You are on page 1of 30

ThS. BS.

Đinh Nguyễn Huy Mẫn


TÌNH HÌNH????
 Bệnh nhiễm giun đũa chó Toxocara hiện đang được xem
là vô cùng khó trị và đang ám ảnh số đông bệnh nhân.
 Nhà nhà, người người đổ xô đi xét nghiệm tìm “sán chó”

 Bệnh ngày càng gia tăng thành “dịch”!

 “Nó” trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh vô căn.

 “Nó” đang được xem là tác nhân của những chứng bệnh
chữa hoài không khỏi.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
 Những điều cần biết về Toxocara sp. và bệnh do chúng
gây ra.
 Xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhiễm Toxocara hiện nay.

 Tình hình bệnh nhân đến khám bệnh nhiễm Toxocara tại
BVBNĐ
 Những băn khoăn của bệnh nhân

 Vấn đề tư vấn và điều trị


TOXOCARA CANIS
 Gọi tên như thế nào cho đúng?
 Sán lải chó
 Giun đũa chó
 Sán chó
 Sán đầu chó

 Phân biệt với:


 Giun móc chó: Ancylostoma caninum
 Sán dải chó: Echinococcus granulosus (sán kim)
GỌI TÊN TOXOCARA
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
DỊCH TỄ
 Bệnh có mặt nhiều nơi trên thế giới
 Tỉ lệ huyết thanh dương tính ở các nước phương Tây
khoảng 14 – 37% (nông thôn) và 2 – 5% (thành thị).
 Tỉ lệ huyết thanh dương tính ở các nước nhiệt đới
khoảng >40% (nông thôn) và >20% (thành thị)
 Tại VN, chưa có nhiều nghiên cứu, một số khảo sát nhỏ
→ tỉ lệ huyết thanh dương tính ở 1 số khu vực khoảng
>20%.
 Tại BVBNĐ, tỉ lệ huyết thanh (+) với Toxocara chiếm 60
– 70%. (bệnh nhân có chọn lọc, đa số có dương tính từ
nơi khác gởi đến).
DỊCH TỄ (TT)
 Khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong
177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa:
 Qua mổ khám tỷ lệ chó nhiễm Toxocara canis: 10% - 25%
 Qua xét nghiệm phân là từ 22,8% - 40%
[Võ Thị Hải Lê, Nguyễn Văn Thọ (2011)]

 Một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng
giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7%.
[Trần Thị Hồng (2007)]
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
 Hầu hết không có triệu chứng lâm sàng
 Một số ít bệnh nhân nhiễm ấu trùng số lượng lớn có thể
có biểu hiện bệnh:
 Các triệu chứng không điển hình: sốt, ho, ngứa da…
 Hai thể lâm sàng quan trọng:
 Ấu trùng di chuyển trong mắt (ocular larva migrans): viêm và

để lại sẹo trên võng mạc, có thể gây mù.


 Ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans): triệu

chứng tùy thuộc vào cơ quan tổn thương (gan, phổi, thần
kinh…)
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo là một việc khó vì:
 Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh giun đũa
chó, mèo không đặc hiệu.
 Không thể làm sinh thiết để có bằng chứng vàng.

 Huyết thanh chẩn đoán ELISA có thể dương tính chéo


với các trường hợp nhiễm giun, sán khác
 Phản ứng huyết thanh dương tính cũng không nói lên
tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể
chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm (ELISA)
và đến hơn 5 năm (Western Blot).
 Số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng nhưng với mức độ
rất thay đổi.
ĐIỀU TRỊ
 Albendazole 400mg x 2/ngày 1 – 3 tuần
 Mebendazole 200mg x 2/ngày 1 – 3 tuần
 Thiabendazone 25mg/kg x 2/ngày 1 tuần
 Ivermectin 200mcg/kg/ngày 1-2 ngày
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH
 Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.
 Phân chó, mèo phải được xử lý.

 Không cho trẻ em chơi đùa nơi có chó, mèo phóng uế.

 Rửa tay sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch
đất cát và trước khi ăn uống.
 Định kỳ xổ giun cho chó, mèo.
TÌNH HÌNH BỆNH TOXOCARA TẠI BVBNĐ?
LÝ DO ĐẾN KHÁM

7% 13%

13% 52%

15%

Ngứa Dị cảm Nhức đầu Gầy ốm Tầm soát


LÝ DO ĐẾN KHÁM
 Hầu hết bệnh nhân đến khám vì nổi mề đay, ngứa, dị
cảm
 Tầm soát vì nhà có nuôi chó, gia đình có người bị bệnh.

