You are on page 1of 9

CHƯƠNG 5

1. Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam là mô hình:

A. Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

B. Mô hình kinh tế thị trường tự do mới

C. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D. Mô hình kinh tế thị trường xã hội

2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

A. Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường

B. Hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

C. Có sự điều tiết của Nhà nước, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

D. Tất cả các đáp án

3. Xét về thực chất, giá trị dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là hệ giá trị của:

A. Của các nước tư bản phát triển hiện nay

B. Của xã hội hiện tại

C. Của xã hội tương lai mà loài người còn phải phấn đấu

D. Của các nước chủ nghĩa xã hội hiện nay.

4. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu khách quan đại

A. Phù hợp với quy luật phát triển khách quan

B. Tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển

C. Đó là mô hình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ,

công bằng văn minh.

D. Tất cả các đáp án

5. Chọn đáp án đúng nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là?

A. Sự lựa chọn chủ quan của Đảng cộng sản Việt Nam

B. Sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam

C. Tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

D. Sự lựa chọn của chủ tịch Hồ Chí Minh


6. Chọn đáp án đúng nhất, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực chất là?

A. Hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

B. Hướng tới những giá trị văn hóa xã hội

C. Hướng tới những giá trị đạo đức xã hội

D. Hướng tới mục tiêu: độc lập, tự do, hạnh phúc

7. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể hiện ở đâu?

A. Các hoạt động kinh tế của các chủ thể chủ yếu hướng tới lợi ích cá nhân

B. Các hoạt động kinh tế của các chủ thể hướng tới góp phần xác lập được các giá trị xã hội thực tế

C. Các hoạt động kinh tế của các nhà tư bản hướng tới góp phần xác lập các giá trị xã hội

D. Các hoạt động kinh tế của các tập thể hướng tới lợi ích nhóm

8. Sở hữu được hiểu là:

A. Quan hệ giữa con người với con mình trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm

hữu nguồn lực của quá trình sản xuất.

B. Quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm
hữu

nguồn lực của quá trình sản xuất.

C. Quan hệ giữa người với người trong quản lý sản xuất

D. Quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm

9. Quan hệ sở hữu về tue liệu sảm xuất quyết định:

A. Quan hệ phân phối

B. Trình độ lực lượng sản xuất

C. Tính chất của lực lượng sản xuất

D. Sự phát triển của phương thức sản xuất

10. Nội dung kinh tế của sở hữu được biểu hiện ở:

A. Lợi ích kinh tế mà các chủ thể sở hữu được hưởng thụ

B. Quyền hạn của các chủ thể sở hữu

C. Địa vị của các chủ thể sở hữu

D. Những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể sở hữu
11. Nội dung pháp lý của sở hữu được biểu hiện ở:

A. Lợi ích mà các chủ thể sở hữu được hưởng thụ.

B. Lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu thu được từ đối tượng sở hữu

C. Địa vị của các chủ thể sở hữu

D. Những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.

12. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần,

trong đó:

A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo

B. Kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo

C. Kinh tế tư bản nhà nước đóng vai trò chủ đạo

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ đạo

13. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần,

trong đó:

A. Kinh tế Nhà nước là động lực quan trọng

B. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng

C. Kinh tế tư bản nhà nước là động lực quan trọng

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng

14. Chọn đáp án đúng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy:

A. Kinh tế nhà nước làm chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng

B. Kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng.

C. Kinh tế tư nhân là chủ đạo, kinh tế nhà nước là động lực quan trọng

D. Kinh tế tư nhân là chủ đạo, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng

15. Để đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường cần phải:

A. Lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, kết hợp với kinh tế tư nhân để trở thành nền tảng vững chắc của
nền

kinh tế quốc dân.

B. Lấy kinh tế Nhà nước là chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của

nền kinh tế quốc dân


C. Lấy kinh tế Nhà nước là chủ đạo, cùng với kinh tế cá thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền

kinh tế quốc dân.

D. Lấy kinh tế tư nhân là chủ đạo, cùng nhà nước ngày càng trở thành nền tăng vững chắc của nền kinh
tế

16. Chọn đáp án SAI: Trong quan hệ quản lý, nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa là

nền kinh tế:

A. Do nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

C. Không có sự quản lý của nhà nước

D. Có sự giám sát của nhân dân.

17. Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bới yếu tố gì?

A. Trình độ của lực lượng sản xuất

B. Lợi ích kinh tế của chủ thể kinh tế

C. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

D. Quan hệ tổ chức quản lý

18. Hình thức phân phối nào không phản ánh tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị

trường:

A. Phân phối theo lao động

B. Phân phối theo tài sản

C. Phân phối theo hiệu quả kinh tế

D. Phân phối theo phúc lợi.

19. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hình thức phân phối nào là

chủ đạo:

A. Phân phối theo lao động

B. Phân phối theo tài sản

C. Phân phối theo cổ phần

D. Phân phối theo phúc lợi.

20. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
được thể hiện ở đặc trưng nào?
A. Quan hệ sở hữu

B. Quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

C. Quan hệ quản lý kinh tế

D. Quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với văn hóa- xã hội

21. Việc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội được thực hiện như thế nào trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

A. Chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

B. Chỉ thực hiện khi nước ta đã có nền kinh tế phát triển cao

C. Thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào, ở mỗi chính sách kinh tế, chính sách xã hội, ở việc giải quyết các vấn
đề xã hội

