You are on page 1of 2

GHP5.

Lựa chọn và quản lý nhà cung ứng

1. Mục đích
Nhằm đưa ra các biện pháp để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu mua vào có khả năng đáp
ứng các yêu cầu quy định và phải phù hợp với quy trình sản xuất
2. Phạm vi áp dụng
Khu vực sản xuất của cơ sở
3. Tài liệu tham khảo
TCVN ISO/TS 22002-1-2013
4. Nội dung
a) Yêu cầu chung

Phải kiểm soát việc mua nguyên liệu ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm để đảm bảo nhà cung
ứng có khả năng đáp ứng các yêu cầu quy định. Sự phù hợp của nguyên liệu đầu vào với yêu cầu
mua hàng quy định phải được xác minh.

b) Điều kiện hiện nay


- Lựa chọn và quản lý nhà cung ứng tại nhà máy:
 Nhà máy đã đánh giá nguyên liệu: sữa bột béo, sữa bột gầy, chất phụ gia,… của nhà
cung ứng trước khi chấp nhận mua nguyên liệu của nhà cung ứng.
 Nhà cung ứng nguyên liệu có chứng nhận thích hợp của bên thứ ba (Halal, HACCP)
- Phương tiện chuyên chở nguyên liệu đảm bảo vệ sinh: bề mặt của thùng chuyên chở
nhẵn, không có khẽ hở, không có các mối nguy vật lý, mối nguy sinh học.
- Kho chứa nguyên liệu đảm bảo các yêu cầu: bề mặt sàn nhãn, hệ thống thông gió không
thông với các khu vực có không khí ô nhiễm
- Kho chứa nguyên liệu tách biệt với kho thành phẩm để tránh lây nhiễm chéo.
c) Các thủ tục cần thực hiện
- Quy định về việc lựa chọn nhà cung ứng
Phải có quá trình xác định đối với việc lựa chọn, phê duyệt và theo dõi nhà cung ứng:
 Đánh giá tại cơ sở của nhà cung ứng trước khi chấp thuận nguyên vật liệu để sản
xuất
 Theo dõi chứng nhận thích hợp của bên thứ ba
 Theo dõi việc thực hiện của nhà cung ứng để đảm bảo tình trạng phê duyệt liên tục.
- Quy định đối với việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào
 Nhân viên kiểm tra phải kiểm tra nguyên liệu (kiểm tra dấu mộc, dấu niêm phong,
hồ sơ nhiệt độ) trước và trong khi dỡ hàng để kiểm tra xác nhận chất lượng và sự
an toàn của nguyên vật liệu trong khi vận chuyển.
 Nguyên vật liệu phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc có COA để xác minh sự phù
hợp với yêu cầu quy định trước khi chấp nhận hay sử dụng và phương pháp phải
được lập thành văn bản.
 Nguyên vật liệu không phù hợp với quy định kỹ thuật liên quan phải được xử lý theo
thủ tục dạng văn bản nhằm đảm bảo ngăn ngừa việc sử dụng vô tình.
 Các điểm tiếp cận với dòng tiếp nhận nguyên vật liệu dạng rời phải được nhận biết,
che đậy và được khóa. Việc bốc dỡ vào hệ thống này sẽ chỉ diễn ra sau khi phê duyệt
và xác minh vật liệu.
- Quy định hoạt động công nhân
 Công nhân làm việc ở khu vực nguyên liệu không được tự ý qua lại giữa các khu vực
sản xuất để tránh việc lây nhiễm chéo
 Công nhân phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió của kho nguyên liệu
tránh việc ẩm mốc gây hư hỏng và tiềm ẩn các mối nguy vi sinh.
5. Phân công trách nhiệm và giám sát
- Các tổ trưởng phân xưởng, nhân viên giám sát nhập nguyên liệu phải giám sát chặt chẽ
và thực hiện đúng theo quy định.
- Công nhân của nhà máy phải có quy định thực hiện theo quy định trên.
- Trưởng phòng QA chịu trách nhiệm thẩm tra việc thực hiện đúng PRP này định kì 3
tháng/ 1 lần.
6. Lưu hồ sơ:
- Hồ sơ được lưu giữ 2 năm

You might also like