You are on page 1of 9

ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ NHÀ CHO CHƯƠNG 6

BÀI TẬP 1 :

Một công ty của Mỹ xuất hàng sang Nhật và sẽ nhận được khỏan thu xuất khẩu 170,000,000
JPY vào 2 tháng sau. Công ty Mỹ quyết định sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm
rủi ro tỷ giá cho khỏan thu xuất khẩu. Hiện tại, thị trường quyền chọn OTC đang có các thông
tin như sau :

- Quyền chọn mua JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá
quyền chọn E = 0.011860 USD/JPY ; phí quyền chọn là 0.0005 USD/JPY

- Quyền chọn bán JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá
quyền chọn E = 0.011375 USD/JPY; phí quyền chọn là 0.0004 USD/JPY

1. Công ty Mỹ đang đối mặt rủi ro tỷ giá là gì ? Công ty Mỹ sẽ làm gì nếu bảo hiểm rủi ro tỷ
giá bằng giao dịch quyền chọn tiền tệ cho khỏan thu xuất khẩu ?

Công ty Mỹ đang có khỏan phải thu bằng ngọai tệ JPY sau 2 tháng nữa nên đối mặt rủi
ro tỷ giá là ngọai tệ JPY sẽ giảm giá so với nội tệ USD vào 2 tháng sau, hay tỷ giá
USD/JPY giảm xuống ở 2 tháng sau (hoặc tỷ giá JPY/USD tăng lên ở 2 tháng sau) sẽ làm
cho số USD thu được sẽ giảm đi khi chuyển khỏan thu xuất khẩu từ JPY sang USD.

Nếu sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thu xuất
khẩu, công ty Mỹ sẽ mua quyền chọn bán 170,000,000 JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2
tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền chọn E = 0.011375 USD/JPY ; phí quyền chọn là 0.0004
USD/JPY.

2. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 92.31 – 92.37
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà
công ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty
Mỹ khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.

Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 92.31 – 92.37 JPY/USD
S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 92.37 – 1/92.31 = 0.010826 – 0.010833

(Lưu ý: Nếu tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn yết ngược nhau thì mới cần tính tỷ giá
nghịch đảo của tỷ già giao ngay và sau đó so sánh với tỷ giá quyền chọn. Còn nếu tình
huống cho thấy tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn đều yết giống nhau thì cứ việc so sánh
mà không cần tính toán tỷ giá nghịch đảo).

Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.010826
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD

Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b =
0.010826 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:

0.010826 x 170,000,000 JPY = 1,840,420 USD

Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG nhỏ hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là có hiệu quả. Mức lời (số USD thu về nhiều hơn) là:

1,865,750 USD – 1,840,420 USD = 25,330 USD

3. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 89.66 – 89.72
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà
công ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty
Mỹ khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.

Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 89.66 – 89.72 JPY/USD:

S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 89.72 – 1/89.66 = 0.011145 – 0.011153


Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.011145
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD

Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b =
0.011145 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:

0.011145 x 170,000,000 JPY = 1,894,650 USD

Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG lớn hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là không có hiệu quả. Mức lỗ (số USD thu về ít hơn) là:

1,894,650 USD – 1,865,750 USD = 28,900 USD

4. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 83.46 – 83.54
JPY/USD, công ty Mỹ có thực hiện quyền chọn không ? Vì sao ? Hãy tính tổng số USD mà
công ty Mỹ thu được trong trường hợp này ? Tính mức lời/lỗ (hiệu quả bảo hiểm) của công ty
Mỹ khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ.

. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 83.46 – 83.54 JPY/USD:

S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 83.54 – 1/83.46 = 0.011970 – 0.011982

Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.011970
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb > E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ không thực hiện
quyền chọn bán JPY, nghĩa là bán giao ngay theo giá Sb trên thị trường cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011970 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,966,900 USD


Công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong trường hợp
này rõ ràng là không có hiệu quả do đã không thực hiện quyền chọn. Mức lỗ chính là khỏan phí
quyền chọn phải trả và được tính:

0.0004 x 170,000,000 JPY = 68,000 USD

BÀI TẬP 2 :

Một nhà kinh doanh mua một quyền chọn mua NZD1,000,000 và mua một quyền chọn bán
NZD1,000,000 có cùng ngày đáo hạn với các thông tin sau về hai quyền chọn:

- Quyền chọn mua có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7150USD/NZD và phí quyền chọn là
0.02USD/NZD.

- Quyền chọn bán có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7100USD/NZD và phí quyền chọn là
0.015USD/NZD.

1. Chiến lược quyền chọn mà nhà kinh doanh đang thực hiện gọi là chiến lược gì ? Bỏ qua yếu
tố lãi suất, hãy tính thu nhập ròng của quyền chọn mua, quyền chọn bán và vị thế kết hợp hai
quyền chọn tại các mức tỷ giá 0.6720USD/NZD, 0.7125USD/NZD và 0.7540USD/NZD? (Ở
từng mức tỷ giá, nêu rõ quyền chọn nào được thực hiện).

2. Xác định các mức tỷ giá hòa vốn của chiến lược? Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh
thu được lợi nhuận?

3. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh bị lỗ? Số tiền lỗ tối đa?

ĐÁP ÁN:

BÀI TẬP 1 :

1. Công ty Mỹ đang có khỏan phải thu bằng ngọai tệ JPY sau 2 tháng nữa nên đối mặt rủi ro tỷ
giá là ngọai tệ JPY sẽ giảm giá so với nội tệ USD vào 2 tháng sau, hay tỷ giá USD/JPY giảm
xuống ở 2 tháng sau (hoặc tỷ giá JPY/USD tăng lên ở 2 tháng sau) sẽ làm cho số USD thu được
sẽ giảm đi khi chuyển khỏan thu xuất khẩu từ JPY sang USD.
Nếu sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khỏan thu xuất khẩu,
công ty Mỹ sẽ mua quyền chọn bán 170,000,000 JPY, thanh tóan bằng USD, kỳ hạn 2 tháng,
kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền chọn E = 0.011375 USD/JPY ; phí quyền chọn là 0.0004 USD/JPY.

2. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 92.31 – 92.37 JPY/USD

S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 92.37 – 1/92.31 = 0.010826 – 0.010833

(Lưu ý: Nếu tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn yết ngược nhau thì mới cần tính tỷ giá
nghịch đảo của tỷ già giao ngay và sau đó so sánh với tỷ giá quyền chọn. Còn nếu tình
huống cho thấy tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn đều yết giống nhau thì cứ việc so sánh
mà không cần tính toán tỷ giá nghịch đảo).

Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.010826
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD

Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b =
0.010826 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:

0.010826 x 170,000,000 JPY = 1,840,420 USD

Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG nhỏ hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là có hiệu quả. Mức lời (số USD thu về nhiều hơn) là:

1,865,750 USD – 1,840,420 USD = 25,330 USD

3. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 89.66 – 89.72 JPY/USD:

S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 89.72 – 1/89.66 = 0.011145 – 0.011153


Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.011145
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb < E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ thực hiện quyền
chọn bán JPY, nghĩa là bán theo giá E cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011375 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,865,750 USD

Nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b =
0.011145 USD/JPY vào 2 tháng sau và số USD thu được là:

0.011145 x 170,000,000 JPY = 1,894,650 USD

Nhận thấy số USD thu về khi không BHRRTG lớn hơn số USD thu về khi bảo hiểm bằng giao
dịch quyền chọn nên công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này là không có hiệu quả. Mức lỗ (số USD thu về ít hơn) là:

1,894,650 USD – 1,865,750 USD = 28,900 USD

4. Nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường là 83.46 – 83.54 JPY/USD:

S(USD/JPY) = 1/ S(JPY/USD) = 1/ 83.54 – 1/83.46 = 0.011970 – 0.011982

Nếu không BHRRTG, công ty Mỹ sẽ bán giao ngay 170,000,000 JPY theo S b = 0.011970
USD/JPY vào 2 tháng sau. Vì Sb > E = 0.011375 USD/JPY nên công ty Mỹ sẽ không thực hiện
quyền chọn bán JPY, nghĩa là bán giao ngay theo giá Sb trên thị trường cao hơn có lợi hơn.

