You are on page 1of 38

Kiểm tra kiến thức đầu khóa

1.Thuật ngữ "Vi sinh vật" dùng để chỉ đối tượng nào sau đây?
A. Virus
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Tảo
E. Động vật nguyên sinh
F. Động vật thân ống
G. Mục khác:

2. Thái độ của Bạn đối với vi sinh vật phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Là những sinh vật gây hại
B. Là những sinh vật có lợi
C. Hên xui!
D. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng của loài người
3. Bạn đã từng trực tiếp nhìn thấy vi sinh vật nào sau đây?
A. Virus
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Động vật nguyên sinh
E. Động vật thân ống
F. Chưa từng nhìn thấy bất cứ vi sinh vật nào
4. Theo bạn vi sinh vật không tồn tại trong môi trường nào sau đây?
A. Đất
B. Nước
C. Không khí
D. Ngoài không gian
5. Bạn nghĩ thế nào về nhận định "Vi sinh vật sẽ tiến hóa để thích nghi với điều kiện
sống"?
A. Đúng
B. Sai

6. Loài người ứng dụng vi sinh vật để cải thiện chất lượng cuộc sống kể từ thời điểm nào
sau đây?
A. Từ thời kỳ săn bắt hái lượm
B. Thời trung cổ
C. Thời hiện đại
D. Từ lúc Loui Pasteur chứng minh được thuyết "Nguyên sinh"
7. Theo bạn, vị trí nào sau đây sẽ tồn tại nhiều sinh vật hơn?
A. Lòng bàn tay
B. Mu bàn tay
8. Vị trí nào sau đây có nhiều vi sinh vật hơn?
A. Tầng nhà cao nhất
B. Tầng nhà thấp nhất
C. Tầng hầm
9. Khu vực nào sau đây ít vi sinh vật nhất?
A. Vùng núi
B. Đồng bằng
C. Đô thị
10. Lựa chọn nào sau đây của Bạn với phát biểu "Trong ngăn đông của tủ lạnh không tồn
tại vi sinh vật"?
A. Đúng
B. Sai
Chương 1. Giới thiệu VSV

1. Đặc điểm nào sau đây Chưa phù hợp khi xem xét tầm quan trọng của vi sinh vật?
A. Giúp cải thiện chất lượng sống của mọi sinh vật trong sinh quyển
B. Là những tổ chức sống tiên phong của trái đất
C. Tham gia quá trình quang hợp và tổng hợp
D. Ứng dụng vi sinh vật của loài người trong sản xuất và cuộc sống
2. Phát biểu về "đơn bào" nào sau đây chưa phù hợp?
A. Các chức năng phải đảm nhiệm bởi những tế bào chuyên biệt
B. Theo thuyết tiến hóa là những động vật hình thành sớm nhất
C. Gồm một tế bào chứa một nhân duy nhất. Có thể thực hiện các chức năng sinh lý
D. Hầu hết sống tự do nhưng một số có đời sống ký sinh
3. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc Vi sinh vật học (Microbiology)?
A. Virus học
B. Côn trùng học
C. Miễn dịch học
D. Vi khuẩn học
4. Virus là sinh vật thuộc nhóm nào sau đây?
A. Khởi sinh
B. Nhân không thật (Procaryotes)
C. Nhân thật (Eucaryotes)
D. Chưa có cấu trúc tế bào (Phi bào)
5. Đặc điểm nào sau đây không được xem là của vi sinh vật?
A. Sinh sản nhanh
B. Kích thước nhỏ
C. Chuyển hóa mạnh
D. Hình thành lượng sinh khối lớn
6. Hãy chọn đáp án sai khi phát biểu rằng: "Sinh giới được phân chia thành các nhóm
sau"?
A. Nhóm sinh vật nhân nguyên thủy (Procaryotes)
B. Nhóm sinh vật nhân thật (Eucaryotes)
C. Nhóm thực vật (Plants)
D. Nhóm sinh vật phi bào (Virus)
7. Lựa chọn nào sau đây không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Vi sinh vật học?
A. Mushroom (Nấm học)
B. Bacteriology (Vi khuẩn học)
C. Mycology (Nấm học)
D. Virology (Vi rút học)
8. Hãy lựa chọn xắp xếp theo thứ tự kích thước lớn dần của các đối tượng sau:
A. Vi rút- Vi khuẩn- Tảo đơn bào- Nấm mốc
B. Prion- Vi khuẩn- Vi rút- Tảo
C. Vi rút- Nấm men- Vi khuẩn- Động vật nguyên sinh
D. Prion- Vi rút- Tảo- Vi khuẩn
9. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Vi khuẩn
B. Tảo
C. Nấm Men
D. Nấm Nhầy
10. Nhà khoa học Louis Pasteur là người theo chủ thuyết nào sau đây?
A. Vô sinh
B. Tự sinh
C. Khởi sinh
D. Nguyên sinh
11. Một số tế bào nhân sơ có khả năng tạo Bào tử, điều kiện nào sau đây phù hợp để vi
khuẩn hình thành bào tử?
A. Trong giai đoạn cân bằng của đường cong sinh trưởng
B. Thuận lợi so với điều kiện phát triển
C. Trong giai đoạn thích nghi với điều kiện phát triển
D. Bất lợi so với điều kiện phát triển
12. Hình dạng nào sau đây của Vi khuẩn chưa phù hợp?
A. Xoắn
B. Que
C. Khối
D. Cầu

13. Thành phần nào sau đây không tồn tại trong tế bào nhân sơ?
A. Ribosome
B. Chất nhân
C. Mạng lưới nội chất
D. Nguyên sinh chất
14. Lựa chọn nào sau đây Phù hợp với vi sinh vật nhân sơ có khả năng sử dụng nguồn dinh
dưỡng có nguồn gốc Vô cơ và năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành phần tế
bào?
A. Tự dưỡng- Quang năng
B. Tự dưỡng- Hóa năng
C. Dị dưỡng- Hóa năng
D. Dị dưỡng- Quang năng
15. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ tăng trưởng theo công thức nào sau đây?
A. Nt=N0*2n
B. Nt=2N0*n
C. Nt=N0*2n
D. Nt=(N0*2)n
16. Tế bào nhân sơ chỉ có thể đưa cơ chất vào tế bào để chuyển hóa trong điều kiện nào sau
đây?
A. Đơn giản nhất và phải tiếp cận đến màng tế bào
B. Đơn giản nhất hòa tan và phải tiếp cận đến màng tế bào
C. Ở bất cứ dạng nào
D. Hòa tan và phải tiếp cận đến màng tế bào
17. Thành phần nào sau đây đóng vai trò quyết định tính chất bắt màu khi tiến hành nhuộm
Gram của tế bào vi khuẩn?
A. Nucleid acide
B. Polysaccharids
C. Lipoprotein
D. Peptidoglycan

