You are on page 1of 86

BÀI 4

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH


Bản đồ Liên hiệp Vương quốc Anh
Nội dung bài học

1 Các bộ phận pháp luật chính trong HTPL Anh

2 Hệ thống toà án Anh

3 Đặc trưng của HTPL Anh: Án lệ

4 Đào tạo luật và nghề luật ở Anh.


Tài liệu tham khảo

• Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương
đại, NXB. TP Hồ Chí Minh, 2003.
• P.de Cruz, Comparative Law in a changing world, Second edition,
Cavendish Publishing Limited, 1999.
• D. Rene & J. Brierley, Major Legal Systems in the World Today (3rd
ed. London 1985).
1. CÁC BỘ PHẬN CỦA HTPL ANH

Thông luật (Common law)

Luật công bằng (Equity law)

Luật thành văn (Statutory law)


1.1. Thông luật

Lịch sử hình thành và phát triển của thông


luật

Đặc điểm của thông luật Anh


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thông luật

ØGiai đoạn trước năm 1066

ØGiai đoạn từ 1066 – cuối thế kỷ XV


Vì sao mốc thời gian năm 1066 được sử dụng để phân chia
các giai đoạn phát triển pháp luật ở Anh?
1.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1066

Bối cảnh của nước Anh:


• Về kinh tế: tự cung tự cấp, khép kín trong từng khu vực lãnh địa
• Về chính trị: phân quyền cát cứ, đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến
• Về pháp luật: tập quán địa phương
1.1.1.1.Giai đoạn trước năm 1066
Ø Đặc điểm của tập quán địa phương:
• Nguồn gốc: chủ yếu từ German
• Tính chất: đa dạng và phong phú
• Nguyên tắc áp dụng: nguyên tắc vùng
• Hình thức tồn tại: truyền miệng.
Vì sao La Mã đã cai trị Anh quốc trong suốt 4 thế kỷ nhưng không để
lại dấu ấn quan trọng gì trong hệ thống pháp luật Anh?
1.1.1.1.Giai đoạn trước năm 1066

• Vị trí địa lý
• Mục đích cai trị
• Điều kiện KT - XH
• Nguyên tắc áp dụng của luật La Mã
• Tính phân quyền cát cứ về hành
chính và tính bảo thủ của người dân
Anh
à La Mã đã cai trị Anh trong suốt 4
thế kỷ nhưng hầu như không để lại dấu
ấn quan trọng trong hệ thống pháp luật
Anh.
1.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1066

ØHoạt động xét xử:


• Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà Địa hạt (County Court) và Toà Một
trăm (Hundred Court).
• Phương thức xét xử: tuỳ nghi, sử dụng yếu tố siêu nhiên, tâm linh
trong hoạt động xét xử (hình thức thử thách bị đơn)
à Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
1.1.1.1.Giai đoạn trước năm 1066

Kết luận: Giai đoạn trước năm 1066, chưa có một hệ thống
pháp luật chung nhất cho toàn bộ lãnh thổ nước Anh.
1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV

• Năm 1066: Cuộc chinh phạt của bộ tộc người Norman vào
Anh
àToàn bộ lãnh thổ nước Anh đã rơi vào sự cai trị của người
Pháp.
• William lên ngôi Hoàng đế Anh và xây dựng bộ máy cai trị
của Hoàng gia Anh.
1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV

William đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực:


• Hành chính
• Quân đội
• Văn hoá
• Tư pháp: thành lập các Toà án Hoàng gia
• Pháp luật: giữ nguyên toàn bộ pháp luật được áp dụng trước năm 1066
à Hình thành nên đặc điểm về tính liên tục và kế thừa của thông luật
Anh.
1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV

Phương thức “xét xử lưu động”


1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV

• Nguồn luật áp dụng: tập quán địa phương.


Vì sao các thẩm phán Toà án Hoàng gia lại áp dụng nguồn tập quán
địa phương để xét xử vụ việc?
• Phương thức xét xử: phá bỏ nguyên tắc vùng; không dựa vào các yếu
tố tôn giáo và siêu nhiên.
àThẩm quyền của Toà án Hoàng gia ngày càng mở rộng và dần thay
thế các toà án phong kiến địa phương.
1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1066 – cuối thế kỷ XV

• Hoàng gia Anh đã thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến
tập quyền tập trung cao độ dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh.
• Việc các thẩm phán toà án Hoàng gia áp dụng thường xuyên hơn
những quy định pháp luật giống nhau trên khắp cả nước.
è Common law hay “luật chung” ra đời vào thế kỷ XIII thay thế cho
các tập quán địa phương.
1.1.2. Đặc điểm của common law

