You are on page 1of 12

lllllllGIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH – CHƯƠNG 4

VÍ DỤ 1
Cho bài toán sau: giải bài toán bằng phương pháp đơn hình:

(3) f(x) = 2x1 + 2x2 + 6x3 - 10x4 – x5  max

1
(2) x1 + x2 + 2 x3 - x4 ≤ 5
x1 - 2x2 - 2x3 + 4x4 ≥ -20
-2x1 + 3x2 - x3 + 3x4 + x5 = 3

∀ j=l ,5
(1) xj ≥ 0
Bài làm:

Bước 1: Chuyển hàm f(x) về Min

Bước 2: Kiểm tra vế phải của các ràng buộc, nếu thấy số <0 thì nhân hai vế với -1 để đổi
dấu và đổi chiều bất phương trình.
Thực hiện b1 và 2 xong ta có bài toán như sau:
(3) f(x)min= -2x1 - 2x2 - 6x3 + 10x4 + x5  min
Hệ ràng buộc như sau:
1
(2) x1 + x2 + 2 x3 - x4 ≤ 5
-x1 + 2x2 + 2x3 - 4x4 ≤ 20
-2x1 + 3x2 - x3 + 3x4 + x5 = 3
∀ j=l ,5
(1) xj ≥ 0
Bước 3: Chuyển bài toán về CHÍNH TẮC:
Ràng buộc có dạng chính tắc tức là ràng buộc đó có dấu bằng.

Như vậy với bài toán trên ta có RÀNG BUỘC SỐ 3 đã có dạng chính tắc rồi. Còn
ràng buộc 1 và 2 ta phải chuyển về chính tắc, bằng cách:
Với ràng buộc 1: (x1 + x2 + 1/2x3 - x4 ≤ 5), ta thấy vế trái nhỏ hơn vế phải,
vậy để vế trái = vế phải thì ta cộng thêm cho vế trái 1 ẩn là x6, x6 ≥ 0. Và x6 về bản chất
nó là ẨN PHỤ ( phụ thêm cho vế trái để vế trái = vế phải), ẨN PHỤ thì có hệ số = 0 ở
hàm mục tiêu.
Với ràng buộc 2: (-x1 + 2x2 + 2x3 – 4x4 ≤ 20), cũng tương tự, ta cộng thêm cho
vế trái 1 lượng là x7, x7 ≥ 0. Và x7 về bản chất nó là ẨN PHỤ ( phụ thêm cho vế trái để
vế trái = vế phải), ẨN PHỤ thì có hệ số = 0 ở hàm mục tiêu.
Kết quả như sau:
Dạng chính tắc của Ràng buộc 1: x1 + x2 + 1/2x3 – x4 + x6 =5
Dạng chính tắc của Ràng buộc 2: -x1 + 2x2 + 2x3 – 4x4 + x7 = 20
Vậy chốt lại 3 ràng buộc đã có dạng chính tắc rồi. Hệ thống lại như sau:
x1 + x2 + 1/2x3 – x4 + x6 =5
-x1 + 2x2 + 2x3 – 4x4 + x7 = 20
-2x1 + 3x2 – x3 +3x4 + x5 =3

CHỐT LẠI BƯỚC 3: CÁCH CHUYỂN VỀ CHÍNH TẮC:


+ Nếu thấy ràng buộc có VẾ TRÁI ≤ VẾ PHẢI ( vế phải là số dương), thì ta lấy VẾ
TRÁI CỘNG thêm 1 BIẾN SỐ.
+ Nếu thấy ràng buộc có VẾ TRÁI ≥ VẾ PHẢI ( vế phải là số dương), thì ta lấy VẾ
TRÁI TRỪ đi 1 BIẾN SỐ.
+ Nếu thấy ràng buộc có VẾ TRÁI = VẾ PHẢI (vế phải là số dương) thì giữ nguyên.
(Lưu ý: Biến số cộng thêm và biến số trừ đi: về bản chất nó là ẨN PHỤ, có hệ số =0 ở
Hàm mục tiêu)
KẾT QUẢ NHƯ SAU:

(3) f(x)min= -2x1 - 2x2 - 6x3 + 10x4 + x5 + 0x6 + 0x7 min


Hệ ràng buộc như sau:
1
(2) x1 + x2 + 2 x3 - x4 + x6 = 5
-x1 + 2x2 + 2x3 - 4x4 + x7 = 20
-2x1 + 3x2 - x3 + 3x4 + x5 = 3
j ≥ 0, j= 1->7
(1) x
Lưu ý: Về bản chất, x6, x7 là Ẩn Phụ ( vì nó phụ thêm cho vế trái, để vế trái = vế phải). ẨN
PHỤ này phải viết lên HÀM MỤC TIÊU, hệ số của nó ở HÀM MỤC TIÊU là số 0.

Bước 4: Chuyển bài toán về dạng CHUẨN TẮC:


Dạng CHUẨN TẮC: trước hết phải là CHÍNH TẮC, và mỗi ràng buộc phải có 1 ẨN CƠ
BẢN.
+ ẨN CƠ BẢN của 1 ràng buộc có đặc điểm như sau: Hệ số của nó ở ràng buộc đó = +1, các
ràng buộc khác nó không xuất hiện, tức là ở các ràng buộc khác hệ số của nó = 0.

(3) f(x)min= -2x1 - 2x2 - 6x3 + 10x4 + x5 + 0x6 + 0x7 min


Hệ ràng buộc như sau:
1
(2) x1 + x2 + 2 x3 - x4 + x6 = 5 (x6 là ẩn cơ bản)
-x1 + 2x2 + 2x3 - 4x4 + x7 = 20 (x7 là ẩn cơ bản)
-2x1 + 3x2 - x3 + 3x4 + x5 = 3 (x5 là ẩn cơ bản)

(1) xj ≥ 0, j= 1->7
Như vậy 3 ràng buộc đều có: dạng CHÍNH TẮC đồng thời là dạng CHUẨN TẮC, vì đã
có ẩn cơ bản, nên không thay đổi gì nữa.

Ví dụ khác:
Giải bài toán sau bằng phương pháp đơn hình
(3) f(x)=2x1 - 5x2 - 4x3 + 2x4 min
(2) 2x1 + x3 - 3x4 ≥ 12
x2 + x3 +2x4 = 14
4x1 + x3 - 9x4 ≤ 36
3x1 + 2x3 - 5x4 ≤ 23

(1) xj ≥ 0
GIẢI:
B3: Chuyển bài toán về dạng chính tắc:

(3) f(x)=2x1 - 5x2 - 4x3 + 2x4 + 0x5 + 0x6 + 0x7 min


(2) 2x1 + x3 - 3x4 - x5 = 12
x2 + x3 +2x4 = 14
4x1 + x3 - 9x4 + x6 = 36
3x1 + 2x3 - 5x4 + x7 = 23
(1) xj ≥ 0, j = 1->7
B4: Chuyển bài toán về dạng chuẩn tắc:
Ta thấy ràng buộc 1: chính tắc nhưng chưa chuẩn tắc, tức là chưa có ẨN CƠ
BẢN, ta phải cộng thêm 1 ẩn là x 8 để làm ẩn cơ bản. x8 về bản chất là ẨN GIẢ, có giá trị
=0 ở bảng đơn hình cuối cùng, mà ẨN GIẢ thì có hệ số là M ở hàm mục tiêu. Quy ước
M là số dương bất kỳ đối với bài toán Min, có thể là số rất lớn ( là số âm bất kỳ ở bài toán
Max)
Còn 3 ràng buộc còn lại: Chính tắc đồng thời là chuẩn tắc luôn ( vì đã có ẨN CƠ
BẢN), nên ta giữ nguyên.
(3) f(x)=2x1 - 5x2 - 4x3 + 2x4 + 0x5 + 0x6 + 0x7 + Mx8min
(2) 2x1 + x3 - 3x4 - x5 + x8 = 12 (acb là x8)
x2 + x3 +2x4 = 14 (acb là x2)
4x1 + x3 - 9x4 + x6 = 36 (acb là x6)
3x1 + 2x3 - 5x4 + x7 = 23 (acb là x7)
(1) xj ≥ 0, j = 1->8

