You are on page 1of 6

Câu 1: Ngày 31/12/ N khi kiểm kê đơn vị phát hiện thừa 1 máy vi tính nguyên giá là 70.000.

000
đồng. Sau khi xác định được nguyên nhân là do kế toán quên chưa ghi sổ, và tài sản này là được
viện trợ để dùng cho hoạt động sự nghiệp. Kế toán đã xác định tài sản này thời gian sử dụng là 5
năm.
Với vai trò là kế toán anh/chị hãy hạch toán vào sổ. Trường hợp nếu máy vi tính này được hình
thành từ quỹ phúc lợi thì hạch toán thế nào?

Câu 2: Ngày 30/6/N đơn vị đã quyết định điều chuyển 1 máy tính đang sử dụng cho hoạt động
dự án (Do nước ngoài viện trợ) thành công cụ dụng cụ. Nguyên giá: 50.000.000 đồng, hao mòn
lũy kế 40.000.000 đồng. Giá trị còn lại được phân bổ trong 2 kỳ kế toán.
Với vai trò là kế toán anh/chị hãy hạch toán vào sổ. Trường hợp nếu giá trị còn lại tính ngay vào
chi phí trong kỳ thì hạch toán thế nào?

Câu 3: Ngày 30/12/N khi kiểm kê đơn vị phát hiện thiếu 1 thiết bị đang sử dụng cho hoạt động
sự nghiệp. Nguyên giá là 100.000.000 đồng, hao mòn lũy kế 70.000.000 đồng. Chưa xác định
được nguyên nhân, và tài sản này là được viện trợ để dùng cho hoạt động sự nghiệp. Sau đó ngày
31/12 xác định nguyên nhân do bị mất do đó quyết định xóa sổ tài sản này. Biết rằng tài sản này
được hình thành từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
- Với vai trò là kế toán anh/chị hãy hạch toán vào sổ.
Trường hợp tài sản này được hình thành từ quỹ phúc lợi và sử dụng cho hoạt động phúc lợi thì
hạch toán thế nào?

Câu 4: Thanh lý một xe ô tô thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước nguyên giá 1.000.000.000 đồng,
giá trị hao mòn luỹ kế 780.000.000 đồng, thu nhượng bán 200.000.000 đồng, chi nhượng bán
6.000.000 đồng. Số chênh lệch thu - chi thanh lý phải nộp ngân sách và đơn vị đã chuyển tiền mặt
nộp vào kho bạc nhà nước. Hãy định khoản kế toán các bút toán có liên quan.

Câu 5: Biên bản bàn giao tài sản số 11 ngày 15/3/N đơn vị mua một máy siêu âm từ nguồn kinh
phí hoạt động do ngân sách cấp, nguyên giá: 880.000.000 đồng. Đơn vị đã thực hiện đầy đủ các
thủ tục rút dự toán chuyển thanh toán cho bên bán và đã bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động
sự nghiệp. Hãy định khoản nghiệp vụ trên.
Trường hợp nếu tài sản này phải qua lắp đặt với chi phí lắp đặt phát sinh là 10.000.000
đồng(Đã thanh toán bằng tiền mặt) thì hạch toán như thế nào?
Câu 6: Biên bản bàn giao tài sản số 12 ngày 20/3/N đơn vị mua một thiết bị từ nguồn phí được
khấu trừ để lại sử dụng cho hoạt động sự nghiệp. Nguyên giá: 220.000000 đồng. Đơn vị đã thực
hiện đầy đủ các thủ tục chuyển khoản thanh toán cho bên bán.
- Hãy định khoản kế toán nghiệp vụ phát sinh trên.
- Trường hợp nếu tài sản này phải qua lắp đặt với chi phí lắp đặt phát sinh là 4.000.000 (Đã thanh
toán bằng tiền mặt) thì hạch toán như thế nào?\

Câu 7: Đơn vị tiến hành thanh lý một tài sản có định sử dụng trong lĩnh vực sự nghiệp, nguyên
giá 741.360.000 đồng, giá trị hao mòn lũy kế 740.800.000 đồng, thu thanh lý bằng tiền mặt
9.000.000 đồng, chi phí thanh lý bằng tiền mặt 2.000.000 đồng, phần chênh lệch thu chi được
phép bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp.
Với vai trò là kế toán anh/chị hãy định khoản kế toán nghiệp vụ phát sinh trên.

Câu 8: Ngày 15/5 Cán bộ phòng kế hoạch T tạm ứng tiền mặt để mua văn phòng phẩm:
10.000.000đồng.
Ngày 20/5 cán bộ mua văn phòng phẩm bàn giao cho bộ phận sử dụng. Tiến hành thanh
toán tạm ứng. Giá mua văn phòng phẩm đã bao gồm thuế GTGT: 11.000.000đ. Kế toán thanh
toán nốt số tiền còn lại cho cán bộ T bằng tiền mặt, hãy định khoản kế toán nghiệp vụ phát sinh
trên.

