You are on page 1of 23

MỘT SỐ KÊNH TÌM KIẾM

VÀ KHAI THÁC KHÁCH


HÀNG HIỆU QUẢ

PHÒNG KINH DOANH 2


Head: Mr. Cường
Special thanks: Ms. Trinh, Ms. Tài, Ms.
Thảo, Ms. Linh, Ms. Quỳnh, Mr. Khánh

Tháng 1/2022
MỤC LỤC

HỘI CHỢ THỦY HẢI SẢN .................................................................................... 2

GOOGLE MAP ........................................................................................................ 3

GỌI ĐIỆN ................................................................................................................. 5

LINKEDIN VÀ WHATSAPP ................................................................................. 5

ROCKET REACH ................................................................................................... 9

CÁCH THỨC SUY LUẬN EMAIL PURCHASER ............................................ 14

MARINE STEWARDSHIP COUNCIL (MSC) .................................................. 19


HỘI CHỢ THỦY HẢI SẢN
- Kênh dùng để khai thác hiệu quả các doanh nghiệp chuyên về thủy hải sản trên toàn
thế giới
- Khi không có list Hải Quan thì đây là 1 kênh rất có ích cho các bạn muốn tìm kiếm
thêm KH mới
- Trong tất cả các hội chợ Thủy Hải sản, sẽ có mục Exhibitor List, tức là danh sách các
nhà trưng bày sẽ tham gia hội chợ. Đây chính là danh sách mà chúng ta cần khai thác.
- Các doanh nghiệp có tên trong danh sách đều sẽ có đi kèm với các thông tin liên hệ
như website, số điện thoại, email, các mạng xã hội của các doanh nghiệp đó.
 Kênh khai thác khách hàng hiệu quả, nhanh chóng và bổ ích khi biết được thêm
nhiều doanh nghiệp mới cùng với các sản phẩm chính của doanh nghiệp đó. Sau khi
khai thác được các KH ở kênh này, cần vận dụng nhiều kỹ năng từ các kênh khác như
gọi điện, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Linked in để lấy được liên hệ
với người phụ trách mua hàng.

CÁC HỘI CHỢ THỦY SẢN NỔI BẬT:


- Hội chợ công nghệ và thủy hải sản quốc tế Nhật Bản
- Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy Sản Boston
- Hội chợ triển lãm ngành thủy sản Châu Á – Seafood Expo Hong Kong
- Hội chợ triển lãm nghành thủy sản – Seafood Expo Global
- Hội chợ thủy sản Seafex Trung Đông
- Hội chợ thủy sản – Seafood Expo Dubai
GOOGLE MAP
Công dụng:
- Tìm thêm tên công ty theo khu vực
- Tìm được số điện thoại + địa chỉ web

1. Cách khai thác


B1: Mở google map và gõ key word
Một số key word có thể tham khảo:
Seafood trading + tên quốc gia
=> Ví dụ: SEAFOOD TRADING MALAYSIA
Cách viết tắt loại hình công ty riêng của một số quốc gia + SEAFOOD
Malay: SDN BHD SEAFOOD
Germany: GmbH SEAFOOD
=> Cách này giúp lọc các kết quả là doanh nghiệp thay vì là một nhà hàng hay store

