You are on page 1of 14

CÂU HỎI ĐÚNG SAI (GIẢI THÍCH)

1. Mục tiêu của QTSX là chất lượng, chi phí, thời gian và tính linh hoạt
ĐÚNG
=> Quản trị sản xuất có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho
doanh nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh
nghiệp đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
2. Định vị thị trường không phải là một nội dung của QTSX
ĐÚNG
=> Nội dung của QTSX bao gồm:
+ Dự báo nhu cầu
+ Thiết kế sản phẩm và công nghệ
+ Hoạch định năng lực sản xuất
+ Định vị Doanh nghiệp
+ Bố trí mặt bằng
+ Hoạch định tổng hợp
+ Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
+ Điều độ sản xuất
+ Quản trị dự trữ
+ Kiểm soát hệ thống sản xuất
3. Mục tiêu của QTSX là giảm thiểu lãng phí trong sản xuất
SAI
=> Mục tiêu của QTSX bao gồm:
+ Giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị đầu ra
+ Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ
+ Cung ứng đúng nơi, đúng lúc, kịp thời
+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
+ Tính linh hoạt cao
1
4. Trách nhiệm và vai trò của người QTSX đối với tổ sản xuất là đại diện cho tổ
sản xuất trước lãnh đạo
ĐÚNG
5. Nhiệm vụ của một nhà QTSX là xây dựng kế hoạch, tiến độ sản xuất và phân
công công việc cho nhân viên
ĐÚNG
=> Nhiệm vụ của QTSX là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm,
dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát
triển doanh nghiệp đã xác định
6. Phương pháp Dell không phải là phương pháp dự báo định tính
ĐÚNG
=> Phương pháp Dell không phải là phương pháp dự báo định tính mà là
phương pháp chuyên gia
7. Phương pháp bình quân di động có trọng số là phương pháp dự báo chính xác
nhất
SAI
=> Phương pháp bình quân di động có trọng số là không là phương pháp dự báo
chính xác nhất
8. Nhược điểm của phương pháp bfinh quân là tính chất san bằng
ĐÚNG
9. MAD và RSFE không được dùng để so sánh các phương pháp dự báo và
chọn ra phương pháp dự báo chính xác nhất
SAI
=> MAD và RSFE được dùng để so sánh các phương pháp dự báo và chọn ra
phương pháp dự báo chính xác nhất
10. Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế đã chạm ngưỡng dự báo
ĐÚNG

2
11. R = 1 trong phân tích mối quan hệ nhân quả cho biết x và y không có mối
liên hệ gì với nhau
SAI
=> R = 1 trong phân tích mối quan hệ nhân quả cho biết x và y có mối liên hệ
với nhau
12. Môi trường biến đổi nên khi sử dụng phương pháp dự báo bình quân hoặc
phương pháp định lượng là nguyên nhân làm cho dự báo sai lệch
ĐÚNG
13. Phương pháp chuyên gia sẽ hạn chế mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân
với nhau và không ảnh hưởng bởi người có ưu thế trong nhóm
ĐÚNG
14. Phương pháp phân tích định lượng (Phương pháp chi số mùa vụ) được coi
là tối ưu nhất
SAI
=> Phương pháp phân tích định lượng (Phương pháp chi số mùa vụ) được coi là
tối ưu
15. MAD càng lớn càng tốt khi lựa chọn phương pháp dự báo
SAI
=> MAD càng lớn thì dự báo càng sai
16. Mục tiêu chung nhất của QTSX trong doanh nghiệp là đảm bảo cung cấp
đầu ra phủ hợp với nhu cầu thị trường
ĐÚNG
=> Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
17. Mục tiêu duy nhất của QTSX là giảm thiểu chi phi sản xuất
SAI
=> Mục tiêu của QTSX bao gồm:
+ Giảm thiểu chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị đầu ra
+ Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ

3
+ Cung ứng đúng nơi, đúng lúc, kịp thời
+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
+ Tính linh hoạt cao
18. Các chức năng quản trị luôn có mối liên hệ và những mâu thuẫn . Giai thích
trưởng hợp chức năng sản xuất và chức năng Marketing có mục tiêu mâu thuẫn
về chất lượng
ĐÚNG
19. Nhiệm vụ duy nhất của QTSX là thiết kế hệ thống sản xuất
SAI
=> Nhiệm vụ của QTSX là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm,
dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát
triển doanh nghiệp đã xác định.
20. Quy trình và cách tính của phương pháp hoạch định theo xu hướng và
phương pháp phân tích mối quan hệ nhân quả gần tương tự như nhau
ĐÚNG
21. Chỉ tiêu tín hiệu theo dõi âm thể hiện nhu cầu thực tế lớn hơn nhu cầu dự
báo
SAI
=> Chỉ tiêu tín hiệu theo dõi âm thể hiện nhu cầu thực tế nhỏ hơn nhu cầu dự
báo
22. Dự báo dài hạn thường chính xác hơn dự báo ngắn hạn
SAI
=> Dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn
23. Phương pháp dự báo có trọng số chỉ áp dụng cho các sản phẩm có nhu cầu
ổn định
SAI

4
24. Phương pháp định lượng thường không được sử dụng khi chuẩn bị đưa sản
phẩm mới ra thị trường
ĐÚNG
 Được sử dụng khi có đầy đủ số liệu trong quá khứ
+ Sản phẩm hiện tại
+ Công nghệ hiện có
 Dựa vào các công thức đã có sẵn
25. Phương pháp định tính thường được sử dụng khi thiết kế sản phẩm mới
ĐÚNG
=> Phương pháp định tính thường được sử dụng khi:
 Không có đủ số liệu
+ Thiết kế sản phẩm mới
+ Công nghệ mới
 Dựa vào kinh nghiệm và tài phán đoán
26. MAD cảng cao thi thể hiện việc dự báo có chất lượng
SAI
=> MAD là độ lệch tuyệt đối bình quân và nếu MAD càng thấp thì dự báo càng
chính xác
27. Hoạch định theo xu hướng là phương pháp định tính
SAI
=> Hoạch định theo xu hướng nằm trong nhóm phương pháp dự báo định lượng
28. Phương pháp dự báo bình quân là phương pháp chính xác nhất
SAI
=> Trong nhóm phương pháp dự báo định lượng thì phương pháp bình quân
không phải là phương pháp chính xác nhất
29. Phương pháp dự báo thông qua ban lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp có
nhiều ưu điểm nhất
SAI

5
=> Phương pháp dự báo thông qua ban lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp có
ưu điểm là nhanh và rẻ, chứ không phải nhiều ưu diểm nhất
30. Sản xuất đơn chiếc đòi hỏi máy móc thiết bị là các thiết bị chuyên dụng
SAI
=> Sản xuất đơn chiếc đòi hỏi máy móc thiết bị là các thiết bị đa năng
31. Trong sản xuất hàng loạt thì chủng loại sản phẩm đa dạng và quy trình sản
xuất không giống nhau
SAI
=> Chủng loại sản phẩm đa dạng và quy trình sản xuất không giống nhau là nội
dung của sản xuất đơn chiếc
32. Quá trình chế biến và quá trình sản xuất phân kỳ là một
ĐÚNG
=> Phân loại quá trình sản xuất theo kết cấu sản phẩm thì quá trình sran xuất
phân kỳ cũng chính là quá trình chế biến
33. Lắp ráp ô tô là hình thức sản xuất theo kiểu dự án
SAI
=> Lắp ráp ô tô là hình thức sản xuất theo quá trình lắp ráp
34. Đặc điểm của sản xuất hàng loạt là chủng loại sản phẩm đa dạng và quy
trình sản xuất không giống nhau
SAI
=> Chủng loại sản phẩm đa dạng và quy trình sản xuất không giống nhau là nội
dung của sản xuất đơn chiếc
35. Lắp ráp và chế tạo một chiếc tàu thủy được hiểu là sản xuất liên tục
SAI
=> Lắp ráp và chế tạo một chiếc tàu thủy được hiểu là sản xuất theo dự án
36. Quá trình sản xuất liên tục luôn đem lại lợi ích lớn hơn quá trình sản xuất
gián đoạn
ĐÚNG

6
=> Qua trình sản xuất liên tục thường gắn liền với tự động hoá quá trình vận
chuyển nội bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Giá thành sản phẩm
thấp. Chất lượng cao và ổn định. Ít phải chỉ dẫn công việc
37. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là tổng năng suất lao động của mọi
thành viên trong doanh nghiệp
SAI
=> Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất tối đa số lượng sản phẩm trong
khoảng thời gian và điều kiện nhất định
38. Bài toán vận tải là phương pháp để hoạch định năng lực sản xuất
SAI
=> Bài toán vận tải tìm ra phương tiện vận chuyển từ nhiều điểm xuất phát đến
nhiều điểm đích sao cho nó có chi phí thấp nhất
39. Giá trị kỳ vọng bằng tiền là chỉ tiêu dùng để ra quyết định trong điều kiện
không chắc chăn khi lựa chọn công suất
SAI
=> Giá trị kỳ vọng bằng tiền là chỉ tiêu để ra quyết định trong điều kiện rủi ro
40. Chi phi cố định, chi phí biến đổi và doanh thu là những yếu tố cần đánh giá
khi phân tích hòa vốn
SAI
=> Để phân tích hòa vốn cần đánh giá chi phí cố định và chi phí biến đổi
41. Công suất hiệu quả là công suất thực tế sử dụng trong doanh nghiệp
SAI
=> Công suất hiệu quả là công suất mong đợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các
tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, ...
42. Công suất lớn luôn luôn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp có khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trưởng
SAI
=> Sử dụng công suất lớn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao và
giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thị trường

7
43. Chỉ tiêu may rủi ngang nhau được vận dụng để lựa chọn công suất có độ
mạo hiểm thấp
SAI
=> Chỉ tiêu may rủi ngang nhau được vận dụng để lựa chọn công suất có độ
mạo hiểm cao và tính chắc chắn cao (trung hòa)
44 . Chỉ có 2 cách tiếp cận phân loại công suất là công suất thực tế và công suất
thiết kế
SAI
=> Có 3 cách tiếp cận phân loại công suất là công suất thiết kế, công suất mong
đợi hay còn gọi là công suất hiệu quả và công suất thực tế
45. Mở rộng cơ sở sản xuất hiện tại được coi là định vị doanh nghiệp
ĐÚNG
=> Các hình thức định vị doanh nghiệp bao gồm:
+ Mở rộng cơ sở hiện tại
+ Duy trì năng lực sản xuất ở địa điểm hiện tại và xây dựng các cơ sở mới ở địa
điểm khác
+ Bỏ hẳn cơ sở cũ và tìm địa điểm mới
46. Hoạch định xu hướng là phương pháp dùng để định vị doanh nghiệp
SAI
=> Định vị doanh nghiệp gồm mở rộng cơ sở hiện tại, duy trì năng lực sản xuất
ở địa điểm hiện tại và xây dựng các cơ sở mới ở địa điểm khác, bỏ hẳn cơ sở cũ
và tìm địa điểm mới
47. Chọn công nghệ sản xuất áp dụng là một nội dung của định vị doanh nghiệp
SAI
=> Nội dung định vị doanh nghiệp không bao gồm lựa chọn công nghệ sản xuất
áp dụng
48. Các hình thức bố trí sản xuất cơ bản không bao gồm hình thức bố trí sản
xuất theo nhóm
ĐÚNG
=> Các hình thức bố trí sản xuất cơ bản bao gồm:
8
+ Bố trí mặt bằng theo sản phẩm
+ Bố trí theo quá trình
+ Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định
+ Bố trí mặt bằng cửa hàng
+ Bố trí mặt bằng kho hàng
+ Bố trí mặt bằng văn phòng
49. Ưu điểm của hình thức bố trí sản xuất theo quá trình không đề cập đến chi
phí sản xuất đơn vị thấp
ĐÚNG
=> Ưu điểm của hình thức bố trí sản xuất theo quá trình bao gồm:
+ Có tính linh hoạt cao về thiết bị và con người
+ Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ
+ Công việc đa dạng
50 . Mục tiêu của định vị là tìm địa điểm đặt doanh nghiệp sao cho chi phí vận
chuyển là thấp nhất
SAI
=> Mục tiêu của định vị doanh nghiệp bao gồm:
+ Tăng doanh số bán hàng, mở rộng quy mô
+ Thâm nhập, phát triển hoặc mở rộng thị trường
+ Tạo lợi thế cạnh tranh
+ Hình thành cơ cấu sản xuất đa dạng, đầy đủ
+ Khai thác lợi thế của vùng và DN
51 . Định vị doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với việc mở rộng doanh nghiệp hoặc
xây dựng doanh nghiệp mới
ĐÚNG
=> Nguyên nhân của định vị doanh nghiệp là:
+ Nhu cầu giảm nhanh hoặc không còn
+ Sự khan hiếm của các nguồn lực
9
+ Sự liên kết hoặc hợp nhất Phát triển sản phẩm mới
+ Sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư
+ Thay đổi môi trường thể chế
52 . Phân tích hòa vốn là phương pháp được sử dụng để định vị doanh nghiệp
ĐÚNG
=>N Các phương pháp được sử dụng để định vị doanh nghiệp bao gồm:
+ Phân tích chi phí theo vùng
+ Tọa độ trung tâm
+ Trọng số giản đơn
+ Phương pháp vận tải
53 . Phương pháp tọa độ trung tâm được vận dụng để đặt kho hàng trung tâm
nhằm đưa hàng hóa đến nhiều nơi có hiệu quả
ĐÚNG
=> Phương pháp tọa độ trung tâmc họn một trong những địa điểm hiện có của
doanh nghiệp để đặt nhà máy hoặc kho hàng trung tâm sao cho tổng chi phí vận
chuyển từ địa điểm trung tâm tới các địa điểm còn lại là thấp nhất
54. Bố trí mặt hàng sản xuất theo sản phẩm có tính linh hoạt thấp
ĐÚNG
=> Bố trí mặt hàng sản xuất theo sản phẩm có nhược điểm là:
+ Độ linh hoạt thấp và các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự +
Đầu tư ban đầu lớn
+ Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân
55. Phân tích tổng chi phí theo vùng là một phương pháp định tính khi đánh giá
các phương án định vị doanh nghiệp
SAI
=> Phân tích chi phí theo vùng là phương pháp định lượng chỉ ra những phạm
vi ưu tiên vùng này hơn các vùng khác căn cứ vào chi phí cố định và chi phí
biến đổi của từng vùng

