You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THUỐC KHÁNG SINH


VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN


MÃ SINH VIÊN: A43087
CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS

1
HÀ NỘI – 2022

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG
SINH 4

1.1. Lịch sử về kháng sinh...........................................................................................................4

1.2. Phân loại kháng sinh............................................................................................................5

1.2.1. Phân loại dựa vào mức độ tác dụng..............................................................................5

1.2.2. Phân loại dựa vào phổ tác dụng kháng sinh.................................................................5

CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ..........................7

2.1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.....................................................................7

2.2. Lựa chọn kháng sinh............................................................................................................7

2.2.1. Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân...............................................................7

2.2.2. Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn..............................................................8

3
DANH MỤC MINH HỌA

Hình 1.1. Lịch sử phát triển của các loại thuốc kháng sinh 6

Hình 1.2 .Một số nhóm kháng sinh 8

Bảng 2.1. Sử dụng kháng sinh cho trẻ em dưới 3 tuổi 10

4
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẠI CƯƠNG
VỀ KHÁNG SINH

1.1. Lịch sử về kháng sinh


Khi cơ thể đang bị vi sinh vật gây bệnh tấn công mạnh thì cần sử dụng ngay các
biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là sử dụng
chất kháng sinh thích hợp với liều lượng đúng theo chỉ dẫn. Vậy kháng sinh là gì? Có các
nhóm kháng sinh nào và cơ chế hoạt động của chúng ra sao?
 Năm 1929, giáo sư Fleming đã đem phát hiện penicillin của mình ra công bố và
cho biết chưa thể chiết tách được penicilin từ nấm Penicillin.
 Năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại học
Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey đề nghị hợp tác với ông
thực hiện công trình nghiên cứu về penicilin và họ đã thử nghiệm thành công
penicillin trên chuột vào năm 1940.
 Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicillin ưu việt nhất là chủng
Penicillin Chrysogenium, chế ra loại penicillin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần
penicillin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928.
 Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với bước tiến lớn trong khoa học kỹ thuật,
nhiều loại thuốc kháng sinh đã lần lượt được tạo ra và phát triển mạnh mẽ. Chính
penicilin đã hối thúc các nhà khoa học lao vào nghiên cứu, khám phá ra các loại
thuốc kháng sinh mới. Họ không sợ vất vả hay nguy hiểm để tìm chọn các loại
khuẩn mới từ những nơi dơ bẩn nhất như trong đất mùn, nước cống rãnh hôi thối
và đống rác sinh hoạt đã bốc mùi… bởi họ cho rằng càng ở những nơi như vậy
thì mới càng có nhiều loại khuẩn ký sinh và việc thu thập hay chọn lựa mới mang
lại nhiều hiệu quả. Khi đó có thể được gọi là đã mở ra một “cơn sốt” tìm thuốc
kháng sinh trong đống rác trên toàn thế giới, chủ yếu lúc bấy giờ là tại phương
Tây. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều loại thuốc kháng sinh đã ra
đời, đáng kể đó là streptomycin, neomycin, erythromycin….
 Từ thập niên 60 của thế kỷ trước tới nay, nhiều công trình nghiên cứu thuốc
kháng sinh phát triển theo chiều sâu. Chloromycetin (pasaxin) là loại thuốc
kháng sinh đầu tiên dùng phương pháp tổng hợp hóa học bào chế nên. Từ thập
niên 80 của thế kỷ trước, các công trình nghiên cứu bào chế kháng sinh đã có
nhiều bước tiến vượt bậc và đã đưa vào sử dụng loại thuốc kháng sinh đa năng
mới bằng phương pháp bán tổng hợp là cephalosperin (cynnematin). Hằng năm,
5
số lượng các thuốc kháng sinh mới được đưa ra thị trường lên đến hàng chục và
tính đến nay số loại kháng sinh có thể đến hàng ngàn. Ước tính đến nay, con
người biết được khoảng 8000 loại kháng sinh, trong đó khoảng 100 loại được sử
dụng trong y học.

Hình 1.1. Lịch sử phát triển của các loại thuốc kháng sinh
1.2. Phân loại kháng sinh
1.2.1. Phân loại dựa vào mức độ tác dụng
 Thuốc kháng sinh diệt khuẩn (bactericidial antibiotics):
 Gồm những kháng sinh có cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào, sinh
tổng hợp DNA và RNA giải phóng men autolyze;
 Vi khuẩn tự phân giải: Nhóm lactamin gồm các loại penicillin và các thuốc
thuộc nhóm cephalosporin, nhóm aminoglucozid (streptomycin, neomycin,
kanamycin, gentamycin, framomycin).
 Thuốc kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic antibiotics):
 Gồm các thuốc ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào
các enzym hay các ribosome 30s, 50s và 70s;
 Các thuốc Sulphamid teracillin, chloramphenicol, erythromycin, novobiocin,
các thuốc được phối hợp giữa sulphamid với trimethorpim theo tỷ lệ 5/1 và
tiamulin.

6
1.2.2. Phân loại dựa vào phổ tác dụng kháng sinh
Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng một nhóm vi khuẩn nào đó: Penicillin tác
dụng lên vi khuẩn Gr+, streptomycin tác dụng lên vi khuẩn Gr-.
 Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng có tác dụng với cả vi khuẩn Gr+,
Gr-, Ricketsiea, virus cỡ lớn, đơn bào: chloramphenicol, tetracillin.
 Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít được hấp thụ ở đường
tiêu hóa. Thuốc thuộc nhóm này thường độc, bao gồm các thuốc có tác dụng với
vi khuẩn Gr-.
 Nhóm kháng sinh chống nấm như: nystatin, grycefulvin, ampoterytin – B.

7
Hình 1.2 .Một số nhóm kháng sinh

8
CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ

2.1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn


 Các tác nhân gây bệnh cho người có thể là virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật hoặc ký
sinh vật (giun, sán…). Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn,
rất ít kháng sinh có tác dụng với virus, nấm gây bệnh, sinh vật đơn bào.
 Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định; do
đó, trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện
các bước như:
 Thăm khám lâm sàng: Bao gồm việc đo nhiệt độ, phỏng vấn và khám cho
bệnh nhân. Đây là bước quan trọng nhất và phải làm trong mọi trường hợp;
 Vì sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn nên việc đo nhiệt độ góp phần
quan trọng để khẳng định có nhiễm khuẩn hay không;
 Phỏng vấn bệnh nhân giúp cho thầy thuốc dự đoán được tác nhân gây bệnh
qua đường thâm nhập của vi khuẩn.
2.2. Lựa chọn kháng sinh
Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh, theo cơ địa bệnh nhân,
theo vị trí nhiễm khuẩn và đúng thời gian quy định.
2.2.1. Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân
 Những khác biệt về sinh lý như:
 Ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc ở phụ nữ có thai… đều có ảnh hưởng đến dược
động học của kháng sinh;
 Những thay đổi bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng, làm
giảm rõ rệt chuyển hóa và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng
độ kháng sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ của kháng sinh.

 Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng rất cao, do đó
những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì cần đặc biệt chú ý.
 Kháng sinh với trẻ em: Các kháng sinh phải chống chỉ định với trẻ em không
nhiều nhưng hầu hết đều phải hiệu chỉnh lại liều theo lứa tuổi.

9
Kháng sinh Trẻ sơ sinh đẻ Trẻ sơ sinh đủ 1 tuổi – 3 tuổi Tỷ lệ dị ứng
non tháng

Aminosid + + + 0.002%

Beta-lactamin + + + 0.001%

Oxacilin và 0 0 +
0.012%
dẫn xuất

Colistin + + + 0.011%

Co-trimoxazol 0 0 + 0.002%

Cylin 0 0 0 0.015%
Bảng 2.1. Sử dụng kháng sinh cho trẻ em dưới 3 tuổi

 Rất nhiều loại thuốc có thể gây dị ứng nhưng thuốc kháng sinh đứng hàng đầu về
dị ứng thuốc. Thống kê của Tổ chức y tế Thế giới ở 17 nước cho thấy dị ứng với
kháng sinh là nhiều nhất.
2.2.2. Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn
 Để đạt được hiệu quả điều trị thì kháng sinh phải có các đặc tính như : Có hoạt
lực cao với vi khuẩn gây bệnh, thấm tốt vào tổ chức nhiễm bệnh.

10
 Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng chọn được kháng sinh đạt được cả
hai đặc tính trên.
 Để điều trị thành công thì kháng sinh phải thấm vào được nơi nhiễm khuẩn, như
vậy người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của thuốc mới
có thể chọn được kháng sinh thích hợp.

11

You might also like