You are on page 1of 2

NGUYÊN LÍ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN

Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy
định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ
phận trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.
VD : Mối liên hệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể
sinh vật ; cơ thể con người với môi trường xã hội, tự nhiên...
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các
mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện
tượng của thế giới.
VD : Mối liên hệ giữa cái riêng - cái chung, nguyên nhân
- kết quả,…
Mối liên hệ phổ biến có 3 tính chất: tính khách quan, tính
phổ biến, tính đa dạng- phong phú.
Tính khách quan : mối liên hệ là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con
người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong
hoạt động thực tiễn của mình.
VD : Một cái cây phát triển cần có nước, ánh sáng, độ
ẩm, không khí,...bên cạnh đó còn có yếu tố bên trong của hạt
giống, con người có thể nhận biết, phát triển hay kìm hãm sự
phát triển của cây.
Tính phổ biến : mối liên hệ không chỉ diễn ra ở mọi sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa
các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự
vật, hiện tượng.
Tính đa dạng, phong phú : mỗi sự vật, hiện tượng, quá
trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau, một sự vật, hiện
tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong - bên ngoài,
chủ yếu - thứ yếu, cơ bản - không cơ bản,...), chúng giữ vị trí,
vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng đó. Một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh
khác nhau thì tính chất, vai trò cũng khác nhau.
VD : Cùng là mối liên hệ giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái
nhưng ở phương Đông và phương Tây sẽ khác nhau về thái độ,
cách ứng xử, quan tâm,…
Không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào tồn tại biệt lập,
tách rời khỏi sự vật, hiện tượng, quá trình khác. Bất kì sự vật,
hiện tượng nào cũng tồn tại trong một cấu trúc hệ thống với mối
liên hệ tương tác với nhau, góp phần quy định sự tồn tại và phát
triển của nhau.
Từ tính khách quan và phổ biến trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải có quan điểm
toàn diện, chống phiến diện, một chiều trong nhận thức và xử lý
tình huống (mối liên hệ khách quan, phổ biến giữa các bộ phận,
các yếu tố,...)
VD : Khi tiếp xúc với một người chúng ta không thể dựa
trên vẻ ngoài ăn mặc quê mùa, giọng địa phương, dân tộc thiểu
số,... để đánh giá về khả năng kinh tế của họ hay trình độ học
vấn của họ. Mà phải qua quá trình tương tác, tìm hiểu lâu dài
trên nhiều mặt của đời sống con người như cung cách ăn nói,
giao tiếp, cách chi tiêu,... để đánh giá chính xác về người đó.
Từ tính đa dạng, phong phú ta cần có quan điểm lịch sử
cụ thể (tính đặc thù), chống đại khái, chung chung (ở đâu, lúc
nào) để có được những giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong
việc xử lý các vấn đề thực tiễn
VD: Muốn thay đổi cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên và
Nam Bộ, cần có những biện pháp thích hợp, cụ thể đối với từng
vùng, vì vị trí địa lí, khí hậu khác nhau.

You might also like