You are on page 1of 25

1

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. LÝ THUYẾT.........................................................................................................................3
1. Khái niệm và chức năng của nghiên cứu khoa học. Sơ đồ các phương pháp nghiên
cứu khoa học trong y học.........................................................................................................3
....................................................................................................................................................3
2. Tại sao phải nghiên cứu theo mẫu. Viết công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả 1
tỷ lệ sử dụng sai số tương đối, cho ví dụ và tính toán cụ thể................................................4
3. Các kỹ thuật chọn mẫu cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Lấy các ví dụ về kỹ thuật
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên phân tầng....................................................4
4. Ưu điểm và nhược điểm giữa nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu thuần tập tương
lai................................................................................................................................................6
5. Liệt kê các phương pháp thu thập số liệu thường dùng trong nghiên cứu khoa học, so
sánh giữa phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp (ưu, nhược điểm, áp
dụng)..........................................................................................................................................7
6. Phân loại biến số theo bản chất biến số và theo tương quan biến số. Cho ví dụ............8
7. Phương pháp viết mục tiêu nghiên cứu? Cho ví dụ..........................................................9
8. Bảng kiểm là gì? Kĩ thuật xây dựng và áp dụng bảng kiểm trong thu thập số liệu?...10
9. Phương pháp trình bày số liệu bằng bảng. Cho ví dụ....................................................10
10. Khái niệm đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. các nguyên tắc và nội dung cơ bản
về chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là gì...................................................11
11. Nghiên cứu mô tả là gì? Phân tích các đặc trưng mô tả trong nghiên cứu khoa học?
Cho ví dụ minh họa?..............................................................................................................12
II. BÀI TẬP.............................................................................................................................14
12. Cho 01 ví dụ về tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu mô tả cắt ngang. Xác định và tính
toán ra cỡ mẫu cụ thể và nêu cách chọn mẫu nghiên cứu này...........................................14
13. Nghiên cứu bệnh chứng là gì? Ý nghĩa của tỉ suất chênh (OR) trong nghiên cứu
bệnh chứng. Cho một ví dụ về nghiên cứu bệnh chứng (xác định nguồn chọn nhóm
bệnh, nguồn chọn nhóm chứng, vẽ sơ đồ thiết kế, lập bảng 2×2, tính toán và phiên giải
kết quả trong ví dụ này).........................................................................................................15
14. Nghiên cứu thuần tập là gì? ý nghĩa của nguy cơ tương đối (RR) trong nghiên cứu
thuần tập. Cho một ví dụ về nghiên cứu thuần tập tương lai xuất phát từ hiện tại (vẽ sơ
đồ thiết kế, lập bảng 2 ×2, tính toán và giải thích các chỉ số trong ví dụ này)..................16
15. So sánh ưu điểm, nhược điểm, cách áp dụng giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở, cho ví
dụ.............................................................................................................................................18
2

16. Độ lệch chuẩn hàm lượng axit uric trong huyết thanh ở nam giới khỏe mạnh được
chỉ ra trong một nghiên cứu trước đó là 1,03 mg/100ml. Một người điều tra cũng muốn
xác định hàm lượng này trong một quần thể nam giới khác và đã đến hỏi ý kiến bạn...20
17. Một nhà quản lý bệnh viện muốn ước lượng tiền thuốc chi phí hàng ngày tính cho
một giường bệnh. Bệnh viện có 800 giường, gồm khoa nội (300 giường), khoa ngoại (100
giường), khoa sản (100 giường), khoa nhi (200 giường và các chuyên khoa lẻ còn lại (100
giường). Để có nhận định chung cho toàn viện đồng thời lại có sự so sánh giữa các khoa
trong viện, nhà nghiên cứu quyết định sử dụng kiểu lấy mẫu phân tầng theo đơn vị
khoa điều trị với cỡ mẫu 80 giường cần kiểm tra. Hãy tiến hành kỹ thuật phân tầng
ngang bằng và phân tầng theo tỷ lệ để chọn số giường cần điều tra cho mỗi khoa? Ưu
nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu trên.............................................................................21
18. Một nghiên cứu thuần tập tương lai về mối liên quan giữa uống rượu bia và mắc
bệnh viêm loét dạ dày được thực hiện trên 1000 nam giới. Số cá thể nhóm phơi nhiễm là
318 người uống rượu bia, trong đó có 173 người mắc viêm loét dạ dày. Nhóm không
uống rượu bia có 608 người không bị viêm loét dạ dày......................................................21
19. Trong nghiên cứu bệnh chứng tìm hiểu mối liên quan giữa viêm đường tiết niệu và
dùng viên tránh thai, người ta chọn 100 phụ nữ bị viêm đường tiết niệu làm nhóm bệnh
và 100 phụ nữ không bị viêm đường tiết niệu làm nhóm chứng. Tất cả các cá thể ở 2
nhóm được hỏi về quá khứ có dùng thuốc tránh thai hay không? ở nhóm bệnh 20 phụ
nữ trả lời có dùng thuốc tránh thai trong quá khứ và ở nhóm chứng 10 phụ nữ trả lời có
dùng thuốc tránh thai trong quá khứ...................................................................................23
20. Người ta tiến hành cân nặng trẻ sơ sinh ở 2 nhóm bà mẹ: Nhóm bà mẹ có hút thuốc
lá, tiến hành cân nặng cho 60 trẻ và cho cân nặng trung bình là 3,2kg và độ lệch chuẩn
là 0,5kg; Ở nhóm bà mẹ không hút thuốc lá, tiến hành cân nặng cho 55 trẻ, cho cân
nặng trung bình là 3,4kg và độ lệch chuẩn là 0,7kg. Hỏi cân nặng sơ sinh trung bình của
trẻ là con các bà mẹ không hút thuốc lá có thực sự cao hơn cân nặng sơ sinh trung bình
của trẻ là con các bà mẹ hút thuốc lá hay không? (cho trước  =0,05; t 0,05 = 1,96).........24
3

I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm và chức năng của nghiên cứu khoa học. Sơ đồ các phương pháp nghiên
cứu khoa học trong y học.
*Khái niệm của nghiên cứu khoa học: Là các hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy, sáng tạo ra các giải pháp nhằ ứng dụng vào thực
tiễn. Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
*Chức năng của nghiên cứu khoa học:
-Chức năng mô tả: giúp con người mô tả sự vật một cách chuẩn xác bằng ngôn ngữ, hình ảnh,
cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Là công cụ để nhận dạng thế giới, phân biệt được
sự khác nhau về bản chất giữa các sự vật. Chức năng mô tả gồm mô tả định tính (mô tả đặc
trưng về chất) và mô tả định lượng (mô tả đặc trưng về lượng).
-Chức năng giải thích: là làm rõ nguyên nhân hình thành, quy luật chi phối quá trình vận
động của sự vật hiện tượng từ đó đưa ra những thông tin để có thể nhận dạng thuộc tính bên
trong, bên ngoài của sự vật hiện tượng.
-Chức năng tiên đoán: dự đoán về quá trình hình thành, tiêu vong, sự vận động của sự vật,
hiện tượng trong tương lại nhờ phép ngoại suy thông qua việc nghiên cứu quy luật vận động
của chúng.
-Chức năng sáng tạo: không chỉ dừng lại ở 3 chức năng trên, nghiên cứu khoa học còn giúp
sáng tạo ra những giải pháp khoa học để cấu tạo thế giới khách quan như các phương pháp,
phương tiện, nguyên lý mới, giải pháp kỹ thuật, vật liệu mới, sản phẩm mới… trong các
ngành khác nhau.
*Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học.
Thông tin Tương
quần thể quan 1 ca
bệnh
Mô tả Bệnh
Chùm
hiếm
Thông tin bệnh
NC cá nhân Bệnh
quan sát phổ NC cắt
biến ngang
Bệnh
chứng Loạt
Nghiên Phân
cứu tích bệnh
Thuần Hồi cứu
tập
Phòng Tương lai
NC can
thiệp bệnh
Lâm sàng
Thử
nghiệm Cộng đồng
4

