You are on page 1of 2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦACÔNG

TYCOCOON
2.1 Môi trường bên ngoài
2.1.2 Môi trường vĩ mô
a) Kinh tế
Với mức tăng trưởng bình quân 30%/năm, thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng
thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng kinh doanh. Theo số liệu của
ngành mỹ phẩm Việt Nam, mỹ phẩm và các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp phát triển tốt
khi có đến 60% dân số là người trẻ quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp. Với dự báo thị
trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ có giá trị 2,3 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời, hàng
năm sẽ tăng trưởng đạt 5,4%(CAGR 2019 - 2023), đã cho thấy việc tăng trưởng thị
trường như trên,sẽ kích thích chi tiêu tăng tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp thu
hút khách hàng mạnh hơn. Với đà tăng trưởng như vậy, đã cho thấy nhu cầu về làm
đẹp ngày càng trở nên cần thiết, và đây sẽ là một thị trường tiềm năng, kích thích phát
triển kinh tế nước nhà.
b) Nhân khẩu
Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.076.893 người vào ngày 28/03/2020 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Đồng thời là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực
Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng
thêm 10,4 triệu người. Đây chính là cơ hội tuyệt vời cho phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt với số lượng người trẻ chiếm đa số, với cách sống hiện đại, bắt xu hướng, thì
việc chăm sóc bản thân càng nhiều hơn, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mỹ
phẩm hiện nay .
c) Văn hóa - xã hội .
Từ xưa đến nay, người Việt Nam ít hoặc thường không có sự bài trừ những vấn đề liên
quan đến thâm mỹ, trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục và
thường ưa chuộng những nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên. Nắm bắt được quan
niệm của người Việt xưa và nay COCOON trân trọng các nguyên liệu gần gũi với đời
sống người Việt. Mặt khác, thương hiệu mỹ phẩm này tỏ ra rất thức thời khi luôn cập
nhật những xu hướng thành phần và công thức tân tiến nhất trên thế giới để hoàn thiện
hơn các sản phẩm của mình.
d) Chính sách
Ngày nay, thị trường kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp là một trong những thị trường
được quan tâm, săn đón và đang có xu hướng phát triển rất mạnh. Chính phủ cũng đã
ban hành nhiều nghị định, thông tư cũng như công văn về ngành kinh doanh nhằm tạo
ra các điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, cũng như để kiểm soát
việc kinh doanh sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm. Dù đã có những biện pháp kiểm soát
nhưng vẫn có doanh nghiệp lợi dụng các lỗ hỏng trong công tác quản lý, kiểm tra,
giám sát của cơ quan chức năng để kinh doanh trái phép, gây mất niềm tin cho người
dùng. Gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chất lượng, chính hãng và tuân
thủ quy định pháp luậtnhưCOCOON.COCOON luôn tuân thủ luật pháp, nói không
với các thành phần như paraben,fromaldehyde, phthalates, hydroquinone, triclosan...
cùng các thành phần có hại khác theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam. Đồng
thời,COCOON cũng cam kết tất cả thành phần nguyên liệu luôn có nguồn gốc rõ ràng
và đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Y Tế.
e) Khoa học - công nghệ
Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 đã mang đến cho các doanh nghiệp những
điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trên các phương tiện truyền thông trên
mạng xã hội như Facebook, Youtube, … Nhờ vậy mà hình ảnh của các sản phẩm đến
gần hơn với công chúng.
f) Địa lý - tự nhiên
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, như mọi người thường nói “Việt Nam có
rừng vàng, biển bạc” và đất đai màu mỡ đó là những yếu tố giúp cho việc lấy các
nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên thuận lợi hơn. Yếu tố Việt Nam ghi dấu ấn rõ rệt
trong từng sản phẩm của COCOON. Không ngoa khi nói rằng nhìn vào danh mục sản
phẩm của thương hiệu này, bạn sẽ thấy không khác gì nhìn vào một tấm bản đồ về các
sản vật đặc trưng của mỗi miền đất nước. Từ cà phê Đắk Lắk đến dừa Bến Tre, từ bơ
ca cao Tiền Giang đến hoa hồng Cao Bằng. Bưởi, sachi, rau má, bí đao…

You might also like