18. Thành phần nào sau đây tồn tại trong cấu trúc của tất cả vi sinh vật thuộc tế bào nhân
sơ?
A. Vỏ
B. Ribosome
C. Lông
D. Đuôi
19. Hình thức sinh sản nào sau đây phù hợp với tế bào nhân sơ?
A. Hữu tính
B. Vô tính và hữu tính
C. Vô tính
D. Lưỡng tính
20. Đối tượng nào sau đây có cấu trúc tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn
B. Virus
C. Tảo
D. Nấm
21. Ty thể (Mitochondria) đóng vai trò nào sau đây trong hoạt động của tế bào nhân thật?
A. Là nơi tổng hợp năng lượng cho tế bào
B. Vận chuyển vật đến các cơ quan của tế bào
C. Là nơi chứa các sản phẩm trao đổi chất
D. Là cơ quan giúp cân bằng áp suất thẩm thấu cho tế bào
22. Thành phần nào sau đây chỉ tồn tại trong cấu trúc tế bào nhân thật mà không có trong
cấu trúc tế bào nhân sơ?
A. Chất nhân
B. Thể Golgi
C. Đuôi
D. Lông
23. Bào quan nào sau đây của tế bào đóng vai trò tiêu hóa vật chất bởi khả năng thủy phân
cao?
A. Lysosome
B. Không bào
C. Ribosome
D. Ty thể
24. Vật chất của được tạo thành bởi quá trình tổng hợp của tế bào được sử dụng hoặc bài
tiết cần phải có sự tham gia của một bào quan. Bào quan nào sau đây của tế bào nhân thật
đóng vai trò đóng gói và vận chuyển vật chất?
A. Thể Golgi
B. Mạng lưới nội chất
C. Lysosome
D. Ribosome
25. Khi nói hình thức sinh sản bằng cách nảy chồi đa điểm, chúng ta đang đề cập đến đối
tượng nào sau đây?
A. Nấm men
B. Động vật nguyên sinh
C. Nấm mốc
D. Tảo
26. Thành phần nào sau đây đều tồn tại trong cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật?
A. Ribosome
B. Ty thể
C. Nhân
D. Thể Golgi
27. Mạng lưới nội chất chỉ tồn tại trong cấu trúc tế bào nhân sơ?
A. Sai
B. Đúng
28. Vi sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm có cấu trúc tế bào nhân thật (Eucaryotic)?
A. Spirulina
B. Escherichia coli
C. Saccharomyces
D. Aspergillus
29. Khi nói rằng sinh vật sinh sản bằng hình thức bào tử đính chúng ta đang đề cập đến
hình thức sinh sản của vi sinh vật nào sau đây?
A. Aspergillus
B. Escherichia coli
C. Rhodophyta
D. Saccharomyces
30. Ribosome có 2 dạng là bào quan tồn tại trong cấu trúc tế bào nhân thật, loại ribosome
70S tồn tại trong cơ quan nào sau đây của tế bào?
A. Mạng lưới nội chất
B. Ty thể
C. Không bào
D. Nhân tế bào
31. Vi sinh vật dị dưỡng không thể sử dụng nguồn cơ chất nào trong các lựa chọn sau?
A. Maltose
B. Glucose
C. Lactose
D. Carbonic (CO2)
32. Nitrogen được mọi vi sinh vật dù tự dưỡng hay dị dưỡng sử dụng để tổng hợp amino
acide, sản phẩm chuyển hóa N của tế bào vi sinh vật sau đây phù hợp để tế bào tổng hợp
Amino acide?
Amine (NH2)
Nitrate (NO3)
Amoniac (NH3)
Nitrite (NO2)
33. Yếu tố nào sau đây Ít ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật?
A. Yếu tố Vật lý
B. Yếu tố Hóa học
C. Yếu tố môi trường
D. Yếu tố Sinh học
34. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm các nguyên tố chiếm 96% khối lượng tế bào
vi sinh vật?
A. Ni tơ
B. Phốt pho
C. Kẽm
D. Lưu huỳnh

35. Một vi sinh vật chỉ có thể sử dụng nguồn Nitrogen có bản chất hữu cơ và năng lượng từ
quá trình phân hủy liên kết Phosphate của phân tử ATP để phát triển. Hãy cho biết vi sinh
vật thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm tự dưỡng quang năng
B. Nhóm tự dưỡng hóa năng
C. Nhóm dị dưỡng quang năng
D. Nhóm dị dưỡng hóa năng
36. Khái niệm "Halophiles" trong vi sinh vật học dùng để chỉ nhóm vi sinh vật nào sau
đây?
A. Nhóm vi sinh vật có khả năng phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao
B. Nhóm vi sinh vật có khả năng phát triển trong điều kiện độ mặn cao
C. Nhóm vi sinh vật có khả năng phát triển trong điều kiện áp suất cao
D. Nhóm vi sinh vật có khả năng phát triển trong điều kiện nồng độ chất dinh dưỡng
cao
37. Vi sinh vật tự dưỡng có thể sử dụng nguồn cơ chất nào sau đây trong khi nhóm vi sinh
vật dị dưỡng không thể sử dụng?
A. Protein
B. Nitrate
C. Amino acide
D. Hợp chất Organic
38. Thành phần nào sau đây không thuộc yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển
của vi sinh vật?
A. Thành phần đa lượng (Protein, Carbonhydrat)
B. Chất kích thích sinh trưởng
C. Thành phần vi lượng (Kim loại)
D. Điều kiện nhiệt độ và pH
39. Nấm mốc Aspergillus cần điều kiện hô hấp nào sau đây để phát triển?
A. Tùy tiện
B. Kị khí
C. Vi hiếu khí
D. Hiếu khí

40. Nấm mốc là một đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật, quá trình nuôi cấy nấm mốc cần
duy trì điều kiện pH nào sau đây nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của chúng?
A. pH bất kỳ
B. pH acide
C. pH trung tính
D. pH kiềm
Chương 2: Trao đổi chất của vi sinh vật

1. Chu trình chuyển hóa nào sau đây tạo thành 38ATP từ 1 phân tử đường Glucose?
A. Acetyl CoA
B. Krebs (TCA)
C. Entner Doudohoff (ED)
D. Embden Mayerhoff (EM)
2. Oxygen đóng vai trò gì trong quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn?
A. Là chất nhận điện tử cho tế bào
B. Là chất cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Là tác nhân quan trọng để tạo thành CO2
D. Không thể thiếu nhằm duy trì sự sống cho tế bào vi khuẩn
3. Vi sinh vật lên men rượu là nhóm vi sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Kị khí lên men Glucide tạo thành Rượu, CO2
B. Hiếu khí nhưng trong điều kiện không có oxy chúng lên men Glucide tạo thành
Rượu, CO2
C. Hiếu khí nhưng trong điều kiện có oxy chúng oxy hóa Glucide tạo thành Rượu,
CO2
D. Hiếu khí nhưng có khả năng oxy hóa Glucide tạo thành Rượu, CO2
4. Chu trình nào sau đây sẽ tạo thành vật liệu để tế bào tiến hành tổng hợp năng lượng bằng
chu trình Citric?
A. Hexosomonophosphate (HMP)
B. Krebs (TCA)
C. Embden Mayerhoff (EM)
D. Acetyl CoA
5. Chu trình nào sau đây tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào vi khuẩn
nhiều nhất?
A. Krebs (TCA)
B. Entner Doudohoff (ED)
C. Hexsosomono Phosphate (HMP)
D. Embden Mayerhoff (EM)