2. Tại sao phải nghiên cứu theo mẫu. Viết công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả 1
tỷ lệ sử dụng sai số tương đối, cho ví dụ và tính toán cụ thể.
*Tại sao phải nghiên cứu theo mẫu: Trong NCKH, muốn khai thác một hiện tượng sức
khỏe nào đó hoặc một kết hợp nhân quả nào đó trong một quần thể nhất định, lý tưởng nhất là
nghiên cứu toàn bộ các cá thể trong quần thể đó. Nhưng trong thực tế, ta không thể làm điều
này do không đủ về nhân lực, kinh phí. Chính vì vậy, người ta sẽ chỉ nghiên cứu trong một
nhóm cá thể nhất định, kết quả thu được sẽ ước lượng xấp xỉ với kết quả thật khi điều tra toàn
bộ. Nhóm cá thể nghiên cứu đó được gọi là mẫu nghiên cứu là một phần của quần thể, đại
diện cho quần thể, bao gồm những cá thể mà chúng ta đã nghiên cứu. Mẫu có thể được chọn
ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên từ quần thể.
*Xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả 1 tỷ lệ sử dụng sai số tương đối:

n= .
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần có

là hệ số giới hạn tin cậy


p là tỷ lệ ước lượng (lấy từ nghiên cứu trước đây hoặc nghiên cứu thử)
là sai số tương đối (do nhà nghiên cứu quyết định tùy vào ý nghĩa thực tiễn của
kết quả nghiên cứu và nguồn lực dành cho nghiên cứu)
Ví dụ: Một nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về tỷ lệ các bé được tiêm chủng theo lịch. Cần
điều tra bao nhiêu trẻ biết rằng mức nghiên cứu trước đây báo cáo tỷ lệ trẻ được tiêm chủng
đúng lịch là 60%. Lấy mức ý nghĩa thống kê là 5% và sai số tương đối là 10%.
Áp dụng công thức trên, ta có:

n= = 256.11
Vậy cần điều tra tối thiểu 257 trẻ.

3. Các kỹ thuật chọn mẫu cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Lấy các ví dụ về kỹ thuật
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên phân tầng.
*Chọn mẫu không xác suất: xác suất hay cơ hội được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu của các
đối tượng là không giống nhau. Nghiên cứu được thực hiện chọn mẫu dựa vào tiêu chí, mong
muốn hoặc sự thuận tiện nào đó. Đây là cách chọn mẫu dễ làm, có chi phí thấp nhưng tính đại
diện cho quần thể rất thấp.
-Chọn mẫu thuận tiện: là phương pháp chọn mẫu dựa trên các đối tượng nghiên cứu có sẵn
và thuận tiện cho nghiên cứu viên.
-Chọn mẫu chỉ tiêu: nghiên cứu viên đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu từ các
loại khác nhau của quần thể nghiên cứu với các tính chất đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu đủ
thì dừng lại, gần giống với chọn mẫu phân tầng nhưng không ngẫu nhiên.
5

-Chọn mẫu chủ đích: mẫu được lấy chủ đích theo nghiên cứu viên, đôi khi dựa trên tính thuận
tiện cũng như chỉ tiêu.
-Chọn mẫu hòn tuyết lăn: dành cho việc nghiên cứu các quần thể ẩn, khó tiếp cận.
chọn mẫu chỉ tiêu, chọn mẫu có chủ đích...
*Chọn mẫu xác suất: xác suất hay cơ hội được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu của các đối
tượng là giống nhau. Chọn mẫu xác suất do đó thường được nhìn nhận là có giá trị hơn so với
chọn mẫu không xác suất nhưng lại tốn kém và mất thời gian.
-Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: tất cả các cá thể trong quần thể có cơ hội thể đưa vào trong
nghiên cứu là như nhau. Thường dùng cách bốc thăm ngẫu nhiên để chọn cá thể.
-Chọn mẫu chùm: là chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn, trong đó mỗi đơn vị mẫu lại là một tập
hợp các cá thể gọi là chùm.
-Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: là loại mẫu nghiên cứu giống như mẫu ngẫu nhiên đơn
nhưng các cá thể được chọn các nhau một khoảng cách nhất định. Có ưu điểm là không đòi
hỏi biết chính xác về kích thước của quần thể, dễ triển khai, so với mẫu ngẫu nhiên đơn cùng
một giá thành có thể thu thập được nhiều thông tin hơn nhưng tính chính xác của ước lượng
phụ thuốc và sự phân bố của các đặc trưng nghiên cứu trên quần thể. Cách tiến hành:
+ Ghi đơn vị mẫu vào một danh sách và trình bày trên bản đồ.

+ Chọn khoảng cách mẫu k= , trong đó k là khoảng cách mẫu; N là kích thước quần thể và
n là cỡ mẫu nghiên cứu.
+ Trong khoảng từ 1 đến k chọn ngẫu nhiên một đơn vị đầu tiên bằng cách dùng bảng số
ngẫu nhiên.
+ Các đơn vị mẫu tiếp theo được xác định theo công thức (i-1)k + SNN trong đó i là số thứ tự
của đơn vị mẫu được chọn trong khoảng 1 đến n; k là khoảng cách mẫu và SNN là số ngẫu
nhiên.
Ví dụ: Quần thể nghiên cứu có 300 đối tượng. Mẫu cần chọn là 100. k= 300/100=3. Đơn vị
đầu tiên được chọn là 2, như vây các đối tượng được chọn vào danh sách sẽ có số thứ tự là
2+3i (i trong khoảng từ 1 đến 100). Vậy các đối tượng được chọn sẽ có số thứ tự là 2, 5, 8,
11, 14,...
-Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: là mẫu nghiên cứu mà quẩn thể được chia làm nhiều
tầng riêng biệt có đặc tính giống nhau sau đó chọn ra các đơn vị mẫu trong từng tần theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, hệ thống hay đơn. Phải đảm bảo tính đại diện
cho mỗi tầng khi chọn mẫu, bao gồm chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ và không
theo tỷ lệ (tỷ lệ phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào kích cỡ của tầng. Ưu điểm là giá thành
thấp, có cả thông tin từng tầng và các tầng, chính xác hơn các mẫu khác nếu nghiên cứu là
đồng nhất nhưng việc tiến hành lại khó thực hiện trong thực tế. Cách tiến hành:

+ Phân bố cỡ mẫu cho từng tầng: = (phân bố ngang) ; = .


