You are on page 1of 51

LOGO HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KINH TẾ
VĨ MÔ

GV: LÊ THỊ CHÂU KHA


LOGO

CHƯƠNG 2

ĐO LƯỜNG
SẢN LƯỢNG
QUỐC GIA
LOGO

CHƯƠNG 2

I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế

II. Phương pháp tính GDP

III.Các chỉ tiêu liên quan


LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế

Các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế:


• Hộ gia đình
Nền kinh tế đơn giản
• Doanh nghiệp Nền kinh tế đóng
Nền kinh tế mở
• Chính phủ
• Nước ngoài
LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
• Sơ đồ chu chuyển kinh tế đơn giản

Doanh thu Thị trường Chi tiêu


HH&DV
•Doanh nghiệp bán
HH & DV •Hộ gia đình mua HH & DV
bán mua

Doanh nghiệp Hộ gia đình


•Sản xuất và bán hhdv •Mua và tiêu dùng hhdv
•Sử dụng ytsx •Sở hữu và bán ytsx

Lao động, đất


đai , vốn Thị trường Yếu tố sản xuất
yếu tố sản xuất
•Hộ gia đình bán
Tiền công, tiền thuê, tiền •Doanh nghiệp mua Thu nhập
lãi, lợi nhuận
LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
• Sơ đồ chu chuyển kinh tế đóng
Doanh thu Chi tiêu
Thị trường HH&DV
•Doanh nghiệp bán
•Hộ gia đình mua HH & DV
HH & DV
mua
bán
Chi
tiêu G
Thuế
Thuế
Doanh nghiệp Td Hộ gia đình
Tx Chính
•Sản xuất và bán hhdv •Mua và tiêu dùng hhdv
phủ
•Sử dụng ytsx Chi chuyển •Sở hữu và bán ytsx
nhượng Tr

Lao động, đất


đai , vốn Yếu tố sản xuất
Thị trường
yếu tố sản xuất
Tiền công, tiền thuê, tiền •Hộ gia đình bán Thu nhập
lãi, lợi nhuận •Doanh nghiệp mua
LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế

❖ Thuế (Tax – Tx): là khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp cho chính phủ nhằm sử dụng
cho mục đích công cộng. Gồm:
• Thuế gián thu (Indirect Tax – Ti): là loại thuế đánh gián
tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Vd: Thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,...
• Thuế trực thu (Direct Tax – Td): là loại thuế đánh trực
tiếp vào thu nhập hoặc tài sản chịu thuế của người nộp
thuế. Vd: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế nhà đất…
Tx = Td + Ti
LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế

❖ Chi tiêu chính phủ: gồm 2 loại G và Tr


- G (Government Spending): là những khoản chi tiêu của
chính phủ được đáp lại bằng một lượng hàng hóa hay
dịch vụ nào đó.
- Tr (Transfer Payment): là chi tiêu của chính phủ mà
không đòi hỏi phải đáp lại bằng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ:
lương hưu, trợ cấp khó khăn, trợ cấp học bổng cho sinh
viên,...
❖ Thuế ròng (Net tax – T): là phần còn lại của
thuế sau khi trừ đi chi chuyển nhượng.
T =Tx – Tr
LOGO
I. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Nước ngoài
• Sơ đồ chu chuyển kinh tế mở X
M
Doanh thu Chi tiêu
Thị trường HH&DV
•Doanh nghiệp bán
•Hộ gia đình mua HH & DV
HH & DV
mua
bán
Chi
tiêu G
Thuế
Thuế
Doanh nghiệp Td Hộ gia đình
Tx Chính
•Sản xuất và bán hhdv •Mua và tiêu dùng hhdv
phủ
•Sử dụng ytsx Chi chuyển •Sở hữu và bán ytsx
nhượng Tr

Lao động, đất


đai , vốn Yếu tố sản xuất
Thị trường
yếu tố sản xuất
Tiền công, tiền thuê, tiền •Hộ gia đình bán Thu nhập
lãi, lợi nhuận •Doanh nghiệp mua
LOGO
II. Phương pháp tính GDP

1.Tổng quan GDP và GNP

2.Các loại giá tính GDP

3.Tính GDP danh nghĩa theo giá thị


trường
LOGO
II. 1. Tổng quan GDP và GNP

⚫GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc


nội) là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tất cả
hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên lãnh
thổ một quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định,
thường là 1 năm.