6. Để chuyển điện tử khỏi tế bào trong điều kiện hô hấp kị khí cần có đối tượng nào sau
đây?
A. Chất thay thế Oxy
B. CO2
C. Sulfate
D. Nitrate
7. Chọn phát biểu đúng: "Quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào vi khuẩn…"
A. Oxy là tác nhân cần thiết trong chu trình Entner Doudohoff
B. Oxy là tác nhân cần thiết trong chu trình Embden Mayerhoff
C. Oxy là tác nhân cần thiết trong chu trình Krebs
D. Oxy được sử dụng là chất nhận điện tử của tế bào vi khuẩn
8. Quá trình chuyển hóa trong tế bào được thực hiện với sự tham gia của enzyms, loại
enzyms nào sau đây không tồn tại trong tế bào vi sinh vật?
A. Oxidation-reduction (Oxy hóa- khử)
B. Phosphotransferases (Chuyển nhóm Phosphate)
C. Decarboxylases (Loại nhóm carboxyl)
D. Fission (Phân hạch)
9. Trước khi vào chu trình Krebs, cơ chất phải được chuyển hóa thành chất nào sau đây?
A. Pyruvate
B. Acetyl CoA
C. Acide amin
D. Acide béo
10. Chu trình nào sau đây tạo ra năng lượng cung cấp vật liệu chứa 5 carbon cho hoạt động
tổng hợp của tế bào vi khuẩn?
A. Hexsosomono Phosphate (HMP)
B. Chu trình Citrite
C. Chu trình đường phân
D. Entner Doudohoff (ED)

11. Nấm mốc Penicillinum trong quá trình phát triển đã tiết ra một hợp chất có thể cạnh
tranh gây chết một số loại vi khuẩn trong môi trường. Hãy cho biết mối tương quan giữa
nấm mốc và vi khuẩn trong trường hợp này phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Hoại sinh
B. Ký sinh
C. Cộng sinh
D. Hỗ sinh
12. Nhằm duy trì điều kiện tiệt trùng chúng ta có các phương pháp khác nhau, phương pháp
nào sau đây không thể duy trì điều kiện tiệt trùng cho môi trường nuôi cấy vi sinh vật
trong quá trình nghiên cứu?
A. Tác nhân vật lý với nhiệt khô (Lò sấy)
B. Tác nhân vật lý với nhiệt ướt ở áp suất khí trời (Đun sôi)
C. Tác nhân vật lý với nhiệt ướt áp suất cao (Lò hấp ướt)
D. Tác nhân cơ học với thiết bị lọc kích thước 0,45 micromet (Lọc sinh học)
13. Theo bạn lựa chọn nào sau đây phù hợp để tiến hành vô trùng bề mật bàn phím máy
tính xách tay của Bạn?
A. Đặt bề mặt bàn phím dưới đèn phát tia cực tím trong thời gian 30 phút
B. Vệ sinh bề mặt và phơi nắng 1 giờ
C. Đặt máy vào 1 cái hộp có chứa một miếng bông gòn thấm ướt bằng dung dịch
Formaldehyde (Formol)
D. Lau chùi bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn
14. Vi khuẩn nào sau đây sẽ phát triển tốt trong điều kiện độ kiềm và hàm lượng muối cao
hay còn gọi là điều kiện "Kiềm cao muối mặn"?
A. Escherichia coli
B. Staphylococcus aureus
C. Pseudomonas aeruginosa
D. Vibrio cholera
15. Nhóm vi sinh vật có thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ ở ngăn mát tủ lạnh, hãy
cho biết đối tượng này thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm vi sinh vật ưa ấm
B. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh
C. Nhóm vi sinh vật ưa nóng
D. Nhóm vi sinh vật siêu lạnh
16. Nếu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chỉ tồn tại nguồn dinh dưỡng ở dạng Hữu cơ
(Protein, Tinh Bột). Hãy cho biết môi trường này không phù hợp để nuôi cấy nhóm vi sinh
vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Tự dưỡng không bắt buộc
B. Dị dưỡng bắt buộc
C. Dị dưỡng không bắt buộc
D. Tự dưỡng bắt buộc
17. Một vi sinh vật xem oxygen là chất độc đối với tế bào và chỉ có thể phát triển trong điều
kiện không có oxy được gọi là nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Kị khí tuyệt đối
B. Hiếu khí tuyệt đối
C. Hô hấp tùy tiện
D. Kị khí không bắt buộc
18. Khi thực hiện một phương pháp tiệt trùng trên nguyên tắc mọi vi sinh vật đều bị diệt.
Theo bạn đối tượng nào sau đây sẽ bị tiêu diệt sớm nhất (Bị chết đầu tiên)?
A. Bào tử vi khuẩn Bacillus
B. Vi khuẩn chịu mặn Staphylococcus
C. Bào tử vi khuẩn kị khí Clostridium
D. Nấm men
19. Nhóm vi sinh vật có thể phát triển trong sản phẩm mắm tôm được gọi là nhóm vi sinh
vật nào sau đây?
A. Halophilic bacterium
B. Tolerant bacteria
C. Thermophilic bacteria
D. Antibiotic-resistant bacteria
20. Chọn đáp án sai: "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn bao gồm.."
A. Nhiệt độ
B. Oxy
C. Năng lượng
D. Số lượng vi khuẩn trong môi trường
E.
Chương 3: Sự liên hệ giữa vật chủ và vi khuẩn

1. Vi khuẩn tham gia chu trình địa hóa (chuyển hóa vật chất nhằm cân bằng vật chất trong
tự nhiên) thuộc nhóm vi khuẩn nào sau đây?
A. Vi khuẩn ngoại sinh
B. Vi khuẩn nội sinh
C. Vi khuẩn hoại sinh
D. Vi khuẩn cộng sinh
2. Mối tương quan nào sau đây không tồn tại của nhóm vi khuẩn nội sinh?
A. Kháng sinh
B. Cộng sinh
C. Ký sinh
D. Hội sinh
3. Một vi khuẩn gây bệnh với triệu chứng và biểu hiện lâm sàng rõ ràng được gọi với khái
niệm nào sau đây?
A. Vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt
B. Vi khuẩn gây bệnh cơ hội
C. Vi khuẩn ký sinh
D. Vi khuẩn hoại sinh
4. Một người bị nhiễm khuẩn khi mối liên hệ giữa vi khuẩn và vật chủ phù hợp với lựa
chọn nào sau đây?
A. Sự phòng vệ của cơ thể thắng
B. Sự khòng vệ của cơ thể làm giảm độc lực
C. Sự phòng vệ của cơ thể giới hạn
D. Sự phòng vệ của cơ thể yếu
5. Định nghĩa nào sau đây phù hợp với khái niệm "Khả năng gây bệnh" của vi khuẩn?
A. Khả năng xâm nhập vật chủ thông qua các tuyến phòng vệ và tạo được bệnh ở
vật chủ
B. Khả năng xâm nhập vật chủ thông qua các tuyến phòng vệ
C. Khả năng tạo được bệnh ở vật chủ
D. Khả năng xâm nhập vật chủ và tạo được bệnh ở vật chủ

