You are on page 1of 85

Chuyển đổi số

Câu 1: Trình bày các cuộc cách mạng công nghiệp? Theo em, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 1, 2 đã đem lại những gì cho nhân loại? Và mặt trái của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và thứ 4 là gì?.........................................6
Câu 2: Trình bày sự xuất hiện của các thế hệ truyền thông di động và tác động
của thiết bị di động và mạng không dây vào quá trình chuyển đổi số trong kinh
doanh?......................................................................................................................7
Câu 3: Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của của chuyển đổi số?........8
Câu 4: Tìm hiểu về các hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam trong 3 năm gần
đây sau khi ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”? Lấy ví dụ minh họa tại 1 địa phương hoặc 1 ngành nghề, lĩnh vực
cụ thể?...................................................................................................................... 9
Câu 5: Tìm hiểu về kinh nghiệm chuyển đổi số trên thế giới và bài học rút ra
cho Việt Nam? Lấy ví dụ tại một quốc gia trong khu vực?.................................11
Câu 6: Phân biệt khái niệm các thuật ngữ số hóa, công nghệ số, tin học hóa
(ứng dụng công nghệ thông tin)?.........................................................................13
Câu 7: Khái niệm về Chuyển đổi số, Chuyển đổi số trong kinh doanh sử dụng
trong học phần?.....................................................................................................13
Câu 8: Chuyển đổi số trong kinh doanh là gì? Chuyển đổi số trong kinh doanh
có những đặc điểm gì?...........................................................................................14
Câu 9: Phân tích đặc điểm chuyển đổi số trong kinh doanh? Tác động của
chuyển đổi số trong kinh doanh như thế nào với doanh nghiệp?.......................14
Câu 10: Phân tích (dựa trên 1 sản phẩm/dịch vụ cụ thể) lợi ích của chuyển đổi
số tại 1 trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa?...................................15
Câu 11.Phân tích (dựa trên 1 sản phẩm/dịch vụ cụ thể) trở ngại của chuyển đổi
số tại 1 trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa?...................................16
Câu 12. Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ khác nhau như thế nào?
Chuyển đổi số đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ? Lấy
ví dụ minh họa tại 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ?....................................16
Câu 13. Để chuyển đổi số trong kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải
những rào cản gì? Lấy ví dụ minh họa tại 1 doanh nghiệp sản xuất hoặc
thương mại?...........................................................................................................17
1
Câu 14. Nêu một vài nét khái quát về tình hình phát triển chuyển đổi số tại Việt
Nam?...................................................................................................................... 18
Câu 15. Nêu tóm tắt bốn cuộc cách mạng công nghiệp? Ảnh hưởng của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với chuyển đổi số?..................................19
Câu 16: Phân tích các lợi ích của chuyển đổi số trong kinh doanh? Lấy ví dụ
minh họa cho các lợi ích đó?................................................................................ 20
Câu 17: Phân tích vai trò của hệ sinh thái khách hàng trong chuyển đổi số?...23
Câu 18: Phân tích giá trị cho khách hàng trong chuyển đổi số? Cho ví dụ minh
họa?........................................................................................................................ 24
Câu 19: Phân tích sự ảnh hưởng của hiểu biết về khách hàng đến doanh
nghiệp trong chuyển đổi số? Cho ví dụ minh họa?..............................................25
Câu 20: Phân tích vai trò của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số? Liên hệ
thực tiễn tại Việt Nam?..........................................................................................27
Câu 21: Phân tích sự thay đổi của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số? Cho ví
dụ minh họa?......................................................................................................... 28
Câu 22: Phân tích sự ảnh hưởng của đội ngũ quản trị đến chuyển đổi số trong
kinh doanh? Cho ví dụ minh họa?....................................................................... 29
Câu 23: Phân tích hệ sinh thái công nghệ trong chuyển đổi số của doanh
nghiệp? Liên hệ tại Việt Nam?..............................................................................29
Câu 24: Phân tích lợi ích của công nghệ số đối với doanh nghiệp? Lấy ví dụ
minh họa?.............................................................................................................. 30
Câu 25: Phân tích hệ sinh thái chính sách phát triển trong chuyển đổi số? Liên
hệ tại Việt Nam?.................................................................................................... 31
Câu 26. Ý kiến cho rằng “Nguồn nhân lực sẽ thay thế bởi công nghệ số trong
bối cảnh chuyển đổi số”? Bình luận và lấy ví dụ minh họa?..............................31
27. Phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh thay đổi công nghệ và CĐS đến
nguồn nhân lực? Lấy các ví dụ minh họa?..........................................................32
28. Phân tích và liên hệ sự thay đổi nhân lực trong bối cảnh CĐS tại Việt Nam.
................................................................................................................................ 33
29. Doanh nghiệp cần quan tâm đến khách hàng và đặc điểm của khách hàng
như thế nào trong chuyển đổi số? Lấy ví dụ minh họa.......................................33
30. Công nghệ số là gì? Công nghệ số có sự ảnh hưởng như thế nào đến kinh
doanh của doanh nghiệp trong chuyển đổi số?....................................................34
2
C31. Phân tích vai trò của công nghệ số đối với kinh doanh của doanh nghiệp?
Phân tích ví dụ cụ thể?..........................................................................................35
C32 : Lấy một ví dụ về một công nghệ số cụ thể? Xem xét sự tác động tích cực
và tiêu cực của công nghệ số này đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.....................................................................................................................36
C33 : Đại học số là gì? Các ưu điểm của đại học số ?.........................................36
C34: Nêu khái niệm đại học số? Liên hệ và phân tích ví dụ tại Việt Nam?.......37
C35 : Liên hệ nhân lực số tại Việt Nam? Nêu một số giải pháp cơ bản để phát
triển nhân lực số tại Việt Nam?............................................................................37
36. Bộ chỉ số DBI là gì?.........................................................................................41
37. Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ?............................................................................................................41
38. Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp
lớn?.........................................................................................................................43
39. Trình bày về nội dung “Chuyển đổi số mô hình kinh doanh”?....................49
40. Trình bày về nội dung “Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị”?. .50
41. Trình bày về nội dung “Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để
tạo ra sản phẩm, dịch vụ”?................................................................................... 50
42.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn khởi đầu của chuyển đổi số?:.....................51
Các dự án tập trung vào số hóa cho từng bộ phận............................................51
43.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn mở rộng của chuyển đổi số?:.....................51
Chương trình “áp dụng công nghệ số” cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong
doanh nghiệp.........................................................................................................51
44.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn hoàn tất của chuyển đổi số?:......................52
Chuyển đổi số hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị................52
45.Trình bày các bước của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp?........52
Câu 46:Trình bày khái niệm kỹ năng số, kiến thức kỹ thuật số?........................52
Câu 47 và 48: Phân biệt kỹ năng số với kiến thức kỹ thuật số? Lấy các ví dụ
minh họa kỹ năng số, kiến thức kỹ thuật số?.......................................................53
Câu 49:Nêu vai trò và nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng số trong chuyển đổi số?.....53
50.Trình bày một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới?.......................54
3
Câu 51: Trình bày khung tiêu chuẩn kỹ năng số tại Việt Nam...........................54
Câu 52: Trình bày các chính sách phát triển về kỹ năng số tại Việt Nam..........55
Câu 53: Phân tích vai trò của các chính sách về thể chế tới chuyển đổi số.......55
Câu 54: Nêu các chính sách về thể chế trong chuyển đổi số tại Việt Nam.........56
Câu 55: Trình bày chính sách pháp luật về chuyển đổi nhận thức và tư duy
trong chuyển đổi số tại Việt Nam..........................................................................56
56. Nêu vai trò của hạ tầng số với chuyển đổi số?...............................................57
57. Trình bày các chính sách về hạ tầng số?........................................................57
58. Tìm hiểu một số chính sách để phát triển hạ tầng số tại Việt Nam?.............59
59. Trình bày khái niệm về niềm tin chuyển đổi số?............................................60
60.Liên hệ thực tiễn về tạo lập niềm tin chuyển đổi số tại Việt Nam?................60
61. Bình luận quan điểm “chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là
cách mạng.............................................................................................................. 60
về công nghệ”?.......................................................................................................60
62.Trí tuệ nhân tạo là gì?......................................................................................61
63.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo?........................61
64. Phân tích một ví dụ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp?......61
65.Internet vạn vật là gì?.......................................................................................62
66.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của Internet vạn vật?...................................62
67.Chuỗi khối là gì?...............................................................................................62
68.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ chuỗi khối?.........................63
69.Dữ liệu lớn là gì?..............................................................................................63
70.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của dữ liệu lớn?...........................................63
71.Điện toán đám mây là gì?.................................................................................64
72............................................................................................................................ 64
73.Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
du lịch tại Việt Nam?.............................................................................................65
74. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
giáo dục tại Việt Nam?.......................................................................................... 68

4
75. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng tại Việt Nam?.......................................................................72
76.Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp tại Việt Nam?....................................................................................74
77. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
bán lẻ tại Việt Nam?.............................................................................................. 77
78. Có quan điểm cho rằng: “chuyển đổi số trong kinh doanh là hoạt động cần
thiết của doanh nghiệp lớn, trong khi hoạt động này chưa thực sự cần thiết đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Theo Anh (chị) quan điểm trên đúng hay sai?
Giải thích?..............................................................................................................78
79. Có quan điểm cho rằng: “Tài chính và công nghệ số sẽ quyết định sự thành
công của chuyển đổi số của doanh nghiệp”. Theo Anh (chị) quan điểm trên
đúng hay sai? Giải thích?......................................................................................82
80. Có quan điểm cho rằng: “Công nghệ số sẽ thay thế hoàn toàn hoạt động
con người tại doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số”. Theo Anh (chị)
quan điểm trên đúng hay sai? Giải thích..............................................................84

5
Câu 1: Trình bày các cuộc cách mạng công nghiệp? Theo em, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 1, 2 đã đem lại những gì cho nhân loại? Và mặt trái của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và thứ 4 là gì?
* Có 4 cuộc cách mạng công nghiệp:
• Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784), tạo ra động cơ hơi
nước,giúp cơ khí hóa ngành dệt và tăng năng suất lao động.
• Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ( 1870), tạo ra máy móc chạy bằng
điện( điện thoại, ô tô), công nghệ đóng tàu,tạo ra dây chuyền sản xuất,chuyên môn
hóa, tăng quy mô.
• Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba ( 1969), tạo ra máy tính và mạng
internet,robot công nghệ, giúp tự động hóa dây chuyền sản xuất,gia tăng chất
lượng,thách thức với lực lượng lao động.
• Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( 2013), tạo ra công nghệ
số,IoT,AI,VR,Blockchain,Cloud,Robot thông minh.
* CMCN lần thứ nhất đã đem lại cho nhân loại:
Mở ra 1 kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại:kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ
giới hóa. Sức gió, sức kéo,… được thay thế bằng một hệ thống kỹ thuật mới với
nguồn động lực là động cơ hơi nước. Kết quả là đã cơ khí hóa được ngành dệt,
giúp tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ.
=> Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất
cơ giới.
* CMCN lần thứ hai đã đem lại cho nhân loại:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã đóng góp vai trò quan trọng trong
việc chuyển quy mô sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất dây chuyền,
chuyên môn hóa, tăng năng suất lao động vì dây chuyền giúp sản xuất và vận
chuyển hàng hóa được vận hành một cách liên tục và hiệu quả nhất, sử dụng hiệu
quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên => tăng thêm năng suất lao động.
* Cuộc CMCN lần thứ ba có những mặt trái:
6
Tạo ra thách thức cho lực lượng lao động bị thay thế bởi robot công nghiệp
( vì tốc độ làm việc của máy móc nhanh hơn rất nhiều so với con người và khả
năng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài)
* Mặt trái của cuộc CMCN lần thứ tư:
Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực
kì lớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không
lường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào
trong tương lai sắp tới. An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính.
Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị
đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp
những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược. Máy móc tự có những
hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh
nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân
nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là
rất lớn.

Câu 2: Trình bày sự xuất hiện của các thế hệ truyền thông di động và tác động
của thiết bị di động và mạng không dây vào quá trình chuyển đổi số trong kinh
doanh?
*Sự xuất hiện của các thế hệ truyền thông di động:
-Thế hệ 1G: Thế hệ đầu tiên của di động xuất hiện vào những năm 1980 và
sử dụng công nghệ AMPS (Advanced Mobile Phone System). Tuy nhiên, công
nghệ này có hạn chế về tốc độ và không thể truyền dữ liệu. Vì vậy, các ứng dụng
kinh doanh đầu tiên trên điện thoại di động chỉ đơn giản là gọi điện thoại và nhắn
tin.
-Thế hệ 2G: Xuất hiện vào những năm 1990, 2G sử dụng công nghệ GSM
(Global System for Mobile Communications) và GPRS (General Packet Radio
Service). 2G cho phép truyền dữ liệu và tốc độ nhanh hơn. Với sự ra đời của SMS
và MMS, các ứng dụng kinh doanh như thông báo tin tức và quảng cáo bắt đầu
xuất hiện.
-Thế hệ 3G: Xuất hiện vào những năm 2000, 3G sử dụng công nghệ UMTS
(Universal Mobile Telecommunications System) và HSPA (High-Speed Packet
Access). 3G cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và cho phép truyền dữ liệu
7
nhanh hơn, mở ra nhiều cơ hội cho các ứng dụng kinh doanh mới như truyền hình
trực tuyến, dịch vụ chăm sóc khách hàng và quảng cáo trên điện thoại di động.
-Thế hệ 4G: Xuất hiện vào những năm 2010, 4G sử dụng công nghệ LTE
(Long-Term Evolution) và cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần
so với 3G. Với sự phát triển của 4G, các ứng dụng kinh doanh như mua sắm trực
tuyến, thanh toán di động và quản lý kho hàng trở nên phổ biến hơn.
*Tác động của thiết bị di động và mạng không dây vào quá trình chuyển đổi
số trong kinh doanh:
Thiết bị di động và mạng không dây đã có tác động lớn đến quá trình chuyển
đổi số trong kinh doanh. Chúng đã cho phép các tổ chức tạo ra các ứng dụng di
động để cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Dưới đây là một số tác động của thiết bị di động và mạng không dây vào quá trình
chuyển đổi số trong kinh doanh:
-Tăng tính linh hoạt: Thiết bị di động và mạng không dây cho phép người
dùng truy cập vào dữ liệu và thông tin từ bất kỳ địa điểm nào, bất kể thời gian và
không cần phải ở trong văn phòng. Điều này tạo ra tính linh hoạt trong công việc
và cho phép các doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn trong cách làm việc.
-Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Với việc có thể truy cập dữ liệu và thông
tin từ bất kỳ địa điểm nào, các tổ chức có thể tạo ra các ứng dụng di động và dịch
vụ trực tuyến để cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn. Điều này cải
thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng khả năng giữ chân khách hàng.
-Tăng cường hiệu quả làm việc: Thiết bị di động và mạng không dây cho
phép người dùng truy cập vào dữ liệu và thông tin bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ địa
điểm nào. Điều này cho phép các nhân viên làm việc từ xa và tăng cường hiệu quả
làm việc.
-Phát triển các ứng dụng di động: Thiết bị di động và mạng không dây cho
phép các tổ chức tạo ra các ứng dụng di động để cung cấp cho khách hàng các dịch
vụ trực tuyến. Điều này giúp các tổ chức thu hút được nhiều khách hàng hơn và
tăng doanh thu.
-Tăng cường tính bảo mật: Thiết bị di động và mạng không dây cũng đang
được cải tiến liên tục để tăng cường tính bảo mật. Điều này giúp các tổ chức giữ
được thông tin và dữ liệu của khách hàng một cách an toàn hơn.

8
Câu 3: Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của của chuyển đổi số?
Trả lời:
-Đầu thập niên 1960-1970: Xuất hiện máy tính và các ứng dụng đầu tiên của
công nghệ thông tin.
-Thập niên 1980: Bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông, sự phát
triển của máy tính cá nhân, các ứng dụng phần mềm và mạng máy tính.
-Thập niên 1990: Sự phổ biến của Internet và World Wide Web, mở ra cánh
cửa cho sự kết nối toàn cầu và cải thiện khả năng truyền thông.
-Thập niên 2000: Sự ra đời của các mạng xã hội, các dịch vụ trực tuyến, các
ứng dụng di động và điện toán đám mây.
-Thập niên 2010: Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, Blockchain, công nghệ
IoT (Internet of Things) và Big Data.
- Chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi. Nhiều
doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia đang tiến hành các chương trình chuyển đổi số
để cải thiện năng suất và tăng cường cạnh tranh.

Câu 4: Tìm hiểu về các hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam trong 3 năm gần
đây sau khi ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”? Lấy ví dụ minh họa tại 1 địa phương hoặc 1 ngành nghề, lĩnh vực
cụ thể?
Trả lời:
1: Tìm hiểu về các hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam trong 3 năm gần đây:
* Chính phủ số: tính đến ngày 27/04/2022 thì các cơ sở dữ liệu về quốc gia đã
được tích hợp, mở rộng và kết nối với nhau gồm: Dữ liệu bảo hiểm xã hội, Dữ liệu
công dân: Gần 78 triệu thông tin, Dữ liệu về thẻ căn cước công dân,…..
* Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tiếp tục được triển khai tích cực, có hiệu
quả: Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp, Tích hợp thêm 11/25 dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4 (Theo quyết định 06),….
* Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế: An toàn, an ninh
mạng còn sơ hở. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ dữ liệu người dân còn
chưa được chú trọng đúng mức, Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

9
chưa cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công
trực tuyến mới gần 54% và hồ sơ xử lý trực tuyến còn thấp, khoảng 9,4%,….
* Chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam:
• Năm 2020: Theo Vinasa thì tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp đã có sự
quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của
mình. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi
số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.
• Năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp
hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể: Hầu
hết doanh nghiệp trang bị chữ ký số, 20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi
cho các kênh tiếp thị số (Digital Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v,
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại
điện tử như Lazada, Shopee .v.v.v,….
Đây là các hoạt động thuộc giai đoạn 1: Số hóa số liệu và một phần nhỏ của
giai đoạn 2: Số hóa quy trình (Quy trình số dựa trên nền tảng dữ liệu số), tuy nhiên
vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi
mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ
trình chuyển đổi… Rất ít doanh nghiệp đi đến được tận cùng của chuyển đổi số:
Giai đoạn 3 – Chuyển đổi mô hình kinh doanh.
2: Ví dụ minh họa: Lĩnh vực giáo dục
• Đến nay, toàn ngành giáo dục đã chủ trương, xác định ứng dụng CNTT là 1
trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số
giáo dục được ban hành, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như các quy định ứng
dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình
độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống CSDL toàn ngành, mô
hình ứng dụng CNTT trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối; hướng dẫn nhiệm
vụ CNTT cho khối đại học, phổ thông hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo điều
hành khác.
• Trong quản lý giáo dục, toàn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ
liệu dùng chung từ Trung ương đến 63 sở GDĐT, hiện nay đã số hóa và định danh
dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. Khối
phổ thông khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm
điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần
mềm quản trị nhà trường. Về nhân lực số, ở bậc phổ thông, thực hiện chương trình
10
giáo dục phổ thông mới, môn Tin học sẽ được đưa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ
lớp 3; giáo dục STEM được lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học
sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và
hiện tượng trong cuộc sống.
• Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy
quét), đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt
ở các vùng xa, vùng khó khăn – còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa
đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học),…

Câu 5: Tìm hiểu về kinh nghiệm chuyển đổi số trên thế giới và bài học rút ra
cho Việt Nam? Lấy ví dụ tại một quốc gia trong khu vực?
*Kinh nghiệm chuyển đổi số trên thế giới:
-Tận dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa: Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng trí tuệ
nhân tạo (AI) và tự động hóa để tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện năng suất
lao động và giảm chi phí.
-Đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số: Việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số như mạng
lưới Internet, công nghệ điện toán đám mây và truyền thông di động sẽ giúp cho
doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp kỹ thuật số linh hoạt và hiệu quả.
-Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Để cải thiện trải nghiệm khách hàng,
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động để
cung cấp dịch vụ và sản phẩm tốt hơn cho khách hàng của họ.
-Đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên: Một trong những yếu tố quan trọng để
thành công trong CĐS là đảm bảo nhân viên có đầy đủ năng lực và kỹ năng cần
thiết để làm việc với công nghệ mới. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào đào
tạo và nâng cao năng lực nhân viên của mình.
-Sử dụng dữ liệu để ra quyết định: Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ
phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng và cải thiện các quy trình
kinh doanh của mình.
-Tổ chức đổi mới liên tục: CĐS là quá trình liên tục và đòi hỏi sự linh hoạt trong
cách tiếp cận và giải quyết các thách thức kỹ thuật và kinh doanh mới. Do đó, các
doanh nghiệp cần tổ chức đổi mới liên tục để đáp ứng các thay đổi của thị trường
và công nghệ.
-Phải có chính sách bảo mật minh bạch: Một trong những thay đổi lớn của người
dùng trong “cuộc sống kỹ thuật số” là việc phải cung cấp thông tin cá nhân trên
11
nhiều nền tảng khác nhau. Thông tin này bao gồm địa chỉ nhà, email, chi tiết thẻ
ngân hàng và các xu hướng hành vi của người dùng.
*Bài học rút ra cho Việt Nam:
-Lợi thế to lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự hỗ trợ của Chính
phủ đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy tăng trưởng
và cạnh tranh với các nước trong khu vực.
-Tuy nhiên, điểm yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến năng lực
quản trị nội bộ chưa cao, thiếu nhân sự có năng lực về CNTT, hệ thống CNTT và
khả năng tích hợp công nghệ còn hạn chế và quan trọng là nhận thức về tầm quan
trọng cũng như tầm nhìn về chuyển đổi số còn chưa cao.
-Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh chiến lược và cần có
một lộ trình cụ thể từ kế hoạch cho tới triển khai theo từng giai đoạn cả về công
nghệ cũng như nhân lực cho phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
-Ở một vài địa phương đang có sự đứt gãy về mặt chính sách quanh chuyển đổi
số. Mặc dù, Trung ương ban hành chính sách tốt nhưng địa phương hiểu mỗi nơi
mỗi khác hoặc sự không đồng nhất khi thực hiện giữa các bộ, ban ngành. Đây là
điều cản trở không nhỏ đối với quá trình kinh doanh cũng như hợp tác về chuyển
đổi số tại Việt Nam với tất cả doanh nghiệp ngoại.
*Thái Lan:
-Tầm nhìn và mục tiêu: sử dụng các cn mới, trí tuệ nhân tạo, IOT; đầu tư hệ
thống viễn thông và giao thông để cải thiện hiệu suất
-Phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ: Xây dựng cp tích hợp giữa các cơ quan nhà
nước thiết lập dịch vụ chia sẻ quan điểm chính phủ của công dân
-Công nghệ tt và khai thác dữ liệu: TL đã có 1 số công ty công nghệ đa quốc gia
lớn: Agoda, Line, Lazada, grab
-Đào tạo nguồn nhân lực:EGA chú trọng phát triển các ct đào tạo để nâng cao
kiến thức về số hóa cho các nhân viên khu vực công
-Hỗ trợ dn: Giair quyết các vấn đề về chính sách, thông qua các kênh điện tử, xây
dựng hệ thống cấp phép kinh doanh được tích hợp( cổng kd Biz Portal); cung cấp
nền tảng dịch vụ 1 cửa để liên kế dữ liệu cho xk và nk
- Bài học cho VN: Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá từ
quá trình chuyển đổi số của Thái Lan như sau: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số: Thái Lan đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như mạng lưới viễn
thông và các trung tâm dữ liệu để hỗ trợ việc triển khai các giải pháp công nghệ
12
thông tin. Việt Nam cũng cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp công nghệ thông tin.
Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai công nghệ thông tin: Thái Lan
đã triển khai chương trình "Thailand 4.0" nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
triển khai công nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất. Việt Nam cũng cần có các
chính sách và pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp triển khai công nghệ thông tin để tạo
đà cho quá trình chuyển đổi số của đất nước.
Tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái kinh tế số: Thái Lan đã tập trung
vào việc xây dựng một hệ sinh thái kinh tế số bao gồm các doanh nghiệp công
nghệ thông tin, các nhà nghiên cứu và các trường đại học. Việt Nam cũng cần xây
dựng một hệ sinh thái kinh tế số mạnh mẽ để thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển.
Cải thiện chính sách và pháp luật để hỗ trợ chuyển đổi số: Thái Lan đã có một
chính sách và pháp luật hỗ trợ chuyển đổi số rõ ràng hơn so với Việt Nam. Việt
Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và pháp luật để hỗ trợ chuyển đổi số
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển.