Câu 9: Tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp X trong năm N có tình hình như sau: (Đơn vị
tính: 1.000đ)
1. Cơ quan tài chính cấp kinh phí hoạt động của đơn vị bằng lệnh chi tiền thực chi là 1.800.000,
đã nhận được giấy báo Có của Kho bạc.
2. Biên bản bàn giao tài sản đơn vị mua một máy siêu âm từ nguồn kinh phí hoạt động không
thường xuyên do ngân sách cấp, nguyên giá: 1.320.000. Đơn vị đã thực hiện đầy đủ các thủ tục
rút dự toán chuyển thanh toán cho bên bán.
3. Xuất quỹ tiền mặt chi tạm ứng cho cán bộ đi công tác số tiền 16.000.
4. Chi tiền mặt bằng nguồn ngân sách nhà nước mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho hoạt
động thường xuyên: 30.000.
5. Cán bộ đi công tác về đã làm thủ tục thanh toán, số tiền theo chứng từ kèm theo được thanh
toán là 14.800, số tạm ứng thừa đã nộp quỹ tiền mặt.
6. Nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi về tài khoản tiền gửi kho
bạc của đơn vị: 400.000.
7. Mua vật tư về nhập kho bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước
đã nhập kho đầy đủ và chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi kho bạc thanh toán cho người bán:
400.000
8. Xuất kho vật tư dùng cho hoạt động thường xuyên của đơn vị số tiền là 100.000
9. Cuối kỳ, đơn vị xác định chênh lệch thu, chi của các hoạt động bổ sung quỹ bổ sung thu nhập
theo quy định hiện hành: 34.000 và có quyết định sử dụng quỹ bổ sung thu nhập để trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động: 34.000.
10. Thanh lý 1 tài sản cố định, nguyên giá: 180.000 giá trị hao mòn luỹ kế: 170.000, thu bằng tiền
gửi với giá: 16.000, chi thanh lý: 4.000. Biết rằng tài sản này được hình thành từ nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước cấp và số chênh lệch thu – chi thanh lý được để lại theo cơ chế tài chính.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Câu 10: Tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp trong năm N có tình hình như sau: (Đơn vị
tính: 1.000đ)
1, Đơn vị đã mua 1 bộ máy tính để bàn trang bị cho phòng kế toán số tiền là: 48.000 đã thanh
toán bằng tiền mặt rút từ tiền tạm ứng dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên. Thời gian tính
hao mòn 6 năm.
2, Chi tiền từ tiền mặt rút tạm ứng dự toán chi thường xuyên tạm ứng cho cán bộ mua văn phòng
phẩm 4.000.
3, Giấy thanh toán tiền tạm ứng đã được duyệt, số chi mua văn phòng phẩm đưa ngay vào sử
dụng cho phòng hành chính 3.900. Số tiền còn lại đã nhập vào quỹ tiền mặt.
4, Mua một số bàn ghế dùng ngay cho văn phòng số tiền là 44.000 thanh toán bằng việc rút dự
toán chuyển khoản cho người bán.
5, Đơn vị quyết định tạm chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên là 70.000
6, Xuất quỹ tiền mặt chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị 70.000
7, Tính hao mòn tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sự nghiệp trong kỳ: 36.000
8, Đơn vị đã quyết định thanh lý bộ bàn ghế đang đặt tại phòng khách với nguyên giá: 50.000,
hao mòn lũy kế 44.000, giá bán thanh lý 10.000 đã nhận bằng tiền mặt, chi phí thanh lý chi bằng
tiền mặt 400. Biết rằng chênh lệch thu – chi tiền bán thanh lý tài sản cố định phải nộp ngân sách
Nhà nước và đơn vị đã chuyển khoản nộp ngân sách Nhà nước, đã nhận đượcgiấy báo Nợ.
9, Đơn vị đã trích chuyển nguồn cải cách tiền lương từ số đơn vị thu được trong kỳ là 100.000.
10, Trong kỳ sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương để chi lương tăng thêm là 60.000 qua tài
khoản ATM. Đã nhận được xác nhận của ngân hàng. Đồng thời kết chuyển số đã chi từ nguồn cải
cách tiền lương
Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Câu 11: Tại đơn vị hành chính sự nghiệp A trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
(Đơn vị tính: 1.000đ)
1, Nhận thông báo dự toán kinh phí hoạt động do cơ quan tài chính duyệt số tiền: 160.000.
2, Tính tiền lương phải trả cho viên chức: 60.000. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
3, Rút dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt để thanh toán lương: 52.700.
4, Chi trả lương và phụ cấp khác cho viên chức bằng tiền mặt: 52.700.
5, Rút dự toán chi thường xuyên về nhập quỹ tiến mặt: 60.000.
6, Chi tiền mặt mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp số tiền: 33.000.
7, Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền điện thoại, tiền điện: 11.080 ghi chi hoạt động thường xuyên.
8, Điều chuyển cho đơn vị cấp dưới một tài sản cố định: Nguyên giá 400.000, hao mòn luỹ kế
300.000.
9, Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao công trình thuộc nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc nguồn ngân sách nhà nước là 300.000, tỷ lệ hao mòn 10% năm.
10, Thanh lý một xe ô tô thuộc nguồn ngân sách nhà nước nguyên giá 1.000.000, giá trị hao mòn
luỹ kế 780.000, thu nhượng bán 200.000, chi nhượng bán 60.000. Số chênh lệch thu - chi thanh lý
phải nộp ngân sách.
11, Cuối kỳ tính hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp và kết chuyển: 24.000.
Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Câu 12: Tài liệu cho tại đơn vị hành chính sự nghiệp trong năm có tình hình như sau: (Đơn vị
tính: 1.000đ)
1, Rút dự toán mua nguyên vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động sự nghiệp: 44.000
2, Thanh lý 1 tài sản cố định, nguyên giá: 180.000 giá trị hao mòn luỹ kế: 170.000, thu bằng tiền
gửi với giá: 16.000, chi thanh lý: 4.000. Biết rằng tài sản này được hình thành từ nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước cấp và số chênh lệch thu – chi thanh lý được để lại theo cơ chế tài chính.
3, Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên mua tài sản cố định hữu hình phải qua quá trình lắp
đặt. theo giá mua có thuế GTGT 10% là 400.000. Chi phí mua, lắp đặt chạy thử chi bằng tiền
mặt: 22.000. Tài sản đã bàn giao cho sử dụng.
4, Tính số lương phải trả cho viên chức và lao động trong đơn vị: Chi hoạt động thường xuyên:
3.560.000; Chi hoạt động dự án: 100.000; Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 140.000.
5, Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
6, Rút dự toán tạm ứng kinh phí: Về quỹ tiền mặt để chi lương: 3.800.000; Về quỹ tiền mặt để
mua thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT): 114.000; Và nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH): 760.000
7, Trả lương: 3.800.000 và mua thẻ BHYT là 114.000 bằng tiền mặt.
8, Nhận 38.000 tiền kinh phí công đoàn được cấp để chi tiêu tại đơn vị bằng tiền gửi kho bạc.
9, Chi BHXH cho lao động trực tiếp theo bảng kê thanh toán là 160.000.
10, Chi kinh phí công đoàn tại vị bằng tiền mặt: 32.320.
11, Quyết toán số chi BHXH trực tiếp và đơn vị nhận cấp phát bù chi BHXH theo thực tế bằng
tiền gửi kho bạc là 160.000.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

Caau 13:

Bài kiểm tra thường xuyên qa


Tài liệu cho tại đơn vị hành chính sự nghiệp trong năm có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1, Rút dự toán kinh phí dự án mua 1 tài sản cố định hữu hình phải qua quá trình lắp đặt, giá mua
chưa có thuế: 400.000, thuế GTGT đầu vào 5%, chi phí liên quan trước khi đưa tài sản vào sử
dụng đơn vị đã trả bằng tiền gửi: 2.400
2, Rút dự toán mua nguyên vật liệu nhập kkho dùng cho hoạt động sự nghiệp: 66.000
3, Tính số lương phải trả cho viên chức và lao động trong đơn vị: Chi hoạt động thường xuyên:
2.560.000; Chi hoạt động dự án: 100.000; Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 140.000.
4, Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
5, Rút dự toán tạm ứng kinh phí: Về quỹ tiền mặt để chi lương: 3.800.000; Về quỹ tiền mặt để
mua thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT): 114.000; Và nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH): 760.000.
6, Trả lương: 3.800.000 và mua thẻ BHYT là 114.000 bằng tiền mặt.
7, Nhận 38.000 tiền kinh phí công đoàn được cấp để chi tiêu tại đơn vị bằng tiền gửi kho bạc.
8, Chi BHXH cho lao động trực tiếp theo bảng kê thanh toán là 160.000.
9, Chi kinh phí công đoàn tại vị bằng tiền mặt: 32.320.
10, Quyết toán số chi BHXH trực tiếp và đơn vị nhận cấp phát bù chi BHXH theo thực tế bằng
tiền gửi kho bạc là 160.000.
11, Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên mua tài sản cố định hữu hình phải qua quá trình lắp
đặt. theo giá mua có thuế GTGT 10% là 400.000. Chi phí mua, lắp đặt chạy thử chi bằng tiền
mặt: 22.000. Tài sản đã bàn giao cho sử dụng.
12, Xuất vật liệu chi dùng cho hoạt động thường xuyên: 66.000. Cuối kỳ kết chuyển sô vật liệu đã
xuất dùng.
Yêu cầu: Định khoản kế toán.

You might also like