⚫GNP (Gross National Product – Giá trị tổng sản lượng


quốc dân) – là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền
của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân
một nước sản xuất ra trong 1 khoảng thời gian nhất
định, thường là 1 năm.
LOGO
II. 1. Tổng quan GDP và GNP

- Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được bán cho


người sử dụng cuối cùng như hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu hoặc hàng hóa doanh nghiệp mua để đầu
tư sản xuất.

- Hàng hóa và dịch vụ trung gian dùng làm đầu vào


cho việc sản xuất hàng hóa khác và được sử dụng
hết trong quá trình sản xuất đó.
LOGO
II. 1. Tổng quan GDP và GNP

❖ Mối liên hệ giữa GDP và GNP:


GNP = GDP + NIA
Với NIA (Net Income From Abroad): Thu nhập ròng từ
nước ngoài.
NIA = thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – thu nhập
từ các yếu tố nhập khẩu.
➢ Các nước phát triển:
NIA > 0 => GNP > GDP
➢ Các nước đang phát triển:
NIA < 0 => GNP < GDP
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

a. Giá hiện hành.


• Là loại giá hiện đang lưu hành ở mỗi thời điểm.
• Tính GDP theo giá hiện hành ta được chỉ tiêu GDP
danh nghĩa (Nominal GDP: GDPn)
GDPnt = ∑QitPit
• Trong đó:
i: biểu thị loại sản phẩm thứ i với i= 1,2,3,…,n.
t: biểu thị thời kỳ tính toán.
Qi: số lượng sản phẩm mặt hàng thứ i.
Pi: giá của mặt hàng thứ i
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

a. Giá hiện hành.


• Tính GDPn mang tính chất tổng kết cho năm hiện
hành.
• Sự gia tăng của GDP danh nghĩa qua các năm có thể
do lạm phát gây nên.
=> Không dùng GDPn để đánh giá tăng trưởng kinh tế
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

b. Giá cố định
• Là giá năm gốc (năm có nền kinh tế tương đối ổn định
được Thống kê chọn làm gốc cho các năm khác).
• Tính GDP theo giá cố định ta được chỉ tiêu GDP thực
tế (Real GDP: GDPr)
• GDP thực tế được tính theo mức giá cố định của năm
cơ sở (Pi0 là giá mặt hàng i ở năm gốc)
GDPrt = ∑QitPi0
• Đây là chỉ tiêu dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế
vì đã loại lạm phát qua các năm.
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

b. Giá cố định.
• Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Defator – DGDP): là tỷ lệ
giữa GDP danh nghĩa & GDP thực tế.
DtGDP = (GDPnt / GDPrt) x 100%
 Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết sự biến động về giá làm
thay đổi GDP danh nghĩa.
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ số tính theo phần trăm để
phản ánh tỷ lệ thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng ở một
năm nào đó so với năm gốc.
CPIt = (∑PitQi0) / (∑Pi0Qi0)
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

c. Giá thị trường (mp – market price)


• Là giá bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường => có
chứa thuế gián thu.
• Tính theo giá này ta có chỉ tiêu GDP theo giá thị
trường (GDPmp)
• Tính theo mp dễ tập hợp vì căn cứ vào giá bán thực
trên thị trường nhưng khi thuế thay đổi có thể làm ảnh
hưởng đến GDP.
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

d. Giá yếu tố sản xuất (factors costs: fc)


• Là giá tính theo chi phí của các yếu tố sản xuất đã sử
dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
• Là giá không tính thuế
GDP fc = GDPmp - Ti
LOGO
II. 2. Các loại giá tính GDP

