You are on page 1of 24

CHƯƠNG 1B

TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Giảng viên
ThS. NGUYỄN NHẬT MINH

Email: minhnn@hvnh.edu.vn – Mobile: 0948.84.1997


Viện NCKH Ngân hàng – Học viện Ngân hàng
NỘI DUNG CHƯƠNG 1B

1 Khái niệm đổi mới

2 Đặc điểm của đổi mới

3 Quy trình đổi mới

4 Nội dung đổi mới

5 Mô hình đổi mới

6 Công cụ đổi mới


2
1. KHÁI NIỆM “ĐỔI MỚI”
• Đổi mới (hiểu chung nhất): việc ứng dụng của một ý tưởng sáng tạo/giải pháp tốt hơn nhằm đáp ứng yêu
cầu mới, nhu cầu mới hoặc nhu cầu hiện hữu của thị trường.

• Đổi mới (góc độ kinh doanh 1): việc áp dụng ý tưởng mới vào tổ
chức: biến các ý tưởng thành các sản phẩm/dịch vụ mới, có thể
sản xuất đại trà và thương mại hóa các sản phẩm/dịch vụ đó.

→ Bắt nguồn từ ý tưởng mới, được phát triển thành các sản phẩm/
dịch vụ mới của tổ chức:

Đổi mới = Phát minh + Khai thác


(Havard Business Essentials, 2003)

• Đổi mới cần tạo ra LỢI NHUẬN và GIÁ TRỊ GIA TĂNG cho tổ chức.
→ Ý tưởng phải tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Đổi mới (góc độ kinh doanh 2): việc sử dụng kiến thức mới → tạo ra sản
phẩm/ dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Allan Afua, 2003)
3
PHÂN LOẠI ĐỔI MỚI

(2) Theo độ sâu của đổi mới:

• Đổi mới nâng cao (incremental innovation)


(1) Theo tính chất đổi mới:
• Đổi mới triệt để (radical innovation).
• Đổi mới hành chính tổ chức
(administrative innovation)
(3) Theo lĩnh vực đổi mới:
• Đổi mới kỹ thuật (technical innovation):
• Đổi mới công nghệ
• Đổi mới sản phẩm/ dịch vụ • Đổi mới marketing
• Đổi mới quy trình • Đổi mới cơ cấu tổ chức

• Đổi mới chiến lược

4
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA “ĐỔI MỚI”

• Đổi mới bắt nguồn từ các ý tưởng ở trong và ngoài tổ chức.
• Đổi mới bắt nguồn từ kiến thức mới về công nghệ và thị trường của các
nhân sự, nhóm trong tổ chức và của cả tổ chức.
• Đổi mới xuất phát từ sức ép phải thích ứng với nhu cầu thay đổi của môi
trường, đặc biệt là nhu cầu của khách hàng.
• Đổi mới không chỉ đề cập về phát minh/ý tưởng mới, mà cần phải bảo vệ,
nuôi dưỡng và phát triển ý tưởng đó trở thành sản phẩm/dịch vụ mà khách
hàng mong muốn.
• Kết quả của đổi mới là sản phẩm/dịch vụ mới sở hữu thuộc tính có lợi thế
được khách hàng chấp nhận, tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận cho tổ chức.

5
SỨC ÉP TẠO RA “ĐỔI MỚI”

Mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael Porter. 6


MỤC ĐÍCH “ĐỔI MỚI”
• Lợi nhuận của tổ chức (hay đơn vị kinh
doanh chiến lược - SBU) có được từ
các sản phẩm/ dịch vụ có lợi thế về giá
hoặc tính khác biệt hóa so với đối thủ
cạnh tranh trong ngành.

• Theo mô hình lợi thế cạnh tranh của


M.Porter, một tổ chức/SBU có thể cung
cấp sản phẩm với chi phí thấp nhất hay
sản phẩm độc đáo nhất trong ngành →
Chuỗi lợi nhuận của tổ chức
Lợi thế giúp đạt được lợi nhuận.

7
“LỢI NHUẬN” CỦA TỔ CHỨC VÀ “ĐỔI MỚI”

• Theo mối quan hệ đã phân tích, mục đích của sự đổi mới là duy trì và tăng
cường lợi nhuận của tổ chức
→ Đổi mới sản phẩm/ dịch vụ có thể là sự đổi mới về giá hoặc sự khác
biệt hóa của các đặc tính sản phẩm.
• Lợi nhuận sản phẩm phụ thuộc vào doanh thu nhận về và chi phí tổ chức
bỏ ra để sản xuất và bán sản phẩm, vì vậy việc đổi mới cần hướng tới:
• Làm tăng doanh thu cho tổ chức
• Cắt giảm chi phí sản xuất sản phẩm và giảm giá.