6. Lựa chọn nào sau đây không tồn tại trong cơ chế gây bệnh của vi khuẩn cho vật chủ?
A. Xâm lấn
B. Tạo Enzym
C. Tạo độc tố
D. Phân hủy tế bào vật chủ
7. Vi khuẩn gây bệnh theo cơ chế sản sinh độc tố trong quá trình tăng trưởng được gọi với
khái niệm nào sau đây?
A. Vi khuẩn sinh nội độc tố
B. Vi khuẩn sinh ngoại độc tố
C. Vi khuẩn sinh giải độc tố
D. Vi khuẩn sinh kháng độc tố
8. Vi khuẩn gây bệnh thương hàn sản sinh ra độc tố có khả năng gây hại cho vật chủ, độc tố
do vi khuẩn thương hàn thuộc nhóm nào sau đây?
A. Giải độc tố
B. Kháng độc tố
C. Nội độc tố
D. Ngoại độc tố
9. Có hai loại độc tố do vi khuẩn sản sinh trong quá trình gây bệnh. Độc tố vi khuẩn nào
sau đây của vi khuẩn bền với nhiệt?
A. Độc tố Protein
B. Độc tố Lipopolyscharcaris
10. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn không phụ thuộc yếu tố nào sau đây của vật chủ
trong điều kiện bình thường?
A. Di truyền
B. Trạng thái sinh hoạt
C. Miễn dịch tự nhiên
D. Tôn giáo
Chương 4: Phản ứng huyết thanh

1. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm "Phản ứng huyết thanh"?
A. Phản ứng Kháng thể- Kháng nguyên
B. Phản ứng hóa học
C. Phản ứng sinh học
D. Phản ứng xúc tác sinh học
2. Mục đích nào sau đây không thuộc phản ứng huyết thanh?
A. Tìm kháng thể trong huyết thanh
B. Nhận định vi sinh vật gây bệnh
C. Đo sự gia tăng kháng thể
D. Điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra
3. Yếu tố nào sau đây là hạn chế của phản ứng kháng thể-kháng nguyên?
A. Tác nhân vi sinh vật gây bệnh
B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh
C. Thời điểm nhiễm bệnh
D. Nồng độ thích hợp cho phản ứng
4. Thành phần nào sau đây quyết định hình thành phản ứng kháng thể kháng nguyên?
A. Kháng thể
B. Kháng nguyên
C. Chất mang
D. Hapten
5. Loại phản ứng nào sau đây không tồn tại trong các dạng phản ứng huyết thanh?
A. Ngưng kết
B. Kết bông
C. Trung hòa
D. Kết tủa
E. Tạo màu

6. Phản ứng VDVL dùng để phát hiện kháng nguyên vi khuẩn Giang mai có dạng nào sau
đây?
A. Kết tủa
B. Ngưng tụ
C. Kết bông
D. Trung hòa
7. Phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp có chất phát huỳnh quang được gắn vào đối
tượng nào sau đây?
A. Kháng thể
B. Kháng nguyên
C. Hapten
D. Epitop
8. Kỹ thuật miễn dịch men (ELISA) còn được gọi với tên nào sau đây?
A. Kháng thể- Kháng nguyên
B. Khẳng định
C. Tầm soát
D. Sandwich
9. Kỹ thuật thử nhóm máu hiện nay có dạng phản ứng huyết thanh nào sau đây?
A. Ngưng kết
B. Trung hòa
C. Kết tủa
D. Tạo bông
10. Kỹ thuật Wildal trong xét nghiệm tìm bệnh thương hàn thuộc dạng phản ứng huyết
thanh nào sau đây?
A. Ngưng kết
B. Trung hòa
C. Elisa
D. Kết tủa
Chương 5: Vaccin- Probiotic

1. Để giúp cơ thể hình thành kháng thể chỉ cần đưa vào cơ thể thành phần nào sau đây?
A. Kháng nguyên tự nhiên có chứa Hapten
B. Epitop
C. Hapten
D. Kháng nguyên tự nhiên có chứa Epitop
2. "Miễn dịch nhân tạo thụ động" là khái niệm khi chúng ta nhận được kháng thể thông qua
hình thức nào sau đây?
A. Chích ngừa
B. Nhau thai
C. Nhiễm trùng
D. Phơi nhiễm với kháng nguyên
3. Kháng thể có bản chất Protein, thành phần nào sau đây chiếm số lượng nhiều nhất?
A. IgD
B. IgG
C. IgA
D. IgM
4. Loại vác xin nào sau đây không phải là xắc xin vi khuẩn?
A. Độc chất vi khuẩn
B. Một phần tế bào vi khuẩn có khả năng sinh kháng thể
C. Tế bào sống đã bị làm mất khả năng gây bệnh
D. Vật liệu di truyền AND của vi khuẩn
5. Loại kháng nguyên nào sau đây dễ dàng truyền qua nhau thai?
A. IgD
B. IgG
C. IgA
D. IgM

6. Phản ứng Kháng thể-Kháng nguyên xảy ra với điều kiện phù hợp nào sau đây?
A. Có mặt Kháng thể và đáp ứng yêu cầu phản ứng
B. Có mặt kháng thể và kháng nguyên
C. Có mặt kháng thể và kháng nguyên tương ứng
D. Có mặt kháng nguyên và trong điều kiện nghiêm ngặt
7. Vác xin thông dụng để ngừa Bạch hầu thuộc nhóm nào sau đây?
A. Độc tố vi khuẩn
B. Một phần của vi khuẩn gây bệnh có khả năng gây miễn dịch
C. Vi khuẩn sống đã được làm mất khả năng gây bệnh
D. Vi khuẩn chết
8. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với định nghĩa về Epitop?
A. Phần chuyên biệt của kháng thể giúp kháng thể nhận biết để tạo phản ứng Kháng
thể-Kháng nguyên

B. Phần chuyên biệt của kháng nguyên giúp cơ thể hình thành kháng thể

C. Phần chuyên biệt của kháng nguyên giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của Kháng
thể

D. Phần chuyên biệt của kháng nguyên giúp kháng thể nhận biết để tạo phản ứng
Kháng thể-Kháng nguyên

9. Trong hệ thống phòng ngự đặc hiệu của cơ thể có 2 loại miễn dịch, loại miễn dịch nào
sau đây không thuộc hệ thống phòng ngự đặc hiệu?
A. Miễn dịch dịch thể
B. Miễn dịch chủng loài
C. Kháng thể
D. Miễn dịch tế bào
10. Huyết thanh kháng vi sinh vật thường được đưa vào cơ thể qua đường nào sau đây?
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Đặt hậu môn
C. Uống
D. Tiêm bắp
11. Thành phần nào sau đây của kháng nguyên quyết định sự hình thành kháng thể?
A. Epitop được gắn với đại phân tử
B. Khối lượng phân tử
C. Hapten được gắn với chất mang
D. Cấu trúc phân tử
12. Nhân viên y tế sẽ thực hiện y lệnh tiêm các loại vacxin cho bệnh nhân trong trường hợp
nào sau đây?
A. Người có cơ địa dị ứng với thuốc
B. Trẻ đang sốt cao
C. Người có thể trạng không bất thường
D. Phụ nữ mang thai
13. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm Hapten?
A. Phần chuyên biệt của kháng nguyên được trích ly từ tự nhiên
B. Phần chuyên biệt của kháng nguyên từ thiên nhiên
C. Phần chuyên biệt của kháng nguyên được tổng hợp sinh học
D. Phần chuyên biệt của kháng nguyên được tổng hợp hóa học
14. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với cấu tạo phân tử của kháng thể?
A. Gồm 4 dây acide amin bao gồn 2 dây nhẹ và 2 dây nặng
B. Gồm 4 dây Cellulose bao gồn 2 dây nhẹ và 2 dây nặng
C. Gồm 4 dây polipeptide bao gồn 2 dây nhẹ và 2 dây nặng
D. Gồm 4 dây lipoprotein bao gồn 2 dây nhẹ và 2 dây nặng
15. Probiotic là những vi khuẩn có lợi được chủ động đưa vào cơ thể, hình thức nào sau đây
chưa phù hợp với định nghĩa về Probiotic?
A. Sử dụng sữa chua
B. Sử dụng các loại trái cây lên men
C. Sử dụng rau quả muối chua
D. Sử dụng men tiêu hóa dưới dạng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa
16. Hãy chọn đáp án sai về phát biểu:"Dựa vào bản chất hóa học kháng nguyên được phân
thành các loại sau:
A. Kháng nguyên Lipide
B. Kháng nguyên lông
C. Kháng nguyên tổng hợp
D. Kháng nguyên Protein
17. Mục đích nào sau đây không có khi sử dụng lợi khuẩn (Probiotic)?
A. Hạn chế các bệnh liên quan đến dạ dày
B. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn
C. Phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột
D. Tăng cường sức đề kháng
Chương 6: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột

1. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với tên khoa học của Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ?
A. Vibrio cholera
B. Escherichia coli
C. Shigella
D. Salmonella
2. Vi khuẩn Klebsiella có trong đường ruột gây bệnh cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn nào sau
đây?
A. Lactobacillus
B. Enterobacteriaceae
C. Acinetorbacter
D. Pseudomonasaceae
3. Thử nghiệm nào sau đây không sử dụng để tìm kiếm vi khuẩn thương hàn?
A. Widal
B. Soi tươi phân
C. Cấy máu
D. Cấy phân
4. Vi khuẩn Shigella có trong đường ruột gây bệnh chuyên biệt thuộc nhóm vi khuẩn nào
sau đây?
A. Enterobacteriaceae
B. Pseudomonasaceae
C. Lactic
D. Thường trú trong hệ thống tiêu hóa động vật máu nóng có vú
5. Vi khuẩn Bifidobacterium bifidum có trong đường ruột thuộc nhóm vi khuẩn nào sau
đây?
A. Lactic
B. Enterobacteriaceae
C. Acinetorbacter
D. Pseudomonasaceae

6. Vi khuẩn Salmonella có trong đường ruột gây bệnh chuyên biệt thuộc nhóm vi
khuẩn nào sau đây?
A. Nấm men
B. Lactic
C. Pseudomonasaceae
D. Enterobacteriaceae
7. Vi khuẩn E.coli có trong đường ruột gây bệnh cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn nào sau đây?
A. Lactic
B. Pseudomonasaceae
C. Enterobacteriaceae
D. Acinetobacter
8. Vi khuẩn gây bệnh sốt thương hàn có thể lây nhiễm từ nguồn nào sau đây?
A. Phân người lành mang trùng
B. Máu người bệnh thương hàn
C. Phân người đã điều trị vào tuần thứ 4
D. Phân người bệnh tuần thứ nhất
9. Hãy chọn đáp án Sai trong các phát biểu sau?
A. Shigella không di động
B. Shigella là vi khuẩn sinh nha bào
C. Salmonella là tác nhân gây bệnh ngộ độc thức ăn
D. Shigella là tác nhân gây bệnh lỵ
10. Yếu tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột?
A. Sử dụng kháng sinh lâu ngày
B. Trạng thái thần kinh căng thẳng
C. Trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị
D. Uống nhiều nước
11. Chọn đáp án đúng: Shigella là vi khuẩn hình….. Gram…… gây bệnh kiết lỵ
A. Cầu - Âm
B. Que - Dương
C. Cầu - Dương
D. Que - Âm

12. Chọn đáp án sai: "Để xác định số lượng vi khuẩn E.coli người ta thường dùng phương
pháp nào sau đây?"
A. Đổ đĩa
B. MPN (Most Probable Number)
C. Đếm trực tiếp bằng buồng đếm hồng cầu
D. Đo độ đục
13. Vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn có tên phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Salmonella paratyphi
B. Salmonella typhi B
C. Salmonella typhi C
D. Salmonella typhi A
14. Bệnh sốt thương hàn do vi khuẩn Salmonella là tác nhân gây bệnh lây qua đường nào
sau đây?
A. Truyền máu
B. Sinh hoạt tình dục
C. Mẹ truyền sang con
D. Tiêu hóa
15. Vi khuẩn E.coli gây bệnh có cơ chế giống vi khuẩn Shigella là do có khả năng tiết loại
enzym nào sau đây?
A. EPEC: Entero pathogenic E. coli
B. EIEC: Entero Ivasive E. coli
C. EHEC: Entero Hemorragic E. coli
D. ETEC: Entero Toxin E. coli
16. Chọn đáp án sai: "Vi khuẩn đường ruột gồm các nhóm:…"
A. Vi khuẩn Lactic
B. Pseudomonasaceae
C. Nhóm vi khuẩn Oxy hóa lưu huỳnh
D. Enterobacteriaceae
17. Vi khuẩn Providencia có trong đường ruột gây bệnh cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn nào
sau đây?
A. Pseudomonasaceae
B. Proteobacteriaceae
C. Lactic
D. Enterobacteriacea
18. Vi khuẩn tả gây bệnh theo đường nào sau đây?
A. Tiêm chích
B. Mẹ truyền sang con
C. Tiêu hóa
D. Máu
19. Vi khuẩn nào sau đây có thể di động được?
A. Lao
B. Shigella
C. Salmonella
D. Tụ cầu
20.Hãy chọn đáp án Đúng
A. Vi khuẩn tả có hình xoắn nên được gọi là “Xoắn khuẩn Tả”
B. Vi khuẩn tả phát triển chậm hơn vi khuẩn lao
C. Vi khuẩn tả phát triển được trong môi trường kiềm cao muối mặn
D. Vi khuẩn tả chỉ gây bệnh ở trẻ em
21. Vi khuẩn đường ruột không có kháng nguyên nào sau đây?
A. Kháng nguyên Lông vi khuẩn
B. Kháng nguyên lõi vi khuẩn
C. Kháng nguyên Thành tế bào vi khuẩn
D. Kháng nguyên Vỏ vi khuẩn
22. Chọn đáp án đúng: Vibrio cholera là vi khuẩn hình….. Gram…… gây bệnh tả
A. Dấu phẩy - Âm
B. Que - Âm
C. Cầu - Âm
D. Que - Dương
23. Vi khuẩn nào sau đây gây nên bệnh thương hàn?
A. Salmonella
B. Mycobacterium tuberculosis
C. Treponema pallidum
D. Shigella
Chương 7: Vi khuẩn gây bệnh qua đường tình dục
1. Bệnh viêm đường tiết niệu không do lậu cầu có tác nhân vi khuẩn nào sau đây?
A. Nesseria gonorrhoea
B. Heamophylis ducreyi
C. Chlamydia trachomatic
D. Treponema pallidium
2. Vi khuẩn gây bệnh lậu có điều kiện nuôi cấy nào sau đây?
A. Hiếu khí
B. Vi hiếu khí
C. Kị khí
D. Tùy tiện

