You are on page 1of 2

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG NĂM: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

g) Quy luật về sự hình thành tình cảm

1. Khái niệm quy luật:

- Tình cảm được hình thành từ việc lặp đi lặp lại nhiều lần các xúc cảm cùng loại (tiêu cực và tích cực).

[Diễn giải: số lần xúc cảm tích cực tích tụ đủ -> cảm xúc tích cực (ví dụ: yêu, quý mến, trung thành, …]

[Diễn giải: số lần xúc cảm tiêu cực tích tụ đủ -> cảm xúc tiêu cực (ví dụ: căm ghét, tức giận, khó chịu, …]

- Qua 3 phương thức: tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa.

+ Tổng hợp hóa: quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi phân tích thành một
chỉnh thể.

+ Động hình hóa (định hình động lực): khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã
được hình thành từ trước.

[diễn giải: Khi bắn súng, mọi người đều phải thực hiện động tác theo một trình tự nhất định gồm:

Giương súng -> tì vai -> áp má -> nhắm bắn -> nín thở -> bóp cò

Nhưng khi đã thành thạo, người đi săn khi thấy con mồi chỉ cần giương súng và tất cả các tác động sau
liên tiếp diễn ra theo trình tự trên]

+ Khái quát hóa: quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm loại theo
những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất.

2. Ứng dụng quy luật hình thành tình cảm

a) Trong cao dao tục ngữ:


- Thông qua những câu ca dao tực ngữ xuất hiện phổ biến, thường xuyên ở mọi nơi -> xây
dựng, hình thành lòng yêu nước trong nhân dân
Ví dụ: Những câu ca dao phổ biến về tình yêu nước:
1. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

2. Anh đi anh nhớ quê nhà


Nhớ canh rau muống nhờ cà dầm tương
b) Trong giao tiếp:
- Ứng dụng quy luật vào lĩnh lực tiếp thị, quảng cáo
(Giải thích: Trong marketing, thuật ngữ “Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên” rất phổ biến, đó là
bạn thường luôn ưu tiên những gì mang tính thân thuộc, dù nó không phải là lựa chọn tối
ưu nhất)
Ví dụ: Trong mua sắm, giữa hai lựa chọn món hàng đầu tiên (bạn thường xuyên nhìn thấy
quảng cáo qua Youtude) và món hàng thứ hai (lần đầu bạn nhìn thấy), ta sẽ có xu hướng
chọn món thứ nhất vì sự thân thuộc của món hàng tạo cho cảm giác an toàn, tin tưởng)

- Ứng dụng trong tình cảm gia đình


(Giải thích: Trong gia đình, người con thường xuyên được dành tình yêu thương (xúc cảm
tích cực) qua việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn được tích tụ đủ-> hình thành cảm xúc yêu
thương, gắn bó giữa cha mẹ và con cái)
Ví dụ: Nếu muốn con cái gần gũi, chịu chia sẻ với cha mẹ thì phụ huynh phải thường xuyên
dành thời gian bên cạnh con, hỏi han và nói chuyện với con -> đứa trẻ mở lòng, an tâm và
yêu bố mẹ. ( phần này nếu dư thời gian, thì các bạn thuyết trình hẵng trình bày nha, vì
Panh sợ dài á, cảm ơn mb)

c) Trong giáo dục:


- Ứng dụng: muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yeu gia dình, mái nhà, làng xóm.

- Ứng dụng trong tình cảm gia đình


(Giải thích: Trong gia đình, người con thường xuyên được dành tình yêu thương (xúc cảm
tích cực) qua việc thỏa mãn nhu cầu, mong muốn được tích tụ đủ-> hình thành cảm xúc yêu
thương, gắn bó giữa cha mẹ và con cái)
Ví dụ: Nếu muốn con cái gần gũi, chịu chia sẻ với cha mẹ thì phụ huynh phải thường xuyên
dành thời gian bên cạnh con, hỏi han và nói chuyện với con -> đứa trẻ mở lòng, an tâm và
yêu bố mẹ.

You might also like