You are on page 1of 41

Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG CỬA NHẬN
NƯỚC .......................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CỬA VAN VẬN HÀNH ........................................................................................ 5
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỬA VAN VẬN HÀNH ................................................... 5
2.1.1 Vị trí bố trí và công dụng. .................................................................................................5
2.1.2 Đặc tính kỹ thuật. .................................................................................................................6
2.1.3 Mô tả kết cấu cửa van. ........................................................................................................6
2.1.4 Thiết bị đóng mở. .................................................................................................................7
2.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH .......................................................................................... 9
2.2.1 Nhiệm vụ của người trực vận hành nhà van. ...........................................................9
2.2.2. Vận hành cửa van vận hành cửa nhận nước. ...........................................................9
2.2.2.3. Vận hành cửa van ở chế độ bằng tay ......................................................................... 10
2.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA .............................................................. 13
2.3.1 Với thiết bị nâng hạ .......................................................................................................... 13
2.3.2. Môi trường làm việc của cửa van vận hành .......................................................... 15
2.3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa cửa van vận hành ............................................................ 15
2.3.4. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa cửa van vận hành............... 18
2.3.5. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa cửa van vận hành. ............. 19
CHƯƠNG 3. LƯỚI CHẮN RÁC .............................................................................................. 19
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LƯỚI CHẮN RÁC CỬA NHẬN NƯỚC ....................... 19
3.1.1 Vị trí bố trí và công dụng ............................................................................................... 19
3.1.2 Đặc tính kỹ thuật ............................................................................................................... 20
3.1.3 Mô tả kết cấu lưới chắn rác........................................................................................... 20
3.1.4 Thiết bị đóng mở ............................................................................................................... 21
3.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ........................................................................................ 21

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

3.2.1 Nhiệm vụ của người vận hành. ................................................................................... 21


3..2.2. Vận hành Lưới chắn rác ................................................................................................. 22
3.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ............................................................... 24
3.3.1. Môi trường làm việc của lưới chắn rác .................................................................... 24
3.3.2. Bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác ..................................................................... 24
3.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa lưới chắn rác. ....................... 25
3.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác. ...................... 25
CHƯƠNG 4. GẦU VỚT RÁC ................................................................................................... 26
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GẦU VỚT RÁC CỬA NHẬN NƯỚC ........................... 26
4.1.1 Vị trí bố trí và công dụng ............................................................................................... 26
4.1.2 Đặc tính kỹ thuật ............................................................................................................... 26
4.1.3 Mô tả kết cấu gầu vớt rác. .............................................................................................. 27
4.1.4 Thiết bị nâng hạ ................................................................................................................. 28
4.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ........................................................................................ 28
4.2.1. Nhiệm vụ của người vận hành. ................................................................................... 28
4.2.2. Vận hành Gầu vớt rác ...................................................................................................... 28
4.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ............................................................... 29
4.3.1. Môi trường làm việc của gầu vớt rác ........................................................................ 29
4.3.2. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa gầu vớt rác ..................................................... 29
4.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa gầu vớt rác. ........................... 32
4.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa gầu vớt rác. .......................... 32
CHƯƠNG 5. DẦM NÂNG CỬA VAN SỬA CHỮA VÀ LƯỚI CHẮN RÁC .......................... 33
5.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẦM NÂNG ...................................................................33
5.1.1. Vị trí bố trí và công dụng ............................................................................................... 33
5.1.2. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................................................... 33
5.1.3. Mô tả kết cấu dầm nâng. ................................................................................................ 34

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

5.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ........................................................................................ 34


5.2.1. Nâng ........................................................................................................................................ 35
5.2.2. Hạ ............................................................................................................................................. 35
5.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA .............................................................. 36
5.3.1. Môi trường làm việc của dầm nâng cửa van sửa chữa. .................................... 36
5.3.2. Bảo dưỡng và sửa chữa dầm nâng cửa van sửa chữa. ...................................... 37
5.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa dầm nâng CVSC. .................. 39
5.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa dầm nâng CVSC. ................. 39
CHƯƠNG 6. CÁC THIẾT BỊ KHÁC ........................................................................................ 40

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ THỦY CÔNG CỬA NHẬN NƯỚC
Thiết bị cơ khí thủy công Cửa nhận nước bao gồm:
- Cửa van vận hành
- Lưới chắn rác
- Gầu vớt rác
- Dầm nâng lưới chắn rác
- Thiết bị thuỷ lực vận hành cửa van vận hành
- Các thiết bị khác như rãnh van, nắp rãnh van, , lưới chắn rác, gầu vớt rác
được nâng hạ bằng cổng trục chân dê 2x7,5 tấn.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

CHƯƠNG 2. CỬA VAN VẬN HÀNH


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỬA VAN VẬN HÀNH

2.1.1 Vị trí bố trí và công dụng.

Cửa van vận hành cửa nhận nước được bố trí làm việc tại cửa nhận nước của công
trình. Đó là cửa van phẳng dưới sâu có bánh xe được mở nhờ lực nâng của xi lanh thuỷ
lực và đóng nhờ tự trọng của cửa van trong trạng thái nước động. Cửa van vận hành cửa
nhận nước là cửa van thường mở. Khi không làm việc, cửa van được treo trong rãnh van
vận hành nhờ xy lanh thủy lực. Khi đường ống dẫn nước hoặc nhà máy có sự cố hoặc
đến thời gian bảo dưỡng sửa chữa nhà máy, cửa van vận hành được đóng lại để sửa
chữa sự cố thông qua xi lanh thuỷ lực được vận hành bằng trạm dầu thuỷ lực điều khiển
điện.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Hình 2.1: Bố trí chung kết cấu cửa van vận hành cửa nhận nước.

2.1.2 Đặc tính kỹ thuật.

Loại cửa van : Cửa van phẳng bánh xe dưới sâu


Số lượng cửa van : 02 bộ
Chiều rộng thông thuỷ : 3,80 m
Nhịp tính toán : 3,95 m
Chiều cao thông thuỷ : 3,80 m
Chiều cao tính toán : 3,90 m
Cột nước tính toán : 15,17 m
Lực mở cửa van với nước dâng lớn nhất : 60,0 Tấn
Lực đóng cửa van lớn nhất : Tự hạ
Trọng lượng cửa van : 7,097 Tấn/bộ

2.1.3 Mô tả kết cấu cửa van.

Cửa van bao gồm 4 phần: thân cửa van (kết cấu thép), bộ phận gối tựa động dạng
bánh xe lăn và bánh xe cữ và bộ phận gioăng chắn nước. Bộ cửa van bao gồm 01 (một)
phân đoạn được liên kết lại với nhau bằng tấm nối giữa hai phân đoạn.
Thân của cửa van là kết cấu thép hàn bao gồm 06 dầm ngang chính được hàn có
dạng chữ T tổ hợp từ thép tấm, hai dầm biên, các dầm dọc và dầm ngang phụ cũng là
thép tấm hàn lại theo hình T. Tôn bưng được bố trí phía có áp.
Bánh xe lăn có đường kính 550 mm, chiều dày bánh xe là 120mm. Chuyển dịch
biên ngang của cửa van bị giới hạn bởi các bộ phận cữ dạng bánh xe cữ có đường kính
bánh xe 250 mm.
Chắn nước đáy bằng cao su tấm được bố trí phía có áp, còn chắn nước bên và đỉnh
là cao su củ tỏi (hình chữa P) tất cả được bố trí phía không áp.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Hình 2.2: Cụm bánh xe di chuyển

2.1.4 Thiết bị đóng mở.

Cửa van vận hành cửa nhận nước được đóng mở bằng Máy nâng thủy lực. Mỗi
máy nâng thủy lực được thiết kế để đóng mở cho một (01) cửa van. Mỗi cửa van được
đóng mở bằng một (01) xylanh.
Máy nâng thủy lực bao gồm hai (02) phần chính: Hệ thống thủy lực và hệ
thống điện điều khiển.

Hệ thống điện động lực và điều khiển cho cửa nhận nước được xây dựng theo
nguyên tắc có thể vận hành ở hai chế độ: Chế độ hoạt động tự động và chế độ hoạt
động bằng tay. Trong chế độ tự động hệ thống có: chế độ tự động bù trôi để ngăn
ngừa cửa van tự hạ xuống do rò dầu. Các cửa van cửa nhận nước có khả năng được
điều khiển tại chỗ, độc lập nhau từ bảng điều khiển với các nút ấn và công tắc xoay
trong nhà điều khiển cửa van. Tất cả các tín hiệu chỉ thị vị trí vận hành cửa van phải
được đấu nối tới các hàng kẹp đồng bộ để truyền mọi tín hiệu tới nhà máy.

Người vận hành có thể thực hiện các thao tác điều khiển cửa van tại các vị trí:

- Tủ điện điều khiển tại chỗ đặt ngay gần vị trí trạm dầu tương ứng.

Hệ thống có nhiều chức năng điều khiển và giám sát khác, tuy nhiên
nó được thiết kế để có thể vận hành đơn giản đảm bảo dễ dàng và
thuận tiện nhất cho người vận hành.

+ Mỗi tủ điều khiển tại chỗ được trang bị 01 PLC cho điều khiển
giám sát và điều khiển mọi sự hoạt động của khu vực.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

+ Tại mỗi khu vực điều khiển, người vận hành đều được thông
báo đầy đủ về vị trí của cửa nhận nước, tình trạng hoạt động
của các thiết bị, các lỗi xuất hiện nếu có, ... thông qua các đèn
hiển thị trạng thái và các đèn báo lỗi.

