sáng sẽ là phản xạ toàn phần trở lại môi trường ban
đầu (tức là lõi sợi quang). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần bên
trong.

2.2.2 Góc tiếp nhận


Góc tiếp nhận là góc tới ngoài lớn nhất để tia sáng bên ngoài chiếu vào mặt phân cách
giữa hai môi trường không khí thủy tinh (lõi sợi quang) và khúc xạ vào lõi sợi và lan
truyền bên trong nó.

2.2.3 Khẩu độ số
Khẩu độ số (NA) được biểu thị dưới dạng sin của góc tói ngoài lớn nhất mà một tia sáng
(đi vào sợi quang) có thể truyền dọc theo sợi quang theo nguyên tắc phản xạ toàn phần
bên trong. Tham số này có mối liên hệ chặt chẽ với góc tiếp nhận. Trong thực tế, giá trị
của khẩu độ số có thể được sử dụng để đo độ lớn của góc tiếp nhận.
Ta có thể xác định khẩu độ số NA như trên công thức (2.6).

Khẩu độ số cũng có thể liên quan đến sự khác biệt tương đối hoặc sự thay đổi tỷ lệ trong
chiết suất của lõi sợi quang và vỏ sợi quang (Δ), được xác định như trên công thức (2.7).

Trong đó, n1 và n2 lần lượt là chiết suất của lõi và vỏ sợi


quang.
Đối với: 𝛥 ≪ 1, sự khác biệt chiết suất tương đối có thể gần đúng như công thức (2.8).

Mối quan hệ giữa khẩu độ số và sự khác biệt về chiết suất tương đối có thể xác định như
trên công thức (2.9).

Thông thường, giá trị của NA nhỏ hơn 1 (thường từ 0.1 đến 0.5). Bảng 2.2 đưa ra các
phạm vi khẩu độ số điển hình cho các kích thước thường gặp của bán kính của sợi quang
đa mode.

ejh
jkjkkkkj 2.3. Phân loại sợi quang

Hiện nay có nhiều cách phân loại sợi quang như căn cứ vào sự phân bố chiết suất trong
lõi sợi quang, số lượng mode truyền dẫn trong sợi quang và các đặc điểm truyền dẫn của
quang .
 Dựa trên sự phân bố chiết suất của sợi quang, người ta có thể phân loại sợi quang thành
hai loại là sợi quang có chiết suất nhảy bậc và sợi quang có chiết suất liên tục.
 Dựa trên số mode truyền dẫn, sợi quang được phân làm hai loại là sợi quang đơnmode
và sợi quang đa mode.
 Dựa trên sự cải thiện đặc tính truyền dẫn của sợi quang, chúng có thể được phân loại
thành sợi quang duy trì phân cực, sợi quang dịch chuyển tán sắc và sợi quang tán sắc
phẳng.
Cơ chế truyền ánh sáng trong sợi quang chủ yếu phụ thuộc vào hai khía cạnh là cách
phân bố chiết suất trong lõi và vỏ sợi quang và phương thức lan truyền đơn mode hay đa
mode.
2.3.1. Sợi quang chiết suất nhảy bậc
Sợi quang có chiết suất nhảy bậc là loại sợi quang có chiết suất của lõi sợi quang là đồng
nhất (tức là không đổi chỉ số chiết suất trong suốt lõi) được bao quanh bởi một vỏ cũng
có chỉ số chiết suất đồng nhất nhưng có giá trị thấp hơn so với ở lõi. Do đó, có một sự
thay đổi đột ngột trong chiết suất tại bề mặt của lõi và vỏ của sợi quang. Sự phân bố chiết
suất trong sợi quang có chiết suất nhảy bậc được thể hiện như trên Hình 2.8

Về mặt toán học, phân bố chiết suất trong sợi quang có chiết suất nhảy bậc có thể biểu
diễn như trên công thức (2.10).

trong đó, n(r) là sự phân bố chiết suất theo bán kính của sợi và a là biểu thị bán kính của
lõi sợi quang.
2.3.2. Sợi quang chiết suất liên tục
Sợi quang có chiết suất liên tục là loại sợi quang có sự phân bố chiết suất trong lõi sợi
quang không đồng nhất với chiết suất cực đại ở tâm của lõi và phân số giảm dần từ tâm
sợi quang ra bề mặt tiếp xúc giữa lõi và vỏ của sợi quang. Sự phân bố chiết suất của sợi
quang chiết suất nhảy bậc được thể hiện như trên hình 2.9.
Về mặt toán học, sự phân bố chiết suất trong sợi quang liên tục có thể được biểu thị như
công thức (2.11)
Hình 2.10 mô tả sự lan truyền của các tia sáng qua một sợi quang đa mode có chiết suất
liên tục. Ánh sáng lan truyền thông qua sợi quang đa mode có chiết suất liên tục dựa trên
hiện tượng khúc xạ thay cho hiện tượng phản xạ toàn phần bên trong. Khi một tia sáng
lan truyền theo đường chéo từ biên của vỏ sợi quang về trung tâm của lõi sợi quang, nó sẽ
lan truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn đến môi trường có chiết suất cao hơn. Kết
quả là, các tia sáng bị khúc xạ liên tục (tức là sự uốn cong liên tục của các tia sáng). Khi
ánh sáng đi vào sợi quang ở một số góc khác nhau như trên Hình 2.10, thì các tia sáng lan
truyền phía xa tâm sợi sẽ truyền với tốc độ nhanh hơn các tia sáng truyền gần với trục sợi
quang do vận tốc truyền ánh sáng tỷ lệ nghịch với chiết suất môi trường. Do đó, các tia
sáng này sẽ mất cùng khoảng thời gian để đi qua chiều dài nhất định của cáp quang .