B2: Gõ tên khách lên google/facebook


Xem khách có trang web riêng không.
Trường hợp không có, kiểm tra cá trang web liên quan để xem khách này có hoạt động
liên quan thủy sản/xuất nhập khẩu hay không/có trang nào có contact của công ty này.
Có thể search qua thanh tìm kiếm của facebook vì có một số công ty nhỏ, mới thành lập
họ chưa có web mà chỉ có fanpage => tìm email, số điện thoại ở phần info trên
facebook/inbox facebook cho họ.
Ví dụ:
B3: Gọi
Trường hợp chỉ có số điện thoại. Check xem khách có Whatsapp account số này không.
Nếu không, gọi trực tiếp và khai thác thông tin như phần chia sẻ của Ms. Linh.
2. Đánh giá
- Ưu:
+ Không giới hạn khu vực địa lý: gõ đúng keyword là có kết quả phù hợp
+ Giúp tìm thêm khách mà nhiều trang khách không update
- Nhược:
+ Data sẵn có rất ít, phải mất nhiều thời gian để khai thác thêm
+ Nhiều contact không còn valid. Gọi/email đều không được
GỌI ĐIỆN
Sau khi tìm được thông tin sơ bộ của khách hàng qua các trên web, công cụ tìm kiếm, …
Chúng ta cần xác định thông tin đó có chính xác hay không bằng một phương pháp rất
hiệu quả chính là gọi điện.
1. Mục đích:
- Gọi để xin liên hệ của purchaser (tên, số điện thoại, email, sản phẩm họ quan
tâm,…)
- Nhắc nhở check mail và push phản hồi
- Cho thấy sự tương tác trực tiếp, hăng hái, giúp tăng độ tin cậy
2. Tips cho một cuộc gọi hiệu quả: (1-3 phút)
- Gọi dẻo dai, xin gặp đúng tên người phụ trách mua hàng (kết hợp với công cụ của
chị Trinh)
- Hẹn sau bao lâu sẽ gửi mail và nhờ khách check + phản hồi (trong vòng 2 tiếng,
cảm ơn và tóm tắt cuộc gọi trong email)
3. Chuẩn bị trước khi gọi:
- Tâm trạng: thoải mái, vui vẻ, nhiệt huyết
- Thông tin về bản thân và Mekong, chuẩn bị trước câu trả lời mà khách thường
hỏi như công ty trader, các thị trường đã xuất, các khách hàng lớn ở thị trường đó
- Thông tin thị trường của khách: văn hóa, timezone, ngôn ngữ (cách đọc bảng chữ
cái của quốc gia đó), một vài câu chào hỏi bằng ngôn ngữ đó, ….
- Thông tin về khách: lịch sử mua hàng, sản phẩm quan tâm =>> chào đúng sản
phẩm họ quan tâm
- Mùa vụ, biến động giá của sản phẩm đó
Note:
- Giọng to, rõ, nói chậm
- Lặp lại ý của khách cho họ confirm, double check email
- Khách bận thì hỏi có thể gọi lại khi nào thì được
- Luôn lịch sự, dùng “please” khi yêu cầu họ làm điều gì đó
- Hỏi tên cuối mỗi cuộc gọi
- Nếu hỏi thêm quy cách của sản phẩm thì nên check và báo giá sau quá mail

LINKEDIN VÀ WHATSAPP
I. LINKEDIN
1. Seach tên cty:
đây là cách đơn giản nhất sau khi biết cty mình muốn tìm liên hệ là gì. Bỏ tên cty và
thanh tìm kiếm, từ đó sẽ thấy 1 list những người làm trong cty và chức danh. Nhấn
connect.
Connect với ai? Only người mua hàng?
Có thể có những người ko phải purchaser nhưng việc connect với họ làm network
của mình càng mạnh thì khả năng mình tìm đc ng cần tìm, kết nối đc người cần kết
nối sẽ cao hơn nhiều.
Việc tìm kiếm kiểu này rất có ích cho thị trường Châu Âu và Mỹ. Vì chấu Âu thường
ko dễ share liên hệ như châu Á nên Linked in vẫn là cách tiếp cận hiệu quả nhất.
Châu Mỹ trái múi giờ nên như vậy sẽ ko cần gọi về đêm.

2. Tìm bằng từ khóa:

keyword keyword Country


Seafood Importer Singapore
Shrimp Purchaser Italy
clam Buyer Netherland
Có thể kết nối các tổ hợp từ trong nhóm với nhau sẽ tìm được nhiều liên hệ hơn khi
tiếp cận 1 thị trường cụ thể.

