You are on page 1of 1

Mobile / Zalo / Viber: 0912 842 224 Thích 43K Chia sẻ 394 

Hướng dẫn Mở tài Cách xem bảng giá Ủy thác Đầu tư CK Nhập mã chứng khoán...
 khoản Chứng khoán  Chứng khoán  hiệu quả
Thứ Ba, ngày 28/8/2018 09:37:42 AM

Trang chủ Chứng khoán Tin tức Tổng quan về TTCK Kỹ năng ĐTCK Phân tích CK Nhận định TTCK CK Phái sinh Hướng dẫn mở TK Tuyển dụng

Nhận định thị trường chứng Thêm 6 cổ phiếu không đủ Nhận định về thu chi ngân Tổng giá trị XK cá tra giảm
khoán phái sinh ngày điều kiện giao dịch ký quỹ sách Nhà nước 11 tháng 10,4% n/n trong 10T/15
22/08/2018 trên HOSE năm 2015

Trang chủ → Kỹ năng đầu tư Chứng khoán  THỨ SÁU, 16/06/2017 - 11:23
ĐỌC NHIỀU NHẤT BÌNH CHỌN

Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả: Đầu tư theo đà tăng trưởng
Lượt xem: 1316603 - Ngày: 16/06/2017 1 Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán,
hướng dẫn cách chơi chứng khoán
Thích 43K Chia sẻ 43K Email Chia sẻ
cho người mới bắt đầu

Chào các bạn! 2 Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng


khoán
Để đầu tư chứng khoán thành công được hay không thì các bạn cần trang bị cho mình một chiến lược đầu tư, bao gồm từ việc lựa
chọn cổ phiếu, thời điểm mua, thời điểm bán và việc quản trị danh mục đầu tư của mình như thế nào…Trong bài viết này, Nhật
Cường xin giới thiệu đến các bạn và các nhà đầu tư (NĐT) một phương pháp, một chiến lược đầu tư chứng khoán rất hiệu quả – đó
3 Phương pháp đầu tư chứng khoán
hiệu quả: Đầu tư theo đà tăng trưởng
chính là phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng.

Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
4 Hướng dẫn cách xem Bảng giá Chứng TOP
Cách mở tài khoản chứng khoán khoán

Ủy thác đầu tư chứng khoán

5 Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng


khoán chuyên nghiệp, hướng dẫn
cách đầu tư chứng khoán online

6 Các câu hỏi thường gặp đối với


những người đang muốn tìm hiểu về
chứng khoán

7 Cổ tức và cách tính giá điều chỉnh của


cổ phiếu trong ngày GDKHQ (Giao
dịch không hưởng quyền)

8 Ủy thác Đầu tư Chứng khoán

9 Hướng dẫn Quy định Giao dịch của


sàn HOSE và HNX

10 Tổng quan về TTCK Việt Nam: 15 năm


hình thành và phát triển

11 Danh sách các mã cổ phiếu đang niêm


yết
Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả: Đầu tư theo đà tăng trưởng. Ảnh: Nguồn Internet

Phần 1: Giới thiệu phương pháp:


12 Video hướng dẫn cách đầu tư chứng
khoán, hướng dẫn cách giao dịch
Như chúng ta đã biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều chiến lược và trường phái đầu tư khác nhau như chiến lược đầu tư theo chứng khoán Online
phân tích kỹ thuật, chiến lược đầu tư để hưởng cổ tức hay đầu tư giá trị, chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng…Các chiến lược trên
đều mang lại thành công, tuy nhiên việc lựa chọn chiến lược nào để mang lại hiệu quả đối với mỗi NĐT là khác nhau và theo như
13 Vai trò của Thị trường Chứng khoán
thống kê trên thế giới thì NĐT cá nhân là phù hợp nhất với chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng và chiến lược này đã được kiểm
nghiệm là thành công cho đa số các NĐT cá nhân. Lý do tại sao? Nhật Cường xin giải thích cụ thể như sau:

Thứ nhất, đà tăng trưởng ở đây không phải là các cổ phiếu đã tăng quá nhiều mà đà tăng trưởng ở đây chính là các cổ phiếu 14 Những bước đầu tiên để tiến hành đầu
tư chứng khoán
đang có quán tính tăng mạnh.
Thứ hai, những cổ phiếu tăng trưởng mạnh chính là những cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của thị trường nên những cổ phiếu này
thường mang lại hiệu quả cao hơn thị trường chung và giúp cho NĐT cá nhân chủ động hơn thị trường. Qua đó giúp cho NĐT, 15 Chơi chứng khoán cần ít nhất bao
nhất là NĐT cá nhân không bị cuốn theo thị trường chứ không bị động theo đám đông như kiểu hôm nay thấy thị trường khỏe thì nhiêu tiền?

nhao theo sóng hoặc hôm sau thấy thị trường xuống lại nhao ra bán. Nếu chúng ta tập trung vào nhóm cổ phiếu có đà tăng
trưởng mạnh nhất thì chúng ta chủ động hơn thị trường chung, tức là những cổ phiếu này bao giờ cũng hoạt động trước thị
trường, chạy trước thị trường và xuống sau thị trường, thậm chí khi thị trường đã đảo chiều đi xuống rồi thì những cổ phiếu có
đà tăng trưởng mạnh này chưa xuống ngay và phải một thời gian sau mới xuống. Điều đó sẽ giúp cho các NĐT khi đầu tư vào
nhóm các cổ phiếu này sẽ xuất phát sớm hơn khi thị trường tăng và ở đoạn sau khi thị trường đi xuống sẽ giữ được lâu hơn vì Đầu Tư Cổ Phiếu
có độ trễ hơn do cổ phiếu nhóm này xuống chậm hơn qua đó giúp cho NĐT hành động hiệu quả hơn. Thích Trang 37K lượt thích

Thứ ba, trong một đà tăng thì khi chúng ta mua cao chúng ta sẽ bán được giá cao hơn và những người mua từ giá cao hơn này
sẽ bán được giá cao hơn nữa. Rõ ràng đa số các NĐT khi tham gia vào một cuộc chơi trong thị trường uptrend (đi lên) thì đều Hãy là người đầu tiên trong số bạn bè của
có ăn nhưng khi thị trường downtrend (đi xuống) thì đa số đều mất tiền. Chính vì lý do như vậy nên chiến lược đầu tư theo đà bạn thích nội dung này

tăng trưởng không những đã được thống kê là thành công ở TTCK Việt Nam mà trên toàn thế giới chiến lược đầu tư này đã
được kiểm nghiệm là mang lại thành công cho đa số NĐT, nhất là đối với NĐT cá nhân.

Bất kỳ một chiến lược đầu tư nào thì cũng đều có ba bước như sau: MÃ CỔ PHIẾU

Thứ nhất là chúng ta phải tìm ra được một danh mục đầu tư.
Thứ hai là phải chọn được thời điểm đầu tư. AAA ACB ACV BCI BID BMP BVH
Thứ ba là chúng ta phải quản trị được danh mục đó (Kiểm soát lãi/lỗ).
CII CKPS CSM CTD CTG CTI CVT
1/ Chọn danh mục đầu tư:
DGW DHG DPM DQC DRC DXG
Trên TTCK Việt Nam hiện nay có hơn 1.350 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu hàng ngày thường đều có những thông tin tốt, xấu riêng. Chúng
ta nên nhìn bao quát tổng thể các cổ phiếu này hơn là việc chỉ tập trung sự chú ý vào một vài mã cụ thể. Chiến lược đầu tư theo đà EIB FCN FMC FPT GAS GMD
tăng trưởng là chúng ta phải đầu tư vào các cổ phiếu nào mà đang có đà tăng tốt nhất thị trường. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách
nào để tìm ra các cổ phiếu đó và lý do tại sao lại nên đầu tư vào các cổ phiếu như vậy. Mọi người đều có thể biết không phải ngẫu GTN HAG HBC HCM HDB HHS HPG
nhiên mà một cổ phiếu tự nhiên lại có đà tăng mạnh, đà tăng mạnh xuất hiện bởi vì cổ phiếu này có lực mua tốt, lực gom mạnh và
chính lực gom đó không phải tự nhiên mà có. Người ta bỏ tiền ra để mua gom chắc chắn phải có một lý do nào đó. Có thể là vì yếu tố
HSG HT1 HVG HVN IMP KBC KDC
KDH KSB LDG MBB MSN MWG
cơ bản của doanh nghiệp đó tốt, có thể là triển vọng sắp tới sẽ rất tiềm năng, có thể là cổ phiếu đó đang được định giá hấp dẫn và
cũng có thể là đội lái đang gom hàng. Bất kỳ một lý do nào đó cũng giúp cho hành động và việc gom hàng này là có mục đích và nếu
chúng ta tham gia vào một cuộc chơi mà có mục tiêu, mục đích rõ ràng (nhất là đang ở trong pha tăng) thì chúng ta sẽ nhanh chóng NKG NLG NT2 NVL PAC PAN PHR
đạt được lợi nhuận hơn so với tất cả các phương pháp khác.
PLX PNJ PPC PTKT PVD PVI
2/ Thời điểm để đầu tư:
PVS PVT QNS REE SAB SABECO
Khi bạn đã tìm được ra danh mục cổ phiếu để đầu tư như vậy rồi bước tiếp theo là bạn phải chọn ra được thời điểm thích hợp để áp
dụng phương pháp này sao cho hạn chế được rủi ro nhất: SBT SCR SSI STB STK TCM TDH