2.4. Modes lan truyền


Khái niệm mode trong quang học là con đường mà ánh sáng truyền trong sợi quang. Con
đường này có thể được mô tả bằng sự lan truyền của sóng điện từ. Chúng còn được gọi là
mode lan truyền hay đơn giản là mode trong sợi quang .
Các mode được phân biệt bởi góc truyền của chúng như góc tới hoặc góc phản xạ. Góc
lan truyền càng nhỏ thì giá trị mode càng thấp theo thứ tự đánh số của mode lan truyền.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng :
 Mode cơ bản, còn được gọi là mode bậc 0, là mode lan truyền của ánh sáng dọc theo
trục của sợi quang.
 Mode bậc cao nhất là mode truyền dẫn ánh sáng truyền theo góc tới hạn (𝜃c của góc
tới.
Trong cáp quang, ánh sáng có thể được truyền dọc theo sợi quang theo nguyên tắc phản
xạ toàn phần bên trong. Trong thực tế, một sợi quang có thể được coi là một ống dẫn
sóng. Do đó, ánh sáng chỉ có thể truyền theo một số mode cụ thể [4].
 Nếu đường kính của một sợi quang chỉ hẹp vừa đủ, thì nó có thể chỉ hỗ trợ một
phương thức lan truyền ánh sáng;
 Nếu đường kính của sợi quang tương đối lớn, ánh sáng đi vào ở các góc khác nhau
sẽ tồn tại một số các mode truyền dẫn khác nhau.
Công nghệ sợi quang hiện tại có thể hỗ trợ chế tạo hai loại sợi quang hoạt động ở chế độ
đơn mode và đa mode. Sợi quang đa mode có thể tồn tại trong hai loại sợi quang khác
nhau đó là sợi quang có chiết suất nhảy bậc và sợi quang có chiết suất liên tục như thể
hiện như trên hình Hình 2.11.

2.4.1. Lan truyền đơn mode


Lan truyền đơn mode là loại lan truyền của tia sáng trên sợi quang chỉ trên duy nhất một
con đường. Hình 2.12 mô tả sự lan truyền đơn mode của tia sáng qua một sợi quang.

Để sợi quang có thể truyền dẫn đơn mode, bán kính sợi quang tối đa của sợi quang thiết
kế phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng và khẩu độ số của cáp quang như thể hiện trên
công thức (2.12)

trong đó, dmax là đường kính tối đa của lõi sợi quang, 𝜆 là bước sóng truyền của ánh sáng
và NA là khẩu độ số của sợi quang.
2.4.2. Lan truyền đa mode
Lan truyền đa mode là loại lan truyền của tia sáng trên sợi quang qua nhiều hơn một con
đường. Hình 2.18 thể hiện lan truyền đa mode trên sợi quang. Ở đây “đa mode” được
hiểu là “nhiều tia sáng” từ nguồn quang được lan truyền trong lõi sợi quang theo các con
đường khác nhau. Sự lan truyền của các tia sáng trong cáp quang phụ thuộc vào cấu trúc
lõi sợi quang.

2.4.3. Sợi quang chiết suất nhảy bậc đa mode


Sợi chỉ chiết suất nhảy bậc đa mode có đường kính lõi lớn hơn sợi quang chiết suất nhảy
bậc đơn mode (thường có đường kính từ 50 μm trở lên). Điều này cho phép truyền nhiều
mode trên cùng một sợi quang .
Hình 2.21 mô tả phân số chiết suất trong lõi và vỏ của sợi quang và các mode lan truyền
trong nó.