Câu 6: Phân biệt khái niệm các thuật ngữ số hóa, công nghệ số, tin học hóa
(ứng dụng công nghệ thông tin)?
Số hóa Công nghệ số Tin học hóa

Áp dụng công nghệ số 4 công nghệ số tiêu Là việc số hóa quy


vào mô hình kinh biểu thúc đẩy CĐS là trình nghiệp vụ hoặc
doanh và mô hình quản trí tuệ nhân tạo, mô hình
trị của Internet Vạn Vật, dữ hoạt động. Khi tin học
doanh nghiệp. liệu lớn, điện toán đám hóa ở mức cao, dẫn
mây. Ngoài Ra, chuỗi đến thay đổi quy trình
khối cũng là một công hoặc thay đổi mô hình
nghệ số quan trọng của hoạt động,thì gọi là
CĐS. CĐS.

13
Câu 7: Khái niệm về Chuyển đổi số, Chuyển đổi số trong kinh doanh sử dụng
trong học phần?
 Khái niệm CĐS: CĐS là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt
động mới để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo
cách mới. Là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ
chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên
các công nghệ số.
 Khái niệm CĐS trong kinh doanh: Chuyển đổi số trong kinh doanh:Là
việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh nhằm
tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới trong mối quan hệ giữa
các bên (Gartner).

Câu 8: Chuyển đổi số trong kinh doanh là gì? Chuyển đổi số trong kinh doanh
có những đặc điểm gì?
 Đặc điểm của CĐS trong kinh doanh:
1. CĐS tổng thể nghĩa là CĐS mọi bộ phận. CĐS toàn diện nghĩa là
CĐS mọi mặt các bộ phận.
2. Hoạt động CĐS có ý nghĩa với tất cả các ngành nghề từ giáo dục,y tế, du
lịch, nông nghiệp, sản xuất,…Trong quá trình CĐ cần chú trọng đến tính
liên ngành để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế.
3. CĐS trọng tâm vào 3 thứ: thay đổi tư duy con người (People), thay đổi
quy trình kinh doanh (Process) và tối ưu hóa hiệu quả của công
nghệ (Technology).
4. Là kết quả của quá trình sử dụng, tích hợp công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh nhằm thu được giá trị mới trong mối quan hệ giữa các
bên.

Câu 9: Phân tích đặc điểm chuyển đổi số trong kinh doanh? Tác động của
chuyển đổi số trong kinh doanh như thế nào với doanh nghiệp?
 Đặc điểm của CĐS trong kinh doanh:
1. CĐS tổng thể nghĩa là CĐS mọi bộ phận. CĐS toàn diện nghĩa là
CĐS mọi mặt các bộ phận.

14
2. Hoạt động CĐS có ý nghĩa với tất cả các ngành nghề từ giáo dục,y tế, du
lịch, nông nghiệp, sản xuất,…Trong quá trình CĐ cần chú trọng đến tính
liên ngành để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế.
3. CĐS trọng tâm vào 3 thứ: thay đổi tư duy con người (People), thay đổi
quy trình kinh doanh (Process) và tối ưu hóa hiệu quả của công
nghệ (Technology).
4. Là kết quả của quá trình sử dụng, tích hợp công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh nhằm thu được giá trị mới trong mối quan hệ giữa các
bên.
 Tác động của CĐS trong kinh doanh đến doanh nghiệp:
1. Cắt giảm quy trình thừa => Tối ưu hóa quá trình kinh doanh
2. Cắt giảm nhân sự thừa, tăng hiệu suất nhân viên.
cải thiện vấn đề vận hành toàn DN => Tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và
cải thiện hiệu quả ra quyết định.
3. Tăng tính chính xác và tức thời của dữ liệu => Cải thiện trải nghiệm
khách hàng và tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ công nghệ.

Câu 10: Phân tích (dựa trên 1 sản phẩm/dịch vụ cụ thể) lợi ích của chuyển đổi
số tại 1 trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa?
 Lợi ích của CĐS:
1. Cắt giảm quy trình thừa => Tối ưu hóa quá trình kinh doanh
2. Cắt giảm nhân sự thừa, tăng hiệu suất nhân viên.
cải thiện vấn đề vận hành toàn DN => Tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và
cải thiện hiệu quả ra quyết định.
3. Tăng tính chính xác và tức thời của dữ liệu => Cải thiện trải nghiệm
khách hàng và tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ công nghệ.
 Phân tích:
- Ví dụ: Cửa hàng hoa Dalat Hasfarm
 Trước khi áp dụng CDS, cửa hàng dựa vào lượng khách hàng không hẹn
trước và đặt đơn qua điện thoại. Bằng cách triển khai nền tảng TMDT, cửa
hàng đã có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn trong phạm vi rộng hơn. SỬ
dụng các công cụ tìm kiếm SEO, quảng cáo trực tuyến, cửa hàng đã có thể
thu hút khách hàng mới thay vì tìm kiếm theo cách truyền thống -> Tối ưu
hóa quá tình kinh doanh
15
 Tự động hóa một số quy trình như xử lý đơn hàng, cửa hàng đã có thể giảm
chi phí lao động và tăng hiệu quả hoạt động-> Tối ưu hóa việc sử dụng nhân
sự
 Thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng, xu hướng bán
hàng và các số liệu quan trọng khác -> Cải thiện hiệu quả ra quyết định.
 Công cụ chatbox, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng(CRM), cửa hàng
có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng được cá nhân hóa và hiệu quả. Điều
này dẫn đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn và kinh doanh lặp lại. ->
Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Câu 11.Phân tích (dựa trên 1 sản phẩm/dịch vụ cụ thể) trở ngại của chuyển đổi
số tại 1 trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa?
Trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, việc chuyển đổi số với các doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa gặp rất nhiều trở ngại. Trước hết là tình trạng lạc hậu về
công nghệ, trang thiết bị sản xuất tồn tại ở đa số các cơ sở sản xuất, đặc biệt là cơ
sản sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp lớn sử dụng công nghệ số khá
mạnh, ngược lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng máy móc có con
người vận hành… Ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau
thu hoạch đã từng bước cải thiện nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển. Tác phong, tập quán của ngư dân chậm thay đổi, không theo kịp với
quá trình hiện đại hoá của hoạt động khai thác thủy sản.
Trong khi đó thì đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát
triển của ngành. Hệ số đổi mới thiết bị trong những năm qua mới chỉ ở mức
7%/năm, chỉ bằng 1/2 - 1/3 so với các nước khác trong khu vực. Công nghiệp chế
biến thuỷ sản còn dùng nhiều lao động, mức độ cơ giới hoá thấp, năng suất lao
động chưa cao.

Câu 12. Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ khác nhau như thế nào?
Chuyển đổi số đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ? Lấy
ví dụ minh họa tại 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ?
*Khác nhau:
-Nhân sự: siêu nhỏ: <= 10 người, nhỏ <= 100 ng (lv tmđt: <= 50 ng)
- Nguồn vốn: snho <=10 tỷ; nhỏ <=20 tỷ (<=50 tỷ)
-Doanh thu: snho <=10 tỷ; nhở <=50 tỷ ( <=100 tỷ)
* Những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp siêu nhỏ
16
- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
- Tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết định.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ
công nghệ.
Ví dụ về 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ( Thẩm mĩ viện Mailisa)
 Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Bằng cách áp dụng các công cụ kỹ
thuật số như hệ thống đặt lịch trực tuyến, lời nhắc cuộc hẹn và cơ chế phản
hồi của khách hàng, thẩm mỹ viện có thể nâng cao trải nghiệm tổng thể cho
khách hàng của mình. Điều này có thể dẫn đến sự hài lòng và lòng trung
thành của khách hàng cao hơn.
 Tăng hiệu quả: Các công cụ kỹ thuật số cũng có thể giúp thẩm mỹ viện tự
động hóa nhiều quy trình thủ công như lên lịch cuộc hẹn, quản lý hàng tồn
kho và lên lịch cho nhân viên. Điều này có thể giảm khối lượng công việc cho
nhân viên của tiệm và làm cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.
 Tiếp thị nâng cao: Các công cụ kỹ thuật số như nền tảng truyền thông xã hội,
tiếp thị qua email và quảng cáo trực tuyến có thể giúp thẩm mỹ viện tiếp cận
nhiều đối tượng hơn và thu hút khách hàng mới. Điều này có thể giúp doanh
nghiệp phát triển và mở rộng.
 Phân tích dữ liệu tốt hơn: Các công cụ kỹ thuật số cũng có thể cung cấp cho
thẩm mỹ viện dữ liệu có giá trị về khách hàng của mình, chẳng hạn như sở
thích, hành vi mua hàng và phản hồi của họ. Dữ liệu này có thể được sử dụng
để cải thiện các dịch vụ và chiến lược tiếp thị của thẩm mỹ viện.

Câu 13. Để chuyển đổi số trong kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp
phải những rào cản gì? Lấy ví dụ minh họa tại 1 doanh nghiệp sản xuất hoặc
thương mại?
Những rào cản của doanh nghiệp khi chuyển đổi số
- Đầu vào
+ Thiếu cơ sở hạ tầng
+ Chi phí đầu tư
+ Văn hóa và thói quen không phù hợp với chuyển đổi số
+ Khó tích hợp giải pháp công nghệ số
- Vận hành:
+ Thiếu hiểu biết từ lãnh đạo
17
+ Thiếu hiểu biết người lãnh đạo
+ Thiếu nhân lực nội bộ
- Đầu ra:
+ Thiếu thông tin CNS
+ Sự rò rỉ của dữ liệu
Ví dụ minh họa: doanh nghiệp sản xuất thương mại- Công ty cổ phần thép
VNSTEEL
 Trình độ công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển.
 Chi phí rất lớn, việc Chuyển đổi số cần có lộ trình thử nghiệm, đánh giá dài.
 Đối mặt với khó khăn đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, vai trò lãnh đạo
của người đứng đầu để tạo nên điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận và
hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh tế số.

Câu 14. Nêu một vài nét khái quát về tình hình phát triển chuyển đổi số tại Việt
Nam?
Câu 15. Nêu tóm tắt bốn cuộc cách mạng công nghiệp? Ảnh hưởng của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với chuyển đổi số?
 Cuộc cmg t1: Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Điểm nổi bật của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới
hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật
cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài suốt 17 thế kỷ), chủ
yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức
kéo động vật… bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi
nước và nguồn nguyên – nhiên – vật liệu mới là sắt và than đá. Nó khiến cho lực
lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc
của nền công nghiệp và nền kinh tế.
 Cuộc cmg t2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm
1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này
là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng
loạt trên quy mô lớn. Khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản
xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cách mạng công
nghiệp lần thứ 2 đã tạo nên tiền đề cơ sở vững chắc cho thế giới để phát triển
nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
18
 Cuộc cmg t3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ
năm 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng
điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này
thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được
xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập
niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
 Cuộc cmg t4: Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ việc kết nối các hệ
thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa
Công nghiệp, Kinh doanh, cũng như các chức năng và quy trình bên
trong.Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp lần thứ
tư sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ
liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp
4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp,
Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,
hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in
3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano
 Ảnh hưởng:
+ Cuộc cmg t4: Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể gây ra sự bất
bình đẳng. Đặc biệt có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế
lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh
vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là
những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính,
vận tải…
Những bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống xã hội và hệ lụy của
nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và
chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu
là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con
người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khỏe, thông tin cá nhân… Nếu người
dân không được bảo vệ một cách an toàn với những chính sách và can thiệp phù
hợp của chính phủ thì sẽ dẫn dến những hệ quả khôn lường.
Đảo lộn kinh tế sản xuất, vấn đề riêng tư bị xâm phạm, bất bình đẳng lao động xã
hội, suy thoái đạo đức, văn hóa ở giới trẻ

19
Câu 16: Phân tích các lợi ích của chuyển đổi số trong kinh doanh? Lấy ví dụ
minh họa cho các lợi ích đó?
Các lợi ích của chuyển đổi số trong kinh doanh:
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh (Process): Tối ưu hóa quy trình kinh doanh là
một trong những lợi ích chính của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp. Chuyển
đổi số tối ưu hóa quy trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm
quy trình thừa bằng cách sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động
hóa và phần mềm quản lý dữ liệu. Việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh giúp cho
doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, tăng tốc độ và độ chính xác của các quy trình,
giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất.
 Tự động hóa quy trình sản xuất: sử dụng phần mềm quản lý dòng sản xuất
(MES) và các thiết bị tự động hóa. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và thời
gian sản xuất, cải thiện hiệu suất và năng suất của nhân viên, tăng tính linh
hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
 Tối ưu hóa quy trình kinh doanh thông qua phần mềm quản lý: Phần mềm
quản lý dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, quản lý tài
chính và kế toán, quản lý nhân sự và quản lý dòng sản xuất. Điều này giúp
tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giảm thiểu sai sót, tăng tốc độ và độ chính
xác của các quy trình, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất.
 Sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích
dữ liệu và thông tin khách hàng, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và
cải thiện quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tập đoàn sản xuất ô tô Ford đã áp dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy
trình sản xuất ô tô của họ. Họ đã sử dụng các công nghệ mới như Internet of
Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu suất của
các dây chuyền sản xuất. Cụ thể, Ford đã sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu từ
các thiết bị sản xuất trên dây chuyền, sau đó sử dụng AI và phân tích dữ liệu để
giám sát hoạt động của các thiết bị đó. Họ cũng sử dụng các giải pháp phần mềm
để đưa ra các cảnh báo sớm về sự cố tiềm ẩn trên dây chuyền sản xuất.
Tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và Cải thiện hiệu quả ra quyết định
( People): Thông qua việc cắt giảm nhân sự thừa, tăng hiệu hiệu suất nhân viên
và giải quyết vấn đề vận hành toàn doanh nghiệp chuyển đổi số đã tối ưu hóa
việc sử dụng nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Cụ
thể :
20
 Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự: Trí tuệ nhân
tạo có thể được sử dụng để phân tích nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, tìm
kiếm ứng viên phù hợp và phân tích dữ liệu về nhân viên hiện có để đưa ra các
quyết định về nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên. Ngoài
ra, trí tuệ nhân tạo còn có thể được sử dụng để tối ưu hóa thời gian làm việc và
phân bổ công việc cho các nhân viên sao cho hiệu quả nhất.
 Phân tích dữ liệu để cải thiện quyết định của doanh nghiệp: Phân tích dữ
liệu giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
 Sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hóa quy trình làm việc: Phần mềm
quản lý giúp doanh nghiệp quản lý các quy trình làm việc, phân bổ công việc và
theo dõi tiến độ công việc của nhân viên. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng
nhân sự và giảm thiểu thời gian và chi phí trong quy trình làm việc
Ví dụ: PwC là một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới và đã áp dụng
chuyển đổi số để tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết
định. Cụ thể, PwC đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp đỡ trong các tác vụ
phân tích dữ liệu và lập kế hoạch kinh doanh. Họ đã xây dựng một hệ thống AI
có thể xử lý hàng nghìn dữ liệu khác nhau để đưa ra các dự đoán về xu hướng thị
trường và dự báo kết quả tài chính của các doanh nghiệp. Ngoài ra, PwC cũng đã
áp dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự bằng cách sử dụng
phần mềm quản lý nhân sự để tự động hóa các tác vụ như tuyển dụng và đào tạo
nhân viên.
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ
công nghệ (Technology) :
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách
tạo ra một môi trường kinh doanh trực tuyến thân thiện hơn, tiện lợi hơn, và cung
cấp thông tin chính xác và chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ của họ. Các công
nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, Big Data, IoT, và phân tích dữ liệu cũng
giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho nhu
cầu của họ.
Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm
mua sắm trực tuyến tiện lợi hơn, với các tính năng như đặt hàng trực tuyến, thanh
toán trực tuyến, giao hàng tận nơi và dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến.
Việc cung cấp các tính năng này giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách
hàng, tăng cường mục tiêu doanh thu.
21
Ví dụ : Amazon đã áp dụng chuyển đổi số để tạo ra các trải nghiệm mua sắm mới
cho khách hàng, bao gồm cả ứng dụng di động và trang web. Khách hàng có thể
dễ dàng tìm kiếm và so sánh sản phẩm, đặt hàng và thanh toán trực tuyến, theo dõi
đơn hàng và nhận hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bằng cách tận dụng
các công nghệ mới, Amazon đã cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nâng cao
doanh thu. Theo Forbes, doanh thu của Amazon trong năm 2020 đạt hơn 386 tỷ
USD, tăng 38% so với năm trước đó. Hơn nữa, trong quý 2 năm 2021, Amazon
đạt doanh thu trên toàn cầu hơn 113 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Câu 17: Phân tích vai trò của hệ sinh thái khách hàng trong chuyển đổi số?
Trong chuyển đổi số, hệ sinh thái khách hàng đóng một vai trò quan trọng để
giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó cải thiện
trải nghiệm của khách hàng và tăng cường quan hệ với khách hàng.
Hệ sinh thái khách hàng bao gồm tất cả các khía cạnh của một khách hàng
tương tác với doanh nghiệp, từ truy cập trang web và sản phẩm đến dịch vụ hỗ trợ
và các trải nghiệm khác. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và theo dõi các tương tác này
để hiểu được nhu cầu, mong muốn, sở thích và hành vi của khách hàng.
Khách hàng là chất xúc tác và động lực của nỗ lực chuyển đổi số trong kinh
doanh vì họ đang thay đổi cách mua sắm và tương tác với doanh nghiệp. Họ đòi
hỏi các trải nghiệm mua sắm và dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn và linh
hoạt hơn.
Các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với sự thay đổi này và phải thích
nghi với các yêu cầu của khách hàng để tồn tại và phát triển. Điều này có nghĩa là
các doanh nghiệp cần phải cung cấp các sản phẩm và dịch vụ được tùy chỉnh và cá
nhân hóa cho từng khách hàng cụ thể.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng để có thể cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Hệ sinh thái khách hàng giúp cho doanh
nghiệp có thể tìm hiểu được những thông tin quan trọng về khách hàng, như các
hành vi mua hàng, phản hồi từ khách hàng, các trải nghiệm và đánh giá về sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, ... Những phản hồi này có thể giúp doanh
nghiệp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình.
Hệ sinh thái khách hàng giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hoá trải nghiệm của
khách hàng khi tương tác với doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xây dựng

22
các chiến lược tương tác khách hàng toàn diện, tạo ra các trải nghiệm khách hàng
tích cực và tăng cường giá trị của khách hàng.
Ngoài ra, khách hàng cũng là nguồn thông tin quan trọng để các doanh nghiệp
có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Dữ liệu khách hàng cung cấp
thông tin về xu hướng mua sắm, sở thích và nhu cầu của khách hàng, giúp doanh
nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược về sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh
doanh.
Vì vậy, khách hàng đóng vai trò quan trọng và là động lực chính đằng sau nỗ
lực chuyển đổi số trong kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải tập trung vào
khách hàng và cung cấp các trải nghiệm mua sắm và dịch vụ tốt hơn để đáp ứng
các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng, từ đó tạo ra lợi ích cho cả doanh
nghiệp và khách hàng.

Câu 18: Phân tích giá trị cho khách hàng trong chuyển đổi số? Cho ví dụ minh
họa?
Trong quá trình chuyển đổi số, giá trị cho khách hàng là yếu tố cốt lõi để tạo sự
hấp dẫn và thành công của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp
cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thói quen của khách hàng, và sử dụng các
công nghệ mới để cung cấp giá trị cho khách hàng một cách tối ưu. Trong chuyển
đổi số, giá trị cho khách hàng được phân tích theo các khía cạnh sau:
 Tiện lợi: Chuyển đổi số có thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức
bằng cách cung cấp các dịch vụ và sản phẩm trực tuyến. Các công nghệ như ứng
dụng di động, trang web và hệ thống thanh toán trực tuyến giúp khách hàng mua
sắm và sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian và công sức tìm kiếm
sản phẩm.
 Trải nghiệm người dùng: Chuyển đổi số có thể giúp cải thiện trải nghiệm người
dùng bằng cách tăng tính tương tác và tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ. Các công
nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data cho phép doanh nghiệp thu thập
thông tin và tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu và sở thích của từng
khách hàng.
 Giá trị sản phẩm: Chuyển đổi số cũng có thể giúp cung cấp sản phẩm và dịch
vụ giá rẻ hơn hoặc đạt được chất lượng cao hơn. Các công nghệ mới có thể giúp
tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành, giảm chi phí và tăng hiệu quả.

