You are on page 1of 6

I.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1936-1939)

1 Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936) Thái Phúc

 Nêu bối cảnh chi phối, những yếu tố tác động để có văn kiện này ra đời:
 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA VĂN KIỆN: (Chỉ cần chú ý đến 03 nội dung)
 Nhiệm vụ cách mạng (xung quanh việc giải quyết 2 nhiệm vụ chống đế quốc Pháp
và chống Phong Kiến);,
 Lực lượng cách mạng
 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
===> Cần phân tích làm rõ nội dung, ổn chưa? Không ổn ở chỗ nào?

NHẬN XÉT: Nêu ưu điểm và hạn chế, khái quát, tóm lại (tương tự như trên)

1)BỐI CẢNH CHI PHỐI, NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỂ VĂN

KIỆN RA ĐỜI:

BỐI CẢNH CHI PHỐI:


a)Thế Giới:

Vào những năm 30 của thế kỷ XX trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đại hội
VII Quốc tế Công sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ, hòa bình chống chế độ phản động,
chống chủ nghia phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành một mặt trận dân chủ tộng rãi
(Pháp, Tây Ban Nha,...)

b)Đông Dương:

Thực hiện nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, lợi dụng việc Mặt trận Bình dân Pháp
giành được thắng lợi ở Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương mở rộng Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương (gọi tắt là
Mặt trận Dân chủ Đông Dương) bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị xã hội
và tôn giáo khác nhau.

c)Việt Nam:

Lúc này ở nước ta có nhiều đảng phái, nhóm chính trị khác nhau hoạt động. Trong tất cả các đảng
chính trị đó chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức và đường lối chủ
trương rõ ràng, có cơ sở quần chúng sâu rộng nhất. Sự chuyển hướng lãnh đạo của Đảng mở đầu từ
Hội nghị tháng 6-1936 và được bổ sung, phát triển trong các Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành
Trung ương năm 1937 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương năm 1938.
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỂ VĂN KIỆN RA ĐỜI:

Tại Pháp, năm 1935 Mặt trận Bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc
tổng tuyển cử đã đứng ra thành lập chính phủ (5-1936).

Đảng xác định mục tiêu của cách mạng dân chủ tư sản dân quyền vẫn là chống đế quốc, chống
phong kiến nhưng trong tình hình lúc đó, mục tiêu trực tiếp trước mắt của cách mạng là chống phát
xít, chống chiến tranh, chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa nêu khẩu hiệu: "Đánh đổ đế quốc Pháp" và "Tịch thu ruộng
đất của địa chủ chia cho dân cày" mà nêu khẩu hiệu: "Tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình". Về
phương pháp đấu tranh: phải kết hợp giữa hình thức công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp với phương
pháp đấu tranh bí mật.

Với những chủ trương đúng đắn đó, Đảng ta đã đưa phong trào cách mạng nước ta phát triển một
bước cả về bề rộng và bề sâu. Cơ sở đảng ở cả ba kỳ được củng cố, phát triển. Phong trào đấu tranh
của quần chúng dưới nhiều hình thức liên tục nổ ra. Mặt trận Dân chủ thống nhất được mở rộng.
Cuộc đấu tranh trên bình diện lý luận, tư tưởng chống xu hướng cải lương, tờrốtkít cũng được đẩy
mạnh.

Theo đúng chiến lược của Quốc tế Cộng sản thì chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là
phải làm cách mạng tư sản dân quyền ư phản đế và điền địa ư lập chính quyền của công nông bằng
hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng
của cuộc cách mạng trong giai đoạn này, nhưng làm sao đi tới mục đích ấy là vấn đề chiến sách.