ØThông luật được hình thành tách bạch với con đường lập pháp
• Thông qua hoạt động xét xử của Toà án Hoàng gia và các thẩm phán
lưu động cùng sự tự nguyện học hỏi và rút kinh nghiệm giữa các thẩm
phán đã tạo tiền đề cho sự ra đời của common law
• Không từ hoạt động ban hành văn bản pháp luật.
à Là biểu hiện đặc trưng về vai trò làm luật của toà án ở các nước
thông luật, khẳng định vai trò của thẩm phán ở các quốc gia thông luật –
vừa có chức năng ban hành pháp luật, vừa có chức năng giải thích và áp
dụng pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của common law

ØLuật tố tụng được coi trọng hơn luật thực chất


• Sự tồn tại của hệ thống trát (Writ): lệnh hay các hình thức khởi kiện.
• Trát (writ/ form of action):
+ Mỗi vụ kiện sẽ có một loại trát tương ứng
+ Nội dung: “Nhân danh Nhà vua, yêu cầu bị đơn phải thực hiện đúng
pháp luật và đúng yêu cầu của nguyên đơn…”
+ Đảm bảo khả năng vụ việc của nguyên đơn sẽ được thụ lý xét xử
à Mặc dù thủ tục đi xin trát chỉ đơn thuần là thủ tục tố tụng nhưng có
vai trò rất quan trọng.
Trát

Writ of Summons to the Barebone's A writ by Queen Elizabeth I (1533-1603)


Parliament, signed by Oliver Cromwell
(1599-1658)
1.1.2. Đặc điểm của common law

Hệ thống trát là biểu hiện bên ngoài và tư duy pháp lý tố tụng của
người dân Anh là nguyên nhân cốt lõi bên trong khẳng định vai trò
không thay đổi của luật tố tụng ở Anh.
1.1.2. Đặc điểm của common law

ØThông luật không thừa nhận học thuyết luật công và luật tư
• Do sự tồn tại của hệ thống trát à Mọi mối quan hệ xã hội đều quy về
mối quan hệ công: Nhà vua và bên vi phạm pháp luật.
Ví dụ:
ü Dân sự: bị đơn còn phải trả một khoản tiền cho TAHG vì làm xáo
trộn và ảnh hưởng đến hoạt động của Hoàng gia.
ü Hình sự: kí tự R ở đầu mỗi bản án, viết tắt của Rex hoặc Regina, thể
hiện thẩm quyền của Hoàng gia.
1.1.2. Đặc điểm của common law

• Nhu cầu quản lý hành chính và thống nhất quyền lực vào tay nhà
vua à sự thành lập của toà án Hoàng gia và hệ thống trát à góp phần
hình thành nên thông luật à thông luật Anh được xem là hoàn toàn
mang tính chất công.
• Cách mạng tư sản Anh chỉ diễn ra nửa vời, không triệt để, kết quả là
nhà nước phong kiến vẫn còn tồn tại song song với nhà nước tư sản
à pháp luật phong kiến vẫn còn tồn tại à học thuyết “công – tư”
không có khả năng lên ngôi ở Anh.
1.1.2. Đặc điểm của common law

Ø Quá trình hình thành của thông luật Anh mang tính liên tục và
có tính kế thừa
• Việc William giữ nguyên hệ thống pháp luật – tập quán địa phương –
đã có từ trước 1066
• Sự tự nguyện áp dụng các tập quán địa phương sẵn có của các thẩm
phán Hoàng gia
• Lịch sử nước Anh không trải qua một cuộc biến động sâu sắc nào làm
thay đổi toàn diện bản chất xã hội (không như cuộc CMTS diễn ra triệt
để ở Pháp).
1.1.2. Đặc điểm của common law

ØTrong lĩnh vực dân sự, thông luật Anh chủ yếu sử dụng
chế tài phạt tiền
• Nếu một người bị toà án kết luận vi phạm pháp luật thì anh ta
sẽ phải bồi thường một khoản tiền cho bên bị hại.
• Chỉ mang ý nghĩa khắc phục phần nào tổn thất do bên vi
phạm pháp luật gây ra mà không có ý nghĩa ngăn chặn hành
vi gây ra tổn thất.
1.1.2. Đặc điểm của common law

Ø Nguyên tắc Stare decisis – nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho
sự phát triển và ổn định của thông luật Anh
• Ra đời vào khoảng thế kỷ XIII, ban đầu chỉ có giá trị khuyến khích áp
dụng
• Đến thế kỷ XV, nguyên tắc stare decisis có giá trị bắt buộc áp dụng đối
với mọi thẩm phán.
• Tên gọi: Stare decisis - to stand upon a decision
• Nội dung: Các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những án lệ đã có
trước đó để xét xử nếu hai vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết.
Nguyên tắc Stare Decisis