23
 Dịch vụ khách hàng: Chuyển đổi số có thể giúp tăng tính năng động và đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu của khách hàng thông qua các kênh tương tác trực tuyến
như chatbot và email. Các công nghệ như AI và chatbot có thể giúp doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng liên tục 24/7, giải quyết các vấn đề của
khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ví dụ, Uber đã tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách tăng tính tiện lợi và trải
nghiệm người dùng của dịch vụ taxi. Uber cung cấp ứng dụng di động cho phép
khách hàng dễ dàng đặt xe và thanh toán trực tuyến. Đồng thời, Uber cũng cho
phép khách hàng đánh giá và phản hồi về trải nghiệm của họ, giúp cải thiện dịch
vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Câu 19: Phân tích sự ảnh hưởng của hiểu biết về khách hàng đến doanh
nghiệp trong chuyển đổi số? Cho ví dụ minh họa?
Sự hiểu biết về khách hàng là thông tin và kiến thức về khách hàng mà doanh
nghiệp nắm bắt được.
Thông tin khách hàng đến từ nguồn bên ngoài như tổ chức khác, dữ liệu báo cáo
của nghiên cứu thị trường, dữ liệu phân tích, và nguồn bên trong dữ liệu của khách
hàng hiện tại của doanh nghiệp; hoặc sự hiểu biết về khách hàng thông qua nguồn
rõ ràng ( khảo sát, điều tra), nguồn ẩn ( như dữ liệu kinh doanh, dữ liệu phân
tích) .
Sự hiểu biết về khách hàng được xem xét dưới góc độ cá nhân, nhóm hay tập
khách hàng. Thông tin về dữ liệu khách hàng được tập hợp trong dài hạn. Để cải
thiện trải nghiệm của khách hàng trong bối cảnh mới doanh nghiệp nên xem xét
hiểu biết khách hàng với thông tin và dữ liệu trong thời điểm gần đây.
Hiểu biết về khách hàng là một yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số của doanh
nghiệp. Việc nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh
nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp và mang lại giá trị cao cho khách
hàng.
Một số ảnh hưởng của việc hiểu biết về khách hàng đối với doanh nghiệp trong
quá trình chuyển đổi số:
 Tạo ra giá trị cho khách hàng: Khi doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, họ có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn, đáp
ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra
giá trị cao hơn cho khách hàng và củng cố mối quan hệ với khách hàng đồng
24
thời nâng cao hiệu quả kinh doanh và củng cố địa vị thương hiệu của doanh
nghiệp.
 Tăng cường tính cạnh tranh: Việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh
nghiệp cạnh tranh một cách hiệu quả hơn trong thị trường. Khi cung cấp sản
phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu hút
được nhiều khách hàng hơn, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng độ cạnh
tranh của mình trên thị trường.
 Tối ưu hoá chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh: Hiểu biết về khách hàng sẽ giúp
doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp
biết rõ nhu cầu của khách hàng, họ có thể tối ưu hoá quy trình sản xuất, tiết
kiệm chi phí và tăng năng suất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận
và cải thiện tình hình tài chính.
 Tăng độ tin cậy của khách hàng: Khi doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng, họ có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, đáp
ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ tăng độ tin cậy của khách
hàng đối với doanh nghiệp và củng cố mối quan hệ giữa hai bên.
 Đưa ra quyết định tốt hơn: Hiểu biết về khách hàng cũng giúp doanh nghiệp đưa
ra quyết định tốt hơn liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ. Việc phân tích dữ
liệu khách hàng và theo dõi phản hồi của khách hàng cũng giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn các xu hướng và sở thích của khách hàng, giúp cho các quyết định
của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn.
 Tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn: Hiểu biết về khách hàng giúp doanh nghiệp
phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn bằng cách sử
dụng các công nghệ số để phân tích dữ liệu khách hàng và cải thiện trải nghiệm
khách hàng.
 Tăng cường tương tác với khách hàng: Hiểu biết về khách hàng cũng giúp
doanh nghiệp tăng cường tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử
dụng các kênh truyền thông xã hội, email marketing, chatbot, v.v. để tương tác
với khách hàng, tạo ra một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và giúp khách
hàng cảm thấy được chăm sóc tốt hơn.
Ví dụ về sự ảnh hưởng của hiểu biết về khách hàng đến doanh nghiệp trong
chuyển đổi số như sau:

25
Doanh nghiệp A hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Trong quá trình
chuyển đổi số, doanh nghiệp A đã nắm bắt được thông tin về hành vi mua hàng
của khách hàng thông qua việc thu thập dữ liệu và phân tích số liệu. Họ nhận thấy
rằng khách hàng của họ thường xuyên bỏ giỏ hàng trước khi hoàn thành thanh
toán vì quá trình thanh toán quá phức tạp.
Doanh nghiệp A đã sử dụng hiểu biết này để tối ưu quy trình thanh toán trên trang
web của mình, giảm bớt số bước và yêu cầu thông tin cần thiết của khách hàng để
thanh toán. Kết quả là, tỷ lệ giỏ hàng bị bỏ trống giảm đáng kể và doanh số bán
hàng tăng lên.
Như vậy, việc hiểu biết về khách hàng và áp dụng những thông tin này vào quy
trình kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm khách hàng,
giảm thiểu tỷ lệ bỏ giỏ hàng và tăng doanh số bán hàng.

Câu 20: Phân tích vai trò của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số? Liên hệ
thực tiễn tại Việt Nam?
Nguồn nhân lực có trình độ là trung tâm của đổi mới công nghệ. Để thực hiện
chuyển đổi số thành công, việc tạo lập và phát triển hệ sinh thái nhân lực đóng vai
trò quan trọng. Vai trò của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số:
 Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số: Nguồn nhân
lực là những người đảm nhận việc triển khai các hoạt động chuyển đổi số, từ
việc thiết lập hệ thống, phát triển ứng dụng, quản lý dữ liệu đến việc xây dựng
chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Sự hiểu biết về công nghệ và kinh nghiệm trong
các hoạt động chuyển đổi số của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để đảm
bảo quá trình thực hiện chuyển đổi được diễn ra hiệu quả.
 Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp tối ưu
hóa quy trình kinh doanh bằng cách áp dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu
quả và nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, nhân lực cũng giúp doanh
nghiệp cải tiến các quy trình truyền thống bằng cách sử dụng các công nghệ
mới và cải thiện các quy trình tự động hóa.
 Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp phát
triển sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách đưa ra các ý tưởng sáng tạo và áp
dụng các công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này cũng
giúp doanh nghiệp tăng cường sự cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng

26
thông qua việc cải thiện trải nghiệm khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
 Phát triển và quản lý nội dung số: Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển và quản lý nội dung số của doanh nghiệp. Họ phải có kiến
thức về viết nội dung, phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng và thiết kế
đồ họa để tạo ra nội dung số hấp dẫn và thu hút khách hàng.
 Xây dựng một văn hóa công nghệ: Sự thành công của chuyển đổi số phụ thuộc
vào khả năng thay đổi và chuyển đổi văn hóa trong tổ chức. Nguồn nhân lực có
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp,
bằng cách giúp nhân viên hiểu và đón nhận sự thay đổi, tạo ra các chương trình
đào tạo và hỗ trợ nhân viên để nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ,
tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.
Với những vai trò trên, đội ngũ nhân lực chính là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của doanh
nghiệp.
Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng không thể ngăn cản
được trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ. Nhu cầu về kỹ năng công
nghệ thông tin và năng lực số đang trở thành yêu cầu thiết yếu của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên môn về công
nghệ thông tin và kỹ năng số vẫn còn là một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 100.000- 150.000 nhân lực kỹ thuật số
trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ công nghệ
số. Nếu so tỉ lệ nhân lực số/ tổng nhân lực hoạt động trên nền kinh tế, Việt Nam
mới đạt được khoảng hơn 1%, vẫn còn khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới
như Ấn Độ (1,78% ), Hoa Kỳ ( 4%).
Các doanh nghiệp cần tìm cách thu hút, đào tạo và giữ chân nguồn nhân lực tốt
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ năng số. Đồng thời, cần xây dựng môi
trường làm việc đồng hành với việc ứng dụng công nghệ thông tin để thu hút, giữ
chân và phát triển nhân lực.
Ngoài ra, việc xây dựng các chương trình đào tạo, khóa học và hoạt động đổi mới
để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực số của nhân viên cũng là một cách

27
để giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường và nâng cao năng suất
lao động.

Câu 21: Phân tích sự thay đổi của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số? Cho ví
dụ minh họa?
Khi áp dụng công nghệ hiện đại (như AI, tự động hóa, v.v.), đội ngũ nhân lực có
thể bị thay thế khi chuyển đổi:
+ Môi trường làm việc từ môi trường truyền thống (phòng ốc, giấy tờ) sang môi
trường ảo (thiết bị điện tử, email, họp trực tuyến, mạng xã hội v.v.)
+ Tương tác với số lượng thông tin dữ liệu ít (giới hạn bởi số lượng văn bản giấy
tờ lưu trữ) sang tương tác trong hệ thống điện toán đám mây dữ liệu lớn.
Vì vậy, nhân lực trong CĐS đòi hỏi có trình độ và kỹ năng vận dụng, xử lý nhanh
và tính chính xác cao. Đặc biệt cần chú trọng đào tạo kỹ năng số, kỹ năng liên
quan đến kiến thức, hiểu biết, và vận dụng kỹ thuật số
- Một ví dụ minh họa về sự thay đổi nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số
là việc doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng nhiều những cá nhân có kỹ năng kỹ thuật
vững vàng và hiểu biết sâu sắc về phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI). Hơn
nữa, quá trình chuyển đổi số đã dẫn đến việc gia tăng sử dụng hình thức làm việc
từ xa và sắp xếp công việc linh hoạt. Các công ty hiện có thể tuyển dụng nhân tài
từ mọi nơi trên thế giới, cho phép họ tiếp cận với nhiều ứng viên xin việc hơn và
cho phép nhân viên có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với sự cân bằng giữa công
việc và cuộc sống của họ.

Câu 22: Phân tích sự ảnh hưởng của đội ngũ quản trị đến chuyển đổi số trong
kinh doanh? Cho ví dụ minh họa?
Đội ngũ quản trị đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số
trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể thấy ảnh hưởng của đội ngũ quản trị đối với
chuyển đổi số theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xây dựng chiến lược, thay đổi mô hình kinh doanh, đầu tư hạ tầng mới, phát
triển chương trình và cơ chế ứng dụng hiệu quả, các chương trình đào tạo và sự hỗ
trợ thường xuyên, bền vững;
+ Sự lãnh đạo quyết đoán, chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho thay đổi (CĐS) thành
công;

28
+ Cần hiểu rõ các bộ phận nào trong DN cần cải tổ để chỉ đạo quyết liệt và dành
nguồn lực đầu tư tương ứng.
- Một ví dụ minh họa về ảnh hưởng của đội ngũ quản trị đối với chuyển đổi số
trong kinh doanh là công ty Amazon. Đội ngũ quản trị của Amazon đã đưa ra các
sáng kiến mới từ lưu trữ dựa trên điện toán đám mây, AI và Machine learning để
mở rộng phạm vi tiếp cận của công ty sang các thị trường mới. Thành công của
công ty phần lớn nhờ vào khả năng của đội ngũ quản trị trong việc giữ cho công ty
tập trung vào các mục tiêu dài hạn đồng thời nhanh nhẹn và sáng tạo trong việc
thích ứng với những thay đổi trên thị trường.

Câu 23: Phân tích hệ sinh thái công nghệ trong chuyển đổi số của doanh
nghiệp? Liên hệ tại Việt Nam?
• Hệ sinh thái công nghệ là hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (nhấn
mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông).
• Bao gồm các phương tiện kỹ thuật sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc
như phần cứng, mạng máy tính, phần mềm, các công nghệ số và công cụ kết nối
khác
• Là kiến trúc và giao diện công nghệ thông tin cũng như các công nghệ kỹ thuật
số, tạo nền tảng thúc đẩy hoặc hỗ trợ các cải tiến và đột phá cho hệ sinh thái giải
pháp khách hàng.
• Công nghệ số đóng vai trò then chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Trí
tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối, điện toán đám mây, thực tế
ảo và tăng cường, robot v.v.
- Việt Nam có hệ sinh thái công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển. Chính
phủ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển ngành công nghệ thông tin, tập trung vào
việc tạo ra các thành phố thông minh và tăng cường nền kinh tế kỹ thuật số. Hệ
sinh thái CNTT của Việt Nam bao gồm các tập đoàn đa quốc gia như Intel,
Samsung, IBM và Microsoft, các công ty CNTT trong nước như FPT, Viettel và
Vingroup cũng là những công ty nổi bật trên thị trường.

Câu 24: Phân tích lợi ích của công nghệ số đối với doanh nghiệp? Lấy ví dụ
minh họa?
Công nghệ số đóng vai trò then chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối, điện toán đám mây, thực tế ảo và

29
tăng cường, robot v.v… Công nghệ số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,
bao gồm:
• Tăng hiệu quả: Các công cụ kỹ thuật số như phần mềm quản lý dự án, lưu trữ
dựa trên điện toán đám mây và các công cụ cộng tác giúp đơn giản hóa và tự động
hóa các tác vụ khác nhau, cho phép doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động của họ và
nâng cao hiệu quả tổng thể.
• Tăng cường tương tác với khách hàng: Phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị
qua email và ứng dụng dành cho thiết bị di động cho phép doanh nghiệp tiếp cận
đối tượng rộng hơn, xây dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng trong thời
gian thực.
• Cải thiện doanh số bán hàng: Nền tảng thương mại điện tử, thị trường trực tuyến
và hệ thống thanh toán di động cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mới, bán
nhiều sản phẩm hơn và tăng doanh thu.
• Quản lý dữ liệu tốt hơn: Công nghệ cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích
lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực, cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về hành
vi của khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu suất hoạt động.
- Ví dụ: Uber - ứng dụng gọi xe đã thay đổi ngành công nghiệp taxi bằng cách sử
dụng công nghệ số để kết nối tài xế với hành khách trong thời gian thực. Uber sử
dụng xếp hạng của khách hàng, theo dõi GPS và thanh toán kỹ thuật số để tạo ra
một dịch vụ liền mạch và đáng tin cậy.

Câu 25: Phân tích hệ sinh thái chính sách phát triển trong chuyển đổi số? Liên
hệ tại Việt Nam?
• Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn gcác quyết định và
đạt được các kết quả phù hợp.
• Chính sách được xây dựng và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, và
vì thế chính sách mang tính thực chất và tính định hướng.
• Chính sách phát triển CĐS nhằm kiến tạo môi trường để thúc đẩy sự tương tác
giữa đối tượng trong quá trình CĐS , bao gồm chính sách công nghệ, CS pháp
luật, CS kinh tế, CS xã hội, CS thông tin, CS an ninh v.v.
• Chính sách pháp luật là một CS quan trọng nhằm tạo lập và nâng cao sự tin cậy
trong CĐS và nền kinh tế số;

30
• CĐS vừa là cuộc cách mạng về công nghệ vừa là cuộc cách mạng về thể chế,
pháp luật. Thể chế & pháp luật đóng vai trò quyết định việc chấp nhận, nuôi
dưỡng đổi mới sáng tạo, đảm bảo tuân thủ pháp luật như nhau giữa DN trong nước
& nước ngoài;
Liên hệ, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia ban hành sớm Chiến lược về phát
triển kinh tế số và xã hội số. Để hoàn thiện CS pháp luật và thể chế trong CĐS,
cần sửa đổi Luật Giao dịch điện tử, ban hành CS thúc đẩy hoạt động trực tuyến. Là
căn cứ pháp lý để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi
trường số trong tất cả lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Câu 26. Ý kiến cho rằng “Nguồn nhân lực sẽ thay thế bởi công nghệ số trong
bối cảnh chuyển đổi số”? Bình luận và lấy ví dụ minh họa?
Trong tương lai, công nghệ số sẽ ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. Khi
áp dụng công nghệ hiện đại (như AI, tự động hóa, v.v.), đội ngũ nhân lực có thể bị
thay thế khi chuyển đổi:
- Môi trường làm việc từ môi trường truyền thống (phòng ốc, giấy tờ) sang môi
trường ảo (thiết bị điện tử, email, họp trực tuyến, mạng xã hội v.v.)
- Tương tác với số lượng thông tin dữ liệu ít (giới hạn bởi số lượng văn bản giấy tờ
lưu trữ) sang tương tác trong hệ thống điện toán đám mây dữ liệu lớn
Tuy nhiên vẫn sẽ còn rất nhiều công việc mà công nghệ không thể thay thế được
con người, ví dụ như các công việc cần sự sáng tạo, cần cảm xúc. Vì vậy, nguồn
nhân lực sẽ thay thế bởi công nghệ số nhưng không phải là thay thế hoàn toàn.
Một số công việc có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai như: nhà văn, nhà báo;
dịch vụ chăm sóc khách hàng; nhân viên lễ tân, bảo vệ,....
Các công việc sẽ khó bị thay thế bởi công nghệ: sáng tạo nội dung, bác sĩ, quản lý
nhân sự, luật sư, thiết kế đồ họa, đạo diễn...

27. Phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh thay đổi công nghệ và CĐS đến
nguồn nhân lực? Lấy các ví dụ minh họa?
Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet of Things đang
tạo ra nhu cầu mới cho lao động chuyên môn cao. Ngược lại, một số ngành nghề
truyền thống có thể bị thay thế hoặc giảm nhu cầu do sự tự động hóa và chuyển
đổi số. Nhân lực trong CĐS đòi hỏi có trình độ và kỹ năng vận dụng, xử lý nhanh
và tính chính xác cao. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, người lao động

31
cần phải cập nhật và nâng cao kỹ năng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực công
nghệ và kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cũng phải tìm cách giữ chân, tuyển chọn
nhân lực chất lượng cao bằng cách đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng.
Ví dụ: ngành sản xuất. Trong quá trình sản xuất, các công ty sử dụng công nghệ
tự động hóa để tăng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất. Các máy móc tự động có
thể thực hiện nhiều công đoạn sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so
với lao động thủ công. Điều này dẫn đến giảm nhu cầu về lao động trong ngành
sản xuất. Nếu người lao động không nắm bắt được kiến thức và kỹ năng mới, họ
có thể mất việc làm hoặc không tìm được việc làm tốt.
Một ví dụ khác là về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Các công ty đang sử dụng
công nghệ này để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý. Ví dụ, một công ty sản
xuất ô tô có thể sử dụng AI để phân tích dữ liệu về các lỗi sản xuất và tìm cách
khắc phục chúng. Điều này giúp công ty cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm
chi phí sản xuất. Tuy nhiên, để làm việc với công nghệ AI, người lao động cần
phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Nếu họ không có những kỹ năng
này, họ có thể bị loại khỏi danh sách tuyển dụng hoặc không có cơ hội thăng tiến
trong công việc của mình.

28. Phân tích và liên hệ sự thay đổi nhân lực trong bối cảnh CĐS tại Việt Nam.
Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin trở nên
ngày càng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Điều này
đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải được đào tạo và nâng cao kiến thức về công nghệ
thông tin. Việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cũng đòi hỏi sự hỗ trợ từ các
cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho
nhân viên.
Ngoài ra, việc tăng cường sự đa dạng trong nguồn nhân lực cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tổ chức và
doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần xem xét
các chính sách và hoạt động để thúc đẩy sự đa dạng trong nguồn nhân lực. Nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của nhân lực số là triển khai đại học số, toàn trình
trực tuyến, học liệu cá nhân hóa, hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 100.000 – 150.000 nhân lực kỹ thuật
số trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển, cung cấp SP/DV công nghệ số. Nhìn
chung, các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, phát triển nguồn nhân lực số
32
hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là
những đòi hỏi của thị trường lao động thời kỳ hội nhập

29. Doanh nghiệp cần quan tâm đến khách hàng và đặc điểm của khách hàng
như thế nào trong chuyển đổi số? Lấy ví dụ minh họa.
Để thành công trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến khách
hàng và nắm bắt được đặc điểm của khách hàng. Việc hiểu rõ những nhu cầu và
mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và dịch vụ
phù hợp hơn, từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh số bán
hàng.
Khách hàng trong thời đại chuyển đổi số có một số đặc điểm như: Kỳ vọng của
khách hàng ngày càng cao: Khách hàng kỳ vọng hỗ trợ 24/7 bất cứ khi nào họ cần
với trải nghiệm cá nhân hoá. Khách hàng muốn các chi phí về tìm kiếm sản
phẩm/dịch vụ, giá cả tiết kiệm nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng;
các phương thức giao dịch phải diễn ra thuận tiện và dễ dàng.
Thế hệ khách hàng mới: Gen Z - thế hệ trẻ đang chiếm tới 32% dân số thế giới,
thông thạo công nghệ và cởi mở với những cải tiến và phát minh mới.
Người tiêu dùng ngày càng thạo công nghệ, họ kỳ vọng nhiều hơn vào các trải
nghiệm số. Dù là mua sắm online hay mua sắm tại các cửa hàng truyền thống,
người tiêu dùng đều kỳ vọng sẽ có những tương tác số.
=> Chuyển đổi số chính là điểm mấu chốt để doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của
khách hàng.