CHỐT LẠI: NGUYÊN TẮC CHUYỂN TỪ CHÍNH TẮC VỀ CHUẨN TẮC:


+ NẾU ràng buộc có: DẠNG CHÍNH TẮC VÀ ĐỒNG THỜI LÀ CHUẨN TẮC RỒI
THÌ GIỮ NGUYÊN ( tức là có dấu =, và có ẩn cơ bản rồi).
+ NẾU ràng buộc có: DẠNG CHÍNH TẮC nhưng chưa CHUẨN TẮC ( tức là có dấu =
rồi, nhưng chưa có ẨN CƠ BẢN), thì cộng thêm cho vế trái 1 ẩn, để làm ẨN CƠ BẢN. Ẩn này
về bản chất là ẨN GIẢ, khi giải xong thì có giá trị = 0 ở bảng đơn hình cuối cùng, còn nếu ở
bảng đơn hình cuối cùng mà thấy nó khác 0, thì bài toán đó VÔ NGHIỆM. Ẩn giả có hệ số là M
ở hàm mục tiêu, với quy ước M là số dương bất kỳ đối với bài toán Min, có thể là số rất lớn;
hoặc là số âm bất kỳ đối với bài toán Max, có thể là số rất nhỏ.
II/ GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH
(3) f(x)min= -2x1 - 2x2 - 6x3 + 10x4 + x5 + 0x6 + 0x7 min
Hệ ràng buộc như sau:
1
(2) x1 + x2 + 2 x3 - x4 + x6 = 5 (x6 là ẩn cơ bản)
-x1 + 2x2 + 2x3 - 4x4 + x7 = 20 (x7 là ẩn cơ bản)
-2x1 + 3x2 - x3 + 3x4 + x5 = 3 (x5 là ẩn cơ bản)

(1) xj ≥ 0, j= 1->7

A/ Lập bảng đơn hình thứ nhất:


Hệ số của ẩn cơ Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
bản cơ Phương án
ở hàm mục tiêu(ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng 0 x6 5 1 1 1/2 -1 0 1 0
đơn 0 x7 20 -1 2 2 -4 0 0 1
hình số 1 x5 3 -2 3 -1 3 1 0 0
1 f(x0)= ∑cibi= 0*5+0*20+1*3=3 0 5 5 -7 0 0 0

Giá trị bôi vàng gọi là Delta, cách tính là: ∆j = (∑ci*aij)– cj
Vậy ∆1 = ∑ci*ai1 – c1 = (0*1 + 0*-1 + 1*-2 ) - (-2) = 0
∆2 = ∑ci*ai2– c2= (0*1 + 0*2 + 1*3 ) - (-2) = 5
Tương tự tính ∆3,4,5,6,7
Trong bảng đơn hình có cột Phương án cơ bản, được giải thích như sau:
* Khái niệm Phương án cơ bản: là phương án mà các Ẩn KHÔNG CƠ BẢN bị triệt
tiêu, chỉ còn các ẨN CƠ BẢN.
Vây: Ở BẢNG ĐƠN HÌNH 1:
Ta có x6, x7, x5 là ẨN CƠ BẢN, => x1, x2, x3, x4 là ẨN KHÔNG CƠ BẢN, theo khái
niệm PHƯƠNG ÁN CƠ BẢN, thì các ẨN KHÔNG CƠ BẢN bị triệt tiêu, tức là ta có:
x1=x2=x3=x4 = 0
Vậy thế giá trị vào các ràng buộc ta có:

x6 = 5; x7 = 20; x5 = 3
Ta tiếp tuc thế giá trị của x1 đến x7 vào hàm mục tiêu, ta có:
f(x0) = 3, đây được gọi là PHƯƠNG ÁN CƠ BẢN XUẤT PHÁT.
Hoặc nhìn bảng đơn hình, ta tính f(x0) = ∑ci*bi = 0*5+0*20+1*3 = 3
* ĐỂ BIẾT MỘT GIÁ TRỊ f(x0) CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU HAY CHƯA,
TA DỰA VÀO CÁC ĐỊNH LÝ SAU:
Định lý 1: Dấu hiệu tối ưu
Nếu thấy tất cả các Delta (∆) đều có giá trị ≤ 0, thì f(x0) là phương án tối ưu.
Vậy ta thấy trong bảng đơn hình 1 thì vẫn còn Delta 2 = 5, và Delta 3 = 5, là những số >
0, nên với bảng đơn hình 1, f(x0)= 3 chưa phải là phương án tối ưu.
Định lý 2: Dấu hiệu vô nghiệm
Nếu tồn tại Delta k >0, mà tất cả các aik của nó ≤ 0, thì bài toán vô nghiệm.
Vậy ta thấy trong bảng đơn hình 1, ko có điều này xảy ra, tức là bài toán có nghiệm.
Định lý 3: Dấu hiệu điều chỉnh phương án
Nếu tồn tại ít nhất 1 Delta j > 0, và ít nhất 1 aij > 0, sẽ tìm được phương án cơ bản mới
tốt hơn. Bằng cách loại đi 1 ẨN CƠ BẢN, và bổ sung một ẨN KHÔNG CƠ BẢN làm ẨN CƠ
BẢN.
Vậy với bảng đơn hình 1, thì ta thấy chưa tối ưu, vì vẫn còn Delta 2=5, Delta3=5 là
những số >0, và cũng không có dấu hiệu vô nghiệm, nên ta điều chỉnh sang bảng đơn hình 2 để
tìm phương án mới tốt hơn, cách điều chỉnh như sau:
* CÁCH ĐIỀU CHỈNH TỪ BẢNG ĐƠN HÌNH NÀY QUA BẢNG ĐƠN HÌNH TIẾP
THEO:
Phải Xác định PHẦN TỬ TRỤC XOAY ( là giao giữa cột chứa ẨN BỔ SUNG và hàng
chứa ẨN LOẠI RA).
+ Cách xác định ẨN BỔ SUNG: có 2 cách:
-Cách 1: Xét các ∆j>0, tìm giá trị max.
Ví dụ ∆2= 5>0; ∆3 = 8>0, vậy max là ∆3, vậy => x3 là ẨN BỔ SUNG. Bài toán ví dụ có
2 ∆>0 đều bằng nhau nên ta phải sử dụng cách 2.
- Cách 2: Xét các ∆j>0, nếu thấy các ∆j>0 mà bằng nhau, thì ta tìm thêm hệ số θj, và tính
tích ∆j* θj, tìm giá trị max của tích này.
Cách xác định θj như sau: θj =min(bi/aij>0)
Vậy ta có:
+ ∆2 = 5>0, => θ2 = min(bi/ai2>0) = min (5/1; 20/2; 3/3)= min(5;10;1)= 1
=> ∆2* θ2 = 5*1= 5
+ ∆3 = 5>0, => θ3 = min(bi/ai3>0) = min (5/0,5; 20/2)= min(10, 10)=10
=> ∆3* θ3 = 5*10= 50
Vậy ta thấy ∆3* θ3 lớn hơn, suy ra x3 là ẩn bổ sung.

+ Cách xác định ẨN LOẠI RA: Min (bi/aik>0), với xk là ẩn bổ sung.