D. Chỉ thực hiện trong một lĩnh vực, ở một giai đoạn phát triển nhất định

22. Chọn đáp án SAI: Đặc trưng gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể hiện ở?

A. Việc thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

B. Việc thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội

C. Việc thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển

D. Việc thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với tăng sự phân hóa giai cấp trong xã hội

23. Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế bao gồm:

A. Hệ thống pháp luật về kinh tế của Nhà Nước và các quy tắc xã hội được Nhà nước thừa nhận.

B. Hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế

C. Cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế

D. Tất cả các đáp án

24. Phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là do:

A. Hệ thống thể chế còn chưa đồng bộ.

B. Hệ thống thể chế chưa đầy đủ

C. Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả

D. Tất cả các đáp án

25. Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

A. Hệ thống thể chế chưa đồng bộ


B. Hệ thống thể chế chưa đầy đủ

C. Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả

D. Tất cả các đáp án

26. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm những nội

dung nào:

A. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.

B. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trưởng và các loại thị trường; đảm bảo gắn
tăng

trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

C. Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực hệ thống chính trị

D. Tất cả các đáp án

27. Trong quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì:

A. Lợi ích kinh tế quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức về xã hội.

B. Lợi ích tinh thần quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.

C. Lợi ích cá nhân quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.

D. Lợi ích nhóm quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.

28. Xét về bản chất, lợi ích phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền

sản suất xã hội là:

A. Lợi ích tinh thần

B. Lợi ích tập thể

C. Lợi ích kinh tế

D. Lợi ích nhóm

29. Chọn đáp án đúng nhất, lợi ích kinh tế là gì?

A. Lợi ích thu được từ các hoạt động kinh tế nhà nước

B. Lợi ích thu được từ các hoạt đông kinh tế cá nhân

C. Lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người

D. Lợi ích thu được từ các hoạt động kinh tế nhóm

30. Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của:

A. Sở hữu tư liệu sản xuất


B. Quản lý tư liệu sản xuất

C. Phân phối thu nhập

D. Quan hệ trao đổi

31. Lợi ích kinh tế có vai trò gì đối với các chủ thể kinh tế-xã hội?

A. Là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế

B. Là động lực trực tiếp của các hoạt động kinh tế- xã hội

C. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác

D. Tất cả đáp án

32. Các quan hệ lợi ích kinh tế:

A. Luôn thống nhất với nhau

B. Luôn mâu thuẫn với nhau

C. Vừa thống nhất, và mâu thuẫn với nhau

D. Luôn bài trừ nhau

33. Tính thống nhất của quan hệ lại ích kinh tế được thể hiện:

A. Lợi ích của chủ thể này được trc hóa thì ki ích của chủ thể khác cũng được thực hiện.

B. Thu nhập của chủ thể này tăng thì thu nhập của chủ thể khác giảm

C. Việc thực hiện lợi ích còn chủ thể này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của chủ thể khác

D. Không có đáp án đúng.

34. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:

A. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

B. Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội

C. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế

D. Tất cả đáp án

35. Mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế được thể hiện:

A. Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng được thực hiện

B. Thu nhập của chủ thể này tăng thì thu nhập của chủ thể khác cũng tăng

C. Việc thực hiện lợi ích của chủ thể này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của chủ thể khác

D. Không có đáp án đúng.

36. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là:
A. Có sự tham gia của các bên liên quan

B. Có nhân nhượng

C. Đặt lợi ích của đất nước lên trên

37. Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích nào là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác?

A. Lợi ích xã hội

B. Lợi ích cá nhân

C. Lợi ích doanh nghiệp

D. Lợi ích nhóm

38. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thì:

A. Lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của lợi ích xã hội

B. Lợi ích cá nhân đóng vai trò định hướng cho lợi ích xã hội.

C. Lợi ích xã hội là nền tảng cho lợi ích cá nhân

D. Lợi ích xã hội là cơ sở cho lợi ích cá nhân

39. Chọn đáp án đúng: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động:

A. Luôn thống nhất với nhau

B. Luôn mâu thuẫn với nhau

C. Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau

D. Luôn bài trừ nhau

40. Trong nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa, phương thức cơ bản để thực hiện lợi

ích kinh tế là:

A. Theo nguyên tắc thị trưởng

B. Theo bình quân chủ nghĩa

C. Theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội

D. Theo nguyên tắc thị trường; theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội

41. Chọn đáp án đúng nhất, vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là?

A. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội

B. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- nhóm lợi ích

C. Điều hòa lợi ích giữa doanh nghiệp- xã hội- nhà nước
D. Điều hòa lợi ích giữa giai cấp cầm quyền- doanh nghiệp- tập thể

42. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thì:

A. Lợi ích xã hội là nền tảng của lợi ích cá nhân

B. Lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân

C. Lợi ích cá nhân đóng vai trò định hướng cho lợi ích xã hội

D. Lợi ích xã hội là cơ sở cho lợi ích cá nhân

43. Quan hệ sở hữu chịu sự quy định trực tiếp của yếu tố nào?

A. Quan hệ sản xuất

B. Trình độ lực lượng sản xuất

C. Cơ sở hạ tầng

D. Kiến trúc thượng tầng

44. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích:

A. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể

kinh tế

B. Điều hoà lợi ích giữa cá nhân-doanh nghiệp-xã hội; Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.

C. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.

D. Tất cả các đáp án.

You might also like