- Tủ điều khiển trung tâm đặt trong nhà vận hành trung tâm. Việc
truyền đạt các lệnh điều khiển hoặc thu nhận và xử lý các dữ liệu đo
được thực hiện nhờ khả năng ghép nối của tủ điện điều khiển tại chỗ
với hệ thống mạng của toàn nhà máy. Tất cả các tín hiệu chỉ thị vị trí
vận hành của 02 cửa van (2 tủ điều khiển) được đấu nối tới các hàng
kẹp đồng bộ trong tủ tín hiệu trung gian (đặt tại nhà van 1) để truyền
mọi tín hiệu tới nhà máy.

Máy nâng thuỷ lực có đặc tính kỹ thuật như sau:


- Số lượng máy nâng thuỷ lực : 02 bộ
- Số lượng xylanh cho một bộ máy nâng : 01 cái
- Lực nâng của một xi lanh : 60 Tấn
- Lực ấn của một xi lanh :0 Tấn
- Lực giữ của một xi lanh : 40 Tấn
- Cao trình đặt xylanh : 305,00 m
- Tốc độ nâng cửa van : 0,3 m/ph
- Tốc độ hạ cửa van thường : 0,3 m/ph
- Tốc độ hạ cửa van khẩn cấp :2 m/ ph
- Kiểu xylanh : Tác dụng đơn
- Đường kính trong xylanh : 240 mm
- Đường kính cần piston : 120 mm
- Hành trình của xi lanh : 4000 mm

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

2.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

2.2.1 Nhiệm vụ của người trực vận hành nhà van.


- Nhân viên trực vận hành cửa van phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt
tại vị trí công tác liên tục trong khi vận hành cửa van. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh
của người phụ trách vận hành nhà máy.
- Do cửa van được nâng hạ bằng xi lanh thuỷ lực nên người vận hành phải
qua lớp đào tạo và được phép vận hành hệ thống điều khiển thuỷ lực.
- Đảm bảo cung cấp nguồn điện 380V liên tục cho nhà van trong thời gian
vận hành.
- Ap-tô-mát trong các tủ điện ở vị trí cắt điện trong các trường hợp sau đây:
+ Cửa van vận hành đang ở vị trí treo cố định trong rãnh bằng xylanh thủy
lực.
+ Cửa van vận hành đang ở vị trí đóng hoàn toàn.

2.2.2. Vận hành cửa van vận hành cửa nhận nước.

Vận hành cửa van được thực hiện trên các chế độ:
- Vận hành ở chế độ bằng tay.
- Vận hành ở chế độ tự động.
2.2.2.1. Công tác chuẩn bị
Trước khi vận hành, phải xem lại và hiểu rõ quy trình nâng hạ cửa.
Phải kiểm tra hệ thống điều khiển và hệ thống thuỷ lực xem có hỏng hóc gì không,
nếu có phải sửa chữa hoàn thiện mới được bắt đầu nâng hạ cửa.
2.2.2.2. Lựa chọn các công tắc trên mặt tủ điều khiển.
- Người vận hành kiểm tra tình trạng của tất cả các thiết bị, các đèn báo
trên panel.

- Chuyển khoá lựa chọn vị trí điều khiển: Local/Remote:

+ Chọn vị trí Remote, thì mọi sự vận hành của cửa van sẽ được
chuyển về điều khiển tại nhà máy.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

+ Chọn vị trí Local thì mọi sự vận hành lên xuống của cửa van, sự
vận hành của bơm... đều sẽ được vận hành tại tủ điều khiển tại
chỗ tương ứng. Vị trí vận hành tại chỗ được quyền ưu tiên cao
nhất, tức là khi đã chọn điều khiển tại chỗ thì không cho phép
điều khiển từ xa. Ta chọn vị trí Local.

- Lựa chọn chế độ điều khiển: Manual/Auto (Bằng tay/ Tự động):

+ Chọn vị trí Manual, thì mọi sự hoạt động của cửa van sẽ được
giám sát hoàn toàn bởi người vận hành.

+ Chọn vị trí Auto, thì mọi sự vận hành của cửa van sẽ được điều
khiển tự động phù hợp với chương trình đã lập sẵn trong PLC

- Xoay công tắc PUMP tại vị trí tương ứng chọn bơm dầu:

+ Vận hành bơm 1: Xoay công tắc tại vị trí Pump1

+ Vận hành bơm 2: Xoay công tắc tại vị trí Pump2

+ Nhấn nút khởi động bơm dầu: Bật bơm

+ Nhấn nút dừng chạy bơm dầu: Tắt bơm

+ Nhấn nút Nâng cửa để mở cửa hoặc nhấn nút Hạ cửa để đóng
cửa.

+ Nhấn nút Dừng để dừng cửa tại vị trí mong muốn.

+ Nhấn điều khiển dừng cửa khẩn cấp Emergency stop để dừng
cửa van công tác trong quá trình hoạt động khi có sự cố.

- Đóng mở chốt cửa van cửa nhận nước bằng tay qua thiết bị cơ khí
tại cửa van.

2.2.2.3. Vận hành cửa van ở chế độ bằng tay


+ Chuẩn bị khởi động:
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp tới và các điều kiện vận hành khác.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Ở chế độ này, người vận hành thao tác các bước như sau:
1. Chọn khoá chuyển mạch chọn phương thức điều khiển về vị trí
LOCAL
2. Chọn khoá chuyển mạch chọn chế độ hoạt động về vị trí TAY
3. Chọn khoá chuyển mạch chọn bơm vận hành về vị trí BƠM1 hoặc
BƠM2
4. Khởi động bơm bằng nút ấn BẬT BƠM DẦU.
5. Nâng cửa van bằng nút ấn NÂNG CỬA
6. Hạ cửa van bằng nút ấn HẠ CỬA.
7. Dừng cửa tại thời điểm bất kỳ bằng nút ấn DỪNG.

Mỗi lần ấn nút NÂNG CỬA hoặc HẠ CỬA cửa sẽ di chuyển lên hoặc xuống,
người vận hành có thể dừng lại tại bất ký vị trí nào bằng cách nhấn nút DỪNG.

Vị trí cửa van luôn được hiển thị trên màn hình cảm ứng gắn trên mặt tủ,
người vận hành có thể quan sát và dừng cửa tại vị trí mong muốn bất kỳ

Trên hệ thống điều khiển chúng tôi sử dụng hai cảm biến giới hạn hành trình
nhận biết cửa đang ở vị trí cao nhất, vị trí giữa và vị trí thấp nhất. Cửa van sẽ luôn
được giới hạn khi đi đến hai vị trí cực hạn trên và dưới. Nếu cửa van đã ở vị trí cao
nhất, có tín hiệu từ cảm biến HIGHT LIMIT, cửa van tự động dừng lại, chức năng
của nút ấn NÂNG CỬA bị huỷ.

Trường hợp cửa van đã ở vị trí thấp nhất, chức năng của nút ấn HẠ CỬA sẽ bị
huỷ. Khi không còn ở các vị trí này, các nút ấn trên lại được kích hoạt trở lại.

Trong quá trình điều khiển cửa lên/ xuống, hệ thống luôn luôn được bảo vệ
như: Quá tải động cơ, vỡ đường ống, tắc đường ống, nhiệt độ dầu cao, mức dầu
thấp. Khi một trong các sự cố xuất hiện, hệ thống sẽ dừng hẳn và ra tín hiệu cảnh
báo cho người vận hành kịp thời xử lý.
Trong quá trình vận hành nâng cửa, cần phải chú ý để cửa van dừng ở vị trí nạp
nước qua van bypass và thời gian nạp nước: khi nâng cửa van lên được 70mm thì
dừng cửa đế nước từ bên ngoài tràn vào làm đầy đường ống. Khi đường ống đã được
nạp đầy nước, áp lực nước cân bằng ở 2 bên cửa van thi tiếp tục quá trình nâng cửa
bằng cách ấn nút NÂNG CỬA.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

2.2.2.4. Vận hành cửa van ở chế độ tự động.


Để chọn chế độ điều khiển tự động, gạt chuyển mạch chọn chế độ vận hành về
vị trí TỰ ĐỘNG. Ở chế độ vận hành tự động. Vị trí cửa van được người vận hành
nhập vào từ màn hình cảm ứng gắn trên mặt tủ, xác nhận giá trị vừa nhập bằng
nút ấn ENTER. Nếu so sánh thấy vị trí cửa van hiện thời khác với giá trị vừa nhập

một khoảng (1). Hệ thống điều khiển sẽ tự động điều khiển vị trí cửa van theo

tuần tự các bước sau:


- Khởi động bơm dầu, nếu áp suất đạt được giá trị ổn định và cho phép hoạt
động,
- Nâng hoặc hạ cửa về vị trí mong muốn, theo độ cao người vận hành nhập trên
màn hình.
- Ấn nút CHẠY để khởi động hệ thống, nâng hoặc hạ cửa van.
- Chờ một khoảng thời gian khoảng 10 giây, nếu không có bất kỳ hiệu lệnh nào
cần thay đổi thì hệ thống tự động ra lệnh dừng bơm dầu.
Trong trường hợp vận hành Nâng Cửa : Khi cửa van nâng lên được 70mm, hệ
thống sẽ chuyển sang chế độ nạp nước. Cửa van được giữ yên 70 mm trong khoảng 3
-5 phút để nước nạp đầy vào đường ống. Khi đường ống Khi đường ống đã được nạp
đầy nước, áp lực nước cân bằng ở 2 bên cửa van thi hệ thống tự động tác động nâng
cửa lên vị trị yêu cầu đã nhập.
Trong chế độ điều khiển này, hệ thống sẽ thực hiện chế độ bù trôi tự động.
Nếu cửa van bị trôi vượt ra ngoài vị trí đã đặt 40mm, qua bộ đo góc mở ta biết
được sai lệch này. Nếu sai lệch vượt qua phạm vi cho phép, còi cảnh báo sẽ kêu
báo cho người vận hành biết cửa đã vượt qua vị trí đặt. Hệ thống sẽ tự động thực
hiện các bước điều khiển sau:
- Khởi động bơm dầu.
- Nâng van về vị trí mong muốn.
- Dừng động cơ bơm dầu.
Sau khi cửa được thu về vị trí đặt, đèn cảnh báo còi cảnh báo sẽ tự động tắt.
Chế độ bù trôi tự động có tác dụng tự động kéo cửa về vị trí đã đặt, nếu cửa
vượt ra ngoài vị trí này do dò rỉ dầu hoặc có các tác nhân khác tác động từ bên
ngoài vào cửa..

