You are on page 1of 269

Khái quát về TOYOTA

Khái quát
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn khái quát về TOYOTA.
• Khái quát về TOYOTA

-1-
Sơ Lược Về TOYOTA
Lịch sử TOYOTA
1.Sự sáng lập của TOYOTA
Người sáng lập ra công ty ôtô Toyota là ông
Kiichiro Toyoda. Bố của ông Kiichiro, Sakichi
Toyoda, là người phát minh ra máy dệt tự động,
nhưng ngay từ thời đó ông đã tin tưởng rằng “Đây
là kỷ nguyên của ôtô”, ông đã muốn bắt đầu sản
xuất ôtô. Tuy nhiên, đời ông đã không thể nhìn thấy
sự phát triển của công nghiệp ôtô, ông Kiichiro đã
thành công với giấc mơ của người cha và bắt đầy
sản xuất ôtô cho thị trường nội địa Nhật Bản.

(1/2)

2.Lịch sử
1937
Công ty Toyota Motor Co., Ltd. được thành lập
1938
Nhà máy Koromo bắt đầu hoạt động (Hiện này là
nhà máy Honsha)
1950
Công ty Toyota Motor Sales Co., Ltd. được thành
lập
1957
Xe du lịch đầu tiên (CROWN) được xuất khẩu vào
thị trường Mỹ.
1962
Tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 1 triệu xe..
1972
Tổng sản lượng nội địa của Toyota đạt 10 triệu xe.
1979
Xuất khẩu được 10 triêu xe Toyota
1982
Công ty Toyota Motor Co., Ltd. và Toyota Motor
Sales Co., Ltd. sát nhập thành "Toyota Motor
Corporation"
1986
Tổng sản lượng nội địa của Toyot đạt 50 triệu xe.
1999
Tổng sản lượng nội địa của Toyot đạt 100 triệu xe

(2/2)

-2-
Hiện trạng của công ty TOYOTA (2000)

1.Tên công ty
TOYOTA MOTOR CORPORATION
2.Ngày thành lập
28/8/1937
3.Trụ sở chính
Thành phố Toyota, quận Aichi, Japan
4.Tổng vốn
397.0 triệu yên
5.Số lượng nhân viên
65,290
6.Sản phẩm
Ôtô (Xe dulịch, xe tải, và xe buýt), Xe công nghiệp,
Phụ tùng ôtô, Bất động sản

Các nhà máy và văn phòng tại Nhật

Nhà máy Nhà máy Nhà máy Kamigo


Honsha Motomachi
Nhà máy Nhà máy Nhà máy Tsutsumi
Takaoka Miyoshi Plant Plant
Nhà máy Myochi Nhà máy Nhà máy Kinuura
Plant Shimoyama Plant
Plant
Nhà máy Tahara Nhà máy Nhà máy Hirose
Plant Teiho Plant Plant

Các nhà máy ở nước ngoài

-3-
Nhà phân phối, xưởng sửa chữa và kỹ
thuật viên

/ /

Khu vực
Số lượng nhà phân phối, nhập khẩu / Số
lượng xưởng sửa chữa / Số lượng kỹ thuật
viên

Cơ sở bán hàng và sửa chữa ở nước


ngoài (1999)
Nhà phân phối xe Toyota hoạt động tại 160
nước trên toàn thế giới, với một số lượng
lớn các đại lý bán hành và sửa chữa xe
Toyota

(1/1)

Vị trí của TOYOTA


Vị trí của TOYOTA trên thế giới (2000)

Toyoya là một trong những nhà chế tạo ôtô lớn


nhất thế giới

(1/1)

Tập đoàn Toyota bao gồm những Nhà chế tạo thân
xe, Nhà chế tạo phụ tùng và các công ty khác.
• Toyota Auto Body Co., Ltd.
• Kanto Auto Works, Ltd.
• Toyoda Industries Corporation
• DENSO CORPORATION
• Toyoda Machine Works, Ltd.
• Aisin Seiki Co,. Ltd.
• Toyoda Gosei Co., Ltd.
• Toyoda Boshoku Corporation
• Aichi Steel Corporation
• Toyota Central Research & Development
Laboratories ,Inc.
• Toyota Tsusho Corporation
• Towa Real Estate Co., Ltd.

(1/1)

-4-
Triết Lý Của Công Ty TOYOTA
Triết Lý Của Công Ty TOYOTA
Công ty Toyota toàn tâm toàn ý để cung cấp xe ôtô
cho khách hàng. Việc bán xe chỉ có thể được coi là
hòan tất khi khách hàng đã sử dụng xe và hoàn
tòan hài lòng về nó.

Triết lý của Toyota đặt ra những thứ tự ưu tiên như


sau:
1. Khách hàng
2. Đại lý/Nhà phân phối
3. Nhà sản xuất

(1/1)

Dịch vụ chất lượng Toyota


Những hoạt động Dịch vụ chất lượng Toyota đã được thiết
lập để gắn kết chặt chẽ Đại lý và TMC nhằm nâng cao sự
hài lòng của khách hàng bao gồm:
• Cung cấp sản phẩm có chất lượng số 1:
Điều này có nghĩa là cung cấp những chiếc xe thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và phù hợp với môi trường sử
dụng
• Dịch vụ sau bán hàng số 1:
Điều này có nghĩa là cung cấp dịch vụ tốt nhất trong khu
vực. Nó cũng có nghĩa là cung cấp tốt hơn các đối thủ để
sao cho chiếc xe của khách hàng luôn ở trong tình trạng
tốt nhất. Vì vậy, khách hàng luôn tự tin khi vận hành xe
• Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Khách hàng có 4 điều trông đợi ở dịch vụ sau bán hàng
như sau:
1. Đối xử chân thành
2. Sửa chữa chính xác và tin cậy
3. Giá cả hợp lý
4. Sửa chữa hiệu quả và nhanh chóng
Nhiều khách hàng cũng trông đợi"những điều đặc biệt",
như sự giúp đỡ có ích, cung cấp những dịch vụ phụ như
tra dầu vào bản lề cửa bị kêu, hay đưa ra những lời
khuyển chuyên nghiệp về lái xe ở vùng núi.

(1/2)

Không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng


sẽ không chỉ giúp đem lại thịnh vượng cho công ty
của bạn mà nó còn nâng cao sự hài lòng về công
việc của chính bản thân bạn.

Điều đó cũng có nghĩa là sự hài lòng của khách


hàng sẽ phản ánh vào sự đánh giá của công ty bạn.
Nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn.

Ví dụ, môi trường làm việc có thể được cải thiện,


bạn sẽ được đối xử tốt hơn (thu nhập, thăng tiến
v.v.) từ phía công ty, và bạn có thể có được công
việc ổn định

(2/2)

-1-
Kỹ Thuật Viên TOYOTA Là Gì?
Kỹ thuật viên TOYOTA
Bạn là một kỹ thuật viên chuyên nghiệp làm việc
trong trạm sửa chữa của Toyota. Bạn thực hiện
công việc với tư cách là một chuyên gia. So với kỹ
thuật viên của công ty khác, bạn, một chuyên gia
của Toyota, khác ở ít nhất 2 khía cạnh sau:
1. Bạn đưa triết lý “Khách hàng là trên hết” vào
thực tiễn công việc
• Bạn luôn cố gắng nỗ lực để nâng cao mức độ
hài lòng của khách hàng về xe Toyota của họ
thông qua việc cung cấp Dịch vụ sau bán
hàng số 1.
• Bạn luôn suy nghĩ rằng mình có thể làm gì để
nâng cao sự hài lòng của khách hàng, và sau
đó bạn áp dụng những ý tưởng đó vào thực
tế công việc.
• Bạn cung cấp dịch vụ nhanh chóng và có độ
tin cậy cao.
• Bạn đối xử với xe ôtô của khách hàng cẩn
trọng.
• Bạn đưa ra những lời khuyên chuyên nghiệp
cho bất kỳ vấn đề nào phát hiện thấy trong
quá trình sửa chữa
(1/2)

2. Bạn sống theo những tiêu chuẩn chuyên nghiệp


về niềm tự hào và trách nhiệm
Cho dù là công việc gì, bạn sẽ thực hiện chúng với sự
nhanh chóng và tin cậy cao nhất, và với chi phí thấp
nhất.
• Bạn hiểu rõ những nguyên tắc của kỹ thuật viên.
Bạn cung cấp dịch vụ sau bán hàng để luôn giữ cho
xe của khách hàng trong tình trạng tốt nhất so cho
họ sẽ có thể tự tin khi sử dụng xe.
• Bạn luôn tự hào trong công việc.
Sửa chữa ôtô là một nghề quan trọng có ảnh hưởng
trực tiếp đến mạng sống của con người. Do đó, bạn
thưởng xuyên nhận thức rằng bạn có trách nhiệm
giúp cho xe Toyota giữ được uy tín về chất lượng
cao trên toàn thế giới
• Bạn luôn nỗ lực làm việc tốt nhất.
Bạn là người tận tâm và chu đáo, và luôn có trách
nhiệm với những gì mình làm, cho dù đó là công việc

• Bạn luôn gắng sức để cải tiến công việc.
Bạn luôn có nỗ lực cải tiến, tìm cách để tiến hành
công việc hiệu quả hơn, chính xác hơn, tiện lợi hơn
và với chi phí thấp hơn. Sau đó, bạn đưa những cải
tiến đó vào công việc của mình
• Bạn luôn cố gắng để nâng cao tay nghề của
mình.
Xe Toyota được liên tục cải tiến chất lượng, với
những kiểu xe mới và cơ cấu mới được áp dụng.
Bạn thường xuyên nâng cao tay nghề của mình và
thành thạo công nghệ mới khi chúng được giới thiệu,
để có thể sửa chữa những xe này

(2/2

-2-
10 Nguyên tắc cho kỹ thuật viên để làm việc tốt
hơn
Chúng tôi đề ra 10 nguyên tắc cơ bản thiết yếu cho
công việc của bạn, và nó phải được đưa vào thực
tế công việc hàng ngày. Luôn nhớ tới 10 nguyên
tắc này sẽ giúp cho bạn cải thiện được dịch vụ
nhanh chóng hơn và có độ tin cậy cao hơn.

Tùy theo tình hình đang diễn ra ở những thị trường


(hay Quốc gia) khác nhau, những nguyên tắc cơ
bản (như phương pháp chào hỏi) cần phải tuân
theo có thể khác nhau một chút. Nếu nhà phân phối
ở nước bạn đã đề ra những nguyên tắc khác với 10
nguyên tắc này, hãy tuân theo chúng

(1/11)

1. Hình thức chuyên nghiệp


• Mặc đồng phục sạch sẽ.
• Luôn đi giầy bảo hộ

(2/11)

2. Làm việc và đối xử với xe ôtô cẩn thận


• Hãy luôn sử dụng bọc ghế, tấm phủ sườn,
tấm phủ đầu xe, bọc vôlăng và thảm trải sàn.
• Lái xe của khách hàng cẩn thận.
• Không bao giờ hút thuốc trong xe khách
hàng.
• Không bao giờ sử dụng thiết bị âm thanh hay
điện thoại trong xe khách hàng.
• Lấy hết khay và hộp phụ tùng ra khỏi xe.
Thảm trải sàn
Bọc ghế
Tấm phủ sườn
Tấm phủ đầu xe
Bọc vô lăng
Chặn bánh xe

(3/11)

-3-
3. Ngăn nắp và sạch sẽ

• Hãy giữ cho xưởng dịch vụ (sàn xe, tủ đựng


dụng cụ, bàn nguội, dụng cụ đo, dụng cụ thử
v.v.) ngăn nắp, sạch sẽ và trật tự bằng cách:
Vứt bỏ những vật không cần thiết
Hãy sắp xếp và giữ phụ tùng và vật tư có trật
tự
Quét, rửa và lau sạch
• Làm việc với xe đỗ ngay ngắn trong khoang
sửa chữa

(4/11)

4. An toàn lao động

• Sử dụng đúng dụng cụ và các trang thiết bị


khác (cầu nâng, kích, máy mài v.v.).
• Cẩn thận với lửa: không hút thuốc khi làm
việc.
• Không cầm những vật quá nặng so với sức
mình

(5/11)

5. Lập kế hoạch và chuẩn bị

• Xác nhận “những hạng mục chính” (nguyên


nhân chính mà khách hàng mang xe đến
trạm).
• Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được yêu
cầu của khách hàng và hướng dẫn của cố
vấn dịch vụ. Hãy thật cẩn thận tìm hiểu trong
trường hợp công việc phản tu.
• Nếu tìm thấy bất kỳ công việc cần bổ sung
thêm so với công việc đã có kế hoạch trước,
hãy báo cáo cho cố vấn dịch vụ. Chỉ thực
hiện công việc bổ sung sau khi đã được
khách hàng chấp thuận.
• Lập kế hoạch cho công việc của bạn (trình tự
công việc và chuẩn bị).
• Kiểm tra để xem phụ tùng cần thiết có trong
kho không.
• Tiến hành công việc theo sách Hướng dẫn
sửa chữa để tránh sai sót

(6/11)

-4-
6. Làm việc nhanh chóng và chắc chắn
• Hãy sử dụng đúng SST (dụng cụ sửa chữa
chuyên dùng) và dụng cụ.
• Làm việc theo sách Hướng dẫn sửa chữa,
Sơ đồ mạch điện và Hướng dẫn chẩn đóan
để tránh làm mò.
• Luôn cập nhật thông tin kỹ thuật mới nhất,
như các bản tin kỹ thuật.
• Hãy hỏi cố vấn dịch vụ hay người điều
hành/đốc công nếu bạn không chắc lắm về
một điều gì đó.
• Hãy báo cáo cho cố vấn dịch vụ hay người
điều hành/đốc công nếu bạn phát hiện thấy
rằng có công việc phát sinh cần thiết không
thấy nhắc đến trong phiếu Yêu cầu sửa
chữa.
• Hãy tận dụng những khóa đào tạo
(7/11)

7. Kết thúc công việc theo thời gian đã hẹn


trước
• Thường xuyên kiểm tra xem bạn có thể hoàn
thành công việc đúng giờ không.
• Hãy thông báo cho cố vấn dịch vụ hay người
điều hành/đốc công nếu bạn nghĩ rằng có thể
kết thúc muộn hơn (hay sơm hơn), hay nếu
cần có thêm công việc phát sinh

(8/11)

8. Kiểm tra công việc khi hoàn thành


• Xác nhận rằng những công việc chính đã
hoàn tất.
• Chắc chắn rằng tất cả công việc theo yêu cầu
khác đã được hoàn tất.
• Chắc chắn rằng xe sạch sẽ ít nhất là như bạn
nhận nó.
• Hãy trả ghế, vô lăng, gương về vị trí ban đầu.
• Chỉnh lại đồng hồ, rađiô v.v. nếu bộ nhớ của
chúng đã bị xóa

(9/11)

-5-
9. Giữ lại phụ tùng cũ
• Đặt phụ tùng cũ vào túi nylông hay túi đựng
phụ tùng.
• Đặt tất cả phụ tùng cũ vào nới quy định (ví dụ
trên sàn xe, ở phía trước của ghế hành khách
trước)

(10/11)

10. Hoàn tất


• Hoàn tất phiếu Yêu cầu sửa chữa và báo cáo
(ví dụ, ghi nguyên nhận của hư hỏng, phụ
tùng thay thế, nguyên nhân thay thế, giờ công
lao động v.v.).
• Báo cho cố vấn dịch vụ hay người điều
hành/đốc công những thông tin khác mà
không ghi trong Yêu cầu sửa chữa.
• Báo cho cố vấn dịch vụ hay người điều
hành/đốc công bất kỳ điều gì không bình
thường mà bạn nhận thấy khi làm việc.

(11/11)

-6-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dầu Đúng hay Sai cho các cầu sau đây:

Các câu trả


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng
Kỹ thuật viên Toyota phải luôn cân nhắc và thực hiện những việc
1 Đúng Sai
mang lại lợi ích cho khách hàng.

Sửa chữa ôtô là công việc quan trọng, nó đảm bảo sự an toàn cho
2 Đúng Sai
khách hàng.

Kỹ thuật viên phải chú ý cẩn thận vào những chi tiết trong công việc
3 bảo dưỡng và sửa chữa, ngoại trừ những thao tác mà họ đã quen Đúng Sai
làm.

Ý tưởng của Dịch vụ chất lượng Toyota là cung cấp sản phẩm và
4 Đúng Sai
dịch vụ sau bán hàng số 1.

Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tăng mức độ hài lòng
5 Đúng Sai
của chính bạn.

-7-
Câu hỏi-2

Hãy khớp 10 yêu cầu cơ bản sau đây với những câu tương ứng trong nhóm câu dưới đây.

Các câu
Stt Câu hỏi Lựa chọn trả lời
đúng
1 Hình thức chuyên nghiệp

2 Làm việc và đối xử với xe ôtô cẩn thận

3 Ngăn nắp và sạch sẽ

4 An toàn lao động

5 Lập kế hoạch và chuẩn bị

a. Thực hành SEIRI(Sifting) và SEITON(Sorting) trong xưởng và giữ xe ở trong khoang sửa chữa.
b. Kiểm tra chi tiết công việc và xem phụ tùng có trong kho không và lập kế hoạch trước khi làm việc.
c. Hãy mặc đồng phục sạch sẽ theo đúng cách.
d. Để tránh xước hay bẩn xe của khách hàng, hãy đặt các tấm phủ bảo vệ lên xe và không vận hành
các trang thiết bị không cần đến.
e. Sử dụng đúng dụng cụ và trang thiết bị. Cẩn thận khi làm việc với lửa. Cẩn thận khi mang những
vật nặng.

Hãy khớp 10 yêu cầu cơ bản sau đây với những câu tương ứng trong nhóm câu dưới đây.
Câu trả lời
Stt Câu hỏi Lựa chọn đúng

1 Nhanh chóng và tin cậy

2 Hoàn thành công việc theo thời gian đã hẹn

3 Kiểm tra khi hoàn tất công việc

4 Giữ phụ tùng cũ

5 Hoàn tất

a. Thường xuyên kiểm tra xem có thể hoàn thành công việc đúng hẹn không và thảo luận với người
điều hành/đốc công hay cố vấn dịch vụ nếu công việc có thể hoàn thành sớm hay muộn hơn.
b. Sử dụng dụng cụ thích hợp và tiến hành thao tác theo sách hướng dẫn sửa chữa. Không được
thực hiện bất kỳ công việc gì dựa trên giả thuyết.
c. Hãy đặt phụ tùng cũ vào trong hộp hay túi nhựa và cất chúng ở khu vực quy định.
d. Hoàn tất và ghi lại các công việc, và báo có bất cứ điều gì phát hiện thấy khi làm việc với người
điều hành/đốc công hay cố vấn dịch vụ.
e. Xác nhận rằng tất cả các công việc cần thiết đã hoàn tất. Chỉnh lại đồng hồ và rađiô. Trả ghế và
gương về vị trí ban đầu của chúng. Xác nhận rằng xe sạch hơn khi nó được mang vào xưởng.

-8-
-9-
An Toàn Lao Động
Những điều cần biết khi làm việc
Những điều cần biết khi làm việc
1. Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.
2. Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.
Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến
bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty
của bạn.
Các yếu tố gây tai nạn
Tai nạn do yếu tố con người
Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc
hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật
viên thiếu cẩn thận.
Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không
đồng nhất của các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc
kém.
LƯU Ý:
Những quy đinh về an toàn có thể khác nhau giữa các nước và có
thể cao hơn những hướng dẫn cơ bản

(1/1)

Quần áo làm việc


Quần áo làm việc
Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa
vặn để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt
lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây nên hư hỏng
cho xen trong quá trình làm việc.
Như là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh
để da trần.
Giầy bảo hộ
Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi
đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả
công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị
thương do đồ vật bị rơi bất ngờ
Găng tay bảo hộ
Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay
tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải
quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng
thông thường.
Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ
theo loại công việc mà bạn địn tiến hành

(1/1)

Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn
và người khác khỏi bị thương.
• Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai
đó có thể dẫm lên nó. Hãy tập thói quen đặt chúng lên
bàn nguội hay giá làm việc.
• Ngay lập tức lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn
ra để tránh cho bản thân bạn và người khác không bị
trượt trên sàn.
• Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó
không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mà còn có
thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.
• Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do
bạn có thể bị thương nếu chúng rơi vào chân. Cũng như,
hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá
nặng so với mình.
• Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc,
đừng quên đi theo lối đi đã quy định.
• Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc,
bảng công tắc hay môtơ điện v.v. do chúng có thể dễ
dàng bắt cháy

(1/2)

-1-
Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý
sau để tránh bị thương:
1. Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra
thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng.

2. Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra


những mạt kim loại.
Hãy làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài
và khoan sau khi sử dụng.
3. Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển
động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển
đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị
thương tay bạn.

4. Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến


khi lốp hơi nhấc khỏi mặt đất. Sau đó, chắc chắn rằng
xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng
hẳn xe lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng
lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây nên
tai nạn nghiêm trọng

(2/2)

Tránh hoả hoạn


Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh
hoả hoạn:
• Nếu chuông báo cháy kêu, tất cả nhân viên
phải hỗ trợ việc cứu hoả. Để làm như vậy, họ
phải biết bình cứu hoả được đặt ở đâu và
cách sử dụng chúng như thế nào.
• Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và
đừng quên dập tàn thuốc trong gạt tàn

(1/2)

Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những


cảnh báo sau trong vùng xung quanh những vật dễ
cháy:
• Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy,
nên chúng phải được vứt bỏ và trong thùng kim loại có
nắp.
• Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu
hay dung dịch rửa chi tiết dễ cháy.
• Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở
vùng xung quanh ắc quy đang nạp điện, do chúng tạo
ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.
• Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửă vào trong
xưởng trừ khi cần thiết, và hãy dùng bình chứa đặc biệt
có thể đậy kín.
• Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống
do chúng có thể gây nên hoả hoạn trong hệ thống cống.
Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình
chứa thcíh hợp.
• Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị
rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ đã được sửa chữa, như tháo
chế hoà khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động
cơ bị khởi động bất ngờ

(2/2)

-2-
Những chú ý về an toàn thiết bị điện
Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên
đoản mạch và cháy. Do đó, hãy học cách sử dụng
đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau:
Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường
nào trong thiết bị điện, ngay lập tức tắt công tắc
OFF và liên lạc với Người quản lý / đốc công.
Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch
điện, hãy tắt công tắc OFF trước khi tiến hành dập
lửa.
Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các
thiết bị điện lắp không đúng với Người quản lý / đốc
công.
Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người
quản lý do cầu chì cháy báo hiệu có chập mạch ở
đâu đó

(1/2)

Không bao giờ thực hiện những hành động sau do


chúng đặc biệt nguy hiểm:
• Không được đến gần dây điện bị hở hay đứt.
• Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào
bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt.
• Không bao giờ chạm vào công tắc có dãn
nhãn "không làm việc".
• Khi tháo phích cắm, không kéo dây điện, hãy
kéo bản thân phích.
• Không được chạy dây điện qua khu vực ướt
hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng hay
xung quanh những góc nhọn.
• Không sử dụng những vật có thể cháy ở gần
công tắc, bảng công tắc hay môtơ v.v. chúng
dễ dàng sinh ra tia lửa
(2/2)

Trong hoạt động phòng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao


đổi những nguy cơ gần xảy ra mà họ đã trải qua
trong công việc hàng ngày. Họ sẽ tả lại cho những
người khác nguy cơ diễn ra như thế nào nhằm
tránh cho những người khác tránh được những
nguy cơ này. Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố
mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và có
những biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường làm
việc an toàn.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như bên
trái, cần phải làm những điều sau:
1. Trước tiên, báo cáo về vấn đề cho Người quản lý /
Đốc công.
2. Báo cáo những gì đã xảy ra.
3. Hãy để mọi người cân nhắc thận trọng vấn đề.
4. Hãy để mọi người cân nhắc biện pháp cần thực
hiện.
5. Ghi lại tất cả những điều trên và hãy đặt một danh
sách ở những nơi mà tất cả mọi người đều thấy
(1/1)

-3-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dầu Đúng hay Sai cho những câu sau:

Các câu trả lời


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
đúng

Để tránh cho bản thân bạn bị thương hay cháy, không được để da trần
1 Đúng Sai
khi có thể.

2 Chỉ vứt bỏ xăng và dầu ở những nới quy định. Đúng Sai

Nếu không bị thương trong tình huống nguy hiểm, không cần phải báo
3 Đúng Sai
cáo nó.

4 Đặt giẻ có ngấm dầu hay xăng trong túi nylông. Đúng Sai

Tai nạn xảy ra là do nơi làm việc được bảo dưỡng không đúng hay sự
5 Đúng Sai
bất cẩn của công nhân.

Câu hỏi-2

Câu nào trong các câu sau đây về trang phục của kỹ thuật viên là đúng?

1. Kỹ thuật viện có thể đeo nhẫn có đầu nhọn trong khi làm việc.

2. Kỹ thuật viện có thể đi giầy thể thao để giúp họ di chuyển thuận tiện khi làm việc.

3. Kỹ thuật viên phải đi găng tay khi làm việc với ống xả nóng.

4. Kỹ thuật viên phải đi găng tay khi làm việc với khoan điện.

-4-
Câu hỏi-3

Dụng cụ nào dưới đây phải vận hành mà không đi găng tay?

1. Choòng 2. Cân lực

3. Máy mài 4. Kích

1 2 3 4

-5-
5S Là Gì

Triết lý của 5S
5S*1 là yếu tố chủ đạo nhằm tạo ra một môi truờng
làm việc thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.
Làm như thế nào để đảm bảo chất lượng của sửa
chữa ôtô?
• Giữ cho nơi làm việc của bạn sạch và ngăn
nắp.
• Thay vì cố gắng dọn dẹp nơi làm việc, trước
tiên hãy cố gắng không làm bẩn nó.
*1: Tại Toyota, khái niệm 4S thường được sử dụng.
Chương trình đào tạo TEAM21 sử dụng thêm một
"SHITSUKE" để thúc đẩy đào tạo dưới khái niệm 5S

(1/6)

1. SEIRI (Sifting - Chọn lọc)


Đây là một công đoạn để xác định những vật dụng
cần thiết và không cần thiết, ngay lập tức phải vứt
bỏ nhằm sử dụng không gian hiệu quả.
• Hãy tổ chức và tận dụng tất cả vật dụng, cho dù
chúng là dụng cụ, phụ tùng hay thông tin v.v. dựa
vào tính cần thiết của chúng.
• Quy định một khu vực ở nơi làm việc, ở đó đặt tất
cả những vật không cần thiết. Hãy thu thập những
vật không cần thiết ở nơi làm việc sau đó vứt
chúng đi.
• Việc cất giữ cẩn thận những thứ cần thiết là
rất quan trọng, thì việc vứt bỏ những thứ
không cần thiết cũng quan trọng không kém
(2/6)

2. SEITON (Sorting - Ngăn nắp)


Đây là một công đoạn để sắp xếp dụng cụ và phụ
tùng theo trật tự, nó hỗ trợ cho việc sử dụng chúng.
• Đặt những vật hay ít dụng ở một nơi riêng
biệt.
• Đặt những vật hay sử dụng ở vị trí làm việc
của bạn.
• Đặt những vật thường xuyên sử dụng ở gần
bạn

(3/6)

-1-
3. SEISO (Sweeping and Washing - Quét dọn và
lau rửa)
Đây là một công đoạn để giữ cho mọi thứ ở vị trí
làm việc được sạch sẽ. Luôn giữ các thiết bị theo
trật tự làm việc so cho chúng có thể sử dụng mọi
lúc.
• Một vị trí làm việc bẩn phản ánh lòng kém tự
trọng. Hãy tạo thói quen giữ cho vị trí làm việc
sạch sẽ

(4/6)

4. SEIKETSU (Spick and Span)


Đây là một công đoạn để duy trì trạng thái SEIRI,
SEITON, và SEISO với nỗ lực ngăn mọi vấn đề
không xảy ra.
Nó cũng là một công đoạn giữa sạch vị trí làm việc
của bạn bằng cách phân loại mọi thứ và loại bỏ
những thứ không cần thiết.
• Mọi thứ là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sạch
sẽ của vị trí làm việc: màu sắc, hình dạng và
bố trí của tất cả vật dụng, chiếu sáng, thông
thoáng, ngăn đựng và vệ sinh cá nhân.
• Nếu vị trí làm việc của bạn trở thành một môi
trường thoáng đãng và sáng sủa, nó có thể
đem lại cảm giác tốt đến khách hàng
(5/6)

5. SHITSUKE (Self-Discipline)
Công đoạn này liên quan đến việc đào tạo tổng
quát để mang lại niềm tự hào cho Nhân viên của
Toyota.
• SHITSUKE là một yếu tố căn bản về văn hoá
và là một yêu cầu tối thiểu nhằm đảm bảo
việc hoà nhập với cộng đồng.
• SHITSUKE là một quá trình đào tạo để nắm
được những nguyên tắc. Thông qua việc đào
tạo này, kỹ thuật viên sẽ xứng đáng là một
Nhân viên Toyota. Một người xứng đáng là
một Nhân viên Toyota là một người có được
sự đối xử ân cần của mọi người, không làm
cho họ cảm thấy khó chịu, và có thể dễ dàng
làm những việc tốt
(6/6)

-2-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dầu Đúng hay Sai cho những câu sau:

Các câu trả


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng
Nỗ lực để sử dụng không gian hiệu quả bằng cách ngay lập tức vứt
1 Đúng Sai
bỏ những vật không cần thiết được gọi là SEIRI (sifting).

Nỗ lực để làm cho vật dụng dễ với tới được bất kỳ lúc nào được
2 Đúng Sai
gọi là SEIRI (sifting).

Nỗ lực để duy trì vị trí làm việc ở trạng thái sạch sẽ được gọi là
3 Đúng Sai
SEIKETSU (spick-and-span).

Nỗ lực để giữ cho sạch vị trí làm việc bằng cách chọn lọc và phân
4 Đúng Sai
loại mọi thứ được gọi là SEIKETSU (spick-and-span).

Nỗ lực để đào tạo con người trở nên Nhân viên Toyota tự hào
5 Đúng Sai
được gọi là SHITSUKE (self-discipline).

Câu hỏi-2

Match the 5S items shown below with the corresponding statements in the sentence group below.

Các câu
Stt Câu hỏi Lựa chọn trả lời
đúng
1 SEIRI (sifting)

2 SEITON (sorting)

3 SEISO (sweeping and washing)

4 SEIKETSU (spick-and-span)

5 SHITSUKE (self-discipline)

a. Loại bỏ những chuyển động vô ích.


b. Một vị trí làm việc ngăn nắp mang lại bầu không khí dễ chịu cho khách hàng.
c. Một vị trí làm việc lộn xộn thể hiện tinh thần của nhân viên.
d. Tạo thói quen duy trì vị trí làm việc sạch sẽ.
e. Sắp đặt thiết bị, dụng cụ và phụ tùng theo tần suất sử dụng của chúng.
f. Thu thập và vứt bỏ những vật không cần thiết.
g. Đào tạo nhân viên về những quy định.
h. Vứt bỏ những vật không cần thiết cũng quan trong nhu cất giữ những vật cần thiết.
i. Phân loại tất cả những vật dụng có thể theo nhu cầu của chúng.
j. Nó là nền tảng của văn hoá và là yêu cầu tối thiểu để duy trì sự hoà hợp trong cộng đồng.

-3-
Bulông và Đai Ốc

Bulông và đai ốc
Bulông và đai ốc được sử dụng để bắt chặt các chi
tiết với nhau ở những khu vực khác nhau trên xe.
Có nhiều loại bulông và đai ốc tuỳ theo ứng dụng
của chúng. Điều quan trọng là phải nắm được
chủng loại để có thể tiến hành việc bảo dưỡng
được chính xác.
Đai ốc
Bulông

(1/1)

Thông Số Kỹ Thuật Của Đai Ốc Và Bulông


Tên của từng chi tiết
Bulông có nhiều tên khác nhau để xác định kích thước
và cường độ của chúng.
Bulông dùng trong ôtô được chọn tuỳ theo cường độ
và kích thước ứng với từng khu vực riêng biệt.
Do đó, hiểu được tên của bulông là một trong những
kiến thức căn bản khi tiến hành bảo dưỡng.
Tên của bulông
Ví dụ: M 8 x 1.25 - 4T
M: Loại ren
"M" viết tăt của ren hệ mét. Các loại ren khác là "S"
cho loại ren nhỏ "UNC" cho loại răng thô.
8: Đường kính ngoài của bulông,
trong hình vẽ sau, nó được biểu diễn bằng .
Chiều rộng qua các cạnh
Chiều rộng qua các đỉnh 1.25: Bước ren (mm)
Chiều cao đầu bulông trong hình vẽ, nó được biểu diễn bằng .
Chiều dài ren 4T: Cường độ
Chiều dài danh nghĩa Số cho biết 1/10 của cường độ chịu kéo nhỏ nhất
Chiều cao của đai ốc theo đơn vị kgf/mm2, chữ đại diện cho "cường độ
Đường kính chính cơ sở (đường kính danh nghĩa) của ren chịu kéo". Cường độ được dập trên đầu bulông.
Bước ren - khoảng cách giữa một điểm trên ren đến điểm
tương tự của ren tiếp theo

(1/1)

Các lưu ý về bảo dưỡng:


Cách xiết bulông
Các phương pháp xiết bulông
Các bulông được xiết bằng một cân lực đến
mômen tiêu chuẩn chỉ ra trong hướng dẫn sửa
chữa

-1-
Sự cần thiết của mômen xiết tiêu chuẩn

(1/2)

Tập "cảm giác" mômen xiết


1. Dùng một cân lực, xiết một bulông hay đai ốc
đến 150 kgf.cm.
2. Dùng một đầu khẩu (hay chòng), xiết lại nó theo
cách tương tự.
3. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi học
được "cảm giác" xiết bằng khẩu (hay chòng) để
đạt được cùng mômen xoắn với cân lực.

LƯU Ý:
Để có kinh nghiệm về cảm giác trờn ren của
bulông, hãy xiết bulông và làm hỏng các ren của
nó bằng cách tác dụng lực lớn nhất có thể
(2/2)

Bulông đầu lục giác


Đây là loại bulông phổ biến nhất. Một số có mặt
bích hay một vòng đệm bên dưới đầu bulông.
Loại mặt bích:
Bộ phận của đầu bulông mà tiếp xúc với phần có
bề mặt rộng hơn nhằm làm giảm áp suất tiếp xúc
mà đầu bulông tác dụng lên chi tiết xiết chặt. Do đó,
nó rất hiệu quả khi giảm thiểu khả năng làm hư
hỏng các chi tiết.
Loại vòng đệm:
Tác dụng của nó giống như loại mặt bích. Nó cũng
hiệu quả khi dùng để xiết chặt chi tiết có lỗ với
đường kính lỗ rộng đầu bulông.
Loại này sử dụng đệm đàn hồi (đệm vênh) giữa đầu
bulông và vòng đệm để giảm hiện tượng lỏng ra
của bulông
Bulông chữ U
Bulông loại này được sử dụng để bắt nhíp vào cầu
xe. Chúng được gọi là "bulông chữ U" do hình dạng
giống như chữ "U"
Vít cấy
Những bulông này được sử dụng để định vị một chi
tiết vào một chi tiết khác, hay để hỗ trợ cho việc lắp
ráp chúng.

(1/1)

-2-
Phương pháp tháo và thay thế vít cấy
Để xiết vít cấy, lắp 2 đai ốc vào vít cấy và xiết chặt
chúng vào nhau. Sau đó, xoay các đai ốc để xiết chặt
hay nới lỏng vít cấy. Kỹ thuật này được gọi là "đai ốc
kép".
Với ký thuật này, việc xiết chặt và hãm 2 đai ốc với
nhau cho phép các đai ốc thực hiện chức năng của
đầu bulông thông thường.
• Để lắp vít cấy, xoay đai ốc phía trên theo hướng
xiết vào.
• Để tháo vít cấy, xoay đai ốc theo hướng nới lỏng
ra.
LƯU Ý:
Cũng có một dụng cụ được thiết kế đặc biệt cho việc
tháo và lắo vít cấy

(1/1)

Các bulông xiết biến dạng dẻo, có lực dọc trục và


tính ổn định cao, được sử dụng làm bulông nắp quy
lát và bulông nắp thanh truyền ở một số loại động
cơ.
Đầu bulông có đặc điểm là có mười hai cạnh (bên
ngoài và bên trong).

Bulông xiết biến dạng dẻo


Đầu bulông
Cụm nắp thanh truyền

(1/1)

Lưu ý khi sửa chữa:


Cách sử dụng bu lông biến dạng dẻo
Phương pháp xiết các bulông biến dạng dẻo
Phương pháp xiết các bulông biến dạng dẻo
khác với xiết các bulông thông thường.
Xiết các bulông biến dạng dẻo tới một giá trị
mômen nhất định.

Đánh dấu sơn lên đầu bulông.

Xiết, theo hướng dẫn sửa chữa


Để xiết bulông biến dạng dẻo, cần phải tuân theo
các hướng trong sách hướng dẫn sửa chữa do
có 2 phương pháp xiết cho những bulông biến
dạng dẻo.
• Phương pháp xiết bulông đến mômen tiêu
chuẩn, và sau đó xiết thêm một góc 90º.
• Phương pháp xiết bulông đến mômen tiêu
chuẩn, và sau đó xiết thêm 2 lần mỗi lần một
góc 90º và tổng góc xiết là 180º.

(1/3)

-3-
Xác định sử dụng lại bulông xiết biến dạng dẻo
Bản thân bulông xiết biến dạng dẻo biến dạng bởi lực
dọc trục. Quyết định có sử dụng lại bulông xiết biến
dạng dẻo hay không có 2 phương pháp:
Đo điểm thắt lại của bulông
Phương pháp này đo đường kính ngoài tại điểm
bị thắt vào nhiều nhất bằng thước kẹp và quyết
định giá trị giới hạn.
Ví dụ về giá trị giới hạn
Đường kính tiêu chuẩn:
7.3 - 7.5 mm
(0.287 - 0.295 in.)
Đường kính nhỏ nhất:
7.3 mm
Nếu kết quả đo được nhỏ hơn 7.3 mm, phải thay
thế bulông
Đo mức độ kéo giãn của bulông
Phương pháp này quyết định độ kéo giãn ra của
bulông.
Ví dụ về giá trị giới hạn
Chiều dài tiêu chuẩn của bulông:
142.8-144.2mm
(5.622 - 5.677 in.)
Chiều dài lớn nhất của bulông :
147.1 mm (5.791 in.)
Trong trường hợp này, cần phải thay thế bulông
khi kết quả đo được lớn hơn 147.1 mm

(2/3)

Phương pháp xiết biến dạng dẻo


Xiết bulông trong vùng biến dạng đàn hồi, ở đó lực
dọc trục và góc xoay của bulông tăng tỷ lệ thuận
với nhau (Sơ đồ ). Sau đó kẹp ở vùng biến dạng
dẻo, ở đó chỉ có góc xoay của bulông thay đổi còn
lực dọc trục của nó giữ nguyên không thay đổi.
Phương pháp xiết này giảm sự không đồng đều
của lực dọc trục so với góc xoay của bulông, và
tăng lực dọc trục ổn định của bulông như trong sơ
đồ sau .
Tính dẻo
Tính chất của vật liệu làm thay đổi hình dạng của
nó tương ứng với ngoại lực tác dụng, mà không
phục hồi về hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác
dụng. Tính chất này ngược lại so với tính đàn hồi,
tính chất mà cho phép vật liệu trở về trạng thái ban
đầu của nó. Lực tác dụng vượt quá giới hạn dẻo sẽ
tạo nên biến dạng dẻo
Tính đàn hồi
Tính chất của vật liệu làm thay đổi hình dạng của
nó tương ứng với ngoại lực tác dụng và trở về
trạng thái ban đầu khi lực ngừng tác dụng. Nếu vật
liệu không còn trở về hình dạng ban đầu của nó do
lực tác dụng lên nó vượt quá một ngưỡng nhất
định, ngưỡng đó được gọi là giới hạn dẻo. Lực tác
dụng nhỏ hơn giới hạn dẻo tạo nên biến dạng đàn
hồi

(3/3)

-4-
Các loại đai ốc
Đai ốc lục giác
Loại đai ốc này được sử dụng phỏ biến nhất. Một số
có mặt bích bên dưới đai ốc.
Đai ốc có mũ
Những đai ốc này được dùng làm đai ốc moay ơ của
vành bánh xe bằng nhôm đúc, và chúng có mũ che
lấy phần ren.
Chúng được sử dụng để tránh cho đầu bulông không
bị rỉ hay với mục đích trang trí.
Đai ốc xẻ rãnh
Loại đai ốc này có rãnh. Để tránh cho đai ốc bị xoay
và nới lỏng ra, một chốt chẻ được sử dụng ở nhiều vị
trí nối, như trong hệ thống lái

(1/1)

Đai ốc hãm
Đai ốc hãm có một số ren mà được làm cho biến dạng hay,
sau khi chúng được xiết chặt, một số ren trở nên biến dạng
để tránh cho đai ốc không bị lỏng ra. Chúng thường được
sử dụng với các bộ phận của hệ thống truyền lực.
Vòng đệm
Vòng đệm thường được phân thành 2 loại theo phương
pháp hãm của chúng.
Đệm vênh và đệm vênh hình sóng
Lực đàn hồi của đệm vênh làm giảm hiện tượng nới lỏng
của bulông hay đai ốc
Đệm có răng
Đệm này có một bề mặt với các răng ở một phía, nó dùng
để tạo ma sát và giảm hiện tượng nới lỏng của bulông và
đai ốc

(1/2)

Chốt chẻ
Chốt chẻ được sử dụng kết hợp với đai ốc xẻ rãnh
để có được chức năng hãm.
Chúng được sử dụng chủ yếu với các bộ phận của
hệ thống lái của ôtô.
Đai ốc xẻ rãnh

Đệm hãm
Các tai của đệm hãm được đặt vào bulông hay đai
ốc để tránh chúng không bị lỏng ra. Sơ đồ sau đây
cho thấy đệm hãm được dùng trong bộ vi sai của
xe. Đệm hãm có thể sử dụng lại được

(2/2)

-5-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dấu Đúng hay Sai cho các câu sau đây:

Các câu trả lời


No. Câu hỏi Đúng hoặc Sai
đúng
Bulông chữ U chủ yếu được sử dụng để bắt nhíp vào cầu
1 Đúng Sai
xe.

2 Đai ốc có nắp tạo nên có cấu hãm khi đi với chốt chẻ. Đúng Sai

3 Đai ốc xẻ rãnh tự nó tạo nên cơ cấu hãm. Đúng Sai

4 Khi chốt chẻ được sử dụng, nó không thể dùng lại. Đúng Sai

Khi bulông biến dạng dẻo được sử dụng, nó không thể


5 Đúng Sai
dùng lại.

Câu hỏi-2

Câu nào trong các câu sau đây là đúng?