3. Lậu cầu phát triển thích hợp ở khí trường nào sau đây?
A. Hiếu khí
B. 5-8% CO2
C. Kị khí
D. 3-10% CO2
4. Vi khuẩn Nesseria mennigitidis có khả năng gây bệnh viêm màng não trên đối tượng nào
sau đây?
A. Động vật máu nóng có vú
B. Chỉ gây bệnh cho người
C. Người và gia súc
D. Động vật lông vũ
5. Đặc trưng của bệnh giang mai thời kỳ thứ nhất phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Xuất hiện các vết loét nông tại nơi tiếp xúc gọi là "Săng"
B. Hình thành các "Củ" giang mai hay "Gôm loét"
C. Có tổn thương ở da và niêm mạc lan tỏa toàn thân giọ là "Đào ban"
D. Hình thành "Đào ban" toàn thân và tổn thương sâu các cơ quan
6. Nesseria gonorrhoea là vi khuẩn gây bệnh nào sau đây?
A. Lậu
B. Cùi
C. Lao
D. Viêm màng não

7. Chọn đáp án sai: "Vi khuẩn Nesseria gonorrhoea có khả năng gây bệnh.."
A. Viêm da cấp tính
B. Viêm kết mạc cấp tính
C. Viêm niệu đạo cấp tính
D. Viêm đại tràng cấp tính
8. Vi khuẩn Treponema pallidium có hình dạng phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Xoắn khuẩn
B. Cầu khuẩn
C. Trực khuẩn
D. Xoắn thể
9. Dưới kính hiển Vi khuẩn gây bệnh Giang mai là những vi khuẩn có hình.....và kích thước
chiều dài khoảng ......
A. Tròn- 1µm
B. Phẩy- 3µm
C. Tùy chọn 3
D. Xoắn- 15µm
10. Vi khuẩn Nesseria gonorrhoea Không truyền qua đường nào trong các lựa chọn sau?
A. Mẹ truyền sang con do niêm mạc trẻ tiếp xúc với vi khuẩn
B. Tình dục không an toàn
C. Niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với bệnh phẩm
D. Máu
11. Bệnh hạ cam mềm do vi khuẩn nào sau đây là tác nhân?
A. Treponema pallidium
B. Heamophylis ducreyi
C. Ureaplasma urealyticum
D. Chlamydia trachomatic
12. Vi khuẩn giang mai có thể được nuôi cấy trên môi trường nào sau đây?
A. Tế bào tinh hoàn thỏ
B. Môi trường Mc Conkey
C. Môi trường SS
D. Môi trường EnDo

13. Phát biểu nào sau đây về kháng nguyên vi khuẩn giang mai chưa chính xác?
A. Kháng nguyên Poliosid là kháng nguyên vỏ đặc trưng cho Treponeme pallidium

B. Kháng nguyên Lipid (Cardiolipin) là kháng nguyên không chuyên biệt có thể tìm
thấy ở tim động vật có vú
C. Kháng nguyên Protein là kháng nguyên chuyên biệt cho Treponema pallidium

D. Kháng nguyên Lipid (Cardiolipin) thường được sử dụng để thử nghiệm khẳng
định sự hiện diện của kháng thể kháng giang mai
14. Đặc trưng của bệnh giang mai thời kỳ thứ hai phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Hình thành các "củ" giang mai hay "Gôm loét"
B. Hình thành "Đào ban" toàn thân và tổn thương sâu các cơ quan
C. Xuất hiện các vết loét nông tại nơi tiếp xúc gọi là "Săng"
D. Có tổn thương ở da và niêm mạc lan tỏa toàn thân gọi là "Đào ban"
15. Chọn phát biểu sai: "Thử nghiệm đặc hiệu để xác định vi khuẩn giang mai.."
A. Phản ứng lên bông VDRL (Veneral Disease Research Laboratory)

B. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang FTA (Fluoressen Treponemal Antibodi)

C. Phản ứng bất động xoắn khuẩn TPI (Treponema pallidium immobilisation)

D. Phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA (Treponema Pallidium Hemagglutination
Antibodi)

16. Vi khuẩn gây bệnh giang mai có tên khoa học phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Vibrio cholera
B. Nesseria mennigitidis
C. Nesseria gonorrhoea
D. Treponema pallidium
17. Để xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai người ta thường sử dụng thử nghiệm nào sau
đây?
A. VDRL (Venaral Disease Research Laboratory) hoặc RPR (Rapid Plasma
Reagin)
B. Syphilis
C. TPHA (Treponema Pallidium Hemagglutination Antigens)
D. Soi trực tiếp dịch tiết trên bề mặt "Săng"
18. Bệnh viêm đường tiết niệu không do lậu cầu có tác nhân vi khuẩn nào sau đây?
A. Treponema pallidium
B. Heamophylis ducreyi
C. Ureaplasma urealyticum
D. Nesseria gonorrhoea
19. Trong thời gian đầu của quá trình nhiễm bệnh giang mai, thử nghiệm nào sau đây được
sử dụng cho kết quả chính xác nhất?
A. Phản ứng đặc hiệu với thử nghiệm Syphilis
B. Phản ứng không đặc hiệu với thử nghiệm VDVL (Veneral Disease Research
Laboratory)
C. Soi trực tiếp dịch tiết trên bề mặt "Săng"
D. Phản ứng định lượng kháng thể giang mai TPHA (Treponeme Paliidium
Hemagglutination Antigen)
20. Vị trí nào sau đây vi khuẩn lậu thường gây bệnh ở người?
A. Niệu đạo
B. Thận
C. Tai
D. Não

21. Bệnh lậu do vi khuẩn Nesseria gonorrhoea là tác nhân có đặc tính sinh học nào sau
đây?
A. Vi khuẩn hình que, Gram dương
B. Song cầu Gram âm hình hạt cà phê
C. Vi khuẩn hình que, Gram âm
D. Vi khuẩn hình cầu, Gram dương
22. Đặc trưng của bệnh giang mai thời kỳ thứ ba phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Có tổn thương ở da và niêm mạc lan tỏa toàn thân gọi là "Đào ban"
B. Hình thành "Đào ban" toàn thân và tổn thương sâu các cơ quan
C. Xuất hiện các vết loét nông tại nơi tiếp xúc gọi là "Săng"
D. Hình thành các "Củ" giang mai hay "Gôm loét"
Chương 8: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí

1. Vi khuẩn gây bệnh lao có tên khoa học phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Staphylococcus aureus
B. Streptococcus pyogenes
C. Mycobacterium tuberculosis
D. Heamophylis ducreyi
2. Vi khuẩn Nesseria mennigitidis có khả năng gây bệnh viêm màng não trên đối tượng nào
sau đây?
A. Động vật máu nóng có vú
B. Chỉ gây bệnh cho người
C. Người và gia súc
D. Động vật lông vũ
3. Kỹ thuật nào sau đây thường sử dụng để quan sát hình thể vi khuẩn Bạch hầu?
A. Nhuộm Gram
B. Nhuộm Xanh Methylen
C. Nhuộm Thẩm bạc
D. Nhuộm Ziehl- Neelsen
4. Phế cầu có hình dạng và tính chất bắt màu phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Chùm nho- Tím khi nhuộm Gram
B. Chuỗi- Tím khi nhuộm Gram
C. Hạt cà phê- Hồng khi nhuộm Gram
D. Ngọn nến- Tím khi nhuộm Gram
5. Yếu tố nào sau đây Không liên quan đến độc lực của Cryotococcus neoformans?
A. Khả năng tái tạo lớp nang dày ở mô của ký chủ
B. Khả năng phát triển ở 37oC
C. Mật độ bào tử nấm men
D. Sự sinh tổng hợp melanin ở thành tế bào nấm

6. Để có thể phân lập được Liên cầu nhóm A ta có lấy mẫu ở những vị trí mà vi khuẩn này
thường cư trú. Vị trí nào sau đây liên cầu nhóm A thường cư trú nhất?
A. Mũi
B. Tai
C. Mắt
D. Họng miệng
7. Kỹ thuật nào sau đây thường sử dụng để quan sát hình thể vi khuẩn lao?
A. Nhuộm Ziehl- Neelsen
B. Nhuộm Thẩm bạc
C. Nhuộm Gram
D. Nhuộm Xanh Methylen
8. Chọn đáp án sai: "Strerotococci nếu phân loại theo sự tan huyết gồm có các loại
sau:.." trong các lựa chọn sau?
A. Tán huyết anpha
B. Tán huyết Omega
C. Tán huyết Gama
D. Tán huyết Beta
9. Vác xin thông dụng để ngừa Bạch hầu thuộc nhóm nào sau đây?
A. Độc tố vi khuẩn
B. Một phần của vi khuẩn gây bệnh có khả năng gây miễn dịch
C. Vi khuẩn sống đã được làm mất khả năng gây bệnh
D. Vi khuẩn chết
10. Vi khuẩn lao có thể lây truyền theo con đường nào sau đây?
A. Máu- Hô hấp
B. Tiêu hóa- Hô hấp
C. Truyền từ mẹ sang con qua rau rốn- Hô hấp
D. Tiêu hóa- Máu
11. Đường truyền nào sau đây phù hợp với bệnh do vi khuẩn Bạch hầu?
A. Tình dục
B. Tiêu hóa
C. Không khí
D. Tiếp xúc với bệnh phẩm hoặc vật dụng có chứa mầm bệnh

12. Vi khuẩn Bạch hầu gây bệnh cho người chủ yếu do khả năng nào sau đây?
A. Khu trú tại tại yết hầu và sản sinh ngoại độc tố Protein rất mạnh
B. Xâm nhập và làm tổn thương hệ thần kinh
C. Khu trú trong máu và gây nhiễm trùng huyết
D. Sản xuất độc tố thần kinh trong quá trình tăng trưởng
13. Bệnh nguy hiểm nào sau đây thường do Liên cầu nhóm A gây nên?
A. Mụn nhọt; Đinh râu; Áp xe
B. Thấp tim
C. Viêm màng tim
D. Viêm màng não mủ
14. Khả năng lây truyền cao nhất thuộc về bệnh lao dạng nào sau đây
A. Lao hạch
B. Lao phổi
C. Lao xương
D. Lao màng não
15. Vi khuẩn nào sau đây có thể di động được?
A. Lao
B. Shigella
C. Salmonella
D. Tụ cầu
16. Dạng phát triển nào sau đây của Cryptococcus neoformans có khả năng lây nhiễm?
A. Bào tử đảm của vi nấm
B. Tế bào men có lớp mang dày từ 10 - 30µm
C. Tế bào men có lớp mang dày từ 50 - 80µm
D. Tế bào men có lớp mang dày từ 1 - 3µm

17. Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh Não mô cầu phù hợp với lựa chọn nào sau
đây?
A. Tình dục
B. Bằng đường không khí qua mũi, hầu
C. Máu
D. Tiêu hóa
18. Một đặc điểm đáng chú ý trong cấu trúc tế bào vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là
có chứa thành phần nào sau đây cao bất thường so với các tế bào khác?
A. Hydrocarbon
B. Lipide
C. Lipoprotein
D. Protein
19. Đường lây truyền nào sau đây phù hợp với vi khuẩn Streptococcus pyogenes?
A. Tình dục
B. Sử dụng chung dụng cụ vệ sinh
C. Mẹ truyền sang con
D. Do nước bọt hoặc nhiễm trùng da
20. Loại vacxin phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ của vi khuẩn nào sau đây được làm từ
vỏ của vi khuẩn?
A. Thương hàn
B. Liên cầu
C. Phế cầu
D. Tụ cầu
21. Vi khuẩn lao không lây qua đường nào sau đây?
A. Tình dục
B. Không khí
C. Tiếp xúc với bệnh phẩm hoặc vật dụng có chứa mầm bệnh
D. Tiêu hóa
22. Theo phân loại Streptococci của Rebecca Lancefield, vi khuẩn gây bệnh Streptococcus
pyogenes gây tan huyết Beta thuộc nhóm nào sau đây?
A. A
B. B
C. C
D. D
23. Vi khuẩn gây bệnh Bạch hầu có tên khoa học phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Mycobacterium tuberculosis
B. Staphylococcus aureus
C. Corynebacterium diphteriae
D. Heamophylis ducreyi
Chương 9: Vi khuẩn gây bệnh ngoài da

1. Quan sát trực tiếp da và móng bệnh do nấm da ở kính hiển vi có thể gặp các cấu tử nào
sau đây?
A. Biểu bì da/móng, sợi nấm không có vách ngăn
B. Biểu bì da/móng, sợi nấm phân nhánh thẳng góc đặc biệt
C. Biểu bì da/móng và bảo tử đính lớn
D. Biểu bì da/móng, sợi nấm, bào tử đính nhỏ
E. Biểu bì da/móng, sợi nấm có vách ngăn, chuỗi bào tử đốt
2. Môi trường nuôi cấy nào sau đây phù hợp với vi khuẩn Staphlococcus aureus?
A. Thạch máu (Blood agar)
B. Endo agar
C. Sabaurose dextrose agar (SDA)
D. Salmonella Shigella (SS)
3. Bệnh nào sau đây không gây nên bởi Staphylococcus aureus?
A. Ngộ độc thức ăn
B. Viêm tai- Mũi- Họng
C. Nhiễm trùng huyết
D. Viêm màng não cấp
4. Kỹ thuật nào sau đây được sử dụng để quan sát hình dạng vi khuẩn Mycobacterium
leprae?
A. Nhuộm Zield- Nellsen
B. Nhuộm Xanh Methylen
C. Nhuộm Gram
D. Nhuộm Thẩm bạc
5. Tên khoa học của vi khuẩn gây bệnh phong (cùi) phù hợp với lựa chọn nào sau đây?
A. Heamophylis ducreyi
B. Mycobacterium tuberculosis
C. Mycobacterium leprae
D. Staphylococcus aureus

6. Bệnh nguy hiểm nào sau đây thường do Liên cầu nhóm A gây nên?
A. Mụn nhọt; Đinh râu; Áp xe
B. Thấp tim
C. Viêm màng tim
D. Viêm màng não mủ
7. Đường lây truyền của vi khuẩn Mycobacterium leprae nào sau đây có khả năng gây bệnh
cao nhất?
A. Di truyền
B. Do phần da bị tổn thương tiếp xúc với chất tiết từ vết thương người nhiễm
bệnh
C. Dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân
D. Truyền máu có chứa vi khuẩn
8. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với vi khuẩn Staphlococcus aureus?
A. Cần điều kiện nuôi cấy vi hiếu khí (có bổ sung CO2)
B. Khi nuôi cấy cần bổ sung vào chất tăng trưởng thiết yếu
C. Có khả năng sinh enzym Coagulase làm đông tụ huyết tươn
D. Sống được trong môi trường kiềm cao muối mặn
9. Độc tố nào sau đây không được tạo thành bởi Staphlococcus aureus?
A. Enterotoxin
B. Exfoliatin
C. Neurotoxin
D. Staphlosin
10. Đường lây truyền nào sau đây phù hợp với vi khuẩn Streptococcus pyogenes?
A. Tình dục
B. Sử dụng chung dụng cụ vệ sinh
C. Mẹ truyền sang con
D. Do nước bọt hoặc nhiễm trùng da
11. Loại enzym nào sau đây không được tạo thành bởi Staphlococcus aureus?
A. Hyaluronidase
B. Coagulase
C. DNAse
D. Fibrinolysin
Chương 10: Virus gây bệnh
1. Bệnh Viêm não Nhật Bản có trung gian truyền bệnh là loại muỗi nào sau đây?
A. Anophen
B. Aedes
C. Bất cứ loại muỗi nào cũng có thể là trung gian truyền bệnh
D. Culex
2. Virus cúm có hình dạng và lõi chứa acid nucleic nào sau đây?
A. Hình Khối- Lõi chứa ARN
B. Hình Khối- Lõi chứa AND
C. Hình Trụ- Lõi chứa ARN
D. Hình Trụ- Lõi chứa AND
3. Quá trình phiên mã và sao chép nào sau đây phù hợp với virus chứa ARN sợi kép?
A. Sự phiên mã và sao chép xảy ra trong nhân hoặc trong tế bào chất tế bào ký chủ

B. Sự sao chép xảy ra trong tế bào chất và sợi RNA (-) được phiên mã thành mRNA

C. Phiên mã trực tiếp thành mRNA

D. Sự phiên mã và sao chép chỉ xảy ra trong nhân tế bào ký chủ tạo sợi kép DNA
trước khi tạo thành mRNA
4. Chọn đáp án chưa phù hợp:"Dựa vào tế bào chủ người ta chia virus thành các loại…"
A. Tế bào vi sinh vật
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào nhân thật
D. Tế bào động vật
5. Hãy chọn thành phần không tồn tại trong cấu trúc của Vi Rút trong các lựa chọn sau?
A. Envelope (Lớp bao)
B. Axít nucleic (Cấu trúc di truyền)
C. Capsid (lớp vỏ)
D. Mitochondrial (Ty thể)
6. Human Immunodeficency Virus là tác nhân gây nên bệnh nào sau đây?
A. Dại
B. Suy giảm miễn dịch mắc phải
C. Cúm
D. Viêm gan
7. Hãy chọn đáp án Đúng trong các lựa chọn sau?
A. Virus chỉ chứa ARN
B. Virus chỉ chứa ADN hoặc ARN
C. Virus chỉ chứa ADN
D. Virus chứa ADN và ARN
8. "Thực khuẩn thể" là khái niệm được sử dụng để gọi virus có ký chủ phù hợp với lựa
chọn nào sau đây?
A. Vi khuẩn
B. Thực vật
C. Động vật
D. Người
9. Chọn phát biểu Sai trong các đáp án sau?
A. Virus viêm gan A lây lan theo đường máu
B. HIV lây lan theo đường tình dục
C. Không tiêm chích ma tuý là một biện pháp phòng lây nhiễm HIV
D. Virus viêm gan B lây lan theo đường máu
10. Hình dạng nào sau đây không tồn tại đối với virus?
A. Que
B. Trụ xoắn
C. Khối
D. Phối hợp
11. Acide Nucleic là vật liệu di truyền của virus có đặc điểm phù hợp với lựa chọn nào sau
đây?
A. Chỉ chứa ARN
B. Chỉ chứa ADN hoặc ARN
C. Chứa AND và ARN
D. Chỉ chứa ADN

12. Quá trình phiên mã và sao chép nào sau đây phù hợp với virus chứa AND sợi kép?
A. Sự phiên mã và sao chép xảy ra trong nhân hoặc trong tế bào chất tế bào ký chủ

B. Sự phiên mã và sao chép chỉ xảy ra trong nhân tế bào ký chủ tạo sợi kép DNA trước
khi tạo thành mRNA

C. Sự sao chép xảy ra trong tế bào chất và sợi RNA (-) được phiên mã thành
mRNA
D. Phiên mã trực tiếp thành mRNA
13. Thành phần nào sau đây là cấu trúc cơ bản của vi rút?
A. Lõi (Axít Nucleic)
B. Men (Enzym)
C. Bao ngoài (Envelop)
D. Chất ngưng kết hồng cầu
14. Thành phần nào sau đây không hiện diện trong cấu trúc của virus?
A. Acide Nucleic
B. Evelope
C. Capsule
D. Ty thể
15. Virus là sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Có chứa ty thể
B. Sinh vô tính bằng cách tự phân đôi
C. Có Ribosome
D. Chỉ chứa vật liệu di truyền là AND hoặc ARN
16. Chọn đáp án đúng: "Virus có khả năng…" trong các đápán sau?
A. Tự sinh sản bằng phương pháp vô tính
B. Tự nhân đôi trong tế bào ký chủ
C. Sử dụng cơ chế tổng hợp của tế bào ký chủ
D. Tự tổng hợp mà không cần phải ký sinh vào tế bào ký chủ

17. Chọn đáp án Đúng. Năm giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào theo thứ tự sau đây?
A. Hấp phụ- Xâm nhập- Lắp ráp- Tổng hợp- Giải phóng
B. Hấp phụ- Xâm nhập- Tổng hợp- Lắp ráp- Giải phóng
C. Xâm nhập- Hấp phụ- Tổng hợp- Lắp ráp- Giải phóng
D. Giải phóng- Hấp phụ- Xâm nhập- Tổng hợp- Lắp ráp
18. Virus là sinh vật thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhân không thật (Procaryotes)
B. Khởi sinh
C. Nhân thật (Eucaryotes)
D. Chưa có cấu trúc tế bào (Phi bào)
19. Hãy lựa chọn xắp xếp theo thứ tự kích thước lớn dần của các đối tượng sau?
A. Vi rút- Nấm men- Vi khuẩn- Động vật nguyên sinh
B. Prion- Vi khuẩn- Vi rút- Tảo
C. Prion- Vi rút- Tảo- Vi khuẩn
D. Vi rút- Vi khuẩn- Tảo đơn bào- Nấm mốc
20. Chọn đáp án chưa phù hợp:"Quá trình nhân lên của Virus gồm 3 giai đoạn chính…"
A. Phóng thích Virion trưởng thành từ tế bào nhiễm
B. Hợp nhất gen tạo thành Virus
C. Sao chép và biểu hiện gen virus
D. Nhiễm khởi đầu

You might also like