You are on page 1of 20

NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM

Dịch tễ
 Tỷ lệ mắc bệnh NTT (nhiễm trùng tiểu) ở trẻ em rất
khó biết chính xác vì triệu chứng không điển hình.
 Khoảng 3-5% trẻ nữ và 1% trẻ nam bị NTT.
 Trong năm đầu tỷ lệ nam/nữ: 2,8-5,4/1.
 Từ 1-5 tuổi tỷ lệ nam/nữ: 1/10.
 Trẻ sốt càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ NTT.
 Trào ngược bàng quang niệu quản và dị dạng tắc
nghẽn đường tiểu là yếu tố thuận lợi hay gặp.
 Tái phát xảy ra rất cao.
Đường vào và yếu tố thuận lợi
 Đường vào: 2-3 tháng đầu NTT có thể từ
đường máu, phần lớn nhiễm trùng đi từ
dưới lên.
 Yếu tố thuận lợi:
 Vi trùng hiện diện quanh niệu đạo.
 Bàng quang rối loạn chức năng.
 Hẹp da quy đầu.
 Yếu tố độc lực vi trùng: P-fimbriae E.coli.
Nguyên nhân
 NTT lần đầu: 80-90% là E.coli, tiếp theo là Klebsiella,
Proteus và Staphylococcus saprophyticus.
 NTT dưới ở trẻ nam: 30% do Proteus.
 Tuổi dậy thì: thường gặp S.saprophyticus.
 Trẻ dị dạng hay bất thường chức năng đường tiểu: thường
do Enterococci, Pseudomonas, S.aureus, H.influenzae,
Streptococci nhóm B.
 Adenovirus type 11 gây viêm bàng quang xuất huyết cấp.
 Yếu tố nguy cơ cho NTT nấm gồm sử dụng thuốc ức chế
miễn dịch và điều trị KS phổ rộng, đặt thông tiểu.
TÁC NHÂN

Fimbriae ( PILI)
  Escherichia Coli K O
H Pili Adhesin Hemolysin
> 85% ntt ngoài bv
< 50% ntt trong bv

 Đường vào:
Ngược dòng +++


2 teá baøo bieåu moâ trong nöôùc tieåu nhieåm


E coli coù adhesin
Lâm sàng
 Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy thuộc vị
trí nhiễm trùng và tuổi trẻ mắc bệnh.
 Nhiễm trùng đường tiểu có 3 dạng: viêm
đài bể thận, viêm bàng quang và vi khuẩn
niệu không triệu chứng
Lâm sàng
 Trẻ sơ sinh: thường bị viêm đài bể thận cấp có bệnh
cảnh nhiễm trùng huyết.
 Từ 2 tháng đến 2 tuổi:
 Viêm đài bể thận cấp: sốt cao, ói, bỏ ăn.
 Viêm bàng quang: tiểu gắt, tiểu nhiều lần.
 Trẻ từ 2-6 tuổi:
 Viêm đài bể thận cấp: sốt cao, kích thích, đau bụng hoặc
đau hông lưng.
 Viêm bàng quang: tiểu gắt, buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đục.
Chẩn đoán
 Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu.
 Chẩn đoán gợi ý.
 Chẩn đoán có thể.
 Chẩn đoán dương tính.
 Chẩn đoán vị trí.
Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu
 Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán NTT là cấy nước tiểu.
 Có thể dựa vào triệu chứng và xét nghiệm nước tiểu
để chẩn đoán.
 Chẩn đoán NTT tùy thuộc việc lấy nước tiểu đúng
cách:
 Túi hứng nước tiểu: bội nhiễm 30-60%.
 Lấy giữa dòng: bội nhiễm 10-20%.
 Qua ống thông: có thể đưa vi trùng vào và tổn thương
niêm mạc.
 Chọc dò trên xương mu.
CẬN LÂM SÀNG