1. Trong khi có rất nhiều loại bulông, thì tất cả các bulông loại nào đó có cùng cường độ.

2. Cường độ của bulông được xác định bằng màu của nó.

3. Cường độ của bulông có thể xác định bằng số hay dấu dập trên nó.

4. Một bulông không gãy trừ khi sử dụng súng hơi.

-6-
Câu hỏi-3

Hãy chọn các bộ phận mà được sử dụng bulông xiết biến dạng dẻo ở động cơ 1NZ-FE.

1. Giá bắt chân máy 2. Nắp bạc trục cam

3. Đường ống nạp 4. Nắp quy lát

1 2 3 4

Câu hỏi-4

Các câu sau đây nói đến các giá trị danh nghĩa của bulông. Hãy điền những từ thích hợp vào ô
trống.

M10 x 1.25 - 11T

M: Biểu diễn cho [1]

10: Biểu diễn cho [2]

1.25: Biểu diễn cho [3]

11T: Biểu diễn cho [4]

a) đường kính bulông b) chiều cao bulông c) loại ren d) chiều dài bulông e) bước ren f) cường
độ

-7-
Dụng Cụ Và Thiết Bị Đo
Khái niệm cơ bản
Sửa chữa ôtô yêu cầu sử dụng nhiều loại dụng cụ
và thiết bị đo. Những dụng cụ này được chế tạo để
sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể
làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử
dụng đúng.

Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:


• Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng.
Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với
thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị
ảnh hưởng
• Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị.
Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho
từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp
• Lựa chọn chính xác.
Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy luôn chọn dụng cụ vừa
khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành
• Hãy cố gắng giữ ngăn nắp
Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như
được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng
• Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt.
Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa
cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo

Dụng Cụ Cầm Tay


Chọn dụng cụ
Hãy chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc
• Để tháo và thay thể bulông/đai ốc hay tháo
các chi tiết.
Thường phải sử dụng bộ đầu khẩu để sửa
chữa ôtô. Nếu bộ đầu khẩu không thể sử
dụng do hạn chế về không gian thao tác, hãy
chọn chòng hay cơlê theo thứ tự.
Bộ đầu khẩu
Bộ chòng
Cơlê

(1/4)

-1-
Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công việc
• Đầu khẩu hữu dụng trong trường hợp mà nó có
thể sử dụng để quay bulông/đai ốc mà không cần
định vị lại. Nó cho phép quay bulông/đai ốc nhanh
hơn.
• Đầu khẩu có thể sử dụng theo nhiều cách tuỳ theo
loại tay nối lắp vào nó.
CHÚ Ý:
1. Tay quay cóc Nó thích hợp khi sử dụng ở những
nơi chật hẹp. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ cấu
cóc, nó có thể đạt được mômen rất lớn.
2. Tay quay trượt Cần một không gian lớn nhưng
nó cho phép thao tác nhanh nhất.
3. Tay quay nhanh Cho phép thao tác nhanh, với
việc lắp thanh nối. Tuy nhiên tay quay này dài và
khó sử dụng ở những nơi chật hẹp

(2/4)

Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay


• Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi
nới lỏng bulông/đai ốc, hãy sử dụng cụ vặn
cho phép tác dụng lực lớn.
CHÚ Ý:
• Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào
chiều dài của dụng cụ. Dụng cụ dài hơn, có
thể đạt được mômen lớn hơn với một lực
nhỏ.
• Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ
xiết quá lực, và bulông có thể bị đứt

(3/4)

Các chú ý khi thao tác


1. Kích thước và ứng dụng của dụng cụ
• Chắc chắn rằng đường kính của dụng cụ vừa
khít với đầu bulông/đai ốc.
• Lắp dụng cụ và bu lông/đai ốc một cách chắc
chắn.

-2-
2. Tác dụng lực 1
• Luôn xoay dụng cụ sao cho bạn đang kéo nó.
• Nếu dụng cụ không thể kéo do không gian bị
hạn chế, hãy đẩy bằng lòng bàn tay.

3. Tác dụng lực 2


Bu lông/đai ốc, mà đã được xiết chặt, có thể được
nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng xung lực.
Tuy nhiên, cần phải dùng búa hay ống thép (để nối
dài tay đòn) nhằm tăng mômen.

4. Dùng cân lực


Phải luôn xiết lần cuối cùng với cân lực, để xiết đến
mômen tiêu chuẩn

(4/4)

-3-
Đầu khẩu (Bộ đầu khẩu)
Bộ đầu khẩu
Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và
thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp tay nối và
đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác.
Ứng dụng
Dụng cụ này giữ bulông / đai ốc mà có thể tháo hay
thay thế bằng bộ đầu khẩu.
1. Kích thước của đầu khẩu
• Có 2 loại kích thước khác nhau: lớn và nhỏ.
Phần lớn hơn có thể đạt đượ mômen lớn hơn
so với phần nhỏ.
2. Độ sâu của khẩu
• Có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu, 2 hay 3 lần so
với loại tiêu chuẩn. Loại sâu có thể dùng với
đai ốc mà có bulông nhô cao lên, mà không
lắp vừa với loại đầu khẩu tiêu chuẩn.
3. Số cạnh
• Có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh. Loại lục giác có
bề mặt tiếp xúc với bulông / đai ốc lớn hơn,
làm cho nó rất khó làm hỏng bề mặt của
bulông / đai ốc
(1/1)

Đầu nối cho đầu khẩu (Bộ đầu khẩu)


Ứng dụng
Dùng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu
nối của khẩu.
CHÚ Ý:
Mômen xiết quả lớn sẽ đặt một tải trọng lên bản
thân đầu khẩu hay bulông nhỏ. Mômen phải
được tác dụng tuỳ theo giới hạn xiết quy định.
Đầu nối (Lớn - nhỏ)
Đầu nối (Nhỏ - Lớn)
Khẩu có đầu nối nhỏ
Khẩu có đầu nối lớn

(1/1)

Đầu nối tuỳ động (Bộ đầu khẩu)


Ứng dụng
Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước
và sau, trái và phải, và góc của tay cầm so với đầu
khẩu có thể thay đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hưu dụng
khi làm việc ở những không gian chật hẹp.

CHÚ Ý:

1. Không tác dụng mômen với tay cầm nghiêng


với một góc lớn.
2. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối có thể
bị vỡ, do nó không theer hấp thụ được
chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng dụng
cụ, chi tiết hay xe.

(1/1)

-4-
Thanh nối dài (Bộ đầu khẩu)
Ứng dụng
1. Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông /
đai ốc mà được đặt ở những vị trí quá sâu để
có thể với tới.
2. Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng
cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng
với tới.

(1/1)

Tay nối trượt (Bộ đầu khẩu)


Ứng dụng
Loại tay quay này được sử dụng để tháo và thay
thế bulông / đai ốc khi cần mômen lớn.
• Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó
cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với
đầu khẩu.
• Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài
của tay cầm.
CHÚ Ý:
Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khí
nó khớp vào vị trí khoá. Nếu nó không ở vị trí
khoá, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử
dụng. Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm
việc của kỹ thuật viên và dẫn đến nguy hiểm.
(1/1)

Tay quay nhanh (Bộ đầu khẩu)


Ứng dụng
Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng
cách trượt vị trí so với đầu khẩu.
1. Hình chữ L: Để cải thiện
mômen
2. Hình chữ T: Để nâng cao
tốc độ

-5-
Tay quay cóc (Bộ đầu khẩu)
Ứng dụng
1. Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt
bulông / đai ốc và sang bên trái để nới lỏng.
2. Bulông / đai ốc có thể quay theo một hướng
mà không cần phải rút đầu khẩu ra.
3. Đầu khẩu có thể khoá với một góc nhỏ, cho
phép làm việc với không gian hạn chế.
CHÚ Ý:
Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm
hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc.
Nới lỏng
Xiết chặt

(1/1)

Chòng
Ứng dụng
Dùng để xiết thêm một góc nhỏ và các thao tác
tương tự, do nó có thể tác dụng một mômen lớn
vào bulông/đai ốc.
1. Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông
/ đai ốc. Nó có thể lắp lại ở trong những
không gian hạn chế.
2. Do nó bề mặt lục giác của bulông / đai ốc là
có dạng tròn, không có nguy cơ bị hỏng các
góc của bulông, và có thể tác dụng mômen
lớn.
3. Do phần cán của nó được làm cong, nó có
thể được sử dụng để xoay bulông / đai ốc ở
những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng.
(1/1)

Cờlê
Ứng dụng
Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay
chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay
thế bulông / đai ốc.
1. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một
góc. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên,
nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những
không gian chật hẹp.
2. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi
nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê để
nới lỏng đai ốc.
3. Cờlê không thể cho mômen lớn, nên không
được sử dụng để xiết lần cuối cùng *.
CHÚ Ý:
Không được lồng các ống thép vào phần cán của
cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng
vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê.
* Xiết lần cuối: lần xiết bulông hay đai ốc cuối cùng.

(1/1)

-6-
Mỏ lết
Ứng dụng
Sử dụng với bulông / đai ốc có kích thước khác
nhau, hay để giữ các SST.
• Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ
lết. Mỏ lết do đó có thể được sử dụng thay
cho nhiều cờlê.
• Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn.
Hướng dẫn
Xoay vít điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu
bulông / đai ốc.
CHÚ Ý:
Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo
hướng quay. Nếu mỏ lết không được vặn theo
cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh có
thể làm hỏng nó.
(1/1)

Khẩu cho bugi


Ứng dụng
Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và
thay thế bugi.
• Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích
thước của các bugi.
• Bên trong của khẩu có nam châm để giữ
bugi.
CHÚ Ý:
1. Nam châm bảo vệ bugi, nhưng vẫn phải cẩn
thận để không làm rơi nó.
2. Để đảm bảo bugi được lắp đúng, trước tiên
hãy xoay nó cẩn thận bằng tay. (Tham khảo:
mômen xiết tiêu chuẩn 180~200 kg.cm)
(1/1)

Tô vít
Ứng dụng
Được dùng để tháo và thay thế các vít.
• Có hình dấu cộng (+) hay dấu trừ (-), tuỳ theo
hình dạng của đầu.
Hướng dẫn
1. Hãy sử dụng tôvít có kích thước thích hợp,
vừa khít với rãnh của vít.
2. Hãy giữ cho tôvít thẳng với thân vít, và xoay
trong khi tác dụng lực.
CHÚ Ý:
• Không được sử dụng kìm có tâm trượt hay
dụng cụ khác để tác dụng mômen lớn hơn.
Nó có thể làm chờn vít hay hỏng đầu của
tôvít.
(1/1)

-7-
Chọn tôvít theo mục đích sử dụng
• Cùng với tô vít thông thường được sử dụng
thường xuyên, cũng còn có các loại tôvít sau cho
các mục đích sử dụng khác nhau:
Tôvít xuyên
Có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố
định.
Tôvít ngắn
Có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị
trí chật hẹp.
Tôvít thân vuông
Có thể sử dụng ở những nới cần mômen lớn.
Tôvít nhỏ
Có thể sử đụng để tháo và thay thế những chi tiết
nhỏ.
Thân tôvít xuyên hoàn toàn vào cán.
Thân vuông.

(1/1)

Kìm mũi nhọn


Ứng dụng
Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để kẹp
nhưng chi tiết nhỏ.
• Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở
nhưng nơi hẹp.
• Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt
dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách điện của dây
điện.
CHÚ Ý:
• Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm.
Chúng có thể bị cong hở, làm cho nó không
sử sử dụng được cho những công việc chính
xác.
Biến dạng
Trước khi biến dạng

(1/1)

Kìm có tâm trượt


Ứng dụng
Dùng để giữ.
• Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép
điều chỉnh độ mở của mũi kìm.
• Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và
kéo.
• Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong.
CHÚ Ý:
• Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ
hay những vật tương tự trước khi giữ bằng
kìm.

(1/1)

-8-
Kìm cắt (kìm bấm)
Ứng dụng
Dùng để cắt dây thép nhỏ.
• Do đầu của lưỡi cắt tròn, nó có theer được
dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉ chọn dây
cần cắt trong bó dây điện.
CHÚ Ý:
• Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay
cứng. Như vậy có thể làm hỏng lưỡi cắt

(1/1)

Ứng dụng
Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào
chùn, và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh.
Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng
hay vật liệu:
Búa đầu tròn
Có đầu bằng thép.
Búa nhựa Plastic hammer
Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở những nơi
cần tránh hư hỏng cho vật được đóng.
Búa kiểm tra
Một búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng
để kiểm tra độ xiết chặt của bulông / đai ốc bằng âm
thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng.
Hướng dẫn
Đóng bằng cách gõ trực tiếp.
Thí dụ) Dùng để tháo và thay thể các chốt.
Tháo bằng cách gõ trực tiếp.
Thí dụ) Dùng để tách phần nắp và vỏ.
Tháo bằng cách gõ gián tiếp.
Gõ nhẹ các bulông.
Thí dụ) Dùng để kiểm tra bulông có bị lỏng không.
(Học cách phân loại âm thanh khi gõ.)

(1/1)

Thanh đồng
Ứng dụng
Một dụng cụ hỗ trợ để tránh hư hỏng do búa gây ra

• Được chế tạo bằng đồng thau, nên không làm


hỏng các chi tiết (do nó sẽ bị biến dạng trước
khi chi tiết biến dạng).
CHÚ Ý:
Nếu đầu của thanh đồng biến dạng, hãy sửa nó
bằng máy mài

(1/1)

-9-
Dao cạo gioăng
Ứng dụng
Dùng để tháo gioăng nắp quylát, keo lỏng, nhãn và
các vật khác ra khỏi bề mặt phẳng.
Hướng dẫn
1. Kết quả cạo phụ thuộc vào hướng của dao:
(1) Cạo tốt hơn do đầu lưỡi dao cắt vào gioăng. Tuy
nhiên, bề mặt dễ bị xước.
(2) Đầu không chạm vào gioăng, có nghĩa là khó cạo
gioăng hơn. Tuy nhiên, bề mặt được cạo không bị
hư hỏng.
2. Khi sử dụng trên những bề mặt dễ bị hư hỏng,
dao cạo gioăng phải được bọc băng dính nhựa
(trừ phần lưỡi dao).
CHÚ Ý:
• Không đặt tay lên trước mũi dao. Bạn có thể làm
mình bị cắt bới lưỡi dao.
• Không mài lưỡi dao bằng máy mài. Luôn mài lưỡi
dao bằng đá dầu.
(1/1)

Đột lấy tâm


Ứng dụng
Dùng để đánh dấu chi tiết.
• Đầu của đột được tôi cứng.
CHÚ Ý:
1. Không được gõ mạnh khi lấy dấu.
2. Đầu của đột phải được mài bằng đá dầu

(1/1)

Đục nhọn
Ứng dụng
Dùng để tháo và thay thế các chốt, và để điều chỉnh
các chốt.
• Đầu của đục được tôi cứng.
• Hai cỡ của đục nhọn phù hợp với tất cả các
loại chốt.
• Có phần giảm chấn bằng cao su, nó đảm bảo
rằng chi tiết không bị hỏng khi bị kẹt.
Hướng dẫn
• Tác dụng lực theo hướng thẳng đứng vào
chốt.
• Giảm chấn cao su cũng có thể đặt để trùm lên
cả đục và chốt, và giữ chốt trong khi tác dụng
lực
(1/1)

-10-
Súng Hơi
Súng hơi
Súng hơi sử dụng áp suất không khí, và được dùng
để tháo và thay thế bulông / đai ốc. Chúng cho
phép hoàn hành công việc nhanh hơn.
Những chú ý khi sử dụng
1. Luôn sử dụng đúng áp suất không khí.
(Giá trị đúng: 7 kg/cm2)
2. Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi
trơn và chống rỉ.
3. Nếu dùng súng hơi để tháo hoàn toàn đai ốc
ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng ra
ngoài.
4. Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước. Nếu
súng hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu,
ren có thể bị hỏng. Hãy cẩn thận không xiết
quá chặt. Hãy dùng vùng lực thấp để xiết
chặt.
5. Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra.

(1/1)

Súng hơi giật


Ứng dụng
Dùng với những bulông / đai ốc cần mômen tương đối
lớn.
1. Mômen có thể được điều chỉnh từ 4 – 6 nấc.
2. Chiều quay có thể được thay đổi.
3. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu
khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc điểm là tránh
cho chi tiết không bị văng ra khoi khẩu. Không
được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng
này.
CHÚ Ý:
• Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác.
Thao tác với các nút bấm bằng một tay tạo ra lực
lớn và có thể gây nên rung mạnh.
LƯU Ý:
• Vị trí và hình dáng của núm điều chỉnh mômen và
nút chỉnh chiều quay.
(1/1)

Ứng dụng
Dùng để tháo và thay thế nhanh bulông / đai ốc mà
không cần mômen lớn.
1. Có thể thay đổi được chiều quay
2. Có thể được sử dụng kết hợp với khẩu, một thanh
nối dài v.v.
3. Có thể được sử dụng tương tự như tô vít hơi khi
không có khí nén.
CHÚ Ý:
• Chắc chắn rằng khí thóat ra khi thao tác không
quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu
hay những vật bỏ đi.
LƯU Ý:
• Không thể điều chỉnh mômen.

(1/1)

-11-
Các Thiết Bị Đo
Để đạt được giá trị đo chính xác
Các thiết bị đo được sử dụng để chẩn đóan tình trạng
của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết
và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay
không, và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt
động đúng hay không.
Những điểm cần kiểm tra trước khi đo:
1. Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo
Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về
giá trị đo. Bề mặt phải được làm sạch trước khi
đo.
2. Chọn dụng cụ đo thích hợp
Hãy chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về
độ chính xác. Phản ví dụ: Dùng thước kẹp để đo
đường kính ngoài của píttông.
Độ chính xác của phép đo: 0.05mm

Độ chính xác yêu cầu: 0.01mm


3. Chỉnh điểm 0 (calip)
Kiểm tra rằng điểm 0 ở đúng vị trí của nó. Điểm 0
là rất cơ bản để đo đúng.
4. Bảo dưỡng dụng cụ đo
Bảo dưỡng và điều chỉnh phải được thực hiện
thường xuyên. Không sử dụng nếu dụng cụ bị gẫy
(1/3)

Để đạt được giá trị đo chính xác


Những điểm cần tuân thủ khi đo:
1. Đặt dụng cụ đo vào chi tiết được đo với một góc
vuông
Đạt được góc vuông bằng cách ép dụng cụ đo trong khi
di chuyển nó so với chi tiết cần đo. (hãy tham khảo
hướng dẫn cụ thể cho từng dụng cụ đo để biết thêm chi
tiết)
2. Sử dụng phạm vi đo thích hợp
Khi đo điện áp hay dòng điện, hãy bắt đầu với phạm vi
đo lớn, sau đó giảm dần xuống. Giá trị đo phải được
đọc ở đồng hồ phù hợp với phạm vi đo.
3. Khi đọc giá trị đo
Chắc chắn rằng tầm mắt của bạn vuông góc với đồng
hồ và kim chỉ.

(2/3)

CHÚ Ý:
1. Không đánh rơi hay gõ, nếu không sẽ tác dụng chấn
động. Những dụng cụ này là những thiết bị chính xác,
và có thể làm hỏng các chi tiết cấu tạo bên trong.
2. Tránh sử dụng hay lưu kho ở nhiệt độ cao hay độ ẩm
cao. Sai số của giá trị đo có thể xảy ra do sử dụng ở
nhiệt độ hay độ ẩm cao. Bản thân dụng cụ có thể biến
dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
3. Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng, vào đặt nó vào vị trí
ban đầu. Chỉ cất dụng cụ đi sau khi nó đã được lau
sạch dầu hay chất bẩn. Tất cả dụng cụ phải được đưa
trở về trạng thái ban đầu của nó, và bất kỳ dụng cụ vào
có hộp chuyên dùng thì phải được đặt vào hộp. Dụng cụ
đi phải được cất ở những nơi nhất định. Nếu dụng cụ
được cất giữ trong thời gian dài, cần phải bôi dầu chống
gỉ và tháo pin.

(3/3)

-12-
Cân lực
Ứng dụng
Dùng để xiết bulông / đai ốc đến mômen tiêu
chuẩn.
1. Loại đặt trước
Mômen cần xiết có thể đặt trước bằng cách
xoay một núm. Khi bulông được xiết dưới
trạng thái này, có thể nghe thấy một tiếng
click cho biết rằng đã đạt được mômen tiêu
chuẩn.
2. Loại lò xo lá
(1) Loại tiêu chuẩn
Cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi,
nó được làm dưới dạng một lò xo lá, thông
quá đó lực được cấp đế tay quay. Lực tác
dụng có thể đọc bằng kim và thang đo để cho
phép đạt được mômen xiết tiêu chuẩn.
(2) Loại nhỏ
Giá trị tối đa vào khoảng 0.98N•m. Được sử
dụng cho việc đo tải trọng ban đầu.

Hướng dẫn
• Xiết sơ bộ* bằng dụng khác có hiêu quả thao
tác cao hơn, trước khi xiết bằng cân lực. Nếu
sử dụng cân lực để xiết ngay từ đầu, hiệu quả
công việc sẽ kém hơn.
* Xiết sơ bộ:
Xiết tạm bulông / đai ốc, trước khi xiết lần cuối.
(1/2)

CHÚ Ý:
1. Nếu xiết một số bulông, hãy tác dụng lực đều
đến từng bulông, lặp lại khoảng 2 đến 3 lần.
2. Nếu SST được sử dụng cùng với cân lực, hãy
tính toán mômen theo hướng dẫn trong Cẩm
nang sửa chữa.
3. Chú ý đối với loại lò xo lá:
(1) Để tác dụng lực ổn định, hãy dùng 50 ~ 70%
giá trị ghi trên thang đo.
(2) Tác dụng lực sao cho tay cầm không chạm vào
trục. Nếu áp lực tác dụng vào những phần khác
với chốt, không thể đạt được giá trị đo mômen
chính xác.

(2/2)

-13-
THAM KHẢO:
Mômen xiết với một dụng cụ nối dài được gắn vào cân
lực:
1. Gắn một dụng cụ nối dài làm tăng chiều dài hiệu
lực (L2) cua cân lực. Nếu hai dụng cụ này được
sử dụng để xiết bulông / đai ốc cho đến khi đạt
được mômen xiết tiêu chuẩn đọc trên cân lực,
mômen thực tế sẽ vượ quá mômen xiết tiêu
chuẩn.
2. Gắn một dụng cụ nối dài làm tăng chiều dài hiệu
lực (L2) cua cân lực. Nếu hai dụng cụ này được
sử dụng để xiết bulông / đai ốc cho đến khi đạt
được mômen xiết tiêu chuẩn đọc trên cân lực,
mômen thực tế sẽ vượ quá mômen xiết tiêu
chuẩn.
3. Ví dụ về giá trị liệt kê trong sách hướng dẫn sửa
T' = Trị số của cân lực có dụng cụ nối dài [kgf•cm] chữa.
Giá trị tiêu chuẩn:
T= Mômen xiết tiêu chuẩn [N•m {kgf•cm}] T= 816kgf·cm
(Mômen xiết tiêu chuẩn)
L1 = Chiều dài của dụng cụ nối dài [cm] T'= 663kgf·cm
(Trị số khi sử dụng cân lực reading 1300F với
L2 = Chiều dài của cân lực [cm] dụng cụ nối dài)
4. Công thức: T'= Tx L2 / (L1+L2)
(1/1)

Thước kẹp
Ứng dụng
Thước kẹp có thể đo chiều dài, đường kính ngoài,
đường kính trong và độ sâu.
Phạm vi đo:
0~150, 200, 300mm
Độ chính xác phép đo:
0.05mm
Đầu đo đường kính trong
Đầu đo đường kính ngoài
Vít hãm
Thang đo thước trượt
Thang đo chính
Đo độ sâu
Thanh đo độ sâu

(1/3)

Hướng dẫn
1. Đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm
tra rằng có đủ khe hở giữa đầu đo có thể nhìn
thấy ánh sáng.
2. Khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho
chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp.
3. Khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các
đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm để
dễ đọc giá trị đo.
Vít hãm
Thước trượt

(2/3)

-14-
THAM KHẢO:
Các ví dụ về cách sử dụng
1. Đo chiều dài
2. Đo đường kính trong
3. Đo đường kính ngoài
4. Đo độ sâu

(1/1)

Đọc giá trị đo


1. Giá trị đến 1.0 mm
Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của
điểm 0 trên thước trượt.
Ví dụ 45 (mm)
2. Giá trị nhỏ hơn 1.0 mm đến 0.05 mm
Đọc tại điểm mà vạch của thước trượt và
vạch của thang đo chính trùng nhau.
Ví dụ 0.25 (mm)
3. Cách tính toán giá trị đo
+
Ví dụ 45+0.25=45.25 (mm)

(3//3)

Panme
Ứng dụng
Đo đường kính ngoài / chiều dày chi tiết bằng cách
tính tóan chuyển động quay tương ứng của đầu di
động theo hướng trục.
Phạm vi đo:
0~25mm
25~50mm
50~75mm
75~100mm
Độ chính xác phép đo: 0.01mm

Đầu cố định
Đầu di động
Kẹp hãm
Ren
Vòng xoay
Hãm cóc

(1/4)

-15-
Hướng dẫn
1. Chỉnh điểm 0 (calip)
Trước khi sử dụng panme, hãy kiểm tra để chắc
chắn rằng các vạnh không trùng khít với nhau.
Kiểm tra
Trong trường hợp panme 50~75mm như trong hình
vẽ, đặt một dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa đầu
đo, và cho phép hãm cóc quay 2 đến 3 vòng. Sau
đó, kiểm tra rằng đường chuẩn trên thân và vạch
không trên vòng xoay trùng nhau.
Điều chỉnh
• Nếu sai số nhỏ hơn 0.02mm
Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động. Sau
đó dùng chìa điều chỉnh như trong hình vẽ
để di chuyển và điều chỉnh phần thân.
Dưỡng tiêu chuẩn Giá Hãm
50mm cóc • Nếu sai số lớn hơn 0.02mm
Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động như
Đầu di động Kẹp hãm Thân trên. Dũng chìa điều chỉnh để nới lỏng hãm
Ống xoay Chìa điều cóc theo hướng của mũi tên trên hình vẽ .
chỉnh Sau đó, gióng thẳng vạnh không trên ống
quay với đường chuẩn trên thân.
(2/4)

2. Đo
(1) Đặt đầu đo cố định vào vật cần đo, và xoay ống
xoay cho đến khi đầu di động chạm nhẹ vào vật
đo.
(2) Khi đầu di động chạm nhẹ vào vật đo, quay hãm
cóc một ít vòng và đọc giá trị đo.
(3) Hãm cóc làm đều áp lực tác dụng bởi đầu di
động, vì vậy khi áp lực này lớn hơn một giá trị
nhất định nó sẽ không tác dụng.
CHÚ Ý:
1. Panme phải được cố định trên giá khi đo các chi
tiết nhỏ.
2. Hãy tìm vị trí mà tại đó đường kính có thể đo
chính xác được, bằng cách di chuyển panme.
(3/4)

3. Đọc giá trị đo


(1) Giá trị đo đến 0.5 mm
Đọc giá trị lớn nhất, mà có thể nhìn thấy được
trên thang đo của thân panme.
Ví dụ 55.5(mm)
(2) Đọc giá trị đo từ 0.01 mm đến 0.5 mm
Đọc tại điểm, mà thang đo trên ống xoay và
đường chuẩn trên thân panme trùng nhau.
Ví dụ 0.45(mm)
(3) Cách tính giá trị đo
+
Ví dụ 55.5+0.45=55.95(mm)
Ống trượt Ống xoay Du xích 1mm

Đường chuẩn Du xích 0.5mm


trên ống trượt

(4/4)

-16-
Đồng hồ so
Ứng dụng
Chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển
thành chuyển động quay của kim chỉ ngắn và dài.
Dùng để đo độ lệnh hay cong của trục, và sự biến đổi
bề mặt của mặt bích v.v.
Các loại đầu đo
Loại dài: Dùng để đo những chi tiết ở những nơi
chật hẹp
Loại con lăn: Dùng để đo những bề mặt lồi / lõm
v.v.
Loại bập bênh: Dùng để đo những chi tiết mà dao
động không thể chạm trực tiếp vào (độ lệch theo
hướng thẳng đứng của mặt bích lắp)
Loại phẳng: Dùng để đo vầu lồi v.v.
Độ chính xác của phép đo: 0.01mm
Kim dài (0.01mm / một vạch)
Kim ngắn (1mm / một vạch)
Vành ngoài (Quay để đặt đồng hồ về điểm 0)
Đầu di động
Đầu đo

(1/2)

Hướng dẫn
1. Đo
(1) Luôn sử dụng khi đã định vị trên đến từ. Điều
chỉnh vị trí của đồng hồ so và vật đo, và đặt
đầu đo sao cho nó nằm ở điểm giữa của phạm
vi chuyển động.
(2) Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ.
2. Đọc giá trị đo
Đồng hồ so cho thấy chuyển động của 7 vạch.
Độ lệch: 0.07mm
Vít hãm Tay nối Đế từ Điểm giữ của
chuyển động

(2/2)

Dưỡng so
Ứng dụng
Một loại đồng hồ so được sử dụng để đo đường
kính bên trong. Với loại được mô tả trong hình vẽ
bên trái, kim dài quay một vòng khi chân di động di
chuyển 2 mm.
Độ chính xác của phép đo: 0.01mm
(Giá trị đồng hồ: 20 vạch =0.2mm)
Chân di động
Chân cố định
Nút chuyển động (Mở và đóng nút chân di động)
Đồng hồ so (Quay để báo điểm không)
Đường kính trong

(1/3)

-17-
Hướng dẫn
1. Chỉnh điểm 0
(1) Đặt panme đến giá trị đo tiêu chuẩn, và cố định
đầu di động của panme bằng khóa hãm.
(2) Dùng chân cố định làm tâm quay, quay đồng hồ.
(3) Đặt đồng hồ về điểm không ở điểm nhỏ nhất có
thể (điểm mà tại đó kim đồng hồ đổi hướng để
cho biết chân di động ở vị trí gần hơn).
2. Đo
(1) Dùng nút di chuyển để đóng chân di động và đưa
các chân vào trong chi tiết cần đo.
(2) Di chuyển chân di động sang trái và phải và lên
và xuống, rồi đọc các số đo sau trên đồng hồ.
Trái và phải: Tại điểm với khoảng cách dài nhất
Lên và xuống: Tại điểm với khoảng cách ngắn
Panme Đầu di động Kẹp hãm Giá nhất
3. Cách tính tóan giá trị đo
Tâm Hướng thu Hướng mở Giá trị đo = Giá trị đo tiêu chuẩn ± giá trị đọc
quay hẹp rộng (Ví dụ, Giá trị đo tiêu chuẩn, Giá trị đồng hồ và giá trị
đo:
12.00mm+0.2mm=12.20mm
12.00: Giá trị đo tiêu chuẩn
0.2: Giá trị đồng hồ (hướng mở)
12.20: Giá trị đo
(2/3)

CHÚ Ý:

1. Dùng chân cố định làm tâm quay, di chuyển


đồng hồ sang trái và phải, rồi tìm điểm mà tại
đó khoảng cách là lớn nhất.
2. Tại điểm đó, di chuyển đồng hồ lên và xuống
rồi lấy giá trị tại điểm mà khoảng cách ngắn
nhất

(3/3)

Đồng hồ đo xylanh
Ứng dụng
Được sử dụng để đo đường kính xylanh.
Độ chính xác của phép đo: 0.01mm
Đặc điểm:
• Chuyển động ra và vào của đầu đo được đọc
bằng đồng hồ so.
• Panme cũng được sử dụng để đo đường kính
xylanh.
Các thanh bổ sung
Vít bộ thanh đo bổ sung
Đầu đo
Panme

(1/5)

-18-
Hướng dẫn
1. Bộ đồng hồ đo xylanh
(1) Dùng thước kẹp, đo đường kính xylanh và lấy
kích thước tiêu chuẩn.
(2) Lắp thanh đo bổ sung và đệm điều chỉnh sao cho
đồng hồ sẽ lớn hơn đường kính xylanh khoảng từ
0.5 đến 1.0 mm. (thanh đo bổ sung được đánh
dấu với kích thước của chúng (với khoảng cách
5mm), hãy dùng chiều dài này để tham khảo khi
chọn thanh đo thích hợp. Sau đó, tinh chỉnh bằng
vòng đệm).
(3) Ấn đầu di động khoảng 1mm khi đồng hồ so được
gắn vào thân của đồng hồ đo xylanh.

Thước kẹp Kích thước thanh bổ sung

Xilanh Đệm điều chỉnh

Vít đăt thanh bổ sung Ống xoay

Thanh bổ sung Vít đặt

(2/5)

Đồng hồ đo xylanh
2. Chỉnh điểm không của đồng hồ đo xylanh
(1) Đặt panme đến đường kính tiêu chuẩn đã đo
được bằng thước kẹp. Cố định đầu di động của
panme bằng kẹp hãm.
(2) Di chuyển đồng hồ đo xylanh bằng cách sử
dụng thanh đo bổ sung làm tâm quay.
(3) Đặt điểm không của đồng hồ đo xylanh (điểm
mà tại đó kim chỉ của đồng hồ thay đổi chiều
chuyển động).
Panme
Đầu di động
Kẹp
Giá
(3/5)

3. Đo đường kính của xylanh


(1) Ấn nhẹ phần dẫn hướng và cẩn thận đưa đồng
hồ vào ống xylanh.
(2) Di chuyển đồng hồ để tìm vị trí có khoảng cách
ngắn nhất.
(3) Read the dial at the position with the shortest
distance.
Phần dẫn hướng
Đầu đo
Phía dài hơn
Phía ngắn hơn

(4/5)

-19-
4. Đọc giá trị đo
(1) Đọc ở phía dài hơn
x+y
(2) Đọc ở phía ngắn hơn
x-z
x : Kích thước tiêu chuẩn
(Giá trị của panme)
y : Chỉ số đồng hồ (phía )
z : Chỉ số đồng hồ (phía )
Ví dụ:
87.00(x) – 0.05(z)=86.95mm
LƯU Ý :
(1) Tuân theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn sửa
chữa để biết vị trí đo.
(2) Tính độ ôvan và độ côn từ kích thước của xylanh.
Phía dài hơn Phía ngắn hơn Độ ôvan: A' – B' (A'>B')
:a' – b' (a'>b')
Hướng ngang Hướng trục khuỷu Độ côn: A' – a' (A'>a')
:B' – b' (B'>b')
* Đường kính xylanh được tạo thành từ một vòng tròn
chính xác. Tuy nhiên, lực ngang của píttông, nó ép từ
hướng ngang của đầu xylanh và píttông mà tiếp xúc
với nhiệt độ và áp suất cao. Do đó, đường kính xylanh
có thể trở nên ôvan hay côn một chút.

(5/5)

Dây đo nhựa
Ứng dụng
Được dùng để đo khe hở dầu của những vùng
được bắt chặt bằng các nắp, như cổ trục khuỷu và
cổ biên.
Dây đo nhựa được làm bằng nhựa mềm, và có 3
màu, mỗi mầu cho biết chiều dày khác nhau.

Dải đo khe hở:


Xanh lá cây: 0.025 ~ 0.076mm
Đỏ: 0.051 ~ 0.152mm
Xanh da trời: 0.102 ~ 0.229mm
Hướng dẫn
(1) Lau sạch cổ biên và bạc.
Dây đo Cân lực Phần rộng nhất của (2) Cắt một đoạn dây đo nhựa có chiều rộng bằng
nhựa dây đo với bạc.
Trục khủyu Bạc thanh Nắp thanh truyền (3) Đặt dây đo nhựa lên trên cổ biên như hình vẽ.
truyền
(4) Đặt nắp bạc lên trên cổ biên và xiết chặt nó với
Thanh Khe hở dầu mômen xiết tiêu chuẩn. Không xoay trục khuỷu.
truyền
(5) Tháo nắp bạc và dùng thước trên vỏ dây đo
nhựa để xác định chiều dày của dây đo nhựa
đã bị ép lại. Đo chiều dày ở phần rộng nhất của
dây đo.

(1/1)

-20-
Dưỡng đo khe hở điện cực bugi
Ứng dụng
Được dùng để đo và điều chỉnh khe hở điện cực bugi.
Phạm vi đo:
0.8 ~ 1.1mm
• Mỗi dây đo có chiều dày khác nhau được sử dụng
để đo khe hở bugi.
• Điện cực nối mát được bẻ cong bằng cách đặt nó
vào rãnh của dưỡng để điều chỉnh khe hở.
Hướng dẫn
(1) Lau sạch bugi.
(2) Đo khe hở tại chỗ nhỏ nhất.
(3) Dùng dưỡng mà có thể trượt với lực cản nhỏ,
Dưỡng Miếng điều Khe hở điện cực nhưng không lỏng, và đọc chiều dày.
chỉnh bugi

(1/3)

Điều chỉnh
Đặt phần rãnh của miếng điều chỉnh lên điện cực
nối mát của bugi, và bẻ điện cực để điều chỉnh.
Không chạm vào phần sứ hay điện cực giữa.
Điện cực nối mát
Điện cực giữa
Sứ cách điện
Miếng điều chỉnh

(2/3)

CHÚ Ý:
Bugi Platin và Iridium không yêu cầu điều chỉnh
khe hở trong khi kiểm tra định kỳ. Trong tình hình
hiện nay, bugi thông thường trừ loại Platin và
Iridium không cần phải kiểm tra nếu động cơ hoạt
động bình thường.
Bugi Platin
Bugi Iridium
Đường xanh da trời đậm
Platin
Đường xanh nõn chuối
Iridium
Miếng điều chỉnh

(3/3)

-21-
Thước lá
Ứng dụng
Dùng để đo khe hở hay rãnh xécmăng v.v.

(1/3)

Hướng dẫn
(1) Dùng để đo giá trị khe hở hay rãnh xécmăng
v.v.
(2) Nếu khe hở không thể đo được bằng một lá,
hãy dùng 2 hay 3 lá. Kết hợp các lá càng ít
càng tốt.

(2/3)

CHÚ Ý:
(1) Để tránh cong hay hỏng đầu thước, không ấn
mạnh thước vào khe hở cần đo.
(2) Trước khi cất thước đi, luôn lau sạch bề mặt và
bôi dầu để chống rỉ.

(3/3)

-22-
Đồng hồ đo điện TOYOTA
Ứng dụng
Đùng để đo điện áp, dòng điện, điện trở và tần số,
cũng dùng để đo thông mạch và kiểm tra đi ốt.
1. Công tắc chọn chức năng
Chuyển phạm vi tùy theo ý định sử dụng. Khi công
tắc này được đặt ở vị trí thích hợp, phạm vi đo tự
động thay đổi theo các tín hiêu vào.

2. Công tắc chọn dải đo


Nếu ở dải AUTO, vị trí của điểm thập phân và đơn
vị thay đổi tự động theo giá trị của tín hiệu vào.
Nếu đã biết giá trị của tín hiệu, dải đo có thể đặt
đến MAN (khôngn tự động). Điều này làm cho giá
trị đo ổn định hơn so với dải AUTO so vị trí của
điểm thập phân và đơn vị đo không thay đổi.

3. Màn hình hiển thị


Hiển thị đồ thị thanh ngoài hiển thị bằng số. Chức
năng này hữu ích đối với thời gian đọc thay đôi phụ
thuộc vào tín hiệu, mà khó đọc bằng số.

-23-
4. Các cực cắm đầu đo
Cắm đầu đo tùy theo phép đo.

5. Đầu đo
Có đầu đo tự chọn 400A (cho phép đo cường độ
dòng điện lớn), và các giắc nối đầu đo với nhiều
ứng dụng khác nhau
Đầu đo 400A
Kẹp vào dây điện để đo dòng.
Kẹp IC
Kẹp vào các cực nhỏ.
Kẹp bấm
Kẹp vào các cực. Không cần giữa để đo.
Chân nhỏ
Dùng để đo những cực như cực của ECU.
Đầu đo cơ bản
Đầu đo dùng để nối với các giắc khác nhau.

(1/4)

Hướng dẫn
1. Đo điện áp một chiều DC
(1) Nối đầu đo màu đen (-) vào cực COM, đầu đo
màu đỏ (+) vào cực V.
(2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở dải DC
điện áp ( V) .
(3) Đặt công tắc chọn dải đo ở vùng thích hợp để
đo điện áp
Điện áp (V)
Công tắc chọn dải đo
Công tắc chọn chức năng

-24-
2. Đo cường độ dòng DC
• Để đo dòng dưới 20A
(1) Nối đầu đo màu đen (-) vào cực COM, đầu
đo màu đỏ (+) vào cực 20A hay mA.
Đặt công tắc chọn chức năng đo ở dải đo
(2) 20A hay 400mA, và thay đổi dòng điện một
chiều bằng công tắc DC/AC để đo.
DC ( )
Cường độ dòng (A)
Công tắc DC/AC
Công tắc chọn chức năng

• Để đo dòng trên 20A


(1) Nối đầu đo màu đen (-) của đầu đo 400A với
cực COM đầu đo màu đỏ (+) vào cực EXT.
(2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở EXT và
công tắc DC/AC ở DC ( ) và tiến hành đo.
(3) Chuyển công tắc chọn công suất / phạm vi đo
trên đầu đo 400A. Điều chỉnh chỉ thị số đến
0.000 với nút chỉnh điểm không, và kẹp đầu đo
vào dây điện để đo theo chiều của dòng điện.
CHÚ Ý:
Khi đo dòng điện 20A hay 400mA, cẩn thận không
vượt quá dòng tiêu chuẩn.
Đầu đo 400A
Núm điều chỉnh điểm không
Chiều dòng điện
Công tắc nguồn/chọn phạm vi đo
DC ( )
Cường độ dòng điện (A)
Công tắc DC/AC
Công tắc chọn chức năng

(2/4)

3. Đo điện trở
(1) Nối đầu đo màu đen (-) và cực COM, và đầu đo
màu đỏ (+) vào cực (W).
(2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở (Ω / ) và
công tắc DC/AC ở điện trở (W).
(3) Chọn dải đo bằng công tắc chọn dải đo tùy theo
điện trở cần đo.
4. Kiểm tra thông mạch điện
(1) Nối đầu đo màu đen (-) và cực COM, và đầu đo
màu đỏ (+) vào cực .
(2) Đặt công tắc chọn chức năng đo ở Ω/ và công
tắc DC/AC ở . Take a measurement.

Công tắc chọn Điện Công tắc (3) Chuông sẽ kêu nếu điện trở của chi tiết được
chức năng trở(Ω) DC/AC kiểm tra thông mạch được 40Ω.

