You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO TÓM TẮT


ỦY BAN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Chủ đề 6: Ưu tiên thu hút thêm đầu tư nước ngoài mở rộng


lĩnh vực khai khoáng

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thùy Trang


Học phần: Nhập môn kinh tế chính trị quốc tế
Mã học phần: ITS1153
Thành viên: Vũ Quế Hương – 21031643
Đặng Thị Mạnh – 21031655
Khúc Triệu Vy – 21031689

Hà Nội, tháng 5 năm 2023


ỦY BAN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

BÁO CÁO PHIÊN THẢO LUẬN


THU HÚT FDI VÀO KHAI KHOÁNG
Thứ ba, ngày 29 tháng 5 năm 2023

Là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các
mỏ quặng kim loại, quốc gia D có thế mạnh trong khai thác và xuất khẩu các sản
phẩm từ quặng và một phần lớn nguồn thu ngân sách quốc gia đến từ việc xuất
khẩu khoáng sản thô hoặc sơ chế. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, do sự
sụt giảm nhu cầu trên thị trường thế giới dưới tác động của khủng hoảng kinh tế,
doanh thu từ ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh. Trước tình hình trên,
Ủy ban đã được lắng nghe những quan điểm của hai nhóm với hai hướng đi khác
nhau về việc thu hút FDI:
- Nhóm thứ nhất cho rằng nên ưu tiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào để nâng cao năng suất, hiệu quả của các mỏ đang có cũng như
thúc đẩy việc khai thác các mỏ mới.
- Nhóm thứ hai phản đối ý kiến này trên cơ sở phân tích các tác động về
kinh tế, xã hội và môi trường của ngành công nghiệp này và khuyến nghị
ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Theo đó, những quan điểm và phản biện giữa hai nhóm về vấn đề nói trên
đã được Ủy ban tóm tắt lại như sau:

1. Nhóm ủng hộ cho rằng nên ưu tiên thu hút FDI vào khai khoáng:
Để bảo vệ quan điểm của mình, nhóm đã nêu lên tầm quan trọng của khai
khoáng đối với quốc gia D và tương lai triển vọng của ngành này. Những luận
điểm được nhóm đưa ra bao gồm:
Luận điểm 1: Ngành công nghiệp khai khoáng là nguồn lực và thế mạnh
của quốc gia
Luận điểm 2: Ngành công nghiệp này vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu
trong tương lai
Luận điểm 3: Ngành công nghiệp này có tiềm năng tăng trưởng kinh tế
rất to lớn
Trong quá trình thảo luận, nhóm chuyên gia cũng đã phát biểu rằng đất
nước ta có nguồn tài nguyên và lợi thế sẵn có về tài nguyên, cùng với việc vừa
bước ra từ khủng hoảng do đó việc ưu tiên thu hút FDI để đầu tư vào ngành công
nghiệp này sẽ đóng vai trò quan trọng để vực dậy nền kinh tế nước nhà và khắc
phục những khó khăn.

2. Nhóm phản đối cho rằng nên ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực
khác của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp năng lượng tái tạo
Để bảo vệ cho quan điểm của mình, các chuyên gia của nhóm đã đưa ra
những ảnh hưởng của ngành công nghiệp khai khoáng trên nhiều khía cạnh và
đồng thời đề xuất, khuyến nghị một hướng đi mới. Nhóm đã đưa ra những luận
điểm sau đây:
Luận điểm 1: Tác động xã hội
Luận điểm 2: Tác động chính trị
Luận điểm 3: Ô nhiễm môi trường
Luận điểm 4: Khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý
Luận điểm 5: Chuyển giao công nghệ còn hạn chế
Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia còn đưa ra đề xuất một hướng đi mới đó là
thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp năng lượng tái tạo dựa trên những lập
luận rằng ngành công nghiệp này có thể hỗ trợ bảo vệ môi trường và bảo vê hệ
sinh thái, tăng cơ hội việc làm, có tiềm năng cũng như cơ hội kinh doanh lớn và
trở thành tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
Nhìn chung, có thể thấy hai nhóm đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra
được những luận điểm chặt chẽ, thuyết phục. Để hai nhóm củng cố hơn cho ý
kiến của mình và để có thể đưa ra được quyết định cuối cùng, Ủy ban chính sách
đã đặt cho hai nhóm một số câu hỏi để khai thâc sâu hơn vấn đề và cân nhắc một
phương án tối ưu nhất.

* Câu hỏi cho nhóm ủng hộ: Cần ưu tiên thu hút đầu tư FDI vào ngành công
nghiệp khai khoáng:
1. Nếu ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng thì ngành khai khoáng sẽ
được mở rộng hơn ở nước ta. Vậy làm sao để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm
ngày một tăng do lĩnh vực này mang lại?
2. Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có
lợi nhất sẽ làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành
thị. Vậy nhóm ủng hộ có giải pháp để giải quyết sự phân hoá nói trên không ạ?

* Câu hỏi cho nhóm phản đối: Nên ưu tiên thu hút đầu tư FDI vào các ngành,
lĩnh vực khác của nền kinh tế:
1. Nếu nhóm thu hút đầu tư vào các ngành khác của nền kinh tế, vậy nguồn vốn
để duy trì ngành khai khoáng đến từ đâu?
2. Lao động chuyên môn bị ảnh hưởng vì khai khoáng mất ưu thế, vậy sẽ giải
quyết vấn đề này thế nào trong thời gian trước mắt?

Cuối cùng, sau khi lắng nghe và cân nhắc kỹ lưỡng những ý kiến của hai
nhóm, cũng như lưu tâm đến lợi ích về kinh tế và xã hội của quốc gia, Ủy ban
chính sách quốc gia đã quyết định đưa ra một phương án như sau: Trong giai đoạn
đầu khi đất nước vừa bước ra khỏi cuộc củng khủng hoảng, nên ưu tiên thu hút
FDI cho ngành công nghiệp khai khoáng với lộ trình 5 năm, sau đó khi nền kinh
tế đã được phục hồi thì sẽ có thể dễ dàng thu hút FDI vào các ngành và lĩnh vực
khác của nền kinh tế. Để đi đến được quyết định này, dưới đây là những lý do mà
Ủy ban đưa ra cũng như đề xuất của Ủy ban về lộ trình 5 năm để khôi phục ngành
công nghiệp khai khoáng:
Thứ nhất, đất nước ta vừa bước ra từ cuộc khủng hoảng, tình hình kinh tế
vẫn còn nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chúng ta nên tận dụng những thứ là
nguồn lực, thế mạnh của để có thể vực dậy đất nước càng nhanh càng tốt. Với
nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản dồi dào, sẵn có,
thì việc ưu tiên thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp khai khoáng là việc
cần làm để khôi phục nền kinh tế khỏi sự khủng hoảng.
Thứ hai, việc thu hút FDI vào các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế,
đặc biệt là ngành công nghiệp năng lượng sạch mà nhóm phản đối đưa ra là việc
rất khó khăn vì đất nước ta vẫn còn đang trong giai đoạn khắc phục những khó
khăn của khủng hoảng kinh tế vậy nên không sở hữu những lợi ích cạnh tranh đủ
thu hút để các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên rót vốn FDI vào ngành công nghiệp
này. Hơn nữa, việc phát triển ngành công nghiệp này cũng cần rất nhiều thời gian,
tiêu tốn rất nhiều tài lực và nhân lực, trong khi tương lai và sự thành công của
ngành lại chưa được kiểm chứng. Vì vậy, ưu tiên thu hút đầu tư FDI vào ngành
này sẽ là một sự mạo hiểm rất lớn, với những sự bất ổn và rủi ro tồn tại và rất có
thể sẽ khiến đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng khi nó không mang lại được
những lợi ích tức thời.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là quốc gia chỉ nên ưu tiên thu hút FDI
để đầu tư ngành khai khoáng, vì như vậy sẽ khiến nền kinh tế khiếm khuyết, thiếu
cân bằng và ổn định. Dựa trên việc cân nhắc những lợi ích trước mắt và lâu dài
của đất nước, Ủy ban đã đưa ra một lộ trình tập trung đầu tư cho khai khoáng
trong 5 năm đầu sau khủng hoảng và sau khi đất nước đã ổn định sẽ tiến đến thu
hút FDI cho các ngành khác. Lộ trình dự kiến sẽ diễn ra như sau:
- Trong 2 năm đầu, thực hiện công tác khôi phục các mỏ khoáng sản hiện
có để tăng năng suất và hiệu quả trước mắt.
- Tập trung đầu tư nguồn lực để tìm kiếm và khai thác các mỏ khoáng sản
mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài cũng như đảm bảo sự phát triển trong tương
lai của ngành công nghiệp này.
Trong lộ trình nói trên, các vấn đề như xây dựng và quản lý tập trung, thống
nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên khoáng sản, thiết lập nền tảng tài nguyên
số, thực hiện chuyển đối số trong kiểm soát và quản lý, bảo đảm tính công khai,
minh bạch, hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai
thác, cũng như những chính sách để tránh gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng
lượng nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ được thực hiện
sát sao, cẩn thận dưới sự giám sát và quản lý của nhà nước, đảm bảo lộ trình diễn
ra đúng tiến độ và thu lại nguồn lợi một cách nhanh chóng nhất.

You might also like