You are on page 1of 3

Câu 5.

Phân tích sự cần thiết khách quan phải mô tả rõ sứ mạng của


doanh nghiệp:

Tuyên bố sứ mệnh là công cụ rất quan trọng mỗi khi doanh nghiệp đang suy
nghĩ về tương lai của mình. Mục đích của việc này chính là giúp mỗi cá nhân hiểu rõ
hơn về mục tiêu chung, từ đó xác định công việc dễ dàng hơn, có động lực cống hiến
hơn. Đồng thời, người lãnh đạo cũng có thể xây dựng cơ cấu tổ chức ổn định ngay từ
đầu. Không chỉ vậy, nó còn thúc đẩy nhân viên hành động nhanh, dứt khoát để hoàn
thành nhiệm vụ. Tuyên bố sứ mệnh còn là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của công
ty. Dựa vào đó, khách hàng, đối tác cũng có thể đánh giá độ tin cậy của thương hiệu.

Sứ mệnh sẽ phản ánh tất cả mọi thứ của một tổ chức, từ những việc nhỏ như mặt
hàng sản xuất, thị trường nhắm tới, đến cả cung cách làm việc và những mục đích to
lớn sau cùng của công ty ấy.

Là cơ sở hướng đến sự đồng hành, đoàn kết và phục vụ trong lâu dài. Đối với
người tiêu dùng, việc doanh nghiệp tuyên bố sứ mệnh có tác động không ít đến nhận
thức. Trong tâm trí họ, thương hiệu đã nâng lên một tầm cao khác triển vọng hơn. Bên
cạnh đó, nội dung tuyên bố còn giúp doanh nghiệp không bị tụt lại. Công ty dựa vào đó
ngày một phát triển song hành với nền kinh tế thị trường và xã hội.

Sứ mệnh còn xây dựng tốt mục tiêu kinh doanh hay thành tựu cho cả công ty lẫn
những đối tượng khách hàng. Nó cung cấp một khuôn khổ rõ ràng, cung cấp cho những
ai cần nó một điểm bắt đầu để làm từ việc xây dựng Brand cho riêng bản thân. Còn với
người khách hàng, mua hàng, hay đối tượng mua bán, nó sẽ là một thứ để thông báo cơ
bản về công ty và xây dựng hình ảnh công ty.

Những thông báo và phát ngôn về sứ mệnh và tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò
trong việc cố định mục tiêu và nhắm đến kết quả hướng tới trong tương lai. Bởi những
điều này đã được xác định rõ nên những nhân viên có thể làm việc hướng tới đúng mục
tiêu và kết quả hơn. Nhờ có tầm nhìn sứ mệnh, những nhà quản lý nhân sự hay các
trưởng phòng có thể có một cái nhìn chắc chắn, đồng thời tìm ra phương pháp huấn
luyện nhân sự, hướng dẫn cho những người dưới quyền, những nhân viên có thể hướng
đến mục tiêu và cố gắng đúng cách. Các chiến lược và dự án đưa ra sẽ được sắp xếp
nguồn lực, đồng thời có những tiêu chí rõ ràng hơn cho những thành tựu chắc chắn đạt
được trong tương lai.

Câu 6. Phân tích các yếu tố hợp thành sứ mạng của doanh nghiệp.
Cho ví dụ minh họa:

Các bản tuyên bố sứ mệnh có thể khác nhau về độ dài, định dạng, nội dung hay
tính chuyên biệt... nhưng hầu hết đều phải bao gồm 9 nhân tố cần thiết như sau:

+ Khách hàng: Ai là khách hàng của công ty?

+ Sản phẩm/Dịch vụ: Sản phẩm/Dịch vụ chính của doanh nghiệp là gì?

+ Thị trường: Doanh nghiệp cạnh tranh tại đâu (xét về mặt địa lý)?

+ Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp
hay không? Công ty có công nghệ đang thịnh hành không?

+ Quan tâm đến sự tồn tại, phát triển và khả năng sinh lợi: Doanh nghiệp có
phải ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không? Có cam kết về sự tăng trưởng và
lành mạnh tài chính không?

+ Triết lý kinh doanh: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, tham vọng và các ưu tiên
về đạo đức của doanh nghiệp?

+ Tự đánh giá: Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của doanh
nghiệp là gì?

+ Mối quan tâm đối với hình ảnh trước công chúng: Hình ảnh trước cộng đồng
có phải là mối quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp hay không? Công ty có trách nhiệm
xã hội, cộng đồng và các vấn đề về môi trường không?

+ Mối quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên
thế nào? Có phải nhân viên là tài sản quý giá của công ty không?
Ví dụ: Sứ mệnh của Vinamilk: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng
nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu
và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”. Theo đó, tuyên bố sứ
mệnh của Vinamilk bao gồm: triết lý kinh doanh (cam kết mang đến cho cộng đồng
nguồn dinh dưỡng và chất lượng); việc tự đánh giá thương hiệu là “cao cấp hàng đầu”
và mối quan tâm lớn nhất của thương hiệu với cộng đồng được thể hiện bằng “sự trân
trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

Hay sứ mệnh của hãng hàng không Vietjet Air: “Khai thác và phát triển mạng
đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế / Mang đến sự đột phá trong dịch
vụ hàng không / Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ
biến ở Việt Nam và quốc tế / Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch
vụ vượt trội, sang trọng và những nụ cười thân thiện”. Dựa trên đó, sứ mệnh của
Vietjet Air bao gồm: dịch vụ mà công ty cung cấp là “khai thác và phát triển mạng
đường bay”; thị trường “rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế”; với triết lý hoạt
động là “mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không”; họ tự định vị thương hiệu là
nơi “mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng
và những nụ cười thân thiện” và quan tâm đến sự phát triển của xã hội bằng nỗ lực
“làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và
quốc tế”.

You might also like