You are on page 1of 31

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


-----o0o----

BÀI TẬP LỚN MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO


CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - MIỀN TRUNG

NHÓM: 07

Nhóm: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Trưởng nhóm:Hoàng Thị Thu Thảo


Thành viên:
1. Nguyễn Thị Hảo
2. Nguyễn Văn Cừ
3. Ngô Duy Đạt
4. Trần Thị Mỹ Linh
5. Vũ Thị Hậu
6. Đặng Khánh Linh
7. Nguyễn Hồng Duyên
8. Lê Hoài Thương
9. Đinh Văn Đức

Hà Nội, tháng 09 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan bài tập lớn lập kế hoạch tài chính cho Công ty
Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung do nhóm 07 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả của bài tập lớn lập kế hoạch tài chính cho Công ty Cổ Phần
Bia Sài Gòn – Miền Trung là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập
của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong bài tập lớn có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng.

Nhóm trưởng
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................2
1. Tổng quan về doanh nghiệp......................................................................2
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp...............................................................2
1.1.1. Tổng quan chung..........................................................................2
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh................................................................2
1.1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng,
đối tác khác................................................................................................6
1.2. Các loại lãi suất..................................................................................7
2. Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận..............................................9
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận...................9
2.2. Lập kế hoạch chi phí, giá thành........................................................11
2.2.1. Lập kế hoạch chi phí..................................................................11
2.2.2. Lập kế hoạch giá thành...............................................................15
2.3. Lập kế hoạch doanh thu....................................................................20
2.3.1. Phương pháp tính.......................................................................20
2.3.2. Lập kế hoạch tính doanh thu......................................................21
2.4. Lập kế hoạch lợi nhuận....................................................................23
3. Biện pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp.............................................24
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................27
PHẦN MỞ ĐẦU

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn –
Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
nhóm chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Dưới sự hướng dẫn của
cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc.

Tài chính doanh nghiệp là bộ môn giúp cho người học hiểu được những
vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu
sâu hơn cho nội dung về các hoạt động trong quản lý doanh nghiệp. Đồng thời
cho ta những công cụ cơ bản để ta có thể đưa ra các quyết định tài chính trong
doanh nghiệp. Nhằm ôn luyện và thử áp dụng những kiến thức học được từ bộ
môn Tài chính doanh nghiệp vào thực tế đời sống, bài báo cáo này được thực
hiện với mong muốn hiểu hơn về chính doanh nghiệp đang nghiên cứu Công ty
CP Bia Sài Gòn – Miền Trung đồng thời muốn thực hành lý thuyết mình học
được vào thực tế doanh nghiệp, đưa ra được những giải pháp giải quyết các vấn
đề mà chính doanh nghiệp đang gặp phải như thế nào.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế
thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các công ty
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Để có thể tự khẳng định mình và
để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, việc nắm vững tình hình tài chính của
doanh nghiệp mình rất quan trọng. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên
thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài
chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì thế việc lập kế
hoạch tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Mặc dù, chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài đề án này khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác. kính mong
cô xem xét và góp ý để bài bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn!
1
PHẦN NỘI DUNG

1. Tổng quan về doanh nghiệp

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp


1.1.1. Tổng quan chung

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung

Tên giao dịch: Sai Gon – Mien Trung Beer Joint Stock Company.

Tên viết tắt: SMB

Vốn điều lệ: 298.466.480.000 đồng.

Địa điểm: 1 Nguyễn Văn Linh, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh


DakLak

Email: smb@biasaigonmt.com

Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung chuyên sản xuất và kinh doanh bia
– rượu – nước giải khát tại khu vực Tây nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ.
Công ty có 4 đơn vị thành viên là các nhà máy sản xuất và công ty thương mại
dịch vụ tại các tỉnh Daklak, Bình Định và Phú Yên. Có gần 500 lao động chính
thức và việc làm thường xuyên cho vài trăm lao động phổ thông, dịch vụ.

Là công ty đại chúng quy mô lớn, mã giao dịch trên sàn chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là SMB, hiện có trên 2.000 cổ đông trong đó
cổ đông chiếm quyền sở hữu lớn nhất là Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước
giải khát Sài Gòn với tỷ lệ 32,2%.

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh


1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động

– Kinh doanh, sản xuất các loại Bia, Rượu, cồn, nước giải khát, thiết bị phụ
tùng, nguyên vật liệu ngành công nghiệp thực phẩm.

– Tư vấn đào tạo, chế tạo máy móc, thiết bị và xây lắp công trình của
ngành công nghiệp thực phẩm.

2
– Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản,
kho bãi và cho thuê văn phòng.

– Kinh doanh nông lâm thổ sản, xăng dầu và khai thác, chế biến khoáng
sản.

–Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch.

1.1.2.2. Các đơn vị thành viên và sản phẩm sản xuất kinh doanh chính

– Nhà máy Bia Sài Gòn- Daklak. Các sản phẩm sản xuất, kinh doanh gồm:
Bia Sài Gòn, Bia tươi, Nước uống tinh khiết Serepok, Rượu Serepok, Rượu Sâm
Việt, Sữa bắp Bazan, Sữa gạo lứt Bazan, đồ uống xuất khẩu và gel rửa tay khô.

– Chi nhánh Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung tại Quy Nhơn.
Các sản phẩm sản xuất kinh doanh: Bia Sài Gòn, Bia Quy Nhơn, Bia Lowen,
Bia tươi, nước uống đóng chai.