8
3. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI

Phân tích Tạo lập ý Phát triển ý Thương mại


cơ hội tưởng đổi mới tưởng đổi mới hóa đổi mới

Đánh giá ý tưởng


đổi mới

9
3. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI (tiếp)
(1) Phân tích cơ hội:
• Mục đích: định vị thị trường và xác định nhu cầu của khách hàng → tìm kiếm cơ hội cho sự đổi mới.
• Trả lời câu hỏi: Khách hàng gặp những rắc rối gì?; Khách hàng bị lãng phí thời gian/chi phí ở đâu?;
Khách hàng có mong muốn gì? → Khám phá nhu cầu khách hàng không hề đơn giản và cần thu thập
theo các phương pháp khác nhau.
(2) Sáng tạo ý tưởng:
• Mục đích: xác định ý tưởng sáng tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng.
• Việc cần làm: Sử dụng thông tin thu thập từ khách hàng kết hợp kiến thức về thị trường và KHCN mới
để đề xuất các giải pháp sáng tạo về sản phẩm/ dịch vụ.
• Giải pháp sáng tạo có thể được tạo ra thông qua:
• Khai thác ý tưởng từ khách hàng để tạo lập giải pháp mới
• Học hỏi từ người dùng đi đầu – với nhu cầu (vượt khỏi xu hướng thị trường) hối thúc họ đổi mới.
• Quan sát khách hàng sử dụng sản phẩm trong môi trường riêng của họ
• Tạo lập ý tưởng đổi mới từ bộ phận R&D của tổ chức.
• Phát triển ý tưởng đổi mới từ thị trường mở thông qua mua bán, liên minh, liên kết.
10
3. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI (tiếp)
(3) Đánh giá ý tưởng:
• Mục đích: Xác định ý tưởng được coi là tốt nhất → phát triển thành sản phẩm/ dịch vụ mới ở giai đoạn sau.
• Trả lời các câu hỏi sau:
• Ý tưởng này có thể mang lại giá trị gì cho khách hàng?
• Ý tưởng này có giá trị không xét từ quan điểm chi phí?
• Ý tưởng này có tạo ra thêm được giá trị cho tổ chức và cổ đông?
• Ý tưởng này có phù hợp với chiến lược của tổ chức?
• Ý tưởng này có phù hợp với nguồn lực và tiềm năng hiện có của tổ chức?
• Tổ chức có bí quyết kỹ thuật gì để biến ý tưởng trở nên hữu dụng?
→ Ý tưởng được đánh giá tốt nhất dựa theo các câu hỏi trên sẽ được lựa chọn để chuyển sang khâu phát triển.
(4) Phát triển ý tưởng:
• Mục đích: Thiết kế, sản xuất, quảng bá sản phẩm để biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực → Tổ chức cần
chứng minh sản phẩm của họ sẽ tiết kiệm chi phí và sở hữu những giá trị cốt lõi mới.
• Thách thức lớn nhất: thời gian: Cần thiết kế, sản xuất sản phẩm nhanh chóng để bắt kịp nhu cầu thị trường, hoặc
không sẽ phải đối mặt với rủi ro bị đối thủ cạnh tranh (hiện thực hóa ý tưởng tương tự) đón đầu nhu cầu đang lên
của thị trường.
• Mối quan hệ giữa tổ chức và các đối tác trong chuỗi giá trị, nguyên tắc và kỷ luật làm việc trong tổ chức là điều
kiện quan trọng để đảm bảo hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới. 11
3. QUY TRÌNH ĐỔI MỚI (tiếp)
(5) Thương mại hóa sản phẩm

• Mục đích: Sản xuất đại trà, đưa sản phẩm đến với thị trường và khách hàng.

• Thương mại hóa: là những nỗ lực để có được lợi nhuận từ sự đổi mới thông qua sản xuất,
bán hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ mới → Hoạt động chứng minh lợi thế cạnh tranh của tổ
chức trên thị trường qua các sản phẩm/ dịch vụ mới.

• Khách hàng là người đánh giá sản phẩm cuối cùng. Sẽ có ý tưởng mới không thành công,
phải xem xét điều chỉnh lại do khách hàng từ chối giá trị mà sản phẩm mới đem lại cho họ.