Ví dụ 1:
Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010
P (VNĐ) Q(kg) P (VNĐ) Q (kg)
Gạo 10.000 10 15.000 20
Đường 15.000 5 18.000 10

a/ Tính GDP danh nghĩa năm 2010?


b/ Chọn năm 2009 là năm gốc. Tính GDP thực năm
2010?
c/ Tính chỉ số giá tiêu dùng năm 2010?
CPIt = (∑PitQi0) / (∑Pi0Qi0)
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường

i. Phương pháp sản xuất


ii. Phương pháp thu nhập
iii. Phương pháp chi tiêu
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(i). Phương pháp sản xuất
• Giá trị gia tăng (Value Added – VA):
– Là sự gia tăng giá trị sản phẩm trong quá trình
sản xuất.
– Là giá trị sản lượng của doanh nghiệp (giá trị
xuất lượng) trừ đi giá trị hàng hóa trung
gian đã được sử dụng hết trong quá trình sản
xuất sản lượng đó.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường

• GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của
tất cả các doanh nghiệp sản xuất trên lãnh thổ một
nước.
n
GDP =  VAi
i=1

VAi= Giá trị sản xuất của doanh nghiệp i – Chi phí trung
gian của doanh nghiệp i
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
Ví dụ 2: Giả định có 4 DN trong nền kinh tế.
DN 1 sx một lượng thép trị giá 4000 USD, nó bán cho DN2 sản xuất máy móc
1000 USD và DN4 sản xuất ô tô 3000 USD. Tiền bán hàng dùng cho việc
trả lương 2500 USD, trả tiền thuê 300 USD, trả lãi 700 USD và còn lợi
nhuận là 500 USD.
DN 2 sx một số máy móc dùng trong công nghiệp ô tô trị giá 2000 USD và
bán toàn bộ cho DN4. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1000 USD,
trả lương 500 USD, trả tiền thuê 100 USD, trả lãi 200 USD và còn lợi
nhuận là 200 USD.
DN 3 sx một số lốp ô tô trị giá 500 USD và bán toàn bộ cho DN4. Tiền bán
hàng dùng cho việc trả lương 300 USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi
80 USD và còn lợi nhuận là 80 USD.
DN 4 sx một số lượng ô tô trị giá 5000 USD bán cho các hộ gia đình. Tiền bán
hàng dùng cho việc mua thép 3000 USD, mua lốp ô tô 500 USD, trả
lương 800 USD, trả tiền thuê 130 USD, trả lãi 270 USD và còn lợi nhuận
là 300 USD.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(i) Tính GDP theo phương pháp sản xuất:

GDP = Tổng giá trị gia tăng của các DN.

=> GDP = VA1 + VA2 + VA3 + VA4


GDP = (4000 - 0)+(2000 - 1000)+(500 - 0)+(5000 - 3000 - 500)
GDP = 7000 USD
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(ii). Phương pháp thu nhập
GDP được tính bằng cách cộng thu nhập của tất cả các
thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, gồm:
GDP = W + R + i + Pr+Ti + De
• Tiền lương (Wage – W): là thu nhập nhận được do cung
cấp sức lao động.
• Tiền thuê (Rent – R): là thu nhập nhận được do cho
thuê tài sản.
• Tiền lãi (Interest – i): là thu nhập nhận được do cho vay.
• Lợi nhuận ( Profit – Pr): chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường

• Thuế gián thu (Indirect Tax – Ti): là loại thuế đánh gián
tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.
• Khấu hao (Depreciation – De): là đầu tư lấy từ quĩ
khấu hao để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố định
(máy móc, nhà xưởng) theo thời gian.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
Ví dụ 2: Giả định có 4 DN trong nền kinh tế.
DN 1 sx một lượng thép trị giá 4000 USD, nó bán cho DN2 sản xuất máy móc
1000 USD và DN4 sản xuất ô tô 3000 USD. Tiền bán hàng dùng cho việc
trả lương 2500 USD, trả tiền thuê 300 USD, trả lãi 700 USD và còn lợi
nhuận là 500 USD.
DN 2 sx một số máy móc dùng trong công nghiệp ô tô trị giá 2000 USD và bán
toàn bộ cho DN4. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1000 USD, trả
lương 500 USD, trả tiền thuê 100 USD, trả lãi 200 USD và còn lợi
nhuận là 200 USD.
DN 3 sx một số lốp ô tô trị giá 500 USD và bán toàn bộ cho DN4. Tiền bán
hàng dùng cho việc trả lương 300 USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi
80 USD và còn lợi nhuận là 80 USD.
DN 4 sx một số lượng ô tô trị giá 5000 USD bán cho các hộ gia đình. Tiền bán
hàng dùng cho việc mua thép 3000 USD, mua lốp ô tô 500 USD, trả
lương 800 USD, trả tiền thuê 130 USD, trả lãi 270 USD và còn lợi
nhuận là 300 USD.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(ii) Tính GDP theo phương pháp thu nhập.

GDP = Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất


GDP =W + R + i + Pr+Ti + De
Trong đó:
W = 2500 + 500 + 300 + 800 = 4100 USD
R = 300 + 100 + 40 + 130 = 570 USD
i= 700 + 200 + 80 + 270 = 1250 USD
Pr = 500 + 200 + 80 + 300 = 1080 USD

=> GDP = 4100 + 570 + 1250 + 1080 = 7000 USD


LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(iii). Phương pháp chi tiêu
GDP được tính bằng cách cộng những luồng tiền
dùng để mua hh-dv cuối cùng do các doanh nghiệp
trên lãnh thổ một nước sản xuất ra, gồm:
– Chi tiêu của hộ gia đình (C)
– Chi đầu tư của doanh nghiệp (I)
– Chi tiêu của chính phủ (G)
– Xuất khẩu ròng (NX = X – M)

GDP = C + I + G + X − M
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(iii). Phương pháp chi tiêu
• Tiêu dùng (Consumption – C): là lượng tiền dùng để
mua hàng hóa, quần áo, lương thực, du lịch,...
• Tổng đầu tư (Investment – I): bao gồm tiền mua hàng
tư bản mới và chênh lệch tồn kho.
• Đầu tư ròng (Net investment – In): là tổng đầu tư trừ
khấu hao.
In = I – De
• Chi tiêu của chính phủ (G): bao gồm chi tiêu thường
xuyên (Cg) và chi cho đầu tư (Ig): G = Cg + Ig
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(iii). Phương pháp chi tiêu
• Xuất khẩu (Export – X): là giá trị toàn bộ lượng hh-dv sản
xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.
• Nhập khẩu (Import – M): là giá trị toàn bộ lượng hh-dv sản
xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ trong nước.
• Xuất khẩu ròng (Net Export – NX): biểu thị phần chi tiêu ròng
của nước ngoài để mua hh-dv trong nước, đồng thời thể hiện
cán cân thương mại trong nước.
NX= X - M
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
Ví dụ 2: Giả định có 4 DN trong nền kinh tế.
DN 1 sx một lượng thép trị giá 4000 USD, nó bán cho DN2 sản xuất máy móc
1000 USD và DN4 sản xuất ô tô 3000 USD. Tiền bán hàng dùng cho việc
trả lương 2500 USD, trả tiền thuê 300 USD, trả lãi 700 USD và còn lợi
nhuận là 500 USD.
DN 2 sx một số máy móc dùng trong công nghiệp ô tô trị giá 2000 USD và
bán toàn bộ cho DN4. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1000 USD,
trả lương 500 USD, trả tiền thuê 100 USD, trả lãi 200 USD và còn lợi
nhuận là 200 USD.
DN 3 sx một số lốp ô tô trị giá 500 USD và bán toàn bộ cho DN4. Tiền bán
hàng dùng cho việc trả lương 300 USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi
80 USD và còn lợi nhuận là 80 USD.
DN 4 sx một số lượng ô tô trị giá 5000 USD bán cho các hộ gia đình. Tiền
bán hàng dùng cho việc mua thép 3000 USD, mua lốp ô tô 500 USD, trả
lương 800 USD, trả tiền thuê 130 USD, trả lãi 270 USD và còn lợi nhuận
là 300 USD.
LOGO
II. 3. Tính GDP danh nghĩa
theo giá thị trường
(iii). Tính GDP theo phương pháp chi tiêu
GDP = Tổng chi tiêu vào các sản phẩm cuối cùng
GDP = C + I +G + X − M
Trong ví dụ trên, chỉ có máy móc và ô tô là sản phẩm cuối cùng.
Do đó:
GDP = 5000 + 2000 = 7000 USD
Với: C = 5000 USD
I = 2000 USD
LOGO
III. Các chỉ tiêu liên quan