ØÝ nghĩa
• Nguyên tắc stare decissis được xem là giải pháp cho
sự công bằng, bình đẳng và nhất quán cho thông luật.
• Nguyên tắc stare decisis đảm bảo tính đoán định trước
của pháp luật.
Nguyên tắc Stare Decisis
• Ưu điểm: đảm bảo sự tồn tại ổn định của thông luật
• Nhược điểm: khiến cho thông luật trở nên cứng nhắc, mất dần đi tính
linh hoạt
ØHạn chế của nguyên tắc này được khắc phục bởi tính độc lập của thẩm
phán Anh trong quá trình xét xử, trong việc xác định sự “tương tự về
mặt tình tiết của hai vụ việc”.
ØSự “tự cởi trói” khỏi nguyên tắc stare decisis của Viện nguyên lão vào
năm 1966.
Nguyên nhân khiến cho Viện nguyên lão tự cởi trói khỏi nguyên tắc
stare decisis?
1.1.3 Cách hiểu về common law
• common law – luật chung áp dụng thống nhất cho toàn nước Anh chứ không phải
tập quán địa phương.
• common law – luật chứ không phải “lẽ phải” hay “lẽ công bằng” tức “equity”.
• common law – “luật án lệ”, luật do thẩm phán làm ra (judges – made law), luật bất
thành văn (unwritten law) trong mối tương quan với luật thành văn (statutory law).
• common law – luật sử dụng ở nước Anh và các nước thuộc địa của Anh, không
phải luật La Mã hay luật Hồi giáo, tức “common law” lúc này bao gồm toàn bộ
pháp luật nước Anh: luật thành văn, luật án lệ và luật công bằng.
• Common Law: chỉ nhóm HTPL của các nước có nguồn gốc từ Anh, tương quan
với Civil Law.
1.2. Luật công bằng (Equity)

Lịch sử hình thành của luật công bằng

Các đặc điểm của luật công bằng

Mối tương quan giữa luật công bằng với thông luật
1.2.1. Lịch sử hình thành của Luật Công bằng

Ø Nguyên nhân ra đời của Luật Công bằng:


• Sự cứng nhắc và phức tạp của common law
Ví dụ:
ü Dân sự: sử dụng án lệ cũ cho những mối QH xã hội mới; chế tài
phạt tiền được sử dụng chủ yếu.
ü Hình sự: chế tài trở nên hà khắc.
• Sự phát triển quá mức của hệ thống trát
à Nhu cầu những giải pháp pháp lý mới để khắc phục những
hạn chế của thông luật: Equity.
1.2.1. Lịch sử hình thành của Luật Công bằng

ØQuá trình hình thành luật công bằng và toà công bằng:
• Công bằng (équité, equity): Nhà vua là “tượng đài công lý”
• Nhà vua xem xét các vụ việc liên quan đến lẽ phải, lẽ công bằng theo
định hướng của ngài Trưởng ban thư ký Nhà vua (linh mục Cơ đốc
giáo).
• Ngài Trưởng ban thư ký Nhà vua (Đại pháp quan, Đổng lý văn phòng,
Lord Chancellor) được trao toàn quyền.
• Cuối thế kỷ XV, Court of Chancery – Toà Công bằng ra đời.
• Ngài Lord Chancellor – linh mục Cơ đốc giáo – đóng vai trò là thẩm
phán è Phán quyết chịu ảnh hưởng của những quy tắc, luật lệ của
giáo hội và một phần của luật La Mã.
Thủ tục xét xử của toà công bằng

ØKhông có sự hiện diện của bồi thẩm đoàn


ØMở đầu bằng đơn thỉnh cầu (bill hay petition)
• Đơn thỉnh cầu được viết tay
• Sau khi tiếp nhận đơn thỉnh cầu, Đại pháp quan sẽ phát hành trát triệu
tập cho đòi bị đơn.
Ø Thẩm phán có quyền thẩm vấn bị đơn và họ phải trả lời trên cơ sở
tuyên thệ.
Ø Thẩm phán không bị ràng buộc bởi nguyên tắc stare decisis
Ø Biện pháp khắc phục công lý: linh hoạt và đa dạng hơn.
Trát triệu tập (Writ of Summons)

Writ of Summons to the Barebone's


Parliament, signed by Oliver Cromwell
(1599-1658)
1.2.2. Đặc điểm của Luật Công bằng

Ø Những đặc điểm cơ bản của thông luật


Ø Luật công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp lý
hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt giúp cho bên bị xâm phạm lợi
ích dễ dàng có được công lý
Ø Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của toà công bằng
khác với toà thông luật
Ø Luật công bằng còn áp dụng một số nguyên tắc pháp lý
không có ở thông luật.
1.2.2. Đặc điểm của Luật Công bằng

Luật công bằng có một hệ thống những phương tiện pháp


lý hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt giúp cho bên bị xâm phạm
lợi ích dễ dàng có được công lý:
• Luật công bằng có tính mềm dẻo, linh hoạt hơn thông luật vì
nó chứa đựng các quan điểm cá nhân của thẩm phán
• Sử dụng các giải pháp pháp lý mới mẻ như tuyên bố quyền
của bên nguyên, lệnh buộc hay cấm bên bị tiếp tục thực hiện
hành vi nào đó.
1.2.2. Đặc điểm của Luật Công bằng

Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của toà công bằng


khác với toà thông luật:
• Tổ chức nhân sự và thủ tục tố tụng của toà công bằng đơn
giản hơn toà thông luật
• Chứng cứ: thẩm phán có quyền yêu cầu các bên trình ra một
loại chứng cứ bất kỳ
• Thẩm phán có thể thẩm vấn bị đơn, bị đơn trả lời trên cơ sở
tuyên thệ (một điều đặc biệt chỉ có ở toà công bằng khi thẩm
phán là linh mục).
1.2.2. Đặc điểm của Luật Công bằng

Luật công bằng còn áp dụng một số nguyên tắc pháp lý


không có ở thông luật:
• “Công bằng đi sau pháp luật” (Equity follows the law)
• “Người gõ cửa toà công bằng phải có bàn tay sạch”.
Nguyên tắc “Công bằng đi sau pháp luật”

• Các quyết định của toà công bằng không trái với các quy định hiện có
của thông luật.
• Luật công bằng hình thành để sửa đổi và bổ sung cho thông luật chứ
không nhằm thay thế thông luật.
• Biểu hiện: toà công bằng không can thiệp bằng cách yêu cầu toà thông
luật phải xét xử lại vụ việc hay xem xét lại các bản án chưa thoả đáng
mà bằng việc đưa ra các lệnh cấm cho bên bị đơn (không được tìm
cách tiếp tục khởi kiện hay cưỡng chế thi hành phán quyết).
Nguyên tắc “Người gõ cửa toà công bằng phải có bàn tay sạch”

ØNgười khiếu nại tại toà công bằng phải đảm bảo anh ta thực hiện các
hành động hợp với lương tâm, không trái với những giá trị đạo đức xã
hội.
1.2.3. Mối tương quan giữa Thông luật và Luật Công bằng

Ø Trước cải cách toà án 1873 -1875: “Luật công bằng đi sau thông luật”
Ø Sau cải cách toà án 1873 – 1875: Luật công bằng có vị thế ngang
bằng với thông luật.
Trước cải cách toà án 1873 -1875

• Luật công bằng ra đời để bổ sung cho các khiếm khuyết của thông luật
– “Công bằng đi sau thông luật” (Equity follows the law) .
• Quan điểm về “công lý” đã được các thẩm phán của toà thông luật
tham khảo với tư cách những lẽ phải, lẽ công bằng bổ sung cho “luật”
- common law.
Cuộc cải cách toà án 1873 - 1875

• Nguyên nhân: Trước cải cách toà án, nước Anh tồn tại hai hệ thống
toà án độc lập với nhau. Mỗi toà lại sử dụng một thủ tục tố tụng cũng
như pháp luật hoàn toàn khác nhau đã làm tăng thêm tính phức tạp, tốn
kém vốn có của thủ tục tố tụng của toà án Anh.
• Kết quả: Xóa bỏ tình trạng tồn tại song song hai nhánh tòa án, sáp
nhập hai tòa làm một, chấm dứt tính chất hai mặt của thủ tục tố tụng.
è Sau cải cách toà án, bằng việc hợp nhất hai hệ thống toà án tồn tại
song song vào một toà án duy nhất đã làm cho luật công bằng có vị trí
ngang với thông luật, không còn là một bộ phận bổ sung cho thông luật
như giai đoạn trước cải cách toà án.
Sau cải cách toà án 1873 -1875

Ø Thông luật và luật công bằng có vị trí ngang hàng, bình đẳng trong
pháp luật.
1.3. Luật thành văn

Ø Luật thành văn không được coi trọng mãi đến sau Cách mạng tư sản
Anh vào thế kỷ XVIII.
Ø Đến thế kỷ XX, luật thành văn có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Khi
Nghị viện trở thành cơ quan quyền lực tối cao thì các văn bản do Nghị
viện ban hành (luật) có giá trị pháp lý cao nhất trong trật tự thứ bậc
các nguồn luật.
1.3. Luật thành văn

Ø Phạm vi điều chỉnh: Luật thành văn chỉ điều chỉnh một phạm vi nhỏ
hẹp những quan hệ xã hội chưa có án lệ để điều chỉnh hoặc những lĩnh
vực mới hoàn toàn xa lạ với thông luật trong xã hội hiện đại như: luật
trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, hoặc những luật điều
chỉnh sự phát triển kinh tế, giao thông của các thành phố
1.3. Mối tương quan giữa luật thành văn và án lệ

Ø Luật do Nghị viện ban hành có giá trị pháp lý cao hơn án lệ, vì vậy
nếu có xảy ra xung đột giữa luật thành văn và án lệ thì luật thành văn
sẽ ưu tiên được áp dụng. Tuy nhiên, án lệ vẫn chiếm vị trí quan trọng
nhất trong nguồn luật của nước Anh.
2. Hệ thống toà án Anh