Công tắc chọn dải Thông


đo mạch

(3/4)

-25-
CHÚ Ý:
1. Thay thế pin
Thay pin trong đồng hồ nếu không thấy màn hình hiển
thị hay nếu màn hình hiển thị “BAT”.
Thay pin cho đầu đo 400A nếu đèn LED không sáng.
2. Tránh lưu kho hay để quên đồng hồ ở nơi có nhiệt độ
cao.
3. Không đựa bất kỳ tín hiệu nào, mà lớn hơn so với giới
hạn tối đa:
Giá trị đo lớn nhất cho
Chức năng đo Phạm vi
phép
Each
Điện áp một chiều DC1000V
range
Each
Điện áp xoay chiều AC750V
range
400mA 2A
Dòng điện một 20A 20A
chiều/xoay chiều
40A,
450A (600V)
400A
4. Khi sử dụng công tắc chọn chức năng, hãy lấy đầu đo
ra khởi mạch trước khi đo.
5. Sau khi sử dụng, chắc chắn rằng công tắc chọn chức
năng đo trên đồng hồ, công tắc nguồn trên đầu đo và
công tắc chọn dải đo được tắt OFF.

(4/4)

Các Thiết Bị Khác


Cầu nâng
• Nâng cao xe lên sao cho kỹ thuật viên có thể
đảm bảo được tư thế thuận tiện để làm việc
dưới gầm xe.
Có 3 loại cầu nâng với chức năng nâng, trụ
đỡ và phương pháp đỡ khác nhau.
Loại bàn
Loại 2 trụ
Loại 4 trụ

(1/4)

Hướng dẫn
1. Đặt xe
(1) Đặt xe vào giữa cầu nâng.
(2) Chỉnh cán bàn hay tay nâng vào vị trí như chỉ
ra trong hướng dẫn sửa chữa.
Tâm cầu nâng
Trọng tâm xe

(2/4)

-26-
CHÚ Ý:
Loại 2 trụ
• Điều chỉnh giá đỡ cho đến khi xe nằm ngang.
• Luôn khóa các tay đòn.
Loại 4 trụ
• Dùng khối chèn bánh xe và các cơ cấu an toàn.
Loại bàn
• Dùng các phần gắn thêm vào bàn nâng như chỉ ra trong
hướng dẫn sửa chữa.
CHÚ Ý:
• Gióng thẳng vị trí của phần gắn thêm vào bàn nâng với
những phần trên xe được đỡ.
• Không cho phép phần gắn thêm vào bàn nâng nhô ra
khỏi bàn nâng.
Đỡ
Khóa tay nâng
Hãm
Khối chèn bánh xe
Phần gắn thêm vào bàn nâng

(3/4)

2. Nâng lên/Hạ xuống


• Luôn phải kiểm tra an toàn trước khi nâng lên hay hạ
cầu nâng xuống, và phát tín hiệu cho người khác biết là
đang vận hành cầu nâng.
• Khi lốp xe nhấc lên khỏi mặt đất, hãy kiểm tra rằng xe
đã được đỡ đúng.
CHÚ Ý:
• Hãy lấy hành lý ra khỏi xe và nâng xe trống.
• Kiểm tra rằng không có vật gì trên đường nâng, ngoài
những phần đỡ.
• Không bao giờ nâng xe có trọng lượng vượt quá giới
hạn của cầu nâng.
• Xe có hệ thống treo khí cần vận hành đặc biệt do cấu
tạo của nó. Hãy tham khảo hướng dẫn sửa chữa để biết
thêm chi tiết.
• Không di chuyển khi xe được nâng lên.
• Cẩn thận khi tiến hành tháo và thay thế các chi tiết nặng
do trọng tâm của xe có thể thay đổi.
• Không nâng xe có cửa mở.
• Nếu còn công việc chưa hoàn thành trong khoảng thời
gian nhất định, luôn hạ xe xuống.

(4/4)

Kích
Dùng áp suất thủy lực để nâng phần đầu xe lên.
• Vận hành cần đẩy làm tăng áp suất dầu và làm cho cần nâng
xe lên.
• Một số kiểu dùng áp suất không khí để tăng áp suất dầu.
• Có nhiều kiểu với tải trọng nâng khác nhau (đo bằng tấn).
Giá đỡ
Đỡ xe đã được nâng bới kích.
• Chiều cao xe có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí
chốt
Cần xả Cần đẩy Tay nâng

Đĩa đỡ Bánh xe Bánh xe tự lựa

Nút nâng (loại khí) Ống không khí (loại khí) Chốt

Lỗ định vị

(1/5)

-27-
Hướng dẫn
1. Chuẩn bị
(1) Kiểm tra điểm đặt kích và điểm đỡ bằng giá đỡ
trong hướng dẫn sửa chữa trước khí kích xe
lên.
(2) Chắc chắn rằng giá đỡ được đặt ở cùng môt độ
cao. Vị trí của chúng gần với xe.
(3) Đặt các khối chèn bánh xe ở phía trước bánh
xe trước trái và phải (nếu xe được kích từ phía
sau).

(2/5)

2. Kích xe lên
(1) Xiết chặt tay xả kích.
(2) Đặt kích ở vị trí tiêu chuẩn và nâng xe lên, chú ý
hướng.
CHÚ Ý:
• Xe thường được kích lên từ phía sau. Tuy nhiên,
thứ tự có thể thay đổi tùy theo kiểu xe.
• Dùng gối đỡ cho xe 4WD có bộ vi sai đặt lệch.
• Không kích vào dầm xoắn.
CHÚ Ý:
• Luôn thao tác trên bề mặt phẳng, và lấy tất cả
hành lý ra khỏi xe.
• Luôn dùng giã đỡ khi kích xe lên. Không chui
xuống dưới gầm xe cho đến khi đặt xong giá đỡ.
• Không sử dụng nhiều kích một lúc.
• Không nhấc xe vượt quá tải trọng cho phép của
kích.
• Xe có hệ thống treo khí cần vận hành đặc biệt do
cấu tạo của nó. Hãy tham khảo hướng dẫn sửa
chữa để biết thêm chi tiết.
(3/5)

3. Đỡ bằng giá đỡ
(1) Đặt chân của giá đỡ như trong hình vẽ, và
gióng thẳng rãnh cao su trên giá đỡ với thân
xe.
(2) Kiểm tra lại chiều cao của giá đỡ sao cho xe ở
vị trí nằm ngang.
(3) Nới lỏng dần tay xả kích, và khi tải được đặt
lên giá đỡ, gõ nhẹ vào chân giá đỡ bằng búa
để kiểm tra rằng chúng chạm hết lên mặt đất.
(4) Lấy kích ra sau khi kiểm tra.
CHÚ Ý:
• Không chui xuống dưới gầm xe trong khi
đang nâng lên hay lấy giá đỡ ra

(4/5)

-28-
4. Hạ xe xuống
(1) Đặt kích vào vị trí tiêu chuẩn, và nâng xe lênm
hãy chú ý đến hướng.
(2) Lấy giá đỡ ra.
(3) Nới lỏng dần tay xả và hạ nhẹ tay kích xuống.
(4) Khi lốp xe đã chạm hẳn xuống đất, hãy đặt các
khối chèn bánh xe.
CHÚ Ý:
• Xe thường được kích lên từ phía sau. Tuy
nhiên, thứ tự có thể thay đổi tùy theo kiểu xe.
CHÚ Ý:
• Tiến hành kiểm tra an toàn trước khi nâng xe
lên hay hạ xe xuống, báo hiệu cho người
Tay xả kích Tay kích Tay nâng xung quanh về thao tác đang diễn ra. Kiểm
tra rằng không có vật gì bên dưới xe trước khi
hạ xuống.
• Nới lỏng dần tay xả và hạ nhẹ tay kích xuống.
• Khi không sử dụng kích, hãy hạ thấp tay nâng
và dựng nó lên.
(5/5)

-29-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dấu Đúng hay Sai cho các câu sau đây:

Các câu trả


No. Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng

Tháo và lắp lại các bulông và đai ốc bằng cách sử dụng những dụng cụ
1 tùy theo chi tiết. Hãy chọn dụng cụ bằng thứ tự ưu tiên như sau. Đúng Sai
(1)Bộ đầu khẩu --> (2)Bộ chòng --> (3)Cờlê wrench.

Khi sử dụng giá đỡ, hãy đỡ xe ở đầu trước và sau của phần tấm thép
2 Đúng Sai
chống đá văng.

Trong khi xiết chặt bulông hay đai ốc lần cuối, hãy sử dụng cân lực để
3 Đúng Sai
xiết nó đến mômen tiêu chuẩn theo như hướng dẫn sửa chữa.

4 Có một phương pháp nâng xe lên bằng cách sử dụng đồng thời 2 kích. Đúng Sai

Khi đo kích thước của chi tiết, hãy dùng thiết bị đo với độ chính xác phù
5 Đúng Sai
hợp với độ chính xác yêu cầu của chi tiết đó.

Câu hỏi-2

Một dưỡng có đồng hồ so có kim dài quay một vòng khi đầu đo di chuyển 2mm. Giá trị đo nào trong số những giá trị đưa
ra dưới đây cho thấy giá trị đúng của dưỡng khi kim dài chỉ "20"?

0.02mm 0.2mm 2mm 20mm

-30-
Câu hỏi-3

Dụng cụ đo nào trong các dụng cụ đo sau đây là thích hợp nhất để đo đường kính ngoài của píttông?

Độ chính xác yêu cầu:0.01mm 1. Thước kẹp 2. Pan me


Độ chính xác phép đo:0.05mm Độ chính xác phép đo:0.01mm

3. Đồng hồ đo xylanh 4. Dưỡng có đồng hồ so


Độ chính xác phép đo:0.01mm Độ chính xác phép đo:0.01mm

1 2 3 4

Câu hỏi-4

Hãy khớp những dụng cụ dưới đây với tên tương ứng trong nhóm từ.

(1) ( ) wrench (2) ( ) wrench

(3) ( ) wrench (4) ( ) wrench

a) Cờlê b) Mỏ lết c) Súng hơi giật d) Tôvít hơi e) Cân lực f) Đầu khẩu bugi g) Đầu khẩu
h) Tròng

-31-
Mục Đích Của Bảo Dưỡng Định Kỳ
Mục Đích Của Bảo Dưỡng Định Kỳ
Xe ôtô được cấu tạo bởi một số lượng lớn
các chi tiết, chúng có thể bị mòn, yếu hay ăn
mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện
hay khoảng thời gian sử dụng. Các chi tiết
cấu tạo nên xe, mà có thể dự đóan được
rằng tính năng của chúng giảm đi, cần phải
được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh
hay thay thế để duy trì tính năng của chúng.
Bằng cách tiến hành bảo dưỡng định kỳ, có
thể đạt được những kết quả sau, nhằm đảm
bảo sự tin tưởng và yên tâm cho khách hàng:
1. Có thể ngăn chặn được những vấn đề lớn có
thể xảy ra sau này.
2. Xe ôtô có thể duy trì được trạng thái mà thỏa
mãn được những tiêu chuẩn của pháp luật.
3. Kéo dài tuổi thọ của xe.
4. Khách hàng có thể tiết kiệm và lái xe an toàn.

(1/1)

Lịch Bảo Dưỡng


Những hạng mục công việc của bảo dưỡng định
kỳ và chu kỳ sửa chữa của xe được chỉ rõ trong
bảng lịch bảo dưỡng định kỳ trong Hướng dẫn
sử dụng, Bổ sung hướng dẫn sử dụng hay Sổ
bảo hành v.v.
Lịch bảo dưỡng được quy định bởi những yếu
tố sau: kiểu xe, tuổi của xe, nước sử dụng, hay
cách sử dụng xe.
T, R, I, A, L là viết tắt của các thao tác bảo dưỡng.
T = Xiết chặt đến mômen tiêu chuẩn
R = Thay thế hay thay đổi
I = Kiểm tra và chỉnh sửa hay thay thế nếu cần
A = Kiểm tra và/hay điều chỉnh nếu cần
L = Bôi trơn

(1/3)

Chu kỳ bảo dưỡng

Chu kỳ bảo dưỡng được xác định tùy theo


quãng đường xe đi được và khoảng thời gian
sử dụng xe tính từ lần bảo dưỡng trước.

Ví dụ, nếu lịch bảo dưỡng cho một chi tiết nào
đó được nêu ra là 40,000 km hay 24 tháng,
việc bảo dưỡng sẽ đến hạn tại thời điểm mà
một trong hai điều kiện này thỏa mãn. Xe này
do đó đến hạn bảo dưỡng như sau:
Lái xe 40,000 km/12 tháng sau lần bảo dưỡng
trước ( ) hay lái xe 5,000 km/24 tháng sau
lần bảo dưỡng trước ( ).

(2/3)

-1-
Nếu xe được sử dụng dưới bất kỳ một trong
các điều kiện sau đây, sẽ cần phải bảo
dưỡng thường xuyên:

1. Điều kiện mặt đường


Đường xấu hay có nhiều bùn, đường có tuyết
đang tan, đường có nhiều bụi
2. Điều khiển lái xe
(1) Xe được sử dụng để kéo rơmóc, hay
kéo theo xe cắm trại hay chở đồ ở trên
nóc.
(2) Xe dùng để lặp lại những quãng
đường ngắn dưới 8 km liên tục với
nhiệt độ dưới không.
(3) Xe được sư dụng làm xe tuần tra cảnh
sát, taxi hay xe giao hàng, hay chạy
với quãng đường dài ở tốc độ thấp.
(4) Xe được lái với tốc độ cao hơn 2 giờ
liên tục (80% tốc độ tối đa của xe).
Xe lái trên đường xấu
Xe lái với tốc độ cao
Xe cắm trại

(3/3)

-2-
Mô Tả
Mô Tả
Đối với việc bảo dưỡng định kỳ, kỹ thuật viên chủ
yếu kiểm tra những chức năng cần thiết nhằm đảm
bảo cho xe hoạt động an toàn. Việc kiểm tra được
thực hiện như sau:
1. Kiểm tra hoạt động:
Đèn, động cơ, gạt nước, hệ thống lái v.v.
2. Kiểm tra bằng quan sát:
Lốp, hình dáng bên ngoài v.v.
3. Các chi tiết cần thay thế định kỳ:
Dầu động cơ, lọc dầu động cơ v.v.
4. Kiểm tra xiết chặt:
Hệ thống treo, ống xả v.v.
5. Kiểm tra mức dầu và dung dịch:
Dầu động cơ, dầu trợ lực lái, nước làm mát
chống đóng băng, dầu phanh v.v.
Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sửa chữa để biết
thêm chi tiết về các hạng mục kiểm tra, bao gồm
các giá trị tiêu chuẩn, mômen xiết và lượng dầu
mỡ bôi trơn.

(1/1)

Hiệu Quả Công Việc


Nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, chúng
ta sẽ tập trung vào việc loại bỏ “muri” (một cách vô
lý), “muda” (lãng phí), and “mura” (thất thường).
Điều này được thực hiện bằng cách rút ngắn quãng
đường di chuyển, và giảm số lần di chuyển xung
quanh xe, giảm những vị trí làm việc vô lý, giảm số
lần vận hành cầu nâng, và loại bỏ thời gian chết.
Các công việc trong chương này đuợc thực hiện
dựa trên cơ sở “một kỹ thuật viên cho một vị trí làm
việc”.
1. Rút ngắn đường di chuyển xung quanh xe khi
làm việc
(1) Cố gắng tậo trung càng nhiều công việc trong vào
một khu vực càng tốt, và thực hiện tất cả cùng một
lúc.
(2) Đường di chuyển xung quanh xe phải bắt đầu từ ghế
lái xe và kết thúc sau khi kỹ thuật viên đã kết thúc một
vòng làm việc xung quanh xe.
(3) Dụng cụ, thiết bị và phụ tùng thay thế phải dược
chuẩn bị từ trước và đặt ở trong pham vi dễ với tới.
2. Cải thiện tư thế làm việc
Tư thế đứng là tư thế cơ bản khi làm việc. Do đó
hãy cố gắng giảm tối đa tư thế ngồi hay cúi
3. Loại bỏ thời gian chết
Loại bỏ thời gian chết bằng cách kết hợp những
công việc như xả dầu và hâm nóng động cơ với các
công việc khác
4. Giảm số lần vận hành cầu nâng
Phân loại công việc thành những mục nhỏ theo vị trí
cầu nâng và tập trung những công việc đó lại, sao
cho tất cả công việc mà có thể thực hiện ở cùng một
vị trí được tiến hành cùng một lúc

(1/1)

-1-
Vị trí cầu nâng và đường di chuyển
Phần này mô tả đường di chuyển khi làm việc ứng với
từng vị trí cầu nâng.
Với nguyên tắc, 9 vị trí cầu nâng được mô tả ở đây sẽ
cho phép kỹ thuật viên hoàn thành tất cả công việc. Do
đó, có thể tiến hành kiểm tra hiệu quả bằng cách giảm
thiểu số lần vận hành cầu nâng.
1. Vị trí cầu nâng 1 (Xe chưa nâng lên)
2. Vị trí cầu nâng 2 (Xe được nâng lên thấp)
3. Vị trí cầu nâng 3 (Xe được nâng lên cao)
4. Vị trí cầu nâng 4 (Xe được nâng lên trung
bình)
5. Vị trí cầu nâng 5 (Xe được nâng lên thấp)
6. Vị trí cầu nâng 6 (Xe được nâng lên trung
bình)
7. Vị trí cầu nâng 7 (Xe được hạ thấp bánh xe
chạm đất)
8. Vị trí cầu nâng 8 (Xe được nâng lên cao)
9. Vị trí cầu nâng 9 (Xe không được nâng lên)
10. Thử trên đường
Quy trình kiểm tra

Vị trí cầu nâng 1 (Xe chưa nâng lên)


Bắt đầu kiểm tra với ghế lái xe và đi hết một vòng
xung quanh xe trong khi đo kiểm tra các phần
bên ngoài và bên trong

(2/10)

-2-
Vị trí cầu nâng 2 (Xe được nâng lên thấp)
Ở đây chúng ta sẽ kiểm tra các khớp cầu (rôtuyn)
của hệ thống treo

(3/10)

Vị trí cầu nâng 3 (Xe được nâng lên cao)


Kiểm tra phần bên dưới gầm xe.
Để giảm thời gian chết, kiểm tra xe khi dầu động
cơ được xả ra, bằng cách di chuyển từ phía
trước đền phía sau xe và sau đó vòng lại.

(4/10)

Vị trí cầu nâng 4 (Xe được nâng lên trung


bình)
Đi vòng quanh xe một lần, chủ yếu kiểm tra bánh
xe và phanh.

(5/10)

-3-
Vị trí cầu nâng 5 (Xe được nâng lên thấp)
Kiểm tra bó phanh, và xả dầu phanh ra khỏi
xylanh phanh chính.

(6/10)

Vị trí cầu nâng 6 (Xe được nâng lên trung


bình)
Thay dầu phanh và lắp các bánh xe.

(7/10)

Vị trí cầu nâng 7 (Xe được hạ thấp bánh xe


chạm đất)
Việc kiểm tra được thực hiện chủ yếu trong
khoang động cơ. Tuy nhiên, do việc kiểm tra
những khu vực khác cũng được thực hiện, chúng
phải được kết hợp một cách có hiệu quả.
Để giảm thời gian chết, hãy xắp xếp các thao tác
sao cho chúng có thể được thực hiện hiệu quả
trước khi khởi động động cơ, trong khi hâm nóng
và sau khi hâm nóng.

(8/10)

-4-
Vị trí cầu nâng 8 (Xe được nâng lên cao)
Tiến hành kiểm tra lần cuối của những khu vực
kiểm tra, các phụ tùng thay thế, và rò rỉ dầu.

(9/10)

Vị trí cầu nâng 9 (Xe không được nâng lên)


Lau sạch các khu vực trên xe và tiến hành các
công việc chăm sóc xe khác.

(10/10)

Vị Trí Cầu Nâng 1

Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 1


[Các thao tác trước khi kiểm tra]
• Đặt các tấm phủ sườn, phủ đầu xe, thảm trải sàn,
bọc ghế và bọc vôlăng.
• Kiểm tra dầu và dung dịch và đặc các khối chèn bánh
xe.
Cửa sau trái
• Công tắc đèn cửa
• Bulông và đai ốc thân xe (cửa, ghế và đai an toàn)
Nắp bình nhiên liệu
Phía sau
• Hệ thống treo
• Các đèn
• Bulông và đai ốc thân xe (cửa khoang hành lý)
• Lốp dự phòng
[Kiểm tra] Cửa sau phải
Ghế lái xe • Công tắc đèn cửa
• Các đèn • Phanh • Bulông và đai ốc thân xe (cửa, ghế và đai an toàn)
• Rửa kính trước • Li hợp Cửa trước phải
• Gạt nước trước • Vô lăng • Công tắc đèn cửa
• Còi • Chuẩn bị kiểm tra • Bulông và đai ốc thân xe (cửa, ghế và đai an toàn)
• Phanh đỗ bên ngoài Phía trước.
Cửa lái xe (trước trái) • Hệ thống treo
• Công tắc đèn cửa • Các đèn
• Bulông và đai ốc thân xe (cửa, ghế và đai an toàn) • Bulông và đai ốc thân xe (nắp capô)

(1/1)

-5-
Các công việc trước khi kiểm tra
Trước khi kiểm tra, hãy đặt thảm sàn xe, các tấm
che v.v. lên xe của khách hàng để giữ cho nó
không bị bẩn hay xước, và chuẩn bị bắt đầu kiểm
tra.

Ghế lái xe:


• Đặt bọc ghế
• Đặt thảm trải sàn
• Lắp bọc vôlăng
• Mở nắp capô
(bằng cách kéo cần nhả nắp capô)
Phía trước xe:
• Mở nắp capô
• Đặt tấm phủ sườn
• Đặt tấm phủ đầu xe
• Đặt các khối chèn vào bánh xe
(1/2)

Khoang động cơ:


• Kiểm tra dầu và dung dịch.
Nước làm mát
Kiểm tra rằng có nước làm mát trong bình
chứa.
Dầu động cơ
Sử dụng que thăm dầu, kiểm tra mức dầu
động cơ.
Dầu phanh
Kiểm tra rằng có dầu phanh ở trong bình
chứa của xylanh phanh chính.
Nước rửa kính
Dùng quy thăm, kiểm tra mức nước rửa
kính.
Mục đích của việc kiểm tra dầu và dung dịch này
Bình chứa nước làm mát Que thăm dầu động cơ
là để xác định xem có lượng dầu và dung dịch tối
Bình chứa dầu xi lanh phanh chính Que thăm nước rửa
kính thiểu để khởi động động cơ và vận hành gạt nước
Nắp lỗ đổ dầu trong quá trình kiểm tra hay không. Để biết chi tiết
hơn, hãy tham khảo vị trí 7.
• Tháo nắp đổ dầu (để xả dầu động cơ)

(2/2)

Các đèn (ghế lái xe)


1. Hoạt động
Với khoá điện bật ON, kiểm tra xem đền của xe
có sáng hay nháy đúng không. Hãy sử dụng
gương để kiểm tra đèn bên ngoài.
LƯU Ý:
Cụm công tắc độ sáng đèn bao gồm công tắc đèn
xinhan và bật đèn pha giữa các chế độ Pha/Cốt
(Hi/Lo)

-6-
(1) Bật công tắc điều khiển đèn một nấc, và sau
đó kiểm tra rằng các đèn sau sáng lên.
• Đèn kích thước
• Đèn soi biển số
• Đèn hậu
• Đèn bảng táplô

(2) Kiểm tra rằng đèn pha (chế độ cốt) sáng khi
bật công tắc điều khiển 2 nấc. Sau đó, kéo
công tắc độ sáng về phía sau để kiểm tra đèn
pha (chế độ pha) sáng lên
• Đèn pha (chế độ cốt)

• Đèn pha (chế độ pha) và đèn báo

(1/2)

-7-
(3) Kiểm tra rằng các đèn sau nháy hay sáng bình
thường khi kéo công tắc độ sáng đèn về phía
trước hay di chuyển công tắc đèn xinhan
xuống và lên.
• Bộ nháy đèn pha và đèn báo

• Đèn xinhan phải và đèn báo

• Đèn xinhan trái và đèn báo

-8-
(4) Kiểm tra rằng các đèn sau sáng hay nháy bình
thường khi bật từng công tắc.

• Đèn nháy khẩn cấp và đèn báo

• Đèn phanh (khi đèn hậu sáng)

• Đèn lùi

(1/2)

-9-
• Đèn trần
LƯU Ý:
Khi trên xe có hệ thống đèn chạy ban ngày, cách
vận hành công tắc và đèn khác với ở trên.
2. Hoạt động tự trả về của công tắc độ sáng
(1)Với xe hướng thẳng về phía trước, hãy bật
công tắc độ sáng lên (xuống) và xoay vôlăng
khoảng 90 ° theo chiều kim đồng hồ (ngược
chiều kim đồng hồ).
(2)Trả vôlăng về vị trí ban đầu của nó và kiểm tra
rằng công tắc độ sáng đèn đã trả về vị trí trung
gian.
3. Hoạt động của đèn cảnh báo trên đồng hồ táplô
(1)Bật khoá điện ON và kiểm tra rằng tất cả các
đèn báo sáng lên.
• Đèn báo ắc quy phóng điện
• Đèn báo hư hỏng (MIL)
• Đèn báo áp suất dầu v.v..
(2)Kiểm tra rằng các đèn cảnh báo tắt đi sau khi
động cơ đã khởi động. Trong trường hợp đèn
báo có nhiều loại, hãy tham khảo Hướng dẫn
sử dụng

(2/2)

Phun nước rửa kính


Khởi động động cơ và kiểm tra việc phun nước
rửa kính. Khi động cơ tắt, ắc quy bắt đầu yếu và
nó khó có thể đạt được lực phun đủ lớn.
Hoạt động
(1) Khởi động động cơ.
(2) Kiểm tra rằng bộ phun nước rửa kính phun ra
với áp suất đủ lớn.
Nếu xe được trang bị chức năng gạt kết hợp với
phun nước, hãy kiểm tra rằng gạt nước hoạt
động cùng lúc.
(3) Kiểm tra rằng vùng phun nước nằm giữa vùng
gạt, và điều chỉnh nếu cần thiết.
CHÚ Ý:
Môtơ sẽ cháy nếu gạt nước hoạt động mà không có nước

(1/1)

Gợi ý khi sửa chữa


Điều chỉnh vị trí phun của bộ rửa kính
Cắm một đoạn dây vừa với lỗ của vòi phun
nước rửa kiính vào trong vòi phun để điều chỉnh
hướng phun. Chỉnh vòi phun sao cho nước rửa
phun vào khoảng giữa của vùng gạt của gạt
nước

(1/1)

-10-
Gạt nước rửa kính
CHÚ Ý:
Để tránh xước kính chắn gió, hãy phun nước
rửa kính trước khi vận hành gạt nước.
1. Hoạt động
Gạt công tắc gạt nước để kiểm tra từng chức
năng gạt nước có hoạt động bình thường không.
LƯU Ý:
Các chức năng gạt nước
• Lo (Chậm)
• Hi (Nhanh)
• Ngắt quãng
Gạt nước hoạt động ngắt quãng với tốc độ
chậm.
Một số loại gạt nước, chu kỳ gạt có thể điều
chỉnh được.
• Chức năng gạt sương
Gạt nước sẽ hoạt động một lần khi công tắc
được bật đến MIST.
2. Vị trí không hoạt động
Kiểm tra rằng gạt nước tự động dừng ở vị trí
không hoạt động khi công tắc tắt OFF.
3. Tình trạng gạt
Phun nước rửa kính và kiểm tra xem gạt nước
không cho thấy những vấn đề sau
Có để lại vết gạt
Gạt không hết

(1/1)

Còi
Hoạt động
• Kiểm tra còi bằng cách xem nó có kêu không
khi ấn núm còi dọc theo chu vi của vô lăng.
• Kiểm tra xem âm lượng và âm sắc có đều
không.
LƯU Ý:
• Không cần thiết phải kiểm tra toàn bộ volăng
của xe có trang bị túi khí.
• Một số kiểu xe có còi đơn và một số khác có
còi kép với âm sắc cao và thấp

(1/1)

-11-
Phanh Đỗ
1. Hành trình cần phanh
Kiểm tra rằng khi cần phanh tay được kéo lên,
hành trình của nó nằm trong số nấc nhất định
(tiếng click nghe thấy khi kéo). Nếu nó nằm ngoài
tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh hành trình cần phanh
tay.
LƯU Ý:
Khi hành trình cần phanh tay nằm ngoài giá trị tiêu
chuẩm, hãy điều chỉnh khe hở guốc phanh sau
hay guốc phanh tay rồi sau đó lặp lại việc kiểm
tra. Hãy lặp lại quá trình này nếu cần thiết, sau đó
điều chỉnh hành trình cần phanh tay.
2. Hoạt động của đèn báo
Với khoá điện bật ON, kiểm tra để chắc chắn khi
kéo rằng cần phanh tay, đèn báo sáng lên trước
khi cần phanh tay chạm đến nấc đầu tiên.
Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để biết
hướng dẫn để nhả cần phanh tay (loại bàn đạp).

(1/1)

THAM KHẢO:
Các loại cần phanh đỗ

Loại cần ở giữa


Loại cần kéo
Loại bàn đạp

(1/1)

Lưu ý khi sửa chữa:


Điều chỉnh hành trình cần phanh đỗ
LƯU Ý:
Trước khi điều chỉnh hành trình cần phanh tay
(hay bàn đạp), hãy chắc chắn rằng khe hở guốc
phanh tay đã được điều chỉnh.

1. Nới lỏng đai ốc hãm.


2. Xoay đai ốc điều chỉnh hay lục giác điều
chỉnh cho đến khi cần hay bàn đạp phanh tay
điều chỉnh đúng.
3. Xiết chặt đai ốc hãm

Đai ốc hãm Đai ốc điều chỉnh Lục giác


Loại cần ở giữa Loại cần kéo Loại bàn đạp điều chỉnh

(1/1)

-12-
Hệ thống phanh
1. Tình trạng bàn đạp
Kiểm tra để chắc chắn rằng bàn đạp không cho thấy có
các vấn đề sau:
• Độ nhạy
• Bàn đạp không đi hết xuống
• Tiếng kêu không bình thường
• Quá lỏng
2. Độ cao bàn đạp
Hãy dùng thước để đo độ cao bàn đạp phanh. Nếu nó
nằm ngoài phạm vi định truớc, hãy điều chỉnh độ cao bàn
đạp.
LƯU Ý:
Đo khoảng cách từ sàn xe đến bề mặt trên của bàn đạp
phanh. Nếu phải đo trên thảm trải sàn, thi giá trị tiêu chuẩn
phải trừ đi chiều dày của thảm, hay thảm và tấm nhựa.

(1/3)

Lưu ý khi sửa chữa:


Điều chỉnh độ cao của bàn đạp phanh
1. Nới lỏng đai ốc hãm.
2. Xoay cần đẩy của bàn đạp cho đến khi độ
cao của bàn đạp nằm trong tiêu chuẩn.
3. Xiết chặt đai ốc hãm.
4. Sau khi điều chỉnh độ cao bàn đạp, hãy kiểm
tra hành trình tự do
Độ cao bàn đạp
Đai ốc hãm Cần đẩy bàn đạp

(1/1)

3. Hành trình tự do của bàn đạp


Với động cơ không hoạt động, hãy đạp bàn đạp
phanh vài lần* để vô hiệu hoá bộ trợ lực phanh. Sau
đó, ấn nhẹ bàn đạp bằng ngón tay và đo hành trình
tự do của bàn đạp bằng thước.
* Trên những xe có trang bị bộ trợ lực phanh thuỷ lực,
hãy đạp bàn đạp ít nhất 40 lần.
LƯU Ý:
• Khi bạn ấn nhẹ bàn đạp phanh bằng ngón tay, chuyển
động của bàn đạp thay đổi theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Độ giơ tại chốt chạc và chốt xoay.
Giai đoạn thứ hai: chuyển động của cần đẩy ngay trước
khi áp suất thuỷ lực tăng lên.
Tổng chuyển động của trạng thái thứ nhất và thứ hai là
hành trình tự do.
• Khi điều chỉnh độ cao bàn đạp, thì hành trình tự do
được điều chỉnh tự động.
4. Khoảng cách dự trữ của bàn đạp
Khi động cơ đang hoạt động và phanh tay nhả ra, đạp
phanh với lực đạp 50 kgf và đo khoảng cách dự trữ của
bàn đạp bằng thước để kiểm tra xem nó có trong phạm vi
cho phép hay không. Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sửa
chữa để biết giá trị tiêu chuẩn.
LƯU Ý:
Đo khoảng cách từ sàn xe đến bề mặt trên của bàn đạp
phanh. Nếu phải đo trên thảm trải sàn, thi giá trị tiêu chuẩn
phải trừ đi chiều dày của thảm, hay thảm và tấm nhựa

(2/3)

-13-
5. Trợ lực phanh
Đạp phanh và kiểm tra xem trợ lực phanh có hoạt
động bình thường không.

(1) Kiểm tra hoạt động

(2) Kiểm tra độ kín khí


Kiểm tra những mục sau:
Độ chân không bên trong trợ lực phanh được duy
trì.
Buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay
đổi được cách ly kín.
Van không khí cho phép không khí đi vào

-14-
(3) Kiểm tra chân không
Kiểm tra rằng không có rò rỉ áp suất chân không
trong buồng trợ lực phanh.
LƯU Ý:
Trên xe có lắp trợ lực phanh thuỷ lực, chỉ kiểm
tra hoạt động

(3/3)

Ly hợp
1. Rò rỉ dầu của xylanh chính
Kiểm tra xylanh chính để chắc chắn rằng dầu
không bị rỏ rỉi vào trong cabin.
2. Đạp bàn đạp
Kiểm tra rằng không có những vấn đề sau khi đạp
bàn đạp ly hợp:
• Bàn đạp bị hẫng
• Tiếng kêu không bình thường
• Quá lỏng
• Cảm giác nặng

(1/3)

3. Độ bao bàn đạp


Hãy dùng thước để kiểm tra xem độ cao bàn đạp
có nằm trong tiêu chuẩn hay không.
Nếu nó nằm ngoài tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh độ
cao bàn đạp.
LƯU Ý:
Đo khoảng cách từ sàn xe đến bề mặt trên của
bàn đạp ly hợp. Nếu phải đo trên thảm trải sàn, thi
giá trị tiêu chuẩn phải trừ đi chiều dày của thảm,
hay thảm và tấm nhựa.
4. Hành trình tự do bàn đạp
Hãy nhấn bàn đạp bằng ngón tay và đo hành trình
tự do của bàn đạp bằng thước. Kiểm tra xem
hành trình tự do có nằm trong tiêu chuẩn hay
không. Nếu ngoài tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh hành
trình tự đo.
LƯU Ý:
Khi nhấn bàn đạp bằng ngón tay, cảm giác bàn
đạp sẽ trở lên nặng dần theo 2 bước, như sau:
Bước 1: Bàn đạp di chuyển cho đến khi cần đẩy
chạm vào píttông xylanh chính.
Bước 2: Bàn đạp di chuyển cho đến khi xylanh
phanh chính làm cho áp suất thuỷ lực tăng lên.
Hành trình tự do của bàn đạp được xác định bằng
độ dịch chuyển của bàn đạp diễn ra cho đến khi
vòng bi cắt ly hợp ép vào lò xo mặt trời.

(2/3)

-15-
Gợi ý khi sửa chữa
Điều chỉnh bàn đạp ly hợp
1. Điều chỉnh độ cao
(1) Nới lỏng đai ốc bulông hãm.
(2) Xoay bulông hãm cho đến khi độ cao bàn
đạp đúng tiêu chuẩn.
(3) Xiết chặt đai ốc bulông hãm.
2. Điều chỉnh hành trình tự do
(1) Nới lỏng đai ốc hãm cần đẩy.
(2) Xoay cần đẩy cho đến khi hành trình tự do
Độ cao bàn đạp Hành trình tự do đúng tiêu chuẩn.
Đai ốc hãm bulông Bulông hãm Đai ốc hãm
(3) Xiết chặt đai ốc hãm cần đẩy.
cần đẩy
Cần đẩy bàn đạp (4) Sau khi điều chỉnh hành trình tự do, hãy
kiểm tra độ cao bàn đạp

(1/1)

5. Điểm cắt ly hợp


Với động cơ chạy không tải, đạp hết bàn đạp ly
hợp đến sát sàn, và chuyển số về số 1. Sau đó,
nhả dần bàn đạp ly hợp cho đến khi ly hợp hơi ăn
khớp. Dùng thước để đo độ dịch chuyển này.
6. Mòn ly hợp, tiếng kêu và độ cứng bàn đạp
Khi động cơ chạy không tải, nhấn bàn đạp ly hợp,
chuyển về số 1 hay số lùi, và kiểm tra xem có
tiếng kêu bất thường không và việc chuyển số có
êm không. Cũng như kiểm tra xem có tiếng kêu
bất thường hay độ cứng bàn đạp có chấp nhận
được không khi đạp nó

(3/3)

Vô lăng
1. Hành trình tự do
Trên xe có trang bị hệ trợ lực thống lái, khởi động
động cơ, và xe hướng thẳng về phía trước. Nhẹ
nhàng xoay vôlăng và dùng thước để đo chuyển
động (hành trình tự do) của vôlăng cho đến khi
bánh xe bắt đầu chuyển động.
2. Lỏng và rung
Cầm vôlăng bằng cả hai tay. Lắc nó theo phương
đứng, dọc trục và sang hai bên để chắc chắn rằng
nó không bị lỏng hay rung.
LƯU Ý:
Trên xe có trang bị tay lái nghiêng hay tay lái
trượt, hãy kiểm tra độ lỏng trong toàn bộ phạm vi
chuyển động của vôlăngl.
3. Bật khoá điện đến vị trí ACC Hãy giữ cho
vôlăng không bị khoá và có thể chuyển động tự do
bằng cách bật khoá điện đến vị trí ACC

(1/1)

-16-
Chuẩn bị kiểm tra bên ngoài để nâng xe lên
Chuẩn bị kiểm tra bên ngoài
Tiến hành các bước chuẩn bị sau để sao cho việc
kiểm tra bên ngoài có thể tiến hành thuận tiện.

1. Mở nắp khoang hành lý và nắp đổ nhiên liệu.


2. Bật công tắc đèn trong xe đến "DOOR".
3. Chuyển cần số về vị trí trung gian.
4. Nhả cần phanh tay

(1/1)

Công tắc đèn cửa


Hoạt động
Kiểm tra để chắc chắn rằng đèn trần sáng lên
khi cửa mở ra và tắt khi tất cả các cửa đóng.
Đèn trần của xe được trang bị với hệ thống
chiếu sáng khi vào xe sẽ không tắt ngay lập
tức. Do đó hãy đợi một vài giây để kiểm tra rằng
đèn tắt đi

Công tắc đèn cửa

(1/1)

Đai ốc và bulông thân xe


Lỏng
Kiểm tra xem bulông và đai ốc tại những khu vực
sau có bị lỏng không:
• Đai an toàn (ở từng cửa)
• Ghế (ở từng cửa)
• Cửa (ở từng vị trí cửa)
• Nắp capô (ở phần trước)
• Cửa khoang hành lý (ở phần sau)

(1/1)

-17-
Nắp bình nhiên liệu
1. Biến dạng hay hỏng
Kiểm tra để chắc chắn rằng nắp bình xăng cũng
như gioăn không bị biết dạng hay hỏng. cũng như
kiểm tra van chân không xem có bị rỉ hay kẹt
không.
2. Trạng thá lắp
Kiểm tra để chắc chắn rằng nắp bình xăng được
bắt vào đúng.
3. Hoạt động của bộ hạn chế mômen
Lắp nắp bình xăng. Xoay tiếp nắp bình và chắc
chắn rằng nắp phát ra tiếng kêu "cách" và quay tự
do

Gioăng Van chân không

(1/1)

Hệ Thống Treo
1. Lực giản chấn của giảm chấn
Xác định độ lớn của lực giảm chấn của giảm chấn
bằng cách nhún xe lên và xuống rồi kiểm tra sau
bao lâu thi xe ngừng dao động.

2. Độ nghiêng của xe
Quan sát xem xe có bị nghiêng hay không.
LƯU Ý:
Nếu xe bị nghiêng, hãy kiểm tra những mục sau:
• Áp suất lốp xe
• Sự chênh lệch về kích thước lốp hay vành bên
trái và phải
• Phân bố tải trọng trên xe không đều
(1/1)

Các Đèn
1. Lắp
Kiểm tra đèn bằng tay để xem nó có bị lỏng
không.

