You are on page 1of 72

1

CÂU LẠC BỘ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG Y


HỘI ĐÔNG Y –CHÂM CỨU - AN GIANG
-------&&&---------

THỰC HÀNH
CHÂM CỨU LỤC KHÍ

LY: NGÔ VĂN ĐÚNG


2

8/2021
HĐY- TX TÂN CHÂU-AN GIANG

Mục Lục
STT BỆNH PHÁP LỤC KHÍ TRANG
I BỆNH THUỘC HỆ THẦN KINH ///////////////////////////////////////
1 Đau dây Thàn kinh Hông Túc châm –Âm châm 3
2 Đau dây Thần kinh Gian Sườn Nguyên dụng 7
3 Đau dây Thần kinh Tam Thoa Dương châm- Diện châm 9
4 Đau dây Thần Kinh Vận Nhãn Thủ châm –Diện châm 11
5 Liệt dây VII Ngoại Biên Thủ châm- Diện châm –Chắp TH 13
6 Liệt dây Thần kinh Trụ Cháp kinh tĩnh- hợp 15
7 Liệt dây Thần kinh Mác Túc châm –chấp kinh Tĩnh- Hợp 17
8 Liệt nửa người Âm dương châm- chắp kinh Du 20
9 Chứng Hỏa Thống Đau Cháy Nội ngoại kết 22
10 Suy nhược Thần kinh Hợp dụng – Nội ngoại kết 23
11 Hysteria Nguyên dụng- Thời châm 25
12 Nhức đầu Hợp dụng – Nguyên dụng 28
13 Điếc câm Âm châm 31`
II. BỆNH THUỘC HỆ VÂN ĐỘNG //////////////////////////////////////////
1 Thấp khớp Bộ Túc –Thủ -Âm châm 33
2 Đau lưng Bộ túc – Chăp kinh Tĩnh-Hợp 36
III. BỆNH THUỘC HỆ TIÊU HÓA ///////////////////////////////////////////
1 Nôn mữa Nguyên dụng 38
2 Vị Quãn thống Tam hợp 40
3 Rối loạn Tiêu Hóa ở Trẻ em Ôn Cứu 42
IV BỆNH THUỘC HỆ HÔ HẤP //////////////////////////////////////////
1 Viêm phế quản Nguyên dụng – Âm châm 43
2 Hen Phế quản. Tam hợp âm châm 45
V BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN ////////////////////////////////////////////////
1 Tăng Huyết áp Day huyệt Lục khí 47
2 Cơn đau tim Hai bộ Âm châm –huyệt khí 48
3 Suy tim mãn. Hợp dụng 50
VI HỆ SINH DỤC TIẾT NIỆU //////////////////////////////////////////////
1 Cơn đau quằn thận ( thạch lâm) Chắp kinh Tĩnh -Hợp 51
2 Viêm Bàng quang cấp ( ngũ lâm) Biến pháp Thủ🡪 túc 52
3 Đái dầm đái són ( Di niệu) Chủ kinh 2 bộ - khí huyệt 53
3

4 Bí đái Túc thủy 54


5 Di tinh- liệt dương Hợp dụng 55
6 Kinh nguyệt không đều Bộ huyết gia giảm 56
7 Thống kinh Bộ huyết gia giảm 58
8 Không hành kinh ( bế kinh) Bộ Túc gia giảm 59
9 Đới hạ ( Khí hư) Bộ huyết gia giảm 60
VII HUYỆT LỤC KHÍ & ĐẢO DỊCH Triển khai huyệt luc khí 62
4

I. BỆNH THẦN KINH

1. ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG.

Đại cương : Đau dây thần kinh hông là một hội chứng đau dọc theo dây thần kinh Hông, có thể
do bản thân dây thần kinh, hoặc rễ của đây thần kinh bị tổn thương gây nên.
Đông y có bệnh “Tọa điến phong” hoặc “Tọa Cốt phong” trong phạm vi chứng tý, giống
như đau dây thần kinh Hông.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.


Thường là phong hàn, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt, thừa lúc tấu lý sơ hở vào kinh tháí
dương Bàng quang,hoặc kinh thiếu dương Đởm ,hoặc huyết ứ ở hai kinh trên.Những nguyên
nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh Bàng quang - Đởm bị cản trở hoặc tắt lại gây nên “Thống
bất thông” và nếu kéo dài sẽ bị ảnh hưởng đến Can Thận.

Biện chứng
a/ Đau liên tục hoặc đau từng cơn theo các đường kinh, đau tăng và chạy dọc từ lưng
xuống chân khi cúi lưng , ho hắt hơi, đi lại nhiều.Tính chất đau : ê ẩm ( do hàn thấp) ,đau như
kim châm, như dao cắt ( do huyết ứ) .Những điểm ấn đau thường là : Đại trường du, Hoàn khiêu,
Thừa phù, Ủy trung ,Thừa sơn , Côn lôn, Dương lăng tuyền. Để đở đau bệnh nhân thường có tư
thế chống đau.
Cảm giác có thể quá mẫn cảm , hoặc tê ở mặt ngoài cẳng chân, mu bàn chân. Bệnh nhân đi
lại khó khăn . Các cơ dọc dây thần kinh co lại, nên những động tác căng các cơ đó đều gây đau,
do đó cả vận động , bị động , cũng bị hạn chế ( Lasègue dương tính (+))
b/ Có thể teo cơ ở mông và chi dưới, phản xạ gân gót giảm hoặc mất phản xạ gân bánh chè
( Do can thận âm hư, không nuôi dưỡng được gân) .Có thể cảm giác nóng hay lạnh ở chi đau.

Chỉ định
Đau thần kinh Hông do phong hàn thấp nhiệt, do thoái hóa cột sống.
Chống chỉ định
Đau thần kinh tọa kèm theo nhiểm trùng tại chỗ.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ .-(Dùng bộ mạch thời thành)

Tỳ-ĐT TBL-Vị
Can-3T Phế-BQ
Thận-TT Tâm-Đởm

1 . Đau TKT dọc theo kinh Bàng quang-Đởm và huyết kém


5

Có bệnh nhân 66 tuổi đau dọc theo 2 kinh Đởm và Bàng quang như , với 2 bộ mạch bên tả
thuộc huyết suy yếu -Huyết áp : 140/89/108 mmHg
+ Bênh danh : Đau Thần Kinh tọa dọc kinh Bàng quang và Đởm, huyết kém- Nhiệt
+ Phép trị : Điều hòa Kim và Thử - Chọn huyệt huyết -Túc châm.

Tỳ: T D H
Can: H BQ : TK D D
Thận : HT Đởm : VK DH

Bộ mạch bệnh Các huyệt chủ và đảo dịch Thêm Du và huyệt Hợp nối.

a.Các huyệt chủ và đảo dịch

BQ : T-Chí âm (thủy/kim) K. Côn lôn ( thổ/kim)


Thận : Âm cốc ( kim/thủy) Tỳ : Ẩn bạch ( kim/thổ)
Đởm : T.Túc khiếu âm ( mộc/thử ) , K. Dương phò ( thủy/thử )
Can : Khúc tuyền ( thử/mộc) Thận : Dũng tuyền (thử/thủy)

b. Các huyêt Du và huyệt Hợp nối ( Tỉnh kinh âm nối Hợp kinh dương )
Huyệt nối : Dương lăng tuyền , Túc tam lý
Thêm Du : Thái bạch , Túc lâm khấp , Thái xung , Thúc cốt

c.Thủ thuật :
- Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
-Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

d. Gia giảm :
-Có thể thêm lạc hoặc khích
-Nếu đau tê vùng tay dùng chấp kinh Du huyệt từ chân lên tay.
-Huyết ứ thêm : huyết hải, Cách du ( tư thế nằm nghiêng)
-Nếu đau lưng thêm : Thận du, Đại trường du ( Tư thế nằm nghiêng).
-Nếu chỉ đau Kinh Đởm hoặc khí huyết cùng suy châm trọn bộ TÚC THỬ
-Nếu chỉ đau kinh Bàng quang hoặc khí huyết cùng suy dùng trọn bộ TÚC KIM.
-Có thể thêm Lạc khích, Bát mạch kỳ kinh , hoặc chấp kinh Du khi cần thiết .

e. Hổ trợ điều trị . Thuốc cao lỏng của phòng bào chế.
- Chứng tý (để khu phong tàn hàn thấp thông kinh lạc)
-Bổ khí huyết ( bồi khí huýết nuôi lại các gân cơ khớp đã lâu ngày bị bế tắt)
6

2 -Đau khớp háng


Có bệnh nhân đến xin châm cứu , cho biết phạm vi đùi trong cả 2 chân , nhất là vùng háng gân
cơ đau mỏi, đi đứng khó khăn, bệnh cũng đã lâu, có dùng cả thuốc tây ,lẩn nam không mấy
thuyên giảm . Huyết áp ; 110/70/65 mmHg , sắc diện hơi tái , mạch tả thốn ,tả quan, tả xích phù
nhược , bộ khác đi quẻ Càn nhưng không rõ nét .

Bệnh danh : Bế tắt các kinh Can Tỳ Thận, khí huyết kém

.Phép chữa : Thông các kinh túc âm : Thái âm, Quyết âm và Thiếu âm.

Bộ huyệt : Chủ kinh xoay quanh các bộ : Thổ, Mộc, Thủy các huyệt thuộc huyết

Bộ mạch bệnh .
+ Chọn bộ Âm Thủy chủ kinh – Huyệt huyết ( Huyệt Nội kết)
Tỳ : V D
Can : K D Phế: D
Thận : VK. Tâm:D

Huyệt chủ và đảo dịch Thêm Du

a. Các Huyệt chủ và đảo dịch .


Thận :+ Nhiên cốc( môc/thủy) Can : Trung phong (thủy/mộc)
+ Phục lưu (Thổ/thủy Tỳ : Đại đô ( thủy/thổ)
b. Thêm Du : Thái xung- Thái uyên ,Thái bạch ,Thần môn.

+ Chọn bộ Âm Thổ chủ kinh – Huyệt huyết ( Huyệt nội kết)

Tỳ : VK TBL :D
Can: V D Phế :D
Thận : K D
Các huyệt chủ và đảo dịch Thêm Du huyệt

a. Các huyệt chủ và đảo dịch


Tỳ : Đại đô ( thủy/thổ) Thận: Phục lưu (thổ/thủy)
Thương khâu ( mộc/thổ) Can : Hành gian ( Thổ/mộc)
b.Thêm Du : Thái uyên ( mộc/kim) - Thái xung (kim/mộc)
Thái khê (hỏa/thủy) - Đại lăng ( thủy/hỏa)
7

+ Chon bộ Âm Mộc chủ kinh – Huyệt Huyết ( Huyệt nội kết)


Tỳ: K D D
Can : VK
Thận:V D D

Các huyệt chủ và đảo dịch Thêm Du huyệt

a.Huyệt chủ & Đảo dịch


Can : Hành gian ( thổ/mộc) ( Tỳ) :Thương khâu( môc/thổ)
Trung phong (thủy/mộc) Nhiên cốc( mộc/thủy)

b.Thêm Du : Thái bạch, Thần môn , Thái khê , Đại lăng

c. Ba bộ châm có thể gia :


+ A thị huyệt
+ Nêu khí huyết đều suy có thể dùng toàn bộ Âm châm .
+ Bát mạch kỳ kinh .- Khích huyệt – Lạc huyệt

d/Thủ thuật : Châm luân chuỳển các bộ huyệt trên


- Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
-Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

e/ Hổ trợ điều trị . Thuốc cao lỏng của phòng bào chế.
- Chứng tý (để khu phong tàn hàn thấp thông kinh lạc)
-Bổ khí huyết ( bồi khí huýết nuôi lại các gân cơ khớp đã lâu ngày bị bế tắt)

3 . Đau thần kinh tọa lan theo kinh Bàng quang ( tư thế nằm sấp- hoặc nằm nghiêng )

Bộ kim túc châm chủ kinh ( trọn bộ) – Phương pháp 1 .

Tỳ : DT Vị : DV
x BQ : TVNK
. Thận : HD Đởm : HDN
8

BQ : +Chí âm (thủy/kim) Thận : Âm cốc( kim/thủy)


+Thông cốc (thử/kim) Đởm :Khâu hư( kim/thử ) -Dương lăng tuyền (Thử/thử)
+Kinh cốt (hỏa/kim) Vị : Nội đình (kim/hỏa)
+ Côn lôn (thổ/kim) Tỳ : Ẩn bạch (kim/thổ)
Du huyệt : Thái khê, Hãm cốc , Thái bạch, Túc Lâm khấp.

A thị huyệt :
+ Thận du Đại trừơng du
Lưu ý : Châm luc khí bộ túc rất trở ngại ( Huyệt khuất) .Chỉ bộ KIM tương đối đủ huyệt.
Gia : thêm các Bối du huyệt trên phần lưng thích hợp nhất
9

2 . ĐAU DÂY THẦN KINH GIAN SƯỜN


Đại cương :
Đau dây thần kinh gian sườn là một chứng có biểu hiện đau ở một vài gian sườn và có
những cơn đau tăng .Đông y qui vào phạm vi của “ Đau cạnh sườn”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Bệnh có quan hệ với kinh Can Đởm, uất ức,giận dỗi,thủy ẩm đờm tích,huyết ứ đều có thể
làm khí cơ bị cản trở kinh mạch không thông,tuần hoàn bị ứ trệ thành bệnh

Biện chứng.
+Đau ở gian sườn như kim châm hoặc dao cắt và có từng cơn đau tăng. Khi ho hắt hơi cũng
tăng.Đau xuyên ra lưng,có lúc đau như thắt vùng ngực lại
+Sờ thấy vùng cảm giác đau quá mẫn cảm và thường tìm thấy điểm ấn đau ở huyệt Du ở lưng
nằm ở vùng gian sườn đó.
+Đau có liên quan đến tình cảm uất ức,mạch HUYỀN là do can khí uất nghịch.
+Đau ở một chỗ,đêm nặng hơn ngày. Mạch SÁP là do huyết ứ ngưng trệ
+Đau như co thắt lại. Mạch KHẨN là do phong hàn .

Phép : Thông kinh hoạt lạc hai kinh Can Đởm là chính.

Chỉ định :Đau thần kinh liên sườn do lạnh,sau chấn thương ,Zona.
Chống chỉ định :Do bị ép tủy bởi : Lao cột sống, u tủy, chấn thương cột sống

CHÂM CÚU LỤC KHÍ


.Đau dây thần kinh liên sườn ảnh hưởng do 2 kinh Can và Đởm, theo châm
cứu lục khí thì 2 kinh này thuộc bộ Mộc( Theo bộ mạch thởi sinh) Bệnh thuộc khí ta chọn các
huyệt khí . Nguyên huyệt của Can : Thái xung ( kim) thuộc huyệt khí . ta có thể chọn phép châm
theo NGUYÊN DỤNG . Tất cả các huyêt mang hành Kim Vận hành thuận sinh theo HKNDVT
khi Nguyên âm ( N-) hay HKNVTM khi nguyên Dương (N+)

1 . NGUYÊN ÂM CAN - Bộ tả quan mạch Trầm huyền

H: Âm cốc🡪 K: Linh Đạo🡪 N:Thái xung🡪 D: Trung chữ 🡪V: Nội đinh 🡪T : Thương dương
L. Lải câu

V+ D+ Tỳ-Vị TBL-Tam tiêu


N- L T+ Can-Đởm Phế-Đại trường
H- K- Thận- Bàng Q Tâm-Tiểu trường
10

Bộ châm Nguyên âm Can . Bộ mạch Thời sinh

Cách châm : - Châm Huyệt chủ : Thái xung , Lải câu Nâng bộ mạch tử trầm lên Phù
- Châm từng cặp huyệt : 1 âm 1dương
- Mỗi lần châm 4-6 huyệt

2 NGUYÊN DƯƠNG ĐỞM – Bộ tả quan mạch Phù Huyền

H: Ủy trung🡪K: Dương cốc🡪N : Khâu hư🡪V: Lao cung 🡪T: Ẩn bạch🡪 Mộ : Trung phủ
Kh : Ngoại khưu

T- V-
N+ Kh M-
H+ K+

Bộ châm Nguyên dương Đởm.

Cách châm :
- Châm Huyệt chủ : Khâu hư, ngoại khưu cho bộ mạch giảm độ phù lại
- Châm từng cặp huyệt : 1 âm 1dương
- Mỗi lần châm 4-6 huyệt

Gia giảm huyệt cho 2 trường hợp trên .


-Huyệt A thị: Tùy ấn vùng đau các huyệt Bối Du liên quan đến sườn vùng đó, các huyệt Chương
môn, Kỳ môn, Nhật nguyệt…
- Có đờm thêm Phong long
- Huyết ứ thêm Cách du, Huyết hải.

Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : châm bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
-Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Hổ trợ điều trị . Thuốc cao lỏng của phòng bào chế.
-Hòa giải thiếu dương ( sơ can khai uất nhu nhuận âm can)
-Viêm gan ( thanh giải nhiệt độc)
11

3. ĐAU DÂY THẦN KINH TAM THOA (TK SỐ V )

Đại cương
Đau dây thần kinh tam thoa là chứng có từng cơn đau rút ở vùng dây thần kinh Tam thoa
chi phối, thuộc phạm vi” thống phong “của đông y

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Chủ yếu là phong hàn xâm phạm ba kinh dương hoặc do huyết ứ đè ép kinh dương ở mặt làm
khí huyết bế tắt,hoặc do Can Vị thực nhiệt, hoặc do Âm hư hỏa vượng hư hỏa xông lên đầu mặt
gây nên.

Biện chứng
Có từng cơn nóng như lửa,làm cơ mặt co rút như kim châm,da hồng lên,chảy nước
mắt,nước dãi .Mỗi cơn kéo dài từ vài giây đến 1-2 phút .Mỗi ngày có thể có vài cơn .Đặc biệt là
nếu sờ vào một số điểm ấn đau ở mặt như : Dương bạch,Tứ bạch ,Nghênh hương, Địa thương,
Thừa tương … có thể làm cơn đau phát ra.

Phép : thông kinh hoạt lạc các kinh bị bệnh là chính.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ :


Ba kinh dương qua vùng đầu mặt : Kinh Thái dương: Tiểu trường -Bàng quang , Kinh
Dương minh : Đại trường-Vị . Kinh Thiếu dương : Tam tiêu -Đởm
Ta chọn bộ Thủ châm , liên đới các huyệt dương và kết hợp các huyệt Thiên ứng trên vùng
mặt .

Đại trường (ĐT) Vị ĐT : VN TBL : D


Tam tiêu (3T) BQ 3T: VD Phế : D
Tiểu trường (TT) Đởm TT : ND

Kinh dương bộ mạch thời thành Bộ châm Thủ Thổ.

1.Thủ thổ -Biến pháp thổ-mộc-thủy

Huyệt chủ & Đảo dịch


-ĐT : Nhị gian ( thủy/thổ) , Hơp cốc ( mộc/thổ)
-3T : Dịch môn ( thổ/môc) – Trung chữ ( kim/mộc)
-TT : Uyển cốt ( thổ/thủy) – Hậu khê ( hỏa/thủy)

Thêm Du : Phế : Thái Uyên ( mộc/kim) – TBL : Đại lăng ( thủy/hỏa)


12

Gia giảm :
-Châm A thị vùng mặt phía bên đau : Cự liêu ,Hạ quan , Nghênh hương , Địa thương ,
Giáp xa., quyền liêu, thừa tương …
-Nếu ảnh hưởng các kinh dương túc , ta dùng phép chấp kinh Du huyệt , kinh khí nối từ tay
xuống chân.
-Ta có thể thay đổi luân phiên các chủ kinh : Tam Tiêu , Tiểu trường.

Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Huyệt lục khí châm bình bổ bình tả, các huyệt vùng mặt kích tả.
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
+Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 2-4 liệu trình

Hổ trợ điều trị .


-Thuốc cao lỏng của phòng bào chế ( tùy tình hình bệnh)
-Thủy châm : Một ống Vitamin B12 . châm mỗi huyệt vùng mặt 0,3-0,5 ml /huyệt , châm vài
huyệt.

2.Diện châm lục khí.


Các tuyến lục khí
- Tuyến 1 ngay giữa trán HÀNH THỬ
-Tuyến 2 nối 2 đỉnh cao chân mày –HÀNH MỘC
-Tuyến 3 qua trung điểm của đoạn Ấn đường - Tố liêu –HÀNH HỎA.
-Tuyến 4 qua huyệt Tố liêu(đỉnh mũi ) HÀNH THỔ
-Tuyến 5 qua huyệt Nhân trung –HÀNH KIM
-Tuyến 6 qua huyệt Thừa tương –HÀNH THỦY

Nếu ta chọn ½ mặt trái là phần âm thì ½ mặt phải là phần dương ,hoặc ngược lại.
-Vùng đau kinh tam thoa, thường là má,hàm ,ít khi xuất hiện vùng mắt trán.
Ta có thể dùng pháp diện châm lục khí bằng cách dán salonpas hay day ấn vuốt dãy huyệt như
sau :

Cách dán
Căt dọc miếng salonpas ngang khoảng 0.5cm .
+ Dán các tuyến ngang một bên vùng mặt đau ( 6 tuyến như trên), từ đường thẳng giữa mũi đến
đường dọc theo bas tóc.
+ Dán thêm huyệt Thân mạch- Chiếu hải ( để điều hòa các kinh âm dương lục khí)

Cách xoa :
+ Xoa ấn vuốt cũng như thế vuốt bên tuyến đau , dây thêm Huyệt Thâm mạch –Chiếu hải
+ Vuốt ngày 3-4 lần tùy lúc rỗi ,hoặc nhiều hơn nữa.
Giải thích cách châm
13

-Đây là phép Diện châm lục khí - Chủ kinh 4 bộ Dương châm - Phương pháp 2 .
- Người thầy nên dán từng bộ diện châm theo khám lâm sàng , giúp cho bệnh nhân ít nóng.
vì nhiều Salopa
4 . ĐAU DÂY THẦN KINH VẬN NHÃN (TK SỐ VI )

Tổng quan bệnh Liệt dây thần kinh số VI


Dây thần kinh số VI xuất phát từ một nhân nằm ở ranh giới giữa Cầu não và Hành não
cùng bên, có nhiệm vụ chi phối cơ thẳng ngoài và làm mắt đưa ra ngoài. Khi bị liệt dây thần kinh
số VI, người bệnh sẽ không đưa được mắt ra phía ngoài và nhìn một hoá hai (song thị) nếu bệnh
nhân nhìn theo hướng ngang. đôi khi mắt bị lác trông rõ. Lúc nghỉ, mắt bị lệch vào phía trong.
Tổn thương nhân dây thần kinh VI làm mất chuyển động phối hợp của hai nhãn cầu theo chiều
ngang khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.

Triệu chứng bệnh Liệt dây thần kinh số VI


Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng liệt dây thần kinh số VI rất đa dạng, nhưng có thể
bao gồm:
+Tầm nhìn đôi (đặc biệt khi nhìn sang một bên)
+ Mắt bị lác (lé) khi mắt nghỉ

Điều trị lâm sàng


-Phòng chẩn trị có điều trị cho bệnh nhân nữ 80 tuổi, với triệu chứng đau dây thần kinh
VI ,sức khỏe không tốt lắm ,người đi đứng yếu , chảy nước mắt, nhìn song thị , mắt lác thấy rõ ,
kèm theo thường đau vùng bụng trên .Đo huyết áp 125/73/100 mmHg .Mạch bộ quan Huyền
sác .hai bộ thốn mạch Phù hư - quẻ cấn

Định bệnh : Đau dây thần kinh số VI , Can khí phạm Vị , khí huyết suy kém

ĐT: N TBL : H
3T : TV Huyền sác

Tam hợp mộc-hỏa-thổ Bộ mạch bệnh

1.Thủ châm bộ mộc – Tam hợp : Mộc-Hỏa-Thổ.


Huyệt chủ & Đảo dịch .
-3T : Dịch môn ( thổ/mộc ) - Quan xung ( hỏa/ mộc)
-ĐT : Hợp cốc ( mộc/thổ) TBL : khúc trạch ( mộc/hỏa)
-A thị vùng mắt : Toán trúc, Tình minh, Thừa khấp, Đồng tử liêu , Tứ bạch, Ngư yêu…
- Vùng bụng : Trung quản , Thiên xu, Khí hải , Lương môn…
-Chấp kinh : Thái xung , Thúc cốt
14

- Có thể luân phiên các bộ trong tam hợp, thay đổi từng ngày để không trùng huyệt gây đau cho
bệnh nhân.
- Có thể dán hay xoa xát Diện châm như phần đau Thần kinh Tam Thoa.
Thủ thuật : Châm thay đổi bộ huyệt trên mỗi ngày ,tránh đau cho bệnh nhân.
- Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : Kích tả vùng mặt ,kích bổ vùng bụng trên
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
-Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 3-4 liệu trình

Hổ trợ điều trị .


-Thuốc cao lỏng của phòng bào chế
+ Hòa giải thiếu dương
+Bổ khí huyết
Điều trị 4 liệu trình bệnh nhân khỏi bệnh 90%, đi đứng leo lầu mạnh khỏe, mắt không còn nhìn
song thị , mắt hết lác . Cho ngưng châm cứu

5 .LIỆT DÂY VII NGOẠI BIÊN (KHẨU NHẢN OA TÀ)

. Đại cương
Liệt dây VII ngoại biên là một bệnh thường gặp nhất của dây thần kinh sọ não số
VII.Bệnh phát đột ngột làm cơ ½ mặt bên bệnh liệt và mắt bên bệnh không nhắm được . Đông y
gọi là “Khẩu nhản oa tà”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .


15

Bệnh do phong hàn xâm phạm vào lạc mạch của 3 kinh dương ở mặt làm cho sự lưu thông
của kinh khí mât bình trhường,khí huyết không đều hòa,kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại
được gây nên.

Biện chứng.
Nửa mặt bên bệnh hơi xệ xuống, nếp mũi, trán, mép đều mờ đi, khi cười nửa mặt bên lành
co xếch lên, còn bên bệnh vẫn nguyên. Mắt bên bệnh nhắm không kín hoặc không nhắm được,
chảy nước mắt, không cau mày , thổi huýt sáo được .Nói phì phào vì hơi phì ra ở bên bệnh. Uống
nước, nước chảy ra ngoài phía bệnh, ăn cơm cơm dừng lại ở bên bệnh không xuống được. Rêu
lưởi trắng mỏng mạch phù khẩn.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ


Các kinh dương tay và chân : Thái dương ( TT-BQ ) Thiếu dương ( 3T-Đởm ) Dương minh
( ĐT-Vị) đi qua vùng mặt. Thủ châm gồm các huyêt gần vùng mặt hơn túc. Do vậy ta có thể
dùng thủ châm chấp kinh thêm phần túc cho các kinh dương .

+Bộ Thổ thủ châm .


-ĐT : Nhị gian ( thủy/thổ) , Hợp cốc ( mộc/thổ)
-3T : Dịch môn(thổ/mộc)
-TT : Uyển cốt ( thổ/thủy)
-Thêm Du + Chấp kinh .
(1) : Tam gian, Hãm cốc, Hậu khê , Túc lâm khấp
(2) Tam gian , Túc lâm khấp , Trung chữ , Thúc cốt
-A thị : Địa thương, Nghênh hương, Quyền liêu, Thính cung Ế phong, Ty trúc không…

ĐT : VN ĐT : D Vị : D ĐT : D
3T : V 3T : D BQ : D
TT : N TT :D Đơm : D Đởm : D

Chủ kinh & Đảo dịch Chắp kinh (1) Hoặc Chắp kinh. (2)

Thủ thuật : Châm thay đổi có thể chọn bộ khác :TT, 3T chủ kinh.
Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : Kích tả vùng mặt , dùng hệ thống kéo ( nút 2 của máy) cho các cơ mặt trở lại vị trí
củ.
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Hổ trợ điều trị .


16

-Thuốc cao lỏng của phòng bào chế


+Chứng tý ( khu phong tán hàn thấp,thông kinh hoạt lạc)
+Bổ khí huyết
- Xoa day ấn diện châm lục khí : như 2 phần trên
- Chích lể vùng ứ : Dùng kim thử đường và ống giác hút chân không, chích hút vùng u cứng
trên vùng mặt, thỉnh thoảng cách tuần lần.

+ Chấp kinh trên và dưới Hợp huyêt .


Ta có thể áp dụng phương pháp chắp kinh trên Hợp huyệt của các kinh Đại trường (ĐT), kinh
Tam tiêu (3T) hoặc kinh Tiểu trường (TT), bởi vì Khẩu nhản oa tà là vùng đau vùng mặt, trên
Hợp huyệt của các kinh trên. Tùy tình hình bệnh mà ta chọn kinh thích hợp.

Lâm sàng : có bệnh nhân đến xin trị chứng khẩu nhãn oa tà , theo khám tứ chẩn thì bệnh nhân
đau thêm ,mặt trong đùi chân, ăn uống châm tiêu…
Theo vận hành huyệt Lục khí thời châm , thì các huyêt qua kinh Đại Trường rồi chuyển qua kinh
Tỳ. Như vây kinh Đại trường trước kinh Tỳ sau.

ĐT --------------H/////////////////T////////////////H- Tỳ

Cách châm :
-Châm ĐT: H- Khúc trì để mở , Tỳ : T- Ẩn bạch để khai
-Châm Tỳ: N-thái bạch , Kh – Địa cơ ,ĐT: D- Tam gian ,để nguyên khí vẩn hành dẫn các kinh
khí vào tận nơi bế tắt.
-Châm Lạc : Phong long + N-Thái bạch theo thuyết nguyên lac bổ nguyên khí.
- Châm A thị vùng mặt : dương bạch , địa thương, giáp xa, quyền liêu…

- Trường hợp châm trên Hợp Tiểu trường – dưới Hợp kinh Thận
- Trường hợp châm trên Hợp Tam tiêu – dưới Hợp kinh Can
Cách châm cũng như thế

6 .LIỆT DÂY THẦN KINH TRỤ.

Đại cương .
Các tổn thương ở khủyu tay, cổ tay ( phía tru), gãy trên lồi cầu( phía trụ),xương cánh
tay,trật khớp khuỷu, khuỷu trực tiếp bị ép do tư thế không thích hợp khi gây mê,say rượu và
viêm thần kinh ( thường thấy trong bệnh phong),đều có thể gay liệt dây thần kinh trụ .Chủ yếu
phạm vi của kinh thiếu âm (tâm) và thiếu dương ( tam tiêu) .Ngoài ra các kinh lân cận cũng bị
ảnh hưởng nhất định.
17

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Phong hàn hoặc nhiệt độc xâm phạm vào các kinh thiếu âm Tâm) thái dương ( tiểu trường)
làm cho khí huyết không đến nuôi dưỡng bộ phận do các kinh này chi phối gây nên.

Biện chứng
Động tác kẹp các ngón tay không làm được ,cảm giác ½ bàn tay bên trụ bị mất hoặc
giảm.Bệnh lâu các gân cơ cốt cơ trụ trước,cơ gấp sâu ngón tay phía trụ có thể bị teo, bàn tay
thành hình đặc biệt có ngón 4 và 5 bị co lại không duổi ra được,do gân cơ không được nuôi
dưỡng gây nên.
Phép : thông kinh hoạt lạc các kinh bị bệnh.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ

1.Bệnh ảnh hưởng 3 kinh : Tam tiêu, Tiểu trường và Tâm


. Bệnh ảnh hưởng đến ngón tay áp út và ngón tay út , liên quan đến 3 kinh Tam tiêu, Tâm và tiểu
trường .

+ Tâm chủ kinh..


-Thiếu xung ( mộc/thử) 🡪 Chi câu ( thử/mộc) 🡪Khúc trì
-Thiếu hải( thủy/thử) 🡪 Thiếu trạch ( thử/thủy)

-Thêm Du: Hậu khê, Đại lăng, Trung chữ , Thái uyên
- Kỳ kinh bát mạch (B ) : Nội quan, Ngoại quan , Liệt khuyết, hậu khê.

+ Có thể luân phiên các bộ chủ kinh : Tiểu trường , Tam tiêu.

ĐT : H TBL: D- B
3T : K 3T: D -B Phế: D-B
TT: T Tâm : TH TT : B

Huyệt chủ & Đảo dịch Thêm Du – Kỳ kinh bát mạch


2.Bệnh ảnh hưởng 2 kinh Tâm và Tiểu Trường.

Áp dụng phép châm đau trên dưới hợp huyệt


-Bệnh án có gặp trường hợp ngón tay út co rút ,ảnh hưởng bệnh ở 2 kinh Tiểu trường và Tâm.
-Kinh khí vận hành theo bảng thời châm là dưa vào bộ mạch thời thành :

ĐT-Tỳ Vị -TBL Đởm🡪 Tâm🡪 TT🡪 Thận 🡪BQ🡪Phế


3T-Can BQ- Phế
TT-Thận Đởm-Tâm Can 3T TBL Vị Tỳ ĐT
(H1)
18

Kinh khí vận hành hết kinh Tâm : T(môc)🡪 H(thủy)🡪 Tiểu Trường
:T(thử)🡪H(Thủy)🡪 Thận T(thử )… Vậy Kinh khí vận hành kinh Tâm trước rồi đến Kinh Tiểu
trường sau

Ta có thể chọn.bế trên huyệt Hợp Tâm và bế dưới Hợp kinh Tiểu trường
Tâm------------H/////////T///////////H-Tiểu trường
+Thiểu hải-Thông lý +Thiếu trạch -Uyển cốt
-Thanh linh – thần môn –Dưỡng lảo-Hậu khê TT :TND Tâm : H D
Kh lạc
Cách châm :
+Trước hết châm H- Thiếu hải để mở và T- Thiếu trạch để khai
+ Châm Nguyên Tiểu trường Uyển cốt kích động nguyên khí vận hành
+ Châm các Du : Hậu khê,Thần môn , khích : Dưỡng lão dẫn các kinh khí vào nơi ngỏ ngách,
làm giảm đau nhức.
+: Thông lý + Uyển Cốt : Bổ xung khí huyết theo thuyết nguyên lạc biểu lý ( Ngũ hành)
+Thanh linh huyệt trên Hợp kinh tâm,làm A thị hổ trợ thông kinh khí trên kinh Tâm
+ Châm Thân mạch Chiếu Hải Thân Mạch thông các kinh âm dương
Thủ thuật : Châm thay đổi bộ huyệt trên mỗi ngày

Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Kích tả mạnh 6-20Hz
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Hổ trợ điều trị : Thuốc cao lỏng của phòng bào chế :
+Chứng tý ( khu phong tán hàn thấp,thông kinh hoạt lạc)
+ Tùy bệnh chứng kèm theo gia thêm

7. LIỆT DÂY THẦN KINH MÁC( Hông khoeo ngoài)

Đại cương
Thần kinh mác là một nhánh của dây thần kinh hông, chi phối vận động và cảm giác cho
khu vực cẳng chân và bàn chân.Dây thần kinh đùi đi đến bờ trên của hố trám khoeo,chia thành 2
nhánh chính,bao gồm thần kinh mác và thần kinh chày.Dây thần kinh mác từ chỗ phân chia vòng
ra ngoài quanh đầu trên của xương mác,đến mặt trước ngoài cẳng chân chia hai nhóm lớn gồm
có dây tk mác nông và dây tk mác sâu .Dây tk mác chịu trách nhiệm chi phối vận động nhóm cơ
duỗi bàn chân và chi phối cảm giác vùng da phía ngoài cẳng chân ,mu chân, cổ chân và gót chân
19

Người bị tổn thương tk mác có dáng đi đặc trưng mang tên “ bàn chân rũ”do nhóm cơ duỗi
và nghiêng ngoài cổ chân bị liêt,bàn chân ở trong tư thế gập về ở phia gan không hoàn toàn,đi
kèm với mất cảm giác vùng phía ngoài cẳng chân,mu chân và cổ chân,gót
chân.

Nguyên nhân và Cơ chế bệnh sinh.


Do phong hàn ,thấp nhiệt hay nhiệt độc hoặc chấn thương xâm phạm vào kinh thiếu
dương và dương minh bị tắc, khí huyết không đến nuôi dưỡng bên dưới,kinh cân không co lại
được gây nên.

Biện chứng .
Thấy bàn chân chúc xuống, ngón chân không vễnh lên được bàn chân không quay ra ngoài
được,đi kiểu quét đất .Cảm giác ở mặt ngoài cẳng chân và mũi chân có thể giảm,bệnh lâu cơ chày
trước có thể teo.
Phép : thông kinh hoạt lạc các kinh thiếu dương và dương minh là chính.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ.

1/ Túc châm Thử - Thiếu dương Đởm chủ kinh .

Tỳ : x Vị : DNH
Can :D H BQ : DV
Thận:D T Đởm : TVNK

-Đởm chủ kinh : Túc khiếu âm, Hiệp khê, Khâu hư,Dương phò
-Vị : Hãm cốc , Xung dương , Túc tam lý
-Bàng quang : Thuc cốt , Thông cốc
-Thận : Thái khê, Dũng tuyền
-Can : Thái xung , Khúc tuyền .

2/ Túc châm Hỏa -Dương minh Vị chủ kinh .

Tỳ :DH Vị : TVKH
Can : TD BQ : HND
Thận x Đởm : DV

-Vị : Lệ đoài , Nội đình , Xung dương , Giải khê .


-Tỳ : Thái bạch , Âm lăng tuyền .
- Can : Đại đôn , hành gian
20

- BQ : Ủy trung , Thúc cốt , kinh cốt.


- Đởm : Hiệp khê , Túc lâm khấp .

3/ Đau trên dưới Huyệt Hợp


Liệt dây thần kinh khoeo ngoài còn có thể do bế tắc kinh trước kinh sau theo sự vận hành
của các huyệt thời sinh Lục khí . Sự vận hành kinh khí Kinh Can trước rồi đến kinh Đởm . Kinh
Tỳ trước rồi đến kinh Vị . (H1) P14.
Do đau dây thần kinh Mác chủ bàn chân và gót chân, nên được xem như đau dưới huyệt
hợp của Kinh Đờm hoặc huyệt hợp của kinh Vị.

a/Đau dưới huyệt Hợp kinh Đởm – (đồng nghĩa đau trên Hợp kinh Can)

Can------H///////////////T////////////H - Đởm

Cách châm :
-Trươc hết châm huyệt H- Khúc tuyền kinh Can để mở, và châm huyệt T- Túc khiếu âm cùa
kinh Đởm để khai
-Châm N- khâu hư để kích vận hành nguyên khí kinh Đởm
- Châm các du của kinh Tâm : Thần môn và Đởm : Túc lâm khấp , cùng huyệt khích của Đởm :
Ngoại khưu để dẫn các kinh khí vào các ngỏ ngách đã thông kinh lạc.
- Châm lạc của Can : Lãi câu , kết hợp với nguyên của Đởm : Khâu Hư điều bổ khí huyết theo
thuyết Nguyên lạc của 2 kinh biểu lý Can và đởm.
- Châm huyệt A thị trên Hợp kinh Can : Âm bao, ngũ lý .. để kích thích thêm kinh khí từ Can qua
Đởm .

b/ Đau dưới Hợp kinh vị ( đồng nghĩa đau trên Hợp kinh Tỳ)

Tỳ:-------------H//////////// T//////////////////H –Vị

Cách châm :
-Trước châm Hợp Tĩnh : Tỳ : H-Âm lăng tuyền để mở , Vị : T-Lệ đoài để khai.
- Vị : N- Xung dương kích động vận hành nguyên khí kinh vị
- Châm Du : Tỳ : thái bạch , Vị : Hãm cốc , khích vị : Lương khâu nhằm dẫn các kinh khí vào
ngỏ ngách thông kinh lạch bế tắt.
- Châm Lạc : Công tôn kết hợp với nguyên : Xung dương bồi bổ khí huyết của 2 kinh Tỳ vị theo
thuyết nguyên lạc của 2 kinh biểu lý.
- Trên Hợp Tỳ có thể thêm vài huyệt A thị : huyết hải , cơ môn…

Thủ thuật : Châm thay đổi các bộ huyệt trên mỗi ngày
- Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : Kích tả mạnh 6-20Hz
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
21

+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm


Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Hổ trợ điều trị .: Thuốc cao lỏng của phòng bào chế
-Chứng tý ( khu phong tán hàn thấp,thông kinh hoạt lạc)
-Tùy chứng gia thêm

8. LIỆT NỬA NGƯỜI

Đại cương
Liệt nửa người là mất vận động và cảm giác ở ½ mặt,1/2 thân,một chân và một tay.Rối
loạn vận động, rối loạn cảm giác chủ yếu do tổn thương ở bó tháp.Liệt ½ người do tai biến mạch
máu não gây nên là chính. Đông y gọi là trúng phong.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh .


Bệnh thường do:
22

-Nhân tố bên ngoài ( hư tà tặc phong ) tác động đột ngột vào tạng phủ kinh lạc
-Nhân tố bên trong :-
-Hỏa thịnh :do thận thủy kiệt,tâm hỏa bốc mạnh gây nên,thuộc tâm thận
-Phong dương : do thận âm hư can dương vượng gây nội phong,thuộc can thận
-Đởm nhiệt :Do thấp sinh đờm,đờm trở trệ sinh nhiệt,nhiệt thịnh sinh phong thuộc tỳ vị.
Cơ chế sinh bệnh chủ yếu là âm dương mất cân bằng,thận âm hư,can dương vượng,đờm tắt tâm
khiếu gây nên.

Biện chứng :
Thường chia 2 loại : trúng phong tạng phủ và trúng phong kinh lạc.

1.Trúng phong tạng phủ ( nặng) chia ra chứng bế và chứng thoát:


+ Chứng bế : Hôn mê nông, miẹng mím chặc, săc smặt đỏ,tay nắm thở dốc,tay nắm thở dốc,liệt
nữa người,mạch hoạt,mạnh
+ Chứng thoát : Hôn mê sâu,miệng há,mắt mở,chân tay lạnh,tay duổi,thở khò khè,ra mồ hôi,liệt
nửa người,đái ỉa trong quần, mạch tế,khó bắt.

2.Trúng phong kinh lạc (nhẹ) không có hôn mê,chỉ liệt nửa người
Trúng phong tạng phủ thường có cả trúng phong kinh lạc. Song cũng có thể
trúng phong tạng phủ riêng

Lâm sàng bệnh : có bệnh nhân nữ 46 tuổi tại Long An,TX tân châu đến ,xin châm cứu với triệu
chứng như sau.
-Hình thể yếu kém , yếu chân tay bên trái ,đi đứng hoạt động rất yếu,Huyết áp 102/72/ 79
mmHg ,mạch tế nhược.
Định bệnh : do di chứng tai biến, trúng phong kinh lạc , yếu liệt ½ bên trái , khí huyết hư suy.

BỘ HUYỆT LỤC KHÍ.

1/Thủ châm
- Liệt ½ người ta có thể dùng bộ Âm châm hoặc Dương châm lục khí khi bộ mạch hiện Trầm hay
Phù .
Do bệnh trạng người này yếu liệt chân tay, khí huyết suy yếu , phần tay yếu nhiều hơn chân.
Khí huyết suy ta dùng trọn bộ nhằm điều khí huyết lục kinh, Vì tay yếu hơn chân ta dùng thủ
châm và châp kinh túc để kinh khí chuyển từ tay xuống chân

Bộ mạch Tế nhược , mạch thuộc bộ Mộc kém , dùng thủ Mộc chủ kinh.

ĐT: DNH TBL : DH Tỳ : D Vị : D


3T: TVKH Phế : x Chắp kinh 🡪
TT: DV Tâm : TD Thân; D Đởm : D
23

-Tam tiêu (3T ) : Quan xung, Dịch môn , Dương trì ,Chi câu
- Đại trường (ĐT) : Tam gian, Hợp cốc ,Khúc trì
-Tiểu trường (TT) : Tiền cốc , Hậu khê
- Tâm bào lạc (TBL) : Đại lăng ,Khúc trạc
- Tâm : Thần môn , Thiếu xung.
- Chắp kinh : Thái bạch, Hãm cốc , Thái khê, Túc lâm khấp
-Huyệt Thiên ứng.
.
-+Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : Châm bình bổ bình tả.
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

+ Hổ trợ điều trị .


-Thuốc cao lỏng của phòng bào chế
+Chứng tý ( khu phong tán hàn thấp,thông kinh hoạt lạc)
+ Tùy chứng gia thêm)
+Ngoài ra hướng dẫn gia đình bệnh nhân về xoa bóp tập vật lý trị liệu.

9.CHỨNG HỎA THỐNG ĐAU CHÁY

Đại cương .
Hỏa thống là một trong những biến cố giao cảm của thương tổn dây thần kinh ngoại biên hoặc
trung ương , gây đau bỏng rát liên tục, đau như bị bắn, đau nhói từng cơn, đau như điện
giật .Đông y quy vào phạm trù chứng “ thống phong.”

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh


Thường do phong nhiệt xâm phạm các đường kinh làm tắt các đường kinh rồi hóa hỏa gây nên
24

Biện chứng có 2 thể :


1.Thể nặng : cảm giác đau buốt dữ dội,rát bỏng như tay chân áp vào than hồng,da khô bỏng,phải
đắp nước lạnh liên tục. Kích thích của ánh sáng và tiếng động làm đau tăng. Người bệnh thường
lánh trong buồng tối không muốn tiếp xúc
2.Thể nhẹ : Cảm giác đau buốt nóng rát bỏng nhẹ hơn ,không phải đắp nước lạnh liên tục..Khi
thời tiết nóng lạnh thay đổi đột ngột phải đắp khăn ướt,tiếng động mạnh làm đau tăng.
Phép : Thông kinh hoạt lạc các kinh bị xâm phậm

CHÂM CỨU LỤC KHÍ

Lâm sàng bệnh chứng ,người nữ 48 tuổi đến khám với các triệu chứng nóng rát lòng bàn
tay ,và nóng cả cánh tay dài lên gần khớp vai , ngoài da bình thường huyết áp : 101/70/94
mmHg, Mạch tả thốn ,tả quan phù sác vô lực ấn sâu vào thịt vùng đau cảm giác nóng.

sác

Định bệnh : Chứng hỏa thống đau cháy- can thận âm suy – huyết kém .
Biện chứng pháp : Căn cứ khám lâm sàng người bệnh thì do âm huyết ở Mộc và Thổ suy kém ,
dẫn đén chứng Hỏa Thống đau cháy vùng bàn tay, cánh tay đến vai. Ta sử dụng pháp Thủ châm .
Chọn Tam tiêu chủ kinh, vì huyết kém chọn Nội kết
- 3T : Dịch môn ( thổ/mộc) ĐT: Hợp cốc ( môc/thổ)
Dương trì ( thuỷ/mộc) TT:Tiền cốc ( mộc/thủy)

-A thị : kiên ngung, nhu du , trửu liêu, thủ tam lý…


- Thêm Du – KKBM : Hậu khê, đại lăng ,nội quan
- Tùy bệnh chứng ta châm thay đổi chủ kinh

10. SUY NHƯỢC THẦN KINH.

Đại cương .
Suy nhược thần kinh la là bệnh rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não quá căng
thẳng làm cho quá trình nội ức chế bị suy yếu,ức chế của tế bào não suy yếu làm cho việc nghỉ
nơi sau khi làm việc bị ảnh hưởng .
+Các chứng” mất ngủ” “ Tim hồi hộp” “ Chứng uất” “”Nhức đầu” “ hay quên”
“hư tổn “ “Di mộng tinh “ của đông y có những triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .


25

Nguyên nhân thường là thất tình, lo buồn suy nghĩ,uất ức sợ hải qua độ đều có thể gây
bệnh.Ngoại ra chứng suy nhược thần kinh còn có hậu quả của một bệnh mãn tính khác làm
tâm,can, thận, tỳ, suy ,yếu gây nên.

Cơ chế sinh bệnh thường là : Can uất hóa hỏa, rồi ảnh hưởng đến thận âm, can dương
vượng,thận hư và tỳ mất vận hóa làm tâm huyết hư gây nên bệnh.

Biện chứng : Thường chia ra 3 thể :


1.Thận âm hư can dương vượng : đầu váng ,nặng ,căng, tai ù, mắt hoa hay quên,dễ cáu gắt, mất
ngủ,lưỡi đỏ mạch huyền.
2.Thận khí suy.: Đau đầu mất ngủ,liệt dương,xuất tinh sớm, di tinh,đau lưng,chân tay lạnh, đàu
váng, mắ hoa,mệt mõi,mạch trầm tế, nhược.
3.Tâm tỳ đều hư: Hoặc mất ngủ,đau đầu, mộng nhiều,hồi hộp,kém ăn,ngắn hơi,mệt mõi,lưởi có
rêu, mạch tế nhược
Tùy theo chứng bệnh mà ta có phép chửa : Bình can tiềm dương,tư âm giáng hỏa, bổ thận hoặc
bổ tâm tỳ an thần định trí.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ.


Do các nguyên nhân gây bệnh ,Tâm ,Can, Thận suy yếu . Theo lục khí ành hưởng đến
Thủy không sinh được Thử, Thử không sinh được Mộc dẫn đến suy nhược thần kinh.Ta dùng
pháp Hơp Dụng - Bộ mạch Thời Sinh

Tỳ -Vị TBL-3T
Can-Đởm Phế-ĐT
Thận-BQ Tâm- TT

1.HỢP DỤNG: Thận🡪 Tâm - Huyệt âm kim

+Hai bộ xích mạch Trầm Hư

V- Lao cung
+
N Khâu hư
H- -
H K -
Âm cốc Thiếu hải- Linh đạo
K+ Dương cốc

2.HỢP DỤNG : Tâm🡪 Can - Huyệt âm thủy

Hai bộ Hữu xích và Tả Quan mạch Trầm hư

V- N+ Đại đô Dương trì


26

H- K- K+ Khúc tuyền – Trung phong


-
H Dương phò
Thiếu hải

2. Tâm Tỳ khí suy , sẻ gặp 2 bộ Tả thốn và Hữu xích Hư Nhược


- Dùng âm châm – Huyệt khí –Phương pháp 2

Tỳ : TDH TBL : T Tỳ : D TBL : DK –Vị : H


Can : D Phế : HD Can :H Phế : V
Thận : K Tâm : D Thận:DT Tâm : VDK
TT: H Đởm : H

Bộ Âm Thổ Bộ Âm Thử
Tỳ: Ẩn bạch, Thái bạch, Âm lăng Tỳ: Thái bạch
Can : Thái xung Can : Khúc tuyền
Thận : Phục lưu –TT: Tiểu hải Thận : Thái khê, Dũng tuyền
TBL : Trung xung TBL: Đại lăng, Giản sử -Vị : túc tam lý
Phế : Thái uyên,Đại lăng Phế : Ngư tế
Tâm : Thần môn Tâm : Thiếu phủ ,Thần môn, Linh đạo
Mất ngủ nhiều gia : É phong 1,2

Thủ thuật : Tùy theo triệu chứng chọn bộ huyệt thích hợp
Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số: Bình bổ bình tả .
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Hổ trợ điều trị .
Tùy theo bệnh có 3 loại cao lỏng điều tri chính suy nhược thần kinh của 3 nguyên nhân trên. Tùy
bệnh kết hợp thêm loại khác
- Tâm tỳ suy : Dưỡng tâm an thần
11. HYSTERIA.

Đại cương .

Hysteria, tiếng Việt còn gọi là chứng ictêri hay chứng cuồng loạn là một trạng thái của tâm
thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc. Những người bị
"hysteria" thường mất tự chủ do một nỗi sợ hãi gây ra bởi nhiều sự kiện trong quá khứ có liên
quan đến một số mâu thuẫn nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở
những người nhân cách yếu .
27

Là một bệnh thường thấy ở thanh niên,trung niên, nhất là ở nữ,thường do chấn thương tinh thần
gây nên. Đặc điểm của bệnh là trạng thái tâm thần của người bệnh không ổn định,rất dễ ám thị và
tự ám thị
Đông y gọi là « Tạng táo » và cũng quy về phạm vi « Chứng uât » « Chứng quyết »

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Nhân tố chủ yếu là « Thất tình » quá độ ,làm tâm thần thất thường, Cụ thể là uất ức,phẩn
nộ,thương cảm quá mức làm cho khí cơ vận hành không thông suốt, có khi tắt lại ,cũng có khi do
hỏa khí bốc làm thần không yên, hoặc khí nghịch đởm tắt kinh lạc,che mất thanh khiếu gây nên.

Biện chứng .
Người bệnh có thể khóc, cười, kêu gào,múa may từng cơn, sau đó thì hết lại như thường,
Hoặc ngủ nhiều,nằm yên một chỗ khác thường, gọi không thưa ,sau cơn lại bình thường. Có
người có biểu hiện liệt, hoặc vận động quá độ, run giật. Có người có thể đột nhiên không nhìn
thấy, không nói được, không nghe được, hoặc cổ họng như bị tắt, kiểm tra không thấy gì.
Nói chung triệu chứng của bệnh rất phong phú ,mỗi người mỗi khác.
Điều trị :
Phép : chủ yếu là thanh tâm an thần,tiết nhiệt giáng trọc khí, bình can, hòa vị.

.Bệnh án lâm sàng .


Có một người nữ 45 tuổi ngụ Long sơn ,được người thân dẫn đến xin điều trị , với trạng
thái tinh thần lơ mơ, nét măt mệt mỏi, mất thần , mất ngủ ,thêm đau tê cánh tay . Hỏi ra ảnh
hưởng tinh thần do lo nghĩ những công việc làm ăn thât bại vừa qua. Mạch tả quan Huyền , huyết
áp 105/67/82 mmHg

Định bệnh : Hysteri –can khí uất .

1.Pháp Nguyên dụng . ( Bộ mạch thời sinh)

Trưởng hợp mạch tả quan Trầm Huyền bệnh âm Mộc- huyệt âm Kim trị

V+ D+ Nội đình Trung chữ


N- kh T+ Thái xung – Trung đô Thương dương
H- K- Âm cốc Linh đạo
Nếu mạch tả quan Phù Huyền bệnh dương Mộc - dùng huyệt dương Kim trị

T - V- Ẩn bạch Lao cung


N+ L M- Khâu hư – Quang minh Trung phủ
28

H+ K+ Ủy trung Dương cốc

Cách châm :
-Trước hết châm Nguyên huyệt và khích ( hay lạc) cho bộ mạch bình ổn.
- Châm các cặp âm dương ( nhất âm nhất dương chi vị Đạo)
- Châm A thị huyệt vùng đau tê.

- Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Hổ trợ điều trị :
Dùng thuốc cao lỏng : dưỡng tâm an thần và hòa giải thiếu dương để khai uất.

2.Pháp thời châm .


Trong Lục thập hoa giáp của Thời châm , mỗi Can Chi đều có mang một huyệt Lục khí
và một hành. Tuổi mỗi người hay năm, tháng, ngày, giờ đều có Can chi . Lục khí ngũ hành có sự
sinh khắc chế hóa , tồn tại lý dinh hư tiêu trưởng cùa vạn loài.
Trong những bệnh gặp trên lâm sàng đôi khi không tìm rõ được nguyên nhân gây bệnh
còn triệu chứng quá nhiều không phân được chính phụ . Trong những trường hợp như vây tôi áp
dụng thời châm nhằm điều hòa lại âm dương để từ từ tìm rõ nguyên nhân gây bệnh mà đi vào
biện chứng luận trị.
Thường chọn :
- Tuổi người bệnh theo Can chi
- Ngày và Giờ đến điều trị theo Can chi.

Bênh án lâm sàng :


Có người Nam 50 tuổi đên khám lúc 8h 20 ngày 24 /2021 với các triệu chứng , ngủ nhiều
thường nằm yên một chỗ khác thường , kêu gọi cũng không trả lời , thỉnh thoảng có run giật , có
lúc trở lại bình thường như người không bệnh, có biểu hiện yểu ½ người phải . Huyết áp 109
/65/ 90 mmHg , mạch nhanh xáo trộn , các bộ không rõ ràng lúc có lúc không.

Định bệnh : Hysteri nguyên nhân không rõ ràng .

Điều trị : Ta dùng Thời châm Lục khí

Tìm Can chi:


2021 – 50 tuổi – Nhâm tý , ngày 24dl nhăm ngày Quí mão , 8h20 - Bính thìn.
29

Tìm huyệt lục khí : tra bảng thời châm lục thập hoa giáp ,hoặc tính trên bàn tay ta sẻ thấy :
Nhâm tý : Khâu hư –kim . Quý mão : Chi câu – thử . Bính thìn : Thần môn – thổ

Biến pháp lục khí + Đảo dịch + Du huyệt : yếu cả tay chân

Tam gian- Khúc trì Hãm cốc


Chi câu + Thông cốc + Thái xung Thúc cốt

Thần môn Thiếu xung Thái khê


Khâu hư

Các huyệt chủ Các huyệt đảo dịch . Các Du huyệt túc

Gia huyệt :
A thị : châm vùng đau tê yếu
Châm kỳ kinh bát mạch + khích huyệt

Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Hổ trợ điều trị :
Dùng thuốc cao lỏng : dưỡng tâm an thần và hòa giải thiếu dương để khai uất.

12. NHỨC ĐẦU

Đại cương
Nhức đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất có phạm vi rộng rãi ở nhiều
chuyên khoa ,lại là một triệu chứng chủ quan. Tùy tình hình bệnh chính , nhức đầu có tính chất
đau,vị trí đau và chứng kèm theo khác nhau
Cần phân biệt nhức đầu cấp tính ( chứng thực) và mãn tính ( cả hư thực lẩn lộn)

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh


+Ngoại cảm phong tà ,thực tích, can khí thượng nghịch ( thuộc chứng thực)
+ Khí huyết suy yếu,mệt mõi quá độ ( chứng hư) là những nguyên nhân thường gặp.
30

Phong tà xâm nhập đĩnh đầu, theo đường kinh vào não, dừng ở đó gây nhức đầu.Vị tích nhiệt,
hoặc Can đởm hỏa thịnh , theo đường kinh ngược lên trên, làm trở ngại kinh khí gây nhức đầu.
Mệt mõi quá độ dương khí không lên được cũng gây nhức đầu.

Biện chứng : chia làm 2 thể


-Chứng thực :
+ Ngoại cảm phong tà : sốt ,sợ rét ,hoặc ngạt mũi ,ho tiếng rè, mạch Phù
+ Đờm trọc thực tích : Buồn nôn, bụng đầy ấm ách, ợ chua, táo bón,mạch trầm hoạt
+Can khí thượng nghịch : Đau cạnh sườn,nhức đầu,hoa mắt mạch huyền.
-Chứng hư:
+Khí hư: lúc nhức đầu lúc không, khi suy nghĩ quá độ thì đau nhiều, mệt mõi, lười nói, hơi ngắn,
mạch hư.
+ Huyết hư : Đau âm ỉ cả ngày và kèm tim đập hồi hộp,mạch tế.
Cần phải trị cả tiêu lẫn bản, song người bệnh có biểu hiện nhức đầu rõ,trị tiêu tích cực

CHÂM Y DỊCH LỤC KHÍ

1. Hợp dụng

a/ Đau trước đầu : ảnh hưởng kinh dương minh ( đại trường và vị) thuộc 2 bộ Thổ- Kim trong
bộ mạch THỜI SINH lục khí. Ta sử dụng HỢP DỤNG : THỔ🡪 KIM –Vị🡪 ĐT

Vị : H Túc tam lý
ĐT :HK Khúc trì ,dương khê
Thận: D Tâm: V Thái khê Thiếu phủ

- A thị vùng đau : Ấn đường ( chích máu) ,Đầu duy, Thượng tinh, Dương bạch

b/ Đau sau đầu : Ảnh hưởng kinh thái dương (TT,BQ) thuộc 2 bộ Thủy- Thử trong bộ mạch
THỜI SINH lục khí .Pháp HỢP DỤNG : THỦY🡪 THỬ - BQ🡪 TIỂU TRƯỜNG

TBL : V Lao cung


Can: D Thái xung

BQ: H TT: HK Ủy trung Tiểu hải- dương cốc

A thị : Phong trì , bách hội .Lạc khước, Thiên trụ.

c/Đau bên đầu :


Có bệnh nhân đến điều trị, đau nhức ½ đầu âm ỷ suốt ngày , nhìn cơ thể ốm yếu thuộc hư chứng .
Đo AH = 103/60/60 mmHg . Mạch tế nhược
31

Ảnh hưởng kinh Thiếu dương ( 3T- Đởm ) thuộc 2 bộ Mộc-Hỏa trong bộ mạch Thời sinh Lục khí
.Pháp HỢP DỤNG : MỘC🡪 HỎA . ĐỞM🡪 TAM TIÊU

Tỳ : D 3T : HK Thái bạch Thiên tĩnh- Chi câu


Đởm : H Phế : V Dương lăng tuyền Ngư tế

A thị : Phong trì, thái dương , giác tôn, suất cốc,đầu duy, hoàn cốt.

d/ Đau đỉnh đầu : Ảnh hường kinh Can và Đốc mạch


Bệnh chứng lâm sàng : coa bệnh nhân đến khám khai rằng khoảng tuần nay đỉnh đầu đau nhức
thường xuyên, hông lói tức, ăn chậm tiêu chướng hơi . AH : 145/90/95 mmHg .Mạch bộ quan
Huyền hoạt sác.

Định bệnh : Nhức đầu do Can khí thịnh , Can Vị bất hòa , gây nên HA cao.
Điều trị : Nguyên nhân chính do can khí quá thịnh , Can Mộc bệnh ta có thể dùng huyệt KIM
để trị . Áp dụng Pháp NGUYÊN DỤNG .

Vị : V 3T: D Nội đình Trung chữ


Can: N –L ĐT : T Thái xung- Lãi câu Thương dương
Thận: H Tâm : K Âm cốc Linh đạo

Cách châm : Châm huyệt chủ Nguyên - lạc , châm thêm sao cho có cặp huyệt « nhất âm nhât
dương chi vị đạo »
A thị : Bách hội, tứ thần thông, tín hội
Chậm tiêu có đờm : gia Phong long , ngoại quan , Trung quãn, Thiên xu .

Thủ thuật : Châm luân chuyển các huyệt trên hàng ngày ( theo dỏi qua bệnh án)
Kích thích bằng máy điện châm
+ Tần số : Bổ : 0,5 – 4 Hz , Tả ; 6-20Hz
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ : uống thuốc cao lỏng
- Tùy chứng hư thực cấp thêm thuốc cao
-Hòa giải thiếu dương để khai uất can khí
-Bão hòa trung : kiện tỳ hóa đàm
32

13. ĐIẾC CÂM

Đại cương.
Điếc câm là chứng vừa điếc vừa câm,thường thấy ở trẻ em. Nguyên nhân do lúc sinh ra,hoặc do
thời kỳ thần kinh chưa phát triển hết, bị bệnh lây. Não bị ảnh hưởng nên không nghe được,từ đó
không học nói được. Có cháu hoàn toàn không nghe, không nói được,điếc câm hoàn tòan. Có
cháu còn nói được chút ít,điéc câm không hoàn toàn.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Nguyên nhân thường do thận khí suy kém ,tinh khí không lên được ( vừa sinh ra đã mắc) hoặc tà
khí xâm phạm,làm thanh khiếu bế tắt không hoạt động được( do bị bệnh lây)
33

Biện chứng .
Không nghe được và không nói được .Các triệu chứng khác ở tai thườn không có.Có thể có cháu
lưởi co lại do dây chằng lưởi ngắn.
Phép : sơ thông kinh khí các kinh lên tai,lưởi,bổ thận khí.

B.CHÂM LỤC KHÍ

Biện chứng
Thận khai khiếu ra tai, tâm khai khiếu ra lưởi, chữa câm điếc sữ dụng 2 kinh Tâm Thận .
a/ Dùng bộ Âm Thủy + A thị vùng tai
b/ Dùng bộ Âm Thử + A thị vùng hầu ,họng , lưởi

Tỳ : DV Vị : H ĐT: H TBL: DK –Vị: H


3T : H - Can : DK Phế : TD Can : DH Phế : VD
Thận : TVKH Tâm : DK Thận : TD Tâm: TVKH.

Bộ Âm thủy Bộ Âm Thử

Thận : Dũng tuyền , Nhiên cốc Tâm : Thiếu xung , Thiếu phủ
Phục lưu , Âm cốc Linh đạo, Thiếu hải
Can : Thái xung , Trung phong. Phế: Ngư tế , Thái Uyên
3T; Thiên tĩnh . TBL : Đại lăng, Giản sử
Tỳ : Thái bạch , Đại đô . Vị : Túc tam lý
Vị : túc tam lý ĐT : Khúc trì
Phế : Thiếu thương ,Thái Uyên. Can : Thái xung , Khúc tuyền
Tâm : Thần môn , Linh đạo Thận : Dũng tuyền ,Thái khê.

A thị : Nhĩ môn, A thị :

Thủ thuật : Châm luân chuyển hai bộ huyệt trên hằng ngày .
Kích thích bằng máy điện châm
-Tần số : Bình bổ bình tả
-Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
-Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng – tùy chứng .
34

II. BỆNH THUỘC HỆ VẬN ĐỘNG

1.THẤP KHỚP

Đại cương

Thấp khớp là bệnh sưng đau các khớp xương do phong hàn thấp nhiẹt gây nên. Có thể đau một
khớp hay nhiều khớp,có cấp tính và mãn tính .Cấp tính thường có sốt,sợ lạnh ,đễ biến chứn váo
tim. Bệnh này thường hay tái đi tái lại .Y học dân tộc gọi là “chứng tý”
35

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Nguyên nhân sinh bệnh phần nhiều do sinh hoạt không điều độ,cơ thể suy kém tấu lý sơ hở, hoặc
sau khi lao động đang ra mồ hôi ngồi giữa luồng gió,hoặc đi tắm mà bị gió lạnh,hoặc ở chỗ ẩm
thấp lâu ngày làm cho tà khí của phong hàn thấp thừa hư xâm nhập vào cơ thể làm kinh lạc bế tắt,
gây bệnh phong hàn thấp tý .Trường hợp cơ thể khỏe mạnh,cảm phải tà khí của phong hàn
thấp,uất kết hóa nhiệt,có thể gây bệnh nhiệt tý cấp tính.

Biện chứng .
Thường chia làm 2 thể lớn
1.Phong hàn thấp tý : Viêm đau một hay nhiều khớp lâu ngày không khỏi có thể phát sinh chân
tay co quắp hoặc đau sưng đỏ nóng các khớp,đi lại bị hạn chế .Do tà khí của phong hàn thấp xâm
nhập nhiều ít khác nhau nên triệu chứng biểu hiện có thiên thắng khác nhau . Phong tà thiên thắng
gọi là hành tý ( còn gọi là phong tý) > Hàn tà thiên thắng gọi là thống tý ( còn gọi là hàn tý). Thấp
tà thiên thắng gọi là trước tý (hoặc Thấp tý)
a/ Hành tý ; Triệu chứng chủ yếu là đau có di chuyển không nhất định, có khi có sốt ,sợ lạnh ,rêu
lưởi vàng nhuận, mạch phù
b/ Thống tý : đau nhức toàn thân hoặc tại chỗ, chỗ đau nhất định,gặp nóng thì đở đau, gặp lạnh
đau tăng,rêu lưởi trắng, mạch huyền, khẩn.
c/ Trước tý : Triệu chứng chủ yếu là da thịt tê mỏi,ccá khớp chân tay đau buồn nặng nề,đau ở chỗ
nhất định , khi khí hậu thời tiết ẩm thấp dễ đau lại, rêu lưởi trắng nhuận ,mạch nhu hoãn.
2.Nhiệt tý : chứng này thuộc thấp khớp cấp mới phát ,hoặc đợt cấp của thấp
khớp mãn,các khớp đau sưng, nóng, đỏ dữ dội,không cử ddộng được, phát sốt sợ lạnh, đại tiện
táo bón, tiểu tiện vàng, khát nước, đau một khớp hoặc nhiều khớp không nhất định ,rêu lưởi vàng
ráo, mạch hoạt sác.

CHÂM LỤC KHÍ

1/ Thấp tý .
Lâm sàng :Có bệnh nhân đau tê cánh tay , sắc da vàng nhạt , người ốm yếu , bộ huyết mạch hư
hoãn
Định bệnh : Thấp thắng tác động vào cánh tay, kiêm huyết kém.
Phép châm: Chọn chủ kinh bộ thủ thổ -Đại trường chủ kinh
- Huyết kém nên sử dụng 2 huyệt nội kết
-Thêm Du –Bộ châm phương pháp 1.
-A thị
- Có thể thêm Kỳ kinh bát mạch, Lạc , khích huyệt
Bộ huyệt:

ĐT : VN TBL : D Nhị gian, Hợp cốc Đại lăng


3T : VD Phề : D Dịch môn,trung chữ Thái uyên
TT : ND x Uyển cốt, hậu khê x
36

Huyệt Lục du & đảo dịch Huyệt lục khí & đảo dịch
Gia giảm :
- Nếu đau khuỷu tay, cổ tay, khớp vai châm thêm( Gia giảm bên dưới)
- Nếu đau phần chân thêm châp kinh Du và các huyệt A thị vùng chân

2/Phong tý
Có bệnh nhân nữ 56 tuổi đau cùi chỏ, khớp gối , 2 chân tê nhiều , kém ăn, mất ngủ , hồi hộp
hảo mệt, mất ngủ , huyết áp đo được 105/65/80 mmHg , mạch phù vô lực
Định bệnh : Phong thiên thắng xâm nhập nhiều phần chân gối , khí huyết suy kém.
Phép châm : Túc hỏa chủ kinh , chia huyệt ra 2 chân.

Tỳ : DH Vi: TVNK Thái bạch , Âm lăng tuyền Lệ đoài, nội đình


Can : TD BQ: DNH Xung dương, giải khê
x Đởm: DV Thái xung, Đại đôn Thúc cốt, Kinh cốt,Ủy trung
Túc lâm khấp , Hiệp khê

Huyệt Lục Du –Túc Hỏa Huyệt Lục khí –Bộ Túc Hỏa

Gia giảm
-Chấp kinh Du phần thủ
- Hoặc thêm A thị huyêt khuỷu tay

3/Hàn tý
Lâm sàng: Bệnh nhân nam 42 tuổi , sắc mặt trắng , tiểu trong dài , tiểu về đêm nhiều ,đau 2
khớp gối , thoái cột sống lưng , hai chân thường lạnh về đêm mạch tả xích trầm nhược . HA :
104/72/ 56 mmHg
Định bệnh. Thấp khớp do Hàn thiên thắng , thận hư hàn .
Phép châm : Bộ Túc thủy chủ kinh .

Tỳ : VD Vị :H Đại đô, Thái bạch Túc tam lý


Can: DK BQ: TD Thái xung, Trung phong Thúc cốt, Chí âm
Thận: TVKH Đởm: DK Dũng tuyền, nhiên cốc Túc lâm khấp, dương phò
Phục lưu, âm cốc

Huyệt Lục Du & đảo dịch. Bộ Túc thủy

A thị : Nội ngoại tất nhãn, Thận du , Đại trường du


Cứu : Nên cứu bộ huyệt trên kết quả nhanh tốt hơn.
37

4/Nhiệt tý
Lâm sàng : Một người nam 66 tuổi, đau 2 khớp gối sưng nóng đỏ , khớp vai phải đau lưng
nhức chân mỏi , ăn uống kém chậm tiêu .HA =142/89/108 mmHg, mạch Hoạt sác .
Định bệnh : Nhiệt tý- khớp gối, khớp vai , ăn châm tiêu.
Phép châm : Đau cả vai , tay và lưng chân gối –dùng bộ Âm thử.

ĐT : H TBL : DK –Vị H Khúc trì Đai lăng, giản sử ,Túc tam lý


Can: DH Phế :VD Thái xung,khúc tuyền Ngư tế , Thái Uyên
Thận : TD Tâm : TVKH Dũng tuyền, Thái khê Thiếu xung, Thiếu phủ
Linh đạo , Thiếu hải
Lục Du –Âm Thử Huyệt Âm Thử

Kích thích bằng máy điện châm


-Tần số : Bình bổ bình tả
-Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
-Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng – tùy chứng .

Gia giảm : Các huyệt vùng đau ( xem như a thị huyệt trong lục khí).
-Đau cổ : Huyền chung, kiên tĩnh, thiên trụ, phong trì
-Đau quanh khớp vai: Kiên ngung, kiên liêu, kiên tĩnh, nhu du
-Đau khuỷu tay: Tý nhu , trữu liêu
-Đau cổ tay : Ngoại quan, dưỡng lão
-Đau sống lưng : Thủy câu, thân trụ, dương quan, mệnh môn, phong môn
-Đau vùng hông : Thứ liêu, cự liêu, hoàn khiêu, trật biên
- Đau đùi : Bể quan, lương khâu, phong thị, thừa phù
-Đau đầu gối: Tất nhãn , huyết hải, tất dương quan
- Đau khớp cổ chân và mắc cá chân : Thân mạch, chiếu hải ,đại chung ,thủy tuyền
-Đau cẳng tay: Thủ tam lý, ngoại quan, trữu liêu
-Đau cẳng chân: Hạ cự hư, phong long

2.ĐAU LƯNG ( yêu thống)

Đại cương
Đau lưng là một chứng bệnh thông thường của nhân dân lao động. thường gặp đau thắt
lưng,đau sống lưng,đau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính. Y học dân tộc gọi là yêu thống.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


38

Nguyên nhân phần nhiều do thận hư, hoặc cảm phải phong hàn thấp tà ,tà khí lưu trệ ở
kinh lạc,hoặc bị ngã và gánh nặng có sai gân và ứ huyết.
Biện chứng : thường thấy có 3 thể
1/ Đau lưng do phong hàn thấp
+ Phong hàn thiên thắng, đau dữ dội co quắp
+ Hàn thấp thiên thắng đau ê ẩm, đau lâu, khi thời tiết thay đổi thì đau nhiều hơn
2/ Đau lưng do thận hư : Đau ê ẩm kéo dài, ngày đêm đều đau, hai chân yếu sức Nếu kèm theo
triệu chứng tinh thần uể oải, chân tay lạnh, hoạt tinh, tiểu tiện vàng, chất lưởi đỏ mạch tế sác ,
thuộc chứng đau lưng do thận âm hư.
3/ Đau lưng do huyết ứ : Đau như kim châm, cố định không di chuyển, mạch sáp. Nếu sái gân thì
vận động lưng đau tăng.

CHÂM LỤC KHÍ


Biện trị .
Lưng là phủ của thận ,đau lưng do Hàn hay Thận suy liên quan đến bộ Thủy . Do vậy đau lưng
do thận suy, hay hàn thấp đều lấy bộ thủy chủ kinh và tùy chứng mà gia giảm.

a/ Châm bộ túc Thủy ( Tư thề nằm nghiêng )

Tỳ : D V Vị : H Thái bạch ,đại đô Túc tam lý


Can : DK BQ : TD Thái xung, Trung phong Thúc cốt, Chí âm
Thận : TVKH Đởm : DK Dũng tuyền,nhiên cốc Túc lâm khấp , Dương phò
Phục lưu, âm cốc

Gia giảm :
-Đau phần trên , thêm chấp kinh Du
- A thị vùng lưng : Thận du, Đại trường du , Chí thất..

b/ Đau cứng lưng , tê từ nhượng gối trở lên & đau nhức cánh tay. ( Tư thế nằm sấp)
Tê mặt sau từ đùi trở lên là đau đường kinh Bàng Quang . Đau trên H -Ủy trung , tức là đau dưới
H-Phê , kinh bế tăc từ trên ủy trung không chuỷển được qua kinh phế.

BQ . T----------------H/////////////// T//////////////H – Phế

Cách châm :
- Châm H-Ủy trung để mở , T- thiếu thương để khai bế tắt
- Châm N-Thái Uyên là nguyên huyệt để kích nguyên khí khai bế , Khích : Khổng tối dẫn kinh
khí vào các ngỏ ngách thông kinh khu tà.
-Châm Du : Thái uyên, Thúc cốt đề các kinh khí giao du nhau.
- Lạc- Thiên lịch để nối N- Thái uyên theo thuyết nguyên lạc nhằm đã thông kinh lạc
- A thị :Ân môn , Thừa phù , Thận du , Thứ liêu , Trật biên….
39

c/ Đau lưng dọc bên hông đùi đến gối & đau cánh tay
Đau lưn lan bên hông đùi xuống đến gối, là đau dường kinh Đởm . Đau trên H- Dương lăng
tuyền tức là đau dưới H- Tâm.

Đởm : T…………….H/////////////////T/////////////////H- Tâm

Cách châm :
- Châm H- Dương lăng tuyền để mở , T- thiếu xung để khai
- Châm N- Thần môn là nguyên huyệt để kích nguyên khí khai bế , Khích : Âm ky dẫn kinh khí
vào các ngỏ ngách thông kinh
-Châm Du :Thần môn- Túc lâm khấp đề các kinh khí giao du nhau.
- Lạc- Chi chánh để nối N- Thần môn theo thuyết nguyên lạc nhằm đã thông kinh lạc
- A thị : Dương quan , phong thị , hoàn khiêu.

III. BỆNH THUỘC HỆ TIÊU HÓA

1. NÔN MỮA

Đại cương
Nôn mữa là một chứng thường gặp ở lâm sàng,do nhiều bệnh gây nên . Vì vậy khi có chứng nôn
mữa, một mặt cần tìm rõ bệnh chính để sử lý ( trị bản) ,mặt khác cũng cần chữa ngay chứng nôn
( trị tiêu)

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


40

Chứng nôn mửa thường do do các nguyên nhân cơ chế sau đây:
-Phong hàn thử thấp xâm phạm vị, làm mất chức năng thăng giáng của vị sinh ra
-Thủy ẩm ( đờm thấp ) ngăn trở trung tiêu,làm vị khí không giáng được,ngược lên gây nôn mửa.
-Ăn uống không điều độ, làm rối loạn tiêu hóa,ảnh hưởng đến thăng giáng của vị khí gây nên.
-Tình chí uất ức, can khí hoành nghịch, làm vị khí không giáng được gây nên
-Ty vị hư nhược,thức ăn ngưng trệ gây nên.
Các nguyên nhân trên làm rối loạn khí cơ thăng giáng ở trung tiêu, vị khí
nghịch lên mà thành nôn mửa.

Biện chứng .
Bệnh xảy ra nguyên nhân chính từ trung tiêu Tỳ Vị hoặc Can khí phạm vị , tùy theo lâm sàng ta
có thể dùng Phép NGUYÊN DỤNG mà trị lưu ý ở bộ Tỳ Vị . Thổ bệnh ta dùng Thử huyệt để
trị .
-Nếu bộ tả thốn Phù ,Hồng, Hư Tán ,Cách ,Khâu, Nhu ta dụng Nguyên Vị + Khích huyệt
- Nếu bộ tả thốnTrầm ,lao, phục , nhược. Ta dụng Nguyên Tỳ + Lạc huyệt
-Tinh chí uất ức can khí hoành nghịch gặp bộ quan mach Huyền . Mộc bệnh ta dùng Kim trị .

a/ Nôn mữa bộ mạch có dạng Phù ( Hồng, Hư,Tán,Cách Khâu, Nhu )

Vị : N –Kh 3T : K Xung dương- Lương khâu Chi câu


Đởm : H Phế : V Dương lăng tuyền Ngư tế
Thận : T Tâm : M Dũng tuyền Cự khuyết

Cách châm :
-Trước hết châm : Xung dương – Lương khâu cho mạch bình ổn lại
- Châm thêm 1 huyệt Ngư tế để có 1 cặp huyệt Âm Dương ( hoặc có thể thêm các cặp âm dương
khác trong bộ nguyên dụng trên.
-Châm thêm : Trung quản , Thượng quản ,thiên xu , khí hải…
-Có đờm gia : Phong long, Đãn trung.

b/ Nôn mữa bộ mạch có dạng Trầm ( Lao. Phục, Nhược).

Tỳ : N-L TBL : K Thái bạch – Công tôn Gian sử


Can : H ĐT : D Khúc tuyền Tam gian
BQ: V TT: T Thông cốc Thiếu trạch

Huyệt Lục du-Tỳ Bộ Nguyên dụng –Tỳ

Cách châm :
-Trước hết châm : Thái bạch –Công tôn cho mạch bình ổn lại
- Châm thêm 1 huyệt Tam gian để có 1 cặp huyệt Âm Dương ( hoặc có thể thêm các cặp âm
dương khác trong bộ nguyên dụng trên.
41

-Châm thêm : Trung quản , Thượng quản ,thiên xu , khí hải…


-Có đờm gia : Phong long, Đãn trung.

c/.Tình chí uất ức Can khí hoành nghịch vị khí không giáng ( Mạch thời sinh)

vi: V 3T: D Nội đình Trung chữ


Can : N-L ĐT : T Thái xung –Lải câu Thương dương
Thận : H Tâm : K Âm cốc Linh đạo

Huyệt Lục du Bộ nguyên dụng - Can

Cách châm :
-Trước hết châm : Thái xung – Lãi câu cho mạch bình ổn lại
- Châm thêm 1 huyệt Trung chữ để có 1 cặp huyệt Âm Dương ( hoặc có thể thêm các cặp âm
dương khác trong bộ nguyên dụng trên.
-Châm thêm : Trung quản , Thượng quản ,thiên xu , khí hải…
-Có đờm gia : Phong long, Đãn trung.

- Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Bình bổ bình tẩ
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng -Bão hòa trung.

2 . ĐAU DẠ DÀY
(VỊ QUẢN THỐNG)

Đại cương :
Đau dạ dày là triệu chứng chủ yếu của các bệnh dạ dày : viêm loét dạ dày tá tràng, sa dạ
dày, ung thư dạ dày, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
Nguyên nhân thường có : tỳ vị hư hàn, vị nhiệt khí uất, can vị khí trệ , thức ăn tích trệ,
đờm ẩm,huyết ứ ngưng trệ . Tất cả các nguyên nhân trên đều làm rối loạn chức năng vận hóa và
thăng giáng của vị khí gây nên đau dạ dày . Nhưng lâm sàng thường gặp 2 thể : can khí phạm vị
và tỳ vị hư hàn
42

Biện chứng:
1. Can khí phạm vị : Lo lắng, giận tức thất thường, Khi uất làm thương tổn
đến can, can khí hoành nghịch xúc pham đến vị, vị khí bị trở ngại, sinh đau vùng dạ dày. Triều
chứng bụng trên đầy trướng, đau xuyên lên sườn, ợ hơi hoặc ợ chua.

2. Tỳ vị hư hàn : Vùng bụng trên đau lâm dâm, nôn ra nước trong, thích nóng
ghét lạnh,ăn vào đau giảm, người mệt mõi không có sức, mạch hư mềm, thẻ này thuộc hư hàn.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ .- Châm tam hợp

Can khí phạm vị & Tỳ vị hư hàn


Bệnh ảnh hưởng Can Tỳ và Vị , theo lục khí Can thuộc bộ Mộc , Tỳ thuộc Thổ , Vị thuộc Hỏa
, Như vây để điều chỉnh Mộc, Hỏa, Thổ ta dùng các huyệt liên quan dến 3 bộ và tùy tình hình
bệnh mà gia giảm cho phù hợp

a/ Can khí phạm vị : Can chủ kinh- Túc châm

Tỳ : K Vị : K Thương khâu Giải khê


Can:TV BQ: H Đại đôn, hành gian Ủy trung.

Lục du – đảo dịch Lục khí & đảo dịch

- Gia thêm : Hạ quãn, thiên xu, lương môn, khí hải


- Thêm lạc : Nội quan , Công tôn

b/ Tỳ vị hư hàn - Tỳ chủ kinh – Túc châm .

Tỳ : KH Vị : T Thương khâu , Âm lăng tuyền Lệ đoài


Can : V Hành gian

Lục du & đảo dịch Lục khí & đảo dịch

- Gia thêm : Hạ quãn, thiên xu, lương môn, khí hải


- Thêm lạc : Nội quan , Công tôn

- Kích thích bằng máy điện châm


43

+ Tần số : Bình bổ bình tả


+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng - bồi thổ cố kim hoặc bão hòa trung

4. RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM ( Ỉa chảy)

Đại cương
Bệnh này còn gọi là ỉa chảy kéo dài,là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em có triệu chứng kéo dài
ỉa chảy ngày 3-4 lần,kém ăn bụng chướng hơi…

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh :


Rối loạn tieu hóa ở trẻ em thường do nguyên nhân sau mùa hè, mùa thu cảm phải thử thấp hoặc
mùa đông cảm phải phong hàn,ăn uống không điều độ, không sạch sẽ,ăn thứ khó tiêu hóa ( có thể
coi như nguyên nhân chính vì trẻ em chưa biết giữ gìn trong việc ăn uống) trung khí kém hoặc
44

dương hư sinh hàn . Các nguyên nhân này đều đưa đến sự vận hóa của tỳ vị rối loạn làm cho sự
thăng giáng của các chất thanh trọc mất bình thường.

Bệnh án lâm sàng : có bé 9 tuổi do ăn uống không điều độ, châm tiêu, ói mữa ra những thức ăn
còn nguyên vẹn, sắc mặt nhợt nhạt, môi trắng, hảo mệt , tiêu chảy..

Cách trị: chụm 5 cây nhang đốt cháy ( có nhang cứu càng tốt) :
- Cứu Thần khuyết , Thiên xu, Hạ quản, Trung quản, Khí hải , dọc theo mạch Nhâm và kinh vị
vùng bụng trên và bụng dưới, cứu tới lui cho đến khi vùng bụng ấm lên
- Huyệt lục khí : Dũng tuyền, Túc tam lý , Lao cung , Nội quan cho chân tay ấm lên .
- Xoa xát 2 tay mình cho ấm rồi áp lên vùng mặt, má, quai hàm ,trán cho trẻ . Thực hiên cho đến
khi môi trẻ trờ nên hồng hào lại mới thôi.
- Có thể uống Tô hiệp, hoặc các loại thuốc ôn ấm tỳ vị

IV. BỆNH THUỘC HỆ HÔ HẤP

1.VIÊM PHẾ QUẢN

Đại cương
Viêm phế quản là một bệnh thường gặp của đường hô hấp có viêm nhiễm của niêm mạc
phế quản, chia làm 2 thể cấp và mãn , triệu chứng chính là ho và khạc đờm, y học dân tộc qui vào
chứng khái thấu và đàm ẩm

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


45

Ngoại tà, nội thương đều có thể gây nên ho. Ngoại tà là khí lục dâm ( thường do phong
hàn ) thừa lúc chính khí hư xâm nhập vào biểu và phế . Nội thương là do tạng khí thất thường vì “
5 tạng đều có thể gây bệnh “ chủ yếu là phế tỳ thận, Phế mất chức năng tuyên giáng,tỳ hư sinh
đàm thấp, thận không nạp được khí .

Biện chứng : Thường chia làm 2 thể


-Ho ngoại cảm
-Ho nội thương

CHÂM CỨU LỤC KHÍ


a/ Ho ngoại cảm bệnh còn ở phế vệ
KIM ( ) bệnh ta dùng huyệt MỘC ( ) trị . Chọn Phương pháp Nguyên dụng Phế
kinh để trị chứng ngoại cảm .

K- H- Thương khâu Khúc trạch


T+ N- L- Túc K âm Thái uyên – Liệt khuyết
D+ V+ Thúc cốt Tiền cốc

A thị : Phế du , trung phủ , đại chùy , ngoại quan

b/ Ho nội thương
Ho nội thương thường ảnh hưởng 3 tạng PHẾ ,TỲ ,THÂN. Tùy lâm sàng của bệnh ta chọn chủ
kinh , thường nên châm trọn bộ cho điều hòa cả khí huyết . Ta có thể dùng ÂM CHÂM cho các
chủ kinh .
Chủ kinh PHẾ.

Tỳ : T TBL: V D D Ẩn bạch Lao cung


3T: H Phế : TVKH Thiên tĩnh Thiếu thương, ngư tế, kinh cừ, Xích trạch
Thận : H Tâm : K D D Âm cốc Linh đạo –Dương lăng tuyền
Đởm :H
Lục Du & đảo dịch ÂM KIM - Thêm Du PP 1 - Huyệt lục khí bộ ÂM KIM
+ Có thể thêm 4 Du : Đại lăng, thái khê – Thái bạch ,Thần môn
+Có thể thêm bát mạch Kỳ kinh : Nội quan, công tôn , chiếu hải, Thân mạch

Chủ kinh Tỳ .
Ẩn bạch, đại đô
Tỳ :TVKH TBL : T D Thương khâu, Âm lăng Trung xung
Can: V Phể :H D D Hành gian, Xích trạch
Thận : K- TT:H Đởm: H D Phục lưu , Tiểu hải Dương lăng tuyền

Lục du & đảo dịch Thêm du PP2 Huyệt lục khí ÂM THỔ
46

+ Có thể thêm Du : Thái bạch , Thái xung, Thái uyên , Thần môn
+ Châm thêm : Trung quản , thiên xu , khí hải …

Chủ kinh THẬN.

Tỳ : V Vị : H Đại đô Túc tam lý


3T:H -Can : K Phế :T Thiên tĩnh , Trung phong Thiếu thương
Thận : TVKH Tâm : H Dũng tuyền, nhiên cốc Thiếu hải
Phục lưu ,âm cốc

Lục Du & đảo dịch ÂM THỦY - Huyệt lục khí bộ ÂM THỦY

+ Có thể thêm Du theo PP1 hoặc PP2


+ Có thể thêm Lạc hoặc khích hay KKBM

Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Bình bổ bình tả
+ Cường độ : 14-150 micro Ampere,tăng dần đến ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được.
+ Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ : tùy bệnh ta hổ trợ thêm thuốc cao lỏng : Bồi thổ cố kim

1. HEN PHẾ QUẢN

Đại cương :
Hen phế quản là một bệnh dị ứng có thời kỳ hòa hoãn và có lúc cấp, với triệu chứng khó
thở ra, có tiếng kêu rít , mệt nhọc, bắt buộc phải ngồi lên, không nằm được, y học dân tộc gọi là
chứng “háo”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


47

Ba tạng PHẾ ,TỲ , THẬN có liên quan nhiều tới bệnh hen : Phế chủ khí, tỳ hư sinh đầm
thấp, thận nạp khí . Nội tạng hư kết hợp với phong tà ở ngoài,ăn uống không thích đáng, tình chí
thất thường gây nên đờm khí kết lại làm trở ngại đường thở, phế mất thăng giáng thành cơn hen

Biện chứng
Lúc lên cơn : có lúc có báo hiệu như : trong người thấy khó chịu, hắt hơi sổ mũi, ngứa mắt, ngứa
mũi, tức ngực…sau đó lên cơn khó thở ra,gây tiếng khò khè, há mồm để thở rất mệt nhọc…nặng
thì sắc mặt nhợt nhạt, hoặc tím tái ,toát mồ hôi…

Lúc hết cơn :Trong thời kỳ hòa hoãn, các chứng trên không còn, thường chia 2 thể.
+ Hen hàn : ( lãnh háo) sợ lạnh, thích nóng, không khát, thích uống nóng, đại tiện phân lõng,
chân tay mát, lưởi nhạt, rêu lưởi trắng mỏng, mạch huyền tế hoặc khẩn hoạt, hay phát về mùa
lạnh
+ Hen nhiệt ( nhiệt háo) : sợ nóng thích lạnh,hay bực dọc, vã mồ hôi, miệng khát ,thích uống
lạnh, đái sẻn đỏ,táo bón, chất lưởi hồng, rêu lưởi vàng nhầy, mạch hoạt sác.
Phép chữa:
-Hen hàn : ( Bộ phế chủ kinh –Cứu)
-Hen nhiệt : ( Bộ phế chủ kinh châm)
-Người có tuổi hỏa hư, phải lưu ý ôn thận ( Bộ thủy chủ kinh châm hoặc cứu )
- Tỳ hư đàm thấp : ( Bộ thổ chủ kinh)

B.CHÂM LỤC KHÍ


Hen Phế quản ảnh hưởng 3 tạng PHẾ TỲ THÂN , thuộc các bộ Thổ, Kim, Thủy. ta dùng phép
đảo dịch chủ kinh 3 bộ âm châm trong pham vi Thổ Kim Thủy.