Ø Các đặc trưng về cấu trúc của HTTA Anh


Ø Đặc điểm của các toà án
• Nhóm toà án cấp dưới
• Nhóm toà án cấp trên
2.1. Đặc trưng về mặt cấu trúc của HTTA Anh

• Các toà án trong HTTA Anh có tính độc lập nhất định với nhau.
• HTTA Anh không có cơ quan riêng biệt thực hiện chức năng bảo hiến.
• HTTA Anh bao gồm các toà có thẩm quyền chung và các cơ quan bán
tư pháp (tribunals)
• HTTA được tổ chức theo mô hình đơn nhất và theo cấu trúc phân cấp
từ toà cấp thấp đến toà cấp cao.
Tòa tối cao
Supreme Court of the United Kingdom

Tòa phúc thẩm (Court of Appeal)


Dân sự Hình sự
(Civil Division) (Criminal Division)

Tòa công lý cấp cao


(High Court)
Tòa hình sự
Tòa Nữ hoàng trung ương
Tòa công bằng (Crown
Tòa gia đình (Queen’s
(Chancery Court)
(Family Division) Bench
Division)
Division)

Tòa địa hạt (County Tòa pháp quan


Tòa gia đình (Family Court)
Court) (Magistrate’s Court)

Sơ đồ hệ thống toà án Anh


2.2. Các toà án cấp thấp

• Vị trí: Được thành lập ở mỗi khu vực nhất định, toà án địa phương
• Thẩm quyền: những vụ việc dân sự đơn giản, các tội hình sự ít nghiêm
trọng
• Tổ chức: thẩm phán vùng, có ít nhất 7 năm kinh nghiệm là luật sư
• Thủ tục xét xử đơn giản, không có bồi thẩm đoàn, do một thẩm phán tiến
hành
• Thẩm quyền ban hành án lệ: không có.
2.2. Toà án cấp thấp

Bao gồm:
ØToà địa hạt (County Court)
ØToà pháp quan (Magistrate’s Court)
ØToà gia đình (Family Court)
ØNgoài ra, còn có các cơ quan xét xử bán tư pháp (tribunals) chịu trách
nhiệm xét xử các vụ việc hành chính và một vụ việc chuyên ngành.
2.2.1. Toà địa hạt (County Court)
• Thẩm quyền: xét xử vụ việc dân sự;
• Cấp xét xử: sơ thẩm;
• Phán quyết được phúc thẩm tại Toà Công lý cấp cao hoặc Toà Phúc
thẩm (leap-frog);
• Không có thẩm quyền tạo ra án lệ.
• Thẩm phán: thẩm phán quản hạt (circuit judges), thẩm phán quận
(district judges).
• Vì sao Toà địa hạt không có thẩm quyền tạo ra án lệ?
2.2.2. Toà gia đình (Family Court)

• Ra đời năm 2014


• Thẩm quyền: xét xử các vụ việc liên quan đến gia đình như ly hôn,
tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản sau ly hôn,…
à HTTA Anh không có sự phát triển đồng bộ ngay từ đầu mà phát triển
dựa trên nhu cầu thực tế của hoạt động xét xử.
• Cấp xét xử: sơ thẩm
• Phán quyết được phúc thẩm bởi Toà Công lý cấp cao hoặc Toà Phúc
thẩm (leap-frog)
• Thẩm quyền ban hành án lệ: Không có.
2.2.3. Toà Pháp quan (Magistrate’s Court)

• Thẩm quyền: chuyên xét xử các vụ việc hình sự và một số vụ việc dân
sự
• Cấp xét xử: sơ thẩm
• Phán quyết được phúc thẩm bởi Toà Hình sự trung ương (nội dung
tình tiết vụ việc) hoặc Toà Nữ hoàng (áp dụng pháp luật), sau đó tiếp
tục lên đến toà Phúc thẩm hoặc Toà án Tối cao
• Thẩm quyền ban hành án lệ: Không có
• Thẩm phán: TP hoà bình (justices of peace), TP quận và các TP không
chuyên (officio magistrates).
2.3. Toà án cấp trên

• Thẩm quyền: các vụ việc dân sự và hình sự nghiêm trọng với giá trị
tranh chấp cao.
• Cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm.
• Thủ tục xét xử có sự tham gia của bồi thẩm đoàn.
• Thẩm quyền ban hành án lệ: có thẩm quyền (ngoại trừ toà Hình sự
trung ương).
2.3. Toà án cấp trên

Bao gồm:
ØToà án Tối cao (The Supreme Court of United Kingdom)
Ø Toà Phúc thẩm (Court of Appeal)
Ø Toà Công lý cấp cao (High Court of Justice)
Ø Toà Hình sự trung ương (Crown Court)
2.3.1.Toà Công lý cấp cao (High court of Justice)

