You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HK2 – LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8 – NH 23 - 24

A. TRẮC NGHIỆM
I. Địa lý
Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu nhóm đất chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Nhóm đất nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit. B. Đất phù sa. C. Đất mùn núi cao. D. Đất mặn ven biển.
Câu 3: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất
nào?
A. Đất phù sa. B. Đất feralit. C. Đất xám. D. Đất badan.
Câu 4: Khó khăn nào chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta?
A. Đất dễ bị ngập úng. B. Đất chua, nhiễm phèn.
C. Đất dễ bị xói mòn, rửa trôi. D. Đất dễ bị xâm nhập mặn.
Câu 5: Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?
A. Phù sa. B. Feralit. C. Đất mặn. D. Đất xám.
Câu 6: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở vùng nào?
A. Vùng núi cao. B. Vùng đồi núi thấp. C. Các cao nguyên. D. Các đồng bằng.
Câu 7: Đất badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 8: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nguyên nhân nào sau
đây?
A. Nạn phá rừng. B. Lượng mưa lớn. C. Cháy rừng. D. Khai khoáng.
Câu 9: Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?
A. Đồng bằng, đồi núi. B. Cửa sông, ven biển.
C. Hải đảo, trung du. D. Cao nguyên, các đảo.
Câu 10: Đâu là việc không nên làm để chống thoái hóa đất?
A. Bảo vệ rừng và trồng rừng. B. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
C. Xây dựng công trình thủy lợi. D. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn.
Câu 11: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
B. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
C. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
D. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái.
Câu 12: Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn
nhất?
A. Rừng kín thường xanh. B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng ôn đới trên núi. D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.
Câu 13: Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?
A. Hệ sinh thái. B. Phạm vi phân bố. C. Nguồn gen. D. Số lượng cá thể.
Câu 14: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái nào?
A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn. B. Hệ sinh thái nông nghiệp.
C. Hệ sinh thái rừng tre nứa. D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
1
Câu 15: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Trung du. B. Đồng bằng. C. Cao nguyên. D. Miền núi.
II. Lịch sử
Câu 1: Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào đã tạo tiền đề cho sự phát triển của kĩ thuật trên
nhiều lĩnh vực khác nhau trong các thế kỉ XVIII – XIX?
A. Động cơ hơi nước và đường sắt. B. Động cơ hơi nước và thuyết tiến hoá.
C. Động cơ hơi nước và luyện kim. D. Động cơ hơi nước và điện.
Câu 2: Đâu là thành tựu khoa học của thế kỉ XVIII - XIX?
A. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. B. Chuỗi phản ứng phân hạch.
C. Công nghệ mổ gan khô. D. Nhân bản vô tính.
Câu 3: Vì sao Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc trong thế kỉ
XIX?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và giàu khoáng sản hiếm.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và giàu tài nguyên.
C. Giàu nguyên liệu thô và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Giàu nguyên liệu thô và nhiều dầu mỏ.
Câu 4: Thực dân Anh lấy cớ gì để gây nên cuộc Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) với
Trung Quốc?
A. Thuốc phiện bị triều đình nhà Thanh đánh thuế quá cao.
B. Triều đình nhà Thanh ngăn cấm buôn bán thuốc phiện.
C. Thuốc phiện bị triều đình nhà Thanh cho quốc hữu hoá.
D. Triều đình nhà Thanh không mua thuốc phiện từ thực dân Anh.
Câu 5: Điều gì đã cản trở Nhật Bản trên con đường phát triển thành một nước văn minh
trong thế kỉ XIX?
A. Giai cấp tư sản Nhật Bản chưa đủ lớn mạnh.
B. Sự tồn tại của chính quyền Mạc phủ Tokugawa.
C. Nhật Bản là một quốc gia bảo thủ, chậm học hỏi.
D. Chính quyền Nhật Bản cho rằng không cần canh tân đất nước.
Câu 6: Nhật Bản tiến hành cải cách canh tân đất nước dưới thời kì trị vì của Thiên hoàng nào
(thế kỉ XIX)?
A. Thiên hoàng Minh Trị.
B. Thiên hoàng Chiêu Hoà.
C. Thiên hoàng Hoàn Vũ.
D. Thiên hoàng Đại Chính.
Câu 7: Nước Anh dần thôn tín Ấn Độ bắt đầu bằng phương cách nào (XVII – XVIII – XIX)?
A. Hoạt động quân sự.
B. Công ty Đông Ấn.
C. Hoạt động ngoại giao.
D. Mua bán nô lệ.
Câu 8: Từ sau năm 1858, Ấn Độ trở thành thuộc địa của quốc gia nào?
A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mỹ.
Câu 9: Quốc gia nào ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước phương Tây?
A. Mianma. B. Philipin. C. Indonexia. D. Thái Lan.
2
Câu 10: Triều Nguyễn ra đời trên cơ sở đánh bại triều đại nào?
A. Tây Sơn. B. Lê trung hưng. C. Hậu Lê. D. Lê sơ.
Câu 11: Nhà Nguyễn chọn nơi nào làm kinh đô?