 Giới thiệu từ các chuyên khoa khác khi có kết quả XN


KST: Da liễu, Mắt, Nội thần kinh…
 Tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe

 Các bệnh nan y khác với niềm hy vọng giải quyết được
bệnh tật.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG
 Các Bác sĩ chuyên khoa Ký sinh trùng
 Hỏi bệnh sử
 Điều tra dịch tễ
 Khám lâm sàng
 Chỉ định xét nghiệm
 Đọc, biện luận kết quả xét nghiệm
 Tư vấn và điều trị
LABO XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
 Huyết thanh chẩn đoán KST: Kỹ thuật ELISA
 Trang bị máy ELISA, không còn làm thủ công như trước đây.
 Trang bị các bộ kit thương mại có độ tin cậy cao.
 Kết quả XN luôn được kiểm chứng, so sánh liên phòng (các
labo khác như ĐHYD, ĐH PNT…)
 Độ lập lại khá cao, tuy nhiên độ đặc hiệu không tuyệt đối.

 Chưa có kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến hơn được áp dụng


 Các xét nghiệm bổ sung khác:
 Công thức máu: Bạch cầu ái toan
 Đánh giá chức năng gan, thận… trước khi chỉ định điều trị
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
 Lâm sàng: các triệu chứng cơ năng, thực thể
 Dựa vào các yếu tố dịch tễ, nguy cơ:
 Thành thị, nông thôn
 Có nuôi chó mèo
 Tiếp xúc chó, mèo (tiếp xúc chó con có ý nghĩa hơn chó mẹ)
 Không có tiếp chó mèo → cũng không loại trừ nguy cơ mắc
từ nguồn thức ăn, bàn tay ô nhiễm
 Huyết thanh chẩn đoán dương tính với Toxocara
 Bạch cầu ái toan tăng > 5% (>300/uL)
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU
Toxocara (+)

Có TCLS Không TCLS

Eos cao Eos BT Eos cao Eos BT

ĐT đặc hiệu ĐT đặc hiệu ĐT đặc hiệu Không ĐT

Tái khám Tái khám Tái khám


LS, CTM LS LS, CTM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
 Điều trị đặc hiệu:
 Ivermectin 0,2mg/kg/ngày trong 1-2 ngày
 Albendazole 10-15mg/kg/ngày trong 2-3 tuần
 Ít sử dụng Thiabendazole vì tác dụng phụ khá cao

 Điều trị triệu chứng


THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
 Xét nghiệm CTM mỗi 2 tuần nếu BCAT cao
 Đánh giá lại lâm sàng:
 Hết TCLS, BCAT còn cao → lặp lại điều trị đặc hiệu
 Còn TCLS, BCAT trở về bình thường → điều trị triệu chứng
 Hết TCLS, BCAT trở về bình thường, → ngưng điều trị

 Xét nghiệm huyết thanh mỗi 6 tháng nếu cần để theo dõi
sự biến thiên của hiệu giá kháng thể
NỖI ÁM ẢNH CỦA BỆNH NHÂN
 Điều trị hoài không khỏi
 Sợ giun chui lên não

 Sợ lây cho người thân, bị kỳ thị

 Trầm uất
NHỮNG BĂN KHOĂN CỦA BỆNH NHÂN
 Chó cắn
 Đạp phân chó, nước tiểu chó

 Nuôi chó, ôm chó

 Sống chung lây cho người khác, quan hệ vợ chồng, quan


hệ mẹ con, cha con…
 Ăn thịt chó
ẢO TƯỞNG CỦA BỆNH NHÂN
 Giun bò dưới da
 Giun cắn

 Giun đang chui lên não,

 Giun đang chui vào mắt, vào tai

 Giun kêu…
HÀNH TRÌNH CỦA BN ĐI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
 Xuất phát từ những bệnh lý mãn tính, tình cờ phát hiện
nhiễm Toxocara
 Theo đuổi điều trị nhiều nơi, nhiều loại thuốc đặc trị
khác nhau, không hết bệnh, XN cứ dương tính.
 Không được tư vấn thỏa đáng

 Ôm nỗi lo lắng và ám ảnh, trầm uất và tự cách ly.

 Nhiều lần hy vọng rồi… thất vọng


KẾT LUẬN
 Tỉ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara ở nước ta khá
cao.
 Chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào kết quả HTCĐ

 Thuốc đặc trị đã có, còn được đánh giá cao về độ nhạy
cảm. Sau khi điều trị đặc trị, các triệu chứng còn kéo dài,
nên xem xét các chẩn đoán khác.
 Công tác tư vấn cho bệnh nhân rất quan trọng

 Cần nâng cao công tác truyền thông giáo dục về bệnh
nhiễm giun đũa chó mèo, trấn an dư luận.
 Các cơ sở y tế không chuyên khoa, cần tư vấn chuyên
môn về bệnh KST.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like