6

Trong đó: L là số tầng, Nh là kích thước quần thể ở tầng h, n là cỡ mẫu nghiên cứu, nh là cỡ
mẫu cần lấy ở mỗi tầng h, N là kích thước của quần thể.
+ Chọn đơn vị mẫu: ở mỗi tầng h tiến hành chọn ra nh đơn vị mẫu bằng kĩ thuật lấy mẫu ngẫu
nhiên đơn.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu ước lượng tiền thuốc tính theo ngày cho một giường bệnh.
Bệnh viện có 800 giường, khoa nội 300 giường, ngoại 100 giường, sản 100 giường, nhi 200
giường, chuyên khoa lẻ 100 giường. Để nhận định chung toàn viện, đồng thời so sánh giữa
các khoa với nhau, nghiên cứu viên quyết định sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo đơn vị
khoa, cỡ mẫu 80 giường cần kiểm tra.
-Phân bố ngang bằng: nnội = nngoại = nsản = nnhi = nchuyên khoa lẻ = 80/5= 16
Vậy số giường bệnh được chọn ở mỗi khoa là 16.
-Phân bố tỷ lệ:

nnội = 300. = 30, tương tự, nngoại = nsản = nchuyên khoa lẻ = 10; nnhi = 20.
Vậy số giường bệnh được chọn ở mỗi khoa là...

4. Ưu điểm và nhược điểm giữa nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu thuần tập tương
lai.
*Nghiên cứu bệnh chứng.
-Ưu điểm:
+Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém so với các nghiên cứu phân tích khác.
+Đặc biệt thích hợp với những bệnh có thời kỳ ủ bệnh kéo dài.
+Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm vì các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở
tình trạng bệnh.
+Có khả năng điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu tố căn nguyên và là bước khởi đầu cho việc
xác định các yếu tố phòng bệnh hay nguyên nhân của một bệnh mà ta còn biết rất ít.
-Nhược điểm:
+Không có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm, trừ khi nghiên cứu là rất lớn hay
phơi nhiễm phổ biến ở những người mắc bệnh.
+Không thể tính toán trực tiếp tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi
nhiễm trừ khi nghiên cứu dựa trên quần thể.
+Trong vài trường hợp, mối quan hệ về mặt thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh có thể xác
định được.
+Nhạy cảm với các sai số.
*Nghiên cứu thuần tập tương lai.
-Ưu điểm:
7

+Rất có giá trị và tối ưu khi nghiên cứu ảnh hưởng của các phơi nhiễm hiếm gặp.
+Cho phép người nghiên cứu xác định được cỡ mẫu thích hợp ở nhóm phơi nhiễm và không
phơi nhiễm.
+Có thể kiểm định ảnh hưởng nhiều mặt của một phơi nhiễm đến sự phát triển nhiều bệnh.
+Có thể làm sáng tỏ mối quan hệ về thời gian giữa phơi nhiễm và bệnh.
+Hạn chế được các sai số hệ thống trong khi xác định tình trạng phơi nhiễm.
+Cho phép tính trực tiếp tỷ lệ mắc mới bệnh ở cả 2 nhóm phơi nhiễm và không.
-Nhược điểm:
+Không có hiệu quả khi đánh giá các bệnh hiếm gặp, trừ khi quần thể nghiên cứu là rất lớn.
+Rất tốn kém về kinh tế và thời gian.
+Gía trị của kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất các đối tượng
nghiên cứu trong quá trình theo dõi.

5. Liệt kê các phương pháp thu thập số liệu thường dùng trong nghiên cứu khoa học, so
sánh giữa phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp (ưu, nhược điểm, áp
dụng).
*Các phương pháp thu thập số liệu thường dùng trong nghiên cứu khoa học.
-Phỏng vấn: dùng bộ câu hỏi, phiếu hỏi. Gồm phỏng vấn gián và trực tiếp.
-Quan sát, thăm khám, xét nghiệm, đo lường: dùng cảm quan, bảng kiểm, phiếu điền xét
nghiệm, bệnh án nghiên cứu, biểu mẫu, các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ cần thiết. Gồm có
quan sát trực và gián tiếp, quan sát ngụy trang và quan sát công khai.
-Hồi cứu sổ sách, báo cáo, hồ sơ bệnh án: thu thập thông tin có sẵn
dùng biểu mẫu thu thập, phiếu điền, khung số liệu.
*So sánh phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp
Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn gián tiếp
Tỷ lệ tham gia cao do dễ có điều kiện thuyết Tỷ lệ trả lời thường thấp.
phục.

Người phỏng vấn có thể giải thích thêm cho Người phỏng không thể giải thích cho đối
đối tượng nghiên cứu về câu hỏi. tượng nghiên cứu về câu hỏi nên dẫn đến
sai số.
Có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi điền Không thể kiểm tra trước khi điền, dẫn đến
vào phiếu. việc sẽ phải bổ sung lại thông tin, hoặc
thông tin không chính xác
Chi phí cao Chi phí thấp
8

Phải trả lời câu hỏi tại thời điểm nhất định, có Có thể suy nghĩ kĩ và trả lời lúc rảnh rỗi.
thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng.
Thích hợp cho những nghiên cứu có bộ câu Thích hợp với các nghiên cứu có câu hỏi
hỏi dài, phức tạp. đơn giản, ngắn gọn, vấn đề điều tra quá
nhạy cảm, riêng tư.
Có sai số do người phỏng vấn Không có sai số do người phỏng vấn
Phù hợp với đối tượng có trình độ văn hóa Không phù hợp với người có trình độ văn
khác nhau hóa thấp
Khó khăn trong việc phỏng vấn nhiều đối Có thể phỏng vấn với số lượng lớn
tượng do phải gặp mặt trực tiếp.

6. Phân loại biến số theo bản chất biến số và theo tương quan biến số. Cho ví dụ.
*Phân loại theo bản chất biến số
-Biến định lượng: là các biến có giá trị được biểu thị bằng các con số. Ví dụ: cân nặng, chiều
cao, huyết áp tâm thu...
+Biến liên tục: là biến có giá trị có thể là giá trị thập phân, biểu thị liên tục trên một trục số.
Ví dụ: Cân nặng, hàm lượng glucose trong máu...
+Biến rời rạc: là biến có giá trị là các số nguyên. Ví dụ: số bệnh nhân trong một khoa, số bác
sĩ trong một bệnh viện...
+Biến tỷ số: là biến có giá trị zero của biến là thực. Đây là biến có tất cả đặc tính của biến
khoảng chia nhưng zero là giá trị thực hay giá trị tuyệt đối. Ví dụ: biến cân nặng, khi cân
nặng bằng 0 tức là không có cân nặng.
+Biến khoảng chia: biến có giá trị zero không thực (do quy ước).
Ví dụ: nhiệt độ, khi nhiệt độ bằng 0 không phải là không có nhiệt độ mà là tại thời điểm nhiệt
độ là 0 độ C thì nước chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn.
-Biến định tính: là các biến có giá trị được biểu thị bằng các chữ và ký hiệu được sắp xếp vào
các nhóm khác nhau.
+Biến danh mục: là biến mà các nhóm không sắp xếp theo một trật tự nhất định. Ví dụ: nơi
sinh của bệnh nhân (Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng...)
+Biến thứ hạng: biến mà các loại, các nhóm của biến phải được sắp xếp theo một trật tự nhất
định. Ví dụ: tăng huyết áp độ 1, độ 2, độ 3...
+Biến nhị phân: biến có các giá trị chỉ phân thành 2 nhóm. Ví dụ: Bệnh có tuân thủ điều trị
không? Có hoặc không.
*Phân loại theo tương quan biến số
-Biến độc lập: là biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường có yếu tố mà người nghiên cứu
cho rằng có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang nghiên cứu. Trong y
9