Thứ nhất, khi một cổ phiếu đang giao dịch trong vùng tích lũy tốt sẽ ít rủi ro. VCB VGC VHC VIC VJC VNM
Thứ hai, khi một cổ phiếu đã tích lũy đủ về lượng rồi thì sẽ có cơ hội rất cao bứt phá lên phía trước. Điều đó giúp chúng ta
VPB VSC
nhanh chóng kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn.

3/ Quản trị danh mục đầu tư (Kiểm soát lãi/lỗ):


Bất kể một chiến lược đầu tư nào cũng không bao giờ mang lại thành công 100%. Nhật Cường cho rằng một danh mục đầu tư với
xác suất thành công là 60-70% đã là tốt rồi. Nhưng nếu bạn không biết quản trị tốt lãi/lỗ danh mục đầu tư của mình thì bạn sẽ thất
bại.

Nhật Cường lấy ví dụ, nếu bạn có một danh mục đầu tư với xác suất thành công là 60%, có nghĩa là khi bạn mua 10 mã cổ phiếu
trong đó có 6 mã có lãi và 4 mã bị lỗ (đây là một danh mục đầu tư theo Nhật Cường đánh giá là khá thành công). Tuy nhiên, mỗi mã
có lãi với lợi nhuận trung bình là 5%, 6 mã sẽ là: 6 x 5 = 30%. Nhưng mỗi mã bị lỗ với mức lỗ trung bình là -10%, thì 4 mã sẽ là: 4 x
(-10) = -40%. Như vậy cộng lại cả danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: 30+ (-40) = -10%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn đã bị
lỗ 10%. Đây là một ví dụ điển hình về một danh mục đầu tư thành công nhưng do quản trị rủi ro không tốt nên dẫn đến kết quả là vẫn
bị thua lỗ.

Nhưng ngược lại, nếu bạn có một danh mục đầu tư chỉ với xác suất thành công là 30%, có nghĩa là khi bạn mua 10 mã cổ phiếu
trong đó có 3 mã có lãi (với mức lãi trung bình 10% mỗi mã) và 7 mã bị lỗ (nhưng chỉ để lỗ dừng lại ở 3% mỗi mã) thì cộng lại cả
danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: (3×10)+ (7x(-3)) = 9%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn vẫn lãi 9%. Như vậy, cho dù xác
suất đầu tư của bạn chỉ thành công ở mức 30% nhưng bạn vẫn chiến thắng. Có nghĩa là bạn nên đặt kỳ vọng lợi nhuận phải gấp tối
thiểu 3 lần rủi ro thua lỗ mà bạn chấp nhận thì bạn mới mong có cơ hội chiến thắng được thị trường. Khi xây dựng một danh mục đầu
tư, nếu bạn đặt mức rủi ro chấp nhận thua lỗ của mỗi cổ phiếu là -5% thì kỳ vọng lợi nhuận mà bạn mong muốn ở cổ phiếu đó phải là
15%. Nếu kỳ vọng lợi nhuận của bạn là 20% thì mức độ chấp nhận rủi ro cho phép để tối đa ở mức -7%. Ngoài ra, việc dừng lỗ kịp
thời cũng giúp cho bạn không bao giờ rơi vào những tình huống quá nghiêm trọng. Nhật Cường thích câu nói “Cắt lỗ không bao giờ
là sai”. Vì một khi cổ phiếu đã mất tới 50% giá trị thì nó phải tăng lại đúng 100% mới hòa được vốn, khi một cổ phiếu mất tới 75% giá
trị thì nó phải tăng lại 300% mới trở lại được giá trị ban đầu. Mà trên TTCK, việc tìm ra được một cổ phiếu tăng 100% là cực kỳ khó
khăn chứ chưa nói đến tăng 300%.