Sợi quang chiết suất nhảy bậc đa mode có khẩu độ số từ nguồn quang đến sợi quang lớn
hơn và do đó, việc ghép quang từ nguồn quang đến cáp quang sẽ hiệu quả hơn so với sợi
quang chiết suất nhảy bậc đơn mode như thể hiện trên Hình 2.14
Các tia sáng đi vào bề mặt tiếp xúc giữa lõi và vỏ của sợi quang với một góc lớn hơn góc
tới hạn thì sẽ được lan truyền trong sợi quang theo nguyên tắc phản xạ toàn phần trong.
Ngược lại, các tia sáng đi vào với góc nhỏ hơn góc tới hạn sẽ bị khúc xạ ra ngoài lớp vỏ
của sợi quang. Hình 2.15 mô tả hiện tượng phản xạ toàn phần bên trong xảy ra trong sợi
quang chiết suất nhảy bậc đa mode.

2.4.4. Thông số V
Một tham số quan trọng quyết định điều kiện ngưỡng đối với các mode lan truyền trong
sợi quang đa mode. Tham số này còn được gọi là tần số chuẩn hóa V (cò n đượ c gọ i là
tham số V hay số V), nó phụ thuộc vào bán kính lõi, bước sóng hoạt động và chiết suất
của lõi và vỏ của sợi quang. Về mặt toán học, nó có thể được thể hiện như công thức
(2.13)

trong đó, a là bán kính lõi (m), d là đường kính lõi (m) (=2a), 𝜆 là bước sóng của tia sáng
tới (m), n1 và n2 là chiết suất của lõi và vỏ sợi quang.

2.4.5 Tham số V và hằng số lan truyền


Một mode lan truyền thường được mô tả bằng hằng số lan truyền của nó. Hằng số lan
truyền trong chân không, hoặc vectơ lan truyền, được xác định như công thức (2.15).
trong đó, 𝜆 là bước sóng của ánh sáng trong không khí hoặc chân không
Vectơ lan truyền của ánh sáng trong sợi quang (𝛽1) có chiết suất lõi (n1) có thể biểu điễn
như trên công thức (2.16)

Nếu vectơ lan truyền (𝛽1) tạo với trục lõi sợi quang một góc (𝜃) thì giá trị vectơ lan
truyền hiệu dụng có thể tính như sau:

Giá trị lớn nhất 𝛽 có thể đạt được là 𝛽1 khi 𝜃 = 0, tức là tia sóng truyền song song với trục
của lõi sợi quang.
Giá trị giới hạn của 𝜃, tức là góc tiếp nhận (𝜃a) có liên quan đến góc tới hạn (𝜃c) ở bề mặt
tiếp xúc giữa lõi và vỏ sợi quang. Mỗi quan hệ của các tham số này được thể hiện như
trên công thức (2.18)

Như vậy giá trị nhỏ nhất của 𝛽 sẽ được xác định bởi góc chấp nhận, 𝜃a, hoặc là:

Hằng số lan truyền chuẩn hóa (b) có thể được xác định như trên công thức (2.20)
2.4.6. Số mode
Số lượng mode lan truyền trên sợi quang phụ thuộc vào các tham số như bán kính của lõi
sợi quang, bước sóng hoạt động của tia sáng, chiết suất của lõi và vỏ sợi quang, đặc tính
quang học của cáp quang và đặc điểm hình học của cáp quang
Số lượng mode (MS ) đối với sợi quang có chiết suất nhảy bậc được xác định như trên
công thức (2.21)

Số lượng mode (Mg ) đối với sợi quang có chiết suất liên tục
xác định như công
thức (2.22)

trong đó, a là tham số cấu hình của sợi quang có chiết suất liên tục.
Để sợi quang có chiết suất liên tục hoạt động đơn mode, giá trị cắt của tần số chuẩn hóa
(Vc) được xác định bởi công thức (2.23) .
2.5. Tán sắc trong sợi quang
Tán sắc, còn được biết đến là hiện tượng giãn xung, có nghĩa là xung quang truyền đi trên
sợi quang theo thời gian sẽ bị giãn ra ở đầu thu. Tán sắc xảy ra do sự khác biệt thời gian
lan truyền của các tia sáng truyền qua sợi quang theo các đường truyền khác nhau. Nếu
như hiện tượng giãn xung đủ lớn thì nó sẽ gây nhiễu lên xung kế cận .
2.5.1. Khái niệm chung về tán sắc
 Tán sắc trong sợi quang chiết suất nhảy bậc đơn mode:
Hình 2.17 mô tả các tia sáng truyền dọc theo sợi quang chiết suất nhảy bậc đơn mode
(trong trường hợp kích thước lõi sợi quang đủ nhỏ). Từ hình 2.17, ta có thể quan sát được
rằng chỉ tồn tại một con đường duy nhất mà các tia sáng có thể truyền dọc theo chiều dài
sợi và mỗi tia sáng truyền đi cùng một khoảng cách trong một khoảng thời gian nhất định
nên hầu như không có hiện tượng tán sắc theo các mode truyền dẫn. Tuy nhiên, xung ánh
sáng, mặc dù lan truyền như một mode cơ bản, vẫn tồn tại một số thành phần phổ quang
phổ và vận tốc nhóm của mode cơ bản thay đổi theo tần số, dẫn đến việc mở rộng xung
quang truyền. Hiện tượng này được gọi là tán sắc vận tốc nhóm (GVD)