30. Công nghệ số là gì? Công nghệ số có sự ảnh hưởng như thế nào đến kinh
doanh của doanh nghiệp trong chuyển đổi số?
Công nghệ số là ứng dụng của những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại vào
việc xử lý và truyền tải thông tin bằng các phương tiện kỹ thuật số. 4 công nghệ số
tiêu biểu thúc đẩy CĐS là: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán
đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài ra, chuỗi khối cũng là một công
nghệ số quan trọng của CĐS.
Ảnh hưởng của công nghệ số đến kinh doanh của doanh nghiệp trong chuyển đổi
số:
Lợi ích:

33
- Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh; tối ưu hóa việc sử dụng
nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết định
- Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng từ đó giúp cải thiện trải nghiệm
khách hàng
- Cải thiện quản lý dữ liệu và tăng tốc độ xử lý thông tin.
- Mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ
công nghệ
- Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng trên diện rộng. Doanh nghiệp có thể dựa
vào các dữ liệu này để phân tích hành vi khách hàng, dự báo các xu hướng mới, từ
đó tạo ra các trải nghiệm đón đầu xu hướng khiến khách hàng phải thích thú.
Rủi ro:
- Thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí vận hành
- Văn hóa và quan điểm không phù hợp chuyển đổi số
- Khó tích hợp ứng dụng nội bộ
- Thiếu hiểu biết
- Thiếu chiến lược
- Thiếu nhân lực
- Sự rò rỉ của dữ liệu

C31. Phân tích vai trò của công nghệ số đối với kinh doanh của doanh nghiệp?
Phân tích ví dụ cụ thể?
 Công nghệ số đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh hiện
đại. Vai trò của công nghệ số trong kinh doanh của doanh nghiệp có thể được
phân tích như sau:
1. Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng: Công nghệ số giúp cho doanh
nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn thông qua các kênh
truyền thông số như website, mạng xã hội, email, tin nhắn, …
2. Nâng cao độ chính xác và tối ưu hóa quá trình sản xuất: Công nghệ số giúp
giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quá trình sản xuất thông qua việc sử dụng các
phần mềm quản lý sản xuất, máy móc tự động hóa, cảm biến, …
3. Cung cấp thông tin và dữ liệu để hỗ trợ quyết định kinh doanh: Công nghệ số
giúp doanh nghiệp thu thập được nhiều thông tin và dữ liệu liên quan tới hoạt
động của doanh nghiệp, từ đó tạo ra các công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo để
hỗ trợ cho quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
34
4. Tạo ra các kênh bán hàng trực tuyến: Công nghệ số giúp doanh nghiệp tạo ra
các kênh bán hàng trực tuyến như website, ứng dụng di động, cửa hàng trên mạng
xã hội, … nhằm giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả và tiết kiệm được thời gian
và chi phí.
5. Quản lý và cải tiến quá trình kinh doanh: Công nghệ số giúp cho doanh nghiệp
quản lý và cải tiến quá trình kinh doanh thông qua kết hợp giữa các công nghệ
thông tin như ERP, CRM, SCM, … để giúp cho doanh nghiệp quản lý được đầy
đủ các hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tóm lại, công nghệ số đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của doanh
nghiệp và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu
quả và tối ưu.
 Ví dụ về công nghệ số trong kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng
các hệ thống quản lý tài chính, phần mềm ERP, các ứng dụng di động, sản
xuất tự động, trang web, nhân viên ảo, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật
(IoT). Ví dụ cụ thể là Amazon, với việc sử dụng công nghệ số để thu thập và
phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình, tạo ra trải nghiệm người dùng
tốt và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới.Đây là cách thức mà công ty
tiên phong của Jeff Bezos đã tạo nên sự thành công to lớn.

C32 : Lấy một ví dụ về một công nghệ số cụ thể? Xem xét sự tác động tích cực
và tiêu cực của công nghệ số này đến các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
 Ví dụ về công nghệ số là công nghệ đám mây. Công nghệ đám mây là một
dịch vụ có thể lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu trên nền tảng đám mây
(cloud) thông qua Internet.
 Sự tác động tích cực của công nghệ đám mây đến các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là như sau:
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào việc mua sắm, bảo
trì phần cứng, chương trình mềm, không gian lưu trữ dữ liệu,...
- Dễ dàng tiếp cận: Doanh nghiệp có thể truy cập vào nền tảng đám mây từ bất kỳ
đâu, bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, đưa đến sự tiện lợi cho việc làm việc
từ xa và tiếp cận dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện.

35
- Nâng cao hiệu quả quản lí: Công nghệ đám mây cung cấp cho doanh nghiệp các
công cụ quản lý dữ liệu tiện lợi, giúp cho việc quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng và
hiệu quả.
 Tuy nhiên, công nghệ đám mây cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
- An ninh dữ liệu: Dữ liệu của doanh nghiệp khi được lưu trữ trên nền tảng đám
mây có thể bị đánh cắp hoặc bị tấn công bởi hacker ở mức độ cao hơn so với dữ
liệu lưu trữ trong môi trường nội bộ.
- Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây, các chính sách về bảo mật, chất
lượng dịch vụ và giá cả có thể khác nhau dẫn đến việc doanh nghiệp phải mất
nhiều thời gian để tìm kiếm đối tác thích hợp.
- Sự phụ thuộc: Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào đối tác cung cấp dịch vụ đám
mây, và sự cố của đối tác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, công nghệ đám mây có những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp được áp dụng đúng cách, công nghệ
này sẽ mang lại nhiều lợi ích và giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công
việc và tiết kiệm chi phí.

C33 : Đại học số là gì? Các ưu điểm của đại học số ?


Đại học số (hay còn gọi là trường đại học trực tuyến) là một hình thức giáo dục
trực tuyến cho phép sinh viên tham gia các lớp học, hoạt động học tập, thi cử và
nhận bằng cấp bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và internet.
 Một số ưu điểm của đại học số bao gồm:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Sinh viên không cần phải di chuyển đến trường và
có thể theo học bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.
- Linh hoạt: Sinh viên có thể chọn lịch học và tốc độ học được tùy chỉnh phù hợp
với lịch trình cá nhân hoặc công việc.
- Truy cập đến tài liệu và nguồn kiến thức phong phú: Sinh viên có thể dễ dàng
truy cập đến các khóa học và tài liệu học tập từ khắp nơi trên thế giới, kể cả những
nguồn kiến thức hiếm.
- Tiếp cận với giảng viên và sinh viên trên toàn thế giới: Sinh viên có thể học tập
cùng với các giảng viên và sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, mang đến cho họ
trải nghiệm học tập quốc tế.

36
- Thích nghi với môi trường kinh doanh nhanh chóng: Sự phát triển của công nghệ
đã thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp. Các học viên có
thể tiếp cận để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời nâng cao sự thích
nghi với môi trường kinh doanh được đổi mới.

C34: Nêu khái niệm đại học số? Liên hệ và phân tích ví dụ tại Việt Nam?
 Khái niệm đại học số (hay còn gọi là trường đại học trực tuyến) là một hình
thức giáo dục trực tuyến cho phép sinh viên tham gia các lớp học, hoạt động học
tập, thi cử và nhận bằng cấp bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và internet.
 Ví dụ về đại học số tại Việt Nam :
Ví dụ cụ thể về đại học số tại Việt Nam là chương trình đào tạo trực tuyến của
Đại học Quốc gia Hà Nội về lĩnh vực Khoa học Dữ liệu. Chương trình này cho
phép sinh viên tham gia các khóa học trực tuyến, học tập từ xa và hoàn thành các
bài tập và đồ án trực tuyến. Sinh viên cũng có thể giao tiếp với giảng viên và sinh
viên khác thông qua các phần mềm truyền hình trực tuyến. Cuối cùng, sau khi
hoàn thành các yêu cầu của khóa học, sinh viên sẽ nhận được bằng cấp chính thức
từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

C35 : Liên hệ nhân lực số tại Việt Nam? Nêu một số giải pháp cơ bản để phát
triển nhân lực số tại Việt Nam?
 Nhân lực số tại Việt Nam vẫn còn tồn tại thách thức và hạn chế trong phát
triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số
1. Chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin không đồng đều
Mặc dù số lượng cơ sở đào tạo công nghệ thông tin nhiều (158 trường đại học và
422 trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin) nhưng chất lượng không
đồng đều. Nhiều trường có quy mô nhỏ, năng lực yếu, cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên không đủ cả về số lượng và chất lượng dẫn đến chất lượng đào tạo
thấp, sinh viên đào tạo ra không đáp ứng yêu cầu phải đào tạo lại hoặc chuyển
nghề, gây lãng phí lớn đến nguồn lực xã hội. Chưa có nhiều cơ sở đào tạo có đủ
năng lực, trang thiết bị, phương pháp đào tạo đạt chuẩn quốc tế, chất lượng chưa
đáp ứng được nhu cầu.
2. Thiếu kỹ năng số đáp ứng nhu cầu của ngành
Chủ yếu nằm ở bộ phận sinh viên mới ra trường thiếu các kỹ năng mềm, tiếng
Anh, tư duy mở, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm...

37
3. Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp công nghệ số trong việc thu hút nhân
lực
Các doanh nghiệp công nghệ số thường xuyên cạnh tranh gay gắt trong thu hút
nguồn nhân lực bằng cách trả lương cao đẩy mặt bằng lương nhân lực về công
nghệ thông tin tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng lao động nhảy việc, doanh
nghiệp thiếu người khi triển khai các dự án, làm giảm năng lực cạnh tranh của
nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam so với các nước trong khu vực.
4. Hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hợp tác quốc tế chưa được chú trọng
Ngoài một số trường đại học hàng đầu thì hoạt động nghiên cứu, giảng dậy trong
trường đại học còn hạn chế, chưa gắn với thực tế, chưa có nhiều kết quả nghiên
cứu khoa học được thương mại hóa, đưa ra thị trường, kinh phí cấp cho nghiên
cứu khoa học của các trường còn hạn chế.
Hợp tác quốc tế của các trường về nghiên cứu và giảng dạy còn mang tính hình
thức, ít hiệu quả. Hầu hết các trường còn thiếu vắng các nhà khoa học quốc tế.
5. Chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao
Nhiều cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đúng mức trong công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực để tạo được nguồn nhân lực số trong chuyển đổi số chất
lượng, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Việc phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao trong các cơ quan nhà nước còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương. Điều này một mặt đến từ môi trường
nhà nước chưa tạo được sự hấp dẫn thu hút đối với nguồn nhân lực số chất lượng
cao. Mặt khác, nguồn thu nhập và chế độ đãi ngộ cho nhân lực tại các cơ quan nhà
nước rất thấp so với các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân.
6. Thiếu nguồn nhân lực về an toàn thông tin
Việc phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng chất lượng cao trong các cơ
quan nhà nước còn hạn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương. Điều này
một mặt đến từ môi trường nhà nước chưa tạo được sự hấp dẫn thu hút đối với lực
lượng lao động chất lượng cao. Mặt khác, nguồn thu nhập tại các cơ quan nhà
nước còn thấp so với các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, mức đãi ngộ
cho đội ngũ nhân lực an toàn thông tin tại các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà
nước tương đối cao.
 Một số giải pháp cơ bản để phát triển nhân lực số tại Việt Nam bao
gồm :

38
- Đầu tiên, nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ năng về công nghệ thông tin,
công nghệ số để bảo đảm phát triển xã hội số và liên kết số. Chú trọng công tác
nghiên cứu phát triển tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin để phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Thứ hai, xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nghệ
thông tin. Cần có chính sách hỗ trợ và thiết kế các chương trình đào tạo cho các
đối tượng khi tham gia đào tạo lại, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
và kỹ năng cho người lao động. Đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức
kỹ năng công nghệ mới cho các đối tượng sinh viên đang học tại các cơ sở đào
tạo, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa kiếm được việc làm và những người
đang làm tại các doanh nghiệp, tổ chức để nhanh chóng tăng số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng mềm và đào tạo ngoại ngữ đạt
chuẩn quốc tế cho nhân lực trong chuyển đổi số, bao gồm các hoạt động như:
39
(1) Chuẩn bị lực lượng dự bị và đào tạo hướng nghiệp cho nền kinh tế số và xã
hội số, theo hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM, kỹ năng
số, tiếng Anh, tăng cường đào tạo hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng công nghệ tại
các trường phổ thông; (2) Cần có chính sách thu hút lao động công nghệ thông
tin bằng các cơ chế đãi ngộ, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân. Thu hút chuyên gia
công nghệ số là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài.
- Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin. Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và nâng cao chất
lượng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cần thiết lập các
mạng lưới toàn cầu kết nối với công nghệ thế giới bằng cách nhập khẩu công
nghệ cao, mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, tiến hành các hoạt
động liên doanh đào tạo và nghiên cứu, phát triển…. Cần có chính sách thúc
đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các trường đào tạo nổi tiếng
của thế giới (khuyến khích tự túc du học, Nhà nước cung cấp kinh phí để đào
tạo lao động chuyên môn, kỹ thuật cao ở nước ngoài...) gắn với nhu cầu của đất
nước.
- Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và chú
trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu nhân lực
ở các cấp bậc, trình độ khác nhau theo mô hình từ cao đến thấp, nhằm đáp ứng
với nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin từng thời kỳ.
- Thứ sáu, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giáo dục đào tạo công nghệ
thông tin. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số vào trong các hoạt động đào
tạo, giảng dạy và nghiên cứu công nghệ thông tin. Khẩn trương triển khai xây
dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số”
tại một số trường đại học phù hợp. Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh
giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

36. Bộ chỉ số DBI là gì?


Bộ chỉ số DBI (Digital Business Indicators) có tên đầy đủ là Bộ chỉ số chuyển đổi
số doanh nghiệp. Đây là cơ sở đánh giá chuyển đổi số cho các doanh nghiệp toàn
quốc nhằm giúp từng đơn vị xác định giai đoạn chuyển đổi đã đạt được chuẩn xác
nhất. Nhờ có bộ chỉ số DBI, doanh nghiệp không còn gặp khó khăn khi đo lường
kết quả chuyển đổi số. Từ đó, nhà lãnh đạo căn cứ để xây dựng kế hoạch, tìm ra
giải pháp phù hợp và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số nhanh hơn.
40
37. Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ?
- Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấu trúc
theo 06 trụ cột (pillar) là: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3)
Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin.
- Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các
tiêu chí (10 chỉ số thành phần và 60 tiêu chí).
1. Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng
- Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 02 chỉ số thành phần, 13 tiêu chí, cụ
thể như sau:
1.1. Chỉ số Hiện diện trực tuyến:
- Gồm 09 tiêu chí: Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp; Tần suất hoạt
động mạng xã hội của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư vào hoạt động tiếp thị số của
doanh nghiệp; Tần suất sử dụng sàn thương mại điện tử để bán sản phẩm của
doanh nghiệp (B2C, B2B, B2G); Tỷ lệ doanh thu mảng thương mại điện tử của
doanh nghiệp hàng năm; Tỷ lệ doanh thu của mảng thương mại điện tử xuyên biên
giới của doanh nghiệp hàng năm; Tần suất cập nhật danh mục sản phẩm dịch vụ
trên môi trường số của doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp có các cuộc giao tiếp với
khách hàng thông qua các kênh số; Doanh nghiệp cung cấp công cụ/tiện ích số để
khách hàng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn.
1.2. Chỉ số Hoạt động trực tuyến:
- Gồm 04 tiêu chí: Tần suất tương tác nghiệp vụ với doanh nghiệp khác trên môi
trường số; Tần suất tương tác nghiệp vụ với cơ quan nhà nước trên môi trường số;
Tần suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến của doanh nghiệp; Mức độ
doanh nghiệp mua sắm hàng hóa trực tuyến.
2. Trụ cột Chiến lược số
- Trụ cột Chiến lược số gồm 01 chỉ số thành phần và 01 tiêu chí: Doanh nghiệp đã
xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số.
3. Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số
- Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 02 chỉ số thành phần và 16 tiêu chí, cụ thể
như sau:
3.1. Chỉ số Kết nối mạng:

41
- Gồm 02 tiêu chí: Kết nối tới mạng Internet băng thông rộng; Kết nối internet
không dây.
3.2. Chỉ số Hạ tầng Công nghệ thông tin – truyền thông:
- Gồm 14 tiêu chí: Công nghệ số cơ bản (Mạng Intranet; Giải pháp lưu trữ bản ghi
hồ sơ điện tử; Hóa đơn điện tử; Giải pháp chia sẻ thông tin, dữ liệu số); Công nghệ
số nâng cao (Giải pháp điện toán đám mây; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên
biệt thuộc nhóm quản trị và nghiệp vụ; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt
thuộc nhóm khách hàng và thị trường; Thiết bị, giải pháp IoT; Công nghệ
Blockchain); Công nghệ số phục vụ sản xuất (Robot hoặc máy in 3D; Các quy
trình tự động hóa; Các công nghệ nhận diện thương hiệu và sản phẩm tự
động/chuyên biệt trong chuỗi cung ứng; Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các đối tác
hỗ trợ thông qua các giải pháp số hóa).
4. Trụ cột Vận hành
- Trụ cột vận hành gồm 02 chỉ số thành phần và 13 tiêu chí, cụ thể như sau:
4.1. Chỉ số Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông:
- Gồm 06 tiêu chí: Chính sách bảo mật ICT; Chính sách bảo vệ dữ liệu; Chính
sách bảo đảm chất lượng; Chính sách cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động; Tần
suất doanh nghiệp nâng cấp hoặc cập nhật phần cứng/phần mềm; Tỷ lệ đầu tư của
doanh nghiệp vào việc cải thiện hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT.
4.2. Chỉ số Nguồn nhân lực:
- Gồm 07 tiêu chí: Cơ cấu tổ chức nhân sự (Bộ phận IT chuyên trách của doanh
nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến
ICT, lập trình hoặc STEM; Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh
doanh của doanh nghiệp giải pháp làm việc từ xa), Kỹ năng nhân viên (Doanh
nghiệp đào tạo nhân viên về lĩnh vực ICT; Doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân
viên tham gia các lớp đào tạo trực tuyến; Doanh nghiệp xây dựng kho tri thức và
chuyên môn).
5. Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
- Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 02 chỉ số thành phần và 10
tiêu chí, cụ thể như sau:
5.1. Chỉ số Sử dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT):
- Gồm 05 tiêu chí: Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính hoặc điện
thoại thông minh cho công việc; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng
internet cho công việc; Sử dụng email tên miền Doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của
42
doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office; Doanh nghiệp
sử dụng các giải pháp họp trực tuyến.
5.2. Chỉ số Cơ sở hạ tầng R&D (Nghiên cứu và phát triển):
- Gồm 05 tiêu chí: Bộ phận R&D của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư hàng năm cho
mảng R&D của doanh nghiệp; Doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế/ nhãn hiệu
riêng; Đánh giá về năng lực đổi mới trong nội bộ của doanh nghiệp; Doanh nghiệp
hợp tác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ
đột phá.
6. Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin
- Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gồm 01 chỉ số thành phần và 07 tiêu chí, cụ
thể như sau:
6.1. Chỉ số Sử dụng và quản trị dữ liệu:
- Gồm 07 tiêu chí: Doanh nghiệp có sở hữu CSDL riêng của mình; Doanh nghiệp
có thu thập và sử dụng dữ liệu lớn; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm/ứng dụng
quản lý CSDL; Doanh nghiệp có phương pháp thu thập dữ liệu riêng thông qua
các kênh số; Doanh nghiệp đã tạo ra/nâng cao doanh thu từ việc khai thác dữ liệu
của mình; Doanh nghiệp có sử dụng sử dụng phần mềm hỗ trợ kinh doanh thông
minh, công cụ phân tích và biểu thị dữ liệu; Công cụ quản trị tri thức; Doanh
nghiệp có sử dụng công cụ/tiện ích hỗ trợ ra quyết định.

38. Trình bày các tiêu chí trong 6 trụ cột chuyển đổi số của các doanh nghiệp
lớn?
- Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được cấu trúc theo 06
trụ cột (pillar) gồm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3) Hạ
tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và
(6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong
mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (25 chỉ số thành phần và 139 tiêu chí).
1. Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng
- Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 04 chỉ số thành phần và 25 tiêu chí,
cụ thể như sau:
1.1. Chỉ số Thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài:
- Gồm 09 tiêu chí: Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên bối cảnh và
thông tin chi tiết được thu thập về khách hàng; Nội dung marketing nhắm đúng
mục tiêu và và phù hợp; Các công cụ số được cung cấp để khách hàng dễ dàng tùy
43
chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng; Doanh nghiệp cung cấp điều kiện
cần thiết, thuận lợi để khách hàng dễ dàng tương tác, đề xuất các mong muốn của
mình; Doanh nghiệp tạo ra sự hứng khởi cho khách hàng để đưa ra các mong
muốn của mình; Các tương tác khách hàng có thể được thực hiện liên thông trên
các kênh số; Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng được dự báo và xử lý; Tạo
tương tác xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích
lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp; Xây dựng cấu trúc quan hệ
khách hàng để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu.
1.2. Chỉ số Quản lý trải nghiệm khách hàng:
- Gồm 08 tiêu chí: Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng là rõ ràng và tất cả mọi
người đều thấu hiểu; Trải nghiệm Khách hàng được xem xét trong quá trình thiết
kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ; Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm
nhìn về trải nghiệm khách hàng; Sự phát triển của danh mục sản phẩm và dịch vụ
phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng; Trải nghiệm khách hàng được tính
đến trong quá trình giới thiệu cho khách hàng mới; Khách hàng có thể dễ dàng bắt
đầu hành trình của mình trong một kênh/thiết bị và tiếp tục trong một kênh/thiết bị
khác; Hiệu suất của hành trình khách hàng đo lường được; Hiệu suất của hành
trình khách hàng có thể quản lý được
1.3. Chỉ số Thấu hiểu khách hàng:
- Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có cái nhìn 360 độ về khách hàng; Có nguồn dữ
liệu tin cậy cung cấp thông tin khách hàng; Kỳ vọng, sở thích và điều không thích
của khách hàng được xem xét một cách tích cực.
1.4. Chỉ số Niềm tin của khách hàng:
- Gồm 05 tiêu chí: Kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu được đáp ứng;
Các khiếu nại nhận được được phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả;
Khách hàng tin tưởng Doanh nghiệp có thể bảo mật quyền riêng tư của họ; Người
dùng nhận thức được và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân của họ được sử
dụng; Hoạt động kinh doanh được tiến hành theo cách tối đa hóa sự tin tưởng của
khách hàng.
2. Trụ cột Chiến lược số
- Trụ cột Chiến lược số gồm 06 chỉ số thành phần và 24 tiêu chí, cụ thể như sau:
2.1. Chỉ số Quản lý marketing và thương hiệu:
- Gồm 04 tiêu chí: Chiến lược thương hiệu số với các nguyên tắc thương hiệu
được áp dụng trong toàn Doanh nghiệp; Cấu trúc quản trị thương hiệu kỹ thuật số
44
được áp dụng để đảm bảo Doanh nghiệp tuân thủ chiến lược thương hiệu; Có quy
trình để đánh giá hiệu suất thương hiệu kỹ thuật số; Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ
chiến lược tổng thể của Doanh nghiệp.
2.2. Chỉ số Quản lý hệ sinh thái:
- Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh
doanh của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của nó trong đó; Doanh nghiệp
thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình; Doanh nghiệp lựa chọn các
hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.
2.3. Chỉ số Bảo trợ tài chính:
- Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp được cấp kinh phí cho các dự án chuyển đổi;
KPI hỗ trợ chiến lược chuyển đổi được thiết lập để đánh giá các quyết định đầu tư;
Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên hiệu suất trước đây.
2.4. Chỉ số Trí tuệ thị trường:
- Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp đánh giá xu hướng thị trường để định hướng
chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích nhu cầu khách hàng để đinh
hướng chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích bối cảnh cạnh tranh
để định hướng chiến lược số của mình.
2.5. Chỉ số Quản lý danh mục đầu tư:
- Gồm 03 tiêu chí: Có danh mục đầu tư sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp
với chiến lược của Doanh nghiệp; Có lộ trình đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ
số; Có quá trình để đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ.
2.6. Chỉ số Quản lý chiến lược:
- Gồm 08 tiêu chí: Chiến lược kinh doanh có tầm nhìn rõ ràng; Chiến lược kinh
doanh được đồng phát triển giữa nhóm kinh doanh và nhóm Công nghệ; Thực
hành đo lường hiệu suất cho các mục tiêu chiến lược; Doanh nghiệp có chiến lược
quản lý rủi ro; Doanh nghiệp thực hiện lộ trình chuyển đổi; Lãnh đạo Doanh
nghiệp tích cực truyền đạt chiến lược chuyển đổi số để đẩy mạnh việc áp dụng; Có
hoạt động quản trị việc thực thi chuyển đổi số; Doanh nghiệp tích cực xác định và
khuyến khích việc áp dụng các phương pháp hay nhất.
3. Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số
- Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 05 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể
như sau:
3.1. Chỉ số Quản trị công nghệ:

