You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN

HƯNG YÊN DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: SINH HỌC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 08 trang, gồm 13 câu)
Ngày thi thứ nhất: 23/8/2022

Câu 1 (2 điểm). a. Cacbohydrate là một hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng như thành phần
cấu trúc, vận chuyển, tích trữ trong cơ thể thực vật. Hình dưới đây mô tả cấu tạo của phân tử
cacbohydrate nào trong tế bào thực vật?
- Phân tử này được hình thành như thế nào? Xác định liên kết X trong hình.
- Phân tử này có tính khử không? Giải thích.
- Vai trò của phân tử này trong cơ thể thực vật.

b. Hình dưới biểu diễn quá trình vận chuyển sucrose từ các tế bào thịt lá vào trong ống rây theo
con đường vô bào (apoplast) hoặc hợp bào (symplast) ở nhóm thực vật hạt kín. Hãy giải thích:

(1) Sucrose trong các ống rây khác nhau của cùng mạch rây có thể được vận chuyển theo hướng
ngược nhau hay không? Giải thích.
(2) Các tế bào thịt lá trong hình dưới là tế bào của lá ở giai đoạn phát triển hay lá trưởng
thành?
(3) Nếu xử lý lá cây với chất độc ức chế chuỗi chuyền điện tử ở màng trong ti thể thì ảnh
hưởng như thế nào đến sự vận chuyển sucrose từ các tế bào thịt lá đến ống rây theo mỗi con
đường?

Câu 2. (1,5 điểm). Quá trình phân giải hiếu khí phân tử glucose được chia thành ba giai đoạn:
đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron. Hình dưới mô tả chuỗi chuyền electron
với tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm.

1
a. Chú thích các kí hiệu (1), (2), (3), (4), (5) trên hình cho thích hợp.
b. Giải thích quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm trong hô hấp.
c. Một số chất có thể ức chế chuỗi chuyền electron và ATP synthase trong hô hấp tế bào. Dưới
đây là tác động của một số chất độc:
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên dưới, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.

Câu 3 (1,5 điểm). Khi nghiên cứu so sánh phổ khuyết dưỡng của 2 vi khuẩn Ps.aeruginosa và
Xanthomonas maltophilia, các nhà khoa học thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nuôi cấy 2 vi khuẩn vào 2 hộp petri chứa môi trường M1 (gồm thạch, NaCl,
NH4Cl, KH2PO4, MgSO4 và nước cất). Sau đó, để khoanh giấy có chứa các hợp chất cacbon
khác nhau (kí hiệu (1), (2), (3), (4)) lên trên mặt thạch rồi đem nuôi ủ ở 37 oC trong 48h. Kết quả
thí nghiệm thu được như sau:
Kết quả nuôi 2 vi khuẩn trong môi trường M1 và các hợp chất khác
M1 và (1) glucose M1 và (2) M1 và (3) inositol M1 và (4)
maltose mannitol
Ps.aeruginosa + - - +
Xanthomonas - - - -
maltophilia
(Dấu (+): có vi khuẩn mọc; dấu (-): không có vi khuẩn mọc)
Thí nghiệm 2: Nuôi cấy 2 vi khuẩn vào 2 hộp petri chứa môi trường M2 (là môi trường M1 có
bổ sung methionine). Sau đó, để khoanh giấy có chứa các hợp chất cacbon khác nhau (kí hiệu (1),
(2), (3), (4)) lên trên mặt thạch rồi đem nuôi ủ ở 37 oC trong 48h. Kết quả nuôi 2 vi khuẩn trong
môi trường M2 như sau:
M2 và (1) M2 và (2) M2 và (3) M2 và (4)
glucose maltose inositol mannitol
Ps.aeruginosa + - - +

Xanthomonas + - + -
maltophilia
(Dấu (+): có vi khuẩn mọc; dấu (-): không có vi khuẩn mọc)
a. Môi trường M1 và M2 là môi trường gì?
b. Nghiên cứu phổ khuyết dưỡng nhằm mục đích gì?
c. Giải thích kết quả thu được khi nuôi cấy vi khuẩn Ps.aeruginosa và Xanthomonas maltophilia.
d. Methionine trong môi trường M2 có vai trò gì với vi khuẩn Ps.aeruginosa và Xanthomonas
maltophilia.
2
e. Kiểu dinh dưỡng của 2 vi khuẩn Ps.aeruginosa và Xanthomonas maltophilia là gì? Giải thích.