– Chi nhánh Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung tại Phú Yên. Các
sản phẩm sản xuất, kinh doanh gồm: Bia Sài Gòn, Bia tươi, Nước uống tinh
khiết Sapy.

– Công ty TNHH một thành viên Thương mại- Dịch vụ Bia Quy Nhơn với
nhiệm vụ chính là tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát phần tự doanh
do Công ty sản xuất như bia Quy Nhơn, bia Lowen, bia tươi, nước uống đóng
chai, rượu,dịch vụ kho hàng cho Pepsico Việt Nam và cung cấp, hỗ trợ cho các
nhà máy của Công ty các loại vật tư nguyên vật liệu sản xuất Bia Sài Gòn.

1.1.2.3. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược

 Sứ mệnh: Xây dựng thương hiệu bia mang bản sắc Việt, coi khách hàng
là trọng tâm cho sự phấn đấu, đặt lợi ích công ty, người lao động và đối tác lên
hàng đầu.

 Tầm nhìn: Với tầm nhìn chiến lược của một công ty cổ phần sản xuất bia
chiếm tiên phong ứng dụng công nghệ và từng bước mở rộng thị trường. Thị

3
phần lớn nhất trong vùng Trung và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng ra các vùng
lân cận Trung và Tây Nguyên. Giá trị cốt lõi:

 Sự hài lòng của khách hàng:

Tin cậy: Các sản phẩm mà công ty mang lại cho khách hàng đều có độ tin
cậy cao, con người với tri thức và văn hóa cao luôn mang lại cho khách hàng
cảm giác tin cậy trong sử dụng sản phẩm, chuyển giao tri thức, công nghệ.

Tận tình: Con người từ những người phát triển sản phẩm đến những người
kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác luôn luôn tận tâm, tận lực phục vụ vì lợi
ích của khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy và yêu mến như một người bạn,
một người đồng hành trong sự nghiệp.

Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên chính là tài sản lớn nhất
của doanh nghiệp. Công ty chú trọng việc tạo động lực làm việc tốt cho nhân
viên để có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi người.

Công nghệ: Công ty luôn cập nhật những công nghệ mới nhất có trình độ
sản xuất cao, đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt Nam, có
uy tín trong khu vực và trên thế giới.

1.1.2.4. Điểm mạnh

 Là thành viên của Sabeco với sản phẩm bia Sài Gòn có mức tiêu thụ lớn.

 Đối với sản phẩm bia,SMB đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, vì
khi khách quốc tế đến Việt Nam, họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn. Thương
hiệu bia Sài Gòn thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được người tiêu
dùng yêu thích và là niềm tự hào của Việt Nam

 Luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo
chất lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người
tiêu dùng với thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vòng vốn vừa không tồn
đọng hàng trong kho (giảm chi phí). Với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay
vòng càng nhanh, sản phẩm đến với khách hàng càng tươi, mới.

4
 SMB luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng công ty, phát triển thị
trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở rộng
sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm.

 Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh
nghiệm marketing được tuyển dụng, hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên
cơ sở nghiên cứu mô hình thành công của những tập đoàn bia hàng đầu thế giới.

1.1.2.5. Điểm yếu

 Vấn đề nguồn nguyên liệu luôn gây khó khăn cho ngành đồ uống nói
chung, biện pháp khả thi nhất cho các doanh nghiệp là phải chuẩn bị chu đáo
trong việc kí kết mua bán nguyên liệu, tìm hiểu diễn biến của thị trường, không
chỉ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà cả với nguồn nguyên liệu trong nước
như: gạo, hoa quả...Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng nguyên liệu
do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa phù hợp cũng như chưa được đầu tư.
Hiện tại 60-70% lượng nguyên liệu phải nhập khẩu. Đây là điểm hạn chế của
ngành bia nói chung và SMB nói riêng.

 Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản
lý đồng bộ chất lượng sản phẩm. Thị trường cạnh tranh rất lớn cả những công ty
nội địa và công ty nước ngoài.

1.1.2.6. Thành tựu

Là công ty đại chúng quy mô lớn, mã giao dịch trên sàn chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là SMB, hiện có trên 2.000 cổ đông trong đó
cổ đông chiếm quyền sở hữu lớn nhất là Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước
giải khát Sài Gòn với tỷ lệ 32,2%.

Là một trong Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018,
2019, 2020 được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam
Report) phối hợp cùng Báo Điện tử VietNamNet tổ chức vinh danh.

Liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu hàng năm Đại hội cổ đông
giao. Năm 2020, 2021, tuy bị ảnh hưởng đáng kể của đại dịch nhưng Công ty
5
vẫn nộp ngân sách mỗi năm khoảng 1.100 tỷ đồng (năm 2019 nộp ngân sách
1.403 tỷ đồng trong đó Nhà máy Bia Daklak nộp gần 1.000 tỷ đồng). Cổ tức
những năm gần đây chi trả cho cổ đông ổn định mức 35%. Thu nhập NLĐ
tương đối khá và ổn định. Tham gia công tác an sinh xã hội bình quân 01 tỷ
đồng mỗi năm.

1.1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng,
đối tác khác

 Giữa doanh nghiệp và đối tác: Công ty luôn đảm bảo nguồn hàng ổn
định, chất lượng tốt, đúng thời hạn từ các nhà cung cấp nguyên liệu. Các sản
phẩm của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ tự động, nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức, nguyên liệu
sản xuất được nhập khẩu từ các nước như: Đức, Pháp, Úc, Canada... và nguyên
liệu đặc sản núi rừng Tây Nguyên nên sản phẩm luôn chiếm lĩnh thị phần cao
trên thị trường.

 Giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh: Hiện nay thị trường bia Việt
Nam thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia như Zorok, Budweiser,...Các hãng
bia trong nước cũng đang đẩy mạnh phát triển, nâng cao sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu thị trường. Vì thế sản xuất bia tại Việt Nam sẽ chịu sức cạnh tranh vô
cùng khốc liệt

 Giữa doanh nghiệp và khách hàng: Về khách hàng SMB lấy tầng lớp thu
nhập trung lưu và thu nhập thấp làm trung tâm. Đối với tầng lớp thu nhập cao
6
như thành thị, tiêu dùng các sản phẩm đa dạng yêu cầu mẫu mã chất lượng tốt.
Nhưng đối với tầng lớp có thu nhập thấp như ở khu vực nông thôn và miền núi
thì các khách hàng cần thường là chất lượng và giá cả phù hợp. Đối với khách
hàng là các công ty trung gian, đại lý bán lẻ thì công ty sẽ có những chính sách
chiết khấu chỉ trả hoa hồng. Ngoài ra đối với đối với một số sản phẩm g được
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì yêu cầu về mẫu mã, chất lượng của sản
phẩm cao hơn.

Người uống bia Saigon Export thuộc phân khúc phổ thông, thu nhập từ
trung bình khá trở lên. Saigon Export rất phổ biến trong miền Nam từ Nam
Trung bộ đổ vào, sông Tiền, sông Hậu; là sản phẩm dẫn đầu thị trường về sản
lượng trong dòng bia chai. Saigon Lager có vị nhẹ, để lại cảm giác nhẹ nhàng
thoải mái, thiên về tính giải khát. Saigon Lager nhắm đến đối tượng khách phổ
thông nhưng không bình dân.

1.2. Các loại lãi suất.

Khoản vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
( Agribank ) – Chi nhánh Đăk Lăk. Có hạn mức tín dụng 90.000 triệu VND và
chịu lãi suất thả nổi của Agribank tại ngày giải ngân. Khoản vay này được đảm
bảo bằng TSCĐ hữu hình có giá trị còn lại là 90.713 triệu đồng tại ngày 31
tháng 12 năm 2021 ( 1/1/2021) và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của
Nhóm công ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa là 12 tháng kể từ
ngày giải ngân khoản vay đó.

Số dư tại ngày 1/1/2021 của khoản vay từ Công ty Cổ phần In – Thương


mại Phú Yên, công ty liên kết, không có đảm bảo. Khoản vay này đã được hoàn
trả đầy đủ trong năm bằng cách cần trừ với khoản đầu tư tại công ty liên kết này.

Khoản vay từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
( Vietcombank ) – Chi nhánh Bình Định có hạn mức tín dụng 25.000 triệu VNĐ
và chịu lãi suất thả nổi của Vietcombank tại ngày giải ngân. Khoản vay này
không được đảm bảo và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của Nhóm công

7
ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa 12 tháng kể từ ngày giải ngân
khoản vay đó. Khoản vay này không có số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Nhóm Công ty có một khoản vay với Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt nam ( BIDV ) - Chi nhánh Đăk Lăk với hạn mức tín
dụng là 70.000 triệu VND và chịu lãi suất thả nổi của BIDV tại ngân hàng này
tại ngày giải ngân. Khoản vay này được đảm bảo bằng TSCĐ hữu hình có giá trị
còn lại là 24.032 triệu VNĐ tại ngày 31/12/2021 và được sử dụng để bổ sung
vốn lưu động của nhóm công ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa là
12 tháng kể từ ngày giải ngân khoản vay đó. Khoản vay này không có số dư tại
ngày 31 tháng 12 năm 2021.

( Theo báo cáo tài chính 2021)

Lãi suất cổ phiếu và trái phiếu

( Theo báo cáo tài chính 2021)

Cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông có mệnh giá là 10.000 VNĐ. Không có biến động vốn
cổ phần trong các năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021 và ngày 31 tháng 12
năm 2020.
8
Cổ tức

Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty ngày 12 tháng 4 năm 2021.
Đại hội cổ đông của công ty đã quyết định phân phối khoản cổ tức cho các cổ
đông là 104.463 triệu đồng ( tương đương 3500 đồng/ cổ phiếu ) từ lợi nhuận
sau thuế.

2. Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận


2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố,
bao gồm:

- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ: Khối lượng sản phẩm
bán ra trong kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khối lượng sản xuất. Sản phẩm sản
xuất ra càng nhiều thì khả năng tăng doanh thu càng cao.

- Giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ: Khi các nhân tố khác không đổi, giá
bán sản phẩm hàng hoá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Để
đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách về giá cả.

- Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ: Chất lượng sản phẩm
hàng hoá dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng vì chất lượng
có liên quan đến giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ.

- Kết cấu mặt hàng: Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm
khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản
xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

- Thị trường và phương thức tiêu thụ, phương thức thanh toán: Thị trường
tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Việc
khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh
thu của doanh nghiệp.

9
- Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: Uy tín và thương hiệu sản
phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thuận lợi hơn, giúp cho
doanh nghiệp có được cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấp phụ
thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia thành các nhân tố chủ yếu sau:

- Các nhân tố về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất: Trong điều kiện hiện
nay, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh

- Các nhân tố về tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý có tác động mạnh
mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Các nhân tố về tổ chức và sử dụng lao động: Tổ chức lao động hợp lý,
phân công lao động đúng người đúng việc, doanh nghiệp có thể tận dụng được
tối đa trình độ, sở trường của người lao động giúp tăng năng suất lao động.

- Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh: Trong
nhiều trường hợp điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh
nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ những cách sau:

- Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.: Thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận.
Nếu giá bán đã được xác định thì lợi nhuận đơn vị sản phẩm tăng lên hay giảm
bớt là do giá thành sản phẩm quyết định.

10
- Tăng doanh thu hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêu
thụ, chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, đa dạng hoá các
mặt hàng kinh doanh, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, …

11
2.2. Lập kế hoạch chi phí, giá thành
2.2.1. Lập kế hoạch chi phí

Về lý thuyết chung, ta có:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực, dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, và các
khoản phụ cấp mang tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong
phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nói trên.

- Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả
cho nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí khấu hao tài sản cố định
ở bộ phận bán hàng, chi phí vật liệu dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài phát
sinh ở dịch vụ bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí phát sinh ở bộ phận quản
lý chung của doanh nghiệp như tiền lương của công nhân viên quản lý doanh
nghiệp, vật tư tiêu dùng cho công tác quản lý, khấu hao tài sản cố định ở bộ
phận quản lý, tiền công tác phí.

Dự kiến chi phí quý III và quý IV năm 2022

Chỉ tiêu Quý I Qúy II Quý III Quý IV Tổng năm 2022

Chi phí tài


1.611.058.964 1.157.748.645 1.073.511.249 480.022.433 4.322.341.291
chính

Chi phí
6.233.570.871 9.915.945.375 6.120.767.756 6.504.967.921 28.775.251.924
bán hàng

Chi phí 16.251.760.673 17.849.319.600 15.109.799.786 14.922.277.965 64.133.158.025

12
quản lý
doanh
nghiệp

Doanh thu
hoạt động 8.045.529 5.401.960.299 124.573.066 127.169.049 5.661.747.943
tài chính

Chi phí
392.889.670 647.628.035 201.465.437 1.091.932.718 2.333.915.860
khác

Thu nhập
1.145.409.696 2.498.258.264 149.535.741 535.739 3.793.739.440
khác

Lợi nhuận
38.612.086.058 79.170.552.764 11.632.083.324 115.193.051.123 244.607.773.268
thuần

Doanh thu
269.272.353.358 377.894.669.460 154.388.408.449 353.547.328.063 1.155.102.759.330
thuần

Giá vốn
206.440.073.192 276.138.943.975 126.306.157.845 272.457.552.986 881.342.727.998
hàng bán

Dự báo chi phí năm 2023

Cách tính:

Tốc độ tăng CPBH 2021

y 2021− y 2020 28.221 .255 .817−25.306 .403.240


t 2021= = =0,115
y 2020 25.306 .403 .240

Tốc độ tăng CPBH 2022

y 2022− y 2021 28.775 .251 .924−28.221.255 .817


t 2022= = =0 ,02
y 2021 28.221 .255.817

Tốc độ tăng CPBH dự đoán 2023

y 2022 + y 2021 0,115+0 , 02


t 2023= = =0,0675
2 2

Dự báo CPBH 2023


13
y 2023 = y 2022 × ( 1+t 2023 ) =28.775 .251.924 × ( 1+ 0,0675 )=30.714 .889.044

Các chỉ tiêu khác tính toán tương tự

Năm 2023 (Dự


Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
báo)

Chi phí bán 25.306.403.240 28.221.255.817 28.775.251.924 30.714.889.044


hàng

Chi phí quản 61.478.473.126 63.794.998.941 64.133.158.025 65.511.411.346


lý doanh
nghiệp

Chi phí tài 3.137.280.437 3.382.380.168 4.322.341.291 5.091.770.375


chính

Chi phí khác 12.952.418.346 2.824.506.235 2.333.915.860 1.218.744.254

Giá vốn hàng 915.196.518.758 872.337.400.500 881.342.727.998 865.255.009.705


bán

 Nhận xét:

- Giá vốn hàng bán 2020-2021 có xu hướng giảm nhưng đầu năm 2022 là
một năm với nhiều biến động điển hình như cuộc chiến tranh giữa Nga và
Ukraine làm cho các yếu tố đầu nguyên liệu đầu vào( Malt và nhôm là 2 nguyên
liệu quan trọng để sản xuất bia) nhập khẩu tăng giá mạnh đã khiến giá vốn hàng
bán tăng 1,03%. Dự báo năm 2023 GVHB sẽ giảm khoảng 16,1 tỷ đồng tức
1,82% so với năm 2021 do lúc này nền kinh tế trong cũng như ngoài nước có xu
hướng ổn định hơn.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng qua
các năm.

14
Cụ thể:

- Chi phí bán hàng năm 2022 tăng 13,7% so với năm 2020 và 1,9% so với
năm 2021. Dự báo năm 2023 chi phí vẫn sẽ tăng khoảng 6,7%. Nguyên nhân là
do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng chiếm lĩnh và mở
rộng thị trường để cạnh tranh với các đối thủ như Heineken, Habeco,..

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng 4,3% so với năm 2020 và
0,53% so với năm 2021. Dự báo năm 2023 vẫn sẽ tăng khoảng 2,14%. Nguyên
nhân một phần vì đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và phần khác là do
công ty đã mở thêm nhiều chi nhánh, cần thêm nhiều nhân công quản lý, làm
việc tại các chi nhánh đó.