Nay tuỳ theo tình hình trong xứ và tình hình thế giới thay đổi, căn cứ theo chiến sách mới của
Quốc tế Cộng sản là chiến sách mặt trận thống nhất của giai cấp thợ thuyền chống tư bản tiến công,
chống phát xít và chiến tranh. Do chiến sách mặt trận nhân dân chống phát xít ở các xứ tư bản và
mặt trận nhân dân phản đế ở các xứ thuộc địa và bán thuộc địa, nên Đảng Cộng sản Đông Dương
sửa đổi chiến sách của mình theo đúng điều kiện xứ Đông Dương như vấn đề lập mặt trận nhân dân
phản đế, vấn đề đối với Chính phủ tả phái ở Pháp, vấn đề sửa đổi cách tổ chức quần chúng, v.v..

2)PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA VĂN KIỆN:


 Nhiệm vụ cách mạng (xung quanh việc giải quyết 2 nhiệm vụ chống đế quốc Pháp và chống
Phong Kiến);,

Hiện thời ở Đông Dương đế quốc Pháp là kẻ áp bức dân tộc, bốc lột quần chúng lao động, là kẻ
địch nhân chung của nhân dân Đông Dương. Vì cuộc kinh tế khủng hoảng nên đế quốc Pháp lại
tăng thêm bóc lột nhân dân Đụng Dương để bù vào sự thua thiệt cho đại tư bản Pháp, khiến cho
lòng tức giận của quần chúng ngày càng sôi nổi, và mối mâu thuẫn trong tư bản bản xứ với tư bản
chính quốc ngày càng biểu lộ ra sâu sắc.

Đồng thời bọn đế quốc phản động ở Đông Dương là bọn tay chân của phát xít, chúng ủng hộ và bồi
dưỡng lực lượng phát xít để củng cố địa vị thống trị của chúng và làm chỗ hậu thuẫn cho phát xớt ở
Pháp, nên chúng kế tục và gia tăng đàn áp nhân dân Đông Dương.

Đứng về phương diện dân tộc bị áp bức, phương diện giai cấp bị bốc lột, ai cũng cũng nhận đế
quốc Pháp là kẻ thù địch chính của nhân dân Đông Dương.

Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là
không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết
vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng. Vì rằng tuỳ hoàn
cảnh hiện thực bắt buộc nếu việc tranh đấu chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề
giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước đánh đổ đế
quốc rồi sau
giải quyết vấn đề điền địa, nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế liên tiếp giải quyết vấn đề
này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động, nghĩa là cuộc phản đế phát triển tới
trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế
quốc cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa.

Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa
chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm
nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.

 Lực lượng cách mạng


Đứng trong hoàn cảnh đế quốc cứ tăng thêm áp bức và bóc lột quần chúng không có một chút quyền
tự do dân chủ nhỏ mọn nào để làm khí cụ tranh đấu. Trong khi mà trình độ tranh đấu của quần
chúng chưa tới trình độ cao, những điều yêu cầu của quần chúng có nhiều điều giống với điều yêu
cầu của tư bản bản xứ, thì tại sao chúng ta không lấy những điều đó làm điều kiện để hiệu triệu tất
cả các giai cấp, các đảng phái trong một dân tộc bị áp bức ra tranh đấu để thực hiện những điều yêu
cầu rất thấp ấy?

Đứng về mặt phản đế, Đảng hết sức liên lạc các lực lượng phản đế. Từ xưa tới nay Đảng vẫn chủ
trương làm Mặt trận thống nhất phản đế với các đảng quốc gia cách mạng tuy rằng trước kia Đảng
hết sức công kích sự không triệt để của các đảng quốc gia cách mạng, và những lý thuyết có tính
chất quốc gia trong hàng ngũ của Đảng, vì rằng trong thời kỳ Đảng mới thành lập di tích quốc gia
còn mạnh trong hàng ngũ Đảng.
Nay hàng ngũ của Đảng đã bồi dưỡng có tinh thần quốc tế, Đảng không sợ Đảng chúng ta sẽ biến
thành đảng quốc gia. Đảng nhắc lại cho các đảng viên biết rằng một dân tộc bị áp bức như xứ Đông
Dương vấn đề dân tộc giải phóng là một nhiệm vụ quan trọng của người cộng sản.