2. Hư hỏng/Bẩn
Kiểm tra để chắc chắn rằng kính đèn và gương
phản chiếu trong từng đèn không bị biến màu hay
hỏng chẳng hạn như vỡ. Cũng như kiểm tra xem
có bị bẩn hay nước bên trong không

(1/1)

-18-
Lốp Dự Phòng
1. Nứt hay hư hỏng
Kiểm tra bề mặt lốp và sườn lốp xem có bị nứt,
cắt hay hư hỏng khách không.
2. Những mẩu kim loại hay vật lạ cắm vào lốp
Kiểm tra bề mặt lốp và sườn lốp xem có bị những
mẩu kim loại, đá hay vật lạ cắm vào không.
3. Độ sâu của hoa lốp
Dùng thước đo độ sâu, đo độ sâu của hoa lốp.
LƯU Ý:
Độ sâu của hoa lốp cũng có thể dễ dàng kiểm tra
bằng cách quan sát dấu báo mòn trên bề mặt tiếp
xúc với mặt đường của lốp
Thước đo độ sâu hoa lốp Dấu báo mòn

(1/3)

Lốp Dự Phòng
4. Mòn không đều
Kiểm tra toàn chu vi của lốp xem có bị mòn không
đều hay đứt quãng không.
Mòn cả hai vai lốp
Mòn giữa
Mòn vảy
Mòn cả một bên vai lốp
Mòn do độ chụm
5. Áp suất không khí
Kiểm tra áp suất không khí của lốp.
6. Rò rỉ không khí
Sau khi kiểm tra áp suất lốp, hãy kiểm tra rò rỉ
không khí bằng cách bôi nước xà phòng xung
quanh lốp

(2/3)

Lốp Dự Phòng
7. Hư hỏng vành và mép vành
Kiểm tra vành và mép vành xem có bị hư hỏng, rỉ,
biến dạng và đảo không

(3/3)

-19-
Vị Trí Cầu Nâng 2

Kiểm tra tại Vị trí cầu nầng 2


, Khớp cầu (Rôtuyn)

(1/1)

Khớp cầu (Rôtuyn)


1. Độ rơ theo phương thẳng đứng của rôtuyn Đạp
bàn đạp phanh, tác dụng tải trọng lên rôtuyn để kiểm
tra độ rơ theo phương thẳng đứng.
(1) Dùng áp lực của bàn đạp phanh, giữ bàn đạp phanh.
(2) Với các bánh xe trước hướng thẳng, hãy nâng xe lên và
đặt một khối gỗ với độ cao 180 - 200 mm bên dưới lốp
xe.
(3) Hạ xe xuống cho đến khi một nửa tải trong tác dụng lên
lò xo trụ phía trước.
LƯU Ý:
Trạng thái này có thể thiết lập được bằng cách hạ xe xuống
cho đến khi hành trình của bánh xe ở giữa chừng.
(4) Kiểm tra rằng các bánh xe trước hướng thẳng.
Áp lực của bàn đạp phanh
(5) Dùng một thanh sắt đặt ở đầu của đòn treo dưới, kiểm
tra độ giơ theo phương thẳng đứng của rôtuyn.
2. Hỏng cao su chắn bụi rôtuyn
Kiểm tra cao su chắn bụi rôtuyn xem có bị hỏng, rách
hay hư hỏng khách không

(1/1)

Vị Trí Cầu Nâng 3


Kiểm tra tại Vị trí cầu nầng 3
, Kiểm tra bên dưới gầm xe

Dầu động cơ (xả dầu) • Đường ống phanh

Dầu hộp số thường • Đường ống nhiên liệu

Dầu hộp số tự động • Ống xả và giá đỡ

Các cao su bán trục • Bulông và đai ốc (bên dưới

Thanh dẫn động lái gầm xe)

Cơ cấu lái thường • Hệ thống treo

Dầu trợ lực lái • Lọc dầu động cơ

Đường ống phanh • Nút xả dầu động cơ

Đường ống nhiên liệu • Thay mỡ (tham khảo)
LƯU Ý:
Để làm việc được hiệu quả, trước tiên hãy xả dầu động cơ.
Thực hiện các thao tác kiểm tra khác khi dầu đang xả

(1/1)

-20-
Dầu động cơ (xả)
Xả dầu động cơ
(1) Kiểm tra những khu vực sau của động cơ xem
có bị rò rỉ không:

• Những bề mặt lắp ghép ở các vùng khác


nhau của động cơ
• Các phớt dầu
• Nút xả dầu
(2) Tháo nút xả dầu và đệm, rồi xả dầu động cơ
ra

(1/1)

Dầu hộp số thường


1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra những khu vực sau của hộp số xem có rò
rỉ dầu không:
• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số
• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui
ra
• Các phớt dầu
• Nút xả và đổ dầu
2. Mức dầu
Tháo nút đổ dầu ra khỏi hộp số. Cắm ngón tay bạn
vào lỗ và kiểm tra vị trí mà tại đó dầu tiếp xúc với
tay bạn

(1/1)

THAM KHẢO:
Dầu hộp số thường, dầu vi sai và dầu hộp số
phụ (các xe FR và 4WD)
1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra những khu vực sau của hộp số thường,
vi sai và hộp số phụ xem có rò rỉ dầu hay không:
• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số
• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui
ra
• Các phớt dầu
• Nút xả và đổ dầu
2. Mức dầu hộp số
Tháo nút đổ dầu ra khỏi hộp số thường, vi sai và
hộp số phụ. Cắm ngón tay bạn vào lỗ và kiểm tra
vị trí mà tại đó dầu tiếp xúc với tay bạn
Hộp số thường Vi sai
Hộp số phụ (xe 4WD)
Nút đổ dầu Nút xả dầu

(1/1)

-21-
Gợi ý khi sửa chữa:
Thay dầu hộp số thường

1. Tháo nút đổ dầu, nút xả dầu và 2 đệm. Sau


đó, xả dầu hộp số.
2. Sau khi xả dầu, lắp lại nút xả với đệm mới.
3. Đổ một lượng dầu tiêu chuẩn.
4. Lắp lại nút đổ dầu và đệm mới

Nút đổ dầu
Nút xả dầu

(1/1)

Dầu hộp số tự động


1. Rò rỉ dầu
Chắc chắn rằng không có rò rỉ dầu từ bất kỳ chi tiết
nào của hộp số.
• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số
• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui
ra
• Các phớt dầu
• Nút xả và đổ dầu
• Các chỗ nối đường ống (kim loại và cao su)
2. Hư hỏng ống bộ làm mát dầu
Kiểm tra xem ống của bộ làm mát dầu có bị nứt,
phồng hay hư hỏng không

(1/1)

THAM KHẢO:
Dầu hộp số tự động
1. Rò rỉ dầu
Chắc chắn rằng không có rò rỉ dầu từ bất kỳ chi tiết
nào của hộp số.
• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số
• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui
ra
• Các phớt dầu
• Nút xả và đổ dầu
• Các chỗ nối đường ống (kim loại và cao su)
2. Hư hỏng ống bộ làm mát dầu
Kiểm tra xem ống của bộ làm mát dầu có bị nứt,
phồng hay hư hỏng không

(1/1)

-22-
Các loại hộp số ngang có khoang dầu tách riêng
cho hộp số và vi sai
Với loại hộp số này, dầu hộp số và dầu vi sai phải
được kiểm tra và thay thế riêng biệt.
LƯU Ý:
Các kiểu hộp số sau nằm trong loại này: A131L và
A140E.
Mức dầu vi sai
Tháo nút đổ dầu ra khỏi vi sai. Cắm ngón tay bạn
vào lỗ và kiểm tra vị trí mà tại đó dầu tiếp xúc với
tay bạn
Nút đổ dầu vi sai
Nút xả dầu vi sai
Nút xả dầu hộp số tự động

(1/1)

Gợi ý khi sửa chữa


Thay dầu hộp số tự động

1. Tháo nút xả dầu và đệm, và xả dầu hộp số tự


động (ATF).
2. Sau khi xả dầu, lắp lại nút bằng đệm mới.
3. Đổ đúng lượng dầu tiêu chuẩn và qua dẫn
hướng que thăm dầu.
4. Kiểm tra mức dầu

Nút xả dầu

(1/1)

Cao su bán trục


1. Nứt và các hư hỏng khác
• Quay chậm các bánh xe sao cho chúng quay
hết về một bên. Sau đó kiểm tra toàn bộ chu vi
của cao su bán trục xem có vết rách hay hư
hỏng khác không.
• Kiểm tra kẹp cao su để chắc chắn rằng chúng
được lắp đúng và không bị hư hỏng.
2. Rò rỉ mỡ
Kiểm tra cao su xem có bị rò rỉ mỡ không

(1/1)

-23-
Thanh dẫn động lái
1. Lỏng và rơ
Lắc các thanh dẫn động lái bằng tay để kiểm tra
xem chúng có bị lỏng và rơ không.

2. Cong và hư hỏng
• Kiểm tra các thanh dẫn động lái xem có bị
cong và hư hỏng không.
• Kiểm tra cao su chắn bụi xem có bị nứt và
rách không

(1/1)

Rò rỉ dầu và mỡ
Kiểm tra hộp cơ cấu lái xe có bị rò rỉ dầu hay mỡ
không (hay bị ướt).
Trong trường hợp loại trục vít và thanh răng, quay
các lốp sao cho vôlăng quay sang bên trái và phải.
Kiểm tra xem cao su chắn bụi có bị nứt hay hư
hỏng khác không

Loại trục vít thanh răng


Loại bi tuần hoàn

(1/1)

Dầu trợ lực lái (loại truc vít thanh răng)


1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra xem dầu trợ lực lái có bị rò rỉ không.
• Hộp cơ cấu lái
• Bơm trợ lực lái
• Đường ống dầu và các vị trí nối
2. Nứt và các hư hỏng khác
Kiểm tra các đường ống dẫn dầu trợ lực xem có bị
nứt hay hư hỏng khác không

(1/1)

-24-
THAM KHẢO:
Hệ thống trợ lực lái loại bi tuần hoàn
1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra xem dầu trợ lực lái có bị rò rỉ không.
• Hộp cơ cấu lái
• Bơm trợ lực lái
• Đường ống dầu và các vị trí nối
2. Nứt và các hư hỏng khác
Kiểm tra các đường ống PS xem có bị nứt hay hư
hỏng khác không

(1/1)

Đường ống phanh


1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra xem các vị trí nối đường ống phanh có bị
rò rỉ dầu không.
2. Hư hỏng
• Kiểm tra cong hay các hư hỏng khác của
đường ống phanh.
• Kiểm tra xem các ống cao su có bị xoắn lạim
biến chất, nứt, phồng v.v. không.
LƯU Ý:
Nếu vỏ bảo vệ cho thấy dấu vết của đá văng,
đường ống phanh có thể đã có hư hỏng

(1/2)

3. Trạng thái lắp ráp


Kiểm tra các đường ống (kim loại và cao su) để
chắc chắn rằng nó không chạm vào bánh xe hay
thân xe do dao động khi xe chuyển động, hay khi vô
lăng xoay hết về một bên.
LƯU Ý:
Quay lốp xe cho đến khi vôlăng được xoay hết về
một bên

(2/2)

-25-
Đường ống nhiên liệu
1. Rò rỉ nhiên liệu
Kiểm tra xem có rò rỉ đường ống nhiên liệu không.

2. Hư hỏng
Kiểm tra xem có hư hỏng đường ống nhiên liệu
không.
LƯU Ý:
Nếu vỏ bảo vệ cho thấy dấu vết của đá văng,
đường ống nhiên liệu có thể đã có hư hỏng

(1/1)

Ống xả và giá đỡ
1. Hư hỏng và tình trạng lắp ráp
• Kiểm tra đường ống xả xem có hư hỏng
không.
• Kiểm tra ống giảm thanh xem có hư hỏng
không.
• Kiểm tra gioăng chữ O của giá đỡ ống xả xem
có hư hỏng hay rời ra không.
• Kiểm tra các giăng xem có hư hỏng không.
2. Rò rỉ khí xả
Kiểm tra các chỗ nối của đường ống xả xem có rò rỉ
khí xả không bằng cách quan sát sự xuất hiện của
muội than xung quanh chỗ nối

(1/1)

Bulông và đai ốc (Bên dưới xe)


Lỏng
Kiểm tra xem bulông và đai ốc trên các vị trí lắp ráp
của gầm xe như sau có bị lỏng không:
Dầm giữa x Thân xe
Đòn treo dưới x Dầm ngang
Rôtuyn x Đòn treo dưới
Dầm ngang x Thân xe
Đòn treo dưới x Dầm ngang
Dầm giữa x Dầm ngang

(1/3)

-26-
Bulông và đai ốc (Bên dưới xe)
Tấm truyền mômen phanh đĩa x Cam lái
Rôtuyn x Cam lái
Giảm chấn x Cam lái
Khớp nối thanh ổn định x Giảm chấn
Thanh ổn định x Khớp nối thanh ổn định
Thân cơ cấu lái x Dầm ngang
Thanh ổn định x Thân xe
Đai ốc hãm đầu thanh nối
Đầu thanh nối x Cam lái
Đòn kéo & dầm cầu x Thân xe
Đòn kéo & dầm cầu x Moayơ sau
Xylanh phanh bánh xe x Mâm phanh
Thanh ổn định x Đòn kéo & dầm cầu
Giảm chấn x Đòn kéo & dầm cầu
Giảm chấn x Thân xe

(2/3)

Đường ống xả
Bình nhiên liệu

(3/3)

THAM KHẢO:
Hệ thống treo thanh giằng kép
Thanh giằng x Thân xe
Thanh giằng x Giá đỡ trục cầu sau
Thanh ổn định x Khớp nối thanh ổn định x Giảm
chấn
Thanh ổn định x Thân xe
Dầm x Thân xe
Đòn treo No.1 x Dầm
Đòn treo No.2 x Dầm
Đòn treo No.2 x Giá đỡ trục cầu sau
Đòn treo No.1 x Giá đỡ trục cầu sau

(1/1)

-27-
Hệ thống treo sau với nhíp
Các đai ốc chốt nhíp
Đai ốc của bulông chữ "U"
Đai ốc quang treo
Đinh tán

Hệ thống treo hình thang


Đòn treo trên x Thân xe
Cam lái x Đòn treo trên
Thanh ổn định x Khớp nối thanh ổn định
Đòn treo dưới x Dầm ngang

(1/1)

Xe FR (động cơ đặt trước - cầu sau chủ động):


Trục các đăng
Bulông bắt giá đỡ vòng bi đỡ giữa
Đai ốc bắt khớp các đăng
Bán trục sau
Bulông bắt bán trục sau

(1/1)

Xe loại khung:
Bulông và đai ốc thân xe

(1/1)

-28-
Hệ Thống Treo
1. Hư hỏng
Kiểm tra hư hỏng những bộ phận của hệ thống treo
như sau:
Cam lái
Giảm chấn
Lò xo trụ
Thanh ổn định
Đòn treo dưới
Đòn kéo và dầm cầu

(1/2)

THAM KHẢO:
Hư hỏng của nhíp và thanh xoắn
Kiểm tra hư hỏng của thanh xoắn.
LƯU Ý:
Cũng kiểm tra luôn cả đầu treo của tấm giảm tiếng
ồn của thanh xoắn

Nhíp Thanh xoắn

(1/1)

2. Hư hỏng giảm chấn


Kiểm tra giảm chấn xem nó có bị cong không.
Ngoài ra, kiểm tra nứt, rách hay hư hỏng khác trên
nắp chắn bụi.

3. Rò rỉ dầu từ giảm chấn


Kiểm tra xem có rò rỉ từ giảm chấn không.

4. Độ rơ của thanh nối


Kiểm tra các bạc xem có bị mòn hay nứt bằng cách
lắc thanh nối tại điểm nối của hệ thống treo bằng
tay và kiểm tra độ giơ. Cũng như kiểm tra thanh nối
có bị hỏng không

(2/2)

-29-
THAM KHẢO:
Độ mòn của nhíp
Kiểm tra các chỗ nối của nhíp xem có bị mòn và
lỏng không bằng cách thử lắc nó bằng tay.
Ngoài ra, kiểm tra khe hở giũa các lá nhíp

(1/1)

Thay thế
(1) Dùng SST, tháo lọc dầu động cơ.
(2) Kiểm tra và làm sạch bề mặt lắp ráp của lọc
dầu.
(3) Bôi dầu động cơ sạch vào gioăng của lọc dầu
mới
(4) Vặn nhẹ lọc dầu vào vị trí, và xiết nó cho đến
khi gioăng tiếp xúc với đế
(5) Dùng SST, xiết nó thêm khoảng 3/4 vòng.
LƯU Ý:
Một số loại động cơ, lọc dầu được thay thế từ
khoang động cơ
Lọc dầu động cơ SST

(1/1)

Nút xả dầu động cơ


Lắp ráp
Lắp một goăng mới và nút xả dầu

(1/1)

-30-
Thay mỡ (tham khảo)
Dùng súng bơm mỡ, bơm mỡ vào những vị trí lắp
có bôi mỡ cho đến khi mỡ sạch chảy ra từ phía đối
diện của vị trí lắp ráp, đầu ra của mỡ hay đầu cao
su chắn bụi.
Tuy nhiên một số vị trí chỉ dùng để bổ sung.
LƯU Ý:
Nếu có sử dụng nút ren, thay nó bằng đầu bơm để
bơm mỡ vào.
• Bạc đòn treo trước (loại có ren)
Đầu bơm mỡ: vị trí để tra mỡ
Nút có ren
Súng bơm mỡ

(1/4)

• Cam lái, thanh kéo dọc, đòn giữa và thanh


dẫn động lái
Đòn giữa hệ thống lái
Cam lái
Đầu thanh nối
Thanh kéo dọc

Đầu bơm mỡ: vị trí để tra mỡ


Nút có ren
Súng bơm mỡ

(2/4)

• Trục các đăng


Loại chốt chữ thập và khớp trượt
Loại khớp cácđăng kép

Đầu bơm mỡ: vị trí để tra mỡ


Nút có ren
Súng bơm mỡ

(3/4)

-31-
• Chốt treo nhíp và chốt quang treo (đầu di
động)
Chốt treo
Chốt quang treo
Súng bơm mỡ

(4/4)

Vị Trí Cầu Nâng 4


Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 4
Trước trái
Sau trái
Sau phải
Trước phải
Tiến hành những thao tác sau ở từng vị trí:
• Vòng bi bánh xe
• Tháo bánh xe
• Lốp
• Phanh đĩa
• Phanh trống

(1/1)

Vòng bi bánh xe
1. Độ rơ
Đặt một tay lên phần trên và tay kia ở phần dưới
của lốp, ấn và kéo mạnh lốp để kiểm tra xem có độ
rơ không.
LƯU Ý:
Hãy áp lực của bàn đạp phanh, kiểm tra lại độ giơ
nếu thấy có.
• Không có độ rơ: vòng bi bánh xe là nguyên
nhân.
• Vẫn còn độ rơ: Rôtuyn, trục lái hay hệ thống
treo là nguyên nhân.
2. Tình trạng quay và tiếng ồn
Quay lốp bằng tay để kiểm tra xem nó có quay êm
và không có tiếng ồn không.

Lực của bàn đạp phanh

(1/1)

-32-
Tháo bánh xe
Dùng súng hơi giật, tháo 4 đai ốc bánh xe theo trình
tự chéo nhau. Sau đó, tháo bánh xe

(1/1)

Lốp
1. Nứt và hư hỏng
Kiểm tra bề mặt lốp và cạnh lốp xem có vết nứt, cắt
hay hư hỏng khác không.

2. Những mẩu kim loại hay vật bên ngoài cắm


vào lốp
Kiểm tra xem bề mặt và cạnh lốp có những mẩu
kim loại, đá hay vật bên ngoài khác có thể cắm vào
lốp.
3. Độ sâu của hoa lốp
Dùng thước đo độ sâu, đo độ sâu của hoa lốp.
LƯU Ý:
Độ sâu của hoa lốp cũng có thể dễ dàng kiểm tra
được bằng cách quan sát các vết báo mòn trên bề
mặt tiếp xúc với mặt đường của lốp
Thước đo độ sâu Vết báo mòn hoa lốp

(1/3)

4. Mòn không bình thường


Kiểm tra toàn bộ chu vi lốp xem có hiện tượng mòn
không đều hay ngắt quãng không.
Mòn cả hai vai lốp
Mòn ở giữa
Mòn vẩy
Mòn một bên vai lốp
Mòn mũi gót

5. Áp suất lốp
Kiểm tra áp suất không khí của lốp.

6. Rò rỉ không khí
Sau khi kiểm tra áp suất, hãy kiểm tra rò rỉ không
khí bằng cách bôi nước xà phòng xung quanh van

(2/3)

-33-
7. Hư hỏng vành và đĩa bánh xe
Kiểm tra xem vành và đĩa bánh xe có bị hư hỏng, rỉ,
biến dạng và đảo không

(3/3)

Phanh đĩa
1. Chiều dày má phanh
• Dùng thước, đo chiều dày của má phanh bên
ngoài.
• Quan sát xem chiều dày của má bên trong
qua lỗ kiểm tra trên càng phanh để chắc chắn
rằng không có sự chênh lệch đáng kể so với
chiều dày của má bên ngoài.
• Chắc chắn rằng các má phanh mòn đều.
Hãy thay má phanh nếu chiều dày của chúng nhỏ
hơn giới hạn tiêu chuẩn.
LƯU Ý:
Dùng quãng đường lái xe giữa lần kiểm tra này và
lần kiểm tra cuối cùng, dự tính quãng đường lái xe
đến lần kiểm tra sau. Kiểm tra độ mòn của má
phanh từ lần kiểm tra cuối cùng để dự đoán tình
trạng của má phanh tại lần kiểm tra tiếp theo. Hãy
khuyên khách hàng nên thay má phanh khi dự tính
được rằng chiều dày của má phanh sẽ nhỏ hơn giá
trị mòn cho phép tại lần kiểm tra tiếp theo

Dự tính chiều dày má phanh còn lại bằng quãng


đường lái xe

(1/6)

-34-
Gợi ý khi sửa chữa:
Thay Thế Má Phanh
Tháo các má phanh
1. Tháo càng phanh.
LƯU Ý:
Không tháo ống dầu phanh mềm ra khỏi càng phanh.
2. Tháo 2 má phanh cùng với đệm chống ồn.
Lắp má phanh mới
CHÚ Ý:
Khi thay má phanh mòn, tấm chống ồn và miếng báo
mòn phải được thay thế cùng với má phanh.
3. Bôi mỡ phanh đĩa vào tấm chống ồn và lắp nó
lên má phanh.
4. Lắp 2 má phanh cùng với tấm chống ồn.
CHÚ Ý:
Chắc chắn rằng không có dầu hay mỡ trên bề mặt ma
:Mỡ cho phanh đĩa
sát của má phanh hãy đĩa phanh.
5. Để tránh dầu phanh chảy tràn ra khỏi bình chứa,
hãy lấy một lượng nhỏ dầu ra.
6. Dùng cán búa hay vật tương tự, ấn píttông
phanh vào.
LƯU Ý:
Nếu khó ấn píttông vào, hãy nới lỏng nút xả khí để xả
một ít dầu phanh trong khi ấn píttông vào.
7. Lắp càng phanh.
8. Đạp phanh vài lần và kiểm tra rằng mức dầu
phanh ở đường MAX.
(1/1)

2. Mòn và hư hỏng của đĩa rôto


Kiểm tra xước, mòn không đều hay không bình
thường và nứt cũng như các hư hỏng khác trên đĩa
phanh.

(2/6)

THAM KHẢO:
Kiểm tra chiều dày và độ đảo của đĩa phanh.
Nếu đĩa phanh cho thấy có hiện tượng mòn theo bậc,
không đều hay không bình thường, nứt, hay các hư
hỏng khác, hãy tháo càng phanh để kiểm tra những
điểm sau:
1. Chiều dày của đĩa phanh
Dùng Panme để đo chiều dày đĩa phanh.
2. Độ đảo của đĩa phanh
Dùng đồng hồ so để đo độ đảo của đĩa.
LƯU Ý:
• Tạm thời bắt đĩa phanh bằng ốc lốp.
• Trước khi đo độ đảo của đĩa, hãy kiểm tra rằng độ
giơ của vòng bi bánh xe nằm trong tiêu chuẩn

(1/1)

-35-
3. Rò rỉ dầu phanh
Kiểm tra rò rỉ từ các càng phanh.
CHÚ Ý:
Nếu dầu phanh bắn hay dính vào sơn, hãy rửa
sạch nó ngay lập tức bằng nước. Nếu không, sẽ
làm hư hỏng bề mặt sơn

(3/6)

Trên xe có hệ thống phanh tay loại trống gắn


với đĩa phanh:
Tháo càng phanh sau và đĩa phanh sau để kiểm tra
phanh tay.
1. Tháo càng phanh sau và đĩa phanh sau
2. Mòn những vùng trượt của guốc phanh
• Dùng tay dịch chuyển các guốc phanh và kiểm tra
rằng chúng chuyển động nhẹ nhàng.
• Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của guốc phanh và mâm
phanh xem có bị mòn không.
• Kiểm tra gốc phanh và mâm phanh xem có bị rỉ
không.
3. Chiều dày của má phanh
Dùng thước, đo chiều dày của má phanh.
4. Hư hỏng của má phanh
Kiểm tra má phanh xe có bị sứt, bong hay hư hỏng
khác không

(4/6)

5. Đường kính trong của đĩa phanh sau


Dùng thước đo trống phanh hay thiết bị tương tự,
đo đường kính trong của đĩa phanh sau.
6. Mòn và hư hỏng
Kiểm tra đĩa phanh sau xem nó có bị mòn hay hư
hỏng không.
7. Lắp đĩa phanh sau và càng phanh sau

(5/6)

-36-
8. Điều chỉnh khe hở guốc phanh tay
(1) Tạm thời lắp ốc lốp.
(2) Tháo nút, quay bộ điều chỉnh và bung guốc
phanh cho đến khi đĩa phanh bị hãm.
(3) Trả bộ điều chỉnh về 8 răng.
(4) Kiểm tra guốc phanh khôgn bị bó.
(5) Lắp nút

Nút Bộ điều chỉnh

(6/6)

Phanh trống
Tháo trống phanh để kiểm tra phanh trống.
CHÚ Ý:
Không được đạp bàn đạp phanh khi đã tháo các
trống phanh ra.
1. Tháo trống phanh
2. Mòn những vùng trượt trên mâm phanh và
guốc phanh:

Dùng tay dịch chuyển các guốc phanh và kiểm tra
rằng chúng chuyển động nhẹ nhàng.
• Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của guốc phanh và mâm
phanh xem có bị mòn không.
• Kiểm tra gốc phanh và mâm phanh xem có bị rỉ
không.
LƯU Ý:
:Bôi mỡ chịu nhiệt cao
• Trong khi kiểm tra, hãy bôi mỡ chịu nhiệt cao
vào bề mặt tiếp xúc giữa mâm phanh và
guốc phanh.
(1/5)

Gợi ý khi sửa chữa


Nếu trống phanh lắp chặt
• Nếu trống phanh dính chặt vào mặt bích cầu
sau do rỉ, hãy lắp một bullông có đường kính
dãnh nghĩa 8mm vào 2 lỗ sửa chữa. Xiết đều
bulông để nhấc trống phanh ra từng chút
một. Để tránh cho trống phanh bị hư hỏng,
không tác dụng lực quá lớn. Thay vào đó,
hãy bôi dầu vào mặt bích. Khi trống phanh đã
nhấc một chút, nới lỏng bulông và ấn trống
phanh vào. Lặp lại thao tác này cho đến khi
trống phanh có thể tháo ra được.
• Nếu khe hở giữa guốc phanh và trống phanh
quá nhỏ, hay nếu trống bị mòn thành rãnh,
Mặt bích Đường kính danh nghĩa của hãy cắm tô vít vào lỗ sửa chữa phía sau của
bulông Xylanh phanh bánh xe Cần điều mâm phanh để nới lỏng cần điều chỉnh.
chỉnh Bulông điều chỉnh Cùng lúc đó, hãy dùng một tô vít khác để
quay bulông điều chỉnh của bộ điều chỉnh để
bóp guốc phanh vào
(1/1)

-37-
3. Chiều dày của má phanh
Dùng thước, đo chiều dày của má phanh.
Nếu chiều dày nhỏ hơn giới hạn mòn, hãy thay
guốc phanh.
LƯU Ý:
• Dùng quãng đường lái xe giữa lần kiểm tra
này và lần kiểm tra cuối cùng, dự tính quãng
đường lái xe đến lần kiểm tra sau. Kiểm tra
độ mòn của má phanh từ lần kiểm tra cuối
cùng để dự đóan tình trạng của má phanh tại
lần kiểm tra tiếp theo. Hãy khuyên khách
hàng nên thay má phanh khi dự tính được
rằng chiều dày của má phanh sẽ nhỏ hơn giá
trị mòn cho phép tại lần kiểm tra tiếp theo

• Dự tính chiều dày má phanh còn lại bằng


quãng đường lái xe
• Khi thay thế guốc phanh, tất cả guốc phanh
phải được thay thế cùng một lúc

(2/5)

Gợi ý khi sửa chữa:


Thay guốc phanh
Tháo guốc phanh
1. Tháo lò xo hồi, lò xo giữ guốc phanh và tháo
guốc phanh ra.
CHÚ Ý:
Không làm hỏng cao su chắn bụi xylanh bánh xe .
2. Tách bộ điều chỉnh.
3. Tách lò xo xoắn cần điều chỉnh, cần điều
chỉnh tự động, và cần guốc phanh tay ra khỏi
guốc phanh.
Lắp guốc phanh mới
Lắp guốc phanh mới theo trình tự ngược với khi
tháo ra.
LƯU Ý:
:Mỡ chịu nhiệt cao Dùng đệm C mới để lắp lại cần guốc phanh tay
SST

(1/1)

-38-
4. Hư hỏng má phanh
Kiểm tra xem mã phanh có bị nứt, bong hay hư
hỏng không.
5. Rò rỉ dầu phanh
Kiểm tra xem dầu phanh có rò rỉ từ xylanh phanh
bánh xe hay không.
CHÚ Ý:
Nếu dầu phanh bắn hay dính vào sơn, hãy rửa
sạch nó ngay lập tức bằng nước. Nếu không, sẽ
làm hư hỏng bề mặt sơn.

THAM KHẢO:
Hoạt động của bộ điều chỉnh khe hở guốc phanh có
hai loại:
(1) Điều chỉnh khe hở bằng cách đạp chân phanh.
(2) Bằng cách kéo cần phanh tay.
Nếu là loại (2), hãy kiểm tra hoạt động của bộ điều
chỉnh tự động
(3/5)

Kiểm tra hoạt động của bộ điều chỉnh tự động


Khi tách cần guốc phanh tay bằng cách dịch
chuyển nó về phía trước bằng tay, kiểm tra rằng bộ
điều chỉnh quay và bung ra. Sau khi kiểm tra, hãy
nhả khóa bộ điều chỉnh. Quay bộ điều chỉnh theo
hướng ngược lại, với số nấc bằng với khi di chuyển
nó về phía trước, để trả nó về vị trí ban đầu.
Bộ điều chỉnh tự động
Cần guốc phanh tay

(1/1)

6. Đường kính trong của trống phanh


Dùng thước đo trống phanh hay thiết bị tương tự,
đo đường kính trong của trống phanh sau.
7. Mòn và hư hỏng
Kiểm tra trống phanh sau xem nó có bị mòn hay hư
hỏng không

(4/5)

-39-
8. Vệ sinh
Đánh sạch các vết dầu trên má phanh bằng giấy
ráp. Nếu cần, đánh sạch bề mặt của trống phanh.
9. Lắp trống phanh
Việc điều chỉnh khe hở guốc phanh khác nhau tùy
theo loại bộ điều chỉnh khe hở guốc phanh

(5/5)

THAM KHẢO:
Lắp trống phanh
Điều chỉnh tự động loại đạp phanh
(1) Lắp trống phanh.
(2) Tạm thời lắp ốc lỗp.
(3) Tháo nút.
(4) Dùng tô vít, quay bôộđiều chỉnh và bung guốc
phanh cho đến khi trống bị hãm.
(5) Ấn cần điều chỉnh tự động với một tô vít dẹt
khác để trả bộ điều chỉnh về 8 nấc.
(6) Lắp nắp.
LƯU Ý:
Đạp phanh. Nếu không có tiếng kêu “cách” phát ra
từ phanh sau, khe hở guốc phanh được điều chỉnh
tự động
Bung ra Thu vào

(1/1)

Loại điều chỉnh tự động bằng kéo phanh tay


(1) Đo đường kính trong của trống phanh.
(2) Xoay bộ điều chỉnh để điều chỉnh đường kính
ngoài của guốc phanh sao cho nó có khoảng 1
mm nhỏ hơn so với đường kính trong của trống
phanh.
(3) Lắp trống phanh.
LƯU Ý:
Nếu không có tiếng kêu “cách” phát ra từ phanh
sau khi kéo cần phanh, sau đó khe hở guốc phanh
được điều chỉnh tự động

(1/1)

-40-
Loại điều chỉnh thường
(1) Đo đường kính trong của trống phanh.
(2) Xoay bộ điều chỉnh để điều chỉnh đường kính
ngoài của guốc phanh sao cho nó có khoảng 1
mm nhỏ hơn so với đường kính trong của trống
phanh.
(3) Lắp trống phanh.
(4) Tháo nắp lỗ.
(5) Dùng tô vít, quay đai ốc điều chỉnh và bung
guốc phanh cho đến khi trống phanh bị hãm.
(6) Quay đai ốc điều chỉnh ngược lại một số nấc
tiêu chuẩn. Hãy tham khảo sách Hướng dẫn
sửa chữa để biết số nấc tiêu chuẩn.
(7) Lắp nắp
Bung ra Thu vào

(1/1)

Vị Trí Cầu Nâng 5


Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 5
- Bó phanhBrake drags
Lắp bộ thay dầu phanh

(1/1)

Bó phanh
1. Kéo cần phanh tay vài lần và đạp bàn đạp phanh
vào lần để cho phép guốc phanh ổn định vị trí.
LƯU Ý:
Kéo cần hay đạp bàn đạp phanh tay cho đến khi
tiếng “cách” phát ra từ bộ điều chỉnh tự động phanh
sau biến mất.
2. Dùng tay quay đĩa phanh hay trống phanh để
kiểm tra xem có bó phanh không
Phanh trống Phanh đĩa

(1/1)

-41-
Lắp bộ thay dầu phanh
1. Xả dầu phanh ra khỏi bình chứa của xylanh
phanh chính
Xi ranh

(1/2)

2. Lắp bộ thay dầu phanh


Bộ thay dầu phanh

(2/2)

Vị Trí Cầu Nâng 6


Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 6
Trước trái
Sau trái
Sau phải
Trước phải
Tiến hành các thao tác sau ở từng vị trí:
• Thay dầu phanh
• Lắp bánh xe

(1/1)

-42-
Thay dầu phanh
Dùng bộ thay dầu phanh, thay dầu phanh theo trình
tự sau:
• Trước trái
• Sau trái
• Sau phải
• Trước phải

CHÚ Ý:
Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sửa chữa do
một số loại phanh như những loại có trang bị trợ
lực phanh thủy lực hay ABS có thể yêu cầu thao
tác đặc biệt
Cờlê
Bộ thay dầu phanh
Máy nén khí

(1/1)

Lắp bánh xe
Tạm thời lắp các bánh xe

(1/1)

-43-
Vị Trí Cầu Nâng 7

Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 7


Kiểm tra khoang động cơ

Trước khi khởi động động cơ


• Phanh tay và chèn bánh xe
• Dầu động cơ (đổ)
• Nước làm mát động cơ
• Nắp két nước
• Đai dẫn động
• Bugi
• Ắc quy
• Dầu phanh
• Đường ống phanh
• Dầu ly hợp
• Phần tử lọc gió
• Bộ lọc than hoạt tính
• Giá đỡ trên giảm chấn trước
• Nước rửa kính
Khởi động động cơ
Trong khi hâm nóng động cơ
• Xiết đai ốc lốp
• Hệ thống PCV
• Nước làm mát động cơ
Sau khi động cơ đã nóng lên (và đang chạy)
• Hỗn hợp không tải
• Dầu hộp số tự động
• Điều hòa không khí
• Dầu trợ lực lái
Động cơ tắt
• Dầu động cơ
• Khe hở xupáp
Lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu

(1/1)

Phanh tay và chèn bánh xe


Cài phanh tay và đặt các khối chèn dưới các bánh
xe

(1/1)

-44-
Dầu động cơ
Đổ dầu vào động cơ
Đổ một lượng dầu động cơ vào lỗ đổ dầu

(1/1)

Nước làm mát động cơ


Thay nước làm mát
1. Xả nước làm mát
Xả nước làm mát từ các nút xả của két nước và động
cơ, và bình chứa.
LƯU Ý:
Hãy thu lại nước làm mát và nước rửa rồi xủ lý
như chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường.
CHÚ Ý:
Không thực hiện công việc này ngay lập tức sau khi
xe vừa chạy xong do nước làm mát se rất nóng (nắp
két nước sẽ rất nóng nếu chạm tay vào)
Nắp két Nút xả dầu Nút xả nước
nước động cơ két nước
Ống xả Bình chứa

-45-
-46-
2. Đổ nước làm mát động cơ
Đổ nước làm mát động cơ vào két nước và bình
chứa
Nắp két Nút xả nước Nút xả két
nước động cơ nước
Ống xả
Bình chứa
nước

-47-
3.Mức nước làm mát
(1) Sau khi động cơ đã hâm nóng, hãy để cho nó
nguôi đi. Sau đó, tháo nắp két nước và kiểm tra
rằng mức nước thích hợp.
Không cần phải tháo nắp két nước khi kiểm tra
mức nước thông thường.
CHÚ Ý:
Để tháo nắp két nước trong khi động cơ đang ấm,
hãy đặt giẻ lên trên nắp và nới lỏng nó khoảng 45O
để xả áp suất. Sau đó tháo nắp. Không được tháo
hẳn nắp ra nếu không nước làm mát sẽ phun ra.
(2) Kiểm tra nước làm mát trong bình chứa có
trong phạm vi tiêu chuẩn hay không.
LƯU Ý:
Kiểm tra mức nước làm mát khi két nước còn
nguội do nếu nó nóng lên, mức nước làm mát sẽ
tăng lên
(3/3)

Nắp két nước


1. Chức năng
• Dùng dụng cụ thử nắp két nước để đo áp
suất mở van và kiểm tra xem nó có nằm trong
phạm vi tiêu chuẩn hay không.
• Kiểm tra van chân không xem có hoạt động
êm không
Nắp két nước Dụng cụ thử nắp két nước
Van chân không

2. Hư hỏng
• Kiểm tra phần gioăng cao su xem có nứt hay
hư hỏng khác không
Nắp két nước Gioăng cao su

(1/1)

-48-
Đai dẫn động
1. Độ chùng dây đai
Kiểm tra mức độ biến dạng bằng cách ấn vào đai
dẫn động bằng ngón tay.
LƯU Ý:
• Kiểm tra độ trùng bằng cách tác dụng lực 10
kgf vào những vị trí chỉ ra trong sách Hướng
dẫn sửa chữa.
• Các phương pháp khác là kiểm tra lực căng
của đai bằng đồng hồ đo đọ căng của đai.
2. Hư hỏng
Kiểm tra toàn bộ chu vi của đai dẫn động xem có bị
mòn, nứt, biến dạng hay hư hỏng khác không.
LƯU Ý:
Nếu không thể kiểm tra toàn bộ chu vi của đai, hãy
kiểm tra đai bằng cách quay puly trục khuỷu theo
chiều quay của động cơ.
3. Tình trạng lắp
Kiểm tra đai để chắc chắn rằng nó được lắp đúng
vào rãnh của puly

(1/1)

THAM KHẢO:
Bộ căng đai tự động
Bộ căng đai tự động dùng lực của lò xo để tác dụng
lực căng vào dây đai. Do đó, không cần phải điều
chỉnh độ trùng.
• Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra rằng kim chỉ trên đồn hồ đo độ căng
đai nằm trong vùng A.
LƯU Ý:
Khi lắp dây đai dẫn động mới, kim chỉ của bộ căng
đai tự động phải nằm trong vùng B.
• Dây đai uốn
Một dây đai uốn sẽ dẫn động tất cả các cơ
cấu phụ trên động cơ
Dây đai dẫn động (đai uốn) Puly căng đai
Bộ căng đai tự động
Bộ chỉ thị căng đai tự động

(1/1)

Gợi ý sửa chữa:


Điều chỉnh độ chùng của dây đai
Có nhiều phương pháp để điều chỉnh độ trùng của
dây đai.

1. Loại không có puly không tải (với bulông điều


chỉnh)
2. Loại không có puly không tải (không có
bulông điều chỉnh)
3. Loại puly căng đai

(1/4)

-49-
1. Loại không có puly không tải (với bulông
điều chỉnh)
Đối với loại không có puly không tải (với bulông
điều chỉnh), lực căng được tác dụng bằng cách
di chuyển máy phát để quay bulông điều chỉnh.
(1) Nới lỏng bulông bắt và xiết của máy phát, và
điều chỉnh độ chùng của dây đai bằng cách quay
bulông điều chỉnh.
• Xiết bulông điều chỉnh: giảm độ chùng
• Nới lỏng bulông điều chỉnh: tăng độ chùng
CHÚ Ý:
Nếu bulông điều chỉnh được xoay trước khi nới lỏng
bulông xiết, bulông điều chỉnh có thể bị biến dạng.
(2) Kiểm tra độ chùng của dây đai, và xiết bulông
Đai dẫn động Bulông bắt xiết trước rồi sau đó bulông bắt
Bulông điều chỉnh Bulông xiết
(2/4)

2. Loại không có puly không tải (không có


bulông điều chỉnh)
Đối với loại không có puly không tải (không có
bulông điều chỉnh), dây đai được điều chỉnh
bằng cách di chuyển máy phát với cần điều
chỉnh.
(1) Nới lỏng bulông bắt (A) và (B).
(2) Dùng cần điều chỉnh (cán búa v.v.), di chuyển
máy phát để điều chỉnh độ chùng của đai, và sau
đó xiết bulông bắt (B).
CHÚ Ý:
• Đặt đầu của cần vào vị trí mà nó sẽ không bị
biến dạng (vùng có đủ khoẻ), như nắp quy lát
hay thân máy.
• Chắc chắn rằng hãy đặt cần vào phần của máy
phát mà sẽ không bị biến dạng (gần với giá đỡ
điều chỉnh hơn là tâm của máy phát).
(3) Kiểm tra độ chùng của dây đai và xiết bulông (A)

(3/4)

3. Loại puly căng đai


Đối với loại puly căng đai, một puly không tải
được sử dụng để tạo lực căng cho đai.
(1) Nới lỏng đai ốc hãm, và điều chỉnh độ chùng của
đai bằng cách xoay bulông điều chỉnh.
• Xiết bulông điều chỉnh: giảm độ chùng
• Nới lỏng bulông điều chỉnh: tăng độ chùng
LƯU Ý:
• Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn sẽ
giảm độ chùng của dây đai. Do đó, điều chỉnh độ
chùng đến giá trị lớn hơn tiêu chuẩn một chút.
(2) Xiết đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn.
Đai dẫn động Puly căng đai
(3) Kiểm tra độ chùng của đai dẫn động
Đai ốc hãm Bulông điều chỉnh

(4/4)

-50-
Bugi
Thay bugi
Thay tất cả các bugi

LƯU Ý:
Thời điểm thay bugi của loại đầu điện cực Platin và
Iridium
CHÚ Ý:
• Cẩn thận để không có ngoại vật lọt vào trong
buồng cháy trong khi lỗ bugi bị hở ra.
• Khi lắp các bugi, trước tiên vặn bằng tay rồi
sau đó xiết đến mômen tiêu chuẩn.
Loại thường
Loại có đầu Platin
Loại có đầu Iridium

(1/1)

THAM KHẢO:
Kiểm tra các bugi
1. Mòn điện cực
Kiểm tra rằng các góc của điện cực bugi không bị mòn hay
bị tròn.
2. Khe hở điện cực bugi
Dùng dưỡng đo khe hở bugi để kiểm tra xem khoảng cách
khe hở giữa điện cực giữa và điện cực nối mát có nằm
trong giá trị tiêu chuẩn hay không.
Nếu nó không nằm trong giá trị tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh
khe hở bugi.
3. Trạng thái
Kiểm tra xem cách điện có chắc không.
4. Hư hỏng
Kiểm tra phần cách điện có bị nứt, ăn mòn cực và ren có bị
hư hỏng không

5. Làm sạch
Nếu điện cực có dấu vết của muội than ướt, hãy để nó khô
đi. Sau đó, lau sạch nó bằng máy đánh bugi.
LƯU Ý:
Nếu có dấu vết của dầu, hay lau sạch bằng xăng trước khi
dùng máy đánh bugi.
CHÚ Ý:
Không được điều chỉnh khe hở hay dùng máy đánh bugi để
đánh sạch bugi có đầu điện cực Platin và Iridium
Tuy nhiên, nếu bugi có nhiều muội, có thể làm sạch nó trong
khoảng thời gian ngắn (ít hơn 20 giây).
Bình thường Muội than Muội dầu Quá nóng

(1/1)

-51-
Gợi ý khi sửa chữa:
Điều chỉnh khe hở điện cực bugi
Dùng dưỡng đo khe hở bugi, đưa điện cực nối
mát của bugi vào rãnh của dưỡng và bẻ điện cực
nối mát để điều chỉnh khe hở.
CHÚ Ý:
• Khi bẻ cong điện cực nối mát, không được để
dưỡng và phần cách điện chạm vào nhau, và
chắc chắn rằng phần cách điện không bị gẫy.
• Không cần điều chỉnh bugi đầu điện cực Iridium
hay Platin trừ khi bugi còn mới
Dưỡng đo khe hở bugi Điện cực nối mát
Điện cực giữa Phần cách điện

(1/1)

Ắc quy
1. Mức dung dịch
Kiểm tra mức dung dịch từng ngăn của ắc quy nằm
giữa vạch trên và dưới.
LƯU Ý:
• Nếu khó xác định được mức dung dịch, hãy
kiểm tra bằng cách lắc nhẹ xe. Cũng có thể
kiểm tra mức dung dịch bằng cách tháo nút
thông hơi và nhìn qua lỗ.
• Khi bổ sung thêm nước, hãy dùng nước cất.
• Với một số loại ắc quy có thể kiểm tra mức
dung dịch và trạng thái nạp bằng mắt quan
sát
Màu xanh da trời…..OK
Màu đỏ…..Thiếu dung dịch.
Trắng.....Cần phải nạp

CHÚ Ý:
Các chú ý khi kiểm tra ắc quy

-52-
2. Hư hỏng
Kiểm tra vỏ ắc quy xem có bị nứt hay rò rỉ không.