 Chi phí hoạt động tài chính: Dễ thấy được, khoản mục này của công ty
cũng tăng. Cụ thể, năm 2022 tăng 27,78% so với năm 2021. Nguyên nhân tăng
là do công ty đã tăng thêm một số khoản vay từ ngân hàng, theo đó mà chi phí
lãi vay cũng tăng theo. Ngoài ra, do khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm bởi
ảnh hưởng chung của nền kinh tế, công ty đã chủ động thực hiện các chính sách
chiết khấu cho khách hàng nhằm tăng lượng bán ra khiên chi phí lại càng tăng.
Dự báo trong năm 2023 CPTC cũng tăng khá mạnh khoảng 17,8%.

 Chi phí khác có xu hướng giảm dần qua các năm. Ta có thể thấy giai
đoạn 2020-2021 giảm 78,19% do năm 2020 tình hình dịch Covid căng thẳng đã
sinh ra các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp không lường trước được. Đến
năm 2021 và 2022 thì nền kinh tế bắt đầu hồi phục dần nên chi khác cũng giảm
mạnh. Dự báo đến năm 2023 thì chi phí khác có thể còn giảm mạnh hơn nữa so
với năm 2022 khoảng 47,78%.

 Nguyên nhân là do chi phí từ các khoản tu sửa, chi phí hợp đồng cho việc
thanh lý, nhượng bán tài sản giảm.

Nhận xét chung: Qua phân tích trên ta thấy được các hoạt động chi phí vẫn
còn tăng đáng kể, khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn và lợi nhuận kiếm được
15
ít. Cần hạn chế những khoản chi phí không cần thiết, để công ty có thể có nguồn
doanh thu lớn và hoạt động tốt hơn.

2.2.2. Lập kế hoạch giá thành

Ta có bảng giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ qua các năm

Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm 2020

Giá thành sản xuất 1


Giá thành sản xuất
Sản lượng tiêu thụ triệu lít sản phẩm
Chỉ tiêu sản phẩm tiêu thụ
(Triệu lít) tiêu thụ (Đồng/triệu
(Đồng)
lít)

Bia Sài Gòn 88,71 5.351.685.530 474.748.023.348

Bia khác 86,49 4.530.107.674 391.809.012.713

Nước uống đóng chai 9,61 5.086.845.206 48.884.582.427

Tổng 184,81 4.953.420.370 915.441.618.489

Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm 2021

Giá thành sản xuất 1


Giá thành sản xuất
Sản lượng tiêu thụ triệu lít sản phẩm
Chỉ tiêu sản phẩm tiêu thụ
(Triệu lít) tiêu thụ (Đồng/triệu
(Đồng)
lít)

Bia Sài Gòn 82,45 5.027.710.524 414.534.732.718

Bia khác 84,91 4.818.351.676 409.126.240.835

Nước uống đóng 9,19 5.296.673.226 48.676.426.948


chai

Tổng 176,55 4.941.021.810 872.337.400.500

16
Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm 2022

Giá thành sản xuất 1


Giá thành sản xuất
Sản lượng tiêu thụ triệu lít sản phẩm
Chỉ tiêu sản phẩm tiêu thụ
(Triệu lít) tiêu thụ (Đồng/triệu
(Đồng)
lít)

Bia Sài Gòn 94,00 4.640.644.502 436.220.583.223

Bia khác 90,00 4.346.978.188 391.228.036.958

Nước uống đóng 10,00 5.389.410.782 53.894.107.817


chai

Tổng 194,00 4.543.003.753 881.342.727.998

Nhận xét:

Về sản phẩm Bia Sài Gòn:

Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2021 là 414,435 tỷ đồng giảm 12,65%
so với năm 2020. Nguyên nhân là do Ngành bia Việt Nam đang bị chịu ảnh
hưởng nặng nề từ dịch Covid 19 và những quy định của Chính phủ. Ví dụ như
Nghị định 100 và nghị định 24 đặt ra các quy định khắt khe hơn đối với tiếp thị
và quảng cáo bia cũng như các hình thức xử phạt nặng hơn đối với hành vi sử
dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2022 là 436,220 tỷ đồng tăng 5,23% so
với năm 2021. Vì dưới tác động dịch COVID-19 thời gian qua đã làm chuỗi
cung ứng bị đứt gãy cộng thêm gần đây xung đột Nga - Ukraine đã làm giá các
nguyên liệu cũng như chi phí logistics tăng phi mã. Vì vậy, từ quý II-2022 giá
bia đã phải điều chỉnh tăng từ 15%-30%.

Về sản phẩm nước uống đóng chai


17
Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2021 là 48,871 tỷ đồng giảm 4.68% so
với năm 2020. Do bị chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, một số địa phương
phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập, ăn
uống nơi công cộng

Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2022 là 53,894 tỷ đồng tăng 10,79% so
với năm 2021. Nghị định 100 cho thấy lưu lượng khách đến các quán ăn giảm rõ
rệt và người dân có xu hướng chuyển sang các loại nước uống khác như nước
suối, nước có ga, các loại đồ uống không cồn …

Về sản phẩm bia khác

Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2021 là 409,126 tỷ đồng tăng 4,44% so
với năm 2020.