45
- Gồm 05 tiêu chí: Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám
sát việc triển khai công nghệ; Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh
nghiệp; Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động đối với môi trường từ các hoạt
động công nghệ; Doanh nghiệp quan tâm đến việc ảnh hưởng kinh tế khi sử dụng
năng lượng; Doanh nghiệp quan tâm áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động
kinh doanh.
3.2. Chỉ số Kiến trúc công nghệ và ứng dụng:
- Gồm 07 tiêu chí: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh; Thiết
kế kiến trúc theo hướng dịch vụ; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp Nguồn mở;
Các ứng dụng có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh; Doanh
nghiệp sử dụng công nghệ điện toán đám mây; Doanh nghiệp sử dụng API mở để
tích hợp; Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh
hoạt.
3.3. Chỉ số An toàn và bảo mật:
- Gồm 04 tiêu chí: Các yếu tố an toàn bảo mật luôn được áp dụng khi thiết kế và
triển khai các thành phần; Theo dõi các thành phần để xác định hoạt động có hại
và vi phạm chính sách kèm theo các biện pháp hạn chế chúng; Bảo vệ hệ thống
của tổ chức khỏi bị tổn hại; Công nghệ được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp.
3.4. Chỉ số Ứng dụng và nền tảng:
- Gồm 04 tiêu chí: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng bởi doanh nghiệp; Sử dụng khả
năng của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu; Doanh nghiệp có công
cụ/tiện ích phát triển ứng dụng; Có bộ công cụ sẵn sàng để tạo điều kiện cho việc
tự động hóa các tác vụ.
3.5. Chỉ số Kết nối và tính toán:
- Gồm 09 tiêu chí: Có áp dụng ảo hóa; Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết
nối không dây; Sử dụng Giao thức Internet để kết nối; Sử dụng công nghệ IoT để
hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Quản lý cơ sở hạ tầng để hoàn thành chiến lược kinh
doanh; Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu kinh doanh;
Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng đám mây; Áp dụng
nguyên tắc thiết kế của điện toán biên/mới nhằm hỗ trợ nhu cầu kinh doanh;
Doanh nghiệp tự động hóa các quy trình của mình.
4. Trụ cột Vận hành
- Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 04 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể
như sau:
46
4.1. Chỉ số Quản trị vận hành:
- Gồm 04 tiêu chí: Mô hình hoạt động phù hợp với chiến lược chuyển đổi số;
Quản lý rủi ro được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày; Hoạt động tuân thủ
các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như các tiêu chuẩn sẵn có; Các hoạt động an
ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
4.2. Chỉ số Thiết kế và đổi mới dịch vụ:
- Gồm 06 tiêu chí: Các yêu cầu nghiệp vụ được hiểu và chuyển thành thiết kế kiến
trúc và dịch vụ; Tư duy Thiết kế được sử dụng để thấu hiểu nhu cầu và thách thức
của các bên liên quan; Phương pháp Agile (phương thức phát triển phần mềm linh
hoạt) được áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm; Tối ưu hóa quy
trình vận hành. ; Sáng tạo, đổi mới cải tiến các dịch vụ hiện có và giới thiệu những
dịch vụ mới; Xây dựng quy trình làm việc (tiếp cận) hiệu quả cho các đối tác.
4.3. Chỉ số Triển khai/Chuyển đổi dịch vụ:
- Gồm 04 tiêu chí: Trách nhiệm đối với quản lý thay đổi hoạt động được thông
qua; Quản lý phát hành được thông qua nhờ một phương thức tiếp cận chung; Áp
dụng các nguyên tắc DevOps; Dòng công việc CI / CD (Tích hợp liên tục / Phân
phối liên tục) được vận hành.
4.4. Chỉ số Vận hành dịch vụ:
- Gồm 08 tiêu chí: Có sự đảm bảo các dịch vụ hoạt động ở đúng với mức hiệu suất
đã thỏa thuận; Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ;
Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời đối với các thay
đổi; Đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng thời gian; Bộ phận giám
sát hoạt động cung cấp góc nhìn về hiệu suất dịch vụ ; Áp dụng Công nghệ Kỹ
thuật số để đảm bảo doanh thu; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để ngăn ngừa
gian lận; Phát triển từ hoạt động kế thừa/sẵn có, tích hợp vào hoạt động tổng thể.
5. Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
- Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 03 chỉ số thành phần và 22
tiêu chí, cụ thể như sau:
5.1. Chỉ số Giá trị Doanh nghiệp:
- Gồm 06 tiêu chí: Hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp
và hoàn cảnh hiện tại; Nhân viên nhận thức được sự ảnh hưởng của họ đối với
doanh nghiệp; Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số; Một nền văn hóa
'cú ngã an toàn' tồn tại (thất bại nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh

47
doanh của doanh nghiệp); Doanh nghiệp có khả năng để hỗ trợ cộng tác ảo; Doanh
nghiệp chấp nhận sự hòa nhập.
5.2. Chỉ số Quản lý tài năng:
- Gồm 08 tiêu chí: Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến
lược số; Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình;
Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số; Doanh
nghiệp sở hữu các kỹ năng cần có để đạt được các mục tiêu của chiến lược số;
Doanh nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài; Phát triển tài năng được coi là
hoạt động liên tục nhằm cung cấp các cơ hội bình đẳng; Học tập sử dụng công
nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị kinh doanh; Doanh nghiệp đo lường và tìm
cách cải thiện sự tham gia của nhân viên.
5.3. Chỉ số Hỗ trợ nơi làm việc:
- Gồm 08 tiêu chí: Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động; Môi
trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn
sẵn sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn
sàng để hỗ trợ đổi mới; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng
suất; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới; Tri thức được nắm bắt
một cách hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp; Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong
toàn Doanh nghiệp.
6. Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin
- Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gồm 03 chỉ số thành phần và 17 tiêu chí, cụ
thể như sau:
6.1. Chỉ số Quản trị dữ liệu :
- Gồm 07 tiêu chí: Xác định và sử dụng siêu dữ liệu để tối đa hóa giá trị kinh
doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một cái nhìn thống nhất toàn diện
về bối cảnh kinh doanh, gắn thẻ, mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng
nó; Chịu trách nhiệm về tài sản dữ liệu, cung cấp cho người dùng được ủy quyền
dữ liệu chất lượng cao; Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu tổng thể để đảm bảo
rằng dữ liệu quan trọng đối với doanh nghiệp luôn sẵn sàng và nhất quán; Bảo vệ
dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép; Doanh
nghiệp đã và đang xác định rõ ràng các chính sách dữ liệu với các quy tắc và quy
trình về quyền sở hữu; Thiết lập tầm nhìn dài hạn với các mục tiêu đã đặt ra và các
mục tiêu kinh doanh có thể đánh giá được; Xác định vai trò tổ chức của cá nhân để
quản lý dữ liệu.
48
6.2. Chỉ số Kỹ thuật dữ liệu :
- Gồm 07 tiêu chí: Dữ liệu được Doanh nghiệp sử dụng được xác định, phân loại
và mô hình hóa theo mô hình meta; Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ và xóa bất
kỳ dữ liệu nào đang sở hữu; Đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết luôn có thể truy cập
được; Quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa; Thu thập dữ liệu
mà Doanh nghiệp cần; Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo; Trình bày dữ liệu
theo cách phù hợp với mục đích.
6.3. Chỉ số Hiện thực hóa giá trị dữ liệu :
- Gồm 03 tiêu chí: Các quyết định của Doanh nghiệp đều dựa trên dữ liệu; Trích
xuất kiến thức và thông tin chi tiết từ dữ liệu sử dụng các khả năng từ các quy
trình, thuật toán và hệ thống; Tạo ra các lợi ích kinh tế có thể đo lường được từ dữ
liệu.

39. Trình bày về nội dung “Chuyển đổi số mô hình kinh doanh”?
CĐS mô hình kinh doanh là giai đoạn khởi đầu CĐS
•Ở giai đoạn này CĐS tại các DN được triển khai riêng lẻ chưa có tính kết nối.
•DN chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung vào chuyển đổi
MHKD nhằm nâng cao trải nghiệm KH và duy trì ổn định chuỗi cung ứng với mục
tiêu hướng tới gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhanh chóng tạo ra giá trị cho
DN.
•Các giải pháp công nghệ cho phát triển kinh doanh mở rộng kênh bán hàng đơn
giản trong giai đoạn này được DN lựa chọn có thể nói đến như TMĐT và hỗ trợ
bán hàng đa kênh (omni channel), truyền thông và marketing online, thanh toán
trực tuyến,…

40. Trình bày về nội dung “Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị”?
Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị là giai đoạn hoàn tất CĐS
•Đây có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn khi các hệ thống kinh
doanh và quản trị của DN được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau thông tin
chia sẻ xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian thực.
•Ở giai đoạn này DN bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến để tạo ra sự đổi mới
sáng tạo nhằm tạo ra các giá trị mới cho DN và là động lực để bứt phá đuổi kịp các
DN lớn hơn.

49
•Tuy nhiên để một DN có thể trở thành DN số đòi hỏi những thay đổi sâu sắc về
kỹ năng vai trò của lãnh đạo và thậm chí là văn hóa DN. Chính vì vậy ngay từ ở
những giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi số yếu tố con người luôn cần được coi
trọng và phát triển.

41. Trình bày về nội dung “Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để
tạo ra sản phẩm, dịch vụ”?
Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ là
giai đoạn mở rộng của CĐS: Chương trình “áp dụng công nghệ số” cho nhiều lĩnh
vực khác nhau trong doanh nghiệp
•Trong giai đoạn này DN chú trọng vào áp dụng công nghệ số ở phạm vi rộng có
sự kết nối giữa các chức năng để chuyển đổi mô hình quản trị và tạo ra kết nối ban
đầu với mô hình kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho việc điều hành DN
bền vững và duy trì tăng trưởng.
•DN bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh
và liên kết với các dữ liệu sẵn có như số liệu bán hàng nhập xuất kho số liệu hạch
toán kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo ở giai đoạn quá độ này DN sẽ số hóa quy
trình lập kế hoạch ngân sách và dự báo (và quản trị nguồn nhân lực để nâng cao
hiệu quả quản trị chi phí nhân sự).
•Dữ liệu doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một
cách xuyên suốt trong các chức năng từ bán hàng quản lý hàng tồn kho cho đến kế
toán.
•Sự kết nối liên tục của dữ liệu cho phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh kế hoạch ngân sách dự báo doanh thu và dòng tiền xây dựng kế
hoạch nguồn nhân lực, v.v... cho các giai đoạn tiếp theo của mình.

42.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn khởi đầu của chuyển đổi số?:

Các dự án tập trung vào số hóa cho từng bộ phận.


•Ở giai đoạn này CĐS tại các DN được triển khai riêng lẻ chưa có tính kết nối.
•DN chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung vào chuyển đổi
MHKD nhằm nâng cao trải nghiệm KH và duy trì ổn định chuỗi cung ứng với mục
tiêu hướng tới gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhanh chóng tạo ra giá trị cho
DN.

50
•Các giải pháp công nghệ cho phát triển kinh doanh mở rộng kênh bán hàng đơn
giản trong giai đoạn này được DN lựa chọn có thể nói đến như TMĐT và hỗ trợ
bán hàng đa kênh (omni channel), truyền thông và marketing online, thanh toán
trực tuyến,…

43.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn mở rộng của chuyển đổi số?:

Chương trình “áp dụng công nghệ số” cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh
nghiệp.
•Trong giai đoạn này DN chú trọng vào áp dụng công nghệ số ở phạm vi rộng có
sự kết nối giữa các chức năng để chuyển đổi mô hình quản trị và tạo ra kết nối ban
đầu với mô hình kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho việc điều hành DN
bền vững và duy trì tăng trưởng.
•DN bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh
và liên kết với các dữ liệu sẵn có như số liệu bán hàng nhập xuất kho số liệu hạch
toán kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo ở giai đoạn quá độ này DN sẽ số hóa quy
trình lập kế hoạch ngân sách và dự báo (và quản trị nguồn nhân lực để nâng cao
hiệu quả quản trị chi phí nhân sự).
•Dữ liệu doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một
cách xuyên suốt trong các chức năng từ bán hàng quản lý hàng tồn kho cho đến kế
toán.
•Sự kết nối liên tục của dữ liệu cho phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh kế hoạch ngân sách dự báo doanh thu và dòng tiền xây dựng kế
hoạch nguồn nhân lực, v.v... cho các giai đoạn tiếp theo của mình.

44.Tìm hiểu và phân tích giai đoạn hoàn tất của chuyển đổi số?:

Chuyển đổi số hoàn toàn mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.
•Đây có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn khi các hệ thống kinh
doanh và quản trị của DN được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau thông tin
chia sẻ xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian thực.
•Ở giai đoạn này DN bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến để tạo ra sự đổi mới
sáng tạo nhằm tạo ra các giá trị mới cho DN và là động lực để bứt phá đuổi kịp các
DN lớn hơn.

51
•Tuy nhiên để một DN có thể trở thành DN số đòi hỏi những thay đổi sâu sắc về
kỹ năng vai trò của lãnh đạo và thậm chí là văn hóa DN. Chính vì vậy ngay từ ở
những giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi số yếu tố con người luôn cần được coi
trọng và phát triển.

45.Trình bày các bước của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp?
(1) Xác định ý nghĩa của Chuyển đổi số với doanh nghiệp
(2) Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp
(3) Xây dựng chiến lược Chuyển đổi số
(4) Lập kế hoạch thực hiện chi tiết
(5) Xây dựng nền tảng dữ liệu, công nghệ
(6) Chuẩn bị đội ngũ nhân lực thích hợp
(7) Thực hiện số hóa thông tin, số hóa quy trình tiến tới chuyển đổi số tổng thể.

Câu 46:Trình bày khái niệm kỹ năng số, kiến thức kỹ thuật số?
a, Khái niệm kỹ năng số
Theo định nghĩa của đại học Cornell, kns là “ khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử
dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng Cntt và Internet”, hay còn có thể hiểu, kỹ năng
số là bất kỳ khả năng nào liên quan các kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật số.
Theo World Bank, kns đại diện cho một chuỗi liên tục từ các kỹ năng cơ bản đến
trung cấp, nâng cao và chuyên môn hoá cao. Kỹ năng số cũng có thể được phân
biệt theo nhu cầu chức năng: dành cho công dân, cho một loạt các ngành nghề sử
dụng công nghệ kỹ thuật số và cho các ngành CNTT-TT.
b, Khái niệm kiến thức kỹ thuật số
UNESCO định nghĩa kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng tiếp cận,
quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và
phù hợp thông qua các công nghệ kỹ thuật số để phục vụ cho thị trường lao động
phổ thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh. Nó bao gồm các
năng lực được gọi chung là trình độ tin học, hiểu biết về CNTT-TT, hiểu biết về
thông tin và hiểu biết về phương tiện truyền thông. UNESCO đã lấy Khung năng
lực kỹ thuật số châu Âu làm điểm tham chiếu để thiết lập Khung năng lực kỹ thuật
số của mình.

52
Câu 47 và 48: Phân biệt kỹ năng số với kiến thức kỹ thuật số? Lấy các ví dụ
minh họa kỹ năng số, kiến thức kỹ thuật số?
Kỹ năng số Kiến thức kỹ thuật số

trả lời câu hỏi: Cái gì? trả lời câu hỏi: Lý do tại sao? Khi
và Như thế nào? nào? Ai? và Cho ai?

tập trung vào việc sử bao gồm các câu hỏi chuyên sâu
dụng công cụ nào và
cách sử dụng nó

công cụ Twitter, cách Khi nào thì bạn sử dụng Twitter thay Ví dụ
tweet, chuyển tiếp tin vì một diễn đàn riêng tư hơn? Tại sao câu 48
nhắn, sử dụng bạn sẽ sử dụng nó để thể hiện quan
TweetDeck điểm? Ai có thể gặp phải rủi ro khi
thao tác trên Twitter?

Câu 49:Nêu vai trò và nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng số trong chuyển đổi số?
- Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng
số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ
số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện
- Đào tạo kỹ năng số là then chốt trong phát triển nguồn nhân lực để thực hiện
chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong
chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đầu tư mạnh vào kỹ thuật, quản lý công nghệ và
giáo dục liên quan đến CNTT-TT giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trên toàn bộ
hệ thống kinh tế.
- Chiến lược nhân sự quốc gia cho chuyển đổi kỹ thuật số cần giải quyết các hạng
mục phát triển nguồn nhân lực rộng lớn:
•Kỹ năng sử dụng CNTT-TT
•Kỹ năng hành nghề CNTT-TT
•Kỹ năng quản lý điện tử
•Kỹ năng lãnh đạo điện tử
•Khả năng học tập và quản lý kiến thức

53
50.Trình bày một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới?
•Khung kỹ năng số thiết yếu của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh
•DigComp 2.1 là khung năng kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (EU)
•Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong giáo dục (ISTE)

Câu 51: Trình bày khung tiêu chuẩn kỹ năng số tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam mới ban hành chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT
Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô đun sau:
· Hiểu biết về CNTT cơ bản
· Sử dụng máy tính cơ bản
· Xử lý văn bản cơ bản
· Sử dụng bảng tính cơ bản
· Sử dụng trình chiếu cơ bản
· Sử dụng Internet cơ bản
Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
· Xử lý văn bản nâng cao
· Sử dụng bảng tính nâng cao
· Sử dụng trình chiếu nâng cao
· Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
· Thiết kế đồ họa hai chiều
· Biên tập ảnh
· Biên tập trang thông tin điện tử
· An toàn, bảo mật thông tin
· Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án

Câu 52: Trình bày các chính sách phát triển về kỹ năng số tại Việt Nam
 Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát
triển công nghệ thông tin
 Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại
 Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao
 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức

54
 Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ
mới
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh;
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các
mạng viễn thông, truyền hình, Internet
 Tăng cường hợp tác quốc tế
(Theo Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông
tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.)

Câu 53: Phân tích vai trò của các chính sách về thể chế tới chuyển đổi số
• Các thể chế và chính sách có thể là nhân tố giúp tăng cường hoặc cản trở sự
tương tác giữa tất cả các yếu tố khác nhau của quá trình chuyển đổi số.
• Thể chế có thể thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng hiệu quả CNTT-TT trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tạo điều kiện cho các chính sách điện tử và thể
chế điện tử là điều cần thiết để thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế số.
• Việc xây chính sách về thể chế phụ thuộc vào tầm nhìn và khả năng của lãnh đạo
nhà nước.

Câu 54: Nêu các chính sách về thể chế trong chuyển đổi số tại Việt Nam
• Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ. Chính
phủ phải đi đầu và dẫn dắt về chuyển đổi số, trong đó có việc tạo ra các thể chế số.
• Chính phủ đi đầu về chi tiêu cho chuyển đổi số, sẽ tạo ra thị trường cho các
doanh nghiệp công nghệ số. Chính phủ đi đầu về chi cho nghiên cứu cơ bản một
số công nghệ số nền tảng của chuyển đổi số sẽ tạo những cú huých quan trọng cho
chuyển đổi số thành công tại Việt Nam
• Chính sách nhằm kiến tạo, hoàn thiện thể chế tập trung vào 2 nhóm giải pháp:
- Rà soát bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là hệ
thống văn bản pháp luật về CNTT, giao dịch điện tử, luật viễn thông, sở hữu trí
tuệ, đầu tư...tạo điều kiện phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh
mới dựa trên công nghệ số, internet và không gian mạng.
- Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử
nghiệm và áp dụng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh số ở

55
VN. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, khuyến khích đổi
mới

56. Nêu vai trò của hạ tầng số với chuyển đổi số?
• Xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số bởi hạ tầng
số phát triển là bệ phóng cho chuyển đổi số. Đây là nhiệm vụ hàng đầu để thực
hiện các bước tiếp theo của chuyển đổi số.
• Do hạ tầng số được thiết lập bởi hệ thống các máy chủ, các phần mềm kỹ
thuật số và hệ thống mạng vật lý cục bộ và toàn cầu; với nền tảng hoạt động là các
công nghệ số. Trong đó, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến
dựa trên kết hợp cáp quang và không dây, với các dịch vụ ứng dụng đa chức năng.
Các dịch vụ này hỗ trợ kết nối thời gian thực trực tuyến 24/7 giữa các nút trong
mạng hoạt động để cho phép quản lý từ xa các tài sản sản xuất.
• Việc xây dựng hạ tầng số sẽ góp phần đảm bảo khả năng kết nối cho các cơ
quan, doanh nghiệp và người dân.
• Hạ tầng số đóng một vai trò không nhỏ trong việc thu thập dữ liệu mà dữ
liệu được coi là “trái tim” của chuyển đổi số. Dữ liệu này chính là gốc, là cơ sở để
xây dựng các ứng dụng, các nền tảng kết nối trung gian cùng chia sẻ, cập nhật trên
bộ dữ liệu sử dụng chung. Vì vậy, hạ tầng số là yếu tố then chốt và giúp tăng tốc
lộ trình chuyển đổi số quốc gia.