• Thành công trong khâu thương mại hóa phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp, liên kết giữa các
bộ phận trong tổ chức (sản xuất, dịch vụ, bán hàng).

• Tuy nhiên, vì bảo mật ý tưởng, bộ phận phân phối và bán hàng của tổ chức thường gặp khó
khăn trong khâu thương mại hóa sản phẩm do thiếu thông tin, kiến thức về sản phẩm.

• Để cung cấp sản phẩm đúng thời gian và theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng, tổ chức
cần xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý chất lượng bài bản và hiệu lực. 12
4. NỘI DUNG ĐỔI MỚI

Công nghệ

Sản
Chiến lược phẩm/
dịch vụ

ĐỔI MỚI

Cơ cấu
Marketing
tổ chức

13
(1) Đổi mới công nghệ
• Công nghệ

• Là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

• Đổi mới công nghệ

• (1) Là chủ động thay thế cấu phần quan trọng (cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ hiện hữu bằng
một công nghệ khác tiên tiến/ hiệu quả hơn → Cải tiến năng suất, chất lượng, hiệu quả...
(đổi mới quy trình) hay tạo ra sản phẩm/ dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm).

• (2) Là đổi mới cách thức mà tổ chức thực hiện hoạt động và tạo ra sản phẩm/ dịch vụ. Đổi
mới công nghệ gồm: (i) đổi mới quy trình; (ii) đổi mới trang thiết bị; (iii) đổi mới con người.

14
Yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ

Thị Sức ép Hoạt


Nhu cầu
trường từ đối động
của môi
và khách thủ cạnh R&D của
trường
hàng tranh tổ chức

15
(2) Đổi mới sản phẩm/dịch vụ
• Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000

• Sản phẩm: là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan/ tương tác lẫn
nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra.

• Đổi mới về sản phẩm

• Đổi mới giá trị hiện thực của sản phẩm: mẫu mã, chất lượng, nhãn hiệu, bao bì, tính năng...

• Đổi mới giá trị tiềm năng của sản phẩm: bảo hành, lấy ý kiến đánh giá về chất lượng sản
phẩm, tín dụng thương mại...

• Đổi mới giá trị cốt lõi sản phẩm: lợi ích lớn mà sản phẩm mang lại cho khách hàng

→ Đổi mới sản phẩm / dịch vụ thường gắn với đổi mới chiến lược và công nghệ.

16
(3) Đổi mới marketing
• Marketing hỗn hợp (Marketing mix - 4Ps): sản phẩm (product), giá (price), xúc tiến (promotion),
phân phối (place).

• Đổi mới trong lĩnh vực marketing gồm:

• Đổi mới sản phẩm: phát triển dòng sản phẩm; cải tiến chất lượng, đặc điểm, mẫu mã, nhãn
hiệu sản phẩm; hợp nhất dòng sản phẩm...

• Đổi mới về giá: thay đổi giá (tăng/giảm giá) và chính sách giá (vd: chính sách giá hớt váng,
chiến lược đi đầu về giá), thời hạn và điều kiện thanh toán...

• Đổi mới xúc tiến (truyền thông): đổi mới nội dung quảng cáo hay hình thức khuyến mại; đổi
mới kênh/ phương thức truyền thông; tái định vị thương hiệu...

• Đổi mới kênh phân phối: thay đổi kênh phân phối; tăng/giảm kênh phân phối; đổi mới chính
sách phân phối; đổi mới phương thức giao hàng...
17
(4) Đổi mới cơ cấu tổ chức
• Đổi mới cơ cấu tổ chức:
• Là việc bố trí, sắp xếp lại các bộ phận cấu thành tổ chức như các mối liên hệ truyền thông,
dòng công việc, hoặc quan hệ thứ bậc quản lý → Đảm bảo cho mỗi bộ phận và cả hệ
thống đạt được hiệu suất tổng thể cao hơn, phối hợp với nhau tốt hơn.