Giá thành sản xuất sản phẩm năm 2022 là 391,228 tỷ đồng giảm 4,37% so
với năm 2021. Việc tăng giá sản phẩm, lãnh đạo công ty cho biết có nhiều lý do
để tăng gia sản phẩm như sự cạnh tranh, tăng giá nguyên liệu, danh mục sản
phẩm cao cấp hơn

Từ đó ta có

Dự báo giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ 2023

Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ năm 2023( dự báo)

Giá thành sản xuất 1


Giá thành sản xuất
Sản lượng tiêu thụ triệu lít sản phẩm
Chỉ tiêu sản phẩm tiêu thụ
(Triệu lít) tiêu thụ (Đồng/triệu
(Đồng)
lít)

Bia Sài Gòn 106,01 3.961.970.496 420.018.358.754

Bia khác 91,88 4.259.796.196 391.370.912.909

Nước uống đóng


10,22 5.544.323.086 56.675.035.505
chai

18
Tổng 199,25 4.342.516.112 865.255.009.705

Đánh giá tình hình hạ giá thành sản phẩm:

Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các hàng hóa so sánh được, tức là hàng hóa
đã sản xuất, có điều kiện, căn cứ để so sánh.

Để đánh giá tình hình hạ giá thành sản phẩm, chúng ta sử dụng hai chỉ tiêu:
Mức hạ giá thành sản phẩm và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm

Ta có bảng thống kê sản lượng và giá thành từng chỉ tiêu năm 2022-
2023 :

Sản lượng sản xuất Giá thành sản xuất 1 triệu Giá thành sản xuất 1 triệu
Chỉ tiêu 2023 (Dự kiến) (Triệu lít sản phẩm tiêu thụ 2022 lít sản phẩm tiêu thụ 2023
lít) (Đồng/triệu lít) (Đồng/triệu lít)

Bia Sài Gòn 108,50 4.640.644.502 3.961.970.496

Bia khác 95,04 4.346.978.188 4.259.796.196

Nước uống
đóng chai 10,86 5.389.410.782 5.544.323.086

Tổng 213,99 4.543.003.753 4.342.516.112

Thứ nhất, đánh giá mức hạ giá thành sản phẩm được xác định theo công
n
thức: Mz=∑ x ⦍(Qil x Zil) -( Qil x Zi0)⦐
i=1

Trong đó:

Mz: là mức hạ giá thành sản phẩm hàng hóa so sánh được

Qil: là số lượng sản phẩm thứ i được sản xuất ra năm kế hoạch

Zio: là giá thành đơn vị sản phẩm thức i năm báo cáo
19
Zil: là giá thành đơn vị sản phẩm thứ i năm kế hoạch

i: là sản phẩm so sánh thứ i

Từ đó, ta có:

Mz =(08 , 50 x 3.961 .970 .496)−(108 , 50 X 4.640 .644 .502)+(95 , 04 x 4.259.796 .196)

-(95 , 04 x 4.346 .978 .188) + (10,86 x 5.544.323.086) - ( 10,86 x


5.389.410.782)

= -1.714.120.457.211,18

Thứ hai, đánh giá tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm được xác định theo công
thức:
Mz
n
Tz=
∑ x (Qil X Zi 0)
i=1

Trong đó:

Tz: Tỷ lệ hạ giá thành so sánh được

Mz: là mức hạ giá thành sản phẩm hàng hóa so sánh được

Qil: là số lượng sản phẩm thứ i được sản xuất ra năm kế hoạch

Zio: là giá thành đơn vị sản phẩm thức i năm báo cáo

Từ đó, ta có:
1.714 .120 .457 .211,18
Tz = 108 ,50 x 4.640 .644 .502+95 , 04 x 4.346 .978 .188+10 , 86 x 5.389 .410 .782 x 100

= 1,92 %

Nhận xét:

Việc hạ giá thành do một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp đã bảo trì và nâng cấp máy móc, công nghệ và cơ
sở hạ tầng, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cụ thể:

20
- Chuyển đổi lò hơi đốt nguyên liệu hóa thạch (than, dầu…) sang lò hơi
BIOMASS sử dụng nguyên liệu đốt từ thực vật (vỏ trấu, mùn cưa, lá cây…)
nhằm tiết kiệm chi phí và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

- Đưa hệ thống điện mặt trời vào vận hành tại tám nhà máy bia, qua đó góp
phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Sử dụng hệ thống năng lượng
mặt trời tại 8 nhà máy, hướng tới hiệu quả chi phí và giảm thiểu lượng phát thải
khí nhà kính, cũng như hỗ trợ các công ty con trong việc thực hiện các dự án mở
rộng quy mô công suất nhà máy

Và trong những năm tới đây, doanh nghiệp dự kiến đầu tư thêm nhiều máy
móc, thiết bị hiện địa nhằm gia tăng hiệu quả tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm
chi phí nguyên vật liệu đầu vào, ngày một nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và
hiệu suất.

Thứ hai, do hướng tới việc không ngừng tối ưu hóa chi phí, SABECO đã
tiếp tục thực hiện nhiều sáng kiến, bao gồm chủ động mua trước nguyên vật liệu
và bao bì, tiết giảm việc tiêu thụ năng lượng và lãng phí nguyên vật liệu, cài đặt
hệ thống năng lượng mặt trời, thực hiện việc mua chung nguyên vật liệu trong
hệ thống, chi tiêu khôn ngoan cũng như áp dụng các giải pháp chuyển đổi số.

2.3. Lập kế hoạch doanh thu


2.3.1. Phương pháp tính

Phương pháp sử dụng để lập kế hoạch doanh thu cho năm 2023 là phương
pháp giản đơn. Đây là phương pháp dự báo doanh thu dựa vào doanh thu thực tế
của kì báo cáo (ở đây sử dụng số liệu doanh thu của năm 2020, 2021 và 2022)
và tốc độ tăng doanh thu thực tế của kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch.

