You are on page 1of 5

CÁCH TỔ CHỨC KIỂM TRA TN HÓA PHÂN TÍCH

Bước 1:

Bốc thăm nhóm lớn: 4 nhóm

Bốc thăm nhóm nhỏ (2-3 bạn 1 nhóm nhỏ) từ 4 nhóm lớn: 8 nhóm

Bước 2:

Thực hành 4 mẫu chưa biết nồng độ (2 nhóm cùng thực hiện 1 mẫu)

Ghi kết quả vào mẫu báo cáo

Xử lý kết quả

Chỉ cần nộp báo cáo TN theo nhóm lớn (4 nhóm). Báo cáo nộp ngày hôm sau thi
(sau 1 ngày)

Bước 3: SV phải quay lại, dựng video hoàn chỉnh và nộp cho Giáo viên.

Trong quá trình làm, chuẩn bị mẫu, thực hiện các thao tác cân, hút hóa chất, rót hóa
chất, chuẩn độ (thấy rõ sự đổi màu của dung dịch), ghi kết quá, tính toán, xử lý kết
quả (biểu diễn kết quả theo U) …

Thời lượng tối đa 7 phút/1 video.

Yêu cầu: Video phải có Intro của Trường, Khoa, rồi mới đi vào nội dung bài TN.

Video nào được lựa chọn sẽ được đăng trên kênh của cô.

Thời gian nộp video clip, 1 tuần sau khi thi


TN 1: Xác định độ cứng nước máy (nhà cô Đào)
2+
Bàn giao hóa chất để pha 100 mL dung dịch EDTA 0,0100 M, 100 ml dung dịch Zn
0.0100M

Tính: độ cứng chung của nước (được biểu diễn bằng số mili đương lượng gam
Ca2+, Mg2+ trong 1lít nước) ± U (p=0.95)
Câu hỏi:
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho phép chuẩn độ.
b. Cho biết chỉ thị sử dụng và nguyên tắc đổi màu chỉ thị
c. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ của bài thí nghiệm là gì? Viết công thức tính nồng
độ chất cần xác định?
d. Giải thích vai trò đệm NH4Cl/NH3. Cho biết nguyên tắc lựa chọn dung dịch đệm
phù hợp?
e. Giải thích vai trò thí nghiệm rỗng. Có luôn cần thí nghiệm rỗng không? Tại sao?

TN2: Chuẩn độ hỗn hợp NaOH + Na2CO3

Bàn giao hóa chất để pha 100 mL dd Na2CO3 0,100 N và 250 ml dd HCl 0,11002 ±
0.00013 N. Tính nồng độ đương lượng của NaOH và Na2CO3 trong hỗn hợp (± U,
p=0.95)

Câu hỏi:

a. Nêu nguyên tắc chuẩn độ. Nêu sự giống và khác nhau giữa chuẩn độ Na 2CO3 và hỗn
hợp NaOH và Na2CO3 bằng HCl?
b. Viết phương trình của phép chuẩn độ hỗn hợp, nêu ra mối tương quan giữa V1 và
V2? Giải thích?
c. Cho biết chất nào được chuẩn độ tương ứng với mỗi loại chỉ thị dùng?
d. Trình bày công thức tính nồng độ NaOH và Na2CO3 trong hỗn hợp?
TN3: Xác định nồng độ muối Mohr

Bàn giao hóa chất để pha 100 mL dd H2C2O4 0,100 N và 100 ml dd KMnO4 0,100 N

Tính nồng độ đương lượng ± U (p=0.95)

Câu hỏi:

a. Dung dịch permanganate có phải là dung dịch chuẩn gốc không? Tại sao?
b. Hãy cho biết kỹ thuật chuẩn độ của bài thí nghiệm là gì? Viết công thức tính nồng
độ chất cần xác định?
c. Cho biết chỉ thị sử dụng cho phép chuẩn độ trên. Nêu nguyên tắc đổi màu tại điểm
tương đương?
d. Có thể tiến hành định lượng bằng KMnO4 trong môi trường acid HCl, HNO3 được
không? Vì sao?

TN4: Xác định H2O2 bằng phương pháp iot

Bàn giao hóa chất để pha 100 mL dd Na2S2O3 0,1 N và 100 ml dd K2Cr2O7 0,1000 N

Tính nồng độ đương lượng ± U (p=0.95)

Câu hỏi:

a. Cho biết kỹ thuật chuẩn độ (trực tiếp, thế hay ngược)? Trình bày cách tính kết quả
chuẩn độ.
b. Trình bày màu sắc xuyên suốt quá trình chuẩn độ? Giải thích sự đổi màu trên.
c. H2O2 đóng vai trò là chất oxy hóa hay chất khử trong phản ứng chuẩn độ trên.
d. Tại sao KI phải dùng dư? Nồng độ KI có cần phải biết chính xác không?
TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO (Tham khảo)

Báo cáo nộp vào thứ 3 (sau ngày thi 1 ngày)

I. NGUYÊN TẮC (NGẮN GỌN)

II. CÁCH TIẾN HÀNH

III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI

-HẾT-

You might also like