You are on page 1of 22

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỌN LỰA

PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG

CÂY TỰ THỤ - CÂY THỤ PHẤN CHÉO

LAI XA, ĐA BỘI

Slide 1
Mục tiêu của chương trình chọn giống
✓ Phát triển được giống có các đặc tính:
✓ Năng suất cao
✓ Chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu của người dung
✓ Tính kháng/chống chịu:
✓ Môi trường bất lợi: nóng, lạnh, hạn, mặn, phèn, chua,…
✓ Sâu bệnh, dịch hại, …

Slide 2
Tổng quan quá trình chọn tạo giống

Slide 3
Các nhân tố ảnh hưởng đến phương
pháp lai tạo giống
✓ Dạng sinh sản: tự thụ hay thụ phấn chéo
✓ Mức độ đa bội: 2x, 4x,...
✓ Dạng và mức độ phức tạp của phát hoa (inflorescence)
✓ Kích thước và cấu trúc của cây
✓ Mức độ dễ dàng của việc nhận biết các tính trạng quan tâm; di truyền đơn giản
hay phức tạp, chất lượng hay số lượng.
✓ Bộ phận của cây được thu hoạch, sử dụng.
✓Môi trường, phương pháp canh tác: cấy, sạ hàng, sạ lan,...
✓ Mức độ biến dị di truyền của các tính trạng mong muốn
✓...

Slide 5
Đánh giá mức độ thụ phấn chéo
✓ Phương pháp: trồng hai dòng/giống chỉ khác nhau ở một tính
trạng. Tính trạng này có hai đặc điểm:
✓ Dễ dàng nhận biết
✓Di truyền đơn giản.
✓Ví dụ: Khác nhau về màu hoa: hoa trắng (lặn), hoa tím (trội)
Trồng cây hoa trắng ở giữa, cây hoa tím ở xung quanh
→ Thu hạt của cây hoa trắng và đánh giá màu hoa của thế
hệ cây con
% giao phấn = % cây con hoa tím
Slide 6
Các đặc trưng về di truyền của cây tự thụ
✓ Quần thể là hỗn hợp của các dòng thuần.
✓ Ít có sự hình thành các tổ hợp gene/kiểu gene mới do hạn chế về trao
đổi vật liệu di truyền giữa các cá thể.
✓ Đột biến bị giới hạn trong một/một số ít dòng thuần.
✓ Thụ phấn chéo giữa các cá thể của một dòng thuần không tạo ra kiểu
hình/kiểu gene mới.
✓ Dễ dàng duy trì dòng thuần.
✓ Không có hiện tượng giao phối cận huyết; không có hiện tượng tự bất
thụ.
✓ Kết quả của quá trình chọn tạo giống ở cây tự thụ thường là dòng
thuần.
Slide 7
Các đặc trưng về di truyền của cây thụ phấn chéo
✓ Đặc trưng của quần thể là trạng thái dị hợp tử, không đồng nhất
✓ Các tổ hợp gene/kiểu gene mới được tạo ra liên tục sau mỗi lần thụ
phấn chéo.
✓ Khó duy trì dòng thuần
✓ Trường hợp tự thụ, có thể xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết và
hiện tượng tự bất thụ.
✓ Quá trình chọn tạo giống liên quan đến cải thiện di truyền quần thể

Slide 8
Apomixis
✓Apomixis: Quá trình tạo thành hạt không cần thụ tinh.
✓ Thuận lợi (đối với việc tận dụng ưu thế lai):
✓ Nhân giống cây con giống cây mẹ về mặt di truyền
✓ Ưu thế con lai (hybrid vigor) có thể được duy trì ổn định (“fixed”) qua
các thế hệ. Giảm chi phí nhân giống. Tăng tốc độ sản xuất con lai.
** Thuận lợi của quá trình tạo thành hạt không cần thụ tinh mang lại lợi
nhuận và ưu thế cho người nông dân nhưng KHÔNG mang lại lợi
nhuận cho công ty giống.
✓ Bất lợi: giảm đa dạng di truyền

Slide 9
Tìm kiếm gene mong muốn
✓ Quỹ gene cấp 1
✓ Đặc điểm:
✓ Dễ lai tạo
✓ Con lai khả thụ
✓ Bao gồm:
✓ Giống thương mại (commercial cultivars)
✓ Dòng ưu thế (elite breeding lines)
✓ Giống ngoại nhập
✓ Giống địa phương
✓ Nguồn gen chính của các chương trình
lai
Taken by Dr. McKendry
Slide 12
Biến Dị Di Truyền trong Chọn Giống Thực Vật
✓ Quỹ gene cấp 2/3
✓ Đặc điểm:
✓ Thường khác về số lượng nhiễm sắc thể
✓ Khác loài nhưng vẫn có thể lai tạo
✓ Con lai thường khó sống sót hoặc sống sót thì bất
thụ
✓ Bao gồm:
✓ Loài tổ tiên; họ hàng đã thuần hóa hoặc hoang dại
✓Là nguồn gen quan trọng vì là những loài đồng
tiến hóa (co-evolution) trong trung tâm khởi
nguyên (centre of origin)

Slide 13
Mâu Thuẫn của Nhà Chọn Giống
✓ Sử dụng quỹ gene sơ cấp
✓ Nhanh ra giống
✓ Hầu hết các allele có lợi được chồng chất, liên kết với nhau
✓ Chỉ cần chọn một số tính trạng/đặc tính
✓Tuy nhiên
✓ Giảm đa dạng di truyền
✓ Giống chọn ra có tính chống chịu kém

✓Sử dụng quỹ gene cấp 2/3


✓Tăng đa dạng sinh học
✓ Làm chậm quá trình chọn tạo giống
✓ Khó khăn trong việc tạo con lai
✓ Khó khăn trong việc loại bỏ tính trạng/alleles không mong muốn

Slide 14
Lai xa
✓ Lai xa: sử dụng dòng/giống từ quỹ gene cấp 2 và cấp 3 làm
vật liệu lai.
✓ Mục đích của lai xa:
1. Cải thiện đặc tính nông học: chuyển một hoặc một số gene, hoặc
một đoạn chromosome hay thậm chí nguyên một chromosome từ
loài này qua loài khác.
2. Tạo ra thể đa bội
3. Nghiên cứu khoa học – Nghiên cứu di truyền học tế bào
4. Tò mò

Slide 15
Sử dụng lai xa trong chọn giống cây trồng
✓ Cải thiện bố mẹ (germplasm enhancement)
✓ Các phép lai xa ít được sử dụng trong các chương trình lai
✓ Các phép lai xa thường được sử dụng trước khi bắt đầu chương
trình chọn giống để cải thiện quỹ gene (germplasm enhancement) –
thuần hóa trước khi sử dụng.
✓Mức độ phức tạp và thời gian thuần hóa tùy thuộc vào:
✓ Loại cây trồng và phương pháp lai được sử dụng
✓ Đặc điểm của tính trạng mong muốn cần chuyển (chất lượng/số lượng
✓ Ngăn cách về khả năng sinh sản, tạo con lai: mức độ bất thụ, sức sống của
con lai

Slide 16
Sử dụng lai xa trong chọn giống cây trồng
✓ Cải thiện bố mẹ (germplasm enhancement)
✓ Phương pháp truyền thống:
✓ Thực hiện phép lai xa để thu con lai F1
✓ Thực hiện lai hồi giao qua nhiều thế hệ hoặc thực hiện các kỹ thuật cải thiện quần thể con
lai như chọn lọc hồi quy, lai hồi quy,... kết hợp sử dụng chỉ thị phân tử
→ Giảm/loại bỏ các gene không mong muốn
✓ Các kỹ thuật đặc biệt có thể sử dụng như cứu phôi có thể được sử dụng trong trường hợp
hạt lai yếu,
✓ Phương pháp chuyển gene mong muốn vào dòng/giống cây trồng → Cây GMO

Slide 17
Sử dụng lai xa trong chọn giống cây trồng
✓ Ứng dụng chỉ thị phân tử trong lai hồi giao
✓ Mục tiêu: chọn lọc con lai có kiểu gene
giống với mẹ (dòng ưu tú) và có mang
gene cần chuyền từ bố (dòng hoang dại)
✓Hình bên: Giá trị trung bình [Et(X)] của
chiều dài đoạn chromosome liên kết với
đoạn gene cần chuyển ở các thế hệ hồi
giao 1 đến 15
✓ Đồ thị (●): không sử dụng chỉ thị phân tử
✓ Các đồ thị khác: có sử dụng chỉ thị phân tử
với khoảng cách tương ứng.