• Nội dung đổi mới cơ cấu tổ chức bao gồm:


• Thiết kế lại/ linh hoạt hóa mô hình tổ chức
• Cắt giảm hoạt động và tối ưu hóa các bộ phận trong tổ chức
• Thực hiện phi tập trung hóa quyền lực
• Cải tiến dòng công việc và hợp nhóm một cách thận trọng các chức năng/chuyên môn
• Đổi mới công cụ phối hợp trong tổ chức

18
(5) Đổi mới chiến lược
• Chiến lược bao gồm định hướng và mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức và việc đưa ra phương án
hành động và sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những định hướng, mục tiêu đó.
• Đổi mới chiến lược của một tổ chức là sự đổi mới về mục đích, mục tiêu tổng thể dài hạn và
phương thức tổng thể để đạt được mục đích và mục tiêu đó.
• Đặc điểm của đổi mới chiến lược:
• Thường là sự thay đổi gián đoạn do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài hệ thống
(vd: toàn cầu hóa, khủng hoảng và suy thoái, sự phát triển công nghệ mới, ảnh hưởng của môi
trường xã hội...).
• Đổi mới chiến lược là cần thiết để đảm bảo sự sống còn của một tổ chức.
• Đổi mới chiến lược trong điều kiện khủng hoảng tiềm ẩn rủi ro cao (do được tiến hành trong
thời gian ngắn, kéo theo những đổi mới về cơ cấu, công nghệ, con người và sản phẩm/ dịch vụ
cốt lõi của tổ chức, thậm chí đổi mới cả văn hóa, giá trị cốt lõi của tổ chức → tạo ra sự kháng
cự của các thành viên trong tổ chức).
19
5. MÔ HÌNH ĐỔI MỚI

1. Tìm kiếm ý tưởng 2. Mô hình vườn ươm/


từ đám đông tăng tốc khởi nghiệp
(Crowd-sourcing) (Incubators/ Accelerators)

4. Quỹ đầu tư mạo hiểm 3. Đối tác chiến lược


(Venture capital) (Strategic partnership)
MÔ HÌNH ĐỔI MỚI (1 – 2)
1/ Crowd-sourcing:
• Tập đoàn lớn đưa ra đầu bài, thách thức công nghệ cần giải quyết → Công bố
rộng rãi để kêu gọi ý tưởng từ trong và ngoài Tập đoàn → Đánh giá, lựa chọn đề
xuất → Hỗ trợ kỹ thuật, địa điểm, kinh phí để triển khai → Khâu POC/Pilot.
2/ Vườn ươm/Tăng tốc khởi nghiệp:
• Tập đoàn đưa ra 1 số định hướng công nghệ quan trọng → Kêu gọi các giải pháp
phát triển → Lựa chọn, kết nối với Startup có ý tưởng phù hợp → Hỗ trợ kinh phí,
CSHT, tư vấn chuyên gia để đẩy nhanh thử nghiệm, hoàn thiện giải pháp, tiến tới
thương mại hóa.
• Tập đoàn có thể xây dựng chương trình startup riêng cho mình, hoặc kết nối với
bên thứ 3 (sàn công nghệ, nền tảng kết nối NĐT-Startup).
• Thời gian hỗ trợ cho chương trình accelerator: 3-12 tháng; incubator: 1-5 năm.
21
MÔ HÌNH ĐỔI MỚI (3 – 4)
3/ Đối tác chiến lược:

• Tập đoàn xây dựng MOU hợp tác chiến lược với các bên hỗ trợ (trường ĐH, Viện NC,
công ty công nghệ...) để triển khai hoạt động thử nghiệm, POC, thương mại hóa công
nghệ

• Chiến lược phát triển của Tập đoàn được thực thi trên cơ sở khai thác lợi thế các bên
tham gia.

4/ Quỹ đầu tư mạo hiểm:

• Các tập đoàn thành lập QĐTMH để đầu tư vào các công ty công nghệ/startup có các giải
pháp kinh doanh phù hợp với định hướng, thế mạnh của tập đoàn, đồng thời hỗ trợ tăng
trưởng cho các công ty này để tạo ra lợi nhuận trong dài hạn.

22
6. CÔNG CỤ ĐỔI MỚI

Tư duy thiên
lệch: “Sống khác
Tư duy hoang biệt” (Mind
warping) 8th Muda
dại: “Trong nguy
(Cải tiến ý tưởng
có cơ”
thay vì lãng phí)
(Wild mind)

Trưởng thành
Nhật ký ý tưởng Innovation từ thất bại
(Idea journal) Toolbox (Intelligence fast
failure - IFF)

23
CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:
ThS. Nguyễn Nhật Minh
Email: minhnn@hvnh.edu.vn – Mobile: 0948.84.1997
Viện NCKH Ngân hàng – Học viện Ngân hàng

You might also like