You are on page 1of 1

Trong phong trào thơ mới giai đoạn (1930 -1945) khi nhiều nhà thơ có ý " hiện

đại hóa" thơ mình về


mọi mặt thì có một nhà thơ lặng lẽ, âm thầm sáng tác và đi theo một con đường riêng. Ðó là Nguyễn
Bính. Ðương thời, đánh giá về thơ Nguyễn Bính có nhiều ý kiến rất khác nhau. Thậm chí có người còn
cho rằng, thơ Nguyễn Bính chỉ để những người mộc mạc "chân quê" đọc và thưởng thức mà thôi. Nhưng
thật kỳ lạ càng trải qua thời gian hơi thơ mộc mạc, quê mùa, hương đồng gió nội ấy càng ăn sâu, bám rễ
trong lòng người đọc. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đọc, đã thuộc và say mê thơ Nguyễn Bính. Chính
hơi thở quê mùa, dung dị ấy là yếu tố khẳng định vị trí Nguyễn Bính trong nền văn học Việt Nam. Một
tác phẩm đặc sắc cho sự giản đơn, dung dị ấy, một tác phẩm dường như sinh ra là để tỏa ra vẻ đẹp mộc
mạc của miền quê đó chính là bài thơ ‘chân quê’ được Nguyễn Bính sáng tác năm 1996 trong tập thơ và
đời của ông.

Mỗi lần đọc Chân quê của Nguyễn Bính, tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi: chẳng lẽ bài thơ chỉ là nỗi lo
âu thảng thốt của nhà thơ trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của một cô thôn nữ từ thành thị trở về sao?
Có lẽ câu trả lời cũng đã được tác giả thể hiện qua nhan đề “chân quê’. Thật vậy, chiếc nhan đề đã khẳng
định vẻ đẹp của sự mộc mạc,đơn giản, dung dị, tác giả đề cao vẻ đẹp truyền thống thuần khiết nhẹ nhàng
của những người thôn nữ. Cùng hòa với tư tưởng đó, cách mà Nguyễn Bính lựa thể thơ lục bát từ đây
cũng có chút ý đồ. Vì sao, trong giai đoạn thơ mới, đa số nhà thơ đều lựa cho thể thơ 7 chữ 8 chữ để
phóng thích và thỏa mãn cái tôi, tự do phá cách và thay đổi nhưng Nguyễn Bính vẫn âm thầm, lặng lẽ
sáng tác theo cách riêng của mình. Bởi lẽ, chỉ có ở những thể thơ truyền thống như thơ lục bát mới có thể
phù hợp với phong cách sáng tác dân dã, dung dị, mộc mạc của Nguyễn Bính. Qua đó ta có thể thấy rằng
Nguyễn Bính đề cao vẻ đẹp mộc mạc nơi hương đồng gió nội đến nhường nào.

+ nhịp+ ngôn từ + hình ảnh thơ +cấu trúc, mạch lien kết + cx nv trữ tình

You might also like