Slide 18
Một số thuật ngữ liên quan đến số lượng chromosome
✓Bộ gene (Genome): bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài
✓Các bộ gene khác nhau của các loài có quan hệ họ hàng được đại điện bằng
các ký tự. Ví dụ: bộ gene A, B, C, D ở họ hàng lúa mì
✓Số chromosome trong một bộ gene cơ bản được ký hiệu là “X”, và là
đặc trưng của loài
✓Chỉnh bội (Euploid): bộ gene gồm nhiều bộ gene cơ bản
✓ Nhị bội (Diploid): Mang hai bộ gene cơ bản
✓ Đa bội (Polybloid): mang nhiều hơn hai bộ gene cơ bản: triploid,
tetraploid, pentaploid,...
✓Tự đa bội (Autoploid): mang nhiều bộ gene cơ bản của cùng một loài
✓ Dị đa bội (Allopolyploid): mang nhiều bộ gene cơ bản của nhiều loài

Slide 20
Quá trình hình thành cây lúa mì

Slide 21 McKendry
Thể đa bội ở động vật
✓ Thể đa bội ở các động vật bậc thấp như giun dẹp
(flatworm), đỉa, tôm brine (brine shrimp)
✓ Một số động vật bậc cao ở thể đa bội như cá hồi, cá
chép, cá tầm,... với các loài khác nhau có mức độ đa
bội khác nhau
✓ Thể đa bội ở động vật có vú hiếm khi sống sót trừ
“Plains Viscahca-Rat” ở sa mạc Argentina. Loài này
có họ hàng với guinea pig và chinchilla
✓Giải thích: sự biến đổi về số lượng chromosome gây
ảnh hưởng lên:
✓ Quá trình phân ly của chromosome
✓ Biểu hiện của bộ gene

Slide 22 McKendry
Kích thích sự hình thành thể đa bội
✓ Ưu thế của thể đa bội ở thực vật:
✓ Có sức sống mạnh
✓ Thể hiện đặc tính “khuếch đại” do có kích thước tế bào
lớn, kích thước các bộ phận của cây lớn
✓ Kích thích sự hình thành thể đa bội bằng
colchicine
✓ Colchicine: trích từ các loài cây thuộc giống Colchicum
✓ Cơ chế: Ngăn cản sự phân ly của chromosome ở giai
đoạn anaphase → tạo ra giao tử có gấp đôi số nhiễm sắc
thể và giao tử không có nhiễm sắc thể.

Slide 23
Dưa hấu không hạt?
✓Kích thích sự hình thành thể tam bội (triploid):
✓Thể tam bội không thể tạo ra hạt phát triển bình thường – trái cây không hạt
✓ Dưa hấu không hạt: kết quả của phép lai giữa dưa hấu tứ bội (2n = 4x =44) với
dưa hấu nhị bội (2n = 2x = 22) tạo ra con lai tam bội bất thụ (2n = 3x = 33)
✓ Trong chọn giống dưa hấu: chọn tạo giống dưa hấu tứ bội có vỏ hạt màu nâu và
giống dưa hấu nhị bội có vỏ hạt màu sọc. Con lai giữa giống tứ bội (làm mẹ) và
giống nhị bội (làm bố) sẽ có vỏ dạng sọc, có 2n=3x=33 chromosome và tạo ra trái
có hạt không phát triển.
✓ Việc nhận biết thể đa bội có thể thực hiện bằng cách đếm số chromosome hoặc
đếm số lục lạp ở tế bào guard cell của khí khổng

Slide 24
Triticale – Cây trồng đa bội hóa
✓Ưu điểm: Kết hợp các tính
trạng mong muốn của wheat
và rye:
✓ Phát triển ở nhiều vùng địa lý
✓ Khả năng chống chịu tốt
✓ Chịu đựng mùa đông lạnh
✓ Kháng sâu bệnh
✓ Năng suất cao

✓ Nhược điểm:
✓ Hạt nhăn
✓ Yếu rạ

Slide 25 McKendry
Một số vấn đề liên quan đến thể đa bội

✓Tự đa bội (autopolyploid): Sản lượng hạt giảm do rối loạn quá
trình giảm phân, giao tử có sức sống yếu
✓ Dị đa bội (allopolyploid):
✓Có ưu điểm khuếch đại (giga) như thể tự đa bội
✓ Khả thụ (AABB)
✓ Tính đệm về di truyền (Genetic buffering) và tính linh hoạt về tiến hóa
(Evolutionary flexibility) giúp ổn định di truyền nhờ các allele khác nhau
và nhiều allele

Slide 26

You might also like