Câu 4. (2,0 điểm).


a.Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các
loại virus. Hãy đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
b. Cho sơ đồ chu trình nhân lên của một số loại virus có vật chất di truyền là ARN sau:

Virus SARS-CoV2 và HIV đều là nhóm virus có vật liệu di truyền là ARN. Chúng thuộc nhóm
virus nào? Hãy cho biết sự khác biệt về cơ chế tái bản của 2 virus này.
c. Bảng dưới đây liệt kê tác dụng của một số loại thuốc chống virut mới đang được xem xét để
sử dụng cho người.
Thuốc Tác dụng của thuốc
1 Ức chế enzyme ARN polymerase phụ thuộc ARN
2 Ức chế enzyme ARN polymerase phụ thuộc ADN
3 Ức chế enzyme ADN polymerase phụ thuộc ARN
4 Ức chế enzyme ADN polymerase phụ thuộc ADN
5 ức chế enzyme integrase
6 ức chế ribosome
Hãy cho biết trong các loại thuốc trên, loại nào chỉ ức chế đặc hiệu cho virut HIV, virut cúm mà
không ảnh hưởng đến con người? Giải thích.
Câu 5 (1,5 điểm). Đồ thị dưới thể hiện độ mở khí khổng theo thời gian trong ngày của loài
Crassula ovata và một thực vật điển hình. Thực vật điển hình được nghiên cứu trong ba môi
trường: bình thường, đất rất khô và [CO2] thấp.

3
a. Giải thích sự đóng mở khí khổng ở thực vật điển hình.
b. Loài Crassula ovata thuộc nhóm thực vật nào (C3, C4 hay CAM)? Giải thích.
c. Nhân tố nào liên quan đến sự mở khí khổng ở thực vật điển hình? Giải thích.

Câu 6 (2,0 điểm). a. Hình (A) dưới đây minh họa một giai đoạn của quá trình quang hợp ở thực
vật. Hãy cho biết đây là giai đoạn nào? Vai trò của nó.
b. Sử dụng thuốc diệt cỏ là việc khá phổ biến trong nền nông nghiệp hiện đại. Chất DCMU
(diuron) và chất Paraquat (hình B) là 2 thuốc diệt cỏ lần lượt tác động ức chế lên quá trình quang
hợp tại vị trí (1) và (2). Hãy cho biết:
- Các sản phẩm của giai đoạn này bị thay đổi như thế nào dưới tác động của DCMU?
- Các sản phẩm của giai đoạn này của quá trình quang hợp bị thay đổi như thế nào dưới tác động
của Paraquat?

c. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của DCMU và Paraquat đến quá trình
quang hợp trên 1 loài thực vật. Họ tiến hành 2 nhóm cây cùng độ tuổi đem trồng trong điều kiện
ánh sáng, dinh dưỡng và nhiệt độ như nhau.
Lô thí nghiệm 1: cây trồng được xử lý với DCMU.
Lô thí nghiệm 2: cây trồng được xử lý với Paraquat.
Theo dõi sự thay đổi hàm lượng các chất 3-Phosphoglycerate (3-PG); 1,3-biphosphoglycerate
(1,3-BPG) và glyceraldehyde-3-phosphate (G3P) được tạo ra trong pha tối trong cây ở 2 lô thí
nghiệm và kết quả thu được như hình sau:

4
Dựa vào chu trình Calvin trong pha tối của quang hợp, cho biết các kết quả (a), (b) tương ứng
với thí nghiệm nào? Giải thích.

