You are on page 1of 3

Họ và tên: Nông Đình Trung

MSSV: 20020610

Câu 1. Thời kì quá độ lên CNXH, Việt Nam bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối
của QHSX TBCN, song trong phạm vi cụ thể như doanh nghiệp hay quan hệ
kinh tế TBCN cách thức quản lý theo kiểu TBCN vẫn tòn tại, vận hành theo các
quy luật kinh tế của CNTB.
Theo anh, chị, điều này có mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng CNXH hay
không? Tại sao ?
Câu 2. Trong xã hội có giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giai cấp, giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức đều bị bóc lột, tại sao chủ
nghĩa Mác khẳng định, giai cấp công nhân sẽ được lịch sử lựa chọn là gia cấp
đứng lên đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại là một tất yếu khách quan?
Câu 3. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện nay
có dẫn đến sự thất nghiệp hàng loạt của giai cấp công nhân không? tại sao?

Câu 3:
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân,
phạm vi và tính phức tạp vô cùng lớn, đòi hỏi các quốc gia phải chủ động hơn
nữa trước bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh
và công nghệ hiện đại. Trong cuộc cách mạng này, mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế-xã hội đều bị tác động, đặc biệt những tác động đối với lĩnh vực lao
động và việc làm là rất lớn. Đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các
lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo rô-bốt, phát triển mạng
internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật
liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự
liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề
mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người
với máy móc. Các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ
nông nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh của
công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện
thực, cũng mang lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát triển ở mỗi quốc
gia. Những ứng dụng của Cách Mạng công nghiệp là các công cụ giúp cho việc
mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất, quản lý. Con người có thể tiếp
cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của internet, dữ
liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội... Dữ liệu
lớn giúp cho việc thu thập và phân tách dữ liệu dễ dàng hơn, thông qua đó có
thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn. Sự phát triển của
công nghệ tự động sẽ giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng
suất lao động nhưng cũng đẩy hàng triệu người phải đối diện với nguy cơ mất
việc làm. Nhiều ngành, nghề sản xuất, kinh doanh truyền thống cũng sẽ biến
mất nhanh chóng. Các lĩnh vực nghề thủ công cũng sẽ biến mất, thay vào đó là
sự xuất hiện ngành, nghề mới đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao. Sự ra đời của các
nhà máy thông minh, trong đó máy móc đóng vai trò chủ đạo có thể tự vận hành
toàn bộ quy trình sản xuất, thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Vậy
nó có ảnh hưởng đến công việc của nhân dân lao động như thế nào? - Sự phát
triển và áp dụng các thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế
cho Việt Nam, góp phần trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế - xã hội trên nhiều
lĩnh vực. việc áp dụng công nghệ số đã và đang giúp tạo công ăn, việc làm cho
một số lĩnh vực ngành, nghề mới ở Việt Nam như lái xe công nghệ, dịch vụ,
kinh doanh trực tuyến... qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng
và cải thiện đời sống của một nhóm người lao động. Dù là thế chúng ta vẫn
không tránh khỏi những rủi ro mất công ăn, việc làm của một bộ phận công
nhân do việc áp dụng công nghệ số và quá trình robot hóa sẽ dẫn tới tình trạng
mất việc làm nghiêm trọng đối với người lao động. Những việc làm có nguy cơ
bị loại bỏ hoặc cắt giảm mạnh bao gồm: Công việc lặp đi, lặp lại; các giao dịch
mà nhân viên không cần bằng cấp, chỉ dựa trên quy trình chuẩn như các giao
dịch tài chính... =>Do đó chúng ta có thể thấy được, sự phát như vũ bão của
Cách Mạng Khoa học Công nghệ có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống của
nhân dân lao động, các sản phẩm của Khoa Học Công nghệ sẽ dần thay thế con
người trong mọi hoạt động của đời sống.
Câu 2:
chủ nghĩa Mác khẳng định, giai cấp công nhân sẽ được lịch sử lựa chọn là gia
cấp đứng lên đảm nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại là một tất yếu khách quan
vì:
 Giai cấp công nhân là giai cấp có mâu thuẫn trực tiếp gay gắt nhất, bị áp
bức, bóc lột nặng nề nhất bởi giai cấp thống trị
 là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới tiến bộ ra đời từ chính
phương thức sản xuất cũ của giai cấp tư sản, do đó, cuộc cách mạng do
giai cấp công nhân đảm nhận lãnh đạo có mục tiêu và tính chất khác hẳn
về bản chất so với các cuộc cách mạng trước đây.
 Giai cấp công nhân là 1 LLSX dồi dào
 Mục tiêu của giai cấp công nhân là xóa bỏ đi tư hữu- nguồn gốc của áp
bức, bóc lột bất công, nguồn gốc của giai cấp phải bị xóa bỏ. như vậy thì
sẽ không phải sự thay đổi của giai cấp thống trị này bằng giai cấp thống
trị khác. Chính vì vậy mà nó đã tạo ra sự khác biệt với hai giai cấp đảm
nhận sứ mệnh lịch sử của thời đại trước đó( giai cấp địa chủ tiến bộ, giai
cấp tư sản).
Giai cấp nông dân hay tầng lớp trí thức ko thể là lựa chọn cho việc đảm nhận sứ
mệnh lịch sử là một tất yếu khách quan vì:
 Trên phương thức sản xuất phân tán, nông dân không có sự liên kết chặt
chẽ về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư
tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị xã hội. Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối
liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
 phần lớn tầng lớp trí thức vẫn là những người lao động, họ bị áp bức bóc
lột bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
đòi hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên trí thức do không có
phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức
cũng không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức tuy có tinh thần đấu tranh
chống áp bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy, trí thức
muôn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của GCCN và tham gia vào
khối liên minh.

Câu 1:
Theo em thì điều này không mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng CNXH.Vì:
 CNXH không phải là sự đối lập với CNTB, mà là sự kế thừa và phát
triển lên tầm cao hơn
 Việc bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH không chỉ là bỏ qua xác lập
vị trí chi phối của quan hệ sản xuất TBCN và kiến trúc thượng tầng
TBCN, mà còn là bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, cũng
như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, đẩy những
người lao động trở thành người làm thuê. Sau khi giành được chính
quyền, giai cấp công nhân và những người lao động trở thành những
người chủ của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng
bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chi
phối trong nền sản xuất xã hội.

You might also like