học, biến này thường là các yếu tố nguy cơ trong mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: hút thuốc lá
có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
-Biến phụ thuộc: là biến số được sử dụng để mô tả đo lường vấn đề cần nghiên cứu. Nó
thường là các vấn đề sức khỏe cần khảo sát. Ví dụ: bướu cổ gây ra bởi tình trạng thiếu iod.
Biến độc lập hay biến phụ thuộc chỉ mang tính tương đối, phù hợp với bối cảnh của từng
nghiên cứu.

7. Phương pháp viết mục tiêu nghiên cứu? Cho ví dụ.


*Khái niệm của mục tiêu nghiên cứu: Là những gì người nghiên cứu mong muốn đạt được
sau khi hoàn thành nghiên cứu. Một đề tài có thể có một hoặc vài mục tiêu nghiên cứu tùy
theo và nhiệm vụ đặt ra, thường có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Không nhất thiết phải
có mục tiêu chung nhưng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, mục tiêu chung sẽ phù hợp với
các nghiên cứu phạm vi rộng, chương trình dự án.
*Tiêu chuẩn mục tiêu nghiên cứu
SMART: specific (cụ thể, rõ ràng), measurable (đo lường được), achievable (đạt được, khả
thi), reasonable (hợp lý, chấp nhận được), time (thời gian hoàn thành mục tiêu).
*Các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu phải liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: khi xây dựng mục tiêu phải dựa
vào phân tích vấn đề nghiên cứu, trách mục tiêu không liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-Mục tiêu phải bắt đầu bằng một động từ hành động có thể đo lường được như mô tả, so sánh,
đánh giá, xác định...
-Mục tiêu phải hợp lý khả thi: xem xét các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đứa ra
mục tiêu phù hợp với các điều kiện đó.
-Mục tiêu nghiên cứu phải cụ thể: Mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể, càng chi tiết thì càng dễ
thực hiện.
-Mục tiêu nghiên cứu phải bao phủ được mọi vấn đề của nghiên cứu.
*Ví dụ về mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài: “Thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023.
2. Đánh giá kết quả sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

8. Bảng kiểm là gì? Kĩ thuật xây dựng và áp dụng bảng kiểm trong thu thập số liệu?
*Bảng kiểm là một công cụ nghiên cứu mà nghiên cứu viên sử dụng để quan sát và/hoặc làm
theo với lịch trình cố định. Thường dùng trong các nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, đánh giá
kỹ năng thao tác của cán bộ y tế khi khám bệnh, làm thủ thuật...Khác với bộ câu hỏi, bảng
kiểm ghi lại những gì mà nghiên cứu viên quan sát được.
10

*Kỹ thuật xây dựng và áp dụng bảng kiểm trong thu thập số liệu
-Kỹ thuật xây dựng:
Phải đặt ra những câu hỏi tương tự khi xây dựng bộ câu hỏi.
+Chúng ta cần biết thông tin gì?
+Bảng kiểm có phải là công cụ phù hợp?
+Bảng kiểm sẽ được áp dụng cho đối tượng nào?
+Khi sử dụng bảng kiểm để quan sát có làm cho đối tượng lúng túng hoặc phản ứng không?
+Bảng kiểm để quan sát và ghi nhận có hay không thực hiện những thao tác theo quy định
hoặc có triệu chứng A hay không có triệu chứng A.
Cấu trúc bảng kiểm bao gồm: tên bảng kiểm, phần hành chính, nội dung ( nội dung quan sát
chính, thang đánh giá), kết luận, nhận xét của người quan sát.
-Áp dụng bảng kiểm trong thu thập số liệu:
+Trong nghiên cứu lâm sàng, nếu dùng bảng kiểm sẽ hạn chế các sai sót hoặc những sai sót
do tùy tiện trong nghiên cứu nhất là các nghiên cứu có nhiều người tham gia.
+Có thể nhận xét, đánh giá, kiểm tra được độ tin cậy hay mức độ đầy đủ các các thông tin thu
thập.
+Khi tiến hành một thủ thuật hay làm các xét nghiệm, bảng kiểm lại có ý nghĩa nhưn một quy
trình chuẩn để thực hiện mọi nơi, mọi lúc giống nhau. Điều này cũng dễ dàng cho người khác
theo dõi. Các thì trong ca phẫu thuật được ghi trên giấy để phẫu thuật viên, nghiên cứu viên
đọc trước rồi làm theo. Các bước trong một xét nghiệm...

9. Phương pháp trình bày số liệu bằng bảng. Cho ví dụ.


*Phương pháp trình bày số liệu bằng bảng:
-Cấu trúc của bảng:
+Tên bảng: thường được đặt phía trên bảng, cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ, chính xác
(cái gì, ở đâu, khi nào).
+Tiêu đề các cột: là tên các nhóm theo cột, biểu thị số liệu các biến phụ thuộc hay các biến
được giải thích.
+Tiêu đề của hàng: là tên các nhóm theo hàng, biểu thị các biến độc lập hoặc các biến được
giải thích.
+Thân bảng: là phần giao thao giữa cột và dòng, dùng để ghi số liệu cần trình bày, không bao
giờ có các dấu chỉ đơn vị đo.
+Chú thích bảng: các thuật ngữ viết tắt, mã hóa được ghi dưới bảng, cỡ chữ nhỏ hơn chữ
trình bày trong bảng.
+Nguồn số liệu: nếu số liệu trong bảng không phải là số liệu mới thu thập từ nghiên cứu thì
phải ghi rõ nguồn số liệu từ đâu.
11

-Các loại bảng:


+Bảng đơn: là bảng mà số liệu của một biến được trình bày theo một chiều với tổng của cột.
Có thể đầy đủ các đường kẻ dọc và kẻ ngang để phân chia các ô trong bảng, nhưng có thể
lược bớt kẻ dọc.
+Bảng chéo: là bảng có 2 hoặc trên 2 biến số được trình bày trong 1 bảng, có thể dùng để mô
tả và xem xét mối liên hệ giữa các biến đó.
+Bảng trống: có đầy đủ các phần của bảng nhưng chưa có số liệu, dùng trong giai đoạn thiết
lập đề cương nghiên cứu.
*Ví dụ:
Bảng 3.9. Khảo sát tác dụng không mong muốn của NSAIDs