57. Trình bày các chính sách về hạ tầng số?


1. Các chính sách về phía nhà cung cấp hạ tầng (bên cung)
• Các chính sách băng thông rộng quốc gia sẽ giúp tăng cường việc triển
khai cơ sở hạ tầng băng thông rộng trong một khu vực địa lý (khu vực hoặc quốc
gia).
• Các quy định về mạng đưa ra các điều kiện cụ thể về kỹ thuật (tiêu
chuẩn), thị trường (đương nhiệm, người mới tham gia) và người tiêu dùng (bảo
vệ, định giá) với mục đích nâng cao hiệu quả thị trường, lợi ích công cộng (tiếp
cận toàn cầu) và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng (điều khoản hợp đồng).
• Các chính sách về quản lý phổ tần nhằm mục đích quản lý hiệu quả các
nguồn lực khan hiếm và phân bổ phổ tần mới một cách tối ưu.
2. Các chính sách về phía người dùng (bên cầu)

56
• Các quy định về việc khởi tạo, đăng tải, chia sẻ, tổng hợp các nội dung số
sẽ là căn cứ để xác định vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà cung cấp nội
dung, các bên cung cấp dịch vụ truyền thông cũng như của các cá nhân trong xã
hội.
• Các chính sách bảo vệ dữ liệu nhằm mục đích điều chỉnh quyền của chủ
thể dữ liệu và nghĩa vụ của người kiểm soát dữ liệu và người xử lý trong khi thu
thập, xử lý, sử dụng dữ liệu cá nhân. Nó cũng quy định việc chuyển dữ liệu qua
ranh giới quốc gia và vai trò, trách nhiệm trong chuỗi giá trị xử lý dữ liệu.
3. Các chính sách ngang hàng tác động đến cả bên cung và cầu
• Quản lý nhà nước trực tuyến (Internet governance) liên quan đến các quy
tắc và nguyên tắc cho hoạt động và sử dụng Internet tại các cơ quan nhà nước.
Nó quy định nhiệm vụ, tổ chức và trách nhiệm của các tổ chức quản lý.
• Các chính sách thương mại nhằm điều tiết thương mại (tài chính, sản
phẩm, dịch vụ, công nghệ, v.v.) giữa các quốc gia và khu vực. Các chính sách
thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa dẫn đến hội nhập thương
mại, kinh tế và xã hội nhiều hơn, cũng như chuyển giao công nghệ và đổi mới.
• Các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là một phạm trù lớn
bao gồm nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền.
• Các chính sách về cơ sở hạ tầng thiết yếu và an ninh mạng. Cơ sở hạ tầng
thiết yếu là những hạ tầng quan trọng đối với xã hội hiện đại, ví dụ như: điện,
CNTT-TT. An ninh mạng là một thuật ngữ rộng hơn nhiều. Nó không chỉ bao
hàm sự an toàn của cơ sở hạ tầng thiết yếu mà còn đề cập tới khả năng phòng thủ,
tấn công trước các cuộc tấn công nhắm vào ICT ở bất kỳ cấp độ nào: mạng, cơ sở
hạ tầng CNTT, phần mềm, thiết bị và người dùng
• Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn (Big data and analytics) đề cập đến bộ
sưu tập dữ liệu khổng lồ mà việc phân tích chúng thúc đẩy sự đổi mới tạo ra cơ
hội mới cho xã hội. Các chính sách chủ yếu đề cập đến việc bảo vệ dữ liệu khi
chúng được áp dụng ở cấp độ cá nhân. Khi áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp, cần
giải quyết các vấn đề về bản quyền, trách nhiệm pháp lý và bí mật thương mại. Ở
cấp độ xã hội, đề cập đến các vấn đề về dữ liệu mở, tính minh bạch và các sáng
kiến chính phủ điện tử.

57
58. Tìm hiểu một số chính sách để phát triển hạ tầng số tại Việt Nam?
• Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đã nhận định quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ
tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế, đồng thời đặt mục tiêu:
“Đến năm 2025, xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực
ASEAN; Năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được
truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp”.
• Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông “Nghiên cứu, xây dựng, đề
xuất cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực
tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số.”
và xác định giải pháp: “Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi
trường thuận lợi thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công,
Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật để tạo thuận lợi
cho phát triển hạ tầng”.
• Quyết định số 749QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030” đã xác định giải pháp quan trọng là tập trung là phát triển hạ tầng số,
nền tảng của phát triển kinh tế số, xã hội số.
• Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31-3-2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia
phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp
tục nhấn mạnh quan điểm "Hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ
nhanh, theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi".

59. Trình bày khái niệm về niềm tin chuyển đổi số?
Niềm tin CĐS là sự đánh giá cao và kỳ vọng của người dân và các tổ chức với các
chương trình, hoạt động chuyển đổi số.

60.Liên hệ thực tiễn về tạo lập niềm tin chuyển đổi số tại Việt Nam?
• Tại Việt Nam, CP xác định an ninh mạng và niềm tin của người dân là yếu
tố then chốt trong chuyển đổi số

58
• Chính phủ chỉ đạo xây dựng bộ quy tắc ứng xử tạo lập niềm tin trong môi
trường số, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác, đối thoại để gắn kết hợp tác cũng
như giải quyết các tranh chấp phát sinh.
• CP chỉ đạo bộ TT&TT phối hợp các cơ quan liên quan nhằm xây dựng và
triển khai hệ thống xác định, phát triển thông tin vi phạm, hệ thống đánh giá tín
nhiệm số của các tổ chức, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế cũng như xây
dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng số cho toàn xã hội.
• Ban hành: Luật an toàn thông tin mạng, Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT,
Luật bảo vệ bí mật nhà nước.

61. Bình luận quan điểm “chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là
cách mạng

về công nghệ”?
o Quan điểm "chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là cách mạng về
công nghệ" là đúng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi áp dụng chuyển đổi
số trong các tổ chức và doanh nghiệp.
o Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ mới, mà còn bao
gồm việc thay đổi cách thức hoạt động, cải thiện quy trình và tổ chức lại cấu
trúc tổ chức để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ. Chính vì vậy, chuyển
đổi số đòi hỏi sự thay đổi và cải thiện đáng kể trong cách quản lý và tổ chức.
o Về mặt thể chế, chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức
tổ chức, quản lý và vận hành. Doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định dựa trên
dữ liệu và thông tin số chính xác, hợp lý và phân tích các mô hình kinh doanh
mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại số. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải thực hiện một quá trình cải tổ toàn diện và có thể đôi khi đưa
ra những quyết định khó khăn.
o Tóm lại, việc chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ mới
vào hoạt động kinh doanh, mà còn là một quá trình thay đổi toàn diện về tổ
chức, quy trình, chính sách và cách tiếp cận khách hàng. Do đó, quan điểm
"chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là cách mạng về công nghệ" là
hoàn toàn chính xác.

59
62.Trí tuệ nhân tạo là gì?
Khái niệm: AI trí thông minh nhân tạo, công nghệ mô phỏng những suy nghĩ và quá
trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính.
Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng
thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác
định), và tự sửa lỗi.

63.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo?
Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo:
· Lĩnh vực tài chính (fintech): AI phân tích dữ liệu, đưa ra các kết quả được đề
xuất, giúp các nhà lãnh đạo có quyết định tốt hơn; Hỗ trợ khách hàng tự động thông
qua chatbot; Phát hiện gian lận và quản lý khiếu nại; Trợ lý tài chính tự động hỗ trợ
người dùng trong việc đưa ra quyết định tài chính; Phân tích dự báo trong các dịch vụ
tài chính.
· Lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc khách hàng: Chatbots được tích hợp trên các
trang web để cung cấp dịch vụ ngay lập tức cho khách hàng. Điều này giúp vừa tiết
kiệm cho các doanh nghiệp vừa tối ưu những trải nghiệm của khách hàng.

64. Phân tích một ví dụ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp?
Chatbot là một ứng dụng dựa trên AI, có khả năng tương tác với khách hàng thông
qua cuộc trò chuyện trực tuyến, thay thế cho việc phải có nhân viên hỗ trợ khách
hàng 24/7. Chatbot có thể giải quyết nhiều vấn đề của khách hàng và giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ví dụ, một công ty bán lẻ có thể sử dụng chatbot để trả lời các câu hỏi về sản
phẩm, đặt hàng và tình trạng giao hàng. Khách hàng có thể sử dụng chatbot để tra
cứu thông tin và được hỗ trợ ngay lập tức, không cần phải đợi lâu. Điều này cải
thiện trải nghiệm khách hàng và giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Chatbot cũng có thể được lập trình để hỗ trợ khách hàng trong việc đặt lịch hẹn
hoặc thay đổi đơn hàng, từ đó giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng và tăng hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chatbot có thể thu thập thông tin về khách hàng và tương tác với họ
thông qua các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Messenger, Zalo,... giúp
doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và phát triển chiến lược kinh
doanh phù hợp.

60
Tóm lại, chatbot là một ví dụ về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp,
giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và tăng cường
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

65.Internet vạn vật là gì?


Khái niệm: Là sự kết nối trên mạng (internetworking) của các vật thể, thiết bị
(connected devices, “smart devices”). Các thực thể, thiết bị có khả năng trao đổi
thông tin, dữ liệu chỉ qua internet mà không cần tương tác trực tiếp (người với người,
người với máy, máy với máy (M2M)

66.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của Internet vạn vật?
Ứng dụng IOT:
· Hệ sinh thái của Apple
· Nhà thông minh: Hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, điều hòa không khí, cũng như
các phương tiện truyền thông và hệ thống an ninh được điều khiển bằng điện thoại
qua kết nối wifi hoặc điều khiển bằng giọng nói (Apple homepod, Google home
Assitance)
· Xe ô tô Tesla: (Từ cảm biến nhiệt độ ngoài trời, tự điều chỉnh nhiệt độ trong xe,
điều chỉnh tốc độ trong xe nếu trời mưa, ướt, điều chỉnh màu sắc kính phù hợp)
· Ứng dụng trong nông nghiệp: Cảm biến thời tiết, cảm biến đo độ ẩm của đất
cung cấp thông tin cho hệ thống tưới tiêu tự động. (Trời sắp mưa sẽ không tưới nước,
độ ẩm đất…)

67.Chuỗi khối là gì?


Khái niệm: Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các
khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian để tạo
thành một chuỗi (chain). Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên kết với khối trước
đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao
dịch

68.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ chuỗi khối?
Ứng dụng của blockchain:
· Tài chính: Singapore Exchange Limited sử dụng công nghệ chuỗi khối để xây
dựng một tài khoản thanh toán liên ngân hàng hiệu quả hơn. Bằng cách áp dụng chuỗi
61
khối, họ đã giải quyết được nhiều thách thức, bao gồm xử lý hàng loạt và đối soát thủ
công hàng nghìn giao dịch tài chính.
· Truyền thông giải trí: Sony Music Entertainment Japan sử dụng các dịch vụ
chuỗi khối để quản lý quyền kỹ thuật số hiệu quả hơn. Họ đã sử dụng thành công
chiến lược chuỗi khối để cải thiện năng suất và giảm chi phí xử lý bản quyền.
· Bán lẻ: Amazon đã nộp bằng sáng chế cho một hệ thống công nghệ sổ cái phân
tán sẽ sử dụng công nghệ chuỗi khối để xác minh rằng tất cả hàng hóa được bán trên
nền tảng đều đáng tin cậy. Người bán trên Amazon có thể lập bản đồ chuỗi cung ứng
toàn cầu của họ bằng cách cho phép những người tham gia như nhà sản xuất, người
giao hàng, nhà phân phối, người dùng cuối và người dùng thứ cấp thêm sự kiện vào
sổ cái sau khi đăng ký với cơ quan cấp chứng nhận

69.Dữ liệu lớn là gì?


 Khái niệm: Dữ liệu lớn nói về các tập dữ liệu rất lớn về khối lượng và
dung lượng và/hoặc rất phức tạp, vượt quá khả năng xử lý của các kỹ
thuật IT truyền thống.
 Lưu ý: Dữ liệu lớn có thể rất nhỏ và dữ liệu to nhưng không lớn

70.Hãy nêu các lĩnh vực ứng dụng của dữ liệu lớn?
Các lĩnh vực ứng dụng của dữ liệu lớn:
 Kinh doanh và tiếp thị: Dữ liệu lớn được sử dụng để phân tích thị
trường, đối tượng khách hàng, hành vi người dùng, dự đoán xu hướng
tiêu dùng, đưa ra quyết định về giá cả, quảng cáo và chiến lược tiếp
thị.
 Tài chính và ngân hàng: Dữ liệu lớn được sử dụng trong phân tích
dữ liệu tài chính, dự đoán xu hướng thị trường tài chính, đưa ra quyết
định đầu tư, đánh giá rủi ro tài chính, phát hiện gian lận tài chính, cải
thiện dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
 Giao thông và vận tải: Dữ liệu lớn được sử dụng để quản lý và điều
hành giao thông công cộng, dự đoán tình trạng giao thông, tối ưu hóa
hành trình vận chuyển, cải thiện an toàn giao thông, phát triển các giải
pháp vận tải thông minh.
 Công nghiệp và sản xuất: Dữ liệu lớn được sử dụng để tối ưu hóa
quy trình sản xuất, giám sát hoạt động sản xuất, dự đoán lỗi, đảm bảo

62
chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng nguồn
lực.
 Công nghệ thông tin và viễn thông: Dữ liệu lớn được sử dụng trong
phân tích dữ liệu mạng, dự đoán tình trạng mạng, đưa ra quyết định về
tối ưu hóa mạng, cải thiện chất lượng dịch vụ, phát triển công nghệ
mạng mới

71.Điện toán đám mây là gì?


Là việc lưu trữ, truy cập dữ liệu và các chương trình trên các “đám mây” (clouds)
trên Internet thay vì trên máy tính của người dùng.

72.
Dịch vụ hạ tầng (IaaS): Đây là mức cơ bản nhất của dịch vụ điện toán đám mây.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dạng IaaS sẽ đưa cho khách hàng
một "máy chủ trên mây" với CPU, RAM, ổ cứng (SSD hoặc HDD) tùy theo nhu
cầu. IaaS không được thiết kế cho người dùng cuối, mà chủ yếu cho những người
muốn có một nơi để triển khai phần mềm của mình, có thể là lập trình viên, một
công ty hay một đơn vị phát hành web.
Dịch vụ nền tảng (PaaS): PaaS thường thích hợp với các nhà phát triển phần mềm
hoặc các công ty muốn tự xây dựng phần mềm cho riêng mình. Nhà cung cấp dịch
vụ sẽ cung cấp các yếu tố từ máy chủ, phần mềm, cơ sở dữ liệu cho đến các cổng
kết nối, khách hàng chỉ cần đưa các file *.html của mình lên đó và chạy. Ở mô
hình PaaS này thì sự kiểm soát của khách hàng với chiếc máy chủ bị giới hạn lại
rất nhiều, khi đó một máy chủ thường sẽ được chia sẻ giữa nhiều người dùng PaaS
với nhau để tiết kiệm chi phí (tức là tiền mua dịch vụ rẻ hơn)
Dịch vụ phần mềm (SaaS): Đây là mức độ dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng
là người dùng cuối bởi nó không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ thông tin hay
kĩ thuật máy tính. Sản phẩm đưa tới người dùng được quản lý và vận hành bởi một
nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Một ví dụ thường thấy của SaaS là dịch
vụ email nền web, ví dụ như Gmail, Yahoo, Outlook, Icloud, Dropbox, GG drive

73.Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
du lịch tại Việt Nam?
1.1. Sơ lược về công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist

63
Thành lập từ năm 1975, Công ty Dịch Vụ Lữ hành Saigontourist (STS), hiện là
thành viên của Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist), luôn là một trong
những công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam.
Với tổng số 400 nhân viên chính thức, được đào tạo chuyên ngành, tâm huyết và
nhiều kinh nghiệm, chúng tôi là Công ty lữ hành duy nhất tại Việt Nam kinh
doanh hiệu quả hầu hết các dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch
nước ngoài và du lịch trong nước. Saigontourist là doanh nghiệp nhà nước lớn
nhất Việt Nam trong lĩnh vực khách sạn và du lịch lữ hành. Hoạt động kinh doanh
chính của Saigontourist là thiết kế và thực hiện một cách tốt nhất các dịch vụ du
lịch và du lịch kết hợp hội nghị cho khách hàng với kinh nghiệm tư vấn, dịch vụ
chất lượng tốt, và sản phẩm đa dạng. Hiện nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành
Saigontourist là một trong các nhà điều hành du lịch hàng đầu trên phạm vi toàn
quốc, với hệ thống quan hệ đối tác chặt chẽ với hơn 300 công ty, đại lý du lịch tại
36 quốc gia và vùng lãnh thổ như Pháp, Đức, Nhật, Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Bắc Au, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, các nước trong khu vực ASEAN... Trong
ngành du lịch Việt Nam, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là doanh nghiệp
lữ hành luôn tiên phong với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền vững, khẳng
định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục
vụ, hiệu quả kinh doanh.
1.2. Các giai đoạn chuyển đổi số của Saigontourist
1.2.1. Giai đoạn chưa chuyển đổi số
Luôn hướng đến đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường kinh doanh:
Đẩy mạnh phát triển các tour du lịch đa dạng và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường đi
du lịch nước ngoài. Chính thức thành lập Phòng Du lịch nước ngoài.
Thương hiệu Saigontourist bắt đầu chiến lược mở rộng mạng lưới kinh doanh với
việc thành lập văn phòng chi nhánh Saigontourist tại Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng
Ninh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Bến Tre,...
Nhiều loại hình du lịch được Công ty triển khai đa dạng như: chương trình du lịch
dành cho du khách tàu biển quốc tế , tổ chức tour du lịch nước ngoài cho người
Việt Nam, chương trình du lịch Phú Quốc cho du khách tàu biển theo hình thức
định tuyến, đặc biệt là du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo...)
Hệ thống điều hành chuyên nghiệp, mạng lưới dịch vụ rộng khắp và nguồn nhân
lực nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm... đã giúp Công ty Dịch vụ Lữ hành
Saigontourist ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của các đoàn khách lớn cũng như
64
phát triển thương hiệu nhánh phục vụ theo hướng chuyên sâu. Các chương trình
chăm sóc khách hàng cũng không ngừng được mở rộng.
1.2.2. Giai đoạn sẵn sàng chuyển đổi số
Sử dụng công cụ/phần mềm quản lý các hạng mục sản phẩm, dịch vụ, giá (tour,
voucher, dịch vụ khác...) nhằm tiết kiệm thời gian xây dựng chương trình Tour &
Chiết tính giá Tour; quản lý tập trung dữ liệu sản phẩm trên 1 nền tảng duy nhất;
dữ liệu minh bạch, dễ dàng phân loại và tìm kiếm bảo mật dữ liệu, tránh rò rỉ, thất
thoát. Tiên phong xây dựng, quản lý các trang web chuyên đề du lịch theo mùa và
phát triển thành các thương hiệu điện tử www.dulichhe.com,www.dulichthu-
dong.com, www.dulichtet.com và www.dulichkhuyenmai.com. Điều này giúp cho
Saigontourist quảng bá hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp; tạo dựng niềm tin
với khách hàng; khách hàng dễ dàng tìm kiếm, tương tác, lựa chọn sản phẩm, dịch
vụ và booking mọi lúc, mọi nơi; gia tăng tính chuyên nghiệp, gia tăng lượng khách
hàng và doanh số cho doanh nghiệp từ kênh Online, giảm thiểu chi phí bán hàng
tại chỗ hỗ trợ thanh toán từ xa, thanh toán không tiếp xúc; an toàn giao dịch, tiền
chuyển thẳng vào tài khoản doanh nghiệp, tránh thất thoát, sao kê rõ ràng và lưu
trữ toàn bộ lịch sử giao dịch để truy xuất.
Công ty đầu tiên xây dựng blog du lịch miễn phí dành cho người Việt Nam trong
và ngoài nước www.blogdulich.com.
Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý hệ thống Booking Engine. Hệ thống Booking
Engine luôn là một trong những công cụ quan trọng nhất đối với Saigontourist nhờ
khả năng hoạt động liên tục 24/7. Điều này giúp cho những khách hàng bận rộn có
thể có thể dễ dàng thực hiện việc Booking bất cứ khi nào. Hệ thống Booking
Engine không giới hạn thời gian làm việc, nhờ vậy mà tỉ lệ bán hàng của doanh
nghiệp sẽ trở nên đột phá hơn. Thực tế việc sử dụng Booking Engine có tác dụng
thúc đẩy nhu cầu đặt dịch vụ, đặt phòng rất cao.
1.2.3. Giai đoạn chuyển đổi số nâng cao
Saigontourist đã sử dụng công cụ OTAs (Online Travel Agency - Công ty đặt
phòng và đặt tour du lịch trực tuyến) để giúp khách hàng đặt các dịch vụ của họ.
Saigontourist đã hợp tác với nhiều OTA như Booking.com, Agoda, Expedia,
Traveloka, Vntrip, Ivivu, Klook và nhiều hơn nữa. Bằng cách sử dụng các dịch vụ
của các OTA đã giúp Saigontourist gia tăng khách hàng tiềm năng có sẵn từ
OTAS; gia tăng lợi nhuận từ việc bản dịch vụ du lịch trực tuyến; giảm chi phí bán
hàng, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp; khách hàng dễ dàng tiếp cận,
65
tương tác, lựa chọn và booking trực tiếp trên OTA; khách hàng dễ dàng đặt dịch
vụ, thanh toán online; tiếp nhận và xử lý booking mọi lúc, mọi nơi; quảng bá hình
ảnh và thương hiệu doanh nghiệp.
Sử dụng Livechat/Chatbot: Sử dụng AI để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khách
hàng như giải đáp thắc mắc, hướng dẫn mua, tư vấn sản phẩm, dịch vụ, điểm đến..
Điều này giúp Saigontourist gia tăng hiệu suất tương tác & CSKH, giảm thiểu chi
phí vận hành; phục vụ được KH 24/7, mang lại trải nghiệm khách hàng liền mạch;
tự động xử lý những vấn đề phát sinh hay yêu cầu lặp lại của khách hàng.
Ứng dụng kinh doanh dịch vụ Du lịch trên Mobile App qua việc phát
hành app “Saigontourist Travel” - Nơi cung cấp thông tin các tour trọn gói và
dịch vụ du lịch từng phần cho nhu cầu du lịch trong nước và nước ngoài. Cập
nhật thông tin sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi nhanh chóng.
Nắm bắt xu hướng du lịch qua các chương trình tour được ưa chuộng theo
từng thời điểm. Tích hợp chăm sóc khách hàng bên cạnh những thông tin cần
thiết về Quy định thanh toán, Chính sách hủy phạt,...Theo dõi đơn hàng vừa
đặt và lịch sử các sản phẩm đã từng mua.
*Tóm lại: Việc ứng dụng công nghệ đã giúp Lữ hành Saigontourist tăng kênh
bán hàng, tăng thời gian phục vụ và linh hoạt trong hình thức thanh toán, đem
lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Hiện nay, doanh nghiệp thành lập phòng
kinh doanh trực tuyến, thực hiện hàng loạt chương trình đào tạo cho nhân viên
các bộ phận, từ bán hàng, kế toán, thu ngân, tiếp thị,... hiểu và biết cách làm
việc trong môi trường mới, khách hàng của công ty không chỉ có thể tìm hiểu
tour, mua tour và thanh toán ở 26 văn phòng trên cả nước mà còn có thể thoải
mái dùng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, máy tính bảng vào
website www.saigontourist.net và fanpage Saigontourist Travel để làm điều
này. Cho đến thời điểm này, 80% hoạt động tiếp thị đã dịch chuyển sang tiếp
thị số, giúp người thực hiện chương trình đo đếm khách hàng và hiệu quả hoạt
động tiếp thị một cách chính xác nhất; các chương trình bán hàng lớn cũng
đều có trang web riêng để bán hàng,...Công ty đã tăng nhân sự lên 200% để
phục vụ cho kênh này. Vì thế, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần
khách có nhu cầu là sẽ có nhân viên trả lời, giữ chỗ và kết đơn hàng trực
tuyến.Tích hợp chuyển đổi số giúp Kênh thanh toán trực tuyến của Lữ hành
Saigontourist chấp nhận hầu hết các loại thẻ nên cùng với khách trong nước
thì Việt Kiều và người nước ngoài cũng có thể dễ dàng mua dịch vụ, góp phần
66
đẩy nhanh quá trình và mục tiêu số hóa của Du lịch Việt Nam, thích ứng với
xu thế phát triển chung của toàn cầu.

74. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
giáo dục tại Việt Nam?
1. Quá trình phát triển các khóa học trực tuyến và nội dung bài học
- Topica đã phát triển một số khóa học trực tuyến về tiếng Anh và các kỹ năng
mềm bằng nhiều công nghệ số khác nhau. Dưới đây là một số công nghệ mà
Topica đã sử dụng để phát triển các khóa học này:
+ Công nghệ e-learning để quản lý các khóa học, học viên và phát triển nội
dung bài học.+ Adobe Connect: Công nghệ này được sử dụng để tạo ra các
phòng học trực tuyến, giúp học viên tham gia các buổi học trực tuyến với
giảng viên và các học viên khác. Adobe Connect cung cấp tính năng tương tác
cao, cho phép học viên thảo luận, trao đổi thông tin, và tham gia các hoạt động
học tập
+ Moodle: Hệ thống quản lý học tập này được Topica sử dụng để quản lý các
khóa học trực tuyến và tạo ra các nội dung học tập. Moodle cho phép Topica
tạo các bài giảng, bài tập, và kiểm tra trực tuyến, giúp học viên học tập một
cách linh hoạt và tiện lợi
+ Flash: Topica đã sử dụng công nghệ Flash để tạo ra các nội dung học tập đa
phương tiện, bao gồm các video hướng dẫn, bài giảng trực tuyến, và trò chơi
học tập.
+ HTML5: Topica đã chuyển đổi các nội dung học tập từ Flash sang HTML5
để tương thích với các thiết bị di động và cải thiện trải nghiệm người dùng
+ SCORM: Đây là một chuẩn quốc tế cho các nội dung học tập trực tuyến,
giúp Topica tạo ra các nội dung học tập tương thích với nhiều hệ thống quản
lý học tập khác nhau.
+ Công nghệ thu âm và phát lại giọng nói: Topica sử dụng công nghệ này để
tạo ra các bài giảng và bài tập về phát âm và giao tiếp tiếng Anh. Học viên có
thể thu âm giọng nói của mình và so sánh với giọng của giảng viên để cải
thiện kỹ năng nói tiếng Anh.
+ Công nghệ đa phương tiện: Topica sử dụng các công nghệ đa phương tiện
như video, âm thanh và hình ảnh để tạo ra các bài giảng trực tuyến về tiếng

67
Anh và các kỹ năng mềm khác. Những bài giảng này được thiết kế để tương
tác với học viên, giúp họ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh.
+ Công nghệ mô phỏng: Topica sử dụng công nghệ mô phỏng để tạo ra các trò
chơi và bài tập giúp học viên rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các
tình huống giao tiếp thực tế.
+ Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP )để phát triển các công cụ hỗ trợ
học tập như công cụ tra từ điển, công cụ dịch thuật và công cụ kiểm tra ngữ
pháp.
+ Topica đã sử dụng các công nghệ như Skype, Zoom, hay các ứng dụng chat
để tạo ra các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa giảng viên và học viên.
+ Công nghệ phân tích dữ liệu để đánh giá và cải thiện chất lượng các khóa
học, đồng thời giúp giảng viên và học viên có thể đánh giá tiến độ học tập của
mình.Topica sử dụng một hệ thống quản lý học tập để theo dõi tiến độ học tập
của học viên. Hệ thống này cho phép giáo viên và nhân viên hỗ trợ có thể xem
thông tin về các bài học đã hoàn thành, số giờ học, kết quả kiểm tra và các
thông tin khác liên quan đến quá trình học tập của học viên.
2. Các hoạt động kinh doanh, sản xuất của Topica - Xây dựng cơ sở dữ liệu
Thông tin về công nghệ số được Topica sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu
trong giai đoạn này không được cung cấp rõ ràng. Tuy nhiên, các công nghệ
số chính thường được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm các hệ quản
trị cơ sở dữ liệu như Oracle, SQL Sever, MySQL, MongoDB, Cassandra, v.v.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu, Topica có thể sử dụng một trong những công nghệ
này hoặc kết hợp nhiều công nghệ để đáp ứng nhu cầu của mình. Việc chọn
công nghệ cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng mở rộng, tính linh
hoạt, độ tin cậy và chi phí, và được đánh giá dựa trên yêu cầu của dự án và các
yếu tố kinh doanh của Topica.
- Quy trình đào tạo tuyển dụng nhân sự: Topica đã xây dựng một hệ thống
tuyển dụng trực tuyến để thu hút và tuyển dụng nhân viên. Hệ thống này cho
phép ứng viên tìm kiếm các vị trí tuyển dụng phù hợp và nộp đơn ứng tuyển
trực tuyến. Sử dụng các trang web và mạng xã hội để tuyển dụng nhân viên
như LinkedIn, VietnamWorks, và Facebook để đăng tuyển các vị trí nhân viên
và thu hút ứng viên.Topica đã sử dụng các công cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến
như WebEx, Skype, và các ứng dụng khác để giảng dạy cho các nhân viên
trong công ty. Topica cũng áp dụng các công nghệ trực tuyến bao gồm các
68
ứng dụng như PeopleSoft, SAP HR, Workday, ADP, v.v.Các ứng dụng này
cung cấp các tính năng quản lý nhân sự như lưu trữ thông tin nhân viên, quản
lý hồ sơ nhân viên, quản lý thời gian làm việc, tính lương, quản lý bảo hiểm và
các chế độ phúc lợi khác. Các công nghệ này cũng cung cấp các tính năng
quản lý hiệu quả, giảm thiểu tình trạng thủ công và giúp tăng tính linh hoạt
trong việc quản lý nhân sự để quản lý quá trình đào tạo nhân viên.
- Trong việc vận hành
Topica sử dụng các công nghệ trực tuyến để quản lý sản xuất các khóa học
trực tuyến của mình. Hệ thống quản lý sản xuất này giúp công ty quản lý quá
trình sản xuất, từ khâu lên ý tưởng đến khâu phát triển nội dung, kiểm tra chất
lượng và phân phối khóa học Hệ thống CMS giúp quản lý nội dung của trang
web của Topica, đảm bảo thông tin được hiển thị đầy đủ, đồng bộ và dễ dàng
quản lý. Hệ thống CRM giúp Topica quản lý thông tin về khách hàng và tương
tác với khách hàng, giúp cải thiện quá trình bán hàng và giữ chân khách hàng.
Hệ thống E-learning giúp quản lý và cung cấp các khóa học trực tuyến cho
học viên của Topica. Ngoài ra, Topica cũng có thể sử dụng các công nghệ
khác để hỗ trợ các hoạt động vận hành của mình như sử dụng các ứng dụng di
động để quản lý và giám sát hoạt động của công ty từ xa.
- Trong các hoạt động truyền thông và quảng bá:Topica tập trung vào việc cải
thiện giao diện, cập nhật thông tin về các khóa học và chương trình đào tạo
mới trên trang web, bài đăng trên blog và nội dung trang web của mình để thu
hút khách hàng tiềm năng.Topica đã sử dụng Youtube để đăng tải các video
giới thiệu về khóa học và chia sẻ kinh nghiệm học tập của học viên.Topica sử
dụng các mạng xã hội như Facebook và Twitter để chia sẻ thông tin về khóa
học và tương tác với khách hàng tiềm năng. Topica đã sử dụng email
marketing để gửi thông tin về các khóa học mới và khuyến mãi đến danh sách
khách hàng đăng ký nhận tin tức.Topica đã tổ chức các sự kiện trực tuyến như
webinar và live stream để giới thiệu các khóa học mới và tương tác với khách
hàng.Topica sử dụng các công cụ quảng cáo trên Google và Facebook để đưa
thông tin về khóa học và chương trình đào tạo đến khách hàng tiềm năng dựa
trên các từ khóa tìm kiếm và đặc điểm định hướng của người dùng.Topica tối
ưu hóa nội dung trên trang web của mình để có thứ hạng cao hơn trên các
công cụ tìm kiếm như Google và giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm kiếm
và tìm thấy thông tin về khóa học và chương trình đào tạo của Topica.
69
- Trước hết, Topica Edtech Group cần xác định các vấn đề trong quá trình
chuyển đổi số thường gặp để có thể đưa ra các chiến lược và các biện pháp
phù hợp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp:
+ Chuyển đổi số thiếu tập trung tích hợp: Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn
tiến hành chuyển đổi số manh mún, chưa chuyển đổi đồng bộ. Trong hoạt
động vận hành thường ngày vẫn tồn tại rất nhiều những tác vụ thủ công bên
cạnh sự vận hành của công nghệ. Từ đó hiệu suất làm việc chưa thực sự được
tối ưu, nhân viên vẫn mất nhiều thời gian cho các tác vụ thủ công phát sinh
liên quan. Đối diện với thực trạng này, việc tìm ra một đơn vị uy tín có khả
năng cung cấp, tư vấn quy trình chuyển đổi số đồng bộ, phù hợp cũng đóng
vai trò quan trọng.
+ Nhân viên không kịp thay đổi theo các phương pháp chuyển đổi số: Khi
thực hiện các quy trình chuyển đổi số thì nhân viên cần phải đáp ứng được
khung kỹ năng cũng như năng lực tương ứng để phù hợp cách thức vận hành
mới. Tuy nhiên, nhiều nhân viên cao tuổi sẽ khó thích ứng với những công
nghệ phức tạp, mới mẻ. Ngoài ra nguồn nhân lực non trẻ thì thiếu kỹ năng cần
thiết. Việc nhân viên luôn “chậm một nhịp” với tiến trình chuyển đổi số sẽ dẫn
tới chuyển đổi số thất bại, thiếu nguồn nhân lực thực thi. Bởi vậy nhân sự cần
phải thay đổi tư duy và được đào tạo, trau dồi kỹ năng cần thiết mới có thể bắt
nhịp được với sự thay đổi từ môi trường kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
+ Khó khăn trong nhận thức, năng lực triển khai: Hiện nay, nhiều doanh
nghiệp chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng, khai thác
công nghệ. Bởi vậy việc quyết định chuyển đổi số hay không? Nên lựa chọn
giải pháp chuyển đổi số nào? luôn là rào cản lớn. Nếu thiếu đi đội ngũ nhân sự
có năng lực triển khai thì quy trình chuyển đổi số sẽ trở nên thất bại.Chưa tìm
ra đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số phù hợp: Hiện nay, các giải pháp
số trên thị trường của các nhà cung cấp trong nước và quốc tế rất đa dạng. Tuy
nhiên, để xác định được đâu là giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu của
cơ sở sản xuất kinh doanh không phải là đơn giản, nhất là các doanh nghiệp
quy mô vừa và lớn, cần các giải pháp công nghệ phức tạp và tốn kém nhiều
chi phí mà chất lượng các giải pháp lại khó được đảm bảo. Thực tế này đặt ra
yêu cầu doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn từ các doanh nghiệp cung cấp giải

70
pháp chuyển đổi số có kinh nghiệm, uy tín để tìm ra cách thức chuyển đổi số
phù hợp, tiết kiệm tối đa chi phí.

75. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng tại Việt Nam?
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối (thuộc Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam). Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành,
Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của
kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục
vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng
quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ
thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi
thế trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích
cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như: VCB Digibank, VCB Pay,
VCB - iB@nking, VCB CashUp, VCB DigiBiz... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút
đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói
quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Vietcombank xác định chuyển đổi số là một đột phá chiến lược và đang triển khai
với quyết tâm cao một chương trình hành động chuyển đổi số tổng thể và toàn
diện nhằm mục tiêu đạt mức độ trưởng thành chuyển đổi số trong top các ngân
hàng dẫn đầu ASEAN vào năm 2025.Từ rất sớm, Vietcombank luôn xác định
công nghệ và số hóa là những yếu tố then chốt, quyết định việc duy trì năng lực
cạnh tranh và là ngân hàng tiên phong trong cung ứng dịch vụ số cho khách hàng,
bắt đầu với phiên bản Internet Banking đầu tiên cho khách hàng cá nhân và hệ
thống VCB-Money cho khách hàng tổ chức vào năm 2001.Đến nay, các dịch vụ số
của Vietcombank ngày càng được nâng cấp, đa dạng hóa. Đặc biệt, việc ra mắt
dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank hoàn toàn mới vào tháng 7/2020 là một dấu
mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chuyển đổi số của Vietcombank.

71
Đây là kênh ngân hàng số 24/7 dành cho khách hàng cá nhân giúp khách hàng
thực hiện giao dịch bất cứ nơi đâu, trên mọi thiết bị kết nối internet.
Khách hàng có thể đăng ký VCB Digibank hoàn toàn trực tuyến chỉ trong một vài
phút thông qua công nghệ định danh trực tuyến eKYC mà không cần phải đến
ngân hàng. VCB Digibank kế thừa các phương thức bảo mật đã được áp dụng cho
khách hàng trên các dịch vụ trước đây bao gồm: Bảo mật đăng nhập, bảo mật giao
dịch và đặc biệt là Smart OTP. Hơn thế nữa, VCB Digibank còn được bổ sung
công nghệ xác thực đăng nhập mới - Push Authentication.Với công nghệ này, khi
khách hàng đăng nhập trên trình duyệt web, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo tới
ứng dụng di động để chờ khách hàng xác nhận trước khi cho phép đăng nhập
thành công. Các công nghệ xác thực đăng nhập cùng với Smart OTP sẽ là các lớp
bảo vệ gia tăng, tạo nên một "bức tường" bảo mật kiên cố bảo đảm sự an toàn cho
khách hàng trong mỗi giao dịch. Không chỉ đem lại sự thuận tiện nhanh chóng an
toàn và bảo mật cho khách hàng, VCB Digibank còn thể hiện sự nhanh nhạy thích
ứng của Vietcombank với chủ trương thanh toán không tiếp xúc trong thời kì đại
dịch, đáp ứng mục tiêu Chuyển đổi số của Ngân hàng trong thời đại 4.0. Tháng
11/2021, Vietcombank cho ra đời Dịch vụ Ngân hàng số VCB DigiBiz dành cho
khách hàng doanh nghiệp SME. Với mô hình lập và duyệt lệnh đơn giản, linh hoạt
cùng với việc sử dụng 2 phương thức xác thực Smart OTP (xác thực thông qua
ứng dụng trên điện thoại - được tích hợp ngay trên ứng dụng VCB DigiBiz) và
Hard Token (thiết bị vật lý), bộ giải pháp số này mang tới sự tiện lợi, nhanh
chóng, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng. Đáng
chú ý, Vietcombank đã phát triển thành công Hệ thống VCB CashUp - Hệ thống
thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại, toàn diện đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng
tốt nhu cầu quản lý đa tầng, đa phương, phục vụ tổng thể cho cả hệ sinh thái của
doanh nghiệp…Đặc biệt, để nâng tầm trải nghiệm mới cho khách
hàng,Vietcombank đã triển khai công cụ tương tác trực tiếp với khách hàng để
phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Theo đó, Vietcombank chính thức ra
mắt Trợ lý ảo VCB Digibot trong hoạt động chăm sóc khách hàng trên kênh
Website và Fanpage, giúp khách hàng có thêm một kênh hỗ trợ 24/7 hiện đại và
thân thiện bên cạnh kênh hotline hiện hữu của ngân hàng. Với việc triển khai
chatbot trên hai kênh thông tin này, thay vì phải đến các điểm giao dịch
Vietcombank hoặc gọi đến tổng đài viên chăm sóc khách hàng, khách hàng có thể
chat trực tuyến với trợ lý ảo VCB Digibot bằng ngôn ngữ tiếng Việt để được hỗ
72
trợ tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp các vướng mắc khi sử dụng sản phẩm dịch
vụ của Vietcombank.
Trên tinh thần đó, trong Đề án Chiến lược phát triển Ngân hàng Ngoại thương đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030, Vietcombank cũng đã xác định rõ “Ngân
hàng số là xu hướng không thể đảo ngược và là tương lai của ngân hàng”, vì thế,
trong giai đoạn này, Vietcombank quyết tâm đứng đầu về ngân hàng số với các
mục tiêu: số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ số lớn nhất; tỷ lệ giao dịch trên
kênh số lớn nhất; đứng đầu về hiệu quả vận hành; nền tảng hạ tầng số hiện đại
nhất.

76.Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp tại Việt Nam?

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (gọi tắt là
VinEco)- một thành viên của Tập Đoàn Vingroup - đã chính thức tham gia vào
lĩnh vực nông nghiệp ngày 19 tháng 3 năm 2015, với tổng số vốn đầu tư lên tới
trên 4000 tỉ đồng (khoảng 200 triệu USD), với trên 500 cán bộ nhân viên và hàng
nghìn lao động địa phương, hiện đang canh tác trên 2500 héc ta để cung cấp các
sản phẩm an toàn, chất lượng cao thông qua các kênh phân phối của chuỗi siêu thị
VinMart, chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart+ và kênh bán hàng online Adayroi và
các kênh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.Các Nông trường của VinEco
thực hiện quy trình sản xuất tập trung khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí
về sản xuất an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP, GlobalGAP,
HACCP, GMP: từ nghiên cứu, chọn giống, gieo hạt, sản xuất, thu hoạch, bảo quản
sau thu hoạch, cho đến sơ chế và vận chuyển đến điểm bán trực tiếp cho người
tiêu dùng.
Hàng năm hệ thống nông trường này luôn được chăm sóc để đảm bảo cung ứng ra
thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để phục vụ thị
trường trong nước và quốc tế.

*Ứng dụng cđs:


-Trong sản xuất: Cn tự động hóa, cơ giới hóa, sử dụng các loại máy kéo, thiết bị
hôc trợ từ Nhật. Các loại máy móc được số hóa 100% dữ liệu vào năm 2019

73
để quản lý vận hành, sửa chữa ứng dụng hệ thống ERP qua phần mềm SAP. Cn
tưới tiêu tự động: Hiện tại WinEco đang tích cực tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa &
tự động hóa cho hệ thống tưới thông qua giải pháp quản lý tập trung IoT nhằm tiếp
tục tối ưu về thời lượng & thời điểm thực hiện tưới cho cây trồng thông qua sự
tính toán đầy đủ các yếu tố tác động khách quan như độ ẩm đất & không khí,
cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường và đặc trưng sinh lý của cây trồng tùy
theo từng giống cây hay thời gian sinh trưởng.
-Trong hậu cần, kho vận:
Công nghệ đã và đang áp dụng trong các nhà sơ chế.
● Phần mềm truy xuất nguồn gốc.
 Công nghệ truy xuất nguồn gốc: Qr Code.
 Có 4 mô hình truy xuất nguồn gốc được sử dụng trên toàn quốc.
 Doanh nghiệp quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống.
 Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giám sát hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giám sát hệ thống truy xuất nguồn gốc.
 Công ty cung ứng phần mềm tham gia quản lý và giám sát hệ thống truy
xuất nguồn gốc.
● Phần mềm kiểm soát- phân tích dữ liệu-SAP
Quản lý kho là một công việc phức tạp và tốn nhiều thời gian, thế nhưng phần
mềm SAP giúp Wineco tối ưu hóa được thời gian và nguồn nhân lực. SAP hỗ trợ
doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu quy trình nhập kho, xuất kho của toàn
bộ đơn hàng. Hơn hết, việc quản lý hàng tồn kho, chính sách về giá, ... cũng sẽ
được diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn.
● Các công nghệ khác
 Máy đóng gói túi lưới: thiết bị dùng để đóng gói các sản phẩm, trái cây bằng
túi
 lưới trước khi đưa ra thị trường.
 Máy đóng màng co bán tự động.
 Hệ thống kết nối số liệu từ cân - máy tính ghi nhận số liệu. Hệ thống băng
chuyền để vận chuyển hàng hóa.
-Trong hệ thống phân phối:
+Xây dựng hệ thống website https://wineco.vn/
WinEco xây dựng trang web không chỉ để quảng bá sản phẩm mà còn giúp người
tiêu dùng dễ dàng mua sắm trực tuyến. Tại đây, khách hàng có thể xem được tất cả
74
các mặt hàng của WinEco và được chuyển hướng sang mua hàng tại trang web
Winmart.vn - kênh phân phối chính thức của WinEco. Nếu trước đây chúng ta chỉ
có thể mua rau bằng cách đi chợ, siêu thị trực tiếp thì giờ đây, chúng ta có thể mua
rau mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet. Cuộc sống trở nên
dễ dàng, tiện lợi hơn khi các DN chuyển đổi số, xây dựng kênh mua hàng trực
tuyến.
+. Sử dụng công nghệ IoT trong quản lý, phân phối kho hàng:
 IoT là một tập hợp các thiết bị vật lý được kết nối với nhau có thể giám sát,
báo cáo, gửi và trao đổi dữ liệu. Các thiết bị IoT thường được kết nối với hệ
thống máy tính thông qua mạng dữ liệu hoặc mạng Wifi.
 IoT giúp DN xác thực vị trí của hàng hóa bất cứ lúc nào. Các thiết bị IoT có
thể được gắn vào các thùng lưu trữ cụ thể hoặc vào chính nguyên liệu hoặc
sản phẩm. Thiết bị IoT sẽ truyền vị trí của nó, có thể được các vệ tinh GPS
thu nhận và sử dụng để theo dõi chuyển động của hàng hóa.
 IoT theo dõi tốc độ di chuyển và thời điểm hàng hóa sẽ đến giúp dự đoán
hàng hóa di chuyển qua chuỗi cung ứng dễ dàng hơn. Các nhà cung cấp, nhà
sản xuất và trung tâm phân phối có thể chuẩn bị nhận hàng, giúp giảm thời
gian xử lý và đảm bảo quá trình xử lý nguyên vật liệu hiệu quả.
 IoT giúp theo dõi các điều kiện bảo quản của nguyên liệu và sản phẩm. Một
số hàng hóa như thực phẩm và hóa chất cần được bảo quản trong điều kiện
lý tưởng. Các thiết bị IoT chuyên dụng có thể giám sát nhiệt độ, độ ẩm, tiếp
xúc với bầu không khí, cường độ ánh sáng và các yếu tố môi trường khác.
Các thiết bị này thậm chí có thể kích hoạt báo động nếu phát hiện việc vượt
ngưỡng nhất định. Điều này giúp việc theo dõi chất lượng hàng hóa thông
qua chuỗi cung ứng dễ dàng hơn nhiều và giảm hư hỏng.
 IoT giúp xử lý các vấn đề di chuyển của hàng hóa. Thông qua các thiết bị
IoT có thể theo dõi hàng hóa, lập kế hoạch tuyến đường, xác định vị trí và
thời điểm hàng hóa bị trì hoãn trong quá trình vận chuyển. Nhờ đó có thể lập
kế hoạch dự phòng và các lộ trình thay thế để tăng tốc chuỗi cung ứng.
c. Sử dụng phần mềm WMS quản lý phân phối
Hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System – WMS) là một hệ
thống giúp theo dõi mức tồn kho, đơn đặt hàng, bán hàng và giao hàng. Hệ thống
giúp kiểm soát và quản lý hoạt động của kho từ nguyên vật liệu vào kho cho đến

75
hàng hoá thành phẩm. WMS giúp WinEco tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng,
phân phối hàng hóa đến các cơ sở trung gian và đến tay người tiêu dùng.

