You are on page 1of 2

Khái niệm tố tụng dân sự:

Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát với những người
tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết án dân sự và thi hành
án dân sự.
Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng
dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa
án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình
tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là
việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau
đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài,
phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ
quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc
dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Khái niệm tố tụng hình sự:
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc
giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tố tụng
hình sự nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính
xác, nhanh chóng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi, lợi
ích của nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; ngăn ngừa
kịp thời mọi hình vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Những mối quan hệ
phát sinh trong tố tụng hình sự là các mối quan hệ giữa cơ quan và người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và giữa các cơ quan và người
tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình
sự quy định.
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục
thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của
người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong
tố tụng hình sự.
Điểm giống giữa 2 bộ luật:
Về bản chất đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với những
người tham gia tố tụng trong một hoạt động xét xử về một sai phạm hay
tranh chấp nào đó.

BẢN TÓM TẮT CHO PPT

Khái niệm tố tụng dân sự:


Tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham
gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân
sự.
Khái niệm tố tụng hình sự:
Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng các cá nhân, cơ quan
nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo
quy định của bộ luật hình sự.

Điểm giống giữa 2 bộ luật:


Về bản chất đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với những
người tham gia tố tụng trong một hoạt động xét xử về một sai phạm hay
tranh chấp nào đó.

You might also like