Thời điểm dùng Trước khi dùng Sau khi dùng

Số Số
Tác dụng không % %
lượng lượng
mong muốn
Loét dạ dày- tá tràng

Tăng nguy cơ chảy máu

Suy thận

Men gan tăng

10. Khái niệm đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. các nguyên tắc và nội dung cơ bản
về chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là gì.
*Khái niệm đạo đức trong nghiên cứu y sinh học: Là các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo
đức áp dụng tong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cưu slaf con
người. Những nghiên cứu khoa học trong y sinh học mang lại các thành tựu, tiến bộ to lớn
với đối tượng nghiên cứu là con người với nhiều rủi ro cho đối tượng. Vì vậy các chuẩn mực
đạo đức cần được đặt ra và coi trọng.
*Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
-Tôn trọng con người: bao gồm tôn trọng quyền tự nguyện lựa chọn tham gia nghiên cứu của
đối tượng có đủ năng lực đưa ra việc tự quyết định, bảo vệ những đối tượng không có khả
năng tự quyết định, đối tượng bị phụ thuộc, dễ bị tổn thương. Đảm bảo đối tượng có quyền từ
chối tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu.
-Hướng thiện: tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa các điều gây hại, gây hại chỉ ở mức chấp
nhận được với lợi ích vượt trội. Điều này đòi hỏi thiết kế nghiên cứu hợp lý và người thực
hiện nghiên cứu phải có đủ năng lực chuyên môn, chú trọng bảo vệ đối tượng.
12

-Công bằng: phân bổ công bằng cả lợi ích và nguy cơ rủi ro cho những đối tượng tham gia
nghiên cứu, đối xử với mọi đối tượng nghiên cứu một cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo
đức
*Các nội dung cơ bản về chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
-Phải tuân theo các nguyên tắc khoa học và phải dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
và trên động vật một cách đầy đủ và phải dựa trên các kiến thức thấu đáo từ các tài liệu khoa
học.
-Thiết kế từng thử nghiệm trên con người phải được xây dựng và ghi rõ trong đề cương
nghiên cứu và phải được đánh giá bởi hội đồng độc lập.
-Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đầy đủ chuyên môn, trình độ,
giám sát bởi các chuyên gia y học.
-Bất cứ nghiên cứu sinh y học nào có đối tượng nghiên cứ là con người cũng cần đánh giá
cẩn thận cac nguy cơ có thể lường trước, so sánh với lợi ích, quan tâm đến lợi ích của đối
tượng nghiên cứu và khoa học xã hội.
-Quyền của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo toàn vẹn và luôn đặt lên hàng đầu.
-Sự chính xác của các nghiên cứu phải được đảm bảo.
-Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương
pháp, lợi ích và tác hại có thể xảy ra của nghiên cứu.
-Nếu đối tượng tham gia nghiên cứu trong tình trạng phụ vào bác sĩ, bác sĩ cần đặc biệt quan
tâm, không gây áp lực hay ép buộc đối tượng.
-Trong trường hợp đối tượng thiếu năng lực hành vi, việc thông tin và lấy chấp thuận phải
thông qua người có trách nhiệm pháp lý phù hợp.
-Các đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

11. Nghiên cứu mô tả là gì? Phân tích các đặc trưng mô tả trong nghiên cứu khoa học?
Cho ví dụ minh họa?
*Nghiên cứu mô tả là: thuộc loại hình nghiên cứu về hình thái xuất hiện bệnh, có liên quan
đến các biến số con người, không gian, thời gian
*Phân tích các đặc trưng mô tả trong nghiên cứu khoa học
-Con người: “Ai bị bệnh”
+Tuổi: là yếu tố quan trọng nhất vì liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của nhiều bệnh
và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
+Giới tính: nhiều bệnh có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giữa nam và nữ.
+Nhóm dân tộc, chủng tộc: sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của một số bệnh khác nhau
rõ rệt giữa các nhóm chủng tộc, dân tộc do các yếu tố như di truyền, môi trường, lối sống,
mức độ và chất lượng chăm sóc y tế.
13

+Tầng lớp xã hội: sự khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội góp phần quan trọng làm ảnh
hưởng đến sự phân bố của bệnh.
+Nghề nghiệp: tiếp xúc nghề nghiệp ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, sự phân bố khác nhau về
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thông qua các yếu tố như vật lý, hóa chất, tiếng ồn, sang chấn nghề
nghiệp...
+Tình trạng hôn nhân: có liên quan rõ rệt đến mức độ tử vong ở cả nam và nữ.
+Các đặc trưng về gia đình:
/ Số người trong gia đình: gia đình có nhiều thành viên và có kinh tế khó khăn sẽ có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của các thành viên đặc biệt là trẻ em.
/ Thứ tự sinh: có sự liên quan giữa thứ tự sinh và nhiều bệnh như hen phế quản, tâm thần
phân liệt, loét dạ dày...
/ Tuổi của cha mẹ: tuổi của cha mẹ khi có thai đóng vai trò quan trọng về bệnh căn của nhiều
dị dạng bẩm sinh điển hình là Down.
/ Mất bố, mẹ: khi gia đình thiếu vắng đi sự có mặt của bố, mẹ hoặc cả hai làm tăng rối loạn
tâm thần, lao, ý định tự tử, tai nạn,... ở trẻ em.
+Các đặc trưng khác về con người:
/ Nhóm máu: nhóm máu ABO có liên quan đến nhiều bệnh, ví dụ người nhóm máu O có
nguy cơ cao loét dạ dày tá tràng,...
/Tiếp xúc môi trường: các yếu tố môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến phân bố bệnh.
/ Cá tính con người: ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển của bệnh.
-Không gian: “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất”.
+Biên giới tự nhiên: với những điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau.
+Sự phân bố vùng hành chính: thuận tiện cho sự thống kê bệnh tật.
+Bản đồ các yếu tố môi trường và bản đồ điểm: trên một bản đồ sẽ bao gồm cả tần số mắc
bệnh mà các yếu tố môi trường như cung cấp nước, hướng gió, mạng lưới giao thông, các nhà
máy, xí nghiệp.
+Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn:
/Vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ ở thành phố là ô nhiễm không khí do các nhà máy công
nghiệp và các phương tiện giao thông thải ra và các tệ nạn xã hội như giết người, ma tuý, mại
dâm...
/Nông thôn: Những ảnh hưởng bất lợi như thất học, không có việc làm, suy dinh dưỡng, cung
cấp nước kém, tỷ lệ các bệnh đường tiêu hoá, các bệnh truyền từ động vật sang người:
than,...cao hơn thành phố.
+So sánh quốc tế: So sánh quốc tế về các chỉ số sức khoẻ, bệnh tật giúp chúng ta đánh giá
được kết quả các chương trình khống chế bệnh và cung cấp các thông tin về nguyên nhân gây
ra bệnh.
14

+Nghiên cứu người di cư: Để phân biệt vai trò của các yếu tố môi trường và di truyền.
-Thời gian: “Bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy ra”.
+Sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian: Đối với nhiều bệnh có thời kỳ ủ bệnh
ngắn, việc mô tả sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến các
nghiên cứu phân tích về một nguyên nhân gây bệnh nào đó.
+Tính chu kỳ:
/Chu kỳ nhiều năm: Dịch sởi, dịch cúm 2-3 năm/ lần.
/Tính theo mùa: Là thuộc tính của các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh nhiễu khuẩn đường hô
hấp: cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, thuỷ đậu... thường gặp về mùa đông. Các bệnh: tả, lỵ, thương
hàn, viêm gan A,... thường gặp về mùa hè.
+Xu thế của bệnh: Là sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh, tử vong trong một khoảng thời gian dài
nhiều năm, nhiều thập kỷ,...
*Ví dụ: Thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023.

II. BÀI TẬP

12. Cho 01 ví dụ về tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu mô tả cắt ngang. Xác định và tính
toán ra cỡ mẫu cụ thể và nêu cách chọn mẫu nghiên cứu này.
-Đề tài: “Thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023.
2. Đánh giá kết quả sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
-Tính toán cỡ mẫu cụ thể:
+Dựa vào công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỷ lệ

pq
n=¿ × 2
d

Trong đó:

n: là cỡ mẫu tối thiểu cần có

Z α : hệ số giới hạn tin cậy


1−
2

p: tỷ lệ ước lượng ở các nghiên cứu trước.

q = 1-p
15

d: độ chính xác mong muốn

+Với mức độ tin cậy là 95% , α= 0.05 ; Z1− α = 1.96


2

p: tỷ lệ ước lượng kết quả điều trị không có hiệu quả p= 0.36 (Dựa vào nghiên cứu của Tôn
Đức Quý năm 2013)

q = 1-p = 0.64 (Tỷ lệ ước lượng kết quả điều trị có hiệu quả).

d: sai số mong muốn (sai số ước lượng) thường lấy 0.05

0.64 ×(1−0.64 )
n = 1.962× = 245.86
0.062

Áp dụng công thức ta tính được n=245.86. Vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 246.

-Các chọn mẫu:

+Kỹ thật chọn mẫu : Chọn mẫu thuận tiện

+Tất cả bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp điều trị tại khoa Cơ-Xương-Khớp tại bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2023 đến khi chọn đủ ít nhất 246 bệnh nhân.

13. Nghiên cứu bệnh chứng là gì? Ý nghĩa của tỉ suất chênh (OR) trong nghiên cứu
bệnh chứng. Cho một ví dụ về nghiên cứu bệnh chứng (xác định nguồn chọn nhóm
bệnh, nguồn chọn nhóm chứng, vẽ sơ đồ thiết kế, lập bảng 2×2, tính toán và phiên giải
kết quả trong ví dụ này).
*Nghiên cứu bệnh chứng là phương pháp nghiên cứu quan sát, phân tích trong đó đối tượng
nghiên cứu được xếp thành hai nhóm là nhóm có bệnh được gọi là nhóm bệnh và nhóm
không có bệnh được gọi là nhóm chứng. Phương pháp dựa trên việc khai thác mức độ tiếp
xúc với yếu tố nguy cơ ở cả 2 nhóm trong quá khứ để so sánh sự khác biệt về mức độ phơi
nhiễm từ đó phiên giải về mối quan hệ nhân quả.

*Ý nghĩa của tỷ suất chênh OR: là tỷ số giữa chênh của phơi nhiễm trong nhóm bệnh và
chênh của phơi nhiễm trong nhóm chứng. OR có thể bằng 1, lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1 với
các ý nghĩa sau đây:

-Nếu OR > 1: yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh.

-Nếu OR=1: yếu tố nguy cơ không có liên quan đến bệnh.

-Nếu OR<1: yếu tố nguy cơ có tác dụng bảo vệ.


16

*Ví dụ: Nghiên cứu mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc lá của mẹ và tình trạng sinh non.

-Nguồn chọn nhóm bệnh, nhóm chứng: từ bệnh viện, nhóm bệnh là những bà mẹ và có con
sinh thiếu tháng được điều trị và chăm sóc tại khoa Nhi của bệnh viện còn nhóm chứng là
những bà mẹ có con không được điều trị do sinh non mà vì các bệnh khác.

-Sơ đồ thiết kế:


Mẹ có con bị sinh
Có hút thuốc lá non Nhóm bệnh

Không hút thuốc Mẹ có con không


Nhóm chứng
lá bị sinh non

Chủ động chọn các đối tượng là bà mẹ có con bị sinh non (nhóm bệnh) và các bà mẹ có con
bị các bệnh khác (nhóm chứng). Yếu tố nguy cơ là có hút thuốc lá và không hút thuốc lá sẽ
được khai thác sau khi đã chọn xong.
-Kết quả điều tra, lập bảng:
Bệnh Bệnh Chứng Tổng
Hút thuốc lá
Có 695 320 1015
Không 300 650 950
Tổng 995 970

= 4.7
Thấy OR>1 nên hút thuốc lá có liên quan đến phụ nữ sinh non.
Nguy cơ sinh non ở phụ nữ hút thuốc lá cao gấp 4.7 lần so với những người không hút thuốc.

14. Nghiên cứu thuần tập là gì? ý nghĩa của nguy cơ tương đối (RR) trong nghiên cứu
thuần tập. Cho một ví dụ về nghiên cứu thuần tập tương lai xuất phát từ hiện tại (vẽ sơ
đồ thiết kế, lập bảng 2 ×2, tính toán và giải thích các chỉ số trong ví dụ này).
*Nghiên cứu thuần tập là nghiên cứu quan sát phân tích trong đó một hay nhiều nhóm các
thể được chọn trên cơ sở có phơi nhiễm hoặc không phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ. Tại
thời điểm tình trạng phơi nhiễm được xác định, tất cả các đối tượng nghiên cứu chưa mắc
bệnh mà ta nghiên cứu, sau đó theo dõi trong một thời gian có thể dài ngắn khác nhau để
đánh giá sự xuất hiện của bệnh đó.
*Ý nghĩa của nguy cơ tương đối RR:
17

-RR=1: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh.


-RR>1: có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở nhóm có phơi
nhiễm.
-RR<1: kết hợp đảo ngược, nguy cơ mắc bệnh giảm ở nhóm có phơi nhiễm.
*Ví dụ:
-Sơ đồ nghiên cứu thuần tập tương lai: Mối liên quan giữa viêm đường tiết niệu và uống
thuốc tránh thai ở phụ nữ.

Nhóm chủ cứu Có uống thuốc Viêm đường tiết


tránh thai niệu

Nhóm đối chứng Không uống Không viêm


thuốc tránh thai đường tiết niệu

Chủ động chọn vào nghiên cứu cả 2 nhóm bao gồm các phụ nữ có uống thuốc tránh thai và
không uống thuốc tránh thai, họ chưa bị mắc viêm đường tiết niệu. Tiếp tục theo dõi chờ đợi
để đánh giá mối liên quan trong tương lai.
-Bảng:
Viêm ĐTN Có Không Tổng
Uống TTT
Có 27 455 482
Không 77 1831 1908
Tổng 104 2286 2390

-Tính toán và phiên giải kết quả:

+Nguy cơ tương đối: RR= trong đó: CIe là tỷ lệ mới mắc của nhóm phơi nhiễm, CIo là
tỷ lệ mắc mới ở nhóm không phơi nhiễm.
Ta có:

1,4 >1.
Nguy cơ viêm đường tiết niệu ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai cao gấp 1,4 lần so với
những phụ nữ không uống thuốc tránh thai.
18

+Nguy cơ quy thuộc: AR= CIe – CIo = - , trong đó: CIe là tỷ lệ mới mắc của
nhóm phơi nhiễm, CIo là tỷ lệ mắc mới ở nhóm không phơi nhiễm.

AR= = 0, 01556 =
Nguy cơ tăng cao nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở những phụ nữ có uống thuốc tránh thai là
1566/100000.
+Nguy cơ quy thuộc phần trăm (AR%)

AR%= , trong đó AR là nguy cơ quy thuộc, Ie là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm phơi


nhiễm.

AR% = = 27, 96%


Nếu thuốc tránh thai gây nhiễm khuẩn tiết niệu, khoảng 27,96% nhiễm khuẩn tiết niệu ở
những phụ nữ tránh thai có thể là do uống thuốc tránh thai.
+Nguy cơ quy thuộc quần thể (PAR)

PAR= IT-Io = , trong đó IT là tỷ lệ bệnh của quần thể, Io là tỷ lệ mắc bệnh


ở nhóm không phơi nhiễm.

PAR = =
Nếu ngừng uống thuốc tránh thai, tỷ lệ mới mắc nhiễm khuẩn tiết niệu hàng năm ở phụ nữ sẽ
giảm xuống 316/100000.
+Nguy cơ quy thuốc quần thể phần trăm (PAR%)

PAR% = = =7,3%
Nếu thuốc tránh thai nhiễm khuẩn tiết niệu, khoảng 7,3% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết
niệu trong quần thể nghiên cứu có thể phòng được nếu ngừng uống thuốc tránh thai.

15. So sánh ưu điểm, nhược điểm, cách áp dụng giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở, cho ví
dụ.
*Ưu, nhược điểm của câu hỏi đóng
- Ưu điểm
+ Tập trung được số liệu, phù hợp với nội dung nghiên cứu.
+ Dễ sử dụng và triển khai cho người nghiên cứu.
19

+ Đối tượng dễ trả lời.


+Kết quả cho một dạng đồng nhất, dễ mã hóa và phân tích.
+ Tiết kiệm được nguồn lực.
- Nhược điểm
+ Thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.
+ Danh sách câu trả lời có thể không phù hợp với ý định của người trả lời vì toàn bộ câu trả
lời có thể không tương tự như điều người trả lời định diễn tả.
+ Đối tượng đôi khi trả lời không chính xác (khoanh bừa).
*Ưu, nhược điểm của câu hỏi mở
-Ưu điểm:
+ Cho phép người trả lời diễn đạt theo kiểu riêng của mình và vì vậy sẽ không bị tác động bởi
người nghiên cứu. Điều này có thể dẫn tới sự thật trong câu trả lời hơn.
+ Câu hỏi mở không giới hạn người trả lời vào những câu trả lời đặc biệt. Trong các nghiên
cứu về thái độ, tâm lý và sức khỏe, người trả lời có nhiều cơ hội để phát biểu cởi mở và chi
tiết, tỉ mi về những điều quan trọng đối với họ và họ cảm nhận thế nào về vấn đề riêng của
mình.
- Nhược điểm:
+ Câu trả lời thường rất dài nên người phỏng vấn sẽ mất nhiều thời gian để ghi chép và đôi
khi người trả lời nói về những vấn đề không liên quan nên người phỏng vấn phải biết lái câu
chuyện trở về đề tài quan tâm.
+ Câu hỏi mở thường khó phân tích, mỗi người trả lời lại dùng từ ngữ riêng, theo cách diễn
đạt riêng, đưa ra nhiều thông tin về nhiều khía cạnh không tương ứng. Người trả lời cũng có
thể đưa ra những thông tin khó hiểu và khó phân tích.
+ Tốn kém thời gian, nguồn lực.
*Ví dụ
-Câu hỏi đóng:
Anh (chị) có bị viêm loét dạ dày tá tràng sau khi sử dụng NSAIDs không?
Anh (chị) có tiền sử dị ứng với Diclofenac không?
-Câu hỏi mở:
Anh (chị) có tiền sử bệnh lý mãn tính nào?
Theo anh (chị), những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ?
20

16. Độ lệch chuẩn hàm lượng axit uric trong huyết thanh ở nam giới khỏe mạnh được
chỉ ra trong một nghiên cứu trước đó là 1,03 mg/100ml. Một người điều tra cũng muốn
xác định hàm lượng này trong một quần thể nam giới khác và đã đến hỏi ý kiến bạn.
a. Viết công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước lượng một giá trị trung bình sử
dụng sai số tuyệt đối và giải thích các thành phần tham số trong công thức này?
Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước lượng một giá trị trung bình sử dụng sai số
tuyệt đối.

trong đó
n: cỡ mẫu tối thiểu cần có.

: độ lệch chuẩn (lấy từ nghiên cứu trước đây hoặc nghiên cứu thử).

: hệ số giới hạn tin cậy tính dựa trên mức ý nghĩa thống kê.
d: độ chính xác mong muốn hay mức sai số tuyệt đối chấp nhận.
b. Hãy tính giúp cỡ mẫu cho nghiên cứu này nếu như người điều tra 95% tin tưởng
rằng kết quả nghiên cứu của anh ta chỉ được sai lệch so với kết quả thực của quần thể
nghiên cứu không quá ± 0,2mg/ 100ml.

Ta có: = 101,88
Vậy cần điều tra tối thiểu 102 người.
c. Hãy xem xét cỡ mẫu sẽ tăng hay giảm nếu:
- Người điều tra muốn mức tin cậy là 99% (các thông số khác không đổi).

Với = 0,01, tra bảng ta có

n= 175.99
Vậy cần điều tra ít nhất 176 người.
- Người điều tra muốn sự khác biệt với kết quả thực của quần thể nghiên cứu không
quá ± 0,3mg/ 100ml (các thông số khác không đổi).

45.28
Vậy cần điều tra ít nhất 46 người.
- Độ lệch chuẩn từ nghiên cứu trước là 2,0 mg/ 100ml (các thông số khác không đổi).
21

170.74. Vậy cần điều tra ít nhất 171 người.

17. Một nhà quản lý bệnh viện muốn ước lượng tiền thuốc chi phí hàng ngày tính cho
một giường bệnh. Bệnh viện có 800 giường, gồm khoa nội (300 giường), khoa ngoại (100
giường), khoa sản (100 giường), khoa nhi (200 giường và các chuyên khoa lẻ còn lại (100
giường). Để có nhận định chung cho toàn viện đồng thời lại có sự so sánh giữa các khoa
trong viện, nhà nghiên cứu quyết định sử dụng kiểu lấy mẫu phân tầng theo đơn vị
khoa điều trị với cỡ mẫu 80 giường cần kiểm tra. Hãy tiến hành kỹ thuật phân tầng
ngang bằng và phân tầng theo tỷ lệ để chọn số giường cần điều tra cho mỗi khoa? Ưu
nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu trên.
*Công thức tính:

Phân bố ngang bằng: = ;