 Tán sắc trong sợi quang chiết suất nhảy bậc đa mode:
Hình 2.26 mô tả ba tia sáng khác nhau lan truyền xuống một sợi quang chiết suất nhảy
bậc đa mode. Từ hình vẽ cho ta thấy, mode lan truyền bậc thấp nhất (tức là tia sáng 1)
truyền theo đường song song với trung tâm trục của sợi quang, mode lan truyền bậc trung
bình (tức là tia sáng 2) phản xạ nhiều lần tại mặt phân cách dọc theo chiều dài của sợi
quang, và mode lan truyền bậc cao nhất (tức là tia sáng 3) thực hiện nhiều lần phản xạ
trên mặt phân cách dọc theo toàn bộ chiều dài của sợi quang. Rõ ràng là tia sáng 3 truyền
đi một quãng đường xa hơn đáng kể so với tia sáng 1 trên cùng một chiều dài của cáp
quang. Do đó, nếu ba tia sáng đi vào sợi quang cùng một thời điểm, thì mỗi tia sáng sẽ đi
đến đầu xa vào một thời điểm khác nhau. Điều này có nghĩa là xung năng lượng ánh sáng
lan truyền sẽ bị giãn ra theo thời gian. Hiện tượng này được gọi là tán sắc giữa các mode
lan truyền, hoặc chỉ đơn giản là tán sắc mode, dẫn đến xung bị giãn ra và biên độ cũng bị
suy giảm ở đầu ra của sợi quang .
 Tán sắc trong sợi quang chỉ số phân cấp đa mode:
Để mô tả hiện tưởng tán sắc trong sợi quang có chiết suất liên tục đa mode, chúng ta có
thể xem xét ba tia sáng khác nhau lan truyền trên sợi quang này như biểu diễn trên hình
2.19. Từ hình vẽ cho thấy, ba tia sáng được hiển thị đi theo ba mode khác nhau, tuy nhiên
chúng đều mất khoảng thời gian gần như giống nhau để truyền qua chiều dài của sợi
quang. Điều này là do chỉ số khúc xạ giảm theo khoảng cách từ tâm của lõi đến lớp vỏ
của sợi quang và vận tốc của tia truyền tỷ lệ nghịch với chiết suất. Tia 2 và tia 3 đi xa tâm
của lõi cáp vì vậy chúng có thể truyền nhanh hơn tia 1, vì vậy, cả ba tia truyền có thể đến
đầu ra của tuyến cáp ở cùng một thời điểm

2.5.2 Tích số băng thông và chiều dài


Đối với lan truyền đa mode, tán sắc thường được biểu thị dưới dạng tích số độ dài - băng
thông (B × L). Tích số của độ dài và băng thông cho biết tín hiệu tần số nào có thể được
truyền qua một khoảng cách nhất đinh của cáp quang. Về mặt toán học, (B × L) được
biểu thị bằng tích số của khoảng cách và băng thông (đôi khi được gọi là băng thông).
Khi chiều dài của cáp quang tăng lên, băng thông truyền dẫn (tốc độ dữ liệu) giảm theo
cùng một tỷ trọng
Ảnh hưởng của tán sắc mode tăng theo chiều dài của cáp quang vì sự khác nhau về vận
tốc của hai tín hiệu quang truyền theo chiều dài sợi quang tạo ra chênh lệch về thời gian
để đến đầu kia của sợi. Trên thực tế, sự chênh lệch về thời gian tỷ lệ thuận với chiều dài
của sợi quang. Băng thông của tín hiệu đường truyền càng thì ảnh hưởng của tán sắc
mode sẽ càng lớn .
2.5.3. Lan truyền xung và tốc độ dữ liệu tối đa
Hằng số lan truyền xung được định nghĩa là sự chênh lệch thời gian tuyệt đối giữa tốc độ
nhanh nhất và chậm nhất của tia sáng truyền qua cáp quang trong một chiều dài đơn vị.
Nó còn được gọi là hằng số giãn xung. Đơn vị của hằng số lan truyền xung là (ns/km)
Thời gian lan truyền xung tổng cộng (ΔT) được định nghĩa là tích số giữa hằng số lan
truyền xung và tổng chiều dài sợi (L), biểu diễn như trên công thức (2.24)

Tốc độ truyền dữ liệu tối đa (𝑓௕) tỷ lệ nghịch với thời gian lan truyền xung tổng
cộng (ΔT) và phụ thuộc vào kiểu dữ liệu điều chế NRZ hay RZ, được xác định như công
thức (2.25)

You might also like