You are on page 1of 2

Là một bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiều lần chứng kiến

đồ jeans cũ bị vứt bỏ rất lãng phí, mong muốn tổ chức thu gom và “tái sinh”
chúng thành những đồ dùng ngộ nghĩnh như balo, túi xách, phụ kiện thời
trang...
1."Tái sinh" đồ jeans
-Đồ jeans, chủ yếu là quần jeans, là sản phẩm yêu thích với mọi người
bởi sự trẻ trung, phong cách. Ưu điểm lớn của loại vải này là rất bền và đồ
jeans mà mọi người bỏ còn rất nhiều chi tiết tốt để có thể tận dụng tái chế
-Nếu làm phép so sánh thì chi phí của những sản phẩm tự tạo ra thấp
hơn nhiều so với sản phẩm 100% từ nguyên liệu mới, tuy nhiên, công sức
bỏ ra là không hề nhỏ. Công đoạn khó nhất nhưng cũng đem lại sự thú vị
nhất là định hình ý tưởng, sắp xếp những chi tiết tưởng chừng không liên
quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh, bắt mắt.
-Sản xuất được đồ jeans phải mất rất nhiều công sức, thời gian, tuy
nhiên, nếu người sử dụng chỉ dùng một thời gian rồi vứt đi thì rất lãng phí.
Đó là chưa kể những sản phẩm làm từ đồ jeans rất khó phân hủy và là
nhân tố gây ô nhiễm môi trường.
-> Không nguyên liệu nào bị bỏ đi, kể cả những vụn vải, bởi nó cũng có thể
sử dụng để trang trí cho các sản phẩm thêm phần xinh xắn, hấp dẫn.
-Quan điểm: ‘‘Không giữ nghề cho mình’’, sử dụng mạng xã hội để giới
thiệu cách làm các sản phẩm handmade từ đồ jeans cũ, kêu gọi thu gom,
trao đổi sản phẩm.
2.Thay đổi nhận thức
-Thông điệp: Có rất nhiều cách để bảo vệ môi trường, cách đơn giản
nhất chính là sử dụng triệt để những món đồ đã mua, tái sử dụng chúng
theo cách sáng tạo nhất có thể. Chỉ cần mỗi cá nhân có sự thay đổi nhỏ thì
đó là sự đóng góp lớn trong việc bảo vệ môi trường.
-Tạo cơ hội cho các bạn thỏa sức sáng tạo, tự mình làm ra món đồ mà
tưởng chừng chỉ có thể đi mua.
-Mở ra cơ hội trải nghiệm cho các học sinh, từ đó kích thích phát triển ý
tưởng tổ chức các chương trình về môi trường
-Kết nối nhiều hơn để tiếp tục tuyên truyền và nâng cao nhận thức, thái
độ của học sinh về việc bảo vệ cũng như hạn chế rác thải ra môi trường".
-Việc khuyến khích khâu tay giúp các bạn hiểu được sự kỳ công của
người thợ trong mỗi sản phẩm tái chế thủ công, sẽ hiểu hơn về giá trị của
những món đồ cũ, từ đó tìm cách để trao cho đồ jeans cũ một cơ hội “đổi
đời
3.Kết quả dự đoán:
-Nâng cao nhận thức, biết giảm thiểu rác thải thời trang theo mô hình 3R
(Reduce: Cắt giảm mua sắm, Reuse: Tái sử dụng quần áo cũ, Recycle:
Lấy quần áo cũ làm nguyên liệu để tạo ra một đồ vật mới)
-Tổ chức chuỗi hoạt động tạo trải nghiệm cắt may sáng tạo từ đồ jeans
cũ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, góp phần lan tỏa lối sống “xanh”
trong cộng đồng
-Học hỏi để nâng cao "gu" thẩm mỹ và khả năng sáng tạo bởi đặc điểm
của đồ handmade là sự độc đáo, không “đụng hàng”

You might also like