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Chú ý : Nên chuyển mạch Tay/ Tự động về vị trí tự động để hệ thống cửa van
được bù trôi tự động.
2.2.2.5 Chế độ điều khiển từ xa:
Người vận hành phải gạt chuyển mạch chon phương thức điều khiển về vị trí
REMOTE. Ở chế độ này, việc điều khiển hệ thống nâng hạ cửa được thực hiện từ
xa. Khi có yêu cầu điều khiển từ xa/ trung tâm, tín hiệu điều khiển được kết nối
với tủ điều khiển tại . Trong chế độ này, từ nhà điều khiển trung tâm có thể nhận
biết được cửa đang ở vị trí cao nhất, thấp nhất và độ mở thực tế của cửa đồng thời
nhận biết được tình trạng của cửa đang vận hành (lên hoặc xuống) và các lỗi của
hệ thống.

2.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

2.3.1 Với thiết bị nâng hạ

Chỉ dẫn chung:


- Yêu cầu về bảo dưỡng và đặc biệt là yêu cầu về bảo dưỡng ngăn ngừa hỏng
hóc máy. Độ tin cậy và tuổi thọ của máy khi có bảo dưỡng thích hợp phụ thuộc rất
nhiều vào điều này.
- Nên thiết lập sổ tay bảo dưỡng lúc đưa máy vào vận hành và giao nó cho
người có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng. Trong sổ tay này, các chi tiết có thể
được báo cáo. Ví dụ số lần các chi tiết máy khác nhau nên được kiểm tra.
- Các chi tiết của hệ thống điều khiển an toàn nên được kiểm tra độ mài mòn
và hoạt động của chúng. Khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra phụ thuộc vào các yếu
tố như: độ tích tụ chất bẩn trong dầu, số lần đóng mở, thời gian sử dụng, áp suất và nhiệt
độ. Các yếu tố này tuỳ thuộc vào mức độ có thể làm rút ngắn khoảng cách giữa hai lần
bảo dưỡng kế tiếp.
- Mức dầu nên được kiểm tra liên tục trong lúc đưa máy vào vận hành. Sau
đó kiểm tra hàng ngày và hàng tuần.
- Áp suất mở cửa và áp suất hạ cửa nên được kiểm tra ít nhất một lần trong
tuần. Các chỉ số áp suất làm việc của hệ thống nên được ghi nhận xem có cần phải điều
chỉnh hay không. Nếu có yêu cầu điều chỉnh lại áp suất thường xuyên điều đó chứng tỏ

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

van áp suất đã bị mòn.


- Nhiệt độ tăng là một hiện tượng do bị mòn hoặc có hư hỏng (ma sát và rò rỉ
tăng).
Đổ dầu:
- Nhu cầu cho sự thay dầu phụ thuộc vào một vài yếu tố vận hành và vào
mức độ sử dụng dầu hoặc dầu đã bị dơ bẩn.
- Trong trường hợp máy mới, thùng dầu dung tích lớn như trường hợp này
dầu phải được thay sau mỗi 1500 đến 3000 giờ vận hành nhưng ít nhất 1 năm 1 lần
trong bất kỳ trường hợp nào.
- Nên tiến hành thay dầu lúc dầu đang ở nhiệt độ làm việc và vào mùa hè.
- Nếu vì lý do vận hành, dầu phải được thay vào mùa đông, lúc đó có thể làm
nóng dầu cẩn thận đến khoảng 50°C.
- Không nên dùng loại dầu khác với dầu ban đầu khi thay thế. Nếu vì lý do
nào đó mà phải sử dụng loại dầu khác, nên súc rửa toàn bộ máy bằng loại dầu mới.
- Dầu được xả thông qua van xả ở đáy thùng chứa.
Kiểm tra mức dầu:
- Mức dầu nên được kiểm tra hàng ngày sau khi đưa máy vào vận hành. Đối
với việc kiểm tra dầu theo thông lệ, mỗi tuần nên lấy một lượng dầu mẫu và để cho nó
chảy qua một tờ giấy lọc hoặc miếng vải sạch. Màu trên giấy hoặc vi lọc cho phép kết
luận được mức độ lão hoá của dầu.
- Nếu màu trên đó là xanh đen, cần thay dầu ngay lập tức.
Phụ tùng đường ống:
- Các phụ tùng đường ống nên được xiết chặt lại sau 20 đến 30 giờ làm việc
đầu tiên.
- Hệ thống đường ống nên được kiểm tra ở các khoảng thời gian quy định để
tìm rò rỉ
- Các đường ống cứng dẫn dầu thường bị ảnh hưởng của thời tiết, nên được
bảo vệ chống rỉ sét. Phương pháp thông thường là sơn phủ lên ống bằng loại sơn chống
rỉ.
- Công việc này nên được tiến hành thường xuyên.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Lọc dầu:
- Một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết để hệ thống làm việc tốt
là dầu thuỷ lực trong hệ thống phải được lọc cẩn thận. Khi đưa máy vào vận hành, các
bộ lọc dầu hồi phải được kiểm tra sau mỗi ca làm việc và làm sạch nếu cần thiết. Tiếp
đó các bộ lọc hồi được làm sạch sau mỗi 250 giờ làm việc và mỗi khi thay dầu.
2.3.2. Môi trường làm việc của cửa van vận hành.
- Cửa van vận hành là cửa van thường mở, khi không làm việc thì cửa
van được treo trong rãnh van bằng xylanh.
- Cửa van vận hành khi làm việc hoặc treo trong rãnh luôn luôn ngâm
trong nước và chịu tác dụng của áp lực cột nước tĩnh, sóng, gió và các
tác động ngoại cảnh khác.
2.3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa cửa van vận hành.
2.3.3.1.Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra và biện pháp khắc phục.

a) Tôn mặt, dầm ngang, dầm đứng: Đây là các kết cấu thép tiếp xúc trực
tiếp với nước, các bề mặt này được ngâm nhiều ngày trong nước.
1- Hiện tượng hư hỏng: Bề mặt của thép hay bị bong, chóc sơn, han
rỉ và bị mài mòn.
Biện pháp khắc phục: Dùng chổi sắt hoặc dùng máy để đánh sạch
lại bề mặt theo yêu cầu của thiết kế và sau đó sơn dặm lại theo
quy định.
2- Hiện tượng hư hỏng: Tại vị trí các mối hàn hay bị bong, hỏng mối
hàn dẫn đến han rỉ.
Biện pháp khắc phục: Đánh sạch các vị trí này và tiến hành hàn
lại sau đó sơn dặm lại theo quy định của thiết kế.
b) Cụm bánh xe di chuyển: Trục quay của cụm bánh xe di chuyển (vị trí
tiếp xúc giữa bạc với trục quay) thường bị khô hoặc hết chất bôi trơn
nên phải kiểm tra định kỳ và tiến hành bơm mỡ vào vị trí tiếp xúc này
qua kết cấu vú mỡ khi cần thiết
1- Hiện tượng hư hỏng: Do trong quá trình hoạt động của cửa van,
các đai ốc cố định trục quay và bu lông trong phần trong phần

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

chặn trục thường bị long ra và không đủ lực xiết cần thiết cho
quá trình vận hành của cụm bánh xe.
Biện pháp khắc phục: Dùng cờ lê đặc chủng và các biện pháp neo
giữ để xiết chặt các đai ốc, đảm bảo khả năng chịu lực của đai ốc.
Dùng cờ lê để xiết chặt lại bu lông chặn trục.
c) Cụm bánh xe chặn dịch ngang.
1- Hiện tượng hư hỏng: Do hoạt động nhiều của cụm bánh xe chặn
dịch ngang làm cho dầu, mỡ bôi trơn tại vị trí tiếp xúc giữa bạc
và trục quay khô nhanh không đảm bảo bôi trơn cho quá trình
làm việc.
Biện pháp khắc phục: Tiến hành tra dầu vào vị trí vú mỡ, mỡ bôi
trơn vào trong kết cấu.
2- Hiện tượng hư hỏng: Do trong quá trình hoạt động của cửa van,
các bu lông, đai ốc bị lỏng ra hoặc không còn đủ lực xiết làm cho
kết cấu thiếu sự chuẩn xác.
Biện pháp khắc phục: Dùng cờ lê và các biện pháp neo giữ để xiết
chặt các đai ốc, đảm bảo khả năng chịu lực của đai ốc.
d) Các cụm gioăng làm kín.
1- Hiện tượng hư hỏng: Gioăng chắn nước biên và gioăng chắn
nước đáy do làm việc trong điều kiện môi trường khắc nhiệt nên
nhanh bị lão hoá, biến cứng và mất đi độ đàn hồi, thậm chí còn
dẫn đến gãy gioăng.
Biện pháp khắc phục: Khi gioăng mất đi chức năng chắn nước thì
nên tiến hành thay gioăng mới, thường là đã có các đoạn gioăng
dự phòng đi theo cấu kiện cửa van khi cung cấp.
2- Hiện tượng hư hỏng: Hệ thống bu lông, đai ốc cố định gioăng
chắn nước thường bị long ra và không đủ lực xiết cần thiết.
Biện pháp khắc phục: Xiết chặt các đai ốc lại theo yêu cầu lực xiết
và đảm bảo hoạt động của gioăng.
e) Cụm chốt treo cửa van.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