1.GNP danh nghĩa theo giá thị trường

2.GDP và GNP theo các loại giá khác

3.Các chỉ tiêu khác


LOGO III.1. GNP danh nghĩa theo
giá thị trường

GNP = GDP + NIA


• Trong đó NIA (Net Income from Aboard) thu
nhập ròng từ nước ngoài, giá trị này được
tính:

NIA = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu –


Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.
LOGO III.2. GDP và GNP theo các
loại giá khác.

(a) GDP và GNP danh nghĩa theo giá thị trường.

(b) GDP và GNP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất:
= (a) – thuế gián thu.
(c) GDP và GNP thực theo giá thị trường:
= (a)/chỉ số giá.
(d) GDP và GNP thực theo giá yếu tố sản xuất:
= (b)/chỉ số giá.
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

1. Sản phẩm quốc nội ròng (Net Domestic Product –


NDP)
2. Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product –
NNP)
3. Thu nhập quốc dân (National Income – NI)
4. Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI)
5. Thu nhập khả dụng (Dispossable Income – DI)
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

Các chỉ tiêu trong SNA được chia thành 2 nhóm:

Nhóm chỉ tiêu theo


GDP NDP
lãnh thổ
Nhóm chỉ tiêu theo
GNP NNP NI PI DI
quyền sở hữu.

• Nhóm chỉ tiêu theo lãnh thổ đo lường mức sản


xuất trên lãnh thổ 1 nước.
• Nhóm chỉ tiêu theo quyền sở hữu đo lường mức sản
xuất do công dân một nước tạo ra.
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

• Sản phẩm quốc nội ròng (Net Domestic


Product – NDP): là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị
mới tạo ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong
khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.

NDP = GDP - De
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

• Sản phẩm quốc dân ròng (Net National


Product – NNP): là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị
mới do công dân một nước tạo ra, tính trong
khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.

NNP = GNP – De
Hoặc : NNP = NDP + NIA
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

• Thu nhập quốc dân (National Income – NI): là


chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập mà công dân một
nước tạo ra không kể phần tham gia của chính
phủ dưới dạng thuế gián thu. Nó chính là sản
phẩm quốc dân ròng theo giá sản xuất.

NI = NNPfc = NNPmp - Ti
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

• Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI): là


chỉ tiêu phản ánh phần thu nhập thực sự được
phân chia cho các cá nhân trong xã hội, tính trong
khoảng thời gian nhất định.
PI = NI – Pr* + Tr
Pr*: gồm phần lợi nhuận giữ lại (lập quỹ) và phần
nộp cho chính phủ (thuế thu nhập doanh nghiệp)
và các khoản trích nộp khác.
Tr: chi chuyển nhượng gồm: trợ cấp thất nghiệp,
trợ cấp hưu trí, trợ cấp học bổng,...
LOGO
III.3. Các chỉ tiêu khác

• Thu nhập khả dụng (Disposable Income – DI): là thu


nhập cá nhân đã trừ đi phần thuế thu nhập cá nhân.

