You are on page 1of 5

4.

Promotion
4.1 Lý thuyết chung
Philip Kotler, 1997, trang 49: “Xúc tiến là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm
truyền bá những thông tin về ưu điểm của sản phẩm do mình sản xuất và thuyết phục những
khách hàng mục tiêu mua thử sản phẩm đó”.
Đối với mô hình 7Ps trong Marketing thì yếu tố Promotion (Xúc tiến) đề cập đến các
hoạt nhằm quảng bá và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nó bao gồm: hoạt động quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng với mục đích tạo nên
sự nhận biết, động lực và gia tăng sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch
vụ.

Một số lưu ý khi triển khai phần Xúc tiến, bao gồm:

- Chúng ta có thể truyền thông điệp Marketing ở đâu và khi nào đến thị trường mục tiêu
nhắm chọn?

- Sẽ tiếp cận tập khách hàng mục tiêu bằng cách quảng cáo nào? Trên báo chí/ truyền
hình/ đài phát thanh/ quảng cáo ngoài trời/ sử dụng email/ thông qua PR hay sử dụng
các kênh digital?

- Chúng ta cần xác định thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm/ dịch
vụ? Trên thị trường có những mùa hoặc dịp nào đặc biệt? Có yếu tố môi trường nào
ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm hay giai đoạn quảng bá sản phẩm hay
không?

- Lưu tâm đến đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp đã sử dụng những hình thức xúc
tiến nào?

Các yếu tố trong P Promotion bao gồm:

1. Quảng cáo: Đây là việc sử dụng các kênh truyền thông để thông báo về sản phẩm hoặc
dịch vụ của bạn tới khách hàng tiềm năng.

2. Tiếp thị trực tiếp: Đây là các hoạt động tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, bao gồm
telesales, direct mail, hay các chương trình bán hàng trực tiếp.

3. Bán khuyến mãi: Đây là việc cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi, phiếu giảm giá, hay quà
tặng để kích thích khách hàng mua hàng.

4. PR (Quan hệ công chúng): Đây là việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và
cộng đồng, thông qua việc sử dụng các kênh truyền thông không trực tiếp như báo chí,
truyền hình, và mạng xã hội.

5. Bán hàng cá nhân: Đây là việc xây dựng mối quan hệ và tạo lòng tin tưởng với từng
khách hàng thông qua việc tư vấn và hỗ trợ cá nhân hóa.
6. Quảng cáo trực tuyến: Đây là việc sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như
website, quảng cáo trực tuyến, email marketing, và mạng xã hội để tiếp cận và tương tác
với khách hàng.

Tất cả các yếu tố trên thường được kết hợp với nhau để tạo nên một chiến lược quảng cáo
toàn diện và hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị.

4.2 Áp dụng tại thương hiệu thời trang Việt Tiến


4.2.1 Đối tượng mục tiêu
 Đặc điểm demographics:
- Độ tuổi: 22 - 27 tuổi.
- Giới tính: Nam.
- Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, công sở, những công việc đòi hỏi tính lịch sự, trang
trọng trong phong cách thời trang.
- Thu nhập: Các mức thu nhập có thể từ thấp đến trung bình. Một số có thu nhập ổn định từ
công việc.
 Lối sống và tình hình gia đình:
- Độc lập: Nhiều người trong nhóm này độc lập và đang sống một mình hoặc cùng bạn bè.
- Học tập: Đã tốt nghiệp cao đẳng đại học trở lên
- Từng đặt kế hoạch sự nghiệp: Đa phần họ đang xây dựng kế hoạch sự nghiệp và tiến thêm
trong công việc của mình.
 Tình cảm và giá trị:
- Thời trang: Nhóm này có xu hướng quan tâm đến thời trang và tự tin trong việc thể hiện
phong cách của họ qua trang phục.
- Tích hợp: Họ thích sự tích hợp và sáng tạo trong trang phục, có thể thay đổi phong cách
dựa trên cơ hội hoặc tình cảm.
 Thành kiến và thị trường tiêu dùng:
- Sản phẩm thời trang: Họ quan tâm đến việc mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện và các
sản phẩm thời trang khác.
- Trải nghiệm trực tuyến: Họ thường mua sắm trực tuyến và có thể tìm kiếm thông tin về
sản phẩm trên mạng trước khi mua.
 Ưu điểm và thách thức:
- Ưu điểm: Tính sáng tạo, sẵn sàng thử nghiệm phong cách, khả năng tiêu dùng và tương tác
trực tuyến cao.
- Thách thức: Hạn chế về tài chính, thay đổi vị trí và lối sống tương đối độc lập.
- Dựa trên thông tin này, các thương hiệu thời trang nam giới có thể tạo ra chiến dịch tiếp thị
dựa trên các yếu tố như sự độc đáo của sản phẩm, tính thực tiễn và khả năng tương tác trực
tuyến để thu hút và giữ chân khách hàng trong nhóm độ tuổi từ 22 - 27 tuổi.

4.2.2 Thông điệp truyền tải


 Thông điệp: “ Hợp thời trang – Sang lịch lãm ”.
 Thông điệp về phong cách:
- Hợp thời trang: Việt Tiến muốn truyền đạt rằng sản phẩm của họ rất thời trang và sẽ giúp
khách hàng trông thật sự phong cách và hiện đại.
 Thông điệp về chất lượng và giá trị:
- Sang lịch lãm: Việt Tiến muốn tạo ấn tượng về tính lịch lãm, đẳng cấp và sự sang trọng
của sản phẩm.
- Tầm trung: Điều này cho thấy sản phẩm có giá trị và chất lượng tốt nhưng vẫn phải chấp
nhận được đối với người tiêu dùng trong phân khúc giá tầm trung.
 Thông điệp về độc đáo và sự khác biệt:
- Sự độc đáo: Việt Tiến đã là tên tuổi khẳng định được chất lượng trong sản phẩm từ nhiều
năm qua, nhưng nay còn kết hợp giữa chất lượng, hợp thời, trẻ trung và giá phải chăng.
 Thông điệp về mục tiêu đối tượng:
- Ai là người tiêu dùng mục tiêu: Xác định đối tượng mục tiêu, có thể là những người muốn
trông thời trang và lịch lãm mà không muốn chi trả quá nhiều cho sản phẩm thời trang.
 Thông điệp về sự thoải mái và phù hợp cho nhiều dịp:
- Sự thoải mái: Sản phẩm của Việt Tiến có thể mang lại sự thoải mái cho người mặc trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ công việc đến các sự kiện quan trọng.

Phù hợp cho nhiều dịp: Điều này nhấn mạnh tính linh hoạt của sản phẩm, có thể phù hợp cho
nhiều dịp khác nhau, từ công việc hàng ngày đến các buổi tiệc lớn.
4.2.3 Kế hoạch triển khai

Q1 Q2 Q3 Q4
THỜI GIAN
JAN FEB MAR APR MAY JUN JUL AUG SEP OCT NOV DEC

Thông điêp truyền tải HỢP THỜI TRANG - SANG LỊCH LÃM

Giai đoạn Awareness Interest Desire Action


Gây sự chú ý của Gây sự quan tâm và Kích thích sự khao Thúc đẩy khách
Mục tiêu khách hàng đối với tạo niềm tin vào sản khát và mong hàng thực hiện
sản phẩm thời trang phẩm của Việt Tiến muốn mua sản hành động mua sắm
của Việt Tiến phẩm
- Độ tuổi: 22 - 27 tuổi.
- Giới tính: Nam.
- Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, công sở, những công việc đòi hỏi sự
Đối tượng
lịch sự, trang trong trong cách ăn mặc
- Thu nhập: Các mức thu nhập có thể từ thấp đến trung bình. Một số có thu
nhập ổn định từ công việc

Định hướng truyền thông Việt Tiến Hợp Thời Trang - Sang Lịch Lãm

Online Channel Online Channel Online Channel Online Channel


OOH OOH OOH OOH
Kênh truyền tải Bài PR báo Bài PR báo Bài PR báo Bài PR báo
Sàn TMĐT Sàn TMĐT Sàn TMĐT
Partnership Partnership Partnership
Ngân sách 3.000.000.000 đ 5.000.000.000 đ 3.000.000.000 đ 3.000.000.000 đ
Doanh số mục tiêu 5.000.000.000 đ 10.000.000.000 đ 15.000.000.000 đ 20.000.000.000 đ

5. People
Theo Yoyada&Kodrat, 2017, trang…: “Mọi người đều là diễn viên đóng vai trò quan trọng
trong việc tác động đến sự nhận thức của người mua. Các yếu tố People là nhân viên của các
công ty, người tiêu dùng và những tiêu dùng gián tiếp khác. Tất cả thái độ của nhân viên và
hành động, cách ăn mặc, ngoại hình ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ”.
Theo Võ Thị Thu Phương, 2016, trang 31: “Con là nhân tố quan trọng hàng đầu trong
Marketing dịch vụ bởi tạo ra dịch vụ, tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ và quyết định
tới chất lượng dịch vụ”.
Trong bối cảnh thương hiệu Việt Tiến, yếu tố "People" (Người) đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Điều này bao
gồm các đối tượng khác nhau như nhân viên, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh và cả khách
hàng.6
- Nhân viên: Những người làm việc tại thương hiệu Việt Tiến chính là cột mốc quan
trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách
hàng. Qua việc đầu tư vào đào tạo, phát triển và tạo điều kiện làm việc tốt, thương
hiệu có thể tạo ra một đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp, từ đó tạo
ra một văn hóa công ty tích cực.
- Khách hàng: Mối quan hệ với khách hàng là một yếu tố quan trọng trong việc xây
dựng và duy trì thương hiệu. Thương hiệu Việt Tiến cần chú trọng vào việc hiểu rõ
nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách hàng để đáp ứng và vượt qua sự
mong đợi của họ. Qua việc tạo ra một trải nghiệm tốt và tạo sự tương tác tích cực với
khách hàng, thương hiệu có thể tạo ra mối quan hệ lâu dài và trung thành.
- Đối tác kinh doanh và nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy và
bền vững cũng là một phần quan trọng của yếu tố "People" của thương hiệu. Việc hợp
tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh và nhà cung cấp đảm bảo rằng thương hiệu có
nguồn cung ổn định và chất lượng cao, từ đó tăng cường sự tin tưởng từ phía khách
hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Tóm lại, yếu tố "People" của thương hiệu Việt Tiến không chỉ tập trung vào việc tạo mối
quan hệ tích cực với khách hàng mà còn đề cao vai trò quan trọng của nhân viên, đối tác kinh
doanh và nhà cung cấp. Qua việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với tất cả các đối
tượng này, thương hiệu có thể tạo ra sự khác biệt và đạt được sự phát triển bền vững trên thị
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
Võ Thị Thu Phương (2016). Chiến lược Marketing – Mix tại Tập đoàn bán lẻ Caganu – Công
ty CP Đầu tư XNK da giày Việt Nam.

You might also like