• Thẩm quyền: chuyên xét xử những vụ việc dân sự, một số vụ việc hình
sự
• Cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm
à Tính phức tạp và không có sự tách bạch về thẩm quyền xét xử và cấp
xét xử của HTTA Anh.
2.3.1. Toà Công lý cấp cao (High court of Justice)

• Cơ cấu tổ chức: 3 phân toà:


Ø Toà Nữ hoàng (Queen Bench’s Division)
ü Chức năng xét xử: sơ thẩm đối với vụ việc dân sự, phúc thẩm đối với
việc hình sự.
ü Chức năng giám sát: thủ tục judicial review
Ø Toà công bằng (Chancery Division): sơ thẩm tất cả các vụ việc thuộc
về công bằng (kinh doanh, uỷ thác đất đai, tài sản), phúc thẩm các
kháng cáo về công lý.
Ø Toà gia đình (Family Division): sơ thẩm và phúc thẩm các vụ việc có
liên quan đến gia đình (ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản…)
2.3.1. Toà Công lý cấp cao (High court of Justice)

• Phán quyết được phúc thẩm bởi Toà Phúc thẩm hoặc Toà án Tối cao
(leap-frog – đối với vụ việc HS của toà Nữ hoàng).
• Thẩm quyền tạo ra án lệ: 10% phán quyết của toà này trở thành án lệ.
• Thẩm phán: ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm luật sư hoặc 2 năm kinh
nghiệm là thẩm phán quản hạt.
2.3.2. Toà Hình sự trung ương (Crown Court)

• Thành lập năm 1971 theo Luật toà án năm 1971


• Thẩm quyền: chuyên xét xử vụ việc hình sự
à Trước 1971, không có sự phân chia rõ ràng thẩm quyền xét xử theo
vụ việc.
è HTTA Anh không có sự phát triển đồng bộ mà phát triển theo thời
gian và theo tiến trình xét xử. Mỗi toà án được thành lập bởi một đạo
luật riêng lẻ.
2.3.2. Toà Hình sự trung ương (Crown Court)

v Dù toà chuyên xét xử các vụ việc hình sự, song vẫn có thẩm quyền
xét xử một số vụ việc dân sự.
• Cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm
• Phán quyết được phúc thẩm bởi Toà Nữ hoàng hoặc Toà Phúc thẩm
• Thẩm quyền tạo ra án lệ: Không có
• Thẩm phán: thẩm phán của toà Công lý cấp cao, thẩm phán quản hạt,
thẩm phán không chuyên có ít nhất 10 năm kinh nghiệm.

Vì sao Toà Hình sự trung ương không có thẩm quyền tạo ra án lệ?
2.3.3. Toà Phúc thẩm (Court of Appeal)

• Thẩm quyền: chuyên xét xử phúc thẩm và là cấp xét xử phúc thẩm
chính ở Anh;
• Cơ cấu tổ chức: gồm 2 bộ phận:
ØPhúc thẩm dân sự (Civil Division): PT vụ việc của toà Công lý cấp
cao, các toà án cấp dưới và các cơ quan xét xử bán tư pháp.
ØPhúc thẩm hình sự (Criminal Division): PT các bản án của toà Hình
sự trung ương khi có yêu cầu.
• Bản án được xét xử phúc thẩm bởi TATC
• Thẩm quyền tạo ra án lệ: 25% các bản án của toà này được công bố và
trở thành án lệ.
2.4. Toà án Tối cao (The Supreme Court)

• Thành lập bởi Đạo luật Cải cách Hiến pháp năm 2005 (The
Constitutional Reform Act 2005)
• Thay thế cho Viện nguyên lão (UBPT Thượng Nghị viện Anh)
àTạo ra sự tách bạch về quyền lực lập pháp và tư pháp chưa từng có ở
Anh trước đây.
2.4. Toà án Tối cao (The Supreme Court)

• Thay đổi cơ chế bổ nhiệm thẩm phán:


ü Nội dung: UB bổ nhiệm thẩm phán (Judicial Appointment
Commission) lựa chọn và đề xuất ứng cử viên thích hợp cho chức danh
thẩm phán và gửi tới Đại pháp quan.
ü Nguyên nhân: đảm bảo Đại pháp quan thực sự chịu trách nhiệm giải
trình trước Nghị viện về việc bổ nhiệm thẩm phán.
ü Ý nghĩa: trách nhiệm bổ nhiệm thẩm phán đã được giao vào tay tập
thể chứ không còn trong tay Đại pháp quan như trước. Quy trình bổ
nhiệm thẩm phán trở nên minh bạch hơn.
2.4. Toà án Tối cao (The Supreme Court)