Chính vì vậy, trong ba bước trên là: Tìm danh mục đầu tư, thời điểm đầu tư và quản trị danh mục đầu tư (kiểm soát lãi/lỗ) thì Nhật
Cường cho rằng việc kiểm soát tốt lãi/lỗ của danh mục đầu tư là yếu tố quan trọng nhất. Vì xác suất đầu tư thành công của các NĐT
là khác nhau, nên việc kiểm soát lỗ của các NĐT là khác nhau.

Có rất nhiều bạn chia sẻ với Cường là: “Tôi đọc sách, sách nào cũng dạy là mức cắt lỗ (cutloss) nên để từ mức -7% đến -10% là phải
cắt”. Đồng ý, cắt lỗ -7% đến -10%. Nhưng Cường hỏi ngược lại các bạn ấy là: “Thế mỗi lần đúng các bạn lãi được bao nhiêu?” các
bạn trả lời là trong lịch sử từ trước tới giờ khi tham gia TTCK các bạn lãi nhiều nhất chỉ 7% thôi. Cường hỏi tiếp, “thế bình quân khi
mua 10 mã, bạn đúng được bao nhiêu mã?” Các bạn trả lời là mua 10 mã thì chỉ đúng được 4 mã. Cường bảo luôn: “Thế bạn đi kinh
doanh chứng khoán làm gì”. Mua 10 mã, đúng 4 mã, sai 6 mã không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng vấn đề là 6 mã sai thì
cắt lỗ ở -7% đến -10%. Còn 4 mã đúng thì lãi chỉ cao nhất chỉ là 7%. Như vậy, tổng kết lại là các bạn đang đi làm từ thiện trên TTCK
rồi.

Có thể thấy, không chỉ riêng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng, mà ở chiến lược đầu tư nào chăng nữa thì chúng ta đều phải
kiểm soát tốt mức lãi/lỗ của danh mục đầu tư. Tức là bạn phải biết khả năng của bạn đang ở đâu. Mỗi cơ hội đúng của bạn, làm tốt
nhất bạn lãi được bao nhiêu %? Nếu là lãi được 10% ở mỗi cơ hội thì với 10 cơ hội của bạn (giả sử đúng được 5, sai 5 – tương ứng
với xác suất đầu tư thành công là 50%) thì mức kiểm soát lợi nhuận của bạn phải gấp ít nhất 2 lần rủi ro. Có nghĩa là cứ cổ phiếu nào
khi bạn mua về tài khoản mà lỗ 5% là bạn phải cắt lỗ. Bạn không cần biết phía sau là như thế nào, cứ chạm ngưỡng cắt lỗ là bạn cắt.
Còn với các bạn khác, với biên lợi nhuận có được thấp hơn, chỉ là 7%/mỗi lần đúng chẳng hạn, với xác suất đầu tư thành công là
40% (4 mã đúng, 6 mã sai) thì khi cổ phiếu mua về tài khoản mà sai thì cổ phiếu lỗ -3% là bạn đã phải cắt lỗ rồi. Tức là bạn phải kiểm
soát lãi lỗ rất là chủ động, nó phụ thuộc vào khả năng của mỗi người.

Như vậy, đọc qua phần 1 bài viết này, Nhật Cường muốn các bạn thống kê lại là qua 10 lần giao dịch gần nhất, bình quân bạn đúng
bao nhiêu cơ hội, sai bao nhiêu cơ hội và bình quân với những lần đúng của bạn là được bao nhiêu %? Từ đó, bạn sẽ biết được là
mỗi lần sai thì lỗ bao nhiêu % là bạn phải cutloss. Mỗi người có một ngưỡng cutloss khác nhau, không có ai là giống ai cả. Đó chính
là bài toán quản trị rủi ro mà Nhật Cường muốn đề cập với các bạn trong chiến lược đầu tư tăng trưởng.

Phần tiếp theo, Nhật Cường sẽ đi vào chi tiết cách sử dụng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng.