Vậy Đảng phải mật thiết với các đảng quốc gia hơn nữa. Đảng có thể bồi dưỡng một tinh thần dân
tộc giải phóng mạnh mẽ trong đám dân chúng bị áp bức không trái với nguyên tắc dân tộc tự quyết
của Quốc tế Cộng sản, không trái với quyền lợi của vô sản giai cấp, nghĩa là cuộc dân tộc giải
phóng theo nguyên tắc dân tộc bình đẳng, theo tinh thần quốc tế liên ái với các dân tộc bị áp bức,
với vô sản thế giới và với nhân dân những xứ cách mạng đã thành công, và nhân dân những xứ đối
đãi nhau bình đẳng, nhất là với vô sản cùng nhân dân Pháp, chống sự ghen ghét về nòi giống, cừu
thù về chủng tộc hẹp hòi.
Chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là chống người Pháp, mà chỉ chống đế
quốc Pháp. Vậy cho nên lúc tranh đấu đòi những điều yêu cầu ấy, không những chúng ta chủ trương
mật thiết với vô sản Pháp và đội tiền phong của họ và của quần chúng lao động ở Pháp là kẻ đồng
minh trung thực, vĩnh viễn, mà chúng ta còn cả quyết liên lạc với các phái khác, các cá nhân và chi
bộ của Mặt trận nhân dân Pháp ở Đông Dương, để thực hiện những điều yêu cầu của nhân dân Đông
Dương, để chống lại với bọn tây thuộc địa phản động, bọn chân tay phát xít ở Đông Dương.

 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.


Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy
sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập! Chủ trương ấy không bao giờ di dịch,
nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở
Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế.

NHẬN XÉT:

Đảng Cộng sản là đảng của vô sản giai cấp, câu ấy rất đúng với chủ nghĩa Mác về quan điểm thế
giới cách mạng. Xứ Đông Dương là xứ thuộc địa, công nghệ kém cỏi, thợ thuyền ít; nông dân và
tiểu tư sản chiếm phần đông. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số
thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị.

Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các lớp trong nhân dân.
Đứng trong điều kiện đó, chúng ta không nên chỉ giải thích cho quần chúng hiểu rằng Đảng là Đảng
của vô sản, và chỉ bênh vực quyền lợi cho vô sản và những người lao động mà thôi. Sự tuyên truyền
cổ động phải mật thiết liên lạc với quyền lợi hằng ngày của quảng đại quần chúng, của toàn dân tộc
mới thích hợp.

Nghị quyết của Đại hội thứ VII của Quốc tế Cộng sản bảo rằng: Phải đổi hẳn những phương pháp
tuyên truyền cổ động có tính chất cô độc và ít thích hợp cho quần chúng; sự tuyên truyền cổ động
phải hiện thực liên lạc với những đều nhu yếu trực tiếp và "quyền lợi hằng ngày của quần chúng".

Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng đứng trong hoàn cảnh
một dân tộc bị hại từng bóc lột, chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu dân tộc giải phóng mật
thiết liên kết với quyền lợi của quần chúng lao động, nghĩa là hình thức dân tộc mà nội dung quốc
tế.

Lênin 1) nói: Chủ nghĩa Mác không phải là một bộ kinh thánh mà là kim chỉ nam cho "cách mệnh
hành động". Chiến sách mới của Đảng căn cứ theo học thuyết MácưLênin, Ăngghen 2), Xtalin 3)
mà thảo ra để làm kim chỉ nam cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương, để chiến thắng những
khuyết điểm, những di tích hẹp hòi.

Đảng đưa cuộc vận động ấy thành cuộc vận động dân tộc giải phóng lớn lao, mạnh mẽ, rộng rãi.
Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh
nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận
động cộng sản thế giới, không phải đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy móc.
Tuy vậy, chiến sách mới còn là cái đại cương cho phương hướng hành động và phát triển công tác
của Đảng trong việc lập Mặt trận nhân dân phản đế ở Đông Dương.