• TATC không xét xử lại các vụ việc được chuyển lên từ các toà cấp
dưới mà chỉ thực hiện việc xem xét lại việc áp dụng luật.
• Thủ tục tố tụng phức tạp, đòi hỏi có sự đồng ý của cả TATC và toà án
cấp dưới xét xử vụ việc
• Thẩm quyền ban hành án lệ: 3/4 các phán quyết của TATC trở thành
án lệ.
TOÀ ÁN CÁC TOÀ ÁN BỊ RÀNG BỊ RÀNG BUỘC ÁN LỆ CỦA
BUỘC ÁN LỆ CÁC TOÀ ÁN

Toà Công lý châu Âu Tất cả các toà Không

Toà án Tối cao Tất cả các toà trong HTTA Anh Toà Công lý châu Âu

Toà Phúc thẩm Chính bản thân toà PT Toà Công lý châu Âu
Toà Công lý cấp cao Toà án Tối cao
Các toà án cấp dưới
Toà Công lý cấp cao Toà Hình sự trung ương Toà Công lý châu Âu
Các toà án cấp dưới Toà án Tối cao
Toà Phúc thẩm
Toà Hình sự trung ương Không tạo ra án lệ Các toà án cấp trên

Toà Địa hạt, toà Pháp quan và toà gia đình không tạo ra án lệ và bị ràng buộc bởi án lệ của toà án cấp
trên.
3. Án lệ trong HTPL Anh

Khái niệm

Điều kiện để bản án trở thành án lệ

Cấu trúc (nội dung) của một án lệ

Tên gọi của án lệ

Phương thức vận hành án lệ

Quy tắc áp dụng án lệ.


3.1. Khái niệm

Có nhiều cách hiểu về án lệ:


ØLà những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chứa đựng các
quy tắc pháp lý do toà án ban hành được sử dụng để làm khuôn mẫu
cho các vụ việc sau này nếu có sự tương tự về tình tiết;
ØLà quy trình làm luật và quản lý luật của thẩm phán.
à Là nguồn luật và là hình thức pháp luật quan trọng của Anh do cơ
quan tư pháp sáng tạo ra.
3.1. Khái niệm
• Ở Pháp và Đức: AL ngày càng được chú trọng và được xem là nguồn
bổ trợ cho luật thành văn.
• Điều 5 Code Napoleon: “Nghiêm cấm các thẩm phán giải quyết
những vụ việc được giao xét xử bằng cách đặt ra những quy định
chung có tính chất quy phạm”.
• Ở Việt Nam: Theo Điều 1 NQ04/2019:
“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của toà án về một vụ việc cụ thể được HĐTP
TANDTC lựa chọn và được CA TANDTC công bố là án lệ để các toà án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
3.2. Điều kiện để bản án trở thành án lệ

Ø Có hiệu lực pháp luật;


Ø Được ban hành bởi toà án có thẩm quyền tạo ra án lệ;
Ø Đảm bảo về mặt hình thức;
Ø Tính mới: nội dung và giải pháp pháp lý;
Ø Được công bố trong các tuyển tập án lệ chính thức.
3.2. Điều kiện để bản án trở thành án lệ

Ở Việt Nam: Theo NQ04/2019: Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các
tiêu chí:
1) Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn nhiều cách hiểu khác
nhau
2) Có tính chuẩn mực
3) Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
3.3. Cấu trúc của án lệ

Bao gồm hai phần:


ØRatio decidendi: chứa đựng những lập luận, những nguyên tắc,
những quy phạm pháp luật dựa vào đó thẩm phán đưa ra phán quyết.
à Có giá trị bắt buộc áp dụng.
Ø Obiter dictum: chứa đựng những bình luận, nhận xét hoặc ý kiến
của thẩm phán đưa ra để xét xử vụ việc.
àKhông có giá trị bắt buộc áp dụng.
3.3. Cấu trúc của án lệ

Cách thức phân biệt ratio và obiter?


à Việc phân biệt phần ratio và phần obiter của các thẩm phán rất khác
nhau và phụ thuộc vào ý chí cá nhân của từng thẩm phán, do đó việc
dụng án lệ của thẩm phán luôn linh hoạt, mềm dẻo và được xem là nghệ
thuật của người thẩm phán.
3.4. Tên gọi của án lệ

Tên của các bên – Năm phán quyết được tuyên – [Năm xuất bản án lệ] -
Số tuyển tập được xuất bản trong năm – Tên tuyển tập án lệ - Số trang.
Ø Án lệ dân sự: Tên nguyên đơn v Tên bị đơn
Ex: Alexander v Rayson [1936] 1 QB 169.
Trong đó: v: vesus (và)
Ø Án lệ hình sự: R v Tên bị cáo
Ex: R v Steven
Trong đó: R: Rex/ Regina (Vua/ Nữ hoàng);
v: against (chống lại)
3.5. Phương thức vận hành án lệ