Phân bố tỷ lệ: = .
Trong đó:
L là số tầng,
Nh là kích thước quần thể ở tầng h,
n là cỡ mẫu nghiên cứu,
nh là cỡ mẫu cần lấy ở mỗi tầng h,
N là kích thước của quần thể.
Ta có:
-Phân bố ngang bằng: nnội = nngoại = nsản = nnhi = nchuyên khoa lẻ = 80/5= 16
Vậy số giường bệnh được chọn ở mỗi khoa là 16.
-Phân bố tỷ lệ:

nnội = 300. = 30, tương tự, nngoại = nsản = nchuyên khoa lẻ = 10; nnhi = 20.
Vậy số giường bệnh được chọn ở mỗi khoa lần lượt là khoa nội 30 giường, khoa nhi 20
giường, các khoa ngoại, sản và chuyên khoa lẻ mỗi khoa 10 giường.
*Ưu nhược điểm của kỹ thuật chọn mẫu trên.
-Ưu điểm: giá thành thấp, chính xác hơn các mẫu khác nếu các đặc trưng nghiên cứu là đồng
nhất, có cả thông tin trên từng tầng lẫn cả thông tin các tầng.
-Nhược điểm: Cũng như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, phải liệt kê danh sách tất cả các cá thể ở
mỗi tầng và được gắn số ngẫn nhiên. Điều đó thường khó thực hiện trong thực tế.
22

18. Một nghiên cứu thuần tập tương lai về mối liên quan giữa uống rượu bia và mắc
bệnh viêm loét dạ dày được thực hiện trên 1000 nam giới. Số cá thể nhóm phơi nhiễm là
318 người uống rượu bia, trong đó có 173 người mắc viêm loét dạ dày. Nhóm không
uống rượu bia có 608 người không bị viêm loét dạ dày.
a. Hãy lập bảng 2×2, xác định nguy cơ tương đối trong mối liên quan giữa uống rượu
bia và viêm loét dạ dày?

*Bảng
VLDDTT Có Không Tổng
Uống
rượu bia
Có 173 145 318
Không 74 608 682
Tổng 247 753 1000

*Nguy cơ tương đối: RR= = 5,01


Ta thấy RR>1, tương quan dương tính. Nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở người
uống rượu bia cao gấp 5.01 lần so với những người không uống rượu bia.
b. Hãy kiểm định giả thiết để xác định ý nghĩa thống kê của mối liên quan trên? (cho
trước  =0,05; 2(0,05) =3,84)
-Giả thuyết:
Ho: Tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày ở hai nhóm uống rượu và không uống rượu là như nhau.
Ha: Tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày ở hai nhóm uống rượu và không uống rượu là không giống
nhau.
- =0.05

-Test thống kê: , trong đó O là tần số quan sát của từng ô, E


là tần số mong đợi của từng ô được tính bằng công thức E= (tổng cột x tổng hàng)/tổng
chung.
-Vùng suy xét: để xác định được vùng suy xét của test khi bình phương, cần có độ tự do df và
độ tin cậy.
df = (2-1) x (2-1) = 1, =0.05, tra bảng 2(0,05) =3,84.
23

-Ta có:

-Thấy (221.18>3.84) nên p <0.05. Vậy bác bỏ Ho và chấp nhận Ha.

RR= = 5,01
Vậy những người uống rượu bia có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng cao gấp 5,01 lần
so với những người không uống rượu bia. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

19. Trong nghiên cứu bệnh chứng tìm hiểu mối liên quan giữa viêm đường tiết niệu và
dùng viên tránh thai, người ta chọn 100 phụ nữ bị viêm đường tiết niệu làm nhóm bệnh
và 100 phụ nữ không bị viêm đường tiết niệu làm nhóm chứng. Tất cả các cá thể ở 2
nhóm được hỏi về quá khứ có dùng thuốc tránh thai hay không? ở nhóm bệnh 20 phụ
nữ trả lời có dùng thuốc tránh thai trong quá khứ và ở nhóm chứng 10 phụ nữ trả lời có
dùng thuốc tránh thai trong quá khứ.
a. Hãy lập bảng 2×2, xác định tỷ suất chênh trong mối liên quan giữa dùng thuốc tránh
thai và viêm đường tiết niệu?
*Bảng
Viêm ĐTN Có Không Tổng
Uống TTT
Có 20 10 30
Không 80 90 170
Tổng 100 100 200

*Tỷ suất chênh:


Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu gấp 2.25 lần so với
những phụ nữ không dùng thuốc tránh thai.
b. Hãy kiểm định giả thiết để xác định ý nghĩa thống kê của mối liên quan trên? (cho
trước  =0,05; 2(0,05) =3,84)
-Giả thuyết:
Ho: Tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở hai nhóm uống thuốc tránh thai và không uống thuốc
tránh thai là như nhau.
Ha: Tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở hai nhóm uống thuốc tránh thai và không uống thuốc
tránh thai là không giống nhau.
- =0.05
24

-Test thống kê: trong đó O là tần số quan sát của từng ô, E là


tần số mong đợi của từng ô được tính bằng công thức E= (tổng cột x tổng hàng)/tổng chung.
-Vùng suy xét: để xác định được vùng suy xét của test khi bình phương, cần có độ tự do df và
độ tin cậy.
df = (2-1) x (2-1) = 1, =0.05, tra bảng 2(0,05) =3,84.

-Ta có:

-Thấy (4.76>3.84) nên p <0.05. Vậy bác bỏ Ho và chấp nhận Ha.

Vậy những phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao gấp 2.25
lần so với những phụ nữ không uống thuốc tránh thai. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p <0.05.

20. Người ta tiến hành cân nặng trẻ sơ sinh ở 2 nhóm bà mẹ: Nhóm bà mẹ có hút thuốc
lá, tiến hành cân nặng cho 60 trẻ và cho cân nặng trung bình là 3,2kg và độ lệch chuẩn
là 0,5kg; Ở nhóm bà mẹ không hút thuốc lá, tiến hành cân nặng cho 55 trẻ, cho cân
nặng trung bình là 3,4kg và độ lệch chuẩn là 0,7kg. Hỏi cân nặng sơ sinh trung bình của
trẻ là con các bà mẹ không hút thuốc lá có thực sự cao hơn cân nặng sơ sinh trung bình
của trẻ là con các bà mẹ hút thuốc lá hay không? (cho trước  =0,05; t 0,05 = 1,96)
Nhóm bà mẹ Số trẻ trong nhóm Cân nặng trung bình Độ lệch chuẩn
Có hút thuốc 60 3.2 0.5
Không hút thuốc 55 3.4 0.7
-Giả thuyết:
Ho: Cân nặng trung bình của trẻ là con các bà mẹ ở hai nhóm bà mẹ có hút thuốc và không
hút thuốc là như nhau.
Ha: Cân nặng trung bình của trẻ là con các bà mẹ ở hai nhóm bà mẹ có hút thuốc và không
hút thuốc là không giống nhau.
- =0.05

-Test thống kê:


-Vùng suy xét: để xác định được vùng suy xét của test khi bình phương, cần có độ tự do df và
độ tin cậy.
25

df=n1 + n2 -2 =60 + 55 – 2 = 113, =0.05 có t 0,05 = 1.96.

-Ta có:
-Thấy t tính toán nhỏ hơn t tra bảng (1.75<1.96) nên p >0.05. Vậy chấp nhận Ho và bác bỏ
Ha.
Vậy cân nặng sơ sinh trung bình của trẻ sơ sinh là con của các bà mẹ không hút thuốc lá
không cao hơn cân nặng sơ sinh trung bình của trẻ là con các bà mẹ hút thuốc lá, với p>0.05.

You might also like