Với bảng đơn hình 1, ta có x3 là ẩn bổ sung ( tức là k=3), vậy:
Min (bi/ai3>0) = min(5/0.5; 20/2) = min (10,10) = 10, vậy số này là kết quả của hai phép
tính ở hai dòng chứa x6 và x7. Vậy x6 hoặc x7 làm ẨN LOẠI RA đều được.
Thống nhất với giáo trình, ta chọn x6 làm ẨN LOẠI RA.
VẬY PHẦN TỬ TRỤC XOAY LÀ a13 = 1/2.
Hàng nào chứa phần tử trục xoay thì gọi là HÀNG CHUẨN.
Vậy Ở bảng đơn hình 1, hàng 1 là hàng chứa PHẦN TỬ TRỤC XOAY, ta gọi là HÀNG
CHUẨN CŨ
=> Ở bảng đơn hình 2, hàng 1 cũng phải được gọi là HÀNG CHUẨN, và gọi là HÀNG
CHUẨN MỚI
Do vậy ở bảng đơn hình 2, ta phải tính các hệ số ở “hàng chuẩn mới” trước. các hàng
còn lại tính sau.
(cô cóp lại bảng đơn hình 1 xuống đây cho tiện theo dõi để tính bảng đơn hình 2)
Phương
Hệ số của ẩn cơ Ẩn án -2 -2 -6 10 1 0 0
bản cơ cơ x
ở hàm mục tiêu(ci) bản bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 7
Bảng 0 x6 5 1 1 1/2 -1 0 1 0 Hàng chuẩn cũ
đơn 0 x7 20 -1 2 2 -4 0 0 1
hình số 1 x5 3 -2 3 -1 3 1 0 0
1 f(x0) =3 0 5 5 -7 0 0 0
Với bảng đơn hình 1, Ta thấy còn Delta 2 = 5 và Delta 3 = 5, là những số >0, nên f(x0)=3 chưa
phải là phương án tối ưu

B/ LẬP BẢNG ĐƠN HÌNH 2:


Bước 1: vì ở bảng đơn hình 1, ta đã tìm được x3 là ẩn bổ sung, x6 là ẩn loại ra, nên Ở
bảng đơn hình 2, ở cột ẩn cơ bản, ta điền như sau: x3, x7, x5. (Lúc này, x3 là ẨN CƠ BẢN mới)
Bước 2: vì x3 là ẨN CƠ BẢN mới, nên ở bảng đơn hình 2, giao giữa hàng có x3 và cột
có x3 phải là số 1, các vị trí còn lại phải là số 0. Cụ thể như bảng dưới đây:
Phương -2 -2 -6 10 1 0 0
Hệ số của ẩn cơ Ẩn án
bản cơ cơ
ở hàm mục tiêu(ci) bản bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 1 H.chuẩn mới
đơn 0 x7 0
hình số 1 x5 0
2

Bước 3: ta tính các hệ số ở hàng có số 1,tức là HÀNG CHUẨN MỚI.


Để tính các hệ số ở HÀNG CHUẨN MỚI, ta lấy các hệ số ở HÀNG CHUẨN CŨ(là
hàng có phần tử trục xoay ở bảng đơn hình 1), rồi chia cho PHẦN TỬ TRỤC XOAY, như sau:
5 1 1 1/2 -1 0 1 0
chia
= 1/2
10 2 2 1 -2 0 2 0

Kết quả của HÀNG CHUẨN MỚI:


Phương -2 -2 -6 10 1 0 0
Hệ số của ẩn cơ Ẩn án
bản cơ cơ x
ở hàm mục tiêu(ci) bản bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 7
Bảng -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0 H.chuẩn mới
đơn 0 x7 0
hình số 1 x5 0
2