A. Phú Xuân (Thừa Thiên Huế). B. Thăng Long (Hà Nội).
C. Phượng hoàng trung đô (Đà Nẵng). D. Gia Định (Sài Gòn).
Câu 12: Ai là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn?
A. Nguyễn Phúc Chu. B. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Quang Toản. D. Nguyễn Phúc
Ánh.
Câu 13: Biển Đông có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được chạm khắc trên hiện vật
nào dưới triều Nguyễn?
A. Nghi môn. B. Bửu táng. C. Thái miếu. D. Cửu Đỉnh.
Câu 14: Những thành tựu khoa học – kĩ thuật đã có tác động như thế nào đối với xã hội con
người trong các thế kỉ XVIII – XIX?
A. Đưa con người bước vào thời đại văn minh công nghiệp.
B. Đem lại những hiểu biết sâu sắc về thế giới.
C. Tây Âu trở nên thịnh vượng và giàu có.
D. Thúc đẩy sự phát triển của giai cấp tư sản.
Câu 15: Đặc điểm nào cho thấy sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản trong cuối
thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Giai cấp công nhân ra đời. B. Chạy đua công nghệ cao.
C. Tăng cường giáo dục phương Tây. D. Các công ty độc quyền xuất hiện.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây để hiểu rõ về tình hình chính trị triều Nguyễn nửa đầu
thế kỉ XIX
a. Triều Nguyễn đã thống nhất đất nước trên những phương diện nào?
- Nhà Nguyễn đã thống nhất đất nước trên cả mặt lãnh thổ và nhà nước.
b. Triều Nguyễn xây dựng nhà nước mới theo thể chế nào?
- Nhà Nguyễn xây dựng đất nước theo thể chế quân chủ trung ương tập quyền.
Câu 2. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây để hiểu rõ về tình hình kinh tế, xã hội triều Nguyễn nửa
đầu thế kỉ XIX
a. Điều gì đã cản trợ hoạt động thương nghiệp dưới triều Nguyễn?
- Hệ thống thuế khoá khá nặng đã cản trở hoạt động thương nghiệp.
b. Sự khủng hoảng của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX minh chứng thông qua điều gì?
- Trong nửa đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn liên tục đối mặt với hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông
dân.
Câu 3. Bằng những bằng chứng lịch sử, chứng minh nhà Nguyễn đã tiếp tục thực thi chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà Nguyễn tiếp tục quản lí và khẳng định chủ quyền ở vùng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa:
- Dưới thời vua Gia Long, Hải đội Hoàng Sa tái lập trở lại. Tiến hành xem xét, đo đạc thuỷ trình.
3
- Việc thực thi chủ quyền dưới thời vua Gia Long đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa không có sự tranh chấp nào.
- Từ thời vua Minh Mạng, các vùng biển, cửa biển quan trọng còn được khắc trên Cửu đỉnh.
Câu 4. Hãy lựa chọn và giới thiệu sơ nét về một thành tựu khoa học – kĩ thuật mà em cho rằng
nó có tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người trong thế kỉ XIX – XX và
ngày nay.
Yêu cầu:
- Giới thiệu được tên thành tựu.
- Giới thiệu được người tìm ra/sáng chế.
- Thành tựu tác động như thế nào đến đời sống, nhận thức của con người.
Gợi ý:
- Phản xạ có điều kiện lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là
Ivan Pavlov.
- Ý nghĩa đối với cuộc sống và nhận thức con người: Phản xạ có điều kiện giúp con người trong
quá trình học tập, rèn luyện những thói quen, những tập quán tốt, nếp sống văn hoá, văn minh.
ĐỊA LÝ
Câu 1. Ở nước ta, đất feralit chiếm diện tích lớn nhất trong đất tự nhiên. Hãy:
a. Trình bày sự phân bố của nhóm đất feralit.
Phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:
- Đất feralit hình thành trên đá badan: tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Đất feralit hình thành trên đá vôi: chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
- Đất feralit hình thành trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp ở vùng đồi núi thấp.
b. Nêu giá trị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của nhóm đất feralit ở nước ta.
Giá trị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: trồng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hằng
năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn, …
Câu 2. Trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, thủy
sản của nhóm đất phù sa ở nước ta.
- Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven
biển miền Trung.
- Giá trị sử dụng:
+ Đối với sản xuất nông nghiệp: thích hợp trồng lúa và cây lương thực, cây công nghiệp hàng
năm, rau màu,…
+ Đối với sản xuất thủy sản: khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Câu 3. Ở nước ta, do nạn phá rừng đã làm cho các vùng đồi núi đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm
diện tích lớn. Hãy nêu 2 biện pháp để phòng tránh hiện tượng này.
- Trồng rừng là biện pháp cấp bách, quan trọng.
- Áp dụng biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc, các mô hình nông – lâm kết hợp.
Câu 4. Trình bày nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và nêu một số biện pháp bảo vệ
đa dạng sinh học ở nước ta.
* Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
- Các yếu tố tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…
- Con người: khai thác rừng, đốt phá rừng, chiến tranh, săn bắt động vật hoang dã…
4
* Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta
- Thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân.
- Trồng và bảo vệ rừng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xử lí chất thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

You might also like