Trong lúc thi hành chúng ta còn nghiên cứu học tập kinh nghiệm riêng từng địa phương, đặng giúp
cho công tác của Đảng được mỹ mãn phát triển. Trong công tác hằng ngày để ý tranh đấu chống
những xu hướng tả khuynh và hữu khuynh, chống sự tàn tích chật hẹp, đặng khiến cho hàng ngũ của
Đảng được kiện toàn, được thống nhất.

Đứng đầu cuộc tranh đấu dân tộc giải phóng có hàng triệu dân chúng tổ chức hăng hái tham gia. Đó
là điều kiện bảo chứng cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương được thắng lợi. Xtalin 3) nói:
"Sự thắng lợi của cuộc cách mạng không bao giờ nó tự tới. Sự thắng lợi ấy cần phải có dự bị và
tranh lấy, chỉ có Đảng vô sản cách mạng mới có thể dự bị và tranh lấy được".

1) Lênin: xem chỉ dẫn tên người vần L (B.T).


2) Ăngghen: xem chỉ dẫn tên người vần A (B.T).
3) Xtalin: xem chỉ dẫn tên người vần X (B.T).

ƯU ĐIỂM:

Chủ trương mới của Đảng là hoạt động và tổ chức theo lối công khai và bán công khai.

Đảng không những tranh đấu để công khai và bán công khai tổ chức các hội quần chúng và hoạt
động theo cách liên lạc bí mật với công khai. Do không phải là Đảng bỏ cách bí mật mà theo chủ
nghĩa công khai (légalisme). Đảng vẫn củng cố tổ chức và công tác bí mật của Đảng hơn xưa trong
các tổ chức quần chúng phát triển và phong trào vận động lan rộng, Đảng lại hết sức thu nạp đảng
viên và củng cố hàng ngũ của mình.
Tranh đấu cho Đảng được công khai là việc cần thiết. Đảng được công khai, thì ảnh hưởng của
Đảng dễ được lan rộng trong các lớp quần chúng nhân dân, Đảng dễ lĩnh đạo và tổ chức quần chúng
tranh đấu để bênh vực quyền lợi cho giai cấp thợ thuyền, cho quần chúng lao động, cho các hạng
nhân dân trong dân tộc, đòi quyền tự do cho dân tộc, chống cách bóc lột quần chúng, chống khủng
bố, chống áp bức về dân tộc.

Nhờ Đảng có chiến lược đúng, và chiến sách hợp thời, nhờ những tay chiến sĩ hiểu rõ con đường
chính trị của Đảng, họ hăng hái hy sinh, dũng cảm, trung thành với chủ nghĩa mà tranh đấu kịch liệt
đã chiếm vai lĩnh đạo trong cao trào cách mạng năm 1930ư1931, nên ảnh hưởng chính trị và khẩu
hiệu của Đảng lan rộng trong đám quảng đại quần chúng và dân tộc bị áp bức nên họ đều công nhận
rằng Đảng Cộng sản là đảng của họ, lời gọi ấy thật xứng đáng với công đức của Đảng Cộng sản
Đông Dương trong các cuộc tranh đấu đã qua.

HẠN CHẾ:

Chỉ sợ rằng quảng đại quần chúng nhân dân không nhận hiểu chỗ đó, để bọn địch nhân lợi dụng
khẩu hiệu tuyên truyền chật hẹp của Đảng mà lừa gạt nông dân, tiểu tư sản thành thị và các lớp khác
trong dân tộc rằng: "Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp thợ thuyền, chỉ bênh vực quyền lợi cho số
ít thợ thuyền", để khiến cho quảng đại quần chúng xa lìa Đảng Cộng sản.

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2019/3/5/12/VK%20Dang%20TT%20-%20Tap
%206.pdf

You might also like