You are on page 1of 1

TÌNH HUỐNG ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ

Ông A làm việc tại Công ty MV từ 01/01/2020 với vị trí nhân viên kỹ thuật
KCS. Ông A và Công ty MV ký HĐLĐ từ 01/01/2020 đến 31/12/2021. Sau đó
ông A tiếp tục làm việc tại Công ty và không ký thêm HĐLĐ nào nữa. Mức
lương khi có quyết định nghỉ việc có hệ số 3.19/tháng trên mức lương cơ bản
của Công ty quy định. Mức lương cơ bản là 4.500.000 đồng/tháng.

Sau Tết Dương lịch năm 2022, Công ty chuyển ông lên phòng hành
chính và không bố trí công việc rõ ràng, không thông báo rõ lý do thay đổi
công việc. Tuy nhiên, trong quá trình công tác ông A không thực hiện tốt nội
quy như: không đảm bảo giờ giấc làm việc, không chấp hành sự phân công
của quản đốc, công ty chỉ nhắc nhở bằng miệng và có biên bản ghi nhận sự
việc của quản đốc xưởng, ngoài ra không có biên bản nào khác. Ngày
05/01/2022, ông A bị quản đốc trả về phòng tổ chức để bố trí công việc khác,
tuy nhiên, Phòng tổ chức không thể bố trí công việc khác cho ông A nên đề
xuất lãnh đạo cho ông A nghỉ việc trước 45 ngày và có thông báo bằng miệng.

Ngày 18/02/2022, Công ty thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ với ông kể
từ ngày 06/01/2022. Đến ngày 28/02/2022, Công ty ra quyết định cho ông nghỉ
việc từ ngày 09/3/2022 mà không có lý do. Ông A nhận thấy bản thân không vi
phạm và cũng không có đơn xin nghỉ việc, ông cho rằng công ty chấm dứt
HĐLĐ không đúng pháp luật.

Hỏi:

- Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty với ông A
đúng hay sai? Giải thích.

- Giải quyết quyền lợi của ông A theo quy định của pháp luật hiện hành

You might also like