3. Tìm khách bằng cách post bài


Đăng tải các bài viết là 1 cách để xây dựng hình ảnh của mình, tạo được 1 profile cho
mình, và định hình sản phẩm cty mình đang kinh doanh cho các khách hàng quan
tâm. Nếu có khách hàng hỏi hàng thì mình nt cho họ ngay và luôn.

4. Tìm khách từ bài post


Lướt Linked in sẽ thấy những exporter khác chào hàng, ở đó có ng hỏi hàng, link với ng
hỏi hàng đó ngay và chào nếu mifh có offer tương tự

5. Combo liên hoàn Linked in- gọi- check email:


Nhờ vào linked in biết đc purchaser là ai, từ đó take note những cái tên đó. Dùng cách
suy luận email của c Trinh. Hoặc nếu gọi khách lấy thông tin thì mình đã biết purchaser
là ai sẽ có ích rất nhiều

II. WHATSAPP
Seach xem mọi số đt tìm được liên quan tới công ty cần tìm có xài WS k, nếu có cứ nhắn
vào, đa phần ngta sẽ cho liên hệ người phụ trách, hoặc chính sđt đó chính là số đt của ng
phụ trách.

Câu hỏi:
1. Những lợi ích của việc mở rộng mạng lưới trên Linked in là gì?
2. Sau khi liên kết đc với 1 purchaser mới bạn sẽ làm gì?
3. Bạn có góp ý gì cho phần sử dụng Linked in ko?
ROCKET REACH
Công dụng: Tìm email của người phụ trách

1. Cách khai thác


Vào google => Search website tên công ty cần tìm, nhấp vào mục contact us/our team
=> tìm tên người mua hàng. Hoặc search google từ khóa gợi ý bên dưới:
Key: Tên công ty + “purchasing” “buyer” “importer” “compras”
 Results: Linkedin => Biết được tên người mua hàng
Vào rocket reach website:
https://rocketreach.co/person?link=https:%2F%2Fwww.linkedin.com%2Fin%2Felain
e-coyle-66350222&start=1&pageSize=10
 Search Key: Tên công ty + tên người mua hàng
 Ấn get contact => Lấy các email gợi ý

Qua Verify email: https://www.verifyemailaddress.org/


 Check thử xem các email có đúng chưa: đúng thì mail hiện xanh + valid (tương
đối)
 Quan sát đuôi mail info bên website công ty để loại trừ bớt mail chưa chính xác.
 Thử chào hàng với mail này (nhớ bật thông báo đọc mail)

Nếu đã đúng thì tiếp tục làm việc


Nếu chưa đúng => mail trả về chưa chính xác => tiếp tục tìm hướng khác tìm thông tin
liên lạc

2. Đánh giá Kênh Rocket Reach


- Ưu:
Tìm được khá hiệu quả email của người mua hàng khi có được tên người mua hàng qua
Kênh LinkedIn, ZoomInfo,...
Nếu qua website Verify Email kiểm tra có nhiều mail gợi ý đúng => Mạnh dạng CC hết
vào mail chào hàng để tìm được mail người mua hàng thực sự.
Nếu không tìm thấy tên người mua hàng ở LinkedIn => Search trực tiếp Tên công ty
bên Rocket Reach để tìm giám đốc, sales,... Cứ gửi trước mắt những bộ phận liên quan,
dear purchasing dept => Họ có thể giúp mình chuyển tiếp mail.
- Nhược:
Tuy nhiên, đôi lúc các mail gợi ý còn chưa chính xác => nên cần quan sát quá trình gửi
mail có bị trả lại không để điều chỉnh.
Tài khoản free thì chỉ giới hạn tìm 3 khách hàng 1 ngày
CÁCH THỨC SUY LUẬN EMAIL PURCHASER
Áp dụng: Khi liên hệ không được qua số điện thoại, hoặc không cho thông tin
Purchaser chỉ cho thông tin chung (In0fo@). Dùng cho các công ty có miền email
riêng.