1- Hiện tượng hư hỏng: Cụm chốt treo cửa van hoạt động dựa trên
kết cấu thanh răng, kết cấu này hay bị chờn ren của trục, của
thanh răng hoặc vỡ răng.
Biện pháp khắc phục: Tháo cụm chốt treo ra và tiến hành hàn
đắp và mài để đạt kích thước của thanh răng, trục quay hoặc thay
thế thanh răng hoặc vành răng của trục mới.
f) Cụm trục nối.
1- Hiện tượng hư hỏng: Các bu lông, đai ốc của cụm trục nối chịu
tác dụng của lực động nên thường bị long ra.
Biện pháp khắc phục: Xiết lại toàn bộ bu lông, đai ốc để đạt lực
xiết và độ cứng vững theo yêu cầu thiết kế.
2.3.3.2. Kiểm tra định kỳ
Đối với cửa van vận hành cửa nhận nước, sau mỗi năm cần tiến hành kiểm tra bảo
dưỡng định kỳ cửa van. Cửa van được tiến hành kiểm tra bảo dưỡng trực tiếp khi treo
cửa van trong rãnh van trong lúc đã đóng cửa van sửa chữa. Các công việc kiểm tra định
kỳ bao gồm:
- Thắp điện xuống dưới khoang giữa cửa van vận hành và cửa van sửa chữa
để chuẩn bị cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng cửa van. Chuẩn bị vật dụng để tiến hành
sửa chữa.
- Kiểm tra lớp sơn cửa van và các thiết bị, những vị trí nào bị xước, bong
sơn thì phải sơn lại bằng chổi quét sơn.
- Siết chặt lại các bu lông đai ốc, bu lông gioăng chắn nước.
- Bơm mỡ vào các trục bánh xe di chuyển.
- Cẩu chuyển cửa van về kho.
2.3.3.3. Bảo dưỡng, sửa chữa lớn
Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa lớn của cửa van cửa nhận nước phù hợp với thời
gian bảo dưỡng toàn bộ công trình và tuổi thọ các thiết bị (nhưng không quá 10 năm
một lần). Khi tiến hành sửa chữa lớn, cần kiểm tra lại toàn bộ cửa van, tiến hành sơn lại
cửa van, thay thế gioăng chắn nước, kiểm tra, thay thế các bộ phận hỏng hóc.
Quy trình sửa chữa lớn:

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

- Dùng cầu trục chân dê nâng chuyển các thiết bị thuỷ lực(bệ treo, xi lanh…),
trục nối và cửa van lên khỏi rãnh van đến vị trí sửa chữa.
- Tháo hết bu lông nẹp gioăng và gioăng chắn nước trên cửa van.
- Tháo hết các cụm chi tiết ra khỏi thân van như: cụm bánh xe di chuyển,
cụm bánh xe chặn dịch ngang,….
- Làm sạch và sơn lại theo điều kiện kỹ thuật trong thiết kế chế tạo đã được
phê duyệt.
- Kiểm nghiệm toàn bộ các chi tiết trong các cụm về độ chính xác, độ mài
mòn,… sau đó tiến hành sửa chữa phục hồi các chi tiết đó.
- Lắp ráp tổ hợp lại toàn bộ cửa van vận hành và kiểm tra kích thước tổng thể
của cửa van sau khi tổ hợp.
Sau khi sơn hoàn toàn khô, lắp gioăng chắn nước. Do sau 10 năm, gioăng chắn
nước không còn đảm bảo tính chất làm việc nên cần thay thế bằng bộ gioăng chắn nước
mới. Kiểm tra nếu bu lông nẹp gioăng bị gỉ sét, hỏng ren thì cũng cần thay thế bằng bu
lông, đai ốc mới.
- Sau khi lắp hoàn chỉnh gioăng chắn nước, dùng xi lanh thuỷ lực di chuyển
cửa van trong rãnh van, đóng cửa van vào vị trí là việc và kiểm tra độ kín của gioăng
cùng với các kết cấu khác.
- Chạy thử cửa van theo quy trình thử nghiệm của thiết kế, sau đó tiến hành
nghiệm thu sửa chữa lớn cửa van vận hành cửa nhận nước.

2.3.4. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa cửa van vận hành.

a) Đối với kiểm tra sửa chữa định kỳ.


- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng
đủ lượng dùng.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng …
b) Đối với bảo dưỡng sửa chữa lớn.
- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu, gioăng chắn nước và các
thiết bị dự phòng theo hồ sơ thiết kế; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng đủ
lượng dùng; bu lông, đai ốc.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại bao gồm cả cờ lê đặc chủng dùng để tháo
đai ốc trục bánh xe di chuyển; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng,…

2.3.5. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa cửa van vận hành.

- Công nhân khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa cửa van vận hành cần
thực hiện đầy đủ quy định an toàn về bảo hộ lao động: Mặc quần áo bảo
hộ lao động, đội mũ, đi ủng, thắt dây an toàn và các trang thiết bị an
toàn khác.
- Khi sửa chữa cửa van, chốt treo, các trục nối, gối dẫn,... thì ngoài các sàn
và lan can vận hành thiết bị cần phải có các sàn thao tác, các giá đỡ và
lưới an toàn để tránh rủi ro khi xảy ra.
- Phải có cán bộ phụ trách an toàn trong quá trình bảo dưỡng và sửa
chữa.
- Khi tham gia thi công trên công trường, công nhân phải mang đầy đủ
trang bị BHLĐ và tuyệt đối tuân theo nội quy, quy trình, quy phạm an
toàn trong thi công theo TCVN 5308-1991
- Nâng cao và chấp hành triệt để các quy phạm an toàn và phòng chống
cháy nổ theo TCVN 3254-1989.
- Việc sắp xếp vật tư thiết bị phải đảm bảo an toàn, dễ trông, dễ lấy theo
TCVN 3149-1990.

CHƯƠNG 3. LƯỚI CHẮN RÁC


3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LƯỚI CHẮN RÁC CỬA NHẬN NƯỚC

3.1.1 Vị trí bố trí và công dụng

Lưới chắn rác cửa nhận nước được bố trí làm việc trong rãnh phía trước cửa van
sửa chữa. Lưới chắn rác có nhiệm vụ ngăn cản rác trôi nổi trong lòng hồ chảy vào cửa
nhận nước, bảo vệ tua bin nhà máy.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

3.1.2 Đặc tính kỹ thuật

Loại lưới : Dạng khung giàn


Nhịp thông thuỷ : 5,0 m
Chiều cao thông thuỷ : 8,10 m
Chiều rộng tính toán : 5,4 m
Cột nước tính toán : 2,0 m
Tải trọng nước tác dụng lên 1 phân đoạn lưới : 27,00 Tấn
Lực nâng lưới : 4,218 Tấn
Lực hạ lưới : Tự hạ
Sức nâng của cơ cấu nâng : 2x7,5 Tấn
Trọng lượng mỗi phân đoạn lưới : 2,068 Tấn
Số phân đoạn lưới trong 01 bộ : 03 Phân đoạn
Số bộ lưới : 04

3.1.3 Mô tả kết cấu lưới chắn rác.

Lưới chắn rác với các kích thước CxDxR=(2,7x5,55x0,66)m gồm 03 phân đoạn.
Tất cả các phân đoạn được thay thế lẫn nhau.
Phân đoạn có kết cấu hàn. Dầm gối có mặt cắt tổ hợp, dầm ngang và tấm ngăn có
kết cấu lưới (dạng giàn). Kết cấu của nhịp làm giảm tối đa lực cản thuỷ lực dòng chảy đi
qua lưới. Độ cứng không gian của lưới được đảm bảo bằng các thanh giằng xiên giữa
các xà ngang.
Các thanh lưới chắn rác được chế tạo dưới dạng cụm gồm từ 5 thanh nối với nhau
bằng chốt. Các cụm được nối với nhau bằng chốt có các đĩa đệm lò xo và đai ốc. Các
thanh được gắn vào xà ngang nhờ các bu lông hình móng ngựa.
Ở xà ngang phía trên có tai treo để nối với dầm nâng.
Phần gối đỡ – di chuyển – dạng bàn trượt kim loại.
Chuyển vị ngang bên trong rãnh van được hạn chế bởi bộ phận định vị bên sườn
làm bằng thép cán tròn.
Từ phía có áp, tại các dầm gối bố trí thanh chống ngược đảm bảo độ khít khi lưới

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

chuyển động trong rãnh và tránh cho lưới bị rung mạnh khi hoạt động.
Điều khiển lưới chắn rác bằng móc 2x7,5 tấn của cổng trục chân dê nhờ dầm nâng
2x7,5 tấn.
Nâng và hạ các phân đoạn được tiến hành trong trạng thái không áp.
Kết cấu các phân đoạn dự phòng giống như các phân đoạn chính.

Hình 4.1. Kết cấu một phân đoạn lưới chắn rác

3.1.4 Thiết bị đóng mở

Lưới chắn rác cửa nhận nước được đóng mở bằng móc nâng 2x7,5 tấn của cổng
trục chân dê 2x7,5 tấn thông qua cơ cấu trung gian là dầm nâng 2x7,5 tấn.
4.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

4.2.1 Nhiệm vụ của người vận hành.

Nhân viên trực vận hành lưới chắn rác phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt
tại vị trí công tác liên tục trong suốt thời gian vận hành. Chỉ điều khiển thiết bị khi có
lệnh của người phụ trách vận hành nhà máy.
Do Lưới chắn rác nâng hạ bằng cổng trục thông qua cơ cấu dầm nâng nên người
vận hành phải có qua đào tạo, được phép vận hành cổng trục và phải nắm rõ quy trình
hoạt động của dầm nâng (chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác)
Đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục cho cổng trục trong thời gian vận hành.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

32.2. Vận hành Lưới chắn rác

3.2.2.1. Công tác chuẩn bị:


Phải kiểm tra lại sự làm việc không tải của cổng trục xem có hỏng hóc gì không,
nếu có phải sửa chữa hoàn thiện mới được bắt đầu nâng hạ lưới.
Phải kiểm tra lại khả năng làm việc của dầm nâng xem các cơ cấu xoay có được
làm việc trơn tru không, nếu bị kẹt phải tra mỡ bôi trơn trước khi đưa vào sử dụng.
3.2.2.2. Hạ lưới
Lưới chắn rác chỉ được hạ khi cửa van vận hành hoặc cửa van sửa chữa đã đóng.
Lưới chắn rác ở mỗi khoang bao gồm ba phân đoạn, các phân đoạn này có thể lắp
lẫn cho nhau. Quá trình hạ mỗi phân đoạn lưới được thực hiện qua các bước sau:
- Điều khiển cổng trục di chuyển đến vị trí cất giữ dầm nâng lưới, lắp trục
móc cẩu vào tai treo dầm nâng, di chuyển đến vị trí cất giữ lưới.
- Điều chỉnh vị trí đối trọng dầm nâng sao cho móc dầm có xu hướng đóng
(chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác)
- Điều chỉnh vị trí tương đối dầm nâng so với lưới sao cho tâm móc nâng
dầm nâng vào đúng vị trí làm việc (tâm bán kính trong móc nâng của lưới trùng tâm
trục treo móc của dầm theo phương đứng).
- Hạ dầm nâng sao cho hai trục treo của móc dầm móc vào hai tai treo của
lưới.
- Nâng lưới lên khỏi vị trí cất giữ, di chuyển đến rãnh lưới, hạ phân đoạn lưới
xuống rãnh đến khi tai treo lưới ngang bằng với đỉnh rãnh thì dừng lại.
- Điều chỉnh vị trí đối trọng dầm nâng sao cho móc nâng luôn có xu hướng
mở (chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác)
- Hạ lưới xuống đến hết hành trình (đáy phân đoạn lưới đang hạ chạm
ngưỡng rãnh hoặc chạm đỉnh phân đoạn dưới, khi đó thấy dây cáp móc cầu trục chùng
xuống).
- Kéo dầm nâng đã giải phóng lên khỏi rãnh lưới. (Khi phân đoạn lưới xuống
hết hành trình, hai móc dầm nâng sẽ tự động tách ra khỏi tai treo lưới)
- Tiếp tục quy trình như vậy với các phân đoạn lưới còn lại.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Chú ý:
Trước khi hạ mỗi phân đoạn xuống rãnh lưới, cần chú ý thay đổi vị trí đối trọng
dầm nâng sao cho móc dầm có xu hướng luôn mở để khi hạ xong lưới chắn rác xuống
ngưỡng lưới, dầm nâng sẽ tự động tách khỏi lưới chắn rác.
3.2.2.3. Nâng lưới:
Lưới chắn rác chỉ được nâng khi ít nhất một trong hai cửa van: cửa van vận hành
hoặc cửa van sửa chữa đã được đóng. Quy trình nâng lưới chắn rác:
- Dùng cổng trục chân dê di chuyển dầm nâng đến vị trí rãnh lưới.
- Điều chỉnh vị trí đối trọng dầm nâng sao cho hai móc nâng luôn có xu
hướng khép lại chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác).
- Hạ dầm nâng xuống rãnh lưới đến khi dầm nâng chạm đỉnh lưới (dây cáp
móc treo cổng trục trùng xuống). Khi trục treo dầm nâng tỳ lên tai treo lưới, cơ cấu đối
trọng làm trục treo của dầm nâng móc vào tai treo của lưới.
- Dùng cầu trục nâng phân đoạn lưới lên sao cho tai treo lưới nằm ngang mặt
đỉnh rãnh lưới thì dừng lại.
- Chỉnh lại vị trí đối trọng dầm nâng sao cho móc nâng có xu hướng luôn
mở.
- Nâng phân đoạn lưới lên khỏi mặt rãnh, cẩu chuyển và hạ xuống vị trí cất
giữ, đến khi thấy cáp móc cẩu chùng xuống. Lúc này hai móc dầm nâng tự động mở ra,
giải phóng khỏi tai treo. Tiến hành nâng dầm nâng lên, đưa xuống rãnh lưới để tiếp tục
nâng các phân đoạn còn lại.
Chú ý:
- Phải đảm bảo ít nhất 1 trong hai cửa van: cửa van vận hành hoặc cửa van
sửa chữa đã đóng hoàn toàn mới bắt đầu nâng lưới.
- Trước khi đưa dầm nâng xuống nâng lưới thì phải chú ý chỉnh vị trí đối
trọng sao cho hai móc dầm nâng luôn có xu hướng kẹp lại để móc dầm nâng có thể móc
được vào tai treo lưới.
- Khi bắt đầu nâng lưới, hai bên cáp móc cầu trục phải căng đều, nếu trường
hợp một bên cáp căng, một bên chùng thì móc dầm nâng bên chùng chưa móc được vào
tai treo lưới, khi đó phải điều khiển cổng trục hạ dầm xuống và lắc nhẹ, đến khi nào
nâng dầm lên thấy hai bên cáp căng đều là được.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

3.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

3.3.1. Môi trường làm việc của lưới chắn rác.


- Lưới chắn rác là kết cấu thường xuyên làm việc trong môi trường nước
và chịu tác dụng trực tiếp của dòng chảy qua các thanh lưới.
3.3.2. Bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác.
3.3.2.1. Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra và biện pháp khắc phục.
a) Các thanh lưới và kết cấu khung lưới chắn rác.
- Đây là các bề mặt của kết cấu thép tiếp xúc trực tiếp với nước,
các bề mặt này được ngâm nhiều ngày trong nước và chịu tác
dụng của dòng chảy qua lưới.
1- Hiện tượng hư hỏng: Bề mặt của thanh thép hay bị bong, chóc
sơn, han rỉ và bị mài mòn.
Biện pháp khắc phục: Dùng chổi sắt hoặc dùng máy để đánh sạch
lại bề mặt theo yêu cầu của thiết kế và sau đó sơn dặm lại theo
quy định.
2- Hiện tượng hư hỏng: Thanh lưới hay bị cong, bị gẫy dẫn đến
khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh lưới không đều tạo điều
kiện cho các rác lớn có thể chui qua lưới.
Biện pháp khắc phục: Khi thanh lưới nào bị cong thì tiến hành
nắn lại và với thanh lưới nào bị gẫy thì tiến hành mài và hàn lại
để đảm bảo điều kiện hoạt động của thanh lưới.
b) Các ống lồng, thanh suốt, bu lông móng ngựa.
1- Hiện tượng hư hỏng: Bề mặt của thép hay bị bong, chóc sơn, han
rỉ và bị mài mòn. Các bu lông, gu giông hay bị chờn ren.
Biện pháp khắc phục: Dùng chổi sắt hoặc dùng máy để đánh sạch
lại bề mặt theo yêu cầu của thiết kế và sau đó sơn dặm lại theo
quy định. Ta rô lại ren hoặc hàn đắp rồi ta rô lại cho đạt yêu cầu
thiết kế.
3.3.2.2. Bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác.
Đối với lưới chắn rác cửa nhận nước, cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa lớn theo

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

thời gian bảo dưỡng của toàn bộ công trình (nhưng không được quá mười năm một lần).
Quy trình bảo dưỡng
- Đóng cửa van vận hành (cửa van sửa chữa)
- Dùng cổng trục chân dê nâng các phân đoạn lưới lên, cẩu chuyển đến vị trí
sửa chữa
- Kiểm tra lại các thanh lưới, thanh nào cong vênh thì tháo ra nắn lại, thanh
nào hỏng thì phải thay thế.
- Siết chặt lại các bu lông kẹp, bu lông nào hỏng ren thì thay thế bằng bu
lông mới.
- Làm sạch và sơn lại theo điều kiện kỹ thuật trong thiết kế chế tạo đã được
phê duyệt.
- Sau khi sơn khô, cẩu chuyển các phân đoạn vào vị trí làm việc.
- Nghiệm thu và bàn giao sau sửa chữa.