10
56. Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm có tính linh hoạt thấp về thiết bị và
con người
ĐÚNG
=> Bố trí mặt hàng sản xuất theo sản phẩm có nhược điểm là:
+ Độ linh hoạt thấp và các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự +
Đầu tư ban đầu lớn
+ Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân
57. Bố trí sản xuất theo quá trình có năng suất thấp
ĐÚNG
=> Bố trí sản xuất theo quá trình phù hợp với loại hình sản xuất gián đoạn, quy
mô sản xuất nhỏ. Chủng loại sản phẩm đa dạng. Năng suất lao động thấp do có
nhiều công việc khác nhau
58. Phân tích tổng chi phí theo vùng là một phương pháp định tính khi đánh giá
các phương án định vị doanh nghiệp
SAI
=> Phân tích tổng chi phí theo vùng là một phương pháp định lượng, chỉ ra
những phạm vi ưu tiên vùng này hơn các vùng khác, căn cứ vào chi phí cố định
và chi phí biến đổi của từng vùng
59. Ưu điểm của chiến lược thay đổi mức dự trữ là đáp ứng kịp thời nhu cầu
khách hàng
ĐÚNG
=> Ưu điẻm của thay đổi mức dự trữ bao gồm:
+ Ổn định lực lượng lao động
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
+ Hạn chế sự gián đoạn trong sản xuất
60. Chiến lược thuê gia công ngoài sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập khi nhu
cầu cao
ĐÚNG