Phần 2: Hướng dẫn cách sử dụng

Hiện tại, Nhật Cường biết đến một công cụ có thể đánh giá mỗi cổ phiếu ra thành hệ thống các điểm số khác nhau (được chiết xuất
ra file excel) giúp cho NĐT tạo lập được một danh mục theo đúng chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng.

Top 25 cổ phiếu được đánh giá mạnh nhất thị trường ngày 02/06/2016

Các điểm số này được đánh giá dựa trên sự so sánh tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn với nhau. Qua đó cho thấy được cổ
phiếu nào đang có đà tăng tốt, cổ phiếu nào đang có trạng thái tích lũy tốt nhất, cổ phiếu nào có thanh khoản tốt, cổ phiếu nào có vốn
hóa tốt, cổ phiếu nào có điểm cơ bản tốt (điểm cơ bản được xây dựng ở đây dựa trên các chỉ số P/E, P/B, ROE, ROA..), cổ phiếu
nào có điểm tổng hợp tốt (tổng hợp cả 5 tiêu chí đà tăng, tích lũy, thanh khoản, cơ bản, vốn hóa), % wash out thể hiện từ đầu sóng
cổ phiếu đã lên được nhiều hay chưa. Vì đây là phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng, tuy nhiên nếu chúng ta theo đuổi những
cổ phiếu đã có sóng chạy quá xa rồi thì rõ ràng độ rủi ro sẽ lớn và với độ cao như vậy thì điểm tin cậy có cao hay không.

Giá khuyến nghị cho NĐT biết được vùng nào nên mua, vùng nào nên bán. Qua đó giúp cho các NĐT quản trị tốt được lãi/lỗ danh
mục đầu tư của mình là lợi nhuận gấp hai lần rủi ro.

Như vậy, đây là một hệ thống đánh giá, so sánh tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn với nhau theo các tiêu chí như Nhật Cường
vừa nêu, hệ thống này giúp cho NĐT xây dựng được danh mục đầu tư phù hợp với mình. Tức là hàng ngày các NĐT sẽ chọn lựa ra
được nhiều cổ phiếu theo các tiêu chí khác nhau tùy theo sở thích của NĐT. Có NĐT thì thích cổ phiếu có đà tăng tốt, có NĐT thì
thích cổ phiếu tích lũy tốt, có nhà đầu tư lại thích thanh khoản cao, có NĐT lại thích những cổ phiếu mới tăng (từ đầu sóng) …

Chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng là sự tổng hợp của cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phương pháp này giúp cho
NĐT chọn lựa ra được cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung. Do đó, khi thị trường có xu hướng đi lên nó cực kỳ hiệu quả trong việc
giúp cho NĐT chọn ra đc các cổ phiếu mạnh và khi thị trường đi xuống sẽ hạn chế được tối thiểu rủi ro cho NĐT.

Các cổ phiếu đều được đánh giá dựa trên điểm tổng hợp. Điểm tổng hợp của mỗi cổ phiếu dựa trên 5 tiêu chí: Đà tăng, Tích lũy,
Thanh khoản, Vốn hóa, Cơ bản. 5 tiêu chí này đã được định lượng ra điểm số cụ thể sau từng phiên giao dịch.

Nhật Cường xin giải thích qua về 5 tiêu chí trên:

1. Điểm Đà tăng: Thể hiện sức mạnh và sức bật của cổ phiếu. Điểm đà tăng càng cao thì điểm tích lũy càng giảm.
2. Điểm Tích lũy: Là quá trình cổ phiếu đang tạo nền. Điểm tích lũy càng cao thì cổ phiếu đó càng an toàn và khả năng tăng giá
của cổ phiếu đó càng sớm diễn ra.
3. Điểm Thanh khoản: Cổ phiếu nào dễ mua bán hơn thì điểm cao hơn.
4. Điểm Vốn hóa: Cổ phiếu nào có tầm ảnh hưởng đến thị trường chung hơn.
5. Điểm Cơ bản: Cổ phiếu nào có chỉ số đẹp hơn.

Ngoài ra, còn 1 số tiêu chí đáng chú ý nữa là:

Nền giá: Cổ phiếu nào có độ nén giá chặt hơn.