3.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa lưới chắn rác.
a) Đối với kiểm tra sửa chữa định kỳ.
- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng
đủ lượng dùng.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng,.…
b) Đối với bảo dưỡng sửa chữa lớn.
- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu, các thiết bị dự phòng theo
hồ sơ thiết kế; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng đủ lượng dùng; bu lông, đai ốc.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng,…

3.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác.

- Công nhân khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa lưới chắn rác cần thực
hiện đầy đủ quy định an toàn về bảo hộ lao động: Mặc quần áo bảo hộ
lao động, đội mũ, đi ủng, thắt dây an toàn và các trang thiết bị an toàn
khác.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

- Phải có cán bộ phụ trách an toàn trong quá trình bảo dưỡng và sửa
chữa.
- Khi tham gia thi công trên công trường, công nhân phải mang đầy đủ
trang bị BHLĐ và tuyệt đối tuân theo nội quy, quy trình, quy phạm an
toàn trong thi công theo TCVN 5308-1991
- Nâng cao và chấp hành triệt để các quy phạm an toàn và PCCN theo
TCVN 3254-1979.
- Việc sắp xếp vật tư thiết bị phải đảm bảo an toàn, dễ trông, dễ lấy theo
TCVN 3149-1990.

CHƯƠNG 5. GẦU VỚT RÁC


4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GẦU VỚT RÁC CỬA NHẬN NƯỚC

4.1.1 Vị trí bố trí và công dụng

Gầu vớt rác cửa nhận nước được bố trí làm việc trong rãnh phía trước lưới chắn
rác. Trong quá trình làm việc của nhà máy thuỷ điện, rác trôi nổi ở lòng hồ chảy về cửa
nhận nước, bị lưới chắn rác chặn lại, tập chung trước Lưới chắn rác, sau một thời gian,
lượng rác tích tụ sẽ làm giảm dòng chảy, ảnh hưởng đến công suất làm việc của tua bin.
Do vậy bố trí gầu vớt rác phía trước lưới chắn rác để vớt đi lượng rác tích tụ đó.

4.1.2 Đặc tính kỹ thuật

Loại gầu : Dạng hàm phẳng đóng mở bằng Xi lanh thủy lực
Nhịp thông thuỷ : 5,5 m
Tải trọng tính toán của rác : 3,00 Tấn
Lực nâng của xi lanh : 1,0 Tấn
Lực ấn của xi lanh : 2,8 Tấn
Hành trình của xi lanh : 0,70 m
Lực nâng gầu : 8,125 Tấn
Lực hạ gầu : Tự hạ
Sức nâng của cơ cấu nâng : 2x7,5 Tấn
Số bộ gầu : 01 Bộ

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

4.1.3 Mô tả kết cấu gầu vớt rác.

Gầu vớt rác kiểu gầu ngoạm, hàm phẳng di chuyển theo rãnh dẫn hướng trong kết
cấu cửa lấy nước đặt ở trước lưới chắn rác về phía thượng lưu.
Gầu được vận hành bằng móc nâng của cổng trục chân dê, gầu được trang bị hệ
thống xi lanh thuỷ lực để vận hành ngoạm rác của gầu, với kết cấu hàn bằng thép
cácbon, bắt bu lông theo dạng giàn.
Gầu vớt rác được thiết kế theo dạng gầu ngoạm, hàm phẳng gầu sẽ tự động đẩy rác
trước lưới chắn rác xuống cao trình ngưỡng lưới và sau đó đóng hàm và đẩy rác vào
trong lòng gầu và được vớt lên trên bằng cổng trục chân dê. Gầu vớt rác có chiều dài tác
dụng là 5,00(m), chiều rộng tác dụng là 1,5(m).

a (2)

d (2) d b (2)

b
e (2) e

Hình 5.1: Bản vẽ lắp gầu vớt rác.


- Kết cấu gầu vớt rác gồm các phần sau: (01) Khung gầu tĩnh: Được chế tạo
từ những thép tấm tổ hợp lại thành khung hình chữ nhật; (02) Hàm tĩnh: Gồm các thanh
thép được hàn cố định với nhau bằng các thanh suốt, hàm có tác dụng gạt rác vào trong
gầu; (03) Hàm động: Bao gồm các thanh gầu cong làm từ thép tấm được cố định bằng
các thanh suốt , hàm có tác dụng cào và gom rác vào trong gầu; (04) Xi lanh thuỷ lực:
Dùng để đóng mở gầu; (05) Thùng dầu thuỷ lực: Cung cấp dầu và điều khiển xi lanh

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

đóng mở gầu.

4.1.4 Thiết bị nâng hạ

Gầu vớt rác cửa nhận nước được nâng hạ bằng móc 2x7,5 tấn của cổng trục chân
dê 2x7,5 tấn và cơ cấu quấn cáp trên cổng trục.
4.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

4.2.1. Nhiệm vụ của người vận hành.

Nhân viên trực vận hành gầu vớt rác phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt tại
vị trí công tác liên tục trong suốt thời gian vận hành. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh
của người phụ trách vận hành nhà máy.
Do gầu vớt rác nâng hạ bằng cổng trục nên người vận hành phải có qua đào tạo,
được phép vận hành cổng trục.
Gầu vớt rác đóng mở hàm động bằng xi lanh thủy lực, do đó người vận hành phải
tìm hiểu rõ nguyên lý hoạt động và cách điều khiển hệ thống thủy lực trước khi vận
hành.
Đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục cho cổng trục và hệ thống thủy lực trong
thời gian vận hành.

4.2.2. Vận hành Gầu vớt rác

4.2.2.1. Công tác chuẩn bị:


Phải kiểm tra lại sự làm việc không tải của cầu trục xem có hỏng hóc gì không,
nếu có phải sửa chữa hoàn thiện mới được bắt đầu nâng hạ gầu vớt rác.
Phải kiểm tra lại sự hoạt động của hệ thống xi lanh thủy lực đóng mở hàm động,
nếu làm việc tốt thì mới được bắt đầu nâng hạ.
4.2.2.2. Vận hành gầu vớt rác
Gầu vớt rác được vận hành theo các bước sau:
Di chuyển cổng trục đến vị trí cất giữ gầu.
Móc hai móc phụ cổng trục vào hai tai treo gầu vớt rác
Kéo dây cáp điện gầu vớt rác trên ru lô cuốn cáp trên cầu trục xuống, cắm giắc vào
ổ trên Gầu, dùng các biện pháp an toàn đảm bảo vị trí giắc cắm không bị hở điện khi

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

làm việc trong nước.


Điều chỉnh trên cổng trục để ru lô cuốn cáp cầu trục quay cùng móc nâng phụ
cổng trục
Di chuyển cổng trục để Gầu đến vị trí đỉnh rãnh gầu. Điều khiển xi lanh thủy lực
mở hàm động hết hành trình
Hạ gầu vớt rác xuống rãnh đến khi gầu xuống chạm cao trình ngưỡng. Bộ đếm
vòng quay trên cổng trục sẽ báo và móc nâng phụ sẽ tự động ngừng lại.
Điều khiển hệ thống xi lanh đóng hàm động lại. Lúc này rác sẽ bị ngoạm chặt
trong khoảng giữa hàm tĩnh và hàm động của gầu.
Điều khiển cầu trục nâng gầu lên khỏi đỉnh rãnh, di chuyển gầu đến bãi trống trên
đỉnh đập rồi điều khiển xi lanh mở hàm động, đổ rác lên mặt đập ( hoặc thiết bị chuyên
chở).
Di chuyển gầu đến vị trí rãnh gầu, tiếp tục các bước như trên để vớt rác đến khi
lượng rác còn lại trước lưới còn ít đến mức quy định.
Di chuyển gầu về nơi cất giữ, điều khiển xi lanh đóng hàm động lại, tháo giắc cắm
điện và móc phụ cổng trục ra khỏi gầu, giải phóng cổng trục.
Chú ý:
- Sau khi nối móc cổng trục vào tai treo Gầu và cáp điện từ cổng trục vào gầu
vớt rác, cần kiểm tra lại kỹ sự hoạt động của ru lô cuốn cáp điện cho gầu trên xe hàng
cổng trục xem đã ăn khớp và quay cùng tang móc phụ chưa. Nếu chưa, khi hạ gầu sẽ
làm tuột giắc cắm hoặc hỏng dây cáp điện.
- Trước khi làm việc phải kiểm tra kỹ hoạt động đóng mở hàm động do xi
lanh điều khiển, nếu hoạt động tốt thì mới bắt đầu cho gầu làm việc
4.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

5.3.1. Môi trường làm việc của gầu vớt rác.


- Khi treo trong kho: Gầu vớt rác chịu tác dụng của không khí ẩm.
- Khi hoạt động: Gầu vớt rác thực hiện quá trình vớt rác trong nước, chịu tác
dụng của rác ướt, đá, cát, sỏi,…
4.3.2. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa gầu vớt rác.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

5.3.2.1. Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra và biện pháp khắc phục.
a) Các thanh gầu và kết cấu khung gầu vớt rác.
1- Hiện tượng hư hỏng: Bề mặt của thanh thép hay bị bong, chóc
sơn, han rỉ và bị mài mòn.
Biện pháp khắc phục: Dùng chổi sắt hoặc dùng máy để đánh sạch
lại bề mặt theo yêu cầu của thiết kế và sau đó sơn dặm lại theo
quy định.
2- Hiện tượng hư hỏng: Thanh gầu hay bị cong, bị gẫy dẫn đến
khoảng cách thông thuỷ giữa các thanh gầu không đều.
Biện pháp khắc phục: Khi thanh gầu nào bị cong thì tiến hành
nắn lại để bảo điều kiện hoạt động của thanh gầu.
b) Cụm bánh xe di chuyển và bánh xe chặn dịch ngang.
1- Hiện tượng hư hỏng: Do hoạt động nhiều của cụm bánh xe làm
cho dầu, mỡ bôi trơn tại vị trí tiếp xúc giữa bạc và trục quay khô
nhanh không đảm bảo bôi trơn cho quá trình làm việc.
Biện pháp khắc phục: Tiến hành tra dầu vào vị trí vú mỡ, mỡ bôi
trơn vào trong kết cấu.