Công thức: Y1 = Y0 × [1+ t %]

Trong đó: Y1: Doanh thu kỳ dự báo (kế hoạch)

Y0: Doanh thu kỳ thực hiện (báo cáo)

t% : tốc độ tăng trưởng doanh thu dự báo

21
Trong đó: DT0 là doanh thu kỳ hiện tại.

DTi là doanh thu kỳ trước.

2.3.2. Lập kế hoạch tính doanh thu


2.3.2.1. Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán hàng

Phương pháp giản đơn

Theo thông tin từ Công ty bia Sài gòn miền trung, doanh thu tiêu thụ hợp
nhất năm 2021 của công ty đạt 1.166.020.000.000 (giảm 1,36 % so với năm
2020 ). Sự giảm sút này đến từ nền kinh tế - xã hội chung, đây là năm ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid. Các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng khó
khăn. Tuy nhiên, năm 2022 tình hình đã khả quan hơn được thể hiện qua doanh
thu tiêu thụ là 1.299.350.000.000 đồng (tăng 11.43 % so với năm 2021 ).
Nguyên nhân chủ yếu do việc nhà nước nới lỏng giản cách, các quán ăn được
hoạt động trở lại.

Chỉ Tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu 1.182.120.000.000 1.166.020.000.000 1.299.350.000.000 1.364.789.579.0


thuần
(Đồng)

Tốc độ tăng doanh thu năm 2021 :


y 2021 – y 2020 1.166 .020.000 .000−1.182.120 .000 .000
t 2021= = = -0,0136
y 2020 1.182 .120 .000.000

Tốc độ tăng doanh thu năm 2022:

22
y 2022− y 2021 1.299.350 .000 .000−1.166 .020.000 .000
t 2022= = = 0,1143
y 2021 1.166 .020 .000 .000

- Tốc độ tăng doanh thu dự tính năm 2023


t 2022+t 2021 −0,0136+0,1143
t 2023= = = 0,0503
2 2

Dự báo tổng doanh doanh thu 2023 là :

y 2023 = y 2022 .(1+t 2023 ) = 1.364.789.579.000

Chọn kết quả của phương pháp giản đơn. Và tính theo phương pháp này
cũng đem lại kết quả với tỷ lệ đúng cao hơn.

2.3.2.2. Doanh thu từ hoạt động tài chính

Chỉ Tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu hoạt động tài chính 3.483.761.884 52.519.019.855 5.661.747.943 37.319.920.093

- Tốc độ tăng doanh thu năm 2021 :


y 2021 – y 2020 52.519018855−3438761884
t 2021= = = 14,07
y 2020 3438761884

- Tốc độ tăng doanh thu năm 2022:


y 2022− y 2021 5.661.747 .943−52.519.019 .855
t 2022= = = -0,892
y 2021 52.519 .019 .855

- Tốc độ tăng doanh thu dự tính năm 2023


t 2022+t 2021 14 , 07+0,892
t 2023= = = 6,59
2 2

- Dự báo tổng doanh doanh thu năm 2023 là :

y 2023 = y 2022 .(1+t 2023 ) =37.319.920.093

2.3.2.3. Doanh thu từ hoạt động khác

Chỉ Tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

23
Doanh thu hoạt động khác 10.719.227.032 5.731.770.240 7.460.805.042 6.850.424.253

- Tốc độ tăng doanh thu năm 2021 :


y 2021 – y 2020 5.731.770 .240−10.719.227 .032
t 2021= = = -0,465
y 2020 10.719 .227 .032

- Tốc độ tăng doanh thu năm 2022:


y 2022− y 2021 7.460.805 .042−5.731.770 .240
t 2022= = = 0,302
y 2021 5.731 .770.240

- Tốc độ tăng doanh thu dự tính năm 2023


t 2022+t 2021 −0,465+0,302
t 2023= = = -0,082
2 2

- Dự báo tổng doanh doanh thu năm 2023 là :

y 2023 = y 2022 .(1+t 2023 ) = 6.850.424.253

2.4. Lập kế hoạch lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng lợi nhuận thuần từ
các hoat động của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh
thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận thuần từ HĐKD = doanh thu thuần bán hàng - Giá thành toàn bộ
SP hàng hóa tiêu thụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài
chính

Doanh thu thuần bán hàng = doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ
doanh thu = 1.364.789.579.000 - 27.068.620 = 1.364.762.510.380

24
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ = giá vốn hàng bán + chi phí
bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp = 865.255.009.705 + 30.714.889.043 +
65.511.411.346 = 961.481.310.094

- Doanh thu hoạt động tài chính = 37.319.920.093

- Chi phí hoạt động tài chính = 5.091.770.375

- Lợi nhuận thuần HĐKD = doanh thu thuần bán hàng - giá thành toàn bộ
sp hàng hóa tiêu thụ + doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC =1.364.762.510.380 -
961.481.310.094 + 37.319.920.093 - 5.091.770.375 = 435.509.350.004

- Lợi nhuận hoạt động khác = TN khác – CP khác =6.850.424.253 -


1.218.744.254 = 8.069.168.507

- Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần HĐKD + Lợi nhuận hoạt động
khác = 435.509.350.004 + 8.069.168.507 = 443.578.518.511

- Thuế TNDN = ( Lợi nhuận trước thuế ) * thuế suất thuế TNDN=
443.578.518.511*20% = 88.715.703.702

- Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp =
443.578.518.511 - 88.715.703.702 = 354.862.814.809

=> Thuế TNDN = 88.715.703.702

=> LN sau thuế = 354.862.814.809

3. Biện pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp

Từ những số liệu phân tích cũng như kế hoạch dự kiến cho Công ty Cổ
Phần Bia Sài Gòn- Miền Trung, nhóm xin đề xuất một số kế hoạch dự kiến như
sau:

Thứ nhất về nguồn vốn vay doanh nghiệp cần chủ động trong việc có
những biện pháp quản trị dòng vốn, nhanh chóng thu hồi các khoản vay của
khách hàng trong thời gian ngắn để có nguồn lực trả các khoản nợ.