% Từ điểm Wash out: Cổ phiếu đã tăng được bao nhiêu % kể từ đầu sóng.
Giá mua cao nhất: Vùng giá thích hợp để mua vào khi cổ phiếu đang giao dịch ở dưới giá mua cao nhất. Tuy nhiên, giá cổ
phiếu vẫn có thể giảm về vùng giá cắt lỗ.
Giá bán cao nhất: Vùng giá thích hợp để bán ra khi cổ phiếu đang giao dịch ở trên giá bán cao nhất. Tuy nhiên, giá cổ phiếu
vẫn có thể tiếp tục tăng.
Giá cắt lỗ: Nên tuân thủ nguyên tắc bán cắt lỗ khi giá cổ phiếu vi phạm giá cắt lỗ.
Giá mua cao nhất/Giá đóng cửa (%): Trong ngoặc màu đỏ ( ) là giá đóng cửa phiên liền trước đã vượt giá mua cao nhất (tính
theo %). Màu xanh là giá đóng cửa phiên liền trước vẫn đang ở dưới giá mua cao nhất.

Danh mục Nhật Cường chọn ra 4 mã để mua ngày 02/06/2016

Nhật Cường lấy ví dụ cụ thể danh mục đầu tư mà Cường thực hiện mua từ ngày 02/06/2016 (các bạn có thể kiểm chứng danh mục
tại cuối bài viết Tại đây) đến ngày 10/06/2016, chỉ mới qua 8 ngày, nhưng bình quân lợi nhuận của mỗi cổ phiếu (hay tính chung
của cả danh mục) đã là 4.3%. Trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 1.7%. Điều đó cho thấy danh mục mà Nhật Cường đầu tư theo
phương pháp đà tăng trưởng đã tăng mạnh hơn 1.5 lần thị trường chung, cá biệt có mã KSB với đà tăng tốt, tích lũy tốt đã tăng 9.5%
chỉ sau 8 ngày và tăng gấp hơn 5 lần thị trường chung. Chỉ có 1 cơ hội bị lỗ là mã SVC -1,8% (Cường đã cắt lỗ mã này ngày
07/06/2016 – các bạn kiểm chứng Tại đây).

Như vậy, với việc kiểm soát lợi nhuận/rủi ro như thế này và theo một phương pháp bộ lọc như trên thì xác suất thành công các bạn
có thể thấy là tương đối cao.

Top 25 cổ phiếu được đánh giá mạnh nhất thị trường ngày 02/06/2016

Bây giờ ta cùng phân tích chi tiết hai cơ hội đúng nhiều nhất là KSB và VCS. Ví dụ là KSB (Xếp hạng thứ 7 trong bảng Top 25
cổ phiếu ở trên). Nhìn vào bảng hệ thống điểm số ở trên (vào thời điểm ngày 02/06/2016), bạn có thể thấy điểm tổng hợp là 8.7 điểm,
đà tăng 9.5 điểm, tích lũy 9.5 điểm, thanh khoản 9.4 điểm, vốn hóa 8.3 điểm, cơ bản 6.8 điểm. % Wash out (mới lên từ đầu sóng)
19.2%, có giá khuyến nghị mua cao nhất là không quá 52.3 và giá culoss (nếu mua sai – bị fail) là 49.9. Rõ ràng tại thời điểm ngày
02/06/2016 bạn có thể thấy là hệ thống đầu tư theo đà tăng trưởng này khác rất nhiều so với các hệ thống tư vấn khác, giúp cho
NĐT tránh bị mua đuổi, có nghĩa là khi chúng ta đã có các tiêu chí rõ ràng như vậy thì chúng ta xuất phát từ những điểm mà cổ phiếu
chưa chạy, tức là các cổ phiếu đã tích lũy đầy đủ về lượng rồi và chỉ chờ sự bùng nổ về chất.

Đồ thị cổ phiếu KSB ngày 02/06/2016. Nguồn: Amibroker

Nếu theo những tín hiệu phân tích kỹ thuật truyền thống thì rõ ràng vào ngày 02/06/2016 chúng ta chỉ thấy được rằng cổ phiếu KSB
đang đi ngang, nên chắc chắn nhiều bạn theo trường phái đầu tư kỹ thuật thì phải chờ đợi các tín hiệu bùng nổ mới vào mua. Rõ
ràng là theo trường phái phân tích kỹ thuật thì biên lợi nhuận của bạn ít hơn và độ rủi ro cao hơn.