2- Hiện tượng hư hỏng: Do trong quá trình hoạt động của gầu vớt
rác, các bu lông, đai ốc bị lỏng ra hoặc không còn đủ lực xiết làm
cho kết cấu thiếu sự chuẩn xác.

Biện pháp khắc phục: Dùng cờ lê và các biện pháp neo giữ để xiết
chặt các đai ốc, đảm bảo khả năng chịu lực của đai ốc.
c) Các xi lanh thuỷ lực.
1- Hiện tượng hư hỏng: Xi lanh thuỷ lực hoạt động lâu năm sẽ dẫn
đến các phớt bị mòn hoặc bị rách không còn tác dụng ngăn dầu.
Biện pháp khắc phục: Tháo xi lanh và thay thế các phớt mới.
d) Trạm dầu và các thiết bị thuỷ lực khác.
1- Hiện tượng hư hỏng: Dầu thuỷ lực trong trạm dầu do hoạt động
nhiều thường bị bẩn không đảm bảo khả năng hoạt động.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Biện pháp khắc phục: Tiến hành hút dầu cũ ra và thay dầu mới
vào.
2- Hiện tượng hư hỏng: Ti ô dầu thường bị vỡ hoặc bị nứt không
còn đảm bảo chức năng dẫn dầu, đường ống dẫn dầu bị tắc hoặc
giảm lưu lượng dẫn dầu.
Biện pháp khắc phục: Thay ti ô mới hoặc xúc rửa các ống dẫn.
4.3.2.2. Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ
Đối với gầu vớt rác, cần kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ mỗi năm một lần.
Các bước bảo dưỡng sửa chữa:
- Dùng cầu trục nâng chuyển Gầu vớt rác bến bãi sửa chữa
- Kiểm tra các răng gầu, chiếc nào bị cong, vênh thì tháo ra nắn lại.
- Siết chặt lại các bu lông, chiếc nào bị hỏng: gỉ sét, mất ren thì tháo ra thay
thế.
- Kiểm tra chỗ nào bị bong, xước sơn thì quét sơn phủ lại
- Tra mỡ vào các vị trí khớp động, các trục bánh xe.
Sau khi bảo dưỡng sửa chữa xong, dùng cầu trục cẩu chuyển cất vào kho.
4.3.2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa lớn.
Đối với gầu vớt rác cửa nhận nước, cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa lớn theo
thời gian bảo dưỡng của toàn bộ công trình (nhưng không được quá mười năm một lần).
Quy trình bảo dưỡng
- Dùng cổng trục nâng chuyển Gầu vớt rác đến bãi sửa chữa.
- Tháo dời xi lanh ra khỏi khung gầu.
- Tháo dời trạm dầu ra khỏi khung gầu.
- Kiểm tra các răng gầu, chiếc nào bị cong, vênh thì tháo ra nắn lại.
- Siết chặt lại các bu lông, chiếc nào bị hỏng: gỉ sét, mất ren thì tháo ra thay
thế
- Làm sạch và sơn lại theo điều kiện kỹ thuật trong thiết kế chế tạo đã được
phê duyệt.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

- Tra mỡ vào các vị trí khớp động, các trục bánh xe.
- Sau khi sơn khô, cẩu chuyển Gầu vào kho cất giữ.
- Nghiệm thu và bàn giao sau sửa chữa.

4.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa gầu vớt rác.

a) Đối với kiểm tra sửa chữa định kỳ.


- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng
đủ lượng dùng.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng,.…
b) Đối với bảo dưỡng sửa chữa lớn.
- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu, các thiết bị dự phòng theo
hồ sơ thiết kế; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng đủ lượng dùng; bu lông, đai ốc.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng,…

4.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa gầu vớt rác.

- Công nhân khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa gầu vớt rác cần thực
hiện đầy đủ quy định an toàn về bảo hộ lao động: Mặc quần áo bảo hộ
lao động, đội mũ, đi ủng, thắt dây an toàn và các trang thiết bị an toàn
khác.
- Phải có cán bộ phụ trách an toàn trong quá trình bảo dưỡng và sửa
chữa.
- Khi tham gia thi công trên công trường, công nhân phải mang đầy đủ
trang bị BHLĐ và tuyệt đối tuân theo nội quy, quy trình, quy phạm an
toàn trong thi công theo TCVN 5308-1991
- Nâng cao và chấp hành triệt để các quy phạm an toàn và PCCN theo
TCVN 3254-1979.

- Việc sắp xếp vật tư thiết bị phải đảm bảo an toàn, dễ trông, dễ lấy theo
TCVN 3149-1990.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

CHƯƠNG 5. DẦM NÂNG CỬA VAN SỬA CHỮA VÀ LƯỚI CHẮN RÁC
5.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẦM NÂNG

5.1.1. Vị trí bố trí và công dụng

Dầm nâng cửa van sửa chữa cửa nhận nước là kết cấu trung gian giữa cửa van,
lưới chắn rác và cổng trục chân dê, được sử dụng để đóng mở cửa van sửa chữa hoặc
lưới chắn rác.

5.1.2. Đặc tính kỹ thuật

Loại dầm nâng : Dạng cơ khí bán tự động


Số tai treo nối với cổng trục : 02 tai
Khoảng cách hai tai treo : 3,20 m
Số móc nâng nối với cửa van : 02 móc
Khoảng các giữa hai móc nâng : 2,0 m
Số cơ cấu dẫn hướng dầm nâng : 02 cơ cấu
Khoảng cách cơ cấu dẫn hướng dầm nâng : 5,38 m
Lực nâng thiết kế : 7,5 Tấn

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

5.1.3. Mô tả kết cấu dầm nâng.

Hình 6.1. Kết cấu dầm nâng cửa van sửa chữa và lưới chắn rác

Các bánh xe hành trình và cơ cấu chặn dịch ngang của dầm sẽ dịch chuyển trên chi
tiết đặt sẵn, do vậy mà dẫn hướng di chuyển cho dầm nâng. Ống dẫn hướng sẽ kết hợp
với cơ cấu định vị trên cửa van nhằm đảm bảo sự ăn khớp chính xác giữa móc nâng và
trục tai treo cửa van.
Việc móc vào và nhả ra của móc nâng được điều khiển thông qua việc thay đổi vị
trí của đối trọng. Vị trí chính xác của móc được điều chỉnh bằng tăng đơ.
5.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Quy trình vận hành của dầm nâng được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn nâng
cửa van và giai đoạn hạ cửa van

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

5.2.1. Nâng

Hình 6.2. Vị trí đối trọng trước khi nâng.

Nâng là quá trình tính từ khi dầm nâng chuẩn bị đưa xuống rãnh hoặc kho để móc
vào cửa van đến khi nâng cửa van lên mặt rãnh hoặc kho van. Để nâng cửa van, cần
thực hiện Dầm nâng qua các bước sau:
- Trước khi dầm chạm cửa van: Cần điều chỉnh vị trí đối trọng theo hình 8.
Khi đó dưới tác dụng của đối trọng, thông qua tăng đơ (hình 6.1), hai móc nâng luôn có
xu hướng khép chặt lại.
- Khi dầm nâng xuống gần đến đỉnh cửa van, mặt trượt trên hai móc nâng
tiếp xúc với hai trục treo van, trọng lượng toàn bộ dầm nâng thắng lực gây ra bởi đối
trọng làm hai móc nâng mở nhẹ ra, hai móc nâng đi xuống cặp vào hai trục cửa van, lúc
này đối trọng lại giúp hai móc cặp chặt lại.
- Lúc này ta tiến hành nâng cửa van lên khỏi rãnh hoặc kho van.

5.2.2. Hạ

Hạ là quá trình tiếp tục từ sau quá trình nâng cửa khỏi rãnh van (hoặc kho van)
đến lúc hạ xong cửa xuống kho cất giữ (hoặc hạ xong xuống rãnh van). Quá trình hạ
được thực hiện qua các bước sau:
- Khi chuẩn bị hạ dầm và cửa xuống rãnh (hoặc kho van), điều chỉnh đối
trọng của dầm nâng để có vị trí như trên hình 6.3. Lúc này đối trọng tác động làm hai
móc dầm nâng luôn có xu hướng mở ra, nhưng do hai móc dầm đang móc vào hai tai
treo cửa van nên chưa mở ra được.
- Hạ dầm và cửa xuống rãnh (hoặc kho). Khi cửa van xuống đến đáy, móc

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

dầm nâng được giải phóng khỏi hai tai treo, khi đó đối trọng làm hai móc dầm mở ra.
- Sau khi hạ dầm và cửa xuống đáy, móc dầm nâng đã giải phóng khỏi tai
treo, ta nâng dầm nâng lên, kết thúc quá trình hạ.