Thứ hai doanh nghiệp cần vạch ra kế hoạch về giá thành sản xuất sản
phẩm. Với nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khó khăn chủ yếu của doanh
25
nghiệp là về việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu với giá thành cạnh tranh và
có chất lượng đảm bảo. Doanh nghiệp cần có sự liên kết với các nhà cung cấp
uy tín, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh về
giá thành sản phẩm. Đối với kế hoạch tăng sản lượng sản xuất doanh nghiệp nên
có những nghiên cứu thực tế thị trường để đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp với
từng thời kỳ và xu hướng chung của thị trường.

Thứ ba đối với kế hoạch về doanh thu, doanh nghiệp cần có những bước
nghiên cứu thị trường để sản phẩm sản xuất có thời gian quay vòng vốn nhanh.
Để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp nên có những biện pháp như
tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường hay nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm mới thu hút khách hàng. Ngoài ra việc tăng cường ký kết với các đối tác,
tìm kiếm thêm các kênh phân phối sản phẩm mới cũng tăng khả năng tiêu thụ
sản phẩm.

Thứ tư doanh nghiệp nên có những chính sách sản phẩm như: Chú trọng
nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, đa dạng hóa hình thức mẫu mã, tổ chức
khai thác tốt nguồn hàng, dự trữ hàng hóa sẵn sàng cung cấp cho thị trường.

Thứ năm doanh nghiệp cần phải lựa chọn địa bàn, lựa chọn các cửa hàng,
nhà kho, nhà xưởng bố trí mạng lưới phân phối thuận tiện để cung cấp sản phẩm
đến tay khách hàng nhanh nhất, đồng thời xây dựng mạng lưới phù hợp với việc
cung ứng sản phẩm với khối lượng lớn.

Thứ sáu tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp marketing như quảng cáo,
khuyến mại, đầu tư tài trợ cho các hoạt động xã hội,.....để thu hút khách hàng,
nâng cao uy tín và chất lượng.

26
PHẦN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền
Trung phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị
trường, bối cảnh dịch bệnh cùng các nghị định ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rượu
bia …. Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính
công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong
những vấn đề sống còn đối với công ty. Nắm được tình hình tài chính, lãi suất,
doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng như những vấn đề khác về quy mô, cơ cấu
tài sản – nguồn vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sẽ giúp các nhà
quản trị, những đối tượng quan tâm đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh
chính xác, đúng đắn và tối ưu.

Bài tập lớn:”Lập kế hoạch tài chính cho Công ty cổ phần Bia Sài Gòn -
Miền Trung” đã đạt được các kết quả cụ thể sau:

Đề tài đã đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần
nhất, từ đó phản ánh thực trạng đánh giá những kết quả đạt được và những mặt
còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn -
Miền Trung.

Lập kế hoạch tài chính cho năm 2023 nhằm thúc đẩy các nhà quản trị lập
kế hoạch, cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định. Bài tập lớn
cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao
hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm kiến thức
chuyên sâu nên khi phân tích đề tài có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ
quan, các kế hoạch và giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy chúng em
rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía cô giáo để đề tài được hoàn
thiện hơn.

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS, Lê Thị Xuân, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Hà Nội: NXB
Thanh Niên, 2020.
[2] "BCTC tổng hợp năm 2021,"
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/02/21/3018_BCTC_TONG_HOP_SMB_2021_-
_KIEM_TOAN_KPMG.pdf.
[3] "BCTC tổng hợp quý IV - 2021,"
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/01/19/9346_BCTC_TH_QUY_4-21_SMB.pdf
[4] "Báo cáo thường niên năm 2021,"
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/03/14/7308_Bao_cao_thuong_nien_2021-v8.pdf.
[5] "BCTC tổng hợp quý III - 2021,"
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2021/10/09/7800_BCTC_TONG_HOP_QUY_3-
2021_SMB__GIAI_TRINH.pdf
[6] "BCTC tổng hợp quý I- 2022 và giải trình,"
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/04/19/4583_BCTC_TH_QUY_I-2022_SMB_-_BAN_KY-
da_gop.pdf.
[7] "BCTC tổng hợp quý II - 2022 và giải trình," 11 7 2022.
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/07/11/3395_BCTC_TONG_HOP_QUY_II-2022_SMB.pdf.
[8] “BCTC hợp nhất bán niên 2022,”
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2022/08/11/1704_BCTC_KIEM_TOAN_HOP_NHAT_SMB_06T-
2022.pdf
[9] “BCTC hợp nhất năm 2020 và giải trình,”
http://file.fpts.com.vn/FileStore2/File/CBTT/
2021/02/25/9287_BCTC_HOP_NHAT_SMB_NAM_2020_-
_KIEM_TOAN-da_gop.pdf

28

You might also like