Ø Theo chiều dọc: án lệ của toà án cấp trên có giá trị bắt buộc tuân thủ
đối với toà án cấp dưới.
Ø Theo chiều ngang: toà án có nghĩa vụ tuân thủ án lệ do chính nó tạo
ra hoặc án lệ của các toà án khác cùng cấp với nó.
Sự “tự cởi trói” của Viện nguyên lão khỏi việc áp dụng án lệ do chính
họ tạo ra? Mục đích của sự “tự cởi trói” này là gì?
à Mở đường cho hệ thống án lệ tiếp tục phát triển, tạo cơ sở cho sự
phát triển của thông luật.
3.6. Quy tắc áp dụng án lệ

Stare Decisis – nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ


Nội dung: “Các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những án lệ đã
có trước đó nếu hai vụ việc có sự tương tự về tình tiết”.
Ex: R v Elizabeth Manley
R v May Jones
Case 1

(1) Đặt người vô tội trước nguy cơ


bị bắt giữ
(2) Tốn thời gian và công sức của
cảnh sát khi điều tra một vụ việc
không có thật
è Án lệ về tội “gây rối trật tự công
cộng”.

R v Elizabeth Manley
Case 2

Tương tự vụ việc của cô Manley,


bà Jones cũng bị buộc tội “Gây rối
trật tự công công” vì đã làm cảnh
sát điều tra một vụ việc không có
thật và đặt người vô tội trước rủi ro
bị truy tố.

R v. May Jones
3.6. Nguyên tắc Stare Decisis

• Khi hai vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết, thẩm phán có ba lựa
chọn:
Ø Follows and applies
Ø Distinguishes precedent
Ø Overules

Như thế nào là “tương tự về tình tiết”?


Ví dụ: Donoghue v Stevenson [1932] A.C. 562.
4. Nghề luật và đào tạo luật ở Anh

Nghề luật Đào tạo


luật

Luật sư tư Đào tạo cử


vấn nhận luật

Luật sư bào Luật sư tư


chữa vấn

Thẩm phán Luật sư bào


chữa
Nghề luật
Luật sư tư vấn Luật sư bào chữa
Chức năng Tất cả các chức năng của một luật sư, Chức năng tranh tụng
trừ chức năng tranh tụng tại toà

Khả năng hành nghề Có thể hành nghề riêng lẻ hoặc theo Hành nghề độc lập
công ty luật

Khả năng thăng tiến Không có quyền tranh tụng do đó khả Có nhiều cơ hội được bổ nhiệm
năng thăng tiến kém, chỉ có thể trở thẩm phán tại các toà cấp cao
thành thẩm phán toà cấp thấp

Cơ quan quản lý Hội luật sư (Law Society) Đoàn luật sư (Inns of Court)
Hiệp hội các luật sư bào chữa (Bar
Council)
Nghề luật
Thẩm phán:
• Là chức danh cao quý nhất trong các chức danh tư pháp, là
mục tiêu phấn đấu của sinh viên ngành luật và luật sư đang
hành nghề.
• Việc đào tạo được thực hiện bởi chính các thẩm phán giảng
dạy.
• Do Uỷ ban bổ nhiệm thẩm phán bổ nhiệm.
Đào tạo luật

Ø Đào tạo cử nhân luật


Ø Đào tạo nghề luật
• Luật sư tư vấn
• Luật sư bào chữa
Đào tạo cử nhân luật

• Được thực hiện tại các trường đại học chuyên trách và sinh viên phải
đạt điểm đầu vào rất cao để được vào học.
• Trong suốt thời gian học ba năm, người học được cung cấp kiến thức
pháp luật cơ bản cho người học.
• Phương thức giảng dạy: truyết trình, thảo luận, tranh luận; hình thức
thi: giải quyết tình huống hoặc tranh luận theo chủ đề.
• Sau khi tốt nghiệp, sinh việc có thể lựa chọn trở thành luật sư tư vấn
hoặc luật sư bào chữa. Ngoài ra, có thể học tiếp để trở thành thạc sĩ và
tiến sĩ.
Đào tạo luật

Luật sư tư vấn Luật sư bào chữa

Sau khi đã có bằng cử nhân luật hoặc chứng chỉ Sau khi có bằng cử nhân luật hoặc chứng chỉ luật:
luật: Học tiếp hai năm để trở thành luật sư bào chữa.
+ Tham dự khoá học đào tạo thực hành pháp luật +Năm đầu, tham dự khoá đào tạo nghề, tham dự
kéo dài một năm một số bữa ăn tại một trong bốn câu lạc bộ luật
+ Thực tập tiếp hai năm ở một công ty của một sư bào chữa để rèn luyện kỹ năng từ các thẩm
luật sư tư vấn, sau đó thực tập sinh sẽ được Toà phán giàu kinh nghiệm.
án tối cao ở Anh và xứ Wales thừa nhận đủ tư + Năm tiếp theo, thực tập dưới sự giám sát của
cách của một luật sư tư vấn. một luật sư bào chữa.
Việc công nhận luật sư bào chữa sẽ được thực
hiện sau khi sinh viên đó đỗ các kì thi lý thuyết,
thực hành và trải qua thời gian thực tập.

You might also like