77. Tìm hiểu và phân tích chuyển đổi số của một doanh nghiệp trong lĩnh vực
bán lẻ tại Việt Nam?
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mobile World Group - MWG) là nhà
bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 2200 cửa hàng
trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy
Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, MWG còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với
chuỗi bán lẻ thiết bị di động Bigphone tại Campuchia.

Mô hình cung cấp CNTT


củaTGDĐ
Thế Giới Di Động luôn nhìn từ góc độ khách hàng là trọng tâm, đem lại lợi ích
cho nhà cung cấp và đối tác, nhân viên. Ban đầu các phòng ban khác nhau phải
dùng những công cụ rất phức tạp để quản lý bán hàng, kho… Để thay đổi, Thế
Giới Di Động đã dùng hệ thống phần mềm, lõi của nó là ERP, liên thông với các
bộ phận: website, App, CRM, hệ thống tổng đài, quản lý giao nhận, hệ thống hóa
đơn, E- Learning, báo cáo tài chính, tính thưởng, quản lý khách hàng.

Hệ thống ERP kết nối với các hệ thống khác của


TGDĐ
Trong quản lý giá và khuyến mãi mục tiêu, hệ thống này có thế làm giá, khuyến
mãi đến từng siêu thị hay đích danh một điện thoại nào đó. Mỗi điện thoại có một
email, cơ chế sẽ vận hành theo gần 20 loại hình khuyến mãi khác nhau, mọi thứ
được kiểm soát từ trung tâm để thay đổi giá, được luân chuyển xuống siêu thị qua
internet. Có hai cách đi giá đến siêu thị, thứ nhất là định kỳ theo giờ, siêu thị sẽ
được nhắc khi có thay đổi giá. Đó là vận hành bình thường. Thứ hai vào điện thoại
di động khi ở trên thay đổi giá, chuyển tức thì đến các hệ thống đèn LED hiện thị
giá.
Áp dụng triệt để công nghệ trong quy trình tuyển dụng, thu hút và phỏng vấn ứng
viên: Phỏng vấn thông minh cũng là một bài toán. Một tháng vài chục siêu thị mở
ra, phải dùng công nghệ thông tin để tuyển. Làm sao ứng viên có thể tương tác với
mình, để tìm ra những ứng viên phù hợp như một cái phễu lọc. Thông qua công cụ

76
quản trị nhân lực online và tuyển dụng phỏng vấn thông minh, bất cứ người lao
động nào trên toàn đất nước đều có thể vào trang online này, đăng ký ứng tuyển
trong từng vị trí.
Thế Giới Di Động là một trong ba công ty đầu tiên ở Việt Nam dùng hóa đơn điện
tử. Ý tưởng rất đơn giản, giống như bản sao, hệ thống phát hành và quản lý hóa
đơn điện tử giúp cho một thời điểm tức thì khoảng 500 hóa đơn phát hành. Quản
lý hóa đơn theo tỉnh thành, phát hành hóa đơn mới.
Giao diện phỏng vấn online chỉ mất 18 phút. Thông qua các câu hỏi sẽ giúp đánh
giá về tính cách, kỹ năng, để chọn ra 50 ứng viên ưu tú nhất. Sau đó họ nộp hồ sơ
trực tuyến, gia nhập ngôi nhà Thế Giới Di Động. Tất cả dữ liệu đều nằm trong
phần mềm công ty, để tuyển dụng những vị trí tiếp theo, tiết kiệm nhiều chi phí về
quản trị nhân lực.
Mô hình O2O: Gợi ý siêu thị có hàng trưng bày gần khu vực khách nhất. Khách
đặt web, chọn hình thức Ghé siêu thị lấy hàng hoặc Giao tận nơi. Khi khách tới
siêu thị, tăng cơ hội Up-sell, Cross-sell (VD Phụ kiện, gia dụng, đồ dùng gia đình)
Để O2O vận hành hiệu quả cần:
 Xây chính sách rõ ràng về cách tính thưởng, doanh thu cho Online và cho tất
cả nhân viên dưới offline thị tham gia vào việc phục vụ 1 đơn hàng: tạo động lực
và mang đến sự công bằng
 Xây công cụ và chính sách để bảo đảm khách online được siêu thị phục vụ
với Integrity (VD quy trình Follow đơn hàng)
 Online Leader cần thường xuyên lắng nghe các chia sẻ của siêu thị để tối ưu
quy trình

78. Có quan điểm cho rằng: “chuyển đổi số trong kinh doanh là hoạt động cần
thiết của doanh nghiệp lớn, trong khi hoạt động này chưa thực sự cần thiết đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Theo Anh (chị) quan điểm trên đúng hay sai?
Giải thích?
Quan điểm này không hoàn toàn đúng. Chuyển đổi số trong kinh doanh là một xu
hướng toàn cầu và đang trở thành một yêu cầu cần thiết đối với tất cả các doanh
nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong thị trường hiện nay, công nghệ số đang ngày càng phát triển và trở nên phổ
biến hơn. Do đó, việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh không chỉ
giúp tăng cường năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mà
77
còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiết kiệm chi phí, cải thiện quản lý, tăng
tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như mạng xã
hội, website, email marketing, v.v.Vì vậy, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, việc
chuyển đổi số trong kinh doanh là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và phát triển.
-CĐS cho dn lớn là cần thiết vì mang lại nhiều lợi ích cho dn lớn
 Cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng cường mục tiêu
doanh thu nhờ công nghệ (Technology) :
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách
tạo ra một môi trường kinh doanh trực tuyến thân thiện hơn, tiện lợi hơn, và cung
cấp thông tin chính xác và chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ của họ. Các công
nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, Big Data, IoT, và phân tích dữ liệu cũng
giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho nhu
cầu của họ.
Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm
mua sắm trực tuyến tiện lợi hơn, với các tính năng như đặt hàng trực tuyến, thanh
toán trực tuyến, giao hàng tận nơi và dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến.
Việc cung cấp các tính năng này giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách
hàng, tăng cường mục tiêu doanh thu.
+ Tối ưu hóa quy trình kinh doanh (Process): Tối ưu hóa quy trình kinh doanh
là một trong những lợi ích chính của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp. Chuyển
đổi số tối ưu hóa quy trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm
quy trình thừa bằng cách sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, tự động
hóa và phần mềm quản lý dữ liệu. Việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh giúp cho
doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, tăng tốc độ và độ chính xác của các quy trình,
giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất. Cụ thể, chuyển đổi số có thể giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh như sau:
Tự động hóa quy trình sản xuất: Các quy trình sản xuất của doanh nghiệp có thể
được tự động hóa bằng cách sử dụng phần mềm quản lý dòng sản xuất (MES) và
các thiết bị tự động hóa. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và thời gian sản xuất, cải
thiện hiệu suất và năng suất của nhân viên, tăng tính linh hoạt và khả năng thích
ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
78
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh thông qua phần mềm quản lý: Phần mềm quản lý
dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, quản lý tài chính và kế
toán, quản lý nhân sự và quản lý dòng sản xuất. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình
kinh doanh, giảm thiểu sai sót, tăng tốc độ và độ chính xác của các quy trình, giảm
thiểu thời gian và chi phí sản xuất.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu: Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo
và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu và thông tin khách hàng,
đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện quy trình kinh doanh của doanh
nghiệp. Ví dụ, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý khách hàng giúp giảm
thời gian phản hồi và tăng tốc độ xử lý.
+Tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và Cải thiện hiệu quả ra quyết định
( People): Thông qua việc cắt giảm nhân sự thừa, tăng hiệu hiệu suất nhân viên và
giải quyết vấn đề vận hành toàn doanh nghiệp chuyển đổi số đã tối ưu hóa việc sử
dụng nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Cụ thể :
Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự: Trí tuệ nhân tạo có
thể được sử dụng để phân tích nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, tìm kiếm ứng
viên phù hợp và phân tích dữ liệu về nhân viên hiện có để đưa ra các quyết định về
nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của nhân viên. Ngoài ra, trí tuệ nhân
tạo còn có thể được sử dụng để tối ưu hóa thời gian làm việc và phân bổ công việc
cho các nhân viên sao cho hiệu quả nhất.
Phân tích dữ liệu để cải thiện quyết định của doanh nghiệp: Phân tích dữ liệu giúp
doanh nghiệp thu thập, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Ví dụ,
phân tích dữ liệu về khách hàng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu
của khách hàng và đưa ra các quyết định về sản phẩm, dịch vụ và chiến lược
marketing phù hợp hơn. Ngoài ra, phân tích dữ liệu cũng có thể được sử dụng để
đưa ra các quyết định về quản lý kho, sản xuất và tài chính của doanh nghiệp.
Sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hóa quy trình làm việc: Phần mềm quản lý
giúp doanh nghiệp quản lý các quy trình làm việc, phân bổ công việc và theo dõi
tiến độ công việc của nhân viên. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và
giảm thiểu thời gian và chi phí trong quy trình làm việc. Ví dụ, phần mềm quản lý
dự án có thể giúp phân bổ công việc cho các nhân viên và giám sát tiến độ dự án,
từ đó giúp tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và nâng cao hiệu quả ra quyết định của
doanh nghiệp.

79
chuyển đổi số trong kinh doanh cũng là một hoạt động cần thiết đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiết kiệm chi phí bằng
cách sử dụng các công nghệ đơn giản như các ứng dụng di động, các nền tảng
thương mại điện tử, các dịch vụ đám mây, v.v. để tối ưu hóa quy trình kinh doanh
và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện tính
cạnh tranh, tăng cường khả năng thích ứng với các thay đổi trong thị trường, nâng
cao trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh thu.
1. Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động: Sử dụng công nghệ số giúp
tối ưu hóa các quy trình làm việc, giảm thiểu thời gian và chi phí, tăng
cường tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với thị trường.
2. Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Sử dụng công nghệ số giúp doanh
nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn,
cải thiện trải nghiệm khách hàng, giữ chân khách hàng hiện tại và thu
hút khách hàng mới.
3. Tăng cường khả năng cạnh tranh: Sử dụng công nghệ số giúp doanh
nghiệp nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo
ra giá trị cạnh tranh và chiếm lĩnh vị trí thị trường.
4. Cải thiện quản lý và theo dõi hoạt động: Sử dụng công nghệ số giúp
doanh nghiệp quản lý và theo dõi hoạt động của mình một cách chính
xác và hiệu quả hơn, giúp đưa ra quyết định tốt hơn.
5. Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp giảm chi phí
vận hành, chi phí nhân sự và chi phí thời gian, từ đó cải thiện lợi
nhuận và giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.
-Các giải pháp cho dn nhỏ, vừa:+ từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của doanh
nghiệp: chiến lược tư duy truyền thống ko phù hợp, cần thay đổi để có chiến lược
kd công nghệ số hiệu quả, tạo trải ng ban đầu và lông ghép vào quy trình phát triển
dn.
+Tạo dựng nền tảng văn hóa số: xác định mục tiêu chiến lược vs mục tiêu dài hạn,
hành vi của các thành viên trong tổ chức, tác nhân quan trọng đóng góp vào sự
thành công cho các chiến lược kd
+Gắn kết kh và tối ưu hóa được trải nghiệm cho kh: số hóa dữ liệu kh, thiết kế
chiến lược mang trải ng cho kh

80
+Đầu tư nguồn vốn hợp lý: đầu tư để thay đổi từ nhận thức, chiến lược, nhân lực,
cơ sở hạ tầng, đặc bt vs dn nhỏ thì nguồn ngân sách hạn chế.Qúa trình thu hồi sẽ
chậm
+Tối ưu hóa đc quy trình số hóa

79. Có quan điểm cho rằng: “Tài chính và công nghệ số sẽ quyết định sự thành
công của chuyển đổi số của doanh nghiệp”. Theo Anh (chị) quan điểm trên
đúng hay sai? Giải thích?
Tài chính và công nghệ số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi
số của doanh nghiệp, tuy nhiên, chúng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự
thành công của chuyển đổi số. Để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển
đổi số, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược đúng đắn và hiệu quả, tập trung vào
khách hàng, tạo ra giá trị và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần phải có một chiến
lược rõ ràng và tập trung vào khách hàng để tăng cường trải nghiệm khách hàng
và tăng khả năng tương tác của họ với doanh nghiệp.
*CN số có vai trò quan trọng:
Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số
bằng cách áp dụng công nghê mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật
(IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo,
quy trình làm việc, văn hóa công ty. Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là
khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big
Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu,
chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số
hóa.
Lợi ích của công nghệ số đem lại cho doanh nghiệp
- Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ số vào trong quản lý toàn diện, sẽ kết nối được các
phòng ban lại với nhau, giúp quá trình thông báo, xử lý hay đưa ra quyết định
được thực hiện một cách nhanh chóng.
- Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp:
Khi các phòng ban có sự kết nối, thì việc xem báo cáo, các khoản thu chi của các
phòng ban trở nên dễ dàng đối với CEO.
- Tối ưu hóa năng suất nhân viên: chuyển đối số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện
được những công việc có giá trị gia tăng thấp, mà không cần phải trả phí. Vì vậy,
81
nhân viên sẽ có nhiều thời gian để nâng cao chuyên môn và thực hiện những công
việc mang lại giá trị cao hơn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp nào sử dụng nền tảng số hóa thì
có thể triển khai và vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn những doanh
nghiệp không sử dụng quá trình số hóa.
Công nghệ số giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh kinh doanh bằng cách tạo
ra giá trị cho khách hàng, cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường năng suất.
Tuy nhiên, công nghệ số không thể thay thế hoàn toàn con người và các kỹ năng
mềm như quản lý, giao tiếp, và phán đoán là rất cần thiết trong quá trình chuyển
đổi số.
Tài chính cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ số và cơ sở hạ tầng để đảm
bảo rằng họ có thể tận dụng tối đa các cơ hội mới mà công nghệ số mang lại. Tuy
nhiên, tài chính không thể được coi là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công
của chuyển đổi số.
Vì vậy, để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp
cần phải có một chiến lược rõ ràng, tập trung vào khách hàng và tận dụng tối đa
công nghệ số và tài chính. Tuy nhiên, chúng không phải là yếu tố duy nhất quyết
định sự thành công của chuyển đổi số.
Tài chính và công nghệ số đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi
số của doanh nghiệp và có thể quyết định đến sự thành công của chuyển đổi số của
doanh nghiệp vì những lý do sau:
1. Đầu tư vào công nghệ số là rất cần thiết để tạo ra giá trị cho khách
hàng và tăng cường sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Công
nghệ số giúp tăng cường năng suất, giảm chi phí và cải thiện quy trình
sản xuất, dẫn đến sự tăng trưởng và cạnh tranh vượt trội trong ngành.
2. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, học máy, blockchain, IoT, và
khối chuỗi cung ứng, đang trở thành các xu hướng quan trọng trong
ngành công nghiệp hiện nay. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải
đầu tư vào công nghệ này để tận dụng tối đa các cơ hội mới và đối phó
với các thách thức mới.
3. Tài chính là yếu tố quan trọng để đầu tư vào các giải pháp công nghệ
số. Doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công nghệ

82
mới để đảm bảo rằng họ có thể tận dụng tối đa các cơ hội mới mà công
nghệ số mang lại.
4. Các chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiện đại dựa trên dữ liệu cũng
đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực
tài chính và công nghệ số để đưa ra các quyết định chiến lược đúng
đắn.
Một số lý do vì sao tài chính và công nghệ số không quyết định sự thành công của
chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm:
1. Nhân sự: Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có kỹ năng và kinh nghiệm
trong lĩnh vực kỹ thuật số, cũng là yếu tố quan trọng để thành công
trong quá trình chuyển đổi số. Nhân sự có thể hiểu và sử dụng công
nghệ số hiệu quả, đồng thời tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thông qua
các giải pháp số hóa.
2. Chiến lược và quản lý: Chiến lược và quản lý là yếu tố quan trọng
trong việc xác định mục tiêu, kế hoạch và cách thức triển khai chuyển
đổi số của doanh nghiệp. Chiến lược đúng đắn và quản lý hiệu quả có
thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, tăng trưởng và
cạnh tranh vượt trội.
3. Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển
đổi số. Giải pháp số hóa của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng và mang lại giá trị cho họ. Doanh nghiệp cần có
khả năng đưa ra các giải pháp số hóa phù hợp với khách hàng để đạt
được thành công trong chuyển đổi số.

80. Có quan điểm cho rằng: “Công nghệ số sẽ thay thế hoàn toàn hoạt động
con người tại doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số”. Theo Anh (chị)
quan điểm trên đúng hay sai? Giải thích
Có thể nói rằng quan điểm này chưa đầy đủ để phản ánh đúng tình hình hiện tại và
tương lai của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
Trong thực tế, công nghệ số sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu
quả và năng suất cho các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, công nghệ này không
thể thay thế hoàn toàn hoạt động của con người tại doanh nghiệp.

83
Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, máy học, blockchain, IoT, v.v... có thể giúp
đơn giản hóa quy trình sản xuất, tối ưu hóa quản lý kho, tăng cường phân tích dữ
liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy
nhiên, các công nghệ này không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong
các công việc cần sự sáng tạo, tư duy phản biện, kết nối giữa các bộ phận và khách
hàng, v.v...
Do đó, để tận dụng hiệu quả các công nghệ số, doanh nghiệp cần đảm bảo sự kết
hợp hài hòa giữa công nghệ và con người cũng như thiết lập các quy trình và chính
sách phù hợp để tận dụng sức mạnh của công nghệ số.
Để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ và con người, doanh nghiệp cần
thực hiện một số hoạt động như sau:
Đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên: Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc
đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ hơn về các công nghệ
số và cách sử dụng chúng để tối ưu hóa công việc của mình. Ngoài ra, cần cung
cấp các khóa học về kỹ năng mềm để giúp nhân viên thích nghi với sự thay đổi và
phát triển bản thân.
Thiết lập các quy trình và chính sách phù hợp: Doanh nghiệp cần thiết lập các quy
trình và chính sách phù hợp để tận dụng sức mạnh của công nghệ số. Các quy trình
này cần đảm bảo tính hiệu quả và tính bảo mật của dữ liệu, đồng thời cần cung cấp
các giải pháp để đảm bảo tính liên kết giữa các bộ phận và giữa doanh nghiệp với
khách hàng.
Áp dụng công nghệ mới một cách có hệ thống: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng
việc áp dụng công nghệ mới được thực hiện một cách có hệ thống và bảo đảm tính
liên kết giữa các hệ thống. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu được chia sẻ một cách
hợp lý và đảm bảo rằng việc quản lý và kiểm soát dữ liệu được thực hiện một cách
chặt chẽ.
Tạo ra môi trường làm việc tương tác giữa con người và công nghệ: Doanh nghiệp
cần tạo ra môi trường làm việc tương tác giữa con người và công nghệ, bao gồm
việc sử dụng các công cụ và phần mềm để cải thiện tương tác giữa nhân viên và
khách hàng. Môi trường làm việc cần được thiết kế để tăng cường tính sáng tạo và
khuyến khích việc đóng góp ý kiến từ các thành viên trong tổ chức.

84
Để thiết lập quy trình chính sách sử dụng công nghệ số hiệu quả, bạn có thể tuân
theo các bước sau:
Xác định mục đích sử dụng công nghệ số: Đầu tiên, bạn cần xác định mục đích sử
dụng công nghệ số cho doanh nghiệp của mình. Có thể đó là tăng hiệu suất làm
việc, tăng trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí hoặc cải thiện quy trình sản xuất.
Đánh giá tình trạng hiện tại của công nghệ: Sau đó, bạn cần đánh giá tình trạng
hiện tại của công nghệ trong doanh nghiệp của mình. Điều này giúp bạn biết được
những điểm mạnh và điểm yếu của công nghệ hiện tại và đưa ra quyết định có nên
nâng cấp hay thay thế nó bằng công nghệ mới hay không.
Lựa chọn công nghệ phù hợp: Nếu bạn quyết định sử dụng công nghệ mới, bạn
cần lựa chọn công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp và đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật và an ninh của doanh nghiệp.
Đưa ra kế hoạch triển khai công nghệ: Sau khi lựa chọn được công nghệ phù hợp,
bạn cần đưa ra kế hoạch triển khai công nghệ, bao gồm việc lên lịch và phân phối
tài nguyên cho việc triển khai, đảm bảo tính hiệu quả và tính bảo mật của hệ
thống.
Quản lý và giám sát việc sử dụng công nghệ: Cuối cùng, bạn cần quản lý và giám
sát việc sử dụng công nghệ, đảm bảo tính ổn định của hệ thống, bảo vệ thông tin
quan trọng của doanh nghiệp và đảm bảo rằng công nghệ đang được sử dụng đúng
cách và đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.

85

You might also like