You are on page 1of 3

BÀI TỔNG HỢP THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: TƯ BẢN BẤT BIẾN VÀ TƯ BẢN KHẢ BIẾN. TƯ BẢN CỐ ĐỊNH VÀ


TƯ BẢN LƯA ĐỘNG.

Tư bản bất biến là một khái niệm của kinh tế chính trị Mác -Lenin dùng để chỉ một bộ
phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất và giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản
phẩm. Tư bản bất biến được C. Mác ký hiệu là c. Tư bản bất biến bao gồm cả nguyên
liệu. Tư bản bất biến là tư bản vật chất, để phân biệt với tư bản khả biến là tư bản bỏ ra
mua sức lao động. Khái niệm này có nét tương tự khái niệm chi phí cố định trong kinh tế
học vi mô hay còn gọi định phí trong kinh doanh và kế toán.
Đặc điểm: Tư liệu sản xuất có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng
chỉ bị hao mòn dần theo thời gian, chuyển đổi từng phần giá trị của nó vào sản phẩm
( máy móc, trang thiết bị,…)
Tư liệu sản xuất khi đưa vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó vào chu
kỳ sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu,…)
Các tư liệu sản xuất đều do lao động cụ thể của công nhân bảo toàn và di chuyển vào sản
phẩm nên giá trị của tư liệu sản xuất không lớn hơn giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu
dùng để tạo sản phẩm (cái bị tiêu dùng là giá trị sử dụng của tư liệu sản phẩm, kết quả
của việc tiêu dùng là tạo ra giá trị sử dụng mới).
Ý nghĩa: Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư.

Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra,
nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi
về số lượng trong quá trình sản xuất, được Mác gọi là tư bản khả biến ( kí hiệu là v).
Đặc điểm: Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động không ngừng chuyển hóa từ đại
lượng bất biến sang đại lượng khả biến, tức tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất.
Giá trị của tư liệu sản xuất biến thành tư liệu sinh hoạt của công nhân và biến đi trong
tiêu dùng của công nhân.
Trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị bản thân sức lao động ( giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư).
Ý nghĩa: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v)
là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở
đây việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động là đặc điểm riêng của
tư bản sản xuất và căn cứ của sự phân chia là phương thức chuyển dịch giá trị của chúng
vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, hay dựa vào phương thức chu chuyển của tư bản.
So sánh tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Tư bản bất biến Tư bản khả biến

Là một hình thức của tư bản tồn tại trong Chỉ về một bộ phận tư bản dùng để mua
tư bản sản xuất. Trong sản xuất, công sức lao động (trả lương, thuê mướn công
nhân sử dụng tư liệu sản xuất (máy móc, nhân). Có sự biến đổi về số lượng trong
thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên quá trình sản xuất, là nguồn gốc tạo ra giá
liệu,...) để chế tạo ra sản phẩm. Giá trị của trị thặng dư vì nó chính là bộ phận tư bản
chúng được bảo tồn không có sự thay đổi đã lớn lên.
về lượng và chuyển vào sản phẩm mới
trong quá trình sản xuất, chỉ là điều kiện
không thể thiếu được để sản xuất ra để
sinh ra giá trị thặng dư.

Tư bản lưu động: Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị,
nhà xưởng… về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị
khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.
Đặc điểm: Tư bản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tư bản cố định: Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị,
nhà xưởng… về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị
khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.
Đặc điểm: Tư bản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh, không thay đổi hình thái
vật chất. Với đặc điểm này, các doanh nghiệp chỉ cần bỏ vốn ban đầu để đầu tư hình
thành nên tư bản cố định. Để quản lý tư bản cố định, doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra tình trạng sử dụng của tài sản. Điều này không có nghĩa là không chỉ quản lý,
giữ gìn về mặt vật chất của nó mà còn phải duy trì khả năng hoạt động bình thường của
tài sản do đó phải thường xuyên bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những bộ phận hư hỏng để
đạt hiệu suất sử dụng tối đa.
So sánh tư bản lưu động và tư bản cố định:
Tư bản lưu động Tư bản cố định
Là một bộ phận tư bản sản xuất tồn tại Là một bộ phận tư bản sản xuất tồn tại
dưới dạng hình thái sức lao động, nguyên dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng.
nhiên liệu, nguyên vật liệu,... Giá trị của tư bản cố định không chuyển
Gía trị của tư bản lưu động di chuyển một hết một lần vào sản phẩm mà chỉ chuyển
lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo
thúc từng quá trình sản xuất. mức độ hao mòn.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư
bản cố định.

Câu hỏi ôn tập:


1. Ai là người đầu tiên chia tư bản sản xuất thành tư bản bất biến ( c ) và tư bản
khả biến ( v )?
a. A.Smith c. C.Mác
b. D.Ricardo d. F.Quesnay
2. Tư bản bất biến là gì
a.Giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
b.Giá trị của nó lớn lên trong quá trình sản xuất
c.Giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản
phẩm
d. Giá trị của nó không thay đổi và được chuyển ngay sang sản phẩm sau một chu
kỳ sản xuất
3. Tư bản khả biến là ?
a. Là tư bản luôn biến đổi
b.Sức lao động của công nhân làm thuê
c.Là nguồn gốc của giá trị thặng dưng
d.Cả b và c
4. Tư bản bất biến ( c ) và tư bản khả biến ( v ) thuộc phạm trù tư bản nào?
a. tư bản tiền tệ
b. tư bản sản xuất
c. tư bản hàng hoá
d. tư bản lưu thông
5. Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc phạm trù tư bản bất biến?
a. máy móc, thiết bị, nhà xưởng
b. tiền lương, tiền thưởng
c. kết cấu hạ tầng sản xuất
d. nguyên, nhiên vật liệu

You might also like