Cách lấy NT Ưu điểm Khuyết điểm

Túi hứng NT Áp dụng cho trẻ nhỏ Bội nhiễm 30-60%

Giữa dòng Tiện lợi, không xâm lấn Bội nhiễm 10-20%

Sonde tiểu Tăng độ chính xác Gây NT ngược dòng

Chọc dò trên Chính xác cao nhất áp dụng Gây đau, xâm lấn, có
xương mu cho sơ sinh, tắc đường tiểu tai biến
1. Chẩn đoán gợi ý: dựa vào triệu chứng lâm
sàng.
2. Chẩn đoán có thể:
 Giấy thử nước tiểu: leucocyte esterase, nitrite.
 Xem bạch cầu trong nước tiểu:
 Dùng buồng đếm (♂ >10BC/μl, ♀ >50BC/μl).
 Xem cặn lắng (>2BC/quang trường 40).
 Nhuộm gram nước tiểu.
CẬN LÂM SÀNG

TPTNT
1. Bạch cầu
2. Nitrite
3. Urobilinogen
4. đạm
5. Ph
6. Hồng cầuHb
7. Tỷ trọng
8. Ceton
9. Bilirubin
10. Glucose
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ:
 Trẻ <2 tuổi:
 Lấy nước tiểu bằng túi hứng hay giữa dòng dùng giấy
thử, xem bạch cầu. Nếu dương tính chọc dò trên xương
mu hoặc thông tiểu dùng giấy thử, xem bạch cầu và
cấy nước tiểu.
 Lấy nước tiểu giữa dòng, thông tiểu hoặc chọc dò trên
xương mu dùng giấy thử, xem bạch cầu, cấy nước tiểu.
 Trẻ ≥2 tuổi: lấy nước tiểu giữa dòng dùng giấy
thử, xem bạch cầu và cấy nước tiểu.
3. Chẩn đoán dương tính:
 Dựa vào kết quả cấy nước tiểu: tùy thuộc vào
cách lấy nước tiểu, giới tính mà kết quả được
xác định dương tính thay đổi.
 Nước tiểu phải được lấy đúng cách và đem thử
ngay.
 Các yếu tố làm thay đổi số lượng khúm vi
khuẩn: dùng kháng sinh, uống nhiều nước, lấy
nước tiểu chiều tối ít vi khuẩn hơn sáng…
CHẨN ĐOÁN
Cách lấy Số khúm Xác xuất nhiễm trùng

Chọc dò trên -Hiện diện của trực trùng Gr (-) 99%


xương mu >1000 khúm cầu trùng Gr (+)
Đặt sonde 105 95%
104 – 105 Rất có khả năng NT
103 – 104 Có thể NT, cấy lại
<103 Ko nhiễm trùng
Giữa dòng Trai >104 Nhiễm trùng
Gái:
3 mẫu >105 95%
2 mẫu >105 90%
1 mẫu >105 80%
104 – 105 Nghi ngờ: cấy lại, nếu có tr/c
Nếu ko có t/c, không NT
< 104 Không NT
Chẩn đoán vị trí
 Lâm sàng.
 Vài chỉ số sau gợi ý nhiễm trùng tiểu trên:
 Nước tiểu có trụ bạch cầu.
 CRP tăng.
 Procalcitonin tăng.
Điều trị
 Tổng trạng tốt: điều trị ngoại trú và kháng sinh
uống.
 Bactrim.
 Amoxicilline + Clavulanate.
 Cefixim.
 Cần nhập viện và dùng kháng sinh chích khi:
 Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
 Tổng trạng xấu, ói.
 Nhiễm trùng tiểu trên.
Theo dõi
Sau lần NTT đầu tiên, trẻ phải được khám để:
 Tìm các dị dạng đường tiết niệu.

 Ngừa và điều trị tái phát.

 Đánh giá mức độ sẹo.


Dự hậu
 Nhiễm trùng tiểu dưới dự hậu tốt.
 NTT trên cần được chẩn đoán và điều trị
sớm để tránh di chứng.
 Cần chẩn đoán và điều trị tái phát kịp thời.
 Biến chứng của nhiễm trùng đài bể thận
mạn là cao huyết áp và suy thận.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 NTT là bệnh hay gặp ở trẻ, cần giáo dục
triệu chứng gợi ý NTT.
 Bác sỹ cần quan tâm đến NTT khi trẻ sốt
không tìm thấy nguyên nhân, nhất là trẻ <2
tuổi.
 Trong chẩn đoán phải đủ các bước chẩn
đoán xác định, vị trí, nguyên nhân.

You might also like