You are on page 1of 3

Bất cập đầu tư của Trung Quốc tại

Châu Phi
Nguồn đầu tư lớn của Trung Quốc vào Châu Phi bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận
quốc tế và dư luận Trung Quốc, đặc biệt khi các dự án đầu tư để lại nhiều tác động
môi trường, xã hội cho người dân bản địa. Dưới đây là bình luận của một tác giả
người Trung Quốc chuyên nghiên cứu về tác động từ các dự án phát triển của Trung
Quốc tại chính đất nước này và bên ngoài lãnh thổ. Hy vọng cái nhìn của một “người
trong chăn” sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Các khu vực đầu tư chính đi liền với nhiều tác động
Đầu tư của Trung Quốc tại Châu Phi đang bắt đầu thu hút sự chú ý của truyền thông
và dư luận Trung Quốc, đặc biệt với ba vụ việc nổi cộm hồi năm ngoái.
Vụ thứ nhất là vào tháng 6/2010, Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung
Quốc (ICBC) đầu tư 500 triệu USD vào con đập Gibe III trị giá 1,75 tỷ USD ở
Ethiopia, dự án tác động tới dòng sông Omo – một đường thủy quốc tế và hệ sinh thái
dễ bị tổn thương của hồ Turkana, nguồn sống của 300 000 người dân phía Bắc Kenya.
Tiếp đó là sự kiện 15 tháng 10, khi một đốc công của mỏ Collum do người Trung
Quốc làm chủ tại Zambia phía bắc Châu Phi đã bắn và làm bị thương ít nhất 11 công
nhân trong một cuộc ẩu đả. Vụ việc đã hé lộ những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới
lao động cũng như vấn đề môi trường từ nguồn đầu tư khai mỏ của Trung Quốc.
Cuối cùng, tháng 11/2010, Tập đoàn khai mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập
đoàn Dầu mỏ Quốc gia Ghana đã ráo riết giành quyền mua lại cổ phần của công ty
Năng lượng Kosmos của Mỹ trong mỏ dầu ngoài khơi Jubilee ở Ghana, phía Tây
Châu Phi. Mặc dù nỗ lực không đi đến đích song các nhà bình luận đã liên hệ sự kiện
này với các báo cáo trước đó cho rằng Trung Quốc có thể cung cấp cho Ghana khoản
vay 13 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng dầu khí và khí tự nhiên, phát triển nông
nghiệp và các công trình xây dựng khác.
Ba loại dự án kể trên: năng lượng than đá, khai mỏ và đập là khu vực đầu tư chính của
Trung Quốc tại Châu Phi; và cả ba trường hợp đều thể hiện những tính chất đặc trưng,
những bất cập xung quanh các khoản viện trợ và đầu tư của Trung Quốc vào châu lục
này với những hậu quả phức tạp về môi trường và xã hội cho đất nước nhận đầu tư.
Đầu tư năng lượng của Trung Quốc ở Châu Phi tập trung chủ yếu vào dầu mỏ. Theo
một bản phân tích xuất nhập khẩu dầu của Trung quốc thì các quốc gia Châu Phi sản
xuất dầu như Angola, Sudan và Lybia xuất khẩu 61,42 triệu tấn dầu thô cho Trung
Quốc mỗi năm, chiếm 30,1% tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.
Đầu tư vào khai mỏ của Trung Quốc cũng đang nóng lên trong vài năm qua, đặc biệt
là đầu tư tư nhân. Tranh chấp lao động tại Zambia xảy ra do các công ty khai mỏ tư
nhân chỉ sử dụng nhân công thời vụ để không phải chi trả phúc lợi. Và khi bất đồng
xảy ra các công ty này đã sử dụng quan hệ với chính quyền để dẹp tranh chấp và dùng
súng để giải tỏa biểu tình.
Các dự án đập, một nguồn đầu tư quan trọng khác cũng gây ra các tác động xã hội và
môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều dự án đã và sẽ triển khai của Trung Quốc tại đây
gây ra nhiều quan ngại về tác động môi trường, xã hội: như đập Bui tại Ghana gây
ngập lụt ¼ Vườn quốc gia Bui; đập Konqou của Gabon tác động đến cánh rừng của
Vườn quốc gia Inido; đập Merowe của Sudan có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho
các hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng; tương tự là con
đập Gibe III của Ethiopia và đập Mphanda Nkuwa.
Ở những dự án đập này, người dân địa phương thường không được hưởng lợi từ điện
hay phát triển kinh tế nhưng lại phải chịu di dời chỗ ở hoặc mất nguồn sinh kế là thủy
sản và nông sản.
Viện trợ – đầu tư đổi lấy tài nguyên
Thông thường, sự khác biệt giữa viện trợ và đầu tư là viện trợ nhắm đến các khoản hỗ
trợ nhân đạo hoặc thúc đẩy tiến bộ kinh tế-xã hội. Không như đầu tư, viện trợ không
mấy quan tâm tới khả năng hoàn lại vốn; viện trợ cũng có tính chất ưu đãi, được cung
cấp không hoàn lại hoặc với mức lãi suất thấp tới người nhận.
Đầu tư và viện trợ của Trung Quốc vào Châu Phi nhắm tới nhiều lĩnh vực, bao gồm
nông nghiệp, y tế, cứu trợ khẩn cấp, học bổng, đào tạo nhân lực, kể cả các dịch vụ
tình nguyện và bãi miễn các khoản vay.
Trong đó, có nhiều dự án viện trợ của Trung Quốc được triển khai bởi chính các công
ty của quốc gia này và các khoản vay dự án được chuyển trực tiếp từ Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Trung Quốc (EXIM Bank Trung Quốc) tới công ty đó thay vì tới quốc gia
nơi dự án được thực hiện, trong khi các trang thiết bị cũng được yêu cầu nhập khẩu từ
Trung Quốc. Các dự án tài trợ này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty
Trung Quốc vươn ra nước ngoài.
Trung Quốc đã thực nghiệm mô hình viện trợ gắn với phát triển kinh tế ở cả nước nhà
và bên ngoài biên giới. Chẳng hạn, với “Mô hình Angola” đầy tranh cãi, nước nhận
viện trợ đã sử dụng hàng hóa của mình là tài nguyên dầu mỏ để đổi lại các khoản vay
có lãi suất thấp cho dự án. Nghĩa là quốc gia nhận viện trợ có thể chuyển tài nguyên
thành tiền mặt và phát triển ngành công nghiệp khai thác của mình. Điều này đồng
thời cũng thường đảm bảo cho các công ty dầu mỏ nhà nước của Trung Quốc quyền
phát triển tài nguyên tại các quốc gia nhận viện trợ.
Như vậy, xét kỹ ra thì có vẻ như Trung Quốc chú ý đến châu Phi chủ yếu ở khía cạnh
tài nguyên và thị trường tiềm năng, đồng thời ưu tiên những lĩnh vực này thông qua
viện trợ, dẫn đến một số hậu quả tiêu cực cho các quốc gia tiếp nhận viện trợ.
Để hiểu rõ các tác động môi trường và xã hội của đầu tư Trung Quốc tại Châu Phi, có
thể nhìn lại tác động của đầu tư Trung Quốc tại chính đất nước mình bởi vì nó cũng
tạo ra rất nhiều vấn đề tương tự.
Cụ thể, trong lòng Trung Quốc cũng có những trường hợp mà các khoản vay và dự án
kỹ thuật được trao đổi hợp đồng tài nguyên. Chẳng hạn, tháng 11 năm ngoái chính
quyền Ordos ở Nội Mông đã quyết định rằng các dự án sản xuất và công nghệ cao ở
một quy mô nhất định sẽ được phân bổ một số lượng than đá tương ứng. Điều này đã
khiến nhiều công ty chạy đua đầu tư và đề nghị nhận than đá. Kiểu hợp đồng “tài
nguyên cho đầu tư” này đã bị cáo buộc là bán rẻ tài nguyên quốc gia và làm thiệt hại
nghiêm trọng đến đồng cỏ Ordos.
Chiến lược phát triển phía Tây của chính phủ Trung quốc, lần đầu tiên triển khai năm
2000 cũng dẫn đến các đầu tư nội địa thiên vị khu vực phía Tây của đất nước vốn giàu
tài nguyên và có tiềm năng thị trường lớn nhưng lại tụt hậu về kinh tế so với phía
Đông. Tuy nhiên, các dự án này trên thực tế được cho rằng đã làm tồi tệ thêm các vấn
nạn môi trường và tạo ra bất công và xung đột xã hội. Nếu các dự án phát triển tiếp
tục được triển khai và nguồn vốn được đầu tư, thì khả năng ưu tiên cho công nghiệp
xanh hoặc du lịch sẽ bị lãng quên trước mục tiêu phát triển tài nguyên.
Việc chỉ chăm chăm tập trung vào tài nguyên, như tình trạng ở Châu Phi, đã tạo ra các
hậu quả xã hội và môi trường nghiêm trọng. Và, nếu như Trung Quốc thất bại trong
việc sử dụng chính sách và pháp luật để tránh được “một lời nguyền tài nguyên” ở
chính khu vực phía Tây của đất nước mình thì làm sao người ta có thể tin rằng đầu tư
vào tài nguyên ở Châu Phi sẽ chỉ mang lại những kết quả tích cực?
Trên hết, một vấn đề nổi cộm về đầu tư của Trung Quốc tại Châu Phi là chính sách
của chính phủ Trung Quốc chỉ cung cấp các khung cơ bản, thiếu các luật định và tiêu
chuẩn thực thi cụ thể, đồng thời hạn chế sự tham gia của công chúng vào quá trình
này. Chính vì thế những người thực hiện cũng không rõ về phạm vi các luật định này
được thực hiện. Chẳng hạn, luật pháp của Trung Quốc về quản lý các dự án viện trợ
nước ngoài đặc biệt nhấn mạnh rằng các dự án này cần phải có cả nghiên cứu khả thi
và nghiên cứu kỹ thuật do các bên khác nhau thực hiện. Tuy nhiên lại không đề cập
chi tiết về nội dung cần có của những nghiên cứu này, tới tầm quan trọng của việc
đánh giá các ảnh hưởng về môi trường và xã hội hay tiêu chuẩn để đánh giá.
Ba mươi năm cải cách và mở cửa ở Trung Quốc đã khiến nhiều người – đặc biệt là
những người hưởng trái ngọt của quá trình này – tin rằng phát triển kinh tế sẽ dẫn đến
phát triển ở các lĩnh vực khác. Niềm tin này còn lan rộng sang cả đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng và nguồn đầu tư phát triển của Trung Quốc lại đang
khiến người ta không khỏi lo lắng về các tác động tiêu cực như phá hủy môi trường,
cướp đoạt tài nguyên và gia tăng bất công trong xã hội.
Hãy rút ra bài học kinh nghiệm từ vấn đề tiếp nhận đầu tư Trung Quốc của
Châu Phi? Mục đích và động cơ của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hình
thức đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp là gì? Tác động tiêu cực của hoạt động
đầu tư nước ngoài là gì?
Ràng buộc chính trị
Chiếm lĩnh thị trường
Lợi nhuận
Gia tăng quan hệ
Khai thác tài nguyên

You might also like