3. Ăn mòn
Kiểm tra cực ắc quy xem có bị rỉ không.

4. Lỏng
Kiểm tra xem cực ắc quy có bị lỏng không

5. Nút thông hơi


Kiểm tra xem nút thông hơi ắc quy có bị hư hỏng
hay tắc không

(2/2)

THAM KHẢO:
Kiểm tra nồng độ dung dịch
Dùng tỷ trọng kế, kiểm tra xem nồng độ dung dịch
của tất cả các ngăn là giữa 1.250 và 1.280, khi
nhiệt độ của dung dịch ắc quy là 20OC . Chắc chắn
rằng sự chênh lệch nồng độ giữa các ngăn là dưới
0.025.

Nếu nhiệt độ dung dịch ắc quy khác 20OC tại thời


điểm đo, hãy chuyển đổi nồng độ tại nhiệt độ đó ra
nồng độ tại 20OC
Tỷ trọng kế

Công thức chuyển đổi

(1/1)

-53-
Dầu Phanh
CHÚ Ý:
Khi dầu phanh bắn vào bề mặt sơn, hãy rửa sạch
nó ngay lập tức bằng nước. Nếu không, bề mặt
sơn sẽ bị hư hỏng.
1. Mức dầu
Kiểm tra mức dầu trong bình chứa xylanh phanh
chính giữa vạch MAX và MIN.
LƯU Ý:
Mức dầu phanh giảm nếu má phanh bị mòn.
Nếu mức dầu phanh tương đối thấp, hãy kiểm tra
rò rỉ trong hệ thống phanh.
2. Rò rỉ dầu
Kiểm tra xylanh phanh chính xem có rò rỉ dầu
không

(1/1)

Đường ống phanh


1. Rò rỉ dầu
Kiểm tra đường ống phanh xem có rò rỉ dầu không.
2. Hư hỏng
Kiểm tra ống cao su và ống kim loại của hệ thống
phanh xem có bị nứt và biến chất không.
3. Lắp
Kiểm tra ống cao su và ống kim loại của hệ thống
phanh được lắp đúng.
• Các kẹp phải được lắp trên các ống dầu
phanh.
• Các ống cao su và kim loại không chạm vào
các bộ phận khác

Dầu ly hợp
CHÚ Ý:
Khi dầu ly hợp bắn vào bề mặt sơn, hãy rửa sạch
ngay lập tức bằng nước. Nếu không, bề mặt sơn
có thể bị hư hỏng.
1. Mức dầu
Kiểm tra rằng mức dầu trong bình chứa của xylanh
chính nằm giữa vạch MAX và MIN.
LƯU Ý:
• Dầu ly hợp không giảm xuống khi ly hợp bị
mòn, có nghĩa là mức dầu thấp sẽ cho thấy
có khả năng rò rỉ.
• Một số kiểu xe có ống nối giữa bình chửa
xylanh phanh chính của hệ thống phanh và ly
hợp.
Xylanh ly hợp chính
2. Rò rỉ dầu phanh
Các vị trí nối ống kim loại và cao su
Kiểm tra từng chi tiết của ly hợp xem có rò rỉ dầu
Xylanh cắt ly hợp không

(1/1)

-54-
THAM KHẢO:
Dầu hệ thống hộp số bán tự động
1. Mức dầu
Khi động cơ chạy không tải, hãy kiểm tra xem mức
dầu trong bình chứa của bộ nguồn thuỷ lực (HPU)
có nằm trong phạm vi tiêu chuẩn hay không.
2. Rò rỉ
Kiểm tra hệ thống hộp số bán tự động xem có rò rỉ
không.
3. Hỏng ống cao su
Kiểm tra xem ống có hư hỏng không.
CHÚ Ý:
Hệ thống hộp số bán tự động yêu cầu dầu đặc
biệt cho SMT
Bộ nguồn thuỷ lực (HPU)
Bộ chấp hành chuyển số (GSA)

(1/1)

Phần tử lọc khí


Thay thế
Thay thế phần tử lọc khí.

LƯU Ý:
Cũng có các loại lọc khí như sau: loại rửa được,
loại bình dầu và loại xoáy
Phần tử lọc khí mới

(1/1)

THAM KHẢO:
Kiểm tra phần tử lọc khí
1. Làm sạch
Dùng khí nén để loại bỏ chất bẩn trước khi kiểm tra.

• Trước tiên, thổi khí nén từ phía động cơ của


phần tử lọc khí.
• Sau đó thổi sạch phía bên trong của vỏ lọc
khí.

2. Bụi và hạt lọt vào


Kiểm tra phần tử lọc khí xem có bụim tắt và rách
không.
3. Lắp ráp
Kiểm tra gioăng cao su trền phần tử lọc khí để lắp
đúng và chắc chắn rằng không có nứt vỡ hay hư
hỏng

(1/1)

-55-
Gợi ý sửa chữa:
Kiểm tra loại gió loại rửa được
Tình trạng bẩn hay tắc Kiểm tra phần tử lọc khí
xem nó có bị bẩn, tắc hay rách không.
Làm sạch
1. Dùng khí nén, thổi sạch bụi khỏi phần bên
trong của phần tử lọc.
2. Nhúng phần tử lọc vào trong nước và nhấc
nó lên và xuống 10 lần hay hơn.
3. Lặp lại quy trình này cho đến khi lọc đã sạch.
4. Làm sạch nước còn bám lại bằng cách vẩy
hay thổi bằng khí nén.
CHÚ Ý:
Không đập hay làm rơi phần tử lọc.
5. Lau sạch bụi khỏi phần bên trong của vỏ lọc
Đệm khí.
Tình trạng lắp ráp
Kiểm tra rằng đệm được bắt chặt vào phần tử lọc
khí và đệm không bị nứt hay hư hỏng
(1/1)

Kiểm tra lọc khí loại có bình dầu


Làm sạch
1. Tháo vỏ lọc khí.
2. Rửa sạch vỏ dầu và lọc khi trong dầu hoả
bằng cách rung và cọ chúng.
3. Rửa sạch vỏ dầu và lọc khí bằng giẻ sạch.
4. Đặt vỏ dầu lên trên bàn làm việc phẳng.
5. Đổ dầu động cơ sạch vào cho đến dấu OIL
LEVEL.
6. Đặt lọc không khí lên khay và thấm ướt lọc
không khí bằng dầu động cơ sạch
Dầu hoả
Dầu động cơ

(1/1)

Kiểm tra lọc khí loại xoáy


Tình trạng bẩn hay tắc
Kiểm tra phần tử lọc khí xem nó có bị bẩn, tắc hay
rách không.
Làm sạch
1. Làm sạch phần tử lọc bằng khí nén. Thổi
nhanh và kỹ không khí từ bên trong. Sau đó,
thôi không khí từ bên ngoài của phần tử lọc.
2. Tháo cốc đựng bụi và lấy bụi ra khỏi bên
trong. Sau đó, làm sạch phần bên trong của
cốc hứng bụi.
Tình trạng lắp ráp
Kiểm tra rằng đệm được bắt chặt vào phần tử lọc
khí và đệm không bị nứt hay hư hỏng
Đệm Phần tử lọc khí Cốc chứa bụi

(1/1)

-56-
Bộ lọc than hoạt tính
1. Hư hỏng
Kiểm tra rằng bộ lọc than hoạt tính không bị hỏng.

2. Hoạt động của van một chiều


Kiểm tra hoạt động của van một chiều trong bộ lọc
than hoạt tính như trong hình vẽ

-57-
Gối đỡ trên giảm chấn trước
Lỏng
Kiểm tra gối đỡ trên của giảm chấn trước xem có bị
lỏng không

(1/1)

Nước rửa kính


Mức nước
Kiểm tra bằng que thăm xem mức nước có được
đổ đủ trong bình chứa hay không
Que thăm

(1/1)

Xiết chặt đai ốc lốp


Xiết chặt 4 đai ốc lốp theo thứ tự chéo nhau. Cuối
cùng, dùng cân lực để xiết đai ốc đến mômen xiết
tiêu chuẩn

(1/1)

-58-
Hệ thống PCV
1. Hoạt động của van PCV
Khi động cơ đang chạy không tải, kiểm tra âm
thanh hoạt động bằng cách bóp ống của van PCV
bằng ngón tay.
2. Hư hỏng
Kiểm tra ống xem có bị nứt hay hỏng không

(1/1)

Nước làm mát động cơ


1. Rò rỉ nước làm mát
Kiểm tra rò rỉ nước làm mát từ két nước, ống cao
su, nắp két nước và xung quanh kẹp ống.
2. Hư hỏng ống
Kiểm tra ống cao su của hệ thống làm mát xem có
bị nứt, phồng hay cứng không.
3. Lỏng
Kiểm tra các bị trí nối của ống và việc lắp các kẹp
có bị lỏng không

(1/1)

Hỗn hợp không tải


Điều chỉnh
Nếu xe được trang bị với biến trở, hãy sử dụng
SST và máy đo CO/HC, và điều chỉnh hỗn hợp
không tải bằng cách xoay vít điều chỉnh hỗn hợp
không tải
SST
Vít điều chỉnh hỗn hợp không tải
Máy đo CO/HC

(1/1)

-59-
THAM KHẢO:
Tốc độ không tải nhanh (động cơ diesel)

Điều chỉnh tốc độ không tải nhanh


Khi động cơ còn đang lạnh, xoay vít điều chỉnh tốc
độ không tải nhanh để điều chỉnh vị trí của cần điều
chỉnh.
Vít điều chỉnh tốc độ không tải nhanh
Vít điều chỉnh tốc độ không tải
Cần điều chỉnh
Sáp nhiệt

(1/1)

Tốc độ không tải (động cơ diesel)

Điều chỉnh tốc độ không tải


Quay vít điều chỉnh tốc độ không tải để điều chỉnh
vị trí của cần điều chỉnh.
LƯU Ý:
Điều chỉnh tốc độ không tải với động cơ ấm.
Vít điều chỉnh tốc độ không tải
Cần điều chỉnh

(1/1)

Khói diesel (động cơ diesel)


Kiểm tra khí xả xem có khói trắng hay đen bất
thường không
LƯU Ý:
Nếu chất lượng khói không nhìn thấy rõ, hãy sử
dụng giẻ trắng hay máy thử khói diesel để kiểm tra.

(1/1)

-1-
Dầu hộp số tự động
Mức dầu
Khi động cơ chạy không tải, chuyển cần số theo
trình tự từ P đến L và sau đó ngược lại. Sau đó
kiểm tra rằng mức dầu trên que thăm dầu nằm
trong vùng "HOT".
LƯU Ý:
• Mức dầu phải được kiểm tra với điều kiện
hoạt động bình thường (nhiệt độ dầu 75°C ±
5°C).
Mặc dù có dấu vùng nhiệt độ thấp dùng làm
giá trị tham khảo, việc kiểm tra đúng phải
được thực hiện trong vùng nóng.
• Mức dầu sẽ không giảm trừ khi có rò rỉ. Do
Không tải Nhiệt độ dầu đó, khi mức dầu thấp, hãy kiểm tra nhiệt độ
dầu và rò rỉ trước khi bổ sung dầu
(1/1)

Điều hoà không khí


1. Lượng ga điều hoà
Kiểm tra lượng ga điều hoà bằng cách quan sát
dòng chảy của ga qua kính quan sát.
[Điều khiển kiểm tra]
• Động cơ hoạt động ở 1,500 v/p
• Công tắc điều khiển tốc độ quạt gió ở "HI"
• Công tắc A/C bật ON
• Núm điều khiển nhiệt độ ở "MAX. COOL"
• Cửa mở hoàn toàn
LƯU Ý:
Hình dạng của kính quan sát
Bình thường
Thiếu
Hết hay quá nhiều
Kính quan sát

(1/2)

2. Rò rỉ ga điều hoà
Với khoá điện tắt OFF, hãy dùng máy thử rò rỉ ga
điều hoà để kiểm tra rò rỉ ga.
LƯU Ý:
Khi kiểm tra rò rỉ được thực hiện với động cơ đang
chạy:
• Ga điều hoà rò rỉ ra sẽ tan vào không khí từ
quạt hay quạt gió, làm cho việc kiểm tra trở
nên không thực hiện được.
• Cũng như, áp suất ga điều hoà trong bộ làm
mát giảm xuống, làm cho ga ít bị rò rỉ.
• Máy thử rò rỉ ga điều hoà phản ứng với sự
thay đổi đột ngột của độ ẩm gây ra bởi không
khí ẩm từ ống xả nước, và dẫn đến chẩn
đoán sai.
Máy thử rò rỉ ga điều hoà

(2/2)

-2-
Gợi ý sửa chữa:
Nạp lại ga điều hoà cho hệ thống
CHÚ Ý:
Chú ý khi nạp lại ga điều hoà

Thu hồi ga điều hoà (HFC-134a (R134a))

1. Lắp bộ đồng hồ đo áp suất.


2. Thu hồi ga điều hoà bằng máy thu hồi

Đồng hồ đo áp suất

(1/2)

Nạp ga điều hoà


1. Hút chân không
(1) Dùng một bơm chân không, hút chân không hệ
thống điều hoà.
(2) Ngừng hút chân không và đợi 5 phút hay lâu
hơn. Sau đó, chắn chắn rằng hệ thống điều
hoà không rò rỉ (bằng cách kiểm tra kim trên
đồng hồ áp suất không thay đổi).

2. Rò rỉ ga điều hoà
(1) Nạp ga vào hệ thống cho đến khi đồng hồ áp
suất chỉ khoảng 1 kgf/cm2.
(2) Dùng máy phát hiện rò rỉ ga điều hoà để kiểm
tra rò rỉ.

3. Nạp ga vào hệ thống


Bơm chân không Đồng hồ áp suất
Ga điều hoà Máy phát hiện rò rỉ ga điều hoà

(2/2)

-3-
Dầu trợ lực lái
1. Mức dầu
(1) Với động cơ chạy không tải, xoay vôlăng một vài
lần với xe đứng yên để tăng nhiệt độ của dầu trợ
lực so cho nó vào khoảng 40°C và 80°C. Sau đó,
trả vôlăng về vị trí trung gian.
(2) Tắt động cơ.
(3) Kiểm tra rằng mức dầu trong bình chứa nằm
trong phạm vi tiêu chuẩn.
(4) Kiểm tra rằng sự chênh lệch trong mức dầu với
động cơ hoạt động và ngừng là trong khoảng
5mm. Cùng lúc đó, kiểm tra xem dầu có bị bọt hay
trắng không.
CHÚ Ý:
Không giữ vôlăng ở vị trí đánh hết lái lâu hơn 10 giây.
2. Rò rỉ dầu
Kiểm tra rằng đường ống nối với bình chứa dầu xem
có rò rỉ không

(1/1)

Dầu động cơ
Mức dầu
Hâm nóng động cơ và tắt máy. Sau 5 phút hay hơn,
kiểm tra qua thăm dầu để chắc chắn rằng mức dâu
nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.
LƯU Ý:
• Kiểm tra mức dầu với xe đõ trên mặt phẳng
ngang.
• Nguyên nhân của việc kiểm tra mức dầu 5 phút
hay hơn sau khi động cơ ngừng hoạt động là để
cho phép dầu từ những vùng khác nhau của động
cơ hồi về đáy cácte dầu.
• Kiểm tra những mục sau khi không thay dầu động
cơ:
- Mức dầu
- Độ nhớt
- Không bị bẩn
- Không bị lẫn với chất khác (với nhiên liệu hay
nước làm mát)

(1/1)

Khe hở xupáp
Đối với động cơ lạng, hãy dùng thước lá để kiểm
tra và điều chỉnh khe hở xupáp. Việc kiểm tra này
có thể bỏ qua nếu sửa chữa chạy êm và không có
tiếng kêu bất thường.
LƯU Ý:
Khe hở xupáp quá lớn dẫn đến tiếng kêu do vấu
cam gõ vào xupáp

(1/1)

-4-
Gợi ý sửa chữa:
Kiểm tra khe hở xupáp
LƯU Ý:
Tiến hành kiểm tra khe hở xupáp với động cơ nguôi
và không hoạt động.
1. Tháo nắp đậy nắp quylát.
2. Đặt xylanh No,1 ở điểm chết trên (TDC) kỳ
nén.
3. Dùng thước lá, kiểm tra khe hở của những
xupáp đóng hoàn toàn.
4. Quay trục khuỷu một vòng để kiểm tra khe hở
của các xupáp còn lại.
5. Lắp lại nắp đậy nắp quylát

(1/1)

Lọc nhiên liệu


Thay thế
Thay thế lọc nhiên liệu.
LƯU Ý:
Để tránh rò rỉ nhiên liệu, hãy tháo giắc nối điện tại
bơm nhiên liệu, cho động cơ hoạt động và xả nhiên
liệu trong đường ống trước khi thay thế lọc nhiên
liệu.
Cụm bơm nhiên liệu
Lọc nhiên liệu

(1/1)

THAM KHẢO:
Loại lọc nhiên liệu bên trong khoang động cơ
của động cơ xăng

Thay thế
Thay thế lọc nhiên liệu.
LƯU Ý:
• Thay mới đệm.
• Hãy dùng cờlê để giữ đai ốc trên thân của lọc
trước khi xiết hay nới lỏng bulông nối
Vòng đệm

(1/1)

-5-
Lọc nhiên liệu loại hộp cho động cơ diesel
Thay thế
(1) Xả nhiên liệu ra khỏi lọc nhiên liệu.
(2) Dùng SST, tháo lọc nhiên liệu cùng với đệm.
(3) Dùng kìm, tháo công tắc báo lọc nhiên liệu cùng
với gioăng chữ O.
(4) Lắp gioăng chữ O mới vào công tắc báo lọc nhiên
liệu.
(5) Bôi nhiên liệu vào gioăng chữ O của công tắc báo
lọc nhiên liệu.
(6) Lắp công tắc báo lọc nhiên liệu vào lọc bằng tay.
(7) Bôi nhiên liệu vào gioăng của lọc nhiên liệu mới.
(8) Lắp lọc nhiên liệu vào giá bắt lọc nhiên liệu bằng
tay.
(9) Dùng bơm xả khí, điền nhiên liệu và kiểm tra rò rỉ

(1/1)

Lọc nhiên liệu loại phần tử lọc bằng giấy cho


động cơ diesel
Thay thế
(1) Tháo cụm lọc nhiên liệu.
(2) Tháo bulông giữa và cụm thân dưới của lọc nhiên
liệu.
(3) Tháo gioăng ra khỏi thân trên của lọc nhiên liệu.
(4) Tháo 2 gioăng, phần tử lọc, lò xo lá và lò xo ra
khỏi thân dưới.
(5) Tháo gioăng chữ O ra khỏi bulông giữa.
(6) Lau sạch thân dưới và bulông giữa.
(7) Dùng gioăng chữ O, gioăng và phần tử lọc mới và
Thân Gioăng Phần tử lọc Đệm vênh
lắp theo quy trình ngược lại. Đừng quên bôi nhiên
trên liệu vào gioăng chữ O và gioăng.

Lò xo Thân Gioăng chữ Bulông (8) Xả không khí ra khỏi lọc nhiên liệu bằng cách vận
dưới O giữa hành bơm xả khí.
(9) Khởi động động cơ và kiểm tra rò rỉ nhiên liệu

(1/1)

Bộ lọc nước cho động cơ diesel

Xả nước
Nới lỏng hay tháo nút xả nhiên liệu và xả nước.
LƯU Ý:
1. Loại lọc nhiên liệu/bộ lọc nước:
Sau khi xả nhiên liệu, hãy dùng bơm xả khí để
điền nhiên liệu, sau đó kiểm tra rò rỉ nhiên liệu.
2. Loại bộ lọc nước độc lập:
Nếu nước không xả ra, hãy nới lỏng nút thông
hơi của bộ xả nước
Nút xả nước Nút thông hơi

(1/1)

-6-
Vị Trí Cầu Nâng 8

Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 8


Kiểm tra lại công việc của bạn
Xác nhận lại những thao tác như kiểm tra các bộ
phận, thay thế các bộ phận và kiểm tra rò rỉ dầu.
• Dầu động cơ
• Dầu phanh v.v...

(1/1)

Vị Trí Cầu Nâng 9


Kiểm tra tại vị trí cầu nâng 9
1. Tháo các tấm phủ sườn và phủ đầu xe.
2. Điều chỉnh rađiô, đồng hồ và vị trí ghế
3. Vệ sinh
4. Sau khi thử trên đường, hãy tháo tấm phủ ghế,
thảm trải sàn và bọc vôlăng

(1/1)

Thử Trên Đường


Thử trên đường
• Hệ thống phanh

-7-
• Hệ thống phanh tay

• Hệ thống ly hợp

• Hệ thống lái

-8-
• Hệ thống hộp số tự động

• Rung động và tiếng kêu bất thường

(1/1)

-9-
Câu hỏi-1

Hãy đáng dấu Đúng hay Sai cho những câu sau.

Các câu trả


Stt. Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng
Nếu dầu phanh bắn vào bề mặt sơn, hãy để nó khô đi và sau đó lau
1 Đúng Sai
bằng giẻ sạch.

Kiểm tra hoạt động của đèn báo phanh tay bằng cách xác nhận rằng
2 Đúng Sai
nó sáng lên cho đến khi cần phanh tay được kéo lên nấc đầu tiên.

Kiểm tra vị trí đập vào kính chắn gió của bộ rửa kính chắn gió sau
3 kho khởi động động cơ. Đó là bởi vì không thể cấp đủ nguồn cho bộ Đúng Sai
phun nước rửa kính nếu điện áp ắc quy thấp.

Kiểm tra độ giơ của vôlăng với động cơ không hoạt động, cho dù xe
4 Đúng Sai
có được trang bị hệ thống trợ lực lái hay không.

Kiểm tra còi bằng cách chắn chắn rằng nó phát ra âm thanh khi núm
5 Đúng Sai
còi được ấn dọc theo toàn chu vi của vôlăng.

Câu hỏi-2

Câu nào trong các câu sau đây về nước làm mát động cơ là đúng?

1. Kiểm tra đèn xinhan bằng cách bật khoá điện ON, gạt công tắt xinhan lên/xuống, và xác nhận rằng
đèn xinhan phải/trái nháy đúng.

2. Kiểm tra đèn lùi bằng cách xoay công tắc điều khiển đèn một nấc và xác nhận rằng đèn lùi sáng lên.

3. Kiểm tra đèn lùi bằng cách tắt khoá điện OFF, chuyển cần số về vị trí R và xác nhận rằng đèn lùi
sáng lên.

4. Kiểm tra đèn báo hư hỏng (MIL) trong bảng đồng hồ bằng cách bật khoá điện ON, và xác nhận rằng
MIL sáng lên và tắt đi ngay lập tức.

Câu hỏi-3

Câu nào trong các câu sau đây về kiểm tra mức dầu hộp số thường là đúng?

1. Để kiểm tra mức dầu của hộp số thường, tháo nút đổ dầu và cắm tô vít hay dụng cụ tương tự vào lỗ.

2. Để kiểm tra mức dầu của hộp số thường, hãy tháo nút đổ dầu, đưa ngón tay vào trong lỗ và kiểm tra
vị trí mà tại đó dầu chạm vào ngón tay bạn.

3. Để kiểm tra mức dầu của hộp số thường, hãy tháo nút xả dầu, xả dầu ra và đo thể tích của nó.

4. Không cần phải kiểm tra mức dầu của hộp số thường do nó không giảm đi

-10-
Câu hỏi-4

Câu nào trong các câu sau đây về kiểm tra bugi là đúng?

1. Không đánh sạch hay điều chỉnh khe hở của bugi trừ loại bugi có đầu điện cực Platin hay Iridium.

2. Chắc chắn rằng phải đánh sạch và điều chỉnh bugi có đầu điện cực Platin trước khi lắp nó vào động
cơ.

3. Hãy sử dụng thước đo khe hở bugi để kiểm tra khe hở của bugi trừ loại bugi có đầu điện cực Platin
hay Iridium.

4. Phần cách điện của bugi có thể dễ bị cháy nếu khe hở của bugi nhỏ.

Câu hỏi-5

Câu nào trong các câu sau đây về kiểm tra khe hở xupáp trong khi bảo dưỡng định kỳ 40,000 km là
đúng?

1. Nếu động cơ đang chạy êm mà không tạo ra bất kỳ tiếng kêu bất thường nào, không cần thiết phải
kiểm tra và điều chỉnh khe hở xupáp.

2. Không kiểm tra hay điều chỉnh khe hở xupáp do nó sẽ ra ngoài phạm vi điều chỉnh nếu thậm chí động
cơ sinh ra tiếng kêu bất thường.

3. Thậm chí nếu động cơ chạy êm mà không có bất kỳ tiếng kêu bất thường nào, cần phải kiểm tra hay
điều chỉnh khe hở xupáp.

4. Không điều chỉnh khe hở xupáp.

Câu hỏi-6

Câu nào trong các câu sau đây về kiểm tra bàn đạp ly hợp là đúng?

1. "Điểm cắt ly hợp" là điểm mà tại đó ly hợp vừa ăn khớp, khi đo từ vị trí bàn đạp được đạp hết đến sát
sàn, khi nhả chậm bàn đạp

2. "Hành trình tự do của ly hợp" là khoảng cách giữa sàn xe và bàn đạp ly hợp khi bàn đạp được đạp
hết đến sát sàn.

3. "Độ cao của bàn đạp" là khoảng cách từ vị trí của bàn đạp mà tại đó ly hợp vừa ăn khớp.

4. Trong khi kiểm tra bàn đạp ly hợp, hành trình tự do của bàn đạp và điểm cắt ly hợp có thể được xác
định là bình thường nếu chiều cao bàn đạp là bình thường

-11-
Câu hỏi-7

Câu nào trong các câu sau đây về kiểm tra ắc quy là đúng?

1. Khi nhiệt độ của dung dịch ắc quy là 20°C (68°F), hãy kiểm tra rằng nồng độ dung dịch của một ngăn
là giữa 1.250 và 1.280.

2. Khi nhiệt độ của dung dịch ắc quy là 20°C (68°F), hãy kiểm tra rằng nồng độ dung dịch của tất cả các
ngăn là giữa 1.250 và 1.280.

3. Khi kiểm tra ắc quy, hãy kiểm tra rằng mức dung dịch của tất cả các ngăn cao hơn so với mức MAX.

4. Nếu mức dụng dịch ắc quy thấp, hãy đổ nước vòi vào các ngăn đến mức trên

Câu hỏi-8

Từ nhóm từ sau, hãy chọn 4 loại đèn mà sẽ sáng khi công tắt điều khiển đèn xoay một nấc, khi kiểm
tra đèn.

a. Đèn kích thước b. Đèn xinhan c. Đèn hậu

d. Đèn phanh e. Đèn pha f. Đèn chiếu sáng bảng táplô

g. Đèn chiếu sáng biển số

Câu hỏi-9

Từ nhóm từ sau, hãy chọn các mục kiểm tra tương ứng với hình vẽ từ 1 đến 3, khi kiểm tra chân
phanh.

a) Hành trình tự do của bàn đạp b) Độ cao bàn đạp c) Khoảng cách dự trữ của bàn đạp

-12-
Câu hỏi-10

Từ nhóm từ sau, hãy chọn các mục kiểm tra tương ứng với hình vẽ từ 1 đến 4, khi kiểm tra ắc quy.

1. 2.

3. 4.

a) Kiểm tra hư hỏng vỏ ắc quy b) Kiểm tra lỏng các cực ắc quy
c) Kiểm tra mức dung dịch ắc quy d) Kiểm tra rỉ các cực ắc quy
e) Kiểm tra hư hỏng nút thông hơi

Câu hỏi-11

Từ nhóm từ sau, hãy chọn những từ ứng với tình trạng mòn của lốp như hình vẽ sau.

a b a b
c d c d
e f e f

Trước khi kích Trước khi kích


chuột lên nút chuột lên nút
'Chấm điểm', 'Chấm điểm',
hãy chọn để trả hãy chọn để trả

lời. lời.

a b a b
c d c d
e f e f

Trước khi kích Trước khi kích


chuột lên nút chuột lên nút
'Chấm điểm', 'Chấm điểm',
hãy chọn để trả hãy chọn để trả

lời. lời.

a. Bình thường b. Mòn hai vai c. Mòn giữa d. Mòn một bên (mòn trong hay mòn ngoài)
e. Mòn vẩy f. Mòn mũi gót (mòn theo bậc)

-13-
-14-
PDS (Bảo Dưỡng Trước Khi Giao Xe)
Mục đích của PDS
PDS (bảo dưỡng trước khi giao xe) được thực hiện
bởi Đại lý trước khi xe mới được giao cho khách
hàng nhằm đảm bảo rằng nó ở trạng thái tốt nhất,
và khách hàng có thể ngay lập tức lái xe sau khi
giao nhận.
PDS bao gồm 3 thao tác sau:
1. Xác định tình trạng của xe.
Phục hồi xe về trạng thái sẵn sàng họat
2.
động.
3. Kiểm tra chức năng của xe.
LƯU Ý:
PDS: Đại lý tiến hành việc kiểm tra.
PDI (Kiểm tra trước khí giao xe): Nhà phân phối thực
hiện kiểm tra chất lượng của xe mới

(1/1)

Mô tả
Bước kiểm tra cuối cùng được hoàn tất tại nhà máy
trước khi xe được vận chuyển đến khách hàng.
Nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận
chuyển, như các hư hỏng vật lý. Vì lí do đó, cần
phải xác định rằng xe không có bất cứ vấn đề gì khi
nó về đến đại lý

(1/1)

Khôi Phục Xe
Để ngăn chặn các vấn đề trong khi vận chuyển, hàng
loạt các biện pháp bảo vệ đã được thực hiện trước khí
xe rời khỏi nhà máy. Do đó, xe phải được phục hồi về
trạng thái sẵn sàng họat động trong khi thực hiện
PDS. Nếu xe không thể khôi phục về trạng thái sẵn
sàng hoạt động, thì nó có thể không hoạt động chính
xác, hay bộ phận không thể phục hồi có thể dẫn đến
tai nạn không lường trước được.
Lắp các cầu chì và chốt nối tắt
Lắp những phụ kiện của nhà máy
Tháo các nắp chống rỉ ra khỏi đĩa phanh
Lắp các nút cao su thân xe
Tháo các ống cách lò xo
Tháo các lỗ kéo xe khẩn cấp
Điều chỉnh áp suất lốp
Tháo những nhãn dán không cần thiết
Bóc lớp màng bảo vệ thân xe
(1/10)

-1-
Lắp các cầu chì và chốt nối tắt
Trước khi bắt đầu kiểm tra, hãy lắp cầu chì đèn
trong xe cầu chì radiô, hay các chốt nối tắt.
Những chi tiết này được tháo ra ở nhà máy để
ngăn không cho rò điện trong quá trình vận chuyển
là lưu kho.
LƯU Ý:
• Các cầu chì đã tháo ra được gắn vào bên
trong của nắp hộp rơle tương ứng, nằm trong
khoang động cơ.
• Vị trí của những cầu chì đã tháo ra thay đổi
tùy theo kiểu xe.
Hộp rơle
Cầu chì và chốt nối tắt

(2/10)

Lắp các chi tiết chuyển từ nhà máy


Các chi tiết chuyển từ nhà máy được đóng gói riêng
để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
LƯU Ý:
Lắp các nắp bánh xe sau khi xiết chặt đai ốc moay
ơ của bánh xe.

Ví dụ:
Gương chiếu hậu bên ngoài
Giá lắp lốp dự phòng
Ống thông hơi
Tấm hướng gió trước
Nắp bánh xe và nắp moay ơ

(3/10)

Tháo nắp chống rỉ ra khỏi đĩa phanh


Tháo nắp chống rỉ mà được gắn trên phanh đĩa.
LƯU Ý:
• Nếu nắp chống rỉ được gắn lên phanh đĩa, sẽ
có một tấm nhãn cảnh báo được gắn trên
kính chắn gió.
• Một xe ôtô có trang bị phanh đĩa cho 4 bánh
xe đều có nắp chống rỉ cho cả 4 bánh.
CHÚ Ý:
• Không đạp phanh quá mạnh khi van chuyển
xe có nắp chống rỉ.
• Khi tháo nắp chống rỉ, hãy dùng tay. Bạn có
thể làm hỏng bánh xe hay đĩa phanh nếu bạn
dùng tô bít hay các dụng cụ khác.
Nắp chống rỉ
Nhãn cảnh báo

(4/10)

-2-
Lắp các nút cao su thân xe
Lắp các nút cao su thân xe vào các lỗ xiết.
LƯU Ý:
Các nút cao su thân xe được đặt trong hộp đựng
đồ.
Nút cao su thân xe

(5/10)

Tháo các ống cách lò xo trước


Tháo các ống cách lò xo trước từ lò xo trụ của hệ
thống treo trước.
LƯU Ý:
• Tiến hành bước này chỉ cho những xe có
trang bị ống cách.
• Nâng xe lên bằng kích hay cầu nâng để tháo
các ống cách

(6/10)

Tháo các móc kéo xe khẩn cấp


• Tháo các móc kéo xe khẩn cấp ra khỏi ba đờ
sốc trước.
• Lắp các nắp lên trên các lỗ của móc kéo xe
khẩn cấp.
LƯU Ý:
• Nắp cho các lỗ móc kéo xe khẩn cấp được
đặt trong ngăn để đồ.
• Đặt các móc kéo xe khẩn cấp vào túi đựng
dụng cụ.
• Tiến hành bước này chỉ cho những xe có
trang bị móc kéo xe khẩn cấp.
Móc kéo xe khẩn cấp
Nắp lỗ móc kéo xe khẩn cấp
Túi đựng dụng cụ

(7/10)

-3-
Điều chỉnh áp suất lốp
Điều chỉnh áp suất lốp đến giá trị thích hợp.
Lốp được bơm ở nhà máy đến áp suất cao hơn so
với bình thường, nhằm tránh biến dạng trong quá
trình vận chuyể. Với áp suất này, tính êm dịu
chuyển động sẽ kém hơn và lốp có thể bị mòn
không đều.
LƯU Ý:
Tương tự, hãy điều chỉnh lốp dự phòng để được
áp suất phù hợp

(8/10)

Tháo các nhãn, thẻ, đề can và nắp không cần


thiết
LƯU Ý:
Tháo các nắp bảo vệ trước khi giao xe cho khách
hàng.

CHÚ Ý:
Không dùng những vật sắc nhọn như dao để
tháo nắp bảo vệ do nó có thể làm hỏng các tấm
ốp và ghế.
Nhãn
Nắp bảo vệ

(9/10)

Bóc lớp màng bảo vệ thân xe


Quy trình
1. Trước khi bóc lớp màng bảo vệ, hãy rửa sạch xe
để tránh không cho bề mặt sơn bị xước do cát và
bụi mà có thể bám vào trong quá trình vận chuyển.

2. Bắt đầu bóc lớp màng bảo vệ ra khỏi các góc


(được khoanh màu đỏ trong hình vẽ bên trái).
(1) Bẻ cong đầu đến góc 180° và kéo nhanh
màng lên.
(2) Kéo nhanh màng theo hướng ngang.
CHÚ Ý:
• Để tránh xước lớp sơn hay lõm thân xe,
không đặt tỳ khuỷu tay hay bàn tay lên xe.
• Chỉ dùng tay để bóc lớp màng bảo vệ.
3. Sau khi lóc lớp màng bảo vệ, hãy kiểm tra thân
xe xem còn keo bám hay vết rộp trên bề mặt sơn
không
Lớp màng bảo vệ
Thân xe

-4-
Kiểm Tra Các Chức Năng Của Xe
Mô tả
Việc kiểm tra này được thực hiện nhằm đảm bảo
rằng các bộ phận và cơ cấu của xe hoạt động tốt
trước khi xe được giao cho khách hàng. Thao tác
này là bắt buộc nhằm giao một chiếc xe ở trạng thái
hoạt động an toàn mà khách hàng hoàn toàn hài
lòng về nó.
PDS bao gồm các công việc kiểm tra sau:
Trước khi kiểm tra
Chuẩn bị đồng hồ áp suất lốp, tấm bảo vệ v.v
Kiểm tra xung quanh
Kiểm tra trạng thái và hoạt động của xe bằng cách
kiểm tra hoạt động của đèn v.v.
Khoang động cơ
Kiểm tra khoang động cơ bằng cách kiểm tra lượng
dầu động cơ hay hộp số tự động v.v.
Dưới gầm xe
Kiểm tra bên dưới gầm xe bằng cách kiểm tra rò rỉ
dầu động cơ v.v.
Chạy thử xe
Kiểm tra tính năng chuyển động bằng cách kiểm tra
tính năng hoạt động và khả năng lái v.v.
Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra lần cuối cùng bằng cách bóc các nhãn
không cần thiết hay rửa sạch xe v.v.

THAM KHẢO:
Phiếu kiểm tra

-5-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dấu Đúng hay Sau cho các câu sau đây:

Các câu trả


No. Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng
Nếu xe không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu của nó trong khi
1 làm PDS, xe có thể không hoạt động đúng hay những bộ phân chưa Đúng Sai
được phục hổi có thể dẫn đến tai nạn không lường trước.

Việc kiểm tra chức năng của PDS được thực hiện nhằm đảm bảo
2 rằng các bộ phận và cơ cấu hoạt động đúng chức năng trươc khi xe Đúng Sai
được giao cho khách hàng.

Những chi tiết do nhà máy cung cấp được tháo ra để vận chuyển do
3 Đúng Sai
chúng có thể được lắp hay không.

Nếu nắp chống rỉ được gắn vào phanh, sẽ có một nhãn cảnh báo
4 Đúng Sai
được gắn vào kính chắn gió trước của xe.

Sau khi tháo các móc kéo xe khẩn cấp, chúng phải được vứt bỏ do
5 Đúng Sai
chúng không còn cần thiết nữa.

Câu hỏi-2

Câu nào trong các câu sau đây về PDS là đúng?

1. Tình trạng của xe được xác định trong khi tiến hành PDS trước khi nó được chuyển đến nhà sản
xuất.

2. Để tránh những vấn đề trogn quá trình vận chuyển, hàng loạt các biện pháp bảo vệ được tiến hành
trước khi xe rời khỏi nhà máy. Phục hồi xe của PDS đưa xe về trạng thái sẵn sàng hoạt động.

3. PDS được tiến hành sau khi xe được giao cho khách hàng.

4. PDS được tiến hành để lắp các chi tiết mà được vận chuyển riêng biệt để đưa xe về trạng thái sẵn
sàng hoạt động.

-6-
Câu hỏi-3

Câu nào trong các câu sau đây về phục hồi tình trạng xe (trong khi thực hiện PDS) là đúng?

1. Hãy dùng tô vít để tháo nắp chống rỉ ra khỏi phanh đĩa.

2. Trước tiên hãy dùng dao cạo gioăng để bóc lớp dán bảo vệ ra khỏi thân xe.

3. Hãy điều chỉnh áp suất lốp.

4. Không được sử dụng những vật sắc, như dao, để bóc lớp dán bảo vệ.

Câu hỏi-4

Từ nhóm từ dưới đây, hãy chọn những từ tương ứng với thao tác trong hình dưới đây.

1. 2.

3. 4.

a) Lắp cầu chì và chốt nối tắt b) Tháo ống cách lò xo trước c) Lắp nút cao su thân xe d)
Tháo móc kéo xe khẩn cấp e) Lắp những phụ tùng do nhà máy cung cấp

-7-
Mô Tả
Mô tả
Xe ôtô bao gồm các bộ phận sau:

1. Động cơ

2. Hệ thống truyền lực

-1-
3. Hệ thống gầm
• Hệ thống phanh

• Hệ thống treo

• Hệ thống lái

-2-
4. Điện thân xe

5. Thân xe

(1/1)

Động Cơ
Mô tả
Động cơ là một bộ phận tạo ra lực chuyển động của
xe ôtô.
Khi động cơ bị hỏng, xe sẽ ngừng hoạt động.
Do đó, việc bảo dưỡng động cơ là cần thiết.
Có nhiều hạng mục bảo dưỡng liên quan đến động
cơ.
• Dầu động cơ
• Lọc dầu động cơ
• Hệ thống làm mát và sưởi ấm
• Năp két nước
• Nước làm mát động cơ
• Đai dẫn động
• Phần tử lọc gió
• Khe hở xupáp
• Đai/Xích cam
• Bugi
• Ắc quy
• Nắp bình nhiên liệu
• Lọc nhiên liệu
• Van PCV
• Bộ lọc than hoạt tính
• Hỗn hợp không tải
(1/1)

-3-
Dầu động cơ
Tầm quần quan trọng của việc thay dầu động cơ
Dầu động cơ bị biết chất khi sử dụng, hay thậm chí
khi nó không được sử dụng.
Dầu động cơ bị bẩn do nó cuốn chất bẩn và muội bên
trong động cơ và bị đen lại.
Nếu dầu động cơ không được thay thế
• Động cơ có thể bị hỏng và trở nên khó khởi động.
• Liên tục bổ sung dầu động cơ mà không thay nó
sẽ dẫn đến làm giảm tính năng của dầu như trong
đồ thị bên trái.
Dầu động cơ là gì?
Dầu động cơ đóng vai trò sau.
1. Chức năng bôi trơn
2. Chức năng làm sạch
3. Chức năng làm kín
4. Chức năng chống rỉ
5. Chức năng làm mát

(1/2)

Những nguyên nhân làm cho lượng dầu động


cơ giảm đi
Dầu động cơ giảm dần từng ít một thậm chí dưới
điều kiện bình thường, một lượng nhỏ dầu động cơ
bị cháy cùng với nhiên liệu sau khi bôi trơn. (tiêu
hao dầu động cơ)
Chu kỳ thay thế
• Thay dầu động cơ tùy theo quãng đường lái xe hay thời
gian do nó khó có thể nhận biết sự biến chất bằng cách
quan sát.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Động cơ xăng:
Sau mỗi 10,000 km hay một năm
Động cơ diesel:
Sau mỗi 5,000 km hay 6 tháng
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế có thể
thay đổi theo kiểu xe và điều kiện sử dụng của xe.
Các loại dầu động cơ
Dầu động cơ được phân loại theo API tùy theo tính năng về
chất lượng và SAE theo độ nhớt. Hãy tham khảo Hướng
dẫn sử dụng cho loại dầu thích hợp
Tiêu thụ dầu động cơ Dẫn hướng xupáp Xupáp

(2/2)

-4-
Lọc dầu động cơ
Lọc dầu động cơ là gì?
Đây là bộ phận dùng để loại bỏ muội than, cặn bẩn
và các hạt kim loại trong dầu động cơ.
Nếu lọc dầu động cơ không được thay thế
Nếu lọc dầu bị tắc, dầu không thể chảy qua lọc.
Sau đó van an toàn sẽ mở ra và đưa dầu bẩn vào
trong động cơ.
Chu kỳ thay thế
• Thay lọc dầu động cơ tùy theo quãng đường
lái xe hay thời gian sử dụng do không thể đánh
giá được mức độ biến chất bằng quan sát.

Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):


Sau mỗi 10,000 km hay một năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay
thế có thể thay đổi theo kiểu xe và điều kiện sử
dụng của xe
(1/1)

Hệ thống làm mát và sưởi ấm


Hệ thống làm mát là gì?
Hệ thống này giữ cho nhiệt độ của động cơ không
đổi. Cũng như, nước làm mát nóng sẽ sấy không
khí để điều chỉnh nhiệt độ bên trong khoang hành
khách.
Nếu nước làm mát bị rò rỉ
Nó không chỉ gây nên quá nóng mà còn làm hỏng
chính bản thân động cơ.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm
Nắp quylát Bơm nước Thân máy Van
hằng nhiệt
Bình chứa Két nước

(1/1)

Nắp két nước


Nắp két nước là gì?
• Nó cho phép nước làm mát ổn định ở một áp suất
không đổi nhằm giữ cho điểm sôi của nước làm mát
O
lớn hơn 100 C. Cũng như, nó nâng cao tính năng
làm mát bằng cách tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ
giữa nước làm mát và không khí lớn hơn.
• Van áp suất mở ở áp suất cao để đưa nước làm
mát vào bình chứa. Mặt khác, van chân không mở
khi giảm áp suất để hút nước làm mát ngược lại từ
bình chứa.
Tầm quan trong của việc kiểm tra nắp két nước
Nếu nó không hoạt động tốt, nó sẽ gây nên quá nóng.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm
Van áp suất Van chân không

(1/1)

-5-
Nước làm mát động cơ
Nước làm mát động cơ là gì?
Nó đóng vai trò sau.
• Nó ngăn không có nước làm mát đóng băng.
• Nó ngăn không cho các bộ phận của hệ thống làm
mát bị rỉ.
• Nó ngăn hệ thống quá nóng (điểm sôi cao hơn so
với nước).
Nếu không thay nước làm mát
Khả năng chống rỉ của nó sẽ giảm đi, và két nước,
đường ống thép và cao su v.v. sẽ bị hỏng.
Chu kỳ thay thế
• Thay nước làm mát động cơ tùy theo quãng đường
lái xe hay thời gian sử dụng do khó đánh giá được
mức độ biến chất bằng quan sát.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe và điều kiện sử dụng
của xe.
Loại nước làm mát
Có hai loại nước làm mát (LLC (nước làm mát có tuổi
thọ cao): đỏ và xanh.Cả hai loại hầu như có cùng
thành phần

Nồng độ
Hãy sử dụng nước làm mát được hòa trộn với nước
thường tuy nhiên nó dễ đóng băng nếu không sử
dụng nồng độ thích hợp. Hãy sử dụng nồng độ LLC
thích hợp cho từng khu vực. Hãy tham khảo sách
Hướng dẫn sử dụng để biết nồng độ thích hợp của
LLC

(1/1)

Đai dẫn động


Đai dẫn động là gì?
Đai dẫn động dẫ động các thiết bị phụ như máy phát,
bơm trợ lực lái, bơm nước.
Nếu đai dẫn động bị hỏng
• Máy phát sẽ ngừng hoạt động và ắc quy sẽ hết
điện.
• Bơm nước sẽ ngừng hoạt động và nó gây ra trục
trặc như quá nóng.

Chu kỳ kiểm tra


• Tiến hành kiểm tra tùy theo quãng đường lái xe hay
thời gian sử dụng.
Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 20,000 km hay 2 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu

(1/1)

-6-
Phần tử lọc khí
Chức năng của phần tử lọc khí
Lọc sạch bụi bẩn, cát v.v. để làm sạch không khí nạp
vào trong động cơ.

Nếu lọc khí bị tắc


Công suất ra của động cơ sẽ giảm và tính kinh tế
nhiên liệu sẽ kém do lương không khí hút vào trong
xylanh giảm đi.
Chu kỳ làm sạch/thay thế
• Làm sạch hay thay thế tùy theo quãng đường lái xe
hay thời gian sử dụng do khó đánh giá được mức
độ biến chất bằng quan sát.
Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 20,000 km hay 2 năm
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 4 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe.
• Khi lái xe ở khu vực nhiều cát và bụi, chu kỳ làm
sạch/thay thế sẽ ngắn hơn. (Do nó dễ bị tắc hơn)

(1/1)

Khe hở xupáp
Khe hở xupáp là gì?
Nó cho phép thời điểm đóng và mở xupáp chính
xác thậm chí nếu các chi tiết bị giãn nở do nhiệt.

Khe hở quá lớn


Nó gây ra triêu chứng như tiếng kêu không bình
thường từ động cơ (kêu xupáp).

Khe hở không đủ
Nó gây ra triệu chứng như động cơ rung nhẹ.

Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh


• Kiểm tra/điều chỉnh tùy (Cho xe Corolla ở thị
trường chung):
Động cơ xăng:
Sau mỗi 40,000 km hay 80,000 km
Động cơ diesel:
Sau mỗi 20,000 km
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay
thế có thể thay đổi theo kiểu xe
Trục cam Xupáp xả Xích cam
Xupáp nạp
Trục khuỷu

(1/1)

-7-
Dây đai (xích) cam
Dây đai cam là gì?
Nó truyền chuyển động quay của trục khuỷu đến trục
cam để dẫn động chính xác các xupáp.

Tầm quan trọng của việc thay dây đai cam


Nó bị cứng lại do nhiệt của động cơ, và điều đó có thể
dẫn đến nứt hay làm cho các răng bị đứt do vật liệu
cao su.

Nếu đai cam bị đứt


Thời điểm đóng và mở xupáp không đồng bộ, và động
cơ ngừng hoạt động. Píttông chạm vào các xupáp và
các xupáp sẽ bị cong.
Chu kỳ thay thế
• Thay đai cam tùy theo quãng đường lái xe.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 100,000 km
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe.
• Xích cam không được thay thế định kỳ

(1/1)

Bugi
Bugi là gì?
Nó phát ra tia lửa để đốt cháy hỗn hợp không khí –
nhiên liệu đã được nén lại.
Tầm quan trọng của việc thay thế bugi
• Khi điện cực bị mòn, khe hở bugi trở nên lớn hơn.
• Dính chất bẩn (muội than).
Nếu bugi không được thay thế
Do mép của điện cực bị mòn, khe hở bugi rộng ra,
tính kinh tế nhiên liệu sẽ kém, và công suất phát ra
giảm.
Chu kỳ kiểm tra/thay thế
• Thay thế tùy theo quãng đường lái xe.
• Cũng không thể kiểm tra trạng thái bằng quan sát.
Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 10,000 km hay 1 năm (chỉ áp dụng khi
không có bộ lọc khí xả)
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 20,000 km hay 4 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe.
• Không cần thiết phải điều chỉng khe hở của bugi
điện cực Platin và Iridium, tuy nhiên chúng cần thay
thế sau 100,000 km đến 150,000 km
(1/1)

-8-
Ắc quy
Ắc quy là gì?
Nó đóng vai trò sau.
• Nó cung cấp nguồn điện để khởi động động cơ.
• Nó cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện.
• Nó tích trữ điện để khởi động lại động cơ.

Nếu ắc quy không được kiểm tra


• Thể tích dung dịch điện phân giảm đi, và ắc quy
không thể nạp đủ được.
• Nó biến chất, hết điện và dung lượng giảm đi.

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 10,000 km hay 1 năm

Nguy cơ chập mạch


• Ắc quy có hai cực dương và âm. Nếu tiếp xúc với
nước, các cực sẽ được nối điện và chập mạch có
thể xảy ra.
• Xe hay các bộ phận điện bị ngắn mạch khi cực
dương và cực âm được nối ngược lại

(1/1)

Nắp bình nhiên liệu


Nắp bình nhiên liệu là gì?
• Nó là một nắp để đậy bình nhiên liệu.
Tầm quan trọng của việc kiểm tra nắp bình nhiên
liệu
• Nếu gioăng bị hỏng, hơi nhiên liệu sẽ bay vào
không khí.
• Nếu van chân không bị vỡ, không khí không thể hút
vào trong bình được để thế chỗ cho nhiên liệu đã
sử dụng. Sau đó, một độ chân không xuất hiện
trong bình làm nó bị móp.

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm

THAM KHẢO:
Khí bay hơi
Trong bình nhiên liệu, một ít nk chuyển thanh dạng hơ
có chứa một lượng lớn khí HC độc hại

Gioăng Van chân không

(1/1)

-9-
Lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu là gì?
Nó loại bỏ những hạt nhỏ có trong nhiên liệu bằng một
bộ lọc.

Nếu lọc nhiên liệu không được thay thế?


Khi lọc bị tắc, lượng nhiên liệu sẽ giảm. Sau đó trục
trặc sẽ xảy ra, như mất mát công suất phát ra ở tốc độ
cao khi cần có một lượng lớn nhiên liệu.
Chu kỳ thay thế
Sự biến chất không thể xác định bằng quan sát.
Thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung:
Động cơ xăng:
Sau mỗi 40,000 km hay 80,000 km
Động cơ diesel:
Sau mỗi 20,000 km hay 2 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe.
* Chu kỳ bảo dưỡng sẽ rút ngắn một nửa nếu dùng
nhiên liệu bẩn
(1/1)

Van PCV (Thông hơi hộp trục khuỷu)


Van PCV là gì?
Nó là một trong những thiết bị để kiểm sóat khí xả
và đốt cháy lại khí lọt.

Tầm quan trọng của việc kiểm tra van PCV


Nếu van PCV bị tắc, khí lọt sẽ không được đưa vào
đường ống nạp và nó được xả ra không khí.
Nó cũng sẽ hòa lẫn với dầu động cơ và làm biến
chất dầu.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm

THAM KHẢO:
Khí lọt
Khí này có chứa một lượng lớn khí HC chưa cháy, nó
lọt ra từ khe hở giữa xécmăng và thành xylanh xuống
hộp trục khuỷu

(1/1)

-10-
Bộ lọc than hoạt tính
Bộ lọc than hoạt tính là gì?
Đây là một thiết bị để ngăn không cho hơi nhiên liệu
từ bình thóat ra khí quyển.

Tầm quan trọng của bộ lọc than hoạt tính


Khi van một chiều bị kẹt, nó sẽ không hoạt động
đúng. Sau đó khí bay hơi sẽ bị xe vào khí quyển.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm

(1/1)

Hỗn hợp không tải


Hỗn hợp không tải là gì?
Hỗn hợp không khí – nhiên liệu được điều chỉnh
trong khi chạy không tải để giữ cho động cơ hoạt
động ổn định.
Nếu hỗn hợp không tải sai
• Tính ổn định hoạt động của động cơ sẽ giảm
đi.
• Một lượng khí CO/HC xả ra sẽ tăng lên.

Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh


Kiểm tra/điều chỉnh:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm

(1/1)

-11-
Hệ thống phanh
Mô tả
Hệ thống phanh giảm tốc độ hay dừng xe đang
chuyển động, hay ngăn không cho xe đang đỗ bị
trôi..

Nếu hệ thống phanh bị hỏng, nó sẽ tạo ra tinhd


trạng đặc biệt nguy hiểm như không thể giảm tốc
độ được khi đang lái xe.

Do đó, việc bảo dưỡng hệ thống phanh là cần thiết.

Có các mục bảo dưỡng liên quan đến hệ thống


phanh như sau.
• Bàn đạp phanh
• Cần phanh tay
• Phanh đĩa
• Phanh trống
• Dầu phanh
• Đường ống phanh

(1/1)

Bàn đạp phanh


Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp
phanh
• Hiệu chỉnh hành trình của bàn đạp phanh là
cần thiết để đạt được lực phanh đủ lớn.
• Điều chỉnh phanh so cho nó không bị bó
phanh hay kẹt phanh khi không đạp phanh.
Các mục kiểm tra
1. Tình trạng bàn đạp
2. Độ cao bàn đạp
3. Hành trình tự do bàn đạp
4. Khoảng cách dự trữ của bàn đạp
• Chức năng của trợ lực phanh

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng
(1/1)

-12-
01t\01t09i303\ Cần phanh tay
Tầm quan trọng của việc điều chỉnh cần phanh
tay
1. Khi hành trình của cần phanh tay qúa lớn.
Phanh sẽ có hiệu quả rất thấp.

2. Khi hành trình của cần phanh tay quá nhỏ.


Có khả năng phanh tay sẽ bị bó (Phanh tay ở
trong trạng thái nửa ăn khớp)

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng

-13-
Phanh đĩa
Tầm quan trọng của việc thay má phanh đĩa
Khi các má phanh đĩa bị mòn, đĩa phanh và phần lưng
của má phanh sẽ chạm trực tiếp vào nhau, làm hỏng đĩa
phanh.

Chu kỳ kiểm tra


• Có thể xác định được bằng quan sát.
Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng
• Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới
1.0 mm, hãy thay chúng.
Miếng báo mòn má phanh
Nó được lắp ở phần lưng của má phanh. Khi miếng báo
mòn má phanh chạm vào đĩa phanh, nó sẽ tạo ra tiếng
kêu để bảo cho lái xe rằng má phanh đã mòn đến giới
hạn.

(1/1)

Phanh trống
Tầm quan trọng của việc thay thế má phanh trống
• Khi má phanh bị mòn, tính năng phanh giảm do khe
hở giữa guốc phanh và trống phanh lớn lên.
• Do guốc phanh sẽ chạm trực tiếp vào trống phanh, nó
làm hỏng trống phanh.
Tầm quan trọng của việc bôi mỡ vào những phần
trượt
Khi những phần trượt bị rỉ, guốc phanh không thể hoạt
động nhẹ nhàng.
Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh
• Kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường hay thời gian
lái xe.
• Cũng có thể xác định được bằng quan sát.
Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm
• Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới
1.0 mm, hãy thay chúng.

(1/1)

Dầu phanh
Tầm quan trọng của việc thay thế dầu phanh
• Dầu phanh là một chất hút ẩm. Điều đó có nghĩa là
dầu phanh hấp thụ hơi ẩm từ không khí, và do đó điểm
sôi của nó sẽ giảm xuống. Khi nhiệt sinh ra trong quá
trình phanh, dầu sẽ sôi và tạo ra bọt khí (“khóa hơi”).
Khi bọt khí được tạo ra, chúng sẽ hấp thụ lực đạp
phanh tác dụng lên xylanh phanh chính, làm giảm toàn
bộ hiệu quả phanh.
• Hơi ẩm cũng tạo ra rỉ trong xylanh phanh bánh xe, nó
có thể gây nên rò rỉ dầu phanh.

Nguyên nhân của việc giảm mức dầu phanh


1. Má phanh đĩa và má phanh trống bị mòn.
2. Dầu bị rò rỉ từ hệ thống thủy lực.
Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh
Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng
Thay thế:
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm

(1/1)

-14-
Đường ống phanh
Tầm quan trọng của việc kiểm tra đường ống
phanh
Đường ống phanh (cao su) bị biến chất và hư hỏng do
nứt và gẫy.

Nếu đường ống phanh không được kiểm tra


Dầu phanh sẽ rò rỉ và phanh sẽ không làm việc.
Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh
Ống phanh (cao su( phải được kiểm tra định kỳ. Khi
phát hiện thấy có hư hỏng, phải thay ngay lập tức
Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm

(1/1)

Gầm xe và hệ thống truyền lực


Mô tả
Hệ thống truyền lực thay đổi chuyển động của động cơ
thành chuyển động của xe.
Gầm bao gồm các bộ phận không liên quan đến các chi
tiết bên ngoài, bên trong hay các chi tiết chuyển động
của xe, những có liên quan nhiều đén tính tiện nghi và
điều khiển của xe như hệ thống treo, lái và phanh.
Nếu các bộ phận của hệ thống truyền lực hay gầm bị
hỏng, sẽ không thể lái xe thoải mái được.
Do đó việc bảo dưỡng hệ thống gầm và truyền lực là cần
thiết.
Có những mục bảo dưỡng hệ thống gầm và truyền lực
sau.
• Bàn đạp phanh
• Vô lăng và thanh dẫn động
• Dầu trợ lực lái
• Rôtuyn
• Dầu hộp số tự động
• Dầu hộp số thường/vi sai
• Vòng bi bánh xe
• Lốp xe
• Thay mỡ

Bàn đạp ly hợp


Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp ly
hợp
• Bàn đạp ly hợp cần có hành trình thích hợp để hoạt
động bình thường.
• Bộ ly hợp sẽ không hoạt động bình thường. (ly hợp
không thể cắt được)

(1/1)

-15-
01t\01t09i403\ Vô lăng và thanh dẫn động lái
Sự không bình thường trong hệ thống lái
Kiểm tra những mục sau: độ giơ của vôlăng, rò ỉi
dầu từ hộp cơ cấu lái, cong, gẫy, nứt hay lỏng các
thanh dẫn động lái. Nếu tím thấy bất cứ trục trặc
nào, nó phải được xiết chặt hay thay thế.
Nếu có trục trặc trong hệ thống thanh dẫn động
lái
Khi thanh dẫn động lái bị cong hay không bình
thường, xe không thể lái thẳng hay vòng cua trở nên
rộng hơn hay hẹp hơn so với bình thường.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm

-16-
Dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực lái
Dùng loại ATF DEXRONR®II hay III
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra theo quãng đường hay thời gian lái xe.
Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng
THAM KHẢO:
• Biến trắng, bọt và thay đổi mức dầu
Hiện tượng này xảy ra khi không khí bị hòa lẫn trong
dầu. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy có nứt hay hư
hỏng trong đường ống của hệ thống trợ lực lái, và
không khí đã lọt vào.

• Tại sao không được giữ vôlăng ở vị trí xoay hết


hẳn sang một bên?
Dầu trợ lực lái luôn tuần hoàn trong hệ thống trơợlực
lái. Khi xoay vôlăng, píttông trợ lực trong xylanh trợ lực
sẽ được ấn, và tạo lực để trợ giúp cho việc xoay
vôlăng. Nếu vôlăng được xoay hết về một bên, dầu
không thể tuần hoàn được. Nó sẽ tạo ra tải trong lớn
và sẽ dễ làm gẫy vỡ hệ thống.

(1/1)

Rôtuyn
Chức năng của rôtuyn
Nó chịu tải trọng theo hướng thẳng đứng và hướng
ngang.
Nếu độ rơ của rôtuyn quá lớn
Khi đế của rôtuyn bị mòn, độ giơ tăng lên. Nó làm
thay đổi góc đặt bánh xe v.v. do đó rôtuyn không
thể chịu tải được.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm
Bulông Cao su chắn bụi
Đế Thân Đệm cao su

(1/1)

-17-
Dầu hộp số tự động (ATF)
Tầm quan trọng của việc thay thế ATF
Nó bị biến chất khi sử dụng.
Nếu không thay ATF
• Chấn động sẽ lớn hơn khi chuyển số.
• Tính kinh tế nhiên liệu kém.
• Việc truyền lực sữ tạo ra tiếng ồn không bình
thường.
Rò rỉ dầu
Kiểm tra mức dầu ATF, nó không được giảm đi theo
quãng đường hay thời gian sử dụng. Nếu mức ATF bị
giảm đi, nó hầu như gây nên rò rỉ dầu, khi đó cần phải
thay thế các phớt dầu.
Nguyên nhân kiểm tra / thay thế định kỳ
• Việc kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường lái xe
hay thời gian do nó khó có thể nhận biết được mức
độ biến chất bằng quan sát.
Kiểm tra (Cho xe Hilux ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm
Thay thế (Cho xe Hilux ở thị trường chung):
Sau mỗi 80,000 km hay 4 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế
có thể thay đổi theo kiểu xe.
(1/1)

Dầu hộp số thường/vi sai


Tầm quan trọng của việc thay thế dầu hộp số
thường/vi sai
Chúng bị ôxy hóa và biến chất khi sử dụng.
Nếu dầu không được thay
Nó gây nên hiện tượng ôxy hóa và thúc đẩy quá trình
mòn của nhiều bộ phận.
Rò rỉ dầu
Số lượng dầu hộp số thường hay vi sai không giảm đi
theo quãng đường như dầu động cơ. Bất kỳ sự hao
hụt nào về số lượng cũng hầu như gây ra bởi rò rỉ.
Chu kỳ kiểm tra / thay thế định kỳ
• Việc kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường lái xe
hay thời gian do nó khó có thể nhận biết được mức
độ biến chất bằng quan sát.
Dầu hộp số:
Kiểm tra (Cho xe Corolla ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm
Dầu vi sai:
Kiểm tra (Cho xe Hilux ở thị trường chung):
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm
Thay thế (Cho xe Hilux ở thị trường chung):
Sau mỗi 40,000 km hay 4 năm
• Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng do chu kỳ thay thế có thể
thay đổi theo kiểu xe.
Kiến thức về dầu
• Dấu bánh răng phân loại bởi API và SAE.
• Đổ với một lượng dầu tiêu chuẩn. Nếu không đúng sư
vậy, có thể xảy ra hư hỏng với các cho tiết bên trong. Hãy
tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để dùng đúng dầu.

(1/1)

-18-
Vòng bi bánh xe
Các loại vòng bi bánh xe
Có hai loại vòng bi bánh xe chính được sử dụng
trên xe ôtô.
1. Vòng bi đỡ chặn
Loại vòng bi này được chế tạo để chịu tải hướng
kính và tải trọng hướng trục theo một chièu và đỡ
cầu xe bằng hai vòng bi. Nó được xiết đến mômen
tiêu chuẩn.
2. Vòng bi đũa côn
Nó có thể chịu tải trọng hướng kính và hướng trục,
và đỡ cầu xe bằng hai vòng bi.
Việc điều chỉnh tải trọng ban đầu được thực hiện
cho vòng bi đũa côn.
THAM KHẢO:
Tải trọng ban đầu
Nếu vòng bi bị xiết quá chặt, sẽ không có khe hở và nó
không thể quay được.
Do đó, xiết và sau đó nới lỏng ra một chút. Sau đó, xiết
đến mômen tiêu chuẩn.
(1/1)

Lốp xe
Tầm quan trọng của việc kiểm tra lốp
• Lốp bị mòn
• Áp suất không khí giảm
• Có thể có những vật bên ngoài như mẩu kim loại có
thể cắm vào lốp khi nó tiếp xúc với mặt đường.

Nếu lốp mòn


• Các rãnh trên lốp biến mất làm cho nó bị dễ trượt.
• Khi lái xe với tốc độ cao trên đường ướt, nó không
thể đẩy nước ra và trượt trên mặt nước (trượt
nước), làm xe mất điều khiển.
• Dễ xảy ra xịt lốp.
• Dễ xảy ra nổ lốp.
• Tuổi thọ lốp giảm.

Nếu áp suất không khí của lốp bị giảm


• Nó sẽ biến dạng, và có thể hoạt động không tốt.
• Nó gây nên mòn không bình thường như mòn vai
lốp.
• Tuổi thọ lốp giảm.
• "Dao động sóng" có thể xảy ra khi lái xe, kết quả là
lốp bị nổ.
(1/3)

-19-
Lốp xe
Chu kỳ kiểm tra / thay thế định kỳ
1. Mòn
• Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng
• Thay thế lốp khi chiều sâu của hoa lốp mòn
dưới 3 mm.
• Nếu chiều sâu của hoa lốp mòn đến 1.6 mm,
vạch báo mòn lốp sẽ xuất hiện trên bề mặt lốp
và cần phải thay thế. (nó cho biết giới hạn của
sự mòn lốp)

2. Áp suất không khí


Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng
• Có thể nhận biết bằng quan sát.
• Có thể bị xịt lốp khi áp suất thấp bất thường.
• Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để
biết áp suất lốp tiêu chuẩn.
• Kiểm tra lốp dự phòng khi kiểm tra áp suất lốp.
Trạng thái mòn / mòn không đều của lốp (góc
đặt bánh xe)
Khi có hiện tượng mòn không đều như mòn cả hai
mép, mòn giữa, mòn vẩy, mòn một bên (bên ngoài
và bên trong), mòn mũi gót hay mòn không bình
thường, nó cũng là dấu hiệu của vấn đề với góc đặt
bánh xe, không chỉ áp suất không khí của lốp.

(2/3)

Điều kiện sử dụng và áp suất lốp


Chắc chắn rằng áp suất lốp được đặt cho chế độ lái
xe tốc độ cao. Chú ý rằng áp suất tiêu chuẩn thay
đổi tùy theo điều kiện sử dụng.

Phương pháp tháo và xiết đai ốc lốp


Trình tự tháo và xiết đai ốc lốp được quy định do
cần phải xiết và tháo đều.

Tiêu chuẩn lốp


Một chữ số, nó cho biết tiêu chuẩn của lốp, được
dập trên lốp.
Đảo lốp
• Do tải trọng tác dụng lên các lốp trước và sau
là khác nhau, và mức độ mòn cũng thay đổi.
• Khi lốp có chỉ chiều quay, hãy đảo lốp trước
với lốp sau.
• Khi kích thước của lốp trước và sau khác
nhau, hay đảo lốp trái và phải.
Tiến hành đảo lốp sau mỗi 10,000 km
Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để
biết thêm chi tiết.
(3/3)

-20-
Thay mỡ
Tầm quan trọng của việc thay mỡ
Mỡ bị biến chất trong khi sử dụng, do nó tiếp xúc
với nhiệt, hay do nước hay bụi thấm vào. Sự biến
chất của mỡ gây ra rỉ, hay lỏng do mòn bạc.

Mỡ với những tính chất khác nhau như khả năng


chịu nhiệt, chịu nước, và các khả năng hóa học
được sử dụng ở những vị trí khác nhau. Do đó, hãy
chắc chắn rằng hãy sử dụng loại mỡ tiêu chuẩn.

(1/1)

Hệ Thống Điện
Mô tả
Hệ thống điện cho phép lái xe an toàn hơn và làm
cho nột thất bên trong tiện nghi hơn.

Nếu nó bị hỏng, nó có thể gây nên nguy hiểm khi lái


xe. Do đó, việc bảo dưỡng là cần thiết

Những công việc bảo dưỡng sau liên quan đến hệ


thống điện.
• Đèn
• Đèn cảnh bảo
• Gạt nước và rửa kính
• Điều hòa không khí
(1/1)

Đèn
Đèn là gì?
Từng đèn được lắp để duy trì tầm nhìn lái xe ban
đêm, để báo cho lái xe về quang cảnh xung quanh và
để bảo bảo an toàn. Một số đèn được dùng để chiếu
sáng bên trong xe.
Tầm quan trọng của việc kiểm tra / thay thế đèn
• Đèn bị giảm chất lượng khi sử dụng, và dây tóc bị
cháy.
• Nếu bóng đèn xinhan bị cháy, chúng có thể trở nên
nguy hiểm khi chuyển làn hay rẽ.
• Nếu bóng đèn phanh bị cháy, có thể có nguy cơ tai
nạn từ phía sau.
Thay bóng đèn
• Khi một bóng trong cặp bóng đèn bị cháy, chúng
tôi khuyên cũng nên thay cả bóng kia do nó cũng
đã đến giới hạn sửa chữa.
• Hãy dùng đúng bóng do bóng đèn khác nhau về
công suất và vị trí mà ở đó chúng được sử dụng.
Chu kỳ thay thế
Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng

(1/2)

-21-
Các loại bóng đèn
Nhiều loại bóng đèn được sử dụng, như bóng đèn pha, bóng đèn phanh và bóng đèn trần. Bóng đèn Bóng
đèn thông thường.

Bóng đèn thông thường Bóng đèn Halogen Bóng đèn HID Bóng đèn một đầu
Bóng đèn hình chêm Bóng đèn hai đầu

(2/2)

Đèn cảnh báo


Đèn cảnh báo là gì?
• Nó là một bóng đèn chiếu sáng hay nháy khi có trục
trặc trong hệ thống, cần phải bổ sung hay thay thế,
hay để giúp cho lái xe an toàn.
• Màu của đèn được chia thanh đỏ và da cam theo
mức độ nguy hiểm hay quan trọng.
Báo trục trặc
1. Đèn báo hệ thống phanh
• Nó sáng lên khi kéo cần phanh tay.
• Nó sáng lên khi mức dầu phanh thấp.
• Nó sáng lên khi độ chân không của đường ống
phanh cho động cơ diesel thấp.
• Nó sáng lên khi có hư hỏng trong hệ thống EBD.
2. Đèn nhắc nhở đai an toàn
Nó sáng lên khi không thắt đai an toàn.
3. Đèn báo nạp
Nó sáng lên khi có hư hỏng đâu đó trong hệ thống
nạp.
4. Đèn báo hư hỏng
Nó sáng lên khi có hư hỏng trong hệ thống điều
khiển động cơ hay hệ thống điều khiển hộp số.
5. Đèn báo mức dầu thấp
Nó sáng lên khi nhiên liệu trong bình gần hết.

(1/2)

-22-
Đèn cảnh báo
6. Đèn báo áp suất dầu động cơ thấp
Nó sáng lên khi áp suất dầu của động cơ giảm
(mức dầu thấp)

7. Đèn báo ABS


Nó sáng lên khi có trục trặc trong hệ thống ABS.

8. Đèn báo cửa mở


Nó sáng lên khi có một cửa mở.

9. Đèn báo SRS


Nó sáng lên hay nháy khi có hư hỏng trong hệ
thống túi khí SRS.

10. Đèn báo thay đai cam


Nó sáng lên khi quãng đường lái xe đạt đến
thời điểm cần thay đai cam.

11. Đèn báo lọc nhiên liệu


Nó sáng lên khi mức nước trong lọc nhiên liệu
đạt đến giới hạn tiêu chuẩn.

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng
(2/2)

Gạt nước & rửa kính


Tầm quan trọng của việc kiểm tra / thay thế
cao su gạt nước
• Cao su được lắp vào lưỡi gạt ép vào kính chắn
gió đẻ gạt nước ra khỏi bề măt kính và bị mòn
dần theo thời gian.
• Khi cao su bị xước do những hạt cát nhỏ hay
hạt bụi bám vào kính, chúng sẽ để lại những
vết gạt trên kính.
Điểm đóng băng của dung dịch
Nếu dung dịch chỉ có nước, nước rửa kính sẽ đóng
băng khi nhiên liệu không khí đạt đến 0OC.
Thậm chí nếu nước rửa kính được bổ sung vào, nó
sẽ đóng băng khi nhiệt dưới điểm đóng băng. Do
đó hãy sử dụng đúng loại nước rửa kính và nồng
độ thích hợp tùy theo khí hậu.
Chu kỳ kiểm tra
Kiểm tra:
Sau mỗi 10,000km hay 6 tháng

(1/1)

-23-
Điều hòa không khí
Tính năng làm mát đạt được bằng cách hấp thụ và
xả nhiệt bằng cách liên tục thay đổi khí thành chất
lỏng, chất lỏng thành khí trong đường ống. Nếu ga
điều hòa bị rò rỉ, việc kiểm tra mức ga là cần thiết
do tính năng làm lạnh giảm đi.

Chu kỳ kiểm tra


Kiểm tra:
Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm

(1/1)

-24-
Câu hỏi-1

Hãy đánh dấu các câu sau đây là Đúng hay Sai.

Các câu trả lời


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
đúng
Chu kỳ kiểm tra / thay thế của các chi tiết trên xe ôtô thay đổi tùy
1 Đúng Sai
theo kiểu xe và điều kiện sử dụng.

Không có lịch cố định đối với thay dầu do mức độ biến chất của
2 Đúng Sai
dầu có thể nhìn thấy được.

Cần phải kiểm tra mức dung dịch ắc quy do khi mức dung dịch
3 Đúng Sai
giảm, nó sẽ mất khả năng duy trì nạp đủ.

Cần phải kiểm tra má phanh đĩa định kỳ trong hệ thống phanh, do
4 Đúng Sai
nó mòn khi sử dụng.

5 Nếu áp suất lốp không đúng, nó sẽ rút ngắn tuổi thọ lốp. Đúng Sai

Câu hỏi-2

Câu nào trong các câu sau đây về dầu động cơ là đúng?

1. Bổ sung dầu động cơ liên tục mà không thay dầu sẽ không làm thay đổi tính năng của dầu.

2. Khi dầu động cơ bị chuyển sang màu đen, cần phải thay dầu.

3. Thông thường, mức dầu động cơ không giảm, nên nếu nó giảm đi, đó là dầu hiệu của rò rỉ.

4. Dầu động cơ được chia thanh những loại khác nhau theo tính năng và độ nhớt, và được sử dụng tùy
theo nước làm mát.

Câu hỏi-3

Câu nào trong các câu sau đây về nước làm mát động cơ là đúng?

1. Khi LLC bị biến chất, nó sẽ gây nên một số hư hỏng đến hệ thống làm mát.

2. Sự biến chất của LLC không thể xác định được bằng quan sát, nên phải thay thế định kỳ tùy theo
quãng đường hay thời gian.

3. LLC được phân loại dựa vào loại đỏ và loại xanh, mỗi loại có tính năng khác nhau như nhiệt độ đóng
băng.

4. Nếu nước được bổ sung vào LLC, nhiệt độ đóng băng sẽ tăng lên, nên chỉ dùng chất chống đóng
băng nguyên chất.

-25-
Câu hỏi-4

Hãy chọn tất cả những mục mà có thể kiểm tra bằng quan sát từ danh sách sau đây.

1. Độ mòn của má 2. Sự biến chất/lão hóa của 3. Sự biến chất của lọc dầu
phanh đĩa dây đai dẫn động động cơ

4. Sự biến chất của dầu 5. Sự biến chất của phần tử


6. Tình trạng lốp
vi sai lọc gió

7. Sự biến chất của dầu 8. Độ mòn của má phanh 9. Sự biến chất của cao su
động cơ trống gạt nước

Câu hỏi-5

Những hình sau đây xuất hiện như đèn cảnh báo khi phát hiện thấy có sự bất thường trong hệ
thống. Hãy khớp hình vẽ với những giải thích tương ứng.

1. 2.

3. 4.

a) Có vấn đề trong hệ thống nạp.


b) Có vấn đề trong hệ thống ABS.
c) Áp suất dầu quá thấp.
d) Có vấn đề trong hệ thống điều khiển động cơ hay hệ thống điều khiển hộp số.
e) Mức dầu phanh thấp.

-26-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số
Khái Quát
Khái quát
Chương này mô tả tất cả quy trình chính để tháo
và kiểm tra cụm hộp số.

1. Tháo rời hộp số


Tháo tất cả những chi tiết xung quanh vỏ hộp
số. Sau đó lấy vỏ hộp số ra và tháo trục sơ cấp,
trục thứ cấp và vi sai.

2. Kiểm tra hộp số


Dùng dụng cụ đo để đo mức độ mòn xảy ra với
các chi tiết của hộp số. Hãy thay chi tiết bị mòn
nhiều.
(1/1)

Tháo Rời
Các bộ phận
1. Tháo cảm biến tốc độ
(1) Cảm biến tốc độ

2. Tháo càng cắt ly hợp và vòng bi cắt ly hợp


(1) Càng cắt ly hợp
(2) Vòng bi cắt ly hợp
(3) Cao su càng cắt ly hợp
(4) Chốt đỡ càng cắt ly hợp

-17-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

3. Tháo công tắc đèn lùi Switch


(1) Công tắc đèn lùi

4. Tháo bulông miếng hãm cài số trong


(1) Bulông miếng hãm cài số trong

5. Tháo trục cần chọn và chuyển số


(1) Cụm trục cần chọn và chuyển số
(2) Giá đỡ vỏ cần điều khiển
(3) Khuỷu chọn số

-18-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

6. Tháo nắp vỏ hộp số


(1) Nắp vỏ hộp số

7. Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp


(1) Đai ốc hãm trục thứ cấp

8. Tháo ống trượt gài số và càng gạt gài số


(1) Càng gạt gài số No.3
(2) Ống trượt gài số No.3

-19-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

9. Kiểm tra khe hở bánh răng


(1) Khe hở dọc trục bánh răng số 5
(2) Khe hở hướng kính bánh răng số

10. Tháo phanh hãm


(1) Phanh hãm moay ơ đồng tốc
(2) Phanh hãm trục càng gài số
(3) Phanh hãm trục sơ cấp
(4) Phanh hãm trục thứ cấp

11. Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng


(1) Moay ơ đồng tốc
(2) Bánh răng số 5
(3) Bánh răng bị động số 5

(1/2)

-20-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

12. Tháo rời moay ơ đồng tốc


(1) Moayơ đồng tốc
(2) Khóa hãm cài số
(3) Lò xo khóa hãm

13. Tháo bi hãm cái số và cụm bi hãm


(1) Nút bi hãm
(Số 5 và số lùi)
(2) Bi hãm
(Số 5 và số lùi)
(3) Nút bi hãm
(Số 3 và 4)
(4) Bi hãm
(Số 3 và 4)
(5) Nút bi hãm
(Số 1và 2)
(6) Bi hãm
(Số 1và 2)
(7) Cụm bi hãm

14. Tháo vỏ hộp số


(1) Vỏ hộp số
(2) Tấm giữ vòng bi
(3) Bulông trục trung gian số lùi

-21-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

15. Trục và bánh răng trung gian số lùi


(1) Bánh răng trung gian số lùi
(2) Trục bánh răng trung gian số lùi
(3) Đệm dọc trục

16. Tháo càng gài số và trục càng gài số


(1) Trục càng gài số No.1
(Số 1và 2)
(2) Trục càng gài số No.2
(Số 3 và 4)
(3) Trục càng gài số No.3
(Số 5 và số lùi)
(4) Càng gài số No.1
(Số 1và 2)
(5) Càng gài số No.2
(Số 3 và 4)
(6) Đầu cài số No.1
(Số 3 và 4)
(7) Giá bắt tay gài số

17. Tháo trục sơ cấp và thứ cấp


(1) Cụm trục sơ cấp
(2) Cụm trục thứ cấp

-22-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

18. Tháo hộp vi sai


(1) Cụm hộp vi sai

19. Tháo từng chi tiết


(1) Máng hứng dầu vỏ hộp số (phía vi sai)
(2) Miếng hãm vòng bi
(3) Nam châm hộp số
(4) Nắp trục thứ cấp
(5) Ống hứng dầu hộp số No.1
(6) Chốt hạn chế số lùi
(7) Ống hứng dầu hộp số No.2

20. Tháo vòng bi và phớt dầu


(1) Phớt dầu vỏ hộp số trước (cho trục sơ
cấp)
(2) Vòng bi trước trục sơ cấp
(3) Vòng bi trước trục thứ cấp
(4) Phớt dầu vỏ hộp số (cho vi sai)
(5) Vòng lăn ngoài và đệm của vòng bi trước
hộp vi sai
(6) Vòng bi trước hộp vi sai
(7) Vòng bi sau hộp vi sai
(8) Vòng lăn ngoài và đệm của vòng bi sau
hộp vi sai
(9) Phớt dầu vỏ hộp số (cho vi sai)

(2/2)

-23-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo càng cắt ly hợp và vòng bi cắt ly hợp


1. Tháo càng cắt ly hợp
Kéo càng cắt ly hợp về phía trước và sau đó
tách càng cắt ra khỏi chốt đỡ càng cắt. Sau đó
tháo càng cắt ly hợp cùng với vòng bi ra khỏi vỏ
trước của hộp số (vỏ ly hợp).
2. Tháo vòng bi cắt ly hợp
(1) Tháo vòng bi cắt ly hợp ra khỏi càng cắt ly
hợp.
(2) Hướng của kẹp vòng bi ly hợp khác nhau.
Hãy chắc chắn rằng bạn ghi lại vị trí đúng
của nó trước khi tháo vòng bi cắt ly hợp.
GỢI Ý:
Chốt đỡ càng cắt ly hợp
• Chỉ tháo vòng bi cắt ly hợp khi cần thay thế nó. Nếu
Kẹp vòng bi không, vòng bi cắt ly hợp phải được giữ ở vị trí của
Càng cắt ly hợp nó trên càng cắt ly hợp.
Vòng bi cắt ly hợp • Tránh tác dụng lực quá lớn lên kẹp vòng bi do điều
đó có thể làm biến dạng chi tiết.
(1/1)

Ổn đinh hộp số
Ổn đinh hộp số trên bàn nguội bằng cách đặt
những miếng gỗ bên dưới vỏ trước của hộp số.
CHÚ Ý:
Điều đó để tránh hư hỏng cho bề mặt lắp ghép của vỏ
và phớt dầu vỏ hộp số.

Miếng gỗ

(1/1)

Tháo trục cần chọn và chuyển số


1. Kiểm tra vị trí trung gian
Đặt trục cần chọn và chuyển số ở vị trí trung
gian.
GỢI Ý:
Trừ khi trục cần chọn và chuyển số được đặt ở vị trí
trung gian, nó không thể tháo ra được.
2. Tháo trục cần chọn và chuyển số
(1) Nới lỏng bulông theo thứ tự chéo nhau,
xoay bulông từng ít một và tháo chúng ra.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản”
ở trang 9-11 của file PDF)

(2) Kéo trục cần chọn và chuyển số thẳng ra để


tháo cả cụm ra khỏi hộp số.
(1/1)

-24-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo nắp vỏ hộp số


Chú ý rằng nắp vỏ hộp số được dán vào vỏ hộp số
bằng keo làm kín.
1. Tháo các bulông bắt nắp vỏ hộp số
Để phân bố đều lực căng khi tháo các bulông của
nắp vỏ hộp số, hãy nới lỏng và tháo các bulông theo
thứ tự chéo nhau.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)
2. Tháo nắp vỏ hộp số
Trước tiên nới lỏng nắp vỏ hộp số bằng cách gõ vào
gân của nắp bằng búa nhựa. Sau đó tháo nắp vỏ hộp
Keo làm kín số.
Nắp vỏ hộp số
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Búa nhựa Keo làm kín/Gioăng
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 15-17 của file PDF)

(1/1)

Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp


1. Nhả phần hãm của đai ốc hãm trục thứ cấp
Dùng búa và đục để nhả phần hãm của đai ốc hãm
trục thứ cấp.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đai ốc hãm/Đệm hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30-32 của file PDF)
2. Hãm trục thứ cấp
Để nới lỏng đai ốc hãm trục thứ cấp, ăn khớp 2 số
cùng một lúc để làm cho nó không quay được. Điều
này được thực hiên bằng cách dùng tô vít để trượt
cả hai trục gài số lên trên hay xuống dưới.
Đục
Đai ốc hãm trục thứ cấp
Trục càng gài số
Trượt trục càng gài số

(1/2)

3. Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp


Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp. Sau đó dùng tô
vít để trượt cả hai trục càng gài số vào vị trí
trung gian.
GỢI Ý:
Thao tác này phải được thực hiện bởi 2 nguời do
mômen khỏe.
Trục càng gài số
Trượt trục càng gài số

(2/2)

-25-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo càng gài số No.3 và ống trượt gài số


Càng gài số và ống trượt gài số có chiều lắp.
Hãy ghi lại vị trí đúng trước khi tháo càng gài số
và ống trượt gài số.
Tháo bulông, và sau đó tháo trục gài số và ống
trượt gài số cùng với nhau.
GỢI Ý:
Cất càng gài số và ống trượt gài số sao cho chúng
được giữ cùng với nhau.
Ống trượt gài số
Càng gài số No.3
Khóa hãm
Moay ơ đồng tốc
Bánh răng số 5

(1/1)

Kiểm tra khe hở bánh răng


Trước khi tháo rời hộp số, hãy dùng đồng hồ so
để đo khe hở trục và bánh răng.
Khe hở bánh răng số 5
1. Đo khe hở dọc trục
2. Đo khe hở hướng kính
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 50 - 53 của file PDF)
GỢI Ý:
Nếu khe hở bánh răng không đủ, các bánh răng sẽ
không được bôi trơn tốt, ngược lại, nếu khe hở quá lớn,
các bánh răng sẽ trượt ra khi đang ăn khớp và sẽ tạo ra
tiếng ồn không bình thường.

Moay ơ đồng tốc


Bánh răng số 5
Đầu đo loại cần
Đồng hồ so

(1/1)

Tháo phanh hãm


Quy trình để tháo phanh hãm khác nhau tùy
theo hình dạng và vị trí của chúng.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Phanh hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 27-29 của file PDF)

1. Dùng tôvít và búa để tháo các chi tiết sau:


(1) Phanh hãm moay ơ đồng tốc
(2) Phanh hãm trục càng gài số
Giẻ
Moay ơ đồng tốc
Bánh răng số 5

-26-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

2. Dùng kìm tháo phanh hãm để tháo những chi


tiết sau:
(1) Phanh hãm trục sơ cấp
(2) Phanh hãm trục thứ cấp
GỢI Ý:
Tiến hành quy trình với trục đang được kéo lên bằng
tay sẽ làm cho việc tháo được dễ dàng hơn.

Kìm tháo phanh hãm


Trục sơ cấp
Trục thứ cấp

(1/1)

Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng


1. Tháo bánh răng số 5 và moay ơ đồng tốc
2. Tháo bánh răng bị động số 5

Vòng đồng tốc

1. Tháo bánh răng số 5 và moay ơ đồng tốc


Dùng SST để tháô moay ơ đồng tốc, vòng đồng
tốc và bánh răng số 5.
GỢI Ý:
Đặt tay bên phải và bên trái của SST cách đều sơ với
bánh răng để tránh các vấu bị mở ra.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

SST (Bộ vam B)


Moay ơ đồng tốc
Bánh răng số 5
Vòng đồng tốc

-27-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

2. Tháo bánh răng bị động số 5


Dùng SST để tháo bánh răng bị động số 5.
GỢI Ý:
Đặt tay bên phải và bên trái của SST cách đều sơ với
bánh răng để tránh các vấu bị mở ra.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

SST (Bộ vam A)


Bánh răng bị động số 5

(1/1)

Tháo rời moay ơ đồng tốc


1. Kiểm tra vị trí
Moay ơ đồng tốc và khóa gài số cả hai đều có
chiều. Hãy ghi lại cẩn thận vị trí này trước khi
tháo cụm này.

Cụm moay ơ đồng tốc


Khóa cài số
Moay ơ đồng tốc
Lò xo khóa cái số

(1/1)

2. Tháo lò xo
Bọc moay ơ đồng tốc bằng giẻ để tránh cho lò
xo và khóa hãm không bị bắn ra ngoài.
Sau đó nập lò xo bằng tô vít dẹt.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vị trí và hướng lắp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 34-36 của file PDF)

GỢI Ý:
Cất moay ơ đồng tốc và khóa cài số cùng với nhau.
Khóa hãm
Moay ơ đồng tốc
Lò xo gài số
Giẻ

(1/1)

-28-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo bi hạn chế gài số và cụm bi hãm


1. Dùng chìa lục giác để tháo nút bi hạn chế
gài số và bi hãm ra khỏi vỏ hộp số:
(1) Nút hạn chế gài số (Số 1 và 2)
(2) Nút hạn chế gài số (Số 3 và 4)
(3) Nút hạn chế gài số (Số 5 và số lùi)
(4) Cụm bi hãm
GỢI Ý:
Nới lỏng các nút trong khi ép nhẹ đầu lục giác để tránh
hư hỏng cho lỗ lục giác.
2. Dùng một thanh nam châm, tháo đế lò xo, lò
xo và bi hãm.
Chức năng của bi hạn chế
Trục càng gài số No.2 (Số 3 và 4)
Khi chuyển số, một lò xo ấn bi hạn chế vào rãnh
Trục càng gài số No.3 (Số 5 và số lùi)
trên trục gài số. Điều này giúp duy trì đúng vị trí
Trục càng gài số No.1 (Số 1 và 2)
gài số trong khi cũng tránh được việc nhảy số,
Bi hạn chế và mang đến cảm giác căng khi vào số.
Lò xo Chức năng của bi hãm
Đế lò xo Ngăn không cho bánh răng trung gian số lùi khỏi
di chuyển khi hộp số không được chuyển sang
số lùi.
(1/1)

Tháo vỏ hộp số (phía hộp số)


Vỏ hộp số (phía hộp số) được gắn vào vỏ hộp
số (phía vi sai) bằng keo làm kín.
1. Tháo bulông nắp vỏ hộp số
Để phân bố đều lực căng khi tháo bulông nắp
vỏ hộp số, hãy nới lỏng bulông theo thứ tự
đường chéo.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)
2. Tháo vỏ hộp số
Trước tiên nới lỏng vỏ hộp số bằng các gõ vào
các gân của vỏ hộp số bằng búa nhựa. Sau đó
tháo vỏ hộp số.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo làm kín/Gioăng
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 15-17 của file PDF)

(1/1)

-29-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo càng gài số và trục càng gài số


Cần số khởi đầu chuyển động trục càng gài số
và càng gài số làm cho ống trượt gài số trượt và
ăn khớp các bánh răng.
1. Kiểm tra vị trí
Càng gài số và trục càng gài số cả hai đều có
chiều. Hãy ghi lại cẩn thận vị trí này trước khi
tháo cụm này.

Càng gài số No.1 (Số 1 và 2)


Trục càng gài số No.1 (Số 1 và 2)
Đầu càng gài số No.1 (Số 3 và 4)
Càng gài số No.2 (Số 3 và 4)
Trục càng gài số No.2 (Số 3 và 4)
Trục càng gài số No.3 (Số 5 và số lùi)

(1/2)

2. Tháo càng gài số và trục càng gài số


Tháo càng gài số và trục càng gài số theo trình
tự sau:
(1) Trục càng gài số No.2
(Số 3 và 4)
(2) Đầu càng gài số No.1
(Số 3 và 4)
(3) Trục càng gài số No.1
(Số 1 và 2)
(4) Càng gài số No.1
(Số 1 và 2)
(5) Trục càng gài số No.3 cùng với càng gài số
lùi (Số 5 và số lùi)
(6) Càng gài số No.2
(Số 3 và 4)

(1) Trục càng gài số No.2


(Số 3 và 4)

-30-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

(2) Đầu càng gài số No.1


(Số 3 và 4)

(3) Trục càng gài số No.1


(Số 1 và 2)

Phanh hãm

Tháo phanh hãm trục càng gài số No.1


Dùng 2 tô vít và búa để tháo phanh hãm
trục càng gài số No.1.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Phanh hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu
cơ bản” ở trang 27-29 của file PDF)

-31-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

(4) Càng gài số No.1


(Số 1 và 2)

(5) Trục càng gài số No.3 cùng với càng gài số


lùi (Số 5 và số lùi)

(6) Càng gài số No.2


(Số 3 và 4)

(2/2)

-32-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Tháo trục sơ cấp và thứ cấp


Để tháo trục sơ cấp và thứ cấp ra khỏi vỏ hộp
số, hãy đồng thời nhấc chúng lên trong khi các
bánh răng vẫn ăn khớp.
GỢI Ý:
Trục sơ cấp và thứ cấp khôngn thể tháo riêng do các
bánh răng ăn khớp nhau.

Trục thứ cấp


Trục sơ cấp

(1/1)

Tháo hộp vi sai


Để tránh cho vòng bi không bị hỏng, hãy nhấc
hộp vi sai thẳng lên và tháo nó ra khỏi vỏ hộp số.

Hộp vi sai

(1/1)

Tháo vòng bi và phớt dầu


Quy trình để tháo vòng bi và phớt dầu khác nhau
thùy theo hình dạng và vị trí của chúng.
Tháo vòng bi mà không tác dụng bất kỳ tải trọng
nào lên các con lăn. Chú ý rằng những vòng bi
và phớt dầu này có hướng.
Hãy ghi lại vị trí đúng trước khi tháo vòng bi và
phớt dầu.

(1/3)

-33-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

1. Tháo vòng bi, vòng lăn ngoài và đệm


(1) Dùng SST để tháo vòng bi trước trục sơ
cấp.
(2) Dùng SST để tháo vòng bi trước hộp vi sai,
vòng lăn ngoài và đệm.
(3) Dùng SST để tháo vòng bi sau hộp vi sai,
vòng lăn ngoài và đệm.
(4) Dùng SST để tháo vòng bi trước trục thứ
cấp.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

(1) Dùng SST để tháo vòng bi trước trục sơ cấp.

SST (Vam tháo vòng bi trục vít lái)


Vòng bi trước trục sơ cấp

(2) Dùng SST để tháo vòng bi trước hộp vi sai,


vòng lăn ngoài và đệm.

SST (Vam tháo vòng bi trục vít lái)


SST (Bộ vam B)
SST (Dụng cụ tháo vòng bi)
Vòng bi trước hộp vi sai
Vòng lăn ngoài và đệm
Đệm
Vòng lăn ngoài

-34-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

(3) Dùng SST để tháo vòng bi sau hộp vi sai,


vòng lăn ngoài và đệm.

SST (Vam tháo vòng bi trục vít lái)


SST (Bộ vam B)
Vòng bi sau hộp vi sai
Vòng lăn ngoài và đệm
Đệm
Vòng lăn ngoài

(4) Dùng SST để tháo vòng bi trước trục thứ


cấp.

SST (Vam tháo phớt dầu)


Vòng bi trước trục thứ cấp

(2/3)

2. Tháo phớt dầu


(1) Dùng SST để tháo phớt dầu vỏ hộp số trước.
(2) Dùng SST và búa để tháo phớt dầu vỏ hộp
số.
(3) Dùng SST và búa để tháo phớt dầu vỏ hộp
số (phía hộp số).

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)
Phớt dầu
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 25-27 của file PDF)

-35-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

(1) Dùng SST để tháo phớt dầu vỏ hộp số trước.

SST (Vam tháo vòng bi trục vít lái)


Phớt dầu vỏ hộp số trước

(2) Dùng SST và búa để tháo phớt dầu vỏ hộp


số.

SST (Tay nối và miếng ga)


Phớt dầu vỏ hộp số

(3) Dùng SST và búa để tháo phớt dầu vỏ hộp


số (phía hộp số).

SST (Tay nối và miếng ga)


Phớt dầu vỏ hộp số (phía hộp số)

(3/3)

-36-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số
Kiểm Tra

Các bộ phận
1. Kiểm tra vòng đồng tốc
2. Kiểm tra moay ơ đồng tốc và ống trượt gài số
3. Kiểm tra ống trượt gài số và càng gài số
4. Kiểm tra bánh răng và trục bánh răng

(1/1)

Kiểm tra vòng đồng tốc


Khi chuyển cần số, vòng đồng tốc được ép vào
mặt côn của bánh răng, làm cho tốc độ quay của
bánh răng tăng hay giảm tương ứng. Điều này
loại bỏ sự chênh lệch về chuyển động quay khi
chuyển số. Như vậy, ma sát giữa mặt côn của
bánh răng và vòng đồng tốc dần dần làm mòn
thành bên trong của vòng đồng tốc. Khi quá trình
mòn tăng lên, khe hở giữa các bánh răng sẽ giảm
làm cho vòng đồng tốc bị trượt và bánh răng
không ăn khớp êm.

Bánh răng Ống trượt gài số


Trục Moay ơ đồng tốc
Lò xo khóa hãm Khóa cài số
Vòng đồng tốc Trục càng gài số
Càng gài số

Khi vòng đồng tốc bình thường.

-37-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Khi vòng đồng tốc bị mòn

(1/3)

1. Kiểm tra vòng đồng tốc bằng quan sát


Chắc chắn rằng các rãnh ở bề mặt bên trong
của vòng đồng tốc không bị mòn. Cũng như
không có vết xước hay hư hỏng vật lý trên bề
mặt bên trong của vòng đồng tốc.

(2/3)

2. Đo khe hở giữa bánh răng và vòng đồng tốc


Tác dụng lực ép vào vòng đồng tốc và bánh
răng bằng tay. Trong khi duy trì lực ép này, dùng
thước lá để đo khe hở xung quanh toàn bộ chu
vi.
GỢI Ý:
Khi bề mặt toàn bộ chu vi bên trong của vòng đồng tốc
bọ mòn, vòng đồng tốc có xu hướng bị cuốn về phía
bánh răng do đó làm hẹp khe hở giữa bánh răng và
vòng đồng tốc.
3. Kiểm tra hoạt động của vòng đồng tốc
Tác dụng lực ép vào vòng đồng tốc và bánh
răng bằng tay. Sau đó chắc chắn rằng vòng
đồng tốc không bị trượt khi tác dụng lực ép theo
hướng quay.

Vòng đồng tốc


Bánh răng
Thước lá

(3/3)

-38-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Kiểm tra moay ơ đồng tốc và ống trượt gài số


1. Kiểm tra bằng quan sát
Kiểm tra xem có vết xước hay bất kỳ hư hỏng
vật lý nào với moay ơ đồng tốc và then hoa của
ống trượt không.
2. Kiểm tra tính năng trượt của moay ơ đồng tốc
và ống trượt
Ăn khớp moay ơ đồng tốc và ống trượt để kiểm
tra rằng chúng trượt êm.
GỢI Ý:
Nếu moay ơ đồng tốc và ống trượt có xu hướng bị kẹt,
cần số sẽ có cảm giác nặng.

Ống trượt (Số lùi)


Moay ơ đồng tốc

(1/1)

Kiểm tra ống trượt và càng gài số


1. Kiểm tra bằng quan sát
Kiểm tra xem có vết xước hay bất kỳ hư hỏng
vật lý nào ở khu vực tiếp xúc giữa càng gài số
và ống trượt.
2. Đo khe hở giữa ống trượt và càng gài số
Để tính tóan khe hở giữa ống trược và càng gài
số, hãy sử dụng thước kẹp để đo chiểu rộng
của ống trượt (A) và chiều dày của càng gài số
(B) ở một vài vị trí.
Khe hở (C) = (A) - (B)
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 50-53 của file PDF)

GỢI Ý:
Khi giá trị khe hở bị vượt quá tiêu chuẩn, bánh răng sẽ
không ăn khớp êm do hành trình không đủ.

Ống trượt
Càng gài số
Thước kẹp

(1/1)

-39-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

Kiểm tra bánh răng và trục


Bánh răng được gắn vào trục qua các vòng bi.
Khi đường kính trong của bánh răng và đường
kính ngoài của trục bị mòn, khe hở hướng kính
sẽ tăng lên. Nó làm cho bánh răng khó ăn khớp
tốt được và sẽ gây ra tiếng kêu không bình
thường.
1. Kiểm tra bằng quan sát bánh răng số 5 và
bánh răng số trung gian lùi
(1) Kiểm tra xem có bất kỳ vết xước hay hư
hỏng vật lý trên bề mặt tiếp xúc của then hoa
bánh răng và trục.
(2) Kiểm tra xem có bất kỳ hiện tượng biến màu
ở vùng tiếp xúc giữa mặt côn của bánh răng
và vòng đồng tốc không.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA
Kiểm tra bằng quan sát
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 63 của file PDF)

2. Đo đường kính của bánh răng số 5 và bánh


răng số trung gian lùi
Dùng dưỡng có đồng hồ so để đo đường kính
trong của bánh răng ở một vài vị trí.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đo
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 53-55 của file PDF)
Dưỡng có đồng hồ so
Bánh răng số 5
Bánh răng trung gian số lùi

(1/2)

3. Kiểm tra bằng quan sát trục bánh răng trung


gian số lùi
Kiểm tra xem có bất kỳ vết xước hay hư hỏng
vật lý trên bề mặt tiếp xúc của trục.
4. Đo đường kính ngoài của trục bánh răng trung
gian số lùi
Dùng panme để đo đường kính ngoài của trục
bằng cách đo ở một vài vị trí dọc theo chu vi.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA
Đo
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 53-55 của file PDF)

GỢI Ý:
Đo để xác định đường kính ngoài của về mặt tiếp xúc
của trục.
Trục bánh răng trung gian số lùi
Panme

(2/2)

-40-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số
Bài tập
Câu hỏi-1

Hãy đánh dấu Đúng hay Sai cho những câu sau đây:

Các câu trả


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng

Khi giữ hộp số trên bàn nguội, hãy quay bề mặt lắp với động cơ của hộp
1 Đúng Sai
số xuống dưới, và giữ nó với miếng gỗ v.v..

Moay ơ đồng tốc của hộp số thường C51 và khóa cài số có chiều, tuy
2 Đúng Sai
nhiên, càng gài số và trục càng gài số không có chiều.

Khi nới lỏng đai ốc hãm trục thứ cấp của hộp số thường C51, lý do để ăn
3 khớp 2 số cùng một lúc là để quay trục thứ cấp lỏng ra và đai ốc hãm dễ Đúng Sai
hơn.

Phương pháp tháo vòng bi và phớt dầu khác nhau tùy theo hình dạng và
4 Đúng Sai
vị trí.

5 Xiết đều bulông nắp hộp số theo đường chép từng ít một. Đúng Sai

Câu hỏi-2

Khi tháo trục cần chọn và chuyển số của hộp số thường C51, hãy chọn một vị trí số khi tháo ra.

1. Số 1

2. Số 3

3. Số lùi

4. Số trung gian

Câu hỏi-3

Which is the most appropriate answer concerning the function of the shift detent ball and the lock ball assembly?

A: Bi hạn chế mang lại cảm giác chắc khi chuyển số và tránh nhảy số.

B: Bi hãm tránh ăn khớp kép.

-41-
Đại tu hộp số Tháo rời hộp số

1. Only A is correct

2. Only B is correct

3. Both A and B are correct

4. Both A and B are incorrect

Câu hỏi-4

Hãy đánh dấu đúng hay sai cho những câu sau đây:

Các câu trả


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
lời đúng

Khi bề mặt bên trong của vòng đồng tốc bị mòn, khe hở giữa vòng đồng
1 Đúng Sai
tốc và bánh răng sẽ nhỏ hơn.

Về phương pháp đo khe hở giữa bánh răng và vòng đồng tốc, hãy đo một
2 vài vị trí bằng thước lá với bánh răng và vòng đồng tốc ép vào nhau bằng Đúng Sai
tay.

Nếu có hiện tượng nặng nhận thấy khi trượt moay ơ đồng tốc và ống
3 Đúng Sai
trượt, sẽ xảy ra hiện tượng nặng cần số.

Khi khe hở giữa ống trượt và càng gài số vượt quá giá trị giới hạn lớn
4 nhất, ống trượt sẽ có hành trình nhỏ khi chuyển số và sẽ khó ăn khớp các Đúng Sai
bánh răng.

Khi đường kính trong của bánh răng và đường kính ngoài của trục bị mòn,
5 Đúng Sai
khe hở dọc trục sẽ lớn hơn.

Câu hỏi-5

Câu nào trong những câu sau đây về kiểm tra trong hình vẽ sau đây là đúng?

1. Mòn không đều mặt côn của bánh răng

2. Tác dụng của khóa gài số

3. Hiệu quả hãm của vòng đồng tốc

4. Khe hở giữa bánh răng và vòng đồng tốc

-42-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Khái Quát
Khái quát
Chương này mô tả tất cả những quy trình chính
về lắp ráp hộp số.

Lắp ráp hộp số


Khi tiến hành tất cả các quy trình, hãy kiểm tra
cẩn thận hướng và vị trí của tất cả các chi tiết.

(1/1)

Lắp ráp
Các bộ phận
1. Lắp vòng bi và phớt dầu
(1) Phớt dầu vỏ hộp số trước
(2) Vòng bi trước trục sơ cấp
(3) Vòng bi trước trục thứ cấp
(4) Phớt dầu vỏ hộp số (phía vi sai)
(5) Phớt dầu vỏ hộp số (phía hộp số)

2. Điều chỉnh tải trọng bann đầu của vòng bi


bán trục vi sai
(1) Vòng lăn ngoài và đệm của vòng bi trước
hộp vi sai
(2) Vòng bi trước hộp vi sai
(3) Vòng bi sau hộp vi sai
(4) Vòng lăn ngoài và đệm của vòng bi sau
hộp vi sai

-70-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

3. Lắp từng chi tiết


(1) Máng hứng dầu vỏ hộp số
(2) Đệm hãm vòng bi
(3) Nam châm hộp số
(4) Nắp trục thứ cấp
(5) Ống hứng dầu hộp số No.1
(6) Ống hứng dầu hộp số No.2

4. Lắp chốt hạn chế số lùi


(1) Chốt hạn chế số lùi

5. Lắp trục thứ cấp và sơ cấp


(1) Trục sơ cấp
(2) Trục thứ cấp

-71-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

6. Lắp bánh răng và trục trung gian số lùi


(1) Bánh răng trung gian số lùi
(2) Trục bánh răng trung gian số lùi
(3) Đệm dọc trục

7. Lắp càng gài số và trục càng gài số


(1) Trục càng gài số No.1
(Số 1 và 2)
(2) Trục càng gài số No.2
(Số 3 và 4)
(3) Trục càng gài số No.3
(Số 5 và số lùi)
(4) Càng gài số No.1
(Số 1 và 2)
(5) Càng gài số No.2
(Số 3 và 4)
(6) Đầu gài số No.1
(Số 3 và 4)
(7) Giá đỡ tay gạt số lùi

8. Lắp vỏ hộp số
(1) Vỏ hộp số

-72-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

9. Lắp bulông trục bánh răng trung gian số


lùi
(1) Bulông trục bánh răng trung gian số lùi

10. Lắp phanh hãm


(1) Phanh hãm trục sơ cấp
(2) Phanh hãm trục thứ cấp

11. Lắp miếng hãm vòng bi


(1) Miếng hãm vòng bi

-73-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

12. Lắp bi hãm và hạn chế số


(1) Nút bi hạn chế gài số
(Số 5 và số lùi)
(2) Nút bi hạn chế gài số
(Số 3 và 4)
(3) Nút bi hạn chế gài số
(Số 1 và 2)
(4) Cụm bi hãm

13. Lắp bánh răng bị động số 5 và bánh răng


số 5
(1) Bánh răng số 5
(2) Bánh răng bị động số 5

14. Lắp moay ơ đồng tốc


(1) Moay ơ đồng tốc

-74-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

15. Kiểm tra khe hở bánh răng


(1) Khe hở dọc trục bánh răng số 5
(2) Khe hở hướng kính bánh răng số 5

16. Lắp càng gài số và ống trượt gài số


(1) Càng gài số
(2) Ống trượt gài số

17. Lắp đai ốc hãm trục thứ cấp


(1) Đai ốc hãm trục thứ cấp

-75-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

18. Lắp nắp vỏ hộp số


(1) Nắp vỏ hộp số

19. Lắp trục cần chuyển và chọn số


(1) Trục cần chuyển và chọn số
(2) Giá đỡ thân cần điều khiển
(3) Khuỷu chọn số
(4) Bulông miếng hãm trong

20. Lắp công tắc đèn lùi


(1) Công tắc đèn lùi

-76-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

21. Lắp cảm biến tốc độ


(1) Cảm biến tốc độ

22. Lắp càng và vòng bi cắt ly hợp


(1) Càng cắt ly hợp
(2) Vòng bi cắt ly hợp
(3) Cao su càng cắt ly hợp
(4) Giá đỡ càng cắt ly hợp

(2/2)

Lắp vòng bi và phớt dầu


Quy trình lắp vòng bi và phớt dầu khác nhau tuỳ
theo hình dạng và vị trí tương ứng của chúng.
Để tránh cho các vòng bi tác dụng áp lực quá
lớn lên các con lăn, ép vòng lăn trong hay vòng
lăn ngoài và lắp vòng bi vào đúng vị trí.
Chú ý rằng vòng bi và phớt dầu có hướng. Hãy
chú ý đến hướng đúng trước khi lắp vòng bi và
phớt dầu.

(1/3)

-77-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

1. Lắp vòng bi, vòng lăn ngoài và đệm


Dùng SST và máy ép thuỷ lực để lắp những
chi tiết sau.
(1) Lắp vòng bi trước của trục thứ cấp.
(2) Lắp vòng bi trước trục sơ cấp.
(3) Lắp vòng bi trước, vòng lăn ngoài và đệm
của hộp vi sai.
(4) Lắp vòng bi sau, vòng lăn ngoài và đệm của
hộp vi sai.

(1) Lắp vòng bi trước của trục thứ cấp.

Máy ép thuỷ lực


SST (Tay nối và miếng gá)
Vòng bi

(2) Lắp vòng bi trước trục sơ cấp.

Máy ép thuỷ lực


SST (Tay nối và miếng gá)
Vòng bi

-78-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số

(3) Lắp vòng bi trước, vòng lăn ngoài và đệm


của hộp vi sai.
CHÚ Ý:
Hãy để SST tiếp xúc với vòng lăn trong của vòng bi.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

Máy ép thuỷ lực


SST (Tay nối và miếng gá)
Vòng bi
Vòng lăn ngoài và đệm vòng bi
Vòng lăn ngoài
Đệm

(4) Lắp vòng bi sau, vòng lăn ngoài và đệm của


hộp vi sai.
CHÚ Ý:
Hãy để SST tiếp xúc với vòng lăn trong của vòng bi.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

Máy ép thuỷ lực


SST (Tay nối và miếng gá)
Vòng bi
Vòng lăn ngoài và đệm vòng bi
Vòng lăn ngoài
Đệm

(2/3)

2. Lắp phớt dầu


Dùng SST và búa để lắp những phớt dầu sau:
(1) Lắp phớt dầu trước của vỏ hộp số.
(2) Lắp phớt dầu vỏ hộp số (phía hộp số).
(3) Lắp phớt dầu vỏ hộp số (phía vi sai).

-79-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
(1) Lắp phớt dầu trước của vỏ hộp số.
GỢI Ý:
Lắp lợi của phớt dầu quay về phía vỏ hộp số (phía
hộp số).
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)
Phớt dầu
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 25-27 của file PDF)

SST (Tay nối và miếng gá)


Phớt dầu mới

(2) Lắp phớt dầu vỏ hộp số (phía hộp số).


GỢI Ý:
Lắp lợi của phớt dầu quay về phía vỏ hộp số (phía
hộp số).

SST (Miếng gá)


Phớt dầu mới

(3) Lắp phớt dầu vỏ hộp số (phía vi sai).


GỢI Ý:
Lắp lợi của phớt dầu quay về phía vỏ hộp số (phía
hộp số).

SST (Tay nối và miếng gá)


Phớt dầu mới

(3/3)

-80-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bán
trục vi sai
Hộp vi sai sử dụng vòng bi đũa côn, nó được
lắp với một tải trọng ban đầu để ổn địng vòng bi
và hộp vi sai đống thời ngăn rung động.
1. Đo tải trọng ban đầu
(1) Lắp vỏ hộp vi sai, vỏ hộp số phía hộp số và
vi sai.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)
(2) Dùng SST và cân lực để đo tải trọng ban
đầu của vòng bi bán trục vi sai (khi bắt đầu
quay).
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Tải trọng ban đầu
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 57-60 của file PDF)
Hộp vi sai
Vỏ hộp số phía vi sai
Vỏ hộp số phía hộp số
SST (đầu nôi đo tải trọng ban đầu)
Cân lực

(1/2)

2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu


(1) Nếu giá trị đo được nằm ngoài phạm vi tiêu
chuẩn, hãy sử dụng SST để tháo vòng lăn
ngoài của vòng bi trước và sau và đệm, hãy
chọn đệm mới và lắp lại vòng lăn ngoài và
đệm.
(2) Lặp lại quy trình mô tả trong phần Đo tải
trọng ban đầu cho đến khi tải trọng ban dầu
nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.
Hộp vi sai
Vỏ hộp số phía vi sai
Vỏ hộp số phía hộp số

2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu

SST (Dụng cụ tháo vòng bi)


Vòng lăn ngoài và đệm

-81-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu

Đệm

2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu

Máy ép thuỷ lực


SST (Tay nối và miếng gá)
Vòng lăn ngoài và đệm

2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu

Hộp vi sai
Vỏ hộp số phía vi sai
Vỏ hộp số phía hộp số

-82-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
2. Điều chỉnh tải trọng ban đầu

Hộp vi sai
Cân lực
SST (đầu nôi đo tải trọng ban đầu)

Lắp chốt hạn chế số lùi


1. Lắp chốt hạn chế số lùi
Cẩn thận kiểm tra hướng và vị trí của chốt hạn chế
số lùi trước khi lắp nó vào vỏ.
2. Lắp chốt hãm
Dùng đột và búa để cắm chốt hãm vào đúng vị trí.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Chốt hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30 của file PDF)
3. Lắp nút
Lau sạch nút và bôi keo phòng lỏng. Sau đó lắp nút
và vỏ.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)

Đột chốt Cân lực


Chốt hạn chế số lùi Nút
Chốt hãm
Vỏ hộp số
Đầu lục giác
(1/1)

Lắp trục thứ cấp và sơ cấp


Để lắp trục thứ cấp và sơ cấp, trước tiên hãy ăn
khớp các bánh răng. Sau đó gióng thẳng chúng với
bánh răng vành chậu và đặt thẳng trục vào.
GỢI Ý:
• Cố lắp trục thứ cấp và sơ cấp vào vỏ với một góc
nghiêng sẽ vướng vào vòng bi và có thể làm hỏng cả
vòng bi và trục.
• Bôi dầu bánh răng vào từng bánh răng và phần trượt
trước khi lắp các chi tiết.

Trục thứ cấp


Trục sơ cấp

(1/1)

-83-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp bánh răng và trục trung gian số lùi
Lắp bánh răng trung gian số lùi, đệm dọc trục
và trục bánh răng trung gian số lùi lên vỏ hộp
số. Khi lắp trục bánh răng trung gian số lùi, hãy
chắc chắn về hướng trước khi lắp.
GỢI Ý:
Bạn phải gióng thẳng lỗ bulông của trục với lồ bulông
bắt trên vỏ hộp số để xiết đúng trục bánh răng trung
gian số lùi vào vỏ hộp số.

Trục bánh răng trung gian số lùi


Đệm dọc trục
Bánh răng trung gian số lùi
Vỏ hộp số

(1/1)

Lắp càng gái số và trục càng gài số


1. Kiểm tra hướng của chi tiết
Càng gài số và trục càng gài số cả hai đều có
hướng lắp. Hãy chú ý đến hướng lắp đúng
trước khi lắp những chi tiết này.

Đầu càng gài số No.1 (Số 3 và 4)


Trục càng gài số No.2 (số 3 và 4)
Trục càng gài số No.3 (số 5 và số lùi)
Càng gài số No.2 (số 3 và 4)
Càng gài số No.1 (số 1 và 2)
Trục càng gài số No.1 (số 1 và 2)

(1/3)

2. Lắp càng gài số và trục càng gài số


Lắp càng gài số và trục càng gài số theo thứ tự
sau:
(1) Càng gài số No.1
(số 1 và 2)
(2) Càng gài số No.2
(số 3 và 4)
(3) Trục càng gài số No.1
(số 1 và 2)
(4) Trục càng gài số No.3 với càng gài số lùi
(Số 5 và số lùi)
(5) Đầu càng gài số No.1
(Số 3 và 4)
(6) Trục càng gài số No.2
(Số 3 và 4)

-84-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
(1) Càng gài số No.1
(số 1 và 2)

(2) Càng gài số No.2


(số 3 và 4)

(3) Trục càng gài số No.1


(số 1 và 2)

-85-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp phanh hãm
Dùng thanh đồng và búa để lắp phanh
hãm.

Càng gài số No.1 (số 1 và 2)


Phanh hãm trục càng gài số
Trục càng gài số No.1 (số 1 và 2)

(4) Trục càng gài số No.3 với càng gài số lùi


(Số 5 và số lùi)
GỢI Ý:
Bôi mỡ vào các viên bi sao cho chúng không rơi ra và
sau đó lắp chúng vào càng gài số lùi.

(5) Đầu càng gài số No.1


(Số 3 và 4)

-86-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
(6) Trục càng gài số No.2
(Số 3 và 4)

(2/3)

3. Lắp bulông càng gài số


Lau sạch bulông và bôi keo phòng lỏng. Sau đó
lắp và xiết các bulông.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)

(3/3)

-87-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp vỏ hộp số (phía hộp số)
Bôi keo làm kín vào bề mặt lắp ghép vỏ hộp số
và gắn vào vỏ hộp số (phía vi sai).
1. Dùng dao cạo gioăng để làm sạch bề mặt
lắp ghép của vỏ hộp số.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vệ sinh/rửa
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 61-63 của file PDF)

2. Sau đó, ở bước tiếp theo, hãy bôi một


đường keo làm kín vào bề mặt lắp ghép
khoảng 1.2 mm đường kính.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo làm kín Keo làm kín/gioăng
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
Vỏ hộp số (phía hộp số) bản” ở trang 15-17 của file PDF)
Vỏ hộp số (phía vi sai)
3. Chắc chằn rằng hướng lắp của vỏ hộp số,
gióng thẳng chốt định vị với lỗ bulông và lắp
chúng cùng với nhau.
4. Lau sạch bulông và bôi keo phòng lỏng. Sau
đó lắp và xiết các bulông bắt vỏ hộp số.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)
Bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu
cơ bản” ở trang 9-11 của file PDF)
GỢI Ý:
Không quên lắp và xiết các bulông ở phía trước của vỏ
hộp số (phía vi sai).

(1/2)

Lắp bulông trục bánh răng trung gian số lùi


1. Lau sạch bulông trục bánh răng trung gian số
lùi và bôi keo phòng lỏng.
2. Lắp nó vào vỏ hộp số qua đệm mới.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo Bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)
GỢI Ý:
• Cẩn thận để không làm hỏng hay cong đệm. Sử dụng
đệm bị hỏng gây ra rò rỉ dầu.
• Dùng tô vít để gióng thẳng lỗ bulông trục bánh răng
trung gian số lùi như yêu cầu.
Vỏ hộp số
Trục bánh răng trung gian số lùi
Bánh răng trung gian số lùi
Đêm mới
Bulông trục bánh răng trung gian số lùi

(1/1)

-88-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp bi hạn chế gài số và cụm bi hãm
1. Lắp bi hạn chế gài số, lò xo và đế lò xo vào
vỏ hộp số.
2. Lau sạch nút hạn chế và bôi keo phòng lỏng.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)

3. Dùng đầu lục giác để xiết những nút và bi


hãm trên vỏ hộp số như sau:
(1) Cụm bi hãm
(2) Nút hạn chế (Số 1 và 2)
(3) Nút hạn chế (Số 3 và 4)
(4) Nút hạn chế (Số 5 và số lùi)

GỢI Ý:
Xiết nút trong khi ấn nhẹ đầu lục giác để tránh hư hỏng
lỗ chìm lục giác.

Trục càng gài số No.2 (Số 3 và 4)


Trục càng gài số No.3 (Số 5 và số lùi)
Trục càng gài số No.1 (Số 1 và 2)
Bi hạn chế
Lò xo
Đế lò xo

(1/1)

Lắp phanh hãm


Quy trình lắp phanh hãm khác nhau tuỳ theo
hình dạng và vị trí của chúng.
1. Dùng kìm tháo phanh hãm để lắp những chi
tiết sau:
(1) Phanh hãm trục sơ cấp
(2) Phanh hãm trục thứ cấp
GỢI Ý:
Tiến hành quy trình với trục được kéo lên bằng tay sẽ
làm cho việc lắp được dễ dàng hơn.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Phanh hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 27-29 của file PDF)

Kìm tháo phanh hãm


Trục sơ cấp
Trục thứ cấp

-89-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
2. Dùng thanh đồng và búa để lắp phanh hãm
trục càng gài số.

(1/1)

Lắp miếng hãm vòng bi


1. Kiểm tra rằng miếng hãm được quay đúng
chiều. Gióng thằng các lỗ bulông với vỏ hộp
số và lắp miếng hãm vòng bi.
2. Lau các bulông và bôi keo phòng lỏng. Sau
đó lắp và xiết các bulông bắt miếng hãm
vòng bi.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)

Miếng giữ vòng bi

(1/1)

Lắp bánh răng số 5 và bánh răng bị động số 5


1. Lắp bánh răng bị động số 5
2. Lắp bánh răng số 5

Bánh răng bị động số 5


Bánh răng bị động số 5
Vòng bi đũa kim
Bánh răng số 5
Vòng đồng tốc

-90-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
1. Lắp bánh răng bị động số 5
(1) Hắy chắc chắn hướng lắp và gióng thẳng
then hoa của trục với bánh răng bị động số 5
để lắp nó vào.
(2) Dùng SST để ép bánh răng bị động số 5 vào.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)
GỢI Ý:
Đặt đều tay của SST lên bánh răng răng mà không làm
mở các vấu hãm.

SST (Bộ vam A)


Bánh răng bị động số 5

2. Lắp bánh răng số 5


(1) Lắp ống cách bánh răng.
(2) Lắp vòng bi đũa kim.
(3) Lắp bánh răng số 5.
(4) Lắp vòng đồng tốc.

Bánh răng bị động số 5 Bánh răng số 5


Ống cách vòng bi Vòng đồng tốc
Vòng bi đũa kim Trục sơ cấp

(1/1)

Lắp moay ơ đồng tốc


1. Lắp moay ơ đồng tốc
(1) Moay ơ đồng tốc và khoá hãm cài số đều có
hướng. Hãy chú ý đến hướng này trước khi
lắp các chi tiết.
(2) Lắp lò xo khoá hãm vào moay ơ đồng tốc sao
cho miệng của 2 lò xo khoá hãm không quay
về cùng một phía, và lắp chặt khoá hãm.
GỢI Ý:
Móc vấu của lò xo khoá hãm vào khoá hãm.
(3) Chắc chắn về hướng lắp và gióng thẳng then
hoa của trục với moay ơ rồi lắp nó.

Cụm moay ơ đồng tốc


Khoá hãm
Moay ơ đồng tốc
Lò xo khoá hãm

(1/3)

-91-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
(4) Chắc chắn rằng khoá hãm và rãnh khoá
hãm của vòng đồng tốc trùng nhau.
(5) Dùng SST và búa, ép moay ơ đồng tốc vào.

CHÚ Ý:
Khi ép moay ơ đồng tốc vào, hãy đặt một miếng gỗ có
kích thước thích hợp bên dưới trục sơ cấp để nâng nhẹ
trục lên nhằm loại bỏ tải trọng tác dụng lên vòng bi của
trục sơ cáp.
GỢI Ý:
• Hãy chắc chắn rằng các khoá hãm (ở phía moay ơ
đồng tốc) trùng với rãnh khoá hãm (ở phía vòng
đồng tốc).
• Gõ moay ơ đồng tốc quá mạnh bằng búa có thể
làm cho moay ơ bị lắp theo hướng chéo thay vì
hướng phẳng. Nếu điều này xảy ra, hãy kiểm tra
then hoa một lần nữa và đặt đúng lại moay ơ đồng
SST (Dụng cụ thay thế Khối gỗ tốc.
nắp chắn bụi khớp cầu)
• Ép moay ơ đồng tốc vào cho đến khi nó tiếp xúc với
Moay ơ đồng tốc Trục sơ cấp bánh răng số 5.
Bánh răng số 5 Vòng đồng tốc
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Các chi tiết lắp chặt
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 19-25 của file PDF)

(6) Kiểm tra rằng từng bánh răng quay êm sau


khi ép moay ơ đồng tốc.
(2/3)

2. Lắp phanh hãm


(1) Chọn phanh hãm dày nhất mà có thể lắp
được vào rãnh phanh hãm (A).
(Khe hở giữa rãnh phanh hãm và phanh
hãm phải nhỏ hơn 0.1 mm)
GỢI Ý:
Hãy chọn kích thước của phanh hãm để điều chỉnh khe
hở dọc trục theo tiêu chuẩn.
(2) Dùng thanh đồng và búa để lắp phanh hãm.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Phanh hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 27-29 của file PDF)

Bánh răng bị động số5


Bánh răng số 5
Phanh hãm
Moay ơ đồng tốc

(3/3)

-92-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Kiểm tra khe hở bánh răng
Dùng thước lá hay đồng hồ so để đo khe hở
bánh răng.
Khe hở bánh răng số 5
1. Đo khe hở dọc trục
2. Đo khe hở hướng kính
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 50-53 của file PDF)

GỢI Ý:
Nếu không có đủ khe hở cho bánh răng, các bánh răng
sẽ không được bôi trơn đầy đủ, ngược lại, nếu khe hở
quá lớn, bánh răng sẽ không ăn khớp đúng và có thể tạo
ra tiếng ồn không bình thường.

