You are on page 1of 2

TÌNH HUỐNG

Ngày 01/8/2013, chị Tý ký hợp đồng lao động với công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Sao
Vàng. Hợp đồng lao động có một số nội dung cơ bản sau: “Vị trí việc làm: Trưởng phòng kinh
doanh, mức lương 10 triệu đồng/tháng, thời hạn hợp đồng là 48 tháng, thời giờ làm việc:
08giờ/ngày, 52 giờ/tuần...”.

Ngày 01/02/2021, Giám đốc công ty Sao Vàng phát hiện vào tháng 6/2020 chị Tý đã tự ý
chuyển nhiều đơn hàng, trong đó có một đơn hàng xuất khẩu trực tiếp trị giá 16.782 USD cho
một công ty của gia đình chị (Công ty TNHH Mai Lan ở Nam Định).

Công ty Sao Vàng cho rằng việc làm của chị Tý (tự ý chuyển các đơn hàng xuất khẩu cho
công ty của gia đình) đã gây thiệt hại cho công ty về kinh tế, vi phạm nội quy và quy chế kinh
doanh của công ty. Ngày 02/02/2021, Phó Giám đốc công ty Sao Vàng đã ra Quyết định số
303/QĐ tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng kinh doanh đối với chị Tý và yêu cầu chị Tý làm
kiểm điểm.

Câu hỏi 1: Anh (chị) có nhận xét gì về các nội dung trong hợp đồng lao động giữa công
ty Sao Vàng với chị Tý? Lý giải cho nhận xét của anh (chị)?

Câu hỏi 2: Anh (chị) có nhận xét gì về Quyết định tạm đình chỉ số 303/QĐ ngày
02/02/2021 của Công ty Sao Vàng?

Tình tiết bổ sung

Ngày 01/3/2021, chị Tý đã làm bản kiểm điểm xác nhận: Tháng 6/2020, chị đã chuyển một
đơn hàng xuất khẩu trị giá 16.782 USD cho một công ty của em rể chị tại Nam Định mà không
báo cáo Giám đốc công ty. Sở dĩ chị làm việc đó là do chị hiểu công ty đã khoán doanh số cho
phòng tự tìm khách hàng, nghĩa là hoàn thành kế hoạch xong nộp về công ty. Trong bản kiểm
điểm chị Tý đã nhận lỗi và xin chịu hình thức kỷ luật tương ứng.

Ngày 06/4/2021, Giám đốc công ty Sao Vàng ra Quyết định số 417/QĐ kỷ luật chị Tý
với hình thức là kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. Lý do công ty đưa ra là chị Tý
đã vi phạm Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 và Quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.

Ngày 27/4/2021, Giám đốc công ty Sao Vàng lại ra Quyết định số 473/QĐ kỷ luật chị Tý
theo hình thức sa thải với lý do: Mức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương là quá nhẹ do chị Tý
đã vi phạm Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 và vi phạm nội quy lao động, quy chế quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Cho rằng Quyết định kỷ luật sa thải số 473/QĐ của Giám đốc công ty Sao Vàng đối với
mình là trái quy định của pháp luật. Ngày 10/6/2021, chị Tý đã đến Văn phòng Luật sư để yêu

1
cầu anh (chị) giúp chị khởi kiện vụ tranh chấp tại Tòa án và giả sử anh (chị) là Luật sư của Văn
phòng.

Câu hỏi 3. Anh (chị) có nhận xét gì về việc xử lý kỷ luật của Công ty Sao Vàng đối với chị
Tý trong trường hợp trên?

Tình tiết bổ sung

Ngày 15/6/2021, chị Tý làm đơn khởi kiện đến Tòa án với các yêu cầu sau: (1) Tòa án
tuyên Quyết định số 473/QĐ là trái pháp luật và buộc công ty phải hủy Quyết định đó; (2) Tòa
án buộc công ty Sao Vàng phải thanh toán cho chị tiền lương trong những ngày chị không được
làm việc; (3) Tòa án buộc công ty Sao Vàng phải bồi thường tổn thất tinh thần cho chị do công
ty Sao Vàng đã sa thải trái luật.

Câu hỏi 4. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp trong vụ kiện trên?

Tình tiết bổ sung

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho chị Tý cho rằng: Lời
khai của chị Tý và lời khai của công ty Sao Vàng thì việc chị Tý đã tự ý chuyển các đơn hàng
trong đó có 01 đơn hàng trị giá 16.782 USD là khách hàng quen của công ty về cho công ty là
em rể chị tại Nam Định diễn ra vào tháng 6/2020. Đến ngày 27/4/2021, công ty mới ra Quyết
định sa thải đối với chị Tý là đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Câu hỏi 5. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Vì sao?

You might also like