Đồ thị cổ phiếu KSB ngày 10/06/2016. Nguồn: Amibroker

Qua đó có thể thấy được rằng với việc sử dụng các tiêu chí rõ ràng như trong bộ lọc trên thì chúng ta xuất phát từ rất sớm, xuất phát
khi các cổ phiếu còn đang trong vùng tích lũy và sau đó gặt hái được hiệu quả.

Cơ hội thứ hai là VCS cũng tương tự như vậy (Xếp hạng thứ 15 trong bảng Top 25 cổ phiếu ở trên), ngày 02/06/2016 VCS chưa có
chỉ báo kỹ thuật nào cho thấy tín hiệu để mua.

Đồ thị cổ phiếu VCS ngày 02/06/2016. Nguồn: Amibroker

Thậm chí, nhiều bạn còn nghĩ VCS đang giao dịch trên vùng đỉnh và sắp điều chỉnh. Nhưng theo bộ lọc trên chúng ta lại nhìn thấy
điểm mua. Ở thời điểm đó (ngày 02/06/2016), điểm tổng hợp của VCS là 8.4, đà tăng 9.0 điểm, tích lũy 8.2 điểm, nền giá tuần 9.8
điểm, nền giá tháng 6.8 điểm và giá thị trường của VCS tời điểm đó là 92.4 vẫn đang ở dưới giá mua cao nhất mà hệ thống khuyến
nghị là 98.3. Tức là, hệ thống giúp bạn giao dịch rất chủ động, chỉ cần có tiêu chí là bạn sẽ có cơ hội và có cơ hội là bạn có thể mua
từ vùng tích lũy có độ rủi ro là rất thấp.

Đồ thị cổ phiếu VCS ngày 10/06/2016. Nguồn: Amibroker

Có một cơ hội bị sai là SVC, bạn có thể thấy là kể cả sau đấy có sai thì khi hàng về tài khoản, Nhật Cường cũng không bị lỗ nhiều.
Nếu Nhật Cường giữ thêm một hôm nữa thì SVC lại tăng giá trở lại và Cường sẽ không bị lỗ nhưng theo đúng nguyên tắc của
Cường, Cường cắt lỗ khi SVC giảm gần 2%.

Các bạn thấy rằng nếu chúng ta theo các tiêu chí của bộ lọc thì điểm mua rất chủ động và bạn không phải bị mua đuổi, không cần
phải chờ đến điểm break…Mặt khác, các NĐT đều biết tất cả trường phái đầu tư đều không thể đúng 100%. Trong trường hợp bạn
mua một cổ phiếu theo trường phái break, với xác suất thành công là 50% (10 cơ hội: đúng 5, sai 5). Nếu là sai, với một điểm break
sau khi bạn mua cách vùng tích lũy khoảng 5-6% thì rủi ro phải đối mặt sẽ là rất lớn. Trong khi đấy, nếu bạn mua trong vùng tích lũy
thì kể cả khi sai, bạn cũng không gặp phải những rủi ro quá lớn. Như vậy, rõ ràng là việc xây dựng cho NĐT một danh mục đầu tư
như trên sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều, khi ấy bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong việc giao dịch mà không cần phải nghe, hóng
thị trường, bạn không cần phải đi quá sâu vào việc phân tích cổ phiếu này như thế nào. Tất nhiên, với mỗi thời điểm mà chúng ta có
thể kết hợp với những thông tin vĩ mô cộng với cả các yếu tố cơ bản như Nhật Cường phân tích trên website thì bạn có thêm các yếu
tố để cộng hưởng và giúp bạn tự tin hơn rất nhiều tại thời điểm mua, bất chấp lúc đó thị trường chung diễn biến như thế nào. Vì bạn
biết rằng cổ phiếu đó đang hiệu quả hơn thị trường chung và mạnh hơn thị trường chung rất nhiều lần nên không có lý do gì khiến
bạn phải nhìn thị trường để trading cổ phiếu đó. Thậm chí, chúng ta phải tự tin là cổ phiếu trong bộ lọc đó xuất phát trước thị trường
và khi thị trường điều chỉnh chưa chắc cổ phiếu đó đã điều chỉnh theo vì có các tiêu chí tốt hơn so với thị trường chung.