Moayơ đồng tốc


Bánh răng số 5
Đầu đo loại cần
Đồng hồ so

(1/1)

Lắp càng gài số và ống trượt gài số


1. Lắp càng gài số và ống trượt gài số
Chắc chắn về hướng lắp của càng gài số và
rãnh của ống trượt gài số, hãy khớp càng gài số
với ống trượt gài số, và lắp chúng vào moay ơ
đồng tốc và trục càng gài số. Sau đó lắp bulông
tlên trục càng gài số.
GỢI Ý:
Khi lắp ống trượt gài số, hãy lắp thẳng và chậm sao cho
khoá hãm của moay ơ đồng tốc không bị tách ra.
2. Lắp bulông càng gài số
Lau sạch bulông càng gài số và bôi keo phòng
lỏng. Sau đó lắp và xiết bulông càng gài số.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo phòng lỏng bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)

Ống trượt gài số


Moay ơ đồng tốc
Khoá hãm
Càng gài số

(1/1)

-93-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp đai ốc hãm trục thứ cấp
1. Hãm trục
Để xiết đai ốc hãm trục thứ cấp mới, hãy ăn khớp 2
số cùng một lúc để ngăn không cho trục quay. Điều
này được thực hiện bằng cách dùng một tô vít để
trượt cả hai trục càng gài số lên hay xuống.
2. Lắp đai ốc hãm
Dùng đai ốc hãm mới để bắt trục.
GỢI Ý:
• Công việc này nên được thực hiện bởi 2 người do
mômen xiết lớn.
• Đừng quên nhả số sau khi xiết đai ốc hãm.
3. Hãm đai ốc hãm
Dùng búa và đục để hãm đai ốc hãm.
Đai ốc hãm trục thứ cấp mới
Trục càng sang số GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đai ốc hãm/Đệm hãm
Đục
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
Trượt trục càng sang số
bản” ở trang 30-32 của file PDF)

(1/1)

Lắp nắp vỏ hộp số


Bôi keo làm kín vào bề mặt lắp ghép của nắp vỏ hộp
số và gắn nó vào vỏ hộp số.
1. Hãy dùng dao cạo gioăng để làm sạch toàn bộ bề
mặt lắp ghép nắp vỏ hộp số.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Vệ sinh/Rửa
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 61-63 của file PDF)

2. Sau đó, trong bước tiếp theo, hãy bôi một đường
keo làm kín vào bề mặt lắp ghép khoảng 1.2 mm
đường kính.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Keo làm kín Keo làm kín/Gioăng
Nắp vỏ hộp số (Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 15-17 của file PDF)
Vỏ hộp số
3. Hãy chắn chắc về hướng lắp của vỏ hộp số, hãy
gióng thẳng chốt định vị với lỗ bulông và lắp chúng
vào với nhau.
4. Lau sạch bulông và bôi keo phòng lỏng. Sau đó
lắp và xiết các bulông.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 11-12 của file PDF)
Bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)

(1/1)

-94-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Lắp trục cần chọn và chuyển số
1. Kiểm tra lại rằng trục càng gài số ở vị trí trung
gian.
2. Chuyển trục cần chọn và chuyển số về vị trí
trung gian và cắm nó thẳng vào trong hộp số
qua gioăng mới.
CHÚ Ý:
Cẩn thận để không làm hỏng hay cong gioăng. Dùng
gioăng hỏng có thể gây nên rò rỉ.
3. Lau sạch bulông và bôi keo phòng lỏng. Sau
đó lắp và xiết bulông.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Keo bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu
cơ bản” ở trang 11-12 của file PDF)
Bulông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu
cơ bản” ở trang 9-11 của file PDF)

(1/1)

Lắp càng cắt ly hợp và vòng bi cắt ly hợp


1. Bôi mỡ
Bôi mỡ vào những vị trí như treen hình vẽ.
GỢI Ý:
• Bôi mỡ then hoa vào trục sơ cấp.
• Bôi mỡ moay ơ cắt ly hợp và càng cắt ly hợp và vòng
bi cắt ly hợp.
Càng cắt ly hợp
Vòng bi cắt ly hợp
Trục sơ cấp
Chốt đỡ cắt ly hợp
Bôi mỡ

2. Lắp vòng bi cắt ly hợp


(1) Lắp vòng bi cắt ly hợp, hãy chắc chắn về hướng
lắp.
(2) Cắm càng cắt ly hợp vào vòng bi cắt ly hợp và ăn
khớp chúng vào kẹp.
GỢI Ý:
Cắm càng cắt ly hợp bằng cách nhẹ nhàng nhấc mép
của kẹp.
3. Lắp càng cắt ly hơp
Luồn vòng bi cắt ly hợp qua trục sơ cấp và lắp
càng cắt ly hợp lên chốt đỡ càng cắt ly hợp.
GỢI Ý:
Kiểm tra rằng càng cắt ly hợp và vòng bi hoạt động êm.
Càng cắt ly hợp
Vòng bi cắt ly hợp
Chốt đỡ cắt ly hợp
Bôi mỡ
Bôi mỡ

(1/1)

-95-
Đại tu hộp số Lắp ráp hộp số
Bài tập
Câu hỏi -1

Hãy đánh dấu đúng hay sai cho các câu hỏi sau:

Các câu trả lời


Stt Câu hỏi Đúng hoạc Sai
đúng

Vòng bi và phớt dầu của hộp số thường có hướng, nên hãy kiểm tra
1 Đúng Sai
hướng trước khi lắp.

Để lắp phớt dầu vào vỏ cầu trước trên hộp số thường C51, hãy lắp nó
2 Đúng Sai
bằng SST và máy ép.

Tải trọng ban đầu tác dụng lên vòng bi đũa côn được đỡ bởi hộp vi sai
3 Đúng Sai
sao cho hộp vi sai không làm rung động hộp số.

Để lắp trục sơ cấp và trục thứ cấp trên hộp số thường C51, hãy lắp chúng
4 Đúng Sai
cùng với bánh răng của trục sơ cấp và thứ cấp ăn khớp.

Bôi chất bôi trơn, như dầu bánh răng hay mỡ tuỳ theo vị trí lắp ráp của
5 Đúng Sai
từng bánh răng và từng vị trí trượt.

Câu hỏi -2

Những chất nào sau đây được bôi vào nút khi nắp nút của chốt hạn chế số lùi của hộp số thường C51?

1. Dầu bánh răng

2. Sơn lót

3. Mỡ

4. Keo phòng lỏng

Câu hỏi -3

Những chất nào sau đây được bôi vào bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số khi lắp vỏ hộp số phía hộp số và vi sai của hộp số
thường?

1. Dầu động cơ

2. Keo làm kín Sơn lót

3. Mỡ MP

4. Sơn lót

-96-
Đại tu hộp số Vi sai
Khái Quát
Khái quát
Chương này mô tả tất cả những quy trình chính
để tháo, kiểm tra và lắp ráp cụm vi sai.
1. Tháo vi sai
Khi tháo rời vi sai, trước tiên hãy tháo tất cả
những chi tiết xung quanh hộp vi sai. Sau đó đo
khe hở ăn khớp của bánh răng bán trục và tháo
rời hộp vi sai.
2. Kiểm tra vi sai
Dùng dụng cụ đo để đo mức độ mòn xảy ra với
các chi tiết của bộ vi sai. Hãy thay bất kỳ chi tiết
nào cho thấy quá mòn.
3. Lắp ráp bộ vi sai
Lắp ráp hộp vi sai và điều chỉnh khe hở ăn khớp
theo tiêu chuẩn. Sau đó gắn những chi tiết xung
quanh hộp vi sai.
(1/1)

Tháo Rời và Kiểm Tra


Các bộ phận
1. Tháo bánh răng chủ động đồng hồ tốc đô xe
(1) Bánh răng chủ động đồng hồ tốc độ xe

(1/1)

2. Tháo bánh răng vành chậu của bộ vi sai


(1) Bánh răng vành chậu của bộ vi sai

-61-
Đại tu hộp số Vi sai

3. Kiểm tra khe hở ăn khớp của bánh răng bán


trục vi sai
(1) Đồng hồ so
(2) Bánh răng bán trục

4. Tháo bánh răng bán trục và trục bánh răng vi


sai
(1) Chốt
(2) Trục bánh răng vi sai
(3) Bánh răng bán trục
(4) Đệm dọc trục
(5) Bánh răng vi sai
(6) Hộp vi sai

5. Kiểm tra đệm dọc trục của bánh răng vi sai


và trục bánh răng vi sai
(1) Panme
(2) Đệm dọc trục
(3) Trục bánh răng vi sai

(1/1)

-62-
Đại tu hộp số Vi sai

Tháo bánh răng vành chậu bộ vi sai


1. Đánh dấu ghi nhớ
Hãy đánh dấu để phân biệt vị trí và hướng đúng của
bánh răng vành chậu và hộp vi sai dùng khi lắp ráp.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vị trí và hướng lắp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 34-36 file PDF)
2. Tháo bulông bắt bánh răng vành chậu
(1) Để không làm bánh răng vành chậu di chuyển,
hãy giữ nó lên êtô giữa những tấm nhôm.
GỢI Ý:
Khi kẹp bánh răng vành chậu, cẩn thận để không kẹp
vào bulông.
Bánh răng vành chậu CHÚ Ý:
Tấm nhôm Không xiết êtô quá chặt.
(2) Để phân phối lực căng đều khi tháo các bulông,
hãy nới lỏng các bulông theo thứ tự đường chéo,
xoay bulông từng ít một.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)
(1/2)

THAM KHẢO:
Dùng miếng hãm
Dùng một tô vít và búa để mở miếng hãm.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đai ốc hãm/Đệm hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30-32 của file PDF)
GỢI Ý:
Chú ý rằng miếng hãm không dùng lại được. Bạn phải
sử dụng miếng hãm mới khi lắp ráp bánh răng vành
chậu.
Miếng hãm

(1/1)

3. Tháo bánh răng vành chậu


(1) Tháo hộp vi sai ra khỏi êtô.
(2) Tháo bánh răng vành chậu bằng cách gõ nhẹ lên
toàn bộ bề mặt của nó bằng búa nhựa. Sau đó
tháo bánh răng.
CHÚ Ý:
• Không bao giờ gỡ vào bánh răng vành chậu chỉ ở
một vị trí bằng búa nhựa.
• Để tránh làm hỏng bánh răng vành chậu trong
trường hợp vô ý bị rơi, hãy bọc bánh răng bằnh giẻ
hay vật liệu mềm.
Búa nhựa
Bánh răng vành chậu
Giẻ

(2/2)

-63-
Đại tu hộp số Vi sai

Kiểm tra khe hở ăn khớp bánh răng bán trục vi sai


Để quay bánh răng được êm, có một khe hở
giữa các răng được gọi là khe hở ăn khớp.
Trước khi tháo rời hộp vi sai, hãy đo khe hở ăn
khớp bằng đồng hồ so.
Đo khe hở ăn khớp
Giữ hộp vi sai lên êtô giữa những tấm nhôm.
Sau đó đo khe hở ăn khớp.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở ăn khớp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 56-57của file PDF)

CHÚ Ý:
Không xiết êtô quá chặt.

GỢI Ý:
Hãy tham khảo giá trị đo này khi điều chỉnh khe hở ăn
khớp khi lắp ráp hộp vi sai.

Đồng hồ so
Bánh răng bán trục
Tấm nhôm (1/1)

Tháo trục bánh răng vi sai và bánh răng bán trục


1. Tháo chốt hãm
(1) Trước tiên hãy cân bằng hộp vi sai bằng cách giữ
nó trên êtô giữa những tấm nhôm mềm.
CHÚ Ý:
Không xiết êtô quá chặt.
(2) Dùng đục và búa để nhả phần hãm xung quanh
chốt hãm và đóng chốt ra bằng đột.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:


Đai ốc hãm/Đệm hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30-32của file PDF)
Chốt hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30 của file PDF)
Tấm nhôm
Đục

Tháo trục bánh răng vi sai và bánh răng bán trục

Đục chốt
Chốt hãm
Tấm nhôm

-64-
Đại tu hộp số Vi sai

Tháo trục bánh răng vi sai và bánh răng bán


trục
2. Tháo trục bánh răng vi sai, bánh răng bán trục
Tháo trục bánh răng vi sai, bánh răng vi sai,
bánh răng bán trục và đệm hãm ra khỏi hộp vi
sai.

Hộp vi sai
Đệm dọc trục
Bánh răng bán trục
Bánh răng vi sai
Trục bánh răng vi sai
(1/1)

Kiểm tra đệm dọc trục bánh răng vi sai và trục


bánh răng vi sai
1. Kiểm tra bằng quan sát
Kiểm tra xem có vết xước hay hư hỏng ở những
phần trượt của bánh răng vi sai.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Kiểm tra bằng quan sát
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 63 của file PDF)

2. Đo chiều dày của đệm dọc trục


Dùng panme để đo chiều dày của đệm dọc trục.
3. Đo đường kính ngoài của trục bánh răng vi sai
Đo đường kính ngoài của phần trượt trên bánh
răng vi sai bằng panme.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đo
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 53-55 của file PDF)
Panme
Đệm dọc trục
Trục bánh răng vi sai
(1/1)
Lắp Ráp

Các bộ phận
1. Điều chỉnh khe hở ăn khớp bánh răng bán
trục vi sai
(1) Đồng hồ so
(2) Bánh răng bán trục
(3) Đệm dọc trục

-65-
Đại tu hộp số Vi sai

2. Lắp bánh răng vành chậu vi sai


(1) Bánh răng vành chậu vi sai

3. Lắp bánh răng chủ động đồng hồ tốc độ


(1) Bánh răng chủ động đồng hồ tốc độ

(1/1)

Điều chỉnh khe hở ăn khớp của bánh răng bán


trục
1. Lắp hộp vi sai
(1) Lắp bánh răng bán trục và đệm dọc trục vào
hộp vi sai.
GỢI Ý:
Hãy chọn một đệm có chiều dày giống như chiều dày
của đệm đo được khi tháo ra.
(2) Hãy lắp bánh răng vi sai và đệm dọc trục lên
hộp vi sai.
(3) Gióng thẳng các lỗ của hộp vi sai với các lỗ
của bánh răng vi sai bằng cách xoay các
bánh răng vi sai để lắp vào trục bánh răng vi
sai.

Trục bánh răng vi sai


Bánh răng bán trục
Đệm dọc trục
Bánh răng vi sai

(1/3)

-66-
Đại tu hộp số Vi sai

2. Đo khe hở ăn khớp bánh răng vi sai


Trước tiên hãy ổn định hộp vi sai bằng cách giữ nó
lên êtô giữa các tấm nhôm. Sau đó đo khe hở ăn
khớp.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở ăn khớp
CHÚ Ý:
Không xiết êtô quá chặt.
3. Điều chỉnh khe hở ăn khớp
Nếu khe hở ăn khớp đo được khác so với giá trị tiêu
chuẩn, hãy chọn đệm dọc trục khác để điều chỉnh
khe hở.
GỢI Ý:
Nếu khe hở ăn khớp đo được lớn, hãy chọn đệm dày
hơn để điều chỉnh. Ngược lại, nếu giá trị khe hở ăn
khớp nhỏ, hãy chọn đệm mỏng hơn để điều chỉnh khe
hở ăn khớp.
Đồng hồ so
Bánh răng bán trục
Đệm dọc trục (2/3)

4. Lắp chốt hãm


(1) Giữ hộp vi sai lên êtô giữa những tấm nhôm
mềm.
CHÚ Ý:
Không xiết êtô quá chặt.
(2) Hãy dùng đột và búa để ép chốt hãm vào và hãm
xung quanh chốt bằng đục.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Chốt hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30 của file PDF)
Đai ốc hãm/Đệm hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30-32 của file PDF)
Đột
Chốt hãm
Đục
Tấm nhôm (3/3)

Lắp bánh răng vành chậu


1. Nung nóng bánh răng vành chậu
Dùng máy sấy nung nóng bánh răng vành chậu đến
nhiệt độ 90 - 110°C (194 - 230°F)
GỢI Ý:
• Khi đã nung nóng, toàn bộ bánh răng vành chậu sẽ
giãn nở. Như vậy, đường kính bên trong của bánh
răng vành chậu được nới rộng ra làm cho nó dễ lắp
hơn.
• Hãy dùng một đoạn dây để cẩn thận nhấc bánh răng
vành chậu ra khỏi bộ sấy.
Bánh răng vành chậu
Bộ sấy

(1/3)

-67-
Đại tu hộp số Vi sai

2. Lắp bánh răng vành chậu


(1) Lau sạch bánh răng vành chậu.
(2) Gióng thẳng dấu vị trí, nhanh chóng lắp bánh
răng vành chậu và hộp vi sai.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vị trí và hướng lắp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 34-36của file PDF)
GỢI Ý:
Lắp bánh răng vành chậu với phía lớn hơn của phần vát
theo hướng chu vi bên trong lên hộp vi sai.

Bánh răng vành chậu


(2/3)

3. Xiết bulông bắt bánh răng vành chậu


(1) Để cho bánh răng không bị di chuyển, giữ nó
lên êtô giữa các tấm nhôm mềm.
CHÚ Ý:
Không xiết êtô quá chặt.
(2) Để phân phối lực căng đều khi tháo các
bulông, hãy nới lỏng các bulông theo thứ tự
đường chéo, xoay bulông từng ít một.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Bu lông
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 9-11 của file PDF)

Bánh răng vành chậu


Tấm nhôm mềm

(3/3)

THAM KHẢO:
Dùng đệm hãm
Khi dùng đệm hãm
Xiết bulông lên trên đệm hãm mới. Sau đó sử
dụng đục và búa, hãm đệm hãm.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Đai ốc hãm/Đệm hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 30-32 của file PDF)

Đục
Tấm nhôm mềm

(1/1)

-68-
Đại tu hộp số Vi sai

Bài tập
Câu hỏi-1
Hãy đánh dấu đúng hay sai cho những câu hỏi sau:

Các câu trả lời


Stt Câu hỏi Đúng hoặc Sai
đúng

Khi tháo bulông bắt bánh răng vành chậu, hãy giữ bánh răng
1 vành chậu lên êtô giữa những tấm nhôm sao cho bulông bắt Đúng Sai
bánh răng vành chậu không bị kẹp.
Khi sử dụng đệm hãm ở bulông bắt bánh răng vành chậu,
2 đệm hãm là chi tiết có thể dùng lại được, nên hãy tháo nó Đúng Sai
sao cho có thể lắp lại dễ dàng.
Khe hở hở ăn khớp là khe hở giữa các răng của bánh răng
3 Đúng Sai
và cho phép quay bánh răng dễ dàng hơn.
Khi tháo chốt hãm lắp trong hộp vi sai, đóng chốt ra bằng
4 Đúng Sai
đục và búa.

Câu hỏi-2
Hãy chọn cầu đúng về quy trình lắp bánh răng bộ vi sai vào hộp vi sai dễ dàng.

1. Làm lạnh bánh răng bộ vi sai đến -20 đến 0OC để lắp nó.

2. Lắp nó với nhiệt độ trong xưởng khoảng 20 đến 40 độ C.

3. Nung nóng bánh răng vành chậu từ 90 đến 100 độ C để lắp nó.

4. Nung nóng bánh răng vành chậu từ140 đến 160 độ C để lắp nó.

-69-
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 1 of 8

CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ 1NZ-FE > ĐỘNG CƠ > THÁO RA

1. THÁO ỐNG THÔNG HƠI

a. Ngắt ống thông hơi.

2. THÁO ỐNG THÔNG HƠI NO.2

a. Ngắt ống thông hơi số 2.

3. THÁO ỐNG NHIÊN LIỆU

a. Tháo kẹp ống nhiên liệu.

b. Hãy bóp hãm của cút nối ống nhiên liệu,


sau đó kéo cút nối ra để tháo ống nhiên

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 2 of 8

liệu ra khỏi ống phân phối.

CHÚ Ý:
 Làm sạch bẩn hoặc vật thể lạ trên
cút nối ống nhiên liệu trước khi
thực hiện công việc này.
 Không được để bất cứ vết xước
hoặc vật lạ nào trên các chi tiết khi
tháo ra, và cút nối ống nhiên liệu
có gioăng chữ O để làm kín ống
thép.
 Hãy thực hiện công việc này bằng
tay. Không được dùng bất cứ dụng
cụ nào.
 Không được bẻ mạnh làm cong
hoặc làm xoắn ống nhựa.
 Hãy bảo vệ chi tiết được tháo ra
bằng cách che chúng bằng các túi
nilông sau khi tháo ống nhiên liệu.
 Nếu cút nối và ống thép bị kẹt, hãy
ấn vào và kéo ra để tháo chúng.

4. THÁO LỖ NẠP NƯỚC LÀM MÁT

a. Ngắt ống két nước số 1 ra khỏi nắp quy


lát.

b. Tháo 2 đai ốc và chỗ nạp nước làm mát.

a. Ngắt 4 giắc của cuộn đánh lửa.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 3 of 8

b. Tháo 4 bulông và 4 cuộn đánh lửa.

a. Tháo nắp cực.

b. Tách giắc nối và kẹp dây điện.

c. Tháo đai ốc và tháo cực B.

d. Tháo bulông cố định thanh trượt điều


chỉnh A và B, và tháo thanh điều chỉnh
đai quạt.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 4 of 8

e. Tháo bulông cố định và tháo máy phát.

7. THÁO QUE THĂM DẦU ĐỘNG CƠ

a. Tháo ống nối giữa cút và ống khỏi ống


chân không bộ trợ lực phanh.

b. Tháo ống nước đi tắt ra khỏi nắp quy lát.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 5 of 8

c. Ngắt ống nước đi tắt ra khỏi ống nước đi


tắt số 1.

d. Tháo 3 bu lông, 2 đai ốc và tháo đường


ống góp nạp.

e. Tháo gioăng ra khỏi đường ống nạp.

9. THÁO ỐNG NƯỚC ĐI TẮT SỐ 1

a. Tháo 2 bulông và 2 đai ốc, rồi tháo


đường nước đi tắt số 1.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 6 of 8

10. THÁO ỐNG CHÂN KHÔNG CỦA BỘ TRỢ LỰC PHANH

a. Tháo 2 bu lông và tháo ống chân không


của bộ trợ lực phanh.

11. THÁO DÂY ĐIỆN ĐỘNG CƠ

a. Ngắt tất cả các giắc nối và kẹp dây điện ra khỏi động cơ, và tháo dây điện động cơ.

12. THÁO GIÁ BẮT KẸP DÂY ĐIỆN

a. Tháo 2 bu lông và tách 2 giá bắt kẹp dây


điện.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 7 of 8

a. Tháo 4 bulông và bộ cách nhiệt đường


ống xả.

14. THÁO GIÁ BẮT ĐỠ ỐNG GÓP NẠP HOẶC XẢ

a. Tháo 3 bu lông và giá đỡ đường ốp góp


nạp hoặc xả.

15. THÁO ĐƯỜNG ỐNG GÓP XẢ

a. Tháo 3 bu lông, 2 đai ốc và đường ống


góp xả.

16. THÁO CÁCH NHIỆT CỦA BÁN TRỤC

a. Tháo bu lông, đai ốc và cách nhiệt bán


trục.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 8 of 8

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 1 of 18

CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ 1NZ-FE > ĐỘNG CƠ > THÁO RỜI

1. THÁO BUGI

a. Dùng đầu khẩu tháo bugi, tháo 4 bugi.

2. THÁO CẢM BIẾN TIẾNG GÕ

a. Tháo đai ốc và cảm biến tiếng gõ.

3. THÁO CỤM CÔNG TẮC ÁP SUẤT DẦU ĐỘNG CƠ

a. Dùng đầu khẩu 24 mm loại sâu, tháo


công tắc áp suất dầu.

4. THÁO CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT

a. Dùng SST, tháo cảm biến nhiệt độ nước

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 2 of 18

làm mát động cơ.


SST
09817-33190

5. THÁO ĐƯỜNG NƯỚC VÀO

a. Tháo 2 đai ốc và ống nước vào.

6. THÁO VAN HẰNG NHIỆT

a. Tháo van hằng nhiệt.

b. Tháo gioăng ra khỏi van hằng nhiệt.

7. THÁO NẮP ĐỔ DẦU

a. Tháo nắp lỗ đổ dầu ra khỏi nắp đậy quy


lát.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 3 of 18

8. THÁO VÒNG ĐỆM NẮP LỖ ĐỔ DẦU

a. Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu,


tháo gioăng ra khỏi nắp đổ dầu.

9. THÁO CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU

a. Tháo bulông và cảm biến vị trí trục khuỷu.

10. THÁO CỤM VAN THÔNG HƠI

a. Tháo van thông hơi ra khỏi nắp đậy nắp


quy lát.

11. THÁO NẮP ĐẬY NẮP QUY LÁT

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 4 of 18

a. Tháo 9 bulông, 2 đai ốc và 2 vòng đệm


làm kín, sau đó tháo nắp đậy nắp quy lát.

12. THÁO GIOĂNG NẮP ĐẬY NẮP QUY LÁT

a. Tháo gioăng ra khỏi nắp đậy nắp quy lát.

13. THÁO CỤM VAN ĐIỀU KHIỂN DẦU PHỐI KHÍ TRỤC CAM

a. Tháo bu lông và van điều khiển dầu phối


khí trục cam.

14. THÁO ỐNG DẪN HƯỚNG QUE THĂM DẦU

a. Tháo bulông và dẫn hướng que thăm dầu.

15. THÁO PULI BƠM NƯỚC

a. Dùng SST, giữ puli bơm.


SST
09960-10010 (09962-
01000, 09963-00700)

b. Tháo 3 bu lông và puli bơm nước.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 5 of 18

16. THÁO GIẢM CHẤN TRỤC KHUỶU

a. Đặt xi lanh số 1 ở điểm chết trên/Kỳ nén.

i. Quay giảm chấn trục khuỷu, và gióng thẳng rãnh phối khí của nó với dấu phối khí "0" của
bơm dầu.

ii. Kiểm tra rằng các dấu phối khí trên


đĩa răng phối khí trục cam và bánh
răng phối khí trục cam đều hướng lên
trên như trong hình vẽ.
Nếu chưa được, hãy quay puli trục
khuỷu một vòng (360 độ) và gióng
thẳng các dấu như trên.

b. Dùng 2 SST, nới lỏng bu lông trong khi


giữ cố định giảm chấn trục khuỷu.
SST
09213-14010 (91651-60865)

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 6 of 18

09330-00021

CHÚ Ý:
Kiểm tra vị trí lắp SST khi lắp để tránh
cho các bu lông bắt của SST khỏi bị
chạm vào cụm bơm dầu.

c. Tháo các SST và bu lông.

d. Tháo giảm chấn trục khuỷu.

17. THÁO GIÁ BẮT CHÂN MÁY NẰM NGANG

a. Tháo 4 bulông và giá bắt động cơ nằm


ngang.

18. THÁO CỤM BƠM NƯỚC

a. Tháo 3 bu lông và 2 đai ốc, rồi tháo bơm


nước và gioăng.

a. Tháo 15 bu lông và đai ốc.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 7 of 18

b. Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu,


nạy bơm dầu để tháo nó.

CHÚ Ý:
Không được làm hỏng bề mặt tiếp xúc
của cụm bơm dầu và cácte dầu.

c. Tháo 2 gioăng chữ O ra khỏi thân máy và


cácte dầu.

20. THÁO PHỚT CỦA BƠM DẦU

a. Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu,


tháo phớt dầu.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 8 of 18

21. THÁO BỘ CĂNG XÍCH NO.1

CHÚ Ý:
 Không được quay trục khuỷu với bộ
căng xích đã được tháo ra.
 Khi quay trục cam với xích cam đã được
tháo ra, hãy quay trục khuỷu ngược
chiều kim đồng hồ 40° kể từ TDC thứ
nhất.

a. Kéo tấm hãm lên và giữ nó khi đã nhả


khoá.

b. Mở khoá của píttông của bộ căng xích và

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 9 of 18

đẩy nó vào đến cuối hàng trình.

c. Hãy kéo tấm hãm xuống với píttông được


đẩy về một đầu và khoá píttông.

d. Lồng dây thép đường kính 3 mm vào lỗ


trong tấm hãm và khoá píttông.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 10 of 18

e. Tháo 2 bu lông và tháo bộ căng xích số


1.

22. THÁO RAY TRƯỢT BỘ CĂNG XÍCH

a. Tháo ray trượt bộ căng xích.

23. THÁO BỘ GIẢM RUNG XÍCH NO.1

a. Tháo 2 bulông và bộ giảm rung xích số 1.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 11 of 18

24. THÁO XÍCH

25. THÁO ỐNG PHÂN PHỐI NHIÊN LIỆU

a. Tháo 3 bulông, sau đó tháo ống phân


phối cùng với 4 vòi phun.

CHÚ Ý:
Không được đánh rơi các vòi phun khi
tháo ống phân phối.

26. THÁO BẠC CÁCH CỦA ỐNG PHÂN PHỐI SỐ 1

a. Tháo 2 bạc cách của ống phân phối nhiên


liệu số 1

27. THÁO CAO SU GIẢM CHẤN VÒI PHUN

a. Tháo 4 bộ giảm rung vòi phun.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 12 of 18

28. THÁO CỤM VÒI PHUN

a. Kéo 4 vòi phun ra khỏi ống phân phối


nhiên liệu.

29. THÁO CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC CAM

a. Tháo bulông và cảm biến vị trí trục cam.

CHÚ Ý:
Khi quay trục cam với xích cam đã được tháo
ra, trước hết hãy quay trục ngược chiều kim
đồng hồ 40° từ TDC, và gióng thẳng lỗ gíclơ
dầu với dấu sơn. Việc này tránh cho các
píttông khỏi bị tiếp xúc với các xupáp.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 13 of 18

a. Nới lỏng đều tay qua một vài bước và


tháo 11 bu lông nắp thanh truyền theo
thứ tự như trong hình vẽ, sau đó tháo
nắp bạc trục cam số 1, nắp bạc trục cam
số 2 và trục cam số 2.

CHÚ Ý:
Nới lỏng đều tay từng bulông trong khi
giữ cần bằng trục cam.

31. THÁO ĐĨA XÍCH PHỐI KHÍ TRỤC CAM

a. Kẹp trục cam lên êtô.

b. Tháo bulông có mặt bích và đĩa răng phối


khí trục cam.

CHÚ Ý:
Không được làm hỏng trục cam.

32. THÁO TRỤC CAM

a. Nới lỏng đều tay qua một vài lần và tháo


8 bulông bắt nắp bạc theo thứ tự như
trong hình vẽ, sau đó tháo nắp bạc trục
cam số 2 và trục cam.

CHÚ Ý:
Nới lỏng đều tay các bulông trong khi
giữ cân bằng trục cam.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 14 of 18

33. THÁO CỤM BÁNH RĂNG PHỐI KHÍ TRỤC CAM

a. Kẹp trục cam lên êtô và kiểm tra rằng nó đã được khoá cứng.

CHÚ Ý:
Không được làm hỏng trục cam.

b. Bịt 4 đường dầu của cổ trục cam bằng


băng dính như được chỉ ra trên hình vẽ.

GỢI Ý:
Một trong hai rãnh nằm trên cổ trục
cam là cho thời điểm cam muộn (phía
trên) và rãnh còn lại là cho thời điểm
cam sớm (phía dưới). Mỗi rãnh có 2
đường dầu. Hãy bịt một đường dầu của
mỗi rãnh bằng miếng cao su trước khi
bọc cổ trục cam bằng băng dính.

c. Đâm thủng băng dính bịt phía đường dầu


phía sớm và đường dầu phía muộn đối
diện với đường dầu phía sớm.

d. Cấp áp suất khí nén khoảng 150 kPa (1.5


kgf/cm2) vào 2 lỗ đã làm thủng (đường
dầu phía sơm và phía muộn).

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 15 of 18

CHÚ Ý:
Bịt các đường dầu bằng miếng giẻ để
tránh cho dầu khỏi phun ra.

e. Chắc chắn rằng bánh răng phối khí trục


cam quay sang phía sớm khi giảm áp
suất cấp vào đường muộn.

GỢI Ý:
Khi nhả chốt khoá và bánh răng phối
khí trục cam sẽ quay về phía sớm.

f. Khi bánh răng phối khí trục cam chạm


đến vị trí sớm nhất, hãy xả áp suất khí
đường dầu phía muộn, và sau đó nhả áp
suất phía đường dầu phía sớm.

CHÚ Ý:
Cụm bánh răng phối khí trục cam thỉnh
thoảng đột ngột chuyển sang phía
muộn, nếu xả áp suất khí phía đường
dầu sớm trước. Điều này sẽ dẫn để gãy
chốt hãm.

g. Tháo bulông và bánh răng phối khí trục


cam.

CHÚ Ý:
 Không được tháo 4 bu lông còn lại.

 Khi dùng lại bánh răng phối khí trục


cam, trước hết hãy mở khoá cốt
hãm bên trong của bánh răng phối
khí.

34. THÁO NẮP QUY LÁT

a. Dùng cơ lê 12 cạnh 8 mm, nới lỏng đều

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 16 of 18

tay và tháo 10 bulông bắt nắp quy lát


qua một vài bước, theo thứ tự như trong
hình vẽ. Hãy tháo 10 bulông bắt nắp quy
lát và các đệm phẳng.

CHÚ Ý:
 Không được làm rơi các vòng đệm
lên nắp quy lát.
 Hiện tượng cong vênh hoặc nứt nắp
quy lát là do việc tháo các bulông
sai thứ tự.

35. THÁO GIOĂNG NẮP QUY LÁT

36. THÁO BỘ LỌC DẦU

a. Dùng SST, tháo bộ lọc dầu.


SST
09228-06501

37. THÁO CÚT NỐI CỦA LỌC DẦU

a. Dùng chìa lục giác 12 mm, tháo cút nối


lọc dầu.

38. THÁO PHỚT DẦU PHÍA SAU ĐỘNG CƠ

a. Dùng một dao, cắt lợi phớt dầu.

b. Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu,

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 17 of 18

nạy phớt dầu ra.

CHÚ Ý:
Sau khi tháo, hãy kiểm tra hư hỏng trục
khuỷu. Nếu bị hư hỏng, hãy sửa bề mặt
bằng giấy ráp #400.

39. THÁO CÁCTE DẦU SỐ 2

a. Tháo nút xả trên cácte dầu và gioăng.

b. Tháo 9 bu lông và 2 đai ốc.

c. Cắm dao cắt keo các te vào giữa cácte


dầu số 1 và cácte dầu số 2 và cắt keo
làm kín để tháo cácte dầu số 2.

CHÚ Ý:
Không được làm hỏng cácte dầu số 1 và
số 2.

40. THÁO LƯỚI LỌC ĐẦU

a. Lắp bu lông và 2 đai ốc.

b. Tháo lưới lọc dầu và gioăng.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 18 of 18

41. THÁO CÁC TE DẦU

a. Nới lỏng đều tay qua một vài lần và tháo


13 bu lông.

b. Dùng một tô vít, tháo cácte dầu số 1


bằng cách nạy vào giữa thân máy và
cácte dầu số 1.

CHÚ Ý:
Không được làm hỏng các bề mặt tiếp
xúc của cácte dầu số 1 hoặc thân máy.

c. Tháo 2 gioăng chữ O ra khỏi thân máy.

42. THÁO VÍT CẤY

a. Tháo 4 vít cấy.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 1 of 3

CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ 1NZ-FE > NẮP QUY LÁT > THÁO RỜI

1. THÁO NÚT VÍT MŨ CÔN SỐ 1

a. Dùng đầu khẩu 10 mm, tháo nút vít và


gioăng.

2. THÁO CON ĐỘI XUPÁP

a. Tháo 16 con đội xupáp ra khỏi nắp quy lát.

GỢI Ý:
Giữ các con đội xupáp theo đúng trật tự sao cho dễ dàng lắp chúng về đúng vị trí ban đầu.

3. THÁO NÚT VÍT MŨ CÔN SỐ 2

a. Dùng chìa lục giác 8 mm, tháo nút vít.

4. THÁO BỘ LỌC CỦA VAN ĐIỀU KHIỂN DẦU

5. THÁO XUPÁP NẠP

a. Dùng SST, nén lò xo và tháo 2 móng


hãm và lò xo xupáp.
SST
09202-70020 (09202-00010)

GỢI Ý:

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 2 of 3

Giữ cho xupáp, lò xo xupáp, đễ xupáp,


móng hãm theo đúng thứ tự sao cho có
thể dễ dàng lắp lại chúng về vị trí ban
đầu.

6. THÁO XUPÁP XẢ

a. Dùng SST, nén lò xo và tháo 2 móng hãm và lò xo xupáp.


SST
09202-70020 (09202-00010)

GỢI Ý:
Giữ cho xupáp, lò xo xupáp, đễ xupáp, móng hãm theo đúng thứ tự sao cho có thể dễ dàng
lắp lại chúng về vị trí ban đầu.

7. THÁO PHỚT DẦU THÂN XUPÁP

a. Dùng kìm mỏ nhọn, tháo phớt dầu.

8. THÁO ĐẾ LÒ XO XUPÁP

a. Dùng khí nén và đũa nam châm, tháo các


đế lò xo xupáp ra.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 3 of 3

9. THÁO VÍT CẤY

10. THÁO CHỐT BẮT NẮP BẠC TRỤC CAM

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 1 of 3

CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ 1NZ-FE > THÂN MÁY > THÁO RỜI

1. THÁO CỤM PÍTTÔNG VÀ THANH TRUYỀN

a. Dùng một mũi doa, làm sạch tất cả các


muội than ra khỏi phần trên của lòng xi
lanh.

b. Dùng SST, tháo bu lông nắp thanh


truyền và nắp.
SST
09205-16010

c. Hãy đẩy píttông, cụm thanh truyền và


bạc phía trên qua đỉnh của thân máy để
tháo chúng.

GỢI Ý:
 Hãy để bạc, thanh truyền và nắp
thanh truyền cùng với nhau.
 Để cụm píttông và thanh truyền
theo đúng thứ tự sao cho có thể dễ dàng lắp lại đúng vị trí ban đầu của chúng.

2. THÁO BẠC THANH TRUYỀN

3. THÁO TRỤC KHUỶU

a. Nới lỏng đều tay qua một vài lần và tháo


10 bulông bắt nắp bạc bằng SST theo thứ
tự như trong hình vẽ.
SST
09011-38121

b. Tháo nắp bạc và trục khuỷu.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 2 of 3

4. THÁO BẠC TRỤC KHUỶU

5. THÁO ĐỆM CHẶN PHÍA TRÊN TRỤC KHUỶU

6. THÁO BỘ XÉC MĂNG

CHÚ Ý:
Giữ các xéc măng theo từng cụm và đúng thứ tự sao cho có thể dễ dàng lắp lại đúng vị trí như
ban đầu của chúng.

a. Dùng dụng cụ tháo xéc măng, tháo hai


xéc măng hơi.

b. Tháo 2 vành căng và xéc măng dầu bằng


tay.

7. THÁO CHỐT PÍTTÔNG

a. Dùng SST, ép chốt píttông ra khỏi


píttông.
SST
09221-25026 (09221-
00021, 09221-00030, 09221-
00150, 09221-00090, 09221-
00100)

CHÚ Ý:
Giữ cho píttông, chốt, xéc măng, thanh
truyền và bạc theo đúng thứ tự sao cho
có thể dễ dàng lắp lại chúng về vị trí
ban đầu.

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
Tháo và Lắp -Xem để in- Page 3 of 3

8. THÁO VÒI XẢ NƯỚC TRÊN THÂN MÁY

9. THÁO VÍT CẤY

10. THÁO CHỐT BẮT BƠM DẦU

11. THÁO CHỐT THẲNG

file://D:\THANH\TAI LIEU THAM KHAO\Cam Nang Sua Chua Vios 2007\rm0880en\re... 11-Sep-13
1/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Nắp đầu xy lanh

Tháo trục cam


1. Đặt vị trí trục cam
2. Tháo trục cam

Tháo nắp đầu xy lanh


1. Tháo các bu lông nắp đầu xy lanh
2. Tháo nắp đầu xy lanh
3. Tháo gioăng nắp đầu xy lanh

Tháo con đội xu páp


1. Tháo con đội

Tháo xu páp
1. Tháo cốc chặn lò xo xu páp
2. Tháo lò xo xu páp
3. Tháo xu páp

Làm sạch nắp đầu xy lanh


2/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Nắp đầu xy lanh

Kiểm tra độ phẳng của nắp đầu xy lanh


A. Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

B. Giá trị tiêu chuẩn


Giá trị đo được

C. Giá trị tiêu chuẩn


Giá trị đo được

Kiểm tra vết nứt trên nắp đầu xy lanh

Kiểm tra trục cam


1. Kiểm tra độ đảo
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Trục nạp

Trục cam xả

2. Kiểm tra chiều cao vấu cam


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được
3/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Nắp đầu xy lanh

Kiểm tra trục cam


3. Đo đường kính cổ trục
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Đo khe hở
1. Khe hở dầu của trục cam
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được
Đường kính Đường kính Khe hở dầu
trong ngoài

2. Khe hở dọc trục của trục cam


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Intake side

Exhaust side

3. Khe hở dầu của trục cam


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Intake side

Exhaust side
4/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Nắp đầu xy lanh

Kiểm tra bộ bu lông nắp qui lát


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Lắp xu páp
1. Lắp xu páp
2. Lắp con đội

Lắp lại nắp qui lát


1. Lắp gioăng nắp qui lát
2. Lắp lại nắp qui lát
3. Lắp các bu lông nắp qui lát

Lắp trục cam


1. Lắp lại trục cam
2. Đặt vị trí trục cam
1/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Thân máy

Tháo các te dầu


1. Tháo nut xả dầu
2. Tháo gioăng nút xả dầu
3. Tháo các te dầu số 2
4. Tháo ống dẫn dầu
5. Tháo gioăng của ống dẫn dầu
6. Tháo các te dầu số 1

Tháo pitton
1. Làm sạch muội than bên trong ống xy lanh
2. Tháo nắp bạc thanh truyền
3. Tháo bạc thanh truyền
4. Tháo pitton

KIểm tra khe hở


1. Khe hở dọc trục của trục khuỷu
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

2. Khe hở dầu của trục khuỷu


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Tháo trục khuỷu


1. Tháo nắp bạc trục khuỷu
2. Tháo trục khuỷu
3. Tháo bạc
2/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Thân máy

Đo khe hở
1. Khe hở của pitton
Đường Đường Khe hở
kính trong kính ngoài
Chiều ngang
b a

Chiều dọc trục


b

KIểm tra trục khuỷu


1. Độ đảo của trục
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

2. Đo đường kính cổ trục chính và chốt khuỷu

- Đường kính cổ trục chính


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Đường kính chốt khuỷu


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được
3/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Thân máy

Kiểm tra độ phẳng của thân máy


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Kiểm tra bộ bu lông nắp bạc


(1) Các bu lông nắp bạc trục khuỷu
Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

(2) Bu lông bạc thanh truyền


Giá trị tiêu chuẩn
Giá trị đo được

Lắp trục khyủu


1. Lắp bạc
2. Lắp bạc chặn
3. Lắp trục khuỷu
4. Lắp nắp bạc
4/4 Tên
Bài thực hành cho kỹ thuật viên trung cấp
Kỹ năng chung>>Thân máy

Lắp piton
1. Lắp pitton
2. Lắp bạc thanh truyền
3. Lắp nắp bạc thanh truyền

Lắp các te dầu


1. Lau sạch các bề mặt sơn
2. Bôi keo làm kín
3. Lắp các te dầu số 1
4. Lắp gioăng của ống dầu
5. Lắp ống dầu
6. Lắp các te dầu số 2
7. Lắp gioăng nút xả dầu
8. Lắp nút xả dầu

You might also like