Câu 7 (1,5 điểm). Ở ruồi giấm, màu mắt đỏ thẫm là kiểu hình kiểu dại. Có hai dòng ruồi giấm
thuần chủng đều có mắt màu đỏ tươi được kí hiệu là dòng I và dòng II. Để nghiên cứu quy luật
di truyền chi phối tính trạng, người ta đã thực hiện hai phép lai dưới đây:
Phép lai 1: Lai các con cái thuộc dòng I với các con đực thuộc dòng II; F 1 thu được 100%
ruồi con đều có màu mắt đỏ thẫm.
Phép lai 2: Lai các con cái thuộc dòng II với các con đực thuộc dòng I; F 1 thu được 100%
các con cái có màu mắt đỏ thẫm; 100% con đực có màu mắt đỏ tươi.
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai. Viết sơ đồ lai giải thích.

Câu 8 (1 điểm). Một loài thú ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a nằm trên NST giới tính
X không có alen tương ứng trên Y. Biết quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,2XAY + 0,8XaY
ở giới đực và 0,2XAXA+ 0,6XAXa + 0,2XaXa ở giới cái.
Hãy xác định:
a. Tần số alen mà tại đó quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Khi đó, tần số kiểu gen ở mỗi
giới là bao nhiêu?
b. Tần số alen ở mỗi giới sau một thế hệ ngẫu phối.

Câu 9 (1,5 điểm). Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc
nghẽn và dạng hạn chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống
hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình dưới đây cho thấy
hình dạng của đường cong Dòng chảy - Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở
người khỏe mạnh với chức năng hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp
thường gặp.

a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao?
b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao?
c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích.
d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh không?
Vì sao?

Câu 10 (1,5 điểm).


a. Bảng dưới đây mô tả sự thay đổi về áp lực máu (mmHg) trong tâm nhĩ trái, tâm thất trái
và cung động mạch chủ ở chu kì tim của một cá thể linh trưởng bị bệnh van tim; T 0 là thời
điểm bắt đầu chu kì tim, T0 + 0,75 giây là thời điểm kết thúc của chu kì tim. Biết rằng, ở cá
thể linh trưởng khỏe mạnh, áp lực tối đa ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái, cung động mạch chủ là 15
mmHg, 120 mmHg và 120 mmHg; áp lực tối thiểu ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái, cung động
mạch chủ là 5 mmHg, 5 mmHg và 80 mmHg.

5
Phân tích các dữ liệu ở bảng, hãy cho biết:
(1) Cá thể linh trưởng này bị hở hay hẹp van tim nào? Giải thích.
(2) Giả sử có thể bỏ qua các sai số về thời gian nếu nhỏ hơn 0,05 giây. Nếu thể tích máu của
tâm thất trái ngay khi kết thúc bơm máu là 55 ml và khi đầy máu là 195 ml, lưu lượng máu
trung bình qua van tim bất thường (hở hoặc hẹp) là 120 ml/giây thì lưu (cung) lượng tim của
cá thể linh trưởng này là bao nhiêu? Nêu cách tính.

b. Coxsackie virus B (CVB) có thể xâm nhập và gây tình trạng viêm ở cơ tim dẫn đến các tế bào cơ
tim bị tổn thương. Người bệnh A bị rối loạn chức năng tuần hoàn do nhiễm coxsackie virus gây
viêm ở cơ tim nghiêm trọng. So với người khỏe mạnh bình thường, hãy cho biết giá trị của
những chỉ số sinh lý sau đây ở người bệnh A là cao hơn, thấp hơn hay không khác biệt đáng kể?
Giải thích.
(1) Thể tích máu được tâm thất trái bơm ra động mạch chủ.
(2) Kích thước của tâm thất trái ngay khi kết thúc tống máu.
(3) Thời gian dẫn truyền của xung điện ở nút nhĩ thất.
(4) Thể tích dịch lưu hành trong mạch bạch huyết.