DI = PI – Thuế thu nhập cá nhân

• Thu nhập khả dụng cũng là số tiền cuối cùng mà hộ gia
đình có khả năng sử dụng.
DI = C + S
S (Saving – Tiết kiệm): là phần thu nhập còn lại sau khi
tiêu dùng.
LOGO
III.4. Các đồng nhất thức vĩ
mô căn bản
Giả định: NFFI=0; De=0 và Pr nộp, không chia =0
=> GDP=GNP=NDP=NNP, ký hiệu là Y
•Tổng thu nhập: Y=C+I+G+X-M (1)
• Tiết kiệm (S): S=Y-T-C (2)
Từ (1) & (2) => S+T+M = I+G+X

Tổng rò rỉ = Tổng bơm vào


Hay (S-I) + (T-G) + (M-X) = 0
Kết luận: Giữa 3 khu vực: tư nhân, nhà nước, nước ngoài:
thâm hụt của khu vực này luôn được bù đắp bằng khu vực
kia.
LOGO
LUYỆN TẬP
Bài 1:
❖Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (H), chủ
nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ
B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là 10 (như là những
khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M
với giá 40 để làm ra bánh mì. Giả sử M không sử dụng các sản
phẩm trung gian nào khác.
❖Cả hai B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã
thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho thuê lao động và
30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho H các
khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê
vốn.
❖Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác
nhau. Nhận xét về kết quả tính toán được của bạn?
LOGO

Bài 2:
LUYỆN TẬP
Trong hệ thống hoạch toán quốc gia có các tài khoản
sau:
Đầu tư ròng (In) 50 Tiêu dùng hộ gia đình (C) 500
Tiền lương (W) 650 Chi tiêu của chính phủ (G) 300
Tiền thuê đất (R) 50 Tiền lãi cho vay (i) 50
Lợi nhuận (Pr) 150 Chi chuyển nhượng (Tr) 50
Nhập khẩu (M) 300 Thuế thu nhập DN 40
Xuất khẩu (X) 400 Lợi nhuận DN giữ lại 60
Thuế gián thu (Ti) 50 Thuế thu nhập cá nhân (Td) 30
Thu nhập yếu tố từ nước ngoài 100 Thanh toán cho nước ngoài 50
(IFFI) (OFFI)

Trên lãnh thổ có 3 khu vực: công nghiệp (I), nông nghiệp
(A), dịch vụ (S):
LOGO
LUYỆN TẬP
Bài 2:
I A S

Chi phí trung gian 100 140 60

Khấu hao 70 30 50

Chi phí khác 400 360 190

Giá trị sản lượng 570 530 300

Yêu cầu:
a/ Tính chỉ tiêu GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương
pháp.
b/ Tính chỉ tiêu GNP danh nghĩa theo giá thị trường và giá sản xuất

c/ Tính chỉ tiêu NNPmp, NI, PI, DI


LOGO
LUYỆN TẬP
Bài 3:
Một quốc gia có các số liệu như sau:

Các chỉ tiêu Ký hiệu Giá trị


Tổng sản phẩm quốc dân GNP 5000
Thu nhập khả dụng DI 4100
Ngân sách chính phủ B -200
Tiêu thụ của công chúng C 3800
Các cân thương mại NX -100

Giả sử khấu hao (De), lợi nhuận nộp & không chia, thu nhập yếu tố ròng
(NFFI)=0
Hãy tính:
a/ Tiết kiệm và đầu tư khu vực tư nhân.
b/ Chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ.
LOGO

Bài 4. Trên lãnh thổ một quốc gia chỉ sản xuất ba loại sản phẩm:
chuối, cam, sắt với thông tin cho trong bảng sau:

SẢN 1990 1991 1992


PHẨM
Giá (p) SL (q) Giá (p) SL (q) Giá (p) SL (q)
Chuối 10 2 12 3 10 2
Cam 20 5 25 4 30 6
Sắt 100 10 100 12 120 15
Chọn năm gốc là năm 1990
a. Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho năm 1991 và năm 1992 dựa trên
hai mặt hàng cam và chuối
b. Tính số điều chỉnh lạm phát theo GDP năm 1992
c. Tính tỷ lệ lạm phát năm 1991 và 1992 so với năm gốc đối với hai
mặt hàng cam và chuối
LOGO

You might also like