Bước 4: Tính các hệ số ở 2 hàng còn lại ( tính hàng nào trước cũng được)
a) Tính hệ số ở hàng có x7 (tức là hàng 2), cách làm như sau:
+ Trên hàng này, vị trí a23 = 0, quan sát lên bảng đơn hình 1, a23 cũ = 2, => số đối của
a23 cũ là –a23 cũ = -2, ta ghi số đối này bên cạnh hàng chuẩn mới, như sau:
Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng (-2)H.chuẩn
đơn -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0 mới
hình số 0 x7 0
2 1 x5 0
+ Sau đó, ta lấy các hệ số ở hàng chuẩn mới NHÂN với (-2):
10 2 2 1 -2 0 2 0
NHÂN (-2)
=
-20 -4 -4 -2 4 0 -4 0

+ Sau đó, lấy kết quả trên CỘNG với hàng 2 ở bảng đơn hình 1:
-20 -4 -4 -2 4 0 -4 0
CỘNG
20 -1 2 2 -4 0 0 1
=
0 -5 -2 0 0 0 -4 1
Ta ghi kết quả này vào hàng 2 ở bảng đơn hình 2, như sau:
Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
(-2)H.chuẩn
Bảng -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0 mới
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 1 x5 0
2
b) Tính hệ số ở hàng có x5 (tức là hàng 3), cách làm như sau:
Trên hàng này, vị trí a33 = 0, quan sát lên bảng đơn hình 1, a33 cũ = -1, => số đối của
a33 cũ là –a33 cũ = 1, ta ghi số đối này bên cạnh hàng chuẩn mới, như sau:
Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0 (1)H.chuẩn mới
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 1 x5 0
2

+ Sau đó, ta lấy các hệ số ở hàng chuẩn mới NHÂN với (1):
10 2 2 1 -2 0 2 0
NHÂN (1)
=
10 2 2 1 -2 0 2 0

+ Sau đó, lấy kết quả trên CỘNG với hàng 3 ở bảng đơn hình 1:
10 2 2 1 -2 0 2 0
CỘNG
3 -2 3 -1 3 1 0 0
=
13 0 5 0 1 1 2 0
Ta ghi kết quả này vào hàng 3 ở bảng đơn hình 2, như sau:
Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 1 x5 13 0 5 0 1 1 2 0
2 f(x0’)= - 47 -10 -5 0 3 0 -10 0

Bước 5: Tính f(x0’) và các Delta:


f(x0’) = -6*10 + 0*40 + 1*13 = - 47
Delta 1 = -6*2 + 0*(-5) + 1*0 - (-2) = -10
Delta 2 = -6*2 + 0*(-2) + 1*5 - (-2) = -5
…..
Nhận xét bảng đơn hình 2: Vẫn còn tồn tại Delta 4 = 3, là số >0, nên phương án f(x0’) = -47
chưa phải là phương án tối ưu. Ta tìm phương án mới tốt hơn bằng cách xoay sang bảng đơn
hình 3.
Tìm Phần tử trục xoay:
+ Tìm ẩn bổ sung: Vì chỉ có Delta 4 >0, nên suy ra x4 là ẨN BỔ SUNG.
+ Tìm ẩn loại ra: Khi có x4 là ẩn bổ sung, ta quan sát các ai4>0 để lấy cột phương án cơ bản chia
và tìm giá trị min. Tuy nhiên lúc này chỉ có a34 =1>0, a34 nằm trên dòng 3, là dòng có x5, vậy
suy ra ngay x5 là ẩn loại ra.
Giao giữa cột có x4 và hàng có x5 là a34 = 1, chính là phần tử trục xoay. Ta xoay qua bảng đơn
hình 3 như sau:

C/ LẬP BẢNG ĐƠN HÌNH 3:


Bước 1: Cột ẩn cơ bản ta ghi: x3, x7, x4. ( trong đó x4 là ẩn cơ bản mới). vì x4 là ẨN CƠ BẢN
mới, nên ở bảng đơn hình 3, giao giữa hàng có x4 và cột có x4 phải là số 1, các vị trí còn lại phải
là số 0. Cụ thể như bảng dưới đây: (cô cóp lại bảng 2 để tiện theo dõi)

Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 10 2 2 1 -2 0 2 0
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 1 x5 13 0 5 0 1 1 2 0 H.chuẩn cũ
2 f(x0’)= - 47 -10 -5 0 3 0 -10 0

Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 0
đơn 0 x7 0
hình số 10 x4 1 H. chuẩn mới
3
Bước 2: Ta tính các hệ số ở hàng có số 1 trước, tức là tính hàng chuẩn mới trước, bằng cách lấy
hàng chuẩn cũ ( tức là hàng có phần tử trục xoay ở bảng đơn hình 2), rồi chia cho phần tử trục
xoay.

13 0 5 0 1 1 2 0
Chia
1

13 0 5 0 1 1 2 0
Ta ghi kết quả này vào hàng chuẩn mới, như sau:

Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 0
đơn 0 x7 0
hình số 10 x4 13 0 5 0 1 1 2 0 H. chuẩn mới
3

Bước 3: Ta tính các hệ số ở 2 hàng còn lại, tính hàng nào trước cũng được.

+ Tính các hệ số ở hàng 1, tức là hàng có x3. Ở hàng này ta đã có a14 = 0. Cũng vị trí này, ở
bảng đơn hình cũ, tức là a14 cũ = -2, vậy số đối của số cũ là – a14 cũ = 2. Sau đó lấy hàng chuẩn
mới * 2, được kết quả bao nhiêu thì lấy kết quả này cộng với hàng 1 ở bảng đơn hình 2.

13 0 5 0 1 1 2 0
NHÂN VỚI 2

= 26 0 10 0 2 2 4 0

CỘNG VỚI 10 2 2 1 -2 0 2 0

36 2 12 1 0 2 6 0

Ta ghi kết quả này vào hàng 1, như sau:


Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 36 2 12 1 0 2 6 0
đơn 0 x7 0
hình số 10 x4 13 0 5 0 1 1 2 0 H. chuẩn mới
3

+ Tính các hệ số ở hàng 2, tức là hàng có x7. Ở hàng này ta đã có a24 = 0. Cũng vị trí này, ở
bảng đơn hình cũ, tức là a24 cũ, cũng =0. Vậy ta không cần phải làm theo cách tìm số đối, mà
cóp kết quả của hàng 2 cũ bỏ vào hàng 2 mới luôn. Kết quả như dưới đây.

Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 36 2 12 1 0 2 6 0
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 10 x4 13 0 5 0 1 1 2 0 H. chuẩn mới
3

Bước 4: tính f(x0’’) và các Delta, được kết quả như sau:

Ẩn -2 -2 -6 10 1 0 0
cơ Phương án
Hệ số (ci) bản cơ bản(bi) x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7
Bảng -6 x3 36 2 12 1 0 2 6 0
đơn 0 x7 0 -5 -2 0 0 0 -4 1
hình số 10 x4 13 0 5 0 1 1 2 0 H. chuẩn mới
3 f(x0’’) = -86 -10 -20 0 0 -3 -16 0

Nhận xét:

Ở bảng đơn hình số 3, ta thấy tất cả các delta đều ≤ 0, nên phương án f(x0’’)min = -86 là phương
án tối ưu, suy ra f(x0’’)max = 86, với nghiệm là:

(Để đọc nghiệm, các bạn nhìn vào cột Ẩn Cơ Bản và cột Phương án cơ bản ở bảng đơn hình số
3, (tức là bảng đơn hình tối ưu), để đọc. Những ẩn nào xuất hiện ở cột Ẩn cơ bản này thì giá trị
của nó ở cột Phương án cơ bản, những ẩn nào không có tức là ẨN KHÔNG CƠ BẢN, giá trị của
nó = 0. Vậy kết quả nghiệm của bài toán là:

f(x0’’)max = 86, với: x1 =0; x2 = 0; x3 = 36; x4 = 13; x5 = 0; x6 =0, x7 = 0.


-------------------------//------------------------------

You might also like