Tuy nhiên, công ty Mỹ phải trả phí quyền chọn khi mua quyền chọn bán JPY nên tổng số USD
công ty Mỹ thực sự thu về:

(0.011970 – 0.0004) x 170,000,000 JPY = 1,966,900 USD

Công ty Mỹ sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong trường hợp
này rõ ràng là không có hiệu quả do đã không thực hiện quyền chọn. Mức lỗ chính là khỏan phí
quyền chọn phải trả và được tính:

0.0004 x 170,000,000 JPY = 68,000 USD

BÀI TẬP 2 :
Một nhà kinh doanh mua một quyền chọn mua NZD1,000,000 và mua một quyền chọn bán
NZD1,000,000 có cùng ngày đáo hạn với các thông tin sau về hai quyền chọn:

- Quyền chọn mua có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7150USD/NZD và phí quyền chọn là
0.02USD/NZD.

- Quyền chọn bán có tỷ giá thực hiện quyền chọn là 0.7100USD/NZD và phí quyền chọn là
0.015USD/NZD.

1. Chiến lược quyền chọn mà nhà kinh doanh đang thực hiện gọi là chiến lược gì ? Bỏ qua yếu
tố lãi suất, hãy tính thu nhập ròng của quyền chọn mua, quyền chọn bán và vị thế kết hợp hai
quyền chọn tại các mức tỷ giá 0.6720USD/NZD, 0.7125USD/NZD và 0.7540USD/NZD? (Ở
từng mức tỷ giá, nêu rõ quyền chọn nào được thực hiện).

2. Xác định các mức tỷ giá hòa vốn của chiến lược? Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh
thu được lợi nhuận?

3. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh bị lỗ? Số tiền lỗ tối đa?

Giải:

1. Nhà kinh doanh mua một quyền chọn mua NZD1,000,000 có tỷ giá thực hiện quyền chọn là
0.7150 USD/NZD và mua một quyền chọn bán NZD1,000,000 có tỷ giá thực hiện quyền chọn
là 0.7100 USD/NZD. Điều này có nghĩa nhà kinh doanh đang kết hợp một Long Call và một
Long Put có tỷ giá quyền chọn khác nhau.

Vậy đây là chiến lược Long Strangle, trong đó kết hợp một Long Call với tỷ giá quyền chọn
cao (E2 = 0.7150 USD/NZD) và một Long Put với tỷ giá quyền chọn thấp (E1 = 0.7100
USD/NZD)

* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.6720 USD/NZD:

++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.6720 USD/NZD < E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh
doanh không thực hiện QC mua, mà mua theo giá S thấp hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh
bị lỗ phí quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :

– 0.02 x 1,000,000 NZD = – 20,000 USD


++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.6720 USD/NZD < E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh
doanh thực hiện QC bán, nghĩa là bán theo giá E1 cao hơn có lợi hơn. Vậy thu nhập ròng của
nhà kinh doanh là : (0.7100 – 0.6720 – 0.015) x 1,000,000 NZD = + 23,000 USD

++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
23,000 USD – 20,000 USD = + 3,000 USD (lời 3,000 USD)

* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.7125 USD/NZD:

++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.7125 USD/NZD < E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh
doanh không thực hiện QC mua, mà mua theo giá S thấp hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh
bị lỗ phí quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :

– 0.02 x 1,000,000 NZD = – 20,000 USD

++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.7125 USD/NZD > E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh
doanh không thực hiện QC bán, mà bán theo giá S cao hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị
lỗ phí quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :

– 0.015 x 1,000,000 NZD = – 15,000 USD


++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
– 15,000 USD – 20,000 USD = – 35,000 USD (lỗ 35,000 USD)

* Tính thu nhập ròng của QC mua, QC bán và của chiến lược tại tỷ giá 0.7540 USD/NZD:

++ QC mua (Long Call): Vì S = 0.7540 USD/NZD > E2 = 0.7150 USD/NZD nên nhà kinh
doanh thực hiện QC mua, nghĩa là mua theo giá E2 thấp hơn có lợi hơn. Vậy thu nhập ròng của
nhà kinh doanh là :

(0.7540 – 0.7150 – 0.02) x 1,000,000 NZD = + 19,000 USD

++ QC bán (Long Put): Vì S = 0.7540 USD/NZD > E1 = 0.7100 USD/NZD nên nhà kinh
doanh không thực hiện QC bán, mà bán theo giá S cao hơn có lợi hơn. Vậy nhà kinh doanh bị
lỗ phí quyền chọn hay thu nhập ròng của nhà kinh doanh là :

– 0.015 x 1,000,000 NZD = – 15,000 USD

++ Thu nhập ròng của chiến lược là tổng thu nhập ròng của QC mua và QC bán nên sẽ là:
19,000 USD –15,000 USD = + 4,000 USD (lời 4,000 USD)
2a. Xác định các mức tỷ giá hòa vốn của chiến lược:
Với chiến lược Long Strangle, có hai mức tỷ giá hòa vốn S1 và S2 là:
S1 = TGQC bán (giá thấp) – phí QC mua – phí QC bán

= 0.7100 – 0.02 – 0.015 = 0.6750 USD/NZD

S2 = TGQC mua (giá cao) + phí QC mua+ phí QC bán

= 0.7150 + 0.02 + 0.015 = 0.7500 USD/NZD

2b. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh thu được lợi nhuận:

Với hai điểm hòa vốn như trên, có thể xác định được mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh thu được
lợi nhuận là khi S < S1 = 0.6750 USD/NZD và khi S > S2 = 0.7500 USD/NZD.

(Trong các mức tỷ giá đã tính thu nhập ròng ở trên, vì S = 0.6720 USD/NZD < S 1 = 0.6750
USD/NZD và S = 0.7540 USD/NZD > S2 = 0.7500 USD/NZD nên ở hai mức tỷ giá này, chiến
lược đều thu được lợi nhuận là 3,000 USD và 4,000 USD).

3. Xác định mức tỷ giá tại đó nhà kinh doanh bị lỗ :

Với hai điểm hòa vốn như trên, mức tỷ giá mà nhà kinh doanh bị lỗ là khi S1 = 0.6750
USD/NZD < S < S2 = 0.7500 USD/NZD. Nói cách khác, nhà kinh doanh bị lỗ khi S nằm trong
khoảng (0.6750, 0.7500).

Với chiến lược này, mức lỗ tối đa là khi E1 = 0.7100 USD/NZD < S < E2 = 0.7150 USD/NZD
hay nói cách khác, khi S nằm trong khoảng (0.7100, 0.7150) và không có quyền chọn nào được
thực hiện. Mức lỗ tối đa là tổng chi phí bỏ ra cho chiến lược hay tổng phí quyền chọn mua và
phí quyền chọn bán mà nhà kinh doanh phải trả để mua hai quyền chọn này.

Vậy số tiền lỗ tối đa: – (0.02 + 0.015) x 1,000,000 NZD = – 35,000 USD

(Trong các mức tỷ giá đã tính thu nhập ròng ở trên, S = 0.7125 USD/NZD nằm trong khoảng
(0.7100, 0.7150) nên ở mức tỷ giá này, không có quyền chọn nào được thực hiện và chiến lược
bị lỗ một mức tối đa là 35,000 USD).

You might also like