1. Website để sử dụng:

https://www.skymem.info/

https://www.verifyemailaddress.org/

2. Cách thức sử dụng.

Ví dụ: DTD RIBARSTVO DOO – SERBIA

B1: Có được email chung hoặc bất kì email từ công ty : o f f i c e @d t d r i b a r s t v o . c o m

B2: Truy cập trang web Skymem và gõ email chung office@ vào ô tìm kiếm. Lúc này
trang web sẽ xuất hiện cho mình các email liên quan có cùng tên miền. (70-80% có kết
quả, một số email của đối tác khác bí mật sẽ ko public).

B3: Từ các email hiện ra phía trên chúng ta có các cách suy luận để tìm email như sau:
 Các bạn có thể copy các email đó và search gg nó sẽ ra thông tin người đó đang ở
vị trí nào. Đôi khi vô trình có email purchaser trong đó.
 Biết được kết cấu email của nhân viên ở công ty DTD là
tên.họ@dtdribarstvo.com

B4: Gõ tên công ty : DTD RIBARSTVO DOO để xuất hiện Linkedin của công ty (Gần
như các phần lớn các công ty đều có nhân viên sử dụng Linkedin)

B5: Truy cập Linkedin của công ty này và chọn các nhân viên làm việc tại đây

Sau đó sẽ xuất hiện các người làm việc & vị trí của họ, mai mắn thì xuất hiện luôn
Linkedin của người mua hàng:
Lúc này, các bạn đã biết được tên của người mua hàng, ví dụ là Snezana Sokolovic, thì
ở Bước 3 chúng ta đã biết được kết cấu email của công ty này rồi là
tên.họ@dtdribarstvo.com , nên các bạn chỉ cần áp
snezana.sokolovic@dtdribarstvo.com mà không cần đợi khách xác nhận kết bạn để
xem được email của họ, hay dùng web rocket. Đây là hình thức suy luận email khi
không thể kết bạn với họ qua Linkedin.

B6: Truy cập https://www.verifyemailaddress.org/ để tra cứu độ xác thực của email trên
là ok.

Hoặc trong trường hợp không có Linkedin, bạn gọi đến văn phòng, họ chỉ cho bạn biết
là người mua hàng tên snezana thì các bạn chỉ cần thực hiện B2 để biết cấu trúc email
của công ty họ trước rồi gán cái tên snezana vào để kiểm tra độ tồn tại.
Trong vài trường hợp, không thể xin thông tin của người mua hàng, trang web skymem
cũng không trả kết quả các email có liên quan, thì mất thời gian hơn 1 chút. Các bạn biết
được tên người mua hàng là Snezana Sokolovic thì cứ vào trang web xác thực email thử
các kiểu email. Sau 1 thời gian tìm kiếm, cấu trúc đặt email quen thuộc của vài quốc gia
được tóm gọn vô:

Tên.họ@

tên@

họ@

chữ cái đầu tên.họ@ ….

Tham khảo bên dưới

snezana.sokolovic@dtdribarstvo.com

snezana@dtdribarstvo.com

sokolovic@dtdribarstvo.com

s.sokolovic@dtdribarstvo.com

ssokolovic@dtdribarstvo.com

snezanas@dtdribarstvo.com

ssnezana@dtdribarstvo.com

Các bạn có thể thử các cấu trúc email này xem có email nào tồn tại ko? Đây là cách dùng
khi mà Skymem web ko trả kết quả và các bạn ko biết cấu trúc đặt email của công ty đó.
Nên mình sẽ dùng tính may rủi.

KHUYẾN KHÍCH: Khi đã gọi đến bằng mọi cách nhưng không được cung cấp thông
tin ngươi mua hàng (phía tiếp tân cứ dấu và cho info@) và khi search các thông tin trên
mạng cũng không ra người mua hàng, chỉ ra thông tin Director, Manager,
Import-Export Dept, Product Manager, Sales Manager,…. Các bạn cũng áp toàn bộ
cách thức suy luận email trên để có được các email các người này luôn chứ đừng đâm
đầu gửi mỗi email info@ được cho.