Hình 6.3. Vị trí đối trọng trước khi hạ.

Chú ý:
- Trước khi thực hiện quá trình nâng hạ, cần kiểm tra kỹ hoạt động của dầm
nâng xem các khớp động có hoạt động trơn tru không, nếu không phải tra mỡ vào các vị
trí đó.
- Dầm nâng hoạt động bán tự động nhờ tác dụng của đối trọng, vì vậy trong
các quá trình nâng hạ phải đảm bảo chính xác vị trí đối trọng như trong quy trình trên.
5.3. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
5.3.1. Môi trường làm việc của dầm nâng cửa van sửa chữa.

+) Trạng thái bảo quản trong kho:


- Dầm chịu tác động của không khí ẩm nên cần thường xuyên mở
ra kiểm tra kết cấu và các vị trí dễ bị han rỉ.
- Khi để dầm trong kho cần lưu ý kê kích sao cho các bộ phận hoạt
động của dầm không chịu tác động của trọng lượng bản thân
dầm nâng đè lên.
+) Trạng thái treo trên móc của cổng trục:
- Trường hợp dầm nâng treo trên móc cổng trục chịu tác động của
ánh sáng, không khí ẩm và mưa gió cũng như các tác động của
thời tiết bên ngoài. Dầm nâng sẽ bị phai mầu sơn, bong chóc sơn
và han rỉ những vị trí làm việc.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

+) Trạng thái làm việc:


- Dầm nâng nâng, hạ cửa van trên mặt nước cũng như ngâm trong
nước. Trong điều kiện này các kết cấu bị thay đổi môi trường làm
việc.
5.3.2. Bảo dưỡng và sửa chữa dầm nâng cửa van sửa chữa.

5.3.2.1. Các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra và biện pháp khắc phục.
a) Dầm chính, hộp đầu dầm.
1- Hiện tượng hư hỏng: Bề mặt của thép hay bị bong, chóc sơn, han
rỉ và bị mài mòn.
Biện pháp khắc phục: Dùng chổi sắt hoặc dùng máy để đánh sạch
lại bề mặt theo yêu cầu của thiết kế và sau đó sơn dặm lại theo
quy định.
2- Hiện tượng hư hỏng: Tại vị trí các mối hàn hay bị bong, hỏng mối
hàn dẫn đến han rỉ.
Biện pháp khắc phục: Đánh sạch các vị trí này và tiến hành hàn
lại sau đó sơn dặm lại theo quy định của thiết kế.
b) Cụm tăng đơ số 6.
1- Hiện tượng hư hỏng: Cụm này hay bị rỉ, kẹt dầu ren và ê cu.
Biện pháp khắc phục: Tra dầu hoặc mỡ vào các chỗ bị rỉ, đầu
ren,… và tiến hành vặn ren ra để ta rô lại ren và đánh sạch rỉ sét.
c) Các khớp quay, các chốt trụ của khớp quay.
1- Hiện tượng hư hỏng: Các khớp quay bị rỉ, kẹt.
Biện pháp khắc phục: Tháo dời kết cấu và tiến hành đánh rỉ, ta rô
lại ren.
2- Hiện tượng hư hỏng: Các chốt trụ của các khớp quay bị nứt, bị
cong.
Biện pháp khắc phục: Tháo dời và tiến hành sửa chữa chốt quay:
Hàn đắp và mài lại theo yêu cầu, nắn thẳng chốt, thay chốt nếu
thấy cần thiết.
d) Các móc nâng.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

1- Hiện tượng hư hỏng: Móc nâng bị biến dạng, cong vênh do va


đập với cửa van và trục cửa van.
Biện pháp khắc phục: Tháo dời móc ra và tiến hành nắn lại các vị
trí sai lệch.
2- Hiện tượng hư hỏng: Móc nâng xuất hiện vết nứt sau quá trình
làm việc.
Biện pháp khắc phục: Tháo dời móc ra, hàn đắp và mài lại theo
thiết kế.
d) Các cụm bánh xe dẫn hướng.
1- Hiện tượng hư hỏng: Cụm bánh xe bị kẹt do han rỉ, không quay
được
Biện pháp khắc phục: Tháo dời kết cấu và tiến hành đánh sạch rỉ
sét, làm bóng lại bề mặt, bôi dầu, mỡ làm trơn lại các khớp quay.
5.3.2.2. Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ
Đối với dầm nâng, cần bảo dưỡng định kỳ một năm một lần. Các bước bảo dưỡng
như sau:
- Kiểm tra hoạt động của các khớp động, vị trí nào có hiện tượng kẹt cứng thì
cần tra thêm mỡ.
- Kiểm tra trên dầm, vị trí nào bong, xước sơn thì cần quét phủ sơn lại bằng
chổi quét sơn.
5.3.2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa lớn
Đối với dầm nâng, cần thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn theo thời gian bảo
dưỡng của toàn bộ công trình (nhưng không quá 10 năm một lần). Các bước tiến hành:
- Tháo toàn bộ các bộ phận động của dầm nâng.
- Kiểm tra chi tiết toàn bộ chi tiết dầm nâng.
- Phục hồi hoặc thay thế: Các chốt quay, bạc quay của các cụm bánh xe, cụm
tăng đơ
- Làm sạch và sơn lại theo điều kiện kỹ thuật trong thiết kế chế tạo đã được
phê duyệt.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

Sau khi sơn khô, lau chùi sạch các bề mặt làm việc của các vị trí khớp động, tra
mỡ vào các vị trí đó rồi lắp lại dầm nâng hoàn chỉnh.
- Căn chỉnh lại tăng đơ số 6 (hình 6.1) sao cho hai móc nâng thẳng đứng,
đảm bảo khoảng cách của hai móc nâng, đối trọng tạo với phương thẳng đứng một góc
300. Dầm nâng ở trạng thái sẵn sàng trước khi nâng.
- Chạy thử dầm nâng theo quy trình.
- Nghiệm thu sửa chữa lớn.
- Bàn giao sau sửa chữa, chuyển dầm nâng về vị trí cất giữ.

5.3.3. Vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa dầm nâng CVSC.

a) Đối với kiểm tra sửa chữa định kỳ.


- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng
đủ lượng dùng.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng chuyên dụng …
b) Đối với bảo dưỡng sửa chữa lớn.
- Trang bị vật tư: Sơn, thép tấm theo yêu cầu, các chi tiết bạc quay, trục
quay, chốt treo theo thiết kế và các thiết bị dự phòng theo hồ sơ thiết
kế; dầu, mỡ bôi trơn đáp ứng đủ lượng dùng; bu lông, đai ốc.
- Thiết bị: Cờ lê, mỏ lết các loại; pa lăng loại nhỏ; chổi sắt, máy đánh rỉ;
sàn sửa chữa nếu cần; kích thuỷ lực, các loại vam, kìm và đồ dùng
chuyên dụng,…

5.3.4. Biện pháp an toàn khi bảo dưỡng và sửa chữa dầm nâng CVSC.

- Công nhân khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa dầm nâng cửa van sửa
chữa cần thực hiện đầy đủ quy định an toàn về bảo hộ lao động: Mặc
quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đi ủng, thắt dây an toàn và các trang
thiết bị an toàn khác.
- Khi sửa chữa các bộ phận móc treo, cụm tăng đơ, hộp đầu dầm,... cần
phải có các sàn thao tác, các giá đỡ.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van


Công ty cổ phần thủy điện Huổi Vang

- Phải có cán bộ phụ trách an toàn trong quá trình bảo dưỡng và sửa
chữa.
- Khi tham gia thi công trên công trường, công nhân phải mang đầy đủ
trang bị BHLĐ và tuyệt đối tuân theo nội quy, quy trình, quy phạm an
toàn trong thi công theo TCVN 5308-1991
- Nâng cao và chấp hành triệt để các quy phạm an toàn và PCCN theo
TCVN 3254-1979.
- Việc sắp xếp vật tư thiết bị phải đảm bảo an toàn, dễ trông, dễ lấy theo
TCVN 3149-1990.

CHƯƠNG 6. CÁC THIẾT BỊ KHÁC


- Đối với Rãnh van vận hành, cần bảo dưỡng, sửa chữa lớn theo thời gian
toàn bộ công trình. Các bước sửa chữa:
- Đóng cửa van sửa chữa
- Tiến hành làm sạch rãnh, làm sạch lớp sơn bề mặt rồi sơn lại toàn bộ bề
mặt đó.
- Đối với nắp rãnh vận hành, nắp rãnh sửa chữa.
Hai nắp có kết cấu giống nhau, có bốn tai treo chia đều về hai bên. Khi vận
hành, sử dụng hai dây cáp 1 tấn và hai ma ní 1 tấn, mỗi dây móc vào tai tai treo cùng
phía trên nắp rãnh và treo vào móc 1 móc cẩu 15 tấn của cầu trục.
Nắp rãnh cần bảo dưỡng sửa chữa theo thời gian bảo dưỡng toàn bộ công
trình (nhưng không quá 10 năm). Tiến hành làm sạch lớp sơn cũ rồi sơn lại toàn bộ bề
mặt.

Quy trình vận hành hệ thống cửa van

You might also like