Câu 11 (1,0 điểm). Một bệnh nhân X phải đến phòng cấp cứu với các triệu chứng liệt và có kết
quả xét nghiệm một số chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu xét nghiệm Bệnh nhân X Người bình thường
Tổng lượng T3 huyết tương (nmol/ L) 2,88 0,98 - 2,44
Thysosine tự do (T4, pmol/ L) 28,1 9,0 - 21,0
Nồng độ TSH (mU/ L) 5,62 0,35 - 4,94
Kháng thể tự miễn với thụ thể TSH (U/ mL) 0,2 0 -1,5
a. Bệnh nhân X (1) bị ưu năng hay nhược năng tuyến giáp và (2) có mắc bệnh tự miễn không? Giải
thích.
b. Bệnh nhân X (1) nhiệt độ cơ thể, (2) cân nặng, (3) huyết áp và (4) khối lượng tuyến giáp
thay đổi như thế nào so với người bình thường? Giải thích.
c. Nồng độ hormone TSH và thyrosine huyết tương của bệnh nhân X thay đổi như thế nào khi sử
dụng (1) thuốc ức chế hấp thu iodine, (2) thuốc ức chế hoạt động của tế bào thùy trước tuyến yên?
Giải thích.

Câu 12 (1,5 điểm).


a. Vị trí của 6 mất đoạn đã được lập bản đồ ở nhiễm sắc thể của Drosophila và được trình bày
trong sơ đồ hình bên.

6
Các đột biến điểm a, b, c, d, e và f được biết nằm trong cùng một vùng mất đoạn, nhưng trình tự
của các gen đột biến trên nhiễm sắc thể chưa được biết. Khi các con ruồi đồng hợp tử về các đột
biến điểm lai với các con ruồi đồng hợp tử về các kiểu mất đoạn người ta nhận được kết quả
dưới đây. Lưu ý “m” chỉ kiểu hình đột biến và (+) chỉ kiểu hình dại. Hãy xác định vị trí của 6 đột
biến điểm a,b,c,d,e và f trên NST trên?

b. Cho lai giữa 2 dòng ruồi giấm đột biến chứa mất đoạn 2 và chứa mất đoạn 3, kết quả thu được
25% hợp tử không phát triển. Giải thích kết quả phép lai này.

Câu 13 (1,5 điểm). Đặc điểm phân bố của quần thể sinh vật chịu tác động bởi các nhân tố sinh
thái gồm cả nhân tố vô sinh và hữu sinh. Một nghiên cứu được thực hiện ở dãy núi Santa
Catalina, nơi mà khu vực chân núi có độ ẩm cao. Độ ẩm đất giảm dần từ chân núi lên đỉnh núi
khô hạn. Hình bên biểu thị kết quả nghiên cứu mật độ cá thể của ba loài thực vật hạt trần Aa, Pc
và Pm, ở 6 vị trí theo độ cao của sườn núi.

Hãy trả lời các câu hỏi sau:


a. Phân tích đặc điểm phân bố của các loài thực vật nói trên theo độ cao và độ ẩm.
b. Xác định kiểu phân bố (ngẫu nhiên, quần tụ hay đồng đều) của mỗi quần thể thực vật nói
trên. Giải thích.
c. Khi có sự trùng lặp ổ sinh thái của càng nhiều loài thì mức độ cạnh tranh giữa các loài
càng cao. Hãy nhận xét về mức độ cạnh tranh giữa các loài thực vật Aa, Pc và Pm ở các khu
vực có độ ẩm thấp, trung bình, cao. Sự cạnh tranh về lâu dài có thể dẫn tới sự loại trừ một
hoặc nhiều loài khỏi quần xã không? Giài thích.

........................... HẾT ...........................

 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


 Giám thị không giải thích gì thêm.

You might also like