Kết luận lại, để xây dựng một chiến lược đầu tư dễ dàng như Nhật Cường vừa chia sẻ cũng không phải là đơn giản vì phương pháp
này vừa đem lại hiệu quả cao mà lại dễ dàng sử dụng. Nếu NĐT nào muốn sử dụng phương pháp này xin vui lòng liên hệ với Nhật
Cường. Phương pháp này đã được Nhật Cường sử dụng hơn một năm qua cho tất cả các khách hàng của Nhật Cường và đã gặt
hái được rất nhiều thành công trong thời gian vừa rồi. Hệ thống điểm số này hàng ngày được Nhật Cường cung cấp cho khách hàng
để giúp cho NĐT quyết định hôm nay NĐT nên làm gì và danh mục cổ phiếu nào là danh mục cổ phiếu cần chú ý, chuẩn bị cho
những pha tăng trưởng mới. Các NĐT đã được Nhật Cường trang bị cho một công cụ rất hữu ích và trong thời gian sắp tới Nhật
Cường sẽ tiếp tục xây dựng các gói chiến lược đầu tư khác như chiến lược đầu tư ăn cổ tức, chiến lược theo đầu tư giá trị và các
chiến lược khác để mang lại thành công cho các NĐT.

Thông tin chi tiết NĐT vui lòng liên hệ với Nhật Cường. Nhật Cường luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Phan Nhật Cường – Chuyên viên tư vấn chứng khoán cao cấp.

Điện thoại / Facebook / Viber: 0912842224 / 0982842224

Skype: dautu.cophieu

Email: dautucophieu68@gmail.com

Website: dautucophieu.net

Nguồn: Hsc

Từ khóa: CÁCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ THEO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

BÌNH LUẬN(0)

1 bình luận Sắp xếp theo Mới nhất

Thêm bình luận...

Lâm Ngọc Mai


Cường cho mình hỏi là trong khi thị trường đi xuống như vụ Bầu Kiên hay Biển Đông thì phương pháp này có còn hiệu
quả hay không?
Thích · Phản hồi · 5 · 1 năm

Phan Nhật Cường


Về câu hỏi của bạn Phan Nhật Cường xin trả lời như sau:
Thứ nhất là bất kể một phương pháp đầu tư nào khi mà thị trường gặp phải rủi ro như bạn đưa ra thì đều giảm
hết. Không phải chỉ phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng mà cả phương pháp đầu tư giá trị hay phương
pháp đầu tư theo trường phái kỹ thuật, hay phương pháp đầu tư hưởng cổ tức... nếu gặp phải tình huống như
bạn đưa ra thì cũng cắm đầu liên tục. Khi mà khủng hoảng xảy ra thì tất cả các cổ phiếu đều giảm hết chứ không
riêng một cổ phiếu nào cả.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu là trong phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng này, các điểm số… Xem thêm
Thích · Phản hồi · 90 · 1 năm

Plugin bình luận trên Facebook

CÁC TIN LIÊN QUAN

Xu hướng “Sideway Up” là gì?(22/08/2018)

17 tố chất để thành công cho một nhà đầu tư chứng khoán(16/04/2018)

Phương pháp Đầu tư mới “Low Risk High Return – Rủi ro thấp Lợi nhuận cao”(29/01/2018)

Ủy thác Đầu tư Chứng khoán(16/06/2017)

Cổ tức và cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ (Giao dịch không hưởng quyền)(16/06/2017)

Nhóm cổ phiếu LargeCaps, MidCaps, SmallCaps là gì?(16/06/2017)

ĐỐI TÁC  

PHAN NHẬT CƯỜNG THÔNG TIN CHUNG HƯỚNG DẪN ĐT THÔNG TIN CK

Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp Nhận định TTCK Hướng dẫn ĐTCK Chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0912 842 224 / 0982 842 224 Phân tích Cổ phiếu Kỹ năng ĐTCK Doanh nghiệp
Skype: dautu.cophieu - dautucophieu68@gmail.com Tư vấn Đầu tư Cách Mở Tài khoản Tài chính
 HSC - Tầng 21 VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, HN Ủy thác Đầu tư Cách đọc Bảng giá Thế giới
 SSI - Số 1C Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN Tuyển dụng NS Phân tích Cơ bản Phân tích kỹ thuật
 HSC - Số 436 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM
 www.dautucophieu.net

Đầu tư Cổ phiếu - Phân tích Chứng Khoán Online

You might also like