11
=> Doanh nghiệp có thể thuê gia công bên ngoài trong giai đoạn nhu cầu cao,
tạo việc làm và tăng thu nhập mà không cần tuyển và đào tạo thêm công nhân
hay đầu tư máy móc thiết bị
61. Phân bổ công việc là một nội dung của hoạch định tổng hợp
ĐÚNG
=> Phân bổ công việc là nội dung của Hoạch định lịch trình sản xuất (hoạch
định tổng hợp)
62. Chiến lược thay đổi lao động theo mức cầu có ưu điểm cho chất lượng sản
phẩm cao
SAI
=> Thay đổi lao động theo mức cầu sẽ tạo ra vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng (giảm)
63. Đặc điểm của chiến lược thay đổi mức dự trữ là sự gián đoạn trong sản xuất
thường cao
SAI
=> Vì bản chất của chiến lược này là khi nhu cầu của thị trường nhỏ hơn mức
sản xuất thì tồn kho sản phẩm. Khi nhu cầu thị trường lớn hơn mức sản xuất thì
sử dụng tồn kho để bù lượng hàng thiếu hụt. Theo chiến lược này, nhà quản trị
có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong
thời kỳ có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất. Nếu chúng ta chọn chiến lược
này chúng ta phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hoá, chi phí bảo hiểm, chi phí
quản lý, thiệt hại do hư hỏng mất mát và chi phí tăng do tăng vốn đầu tư vào dự
trữ cao hơn mức bình thường. Điều này giúp quá trình sản xuất được đảm bảo
ổn định, không có những biến đổi thất thường
64. Không cần có điều kiện gì khi áp dụng nguyên tắc Johnson phân giao công
việc cho 2 máy
SAI
=> Phương pháp Jonhson phân giao công việc cho 2 máy cần có 2 điều kiện để
áp dụng. Thứ nhất là tất cả các công việc đều phải thực hiện trên 2 máy. Thứ
hai là các công việc thực hiện kết thúc trên máy 1 trước rồi mới đến máy 2
65. Có thể áp dụng phương pháp Hungary trong mọi trường hợp tiến hành điều
độ sản xuất

12
SAI
=> Chỉ có thể áp dụng phương pháp Hungary trong 1 số trường hợp như sắp
xếp hay phân giao n công việc cho n máy hay n người
66. Trong phân tích ABC, nhóm A chiếm giá trị và số lượng thấp
SAI
=> Nhóm A gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất nhưng
nhỏ về số lượng so với tổng số hàng dự trữ
67. Hàng được đưa đến cùng một lúc là điểm giống nhau của hai mô hình dự
trữ EOQ và POQ
SAI
=> Mô hình EOQ là hàng được đưa đến cùng một lúc hoặc 1 lần, còn mô hình
POQ là hàng được đưa đến nhiều lần
68. Trong mô hình dự trữ POQ toàn bộ lượng hàng của đơn hàng được nhận
ngay trong một chuyến hàng
SAI
=> Mô hình POQ là mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa
đến liên tục, hàng được đưa đến nhiều lần hoặc khi sản phẩm vừa được tiến
hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra
69. Ở mô hình khấu trừ theo sản lượng, giá có thể thay đổi khi lượng mua tăng
lên
ĐÚNG
=> Mô hình khấu trừ theo số lượng là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi
của giá cả phụ thuộc vào khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng. Giá có thể
tăng hay giảm theo khối lượng toàn bộ hoặc từng phần
70. Điều kiện để áp dụng phương pháp dự trữ EOQ là nhu cầu gần như không
thay đổi
ĐÚNG
=> Mô hình EOQ là mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản căn cứ vào các giả định
cho trước, trong đó tỷ lệ nhu cầu gần như cố định và xác định
71. Định vị doanh nghiệp vào khu công nghệp là một xu hướng cần được vận
dụng
13
ĐÚNG
=> Định vị tại các khu công nghiệp tập trung, điểm và cụm cụm công nghiệp là
xu hướng cần được vận dụng
72. Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm định vị
doanh nghiệp
ĐÚNG
=> Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng bao gồm cả điều kiện tự nhiên
73. Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ cao
nhất của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định
ĐÚNG
=> Năng lực sản xuất được định nghĩa là năng lực và khả năng tạo ra tối đa số
lượng sản phẩm với chất lượng đạt chuẩn của một đơn vị sản xuất. Số lượng sản
phẩm này phải được tạo ra trong một khoảng thời gian giới hạn và những nguồn
lực nhất định

14

You might also like