LỢI ÍCH:

 Director sẽ thấy thú vị và ngay lập tức chuyển cho bộ phận mua hàng, or Director
sẽ trực tiếp phản hồi các bạn. Chứ ko hẳn cứ tìm Purchaser ko ra rồi cứ ngồi gửi
info@ suốt.
 Các phòng ban không liên quan như XNK, Sales, Kế toán thấy quá phiền và
không đúng chức năng, họ sẽ FW email bạn qua phòng thu mua hoặc trực tiếp trả
lời và cho các bạn thông tin đúng người mua hàng để các bạn không làm phiền họ
nữa.

 Trong trường hợp ko thể nào xin được purchaser thì cứ việc áp dụng việc này
thử.
MARINE STEWARDSHIP COUNCIL (MSC)
Công dụng:
- Tìm thêm các công ty thủy sản thông qua filer về: loại hình công ty (sản xuất, trading,
broker, wholesales…), mặt hàng, khu vực
- Tìm được email, số điện thoại của sales/giám đốc công ty khách khi đã biết tên công ty
nhưng chưa có contact
- Tìm được format email khi đã biết tên công ty, tên người phụ trách nhưng chưa có
email => suy luận email của PIC phòng mua hàng

1. Trang web để sử dụng:


http://cert.msc.org/supplierdirectory/VController.aspx?xf=1&Country=Germany&Pat
h=be2ac378-2a36-484c-8016-383699e2e466
2. Cách thức khai thác
B1: Truy cập vào trang web và hiện lên giao diện như bên dưới

B2: Click vào ô Country/Region chọn tên nước và ô species để chọn loại thủy sản
phân phối ở thị trường này. Cuối cùng bấm “SUBMIT SEARCH”
Lưu ý: species sẽ dưới dạng tên khoa học. Web này sẽ không show hết tất cả mặt hàng
thế mạnh của Mekong (ví dụ: cá tra). Một số mặt hàng có thể tham khảo:
- Nghêu: Meretrix lyrata
- Cá ngừ vây vàng: Thunnus albacares
- Tôm sú: Penaeus semisulcatus
- Bạch tuộc: Octopus vulgaris
Giả sử tìm khách Italy, hàng nghêu. Ta được kết quả như bên dưới:

Dưới các đề mục: Name, sales contact,… có thêm các filter. Các bạn có thể sử dụng để
lọc nhanh hơn
Chi tiết hơn, click vào tên công ty, ta được kết quả như sau:
Các thông tin chúng ta có được:
- Tên sales + số điện thoại (gọi sales để xin contact của PMH, hoặc có thể đây là
contact của giám đốc luôn) + email (sử dụng format này để suy luận mail của PMH
thông qua tools Ms. Trinh, Ms. Tài, Ms. Quỳnh chia sẻ) + website công ty
- Các mặt hàng công ty này đang phân phối + loại hình hoạt động (trading, gia công,
đóng gói lại) => chào thêm mặt hàng cho khách
*MẸO: Để dễ theo dõi và truy xuất thông tin, có thể lọc theo quốc gia + mặt hàng =>
show kết quả => xuất results dưới dạng excel. Làm tương tự cho các mặt hàng khác =>
tạo 1 list database
3. Đánh giá
- Ưu:
+ Contact có tính xác thực cao, đặc biệt là email
+ Thu thập được nhiều thông tin có ích cho bán hàng
+ Thuận lợi để truy xuất excel và tổng hợp
- Nhược:
+ Không có data hàng cá tra, tôm thẻ
+ Filter dưới dạng tên khoa học nên lúc đầu tra cứu hơi mất thời gian
+ Một số khách chỉ có tên

GOOD LUCK
^^

You might also like