Tỳ :TV Ẩn bạch , đâị đô


3T : H Phế: TH Thiên tĩnh Thiếu thương,Xích trạch
Thận :KH Đởm : H Phục lưu, âm cốc Dương lăng tuyền

Lục du- Tam hợp . Huyệt Lục khí- Tam hợp ÂM CHÂM

-A thị : Định suyển, Thiên đột ,Trung phủ, Phong long.


-Có thể thêm Du huyệt , chọn bộ chủ kinh
-Có thể thâm Khích huyệt , kỳ kinh bát mạch hoặc lạc huyệt .
-Hen hàn nên cứu hoặc kết hợp với châm, hen nhiệt thì chỉ châm, đồng thời chú ý mặt ăn uống
điềù dưỡng, thể dục
- Giác : Ống giác đường kính 5cm, sau khi rút kim giác các huyệt Trung phủ, đản trung, phế
du,sau 5 phút mới tháo ống ra Có thể giác cả khi đang lên cơn .Nếu dùng số huyệt trên chưa cắt
được cơn thì dùng thêm tỳ du,Cao hoang ở sau lưng, chỉ nên giác ở thể hen hàn.

- Kích thích bằng máy điện châm


+ Tần số : Bình bổ bình tả
48

+ Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm


Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng - bồi thổ cố kim - bào hòa trung

V. BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN

1. TĂNG HUYẾT ÁP

Đại cương .
Tăng huyết áp là một bệnh chưa rõ nguyên nhân ( nguyên phát) cũng là một
triệu chứng của nhiều bệnh khác ( thứ phát) . Biểu hiện chủ yếu là huyết áp động mạch tăng cao
hơn mức bình thường . Tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng bệnh huyền vựng, can phong,
can dương của Y học dân tộc.
49

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh


Nguyên nhân thường thấy là do mất thăng bằng âm dương của can thân. Can âm hư thì
Can dương vượng, can dương càng vượng thì can âm càng hao . Can âm hư còn có nguyên nhân
thận âm hư . Thận âm hư ảnh hưởng tới thận dương làm cho âm dương càng hư . Ngoài ra còn có
các nguyên nhân tình chí thất thường, đàm thấp, đàm hỏa, nội phong, huyết ứ, làm cho chứng
bệnh phức tạp hơn.

CHÂM LỤC KHÍ


Tùy theo bệnh chứng qua mạch lý mà áp dụng lâm sàng điều trị , thường áp dụng PP day ấn
huyệt theo bộ lục khí. Nếu Can khí thịnh Dùng bộ THỦ MỘC kinh TAM TIÊU chủ kinh , Thận
kém dùng bộ THỎ THỦY kinh TIỂU TRƯỜNG .Đặc biệt thường ứng dụng với bộ THỦ THỔ
ĐẠI TRƯỜNG thì kết quả cũng khá hiệu quả .

Cách day :
-Day trọn bộ lục khí thủ châm ( Day 5 vòng , mỗi huyệt day 3-5 lần )
-Day 4 Du tùy theo PP1 hoặc PP2.
- A thị : Bách hội , Suất cốc ,Ấn đường , Thái dương, Tâm âm giao ,Hậu đỉnh .

Bộ châm lục khí.

ĐT: TVKH TBL : T ĐT : NH TBL :T ĐT : V x


3T: V Phế: H 3T : TVNK x 3T : NH Phế : T
TT : N x TT : V Tâm :T TT : TVNK Tâm : H

Thủ châm Thổ Thủ châm Mộc Thủ châm Thủy .

2. CƠN ĐAU TIM


Đại cương:
Cơn đau tim là chứng đau vùng tim từng cơn do dinh dưỡng của cơ tim đột nhiên kém đi.
Người đứng tuổi người già hay bị .Đàn ông và người lao động trí óc mắc nhiều hơn đàn bà và
người lao động chân tay. Cơn đau tim hay xãy ra khi gắng sức, xúc động mạnh, hay bị lạnh . Cơn
đau tim kéo dài hãng nữa giờ cho phép nghĩ đến nhồi máu cơ tim, cần có chữa thích đáng và kịp
thời . Y học dân tộc qui vào phạm vi của chứng ‘ Hung tý” “ Tâm thống “

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


50

Tỳ dương vận hóa kém sinh ra đàm trọc,tâm dương không phấn chấn làm cho huyết trở
trệ. Đàm trọc, huyết trệ gây trở ngại cho tim mạch, dương khí ở vùng ngực không thông suốt,
sinh chứng đau tức ở vùng ngực. Mặt khác cơ thể sẳn có nội thương như trên,lại bị hàn khí xâm
phạm tạng phủ, dồn lên vùng ngực mà có cơn đau dữ dội ở tim.

Biện chứng :
Đột ngột có chứng đau tức ở vùng sau xương ức,đau có lúc như bị đè nặng, đau lan tỏa
sang nách, ra sau lưng lên cổ, lên vai trái chạy dọc phía sau cánh tay, bàn tay trái hoặc bên trong
cả 2 cánh tay. Cơn đau dữ dội làm cho bệnh nhân hoảng sợ, tay ôm ngực, đứng im cơn đau kéo
dài từ vài giây đến vài phút rồi êm dịu, khỏi nhanh chóng

Có thể chia 3 thể :


-Dương hư hàn thịnh : Ngực đầy tức từng lúc, hồi hộp, yếu hơi sợ lạnh,chân tay lạnh,ăn kém, đại
tiện lỏng,lưởi nhạt rêu trắng nhuận, mạch trầm trì hoặc kết đại.
-Đàm trọc trở trệ : Ngực đầy tức đau xuyên ra sau lưng, yếu hơi khó thở, đầu váng,ho khạc đờm
dãi, rêu lưởi dày trơn mạch hoạt.
-Khí trệ huyết ứ : Ngực, tim đau nhói từng cơn như kim châm ,đau giằng tới vai lưng,yếu hơi,
lưởi sạm , chót lưởi và rìa lưởi có điểm huyết ứ, mạch trầm sáp hoặc kết.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ.


Cơ chế bệnh do Tâm Tỳ dương hư . Tâm tỳ theo mạch lục khí thuộc bộ THỔ- THỬ , bệnh chủ
dương khí hư ta dùng các huyệt khí của Tâm-Tỳ . Âm châm Thổ -Thử chủ kinh

Tỳ : TH TBL:TK Ẩn bạch ,Âm lăng tuyền Trung xung, giản sử


Phế : HV Ngư tế , Xích trach
TT:H Tâm : VK Tiểu hải Thiếu phủ , Linh đạo
Đởm :H Dương lăng tuyền

Giải thích cách châm bảng trên.


-Trước hết châm huyệt khí kinh Tỳ là T –Kim , H- Hỏa và huyệt khí kinh Tâm V-Hỏa , K-kim.
- Phần đảo dịch tức các huyêt trao đổi lục khí từ kinh này sang kinh kia và ngược lại.:
Tỳ : T-Ẩn bạch ( kim/thổ) Phế : H-Xích trạch ( thổ/kim)

Tỳ: H- Âm lăng tuyền ( hỏa/thổ) TBL: T-Trung xung( thổ/hỏa)

Tâm : V- Thiếu phủ ( hỏa/thử) TBL: K- Gian sử ( thử/hỏa)

Tâm : K-Linh đạo ( kim/thử) Phế : V- Ngư tế ( thử/kim)

Huyệt nối : TT; Tiểu hải , Đởm : Dương lăng tuyền


51

-Có thể thêm Du PP2 hoặc PP1 ,các huyệt thích ứng cho bộ châm.
-Có thể thêm kỳ kinh bát mạch : Nội quan , Liệt khuyết , ngoại quan , hậu khê
-Đờm thấp : châm thêm Phong long,Tam âm giao , thân mạch ,chiếu hải
-Huyết ứ : gia Huyết hải , Cách du.

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : Dưỡng tâm an thần

2. SUY TIM MÃN TÍNH.

Đại cương
Suy tim mãn tính còn gọi là suy tuần hoàn kinh điển, là biens chứng cuoiws cùng của tất
cả các bệnh về tim, bệnh về động mạch phổivà một số bệnh toàn thể ( về thận, nội tiết) nhiễm
khuẩn, nhiễm độc trên cơ địa yếu. Tất cả cấ trường hợp đều do 2 nhân tố căn bản : lưu lượng máu
ở tim giảm và ứ máu tuần hoàn ngoại biên.
52

Suy tim mãn tính khó chửa .Nó có những cơn đau nằng và những thời kỳ hòa hoãn. Gần
đây người ta thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim và đã góp phần giải quyết
bệnh này.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .


Nguyên nhân chủ yếu là dương khí của Tâm Thận suy. Dương khí của Tâm yếu kém làm
cho sự vận hành của huyết bị trở trệ ,dương khí của thận kém yếu làm chức năng thu nạp sút kém,
khí hóa thất thường, thủy thấp ngưng trệ, gây nên phù nề hồi hộp.
Biện chứng
Có thể quy vào 2 thể :
a/.Tâm dương suy yếu : Tim hồi hộp, ngực đầy tức, tinh thần mõi mệt uể oải, sắc mặt xanh xao,
móng tay nhạt trắng, người sợ lạnh, chân tay mát, hay chóng mặt ngủ khôn yên, ăn kém chất lưởi
nhạt, mạch tế nhược .
b/ Khí trệ huyết ứ : Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, chân tay mát lạnh, móng tay tím ,môi và
chất lưởi cũng có mầu tím, mạch trầm, tế sáp hoặc kết.
CHÂM CỨU LỤC KHÍ.
Theo cơ chế bệnh sinh chứng suy tim mãn tính ảnh hưởng TÂM THẬN Dương khí suy . Trong
Châm Cứu Lục Khí Bộ Tâm thuộc THỬ bộ thận Thuộc THỦY . Bệnh này do THỦY không sinh
được THỬ . Để điều trị ta dùng phép HỢP DỤNG ( thủy🡪 thử) để quân bình lục khí tâm thận.

3T : D Trung chữ.
Đởm :N Khâu hư
Thận : H Tâm : HK Âm cốc Thiếu hải , Linh đạo

Gia giảm:
Nội quan + Tam âm giao = an thần định chí
Quan nguyên + Khí hải = ôn bổ chân nguyên.
Trung quãn+ Khí hải + Túc tam lý = Bổ trung ích khí.
Du phủ + Đãn trung : nạp khí và lợi khí
Thủy tuyền + âm cốc = bổ thận thông lợi thủy đạo.

VI. BỆNH THUỘC HỆ SINH DỤC TIẾT NIỆU

1.CƠN ĐAU QUẶN THẬN

Đại cương
53

Cơn đau quặn thận là một hiện tượng do sỏi nhỏ đang đi xuống trong niệu quản, làm cho
thận và niệu quản co thắt gây nên. Phần nhiều phát sinh ở một bên và nam giới bị nhiều hơn nữ
giới . YHCT gọi bệnh này thộc phạm vi “ Thạch lâm” ( đai ra sỏi)

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Bệnh do Bàng quang và Tiểu trường thấp nhiệt và uất kết lâu ngày thành sỏi làm rối loạn
chức năng khí hóa , tiểu tiện không thông gây nên cơn đau bụng dữ dội, xuyên ra sau lưng.

Biện chứng
Đột nhiên đau quặn bụng dữ dội, đau như cắt, đau lan ra sau lưng là lan xuống mé trong
đùi, niệu đạo,đau tức muốn đái không đái được, tái mặt ra mồ hôi, lượm giọng hoặc nôn mữa, có
thể ngất.

CHÂM CỨU LUC KHÍ


Do Khí cơ của Thận và Bàng quang bị rối loạn ta có thể dùng phép chấp kinh trên dưới Hợp cho
thông đạt khí thận và bàng quang,thì chứng thấp nhiệt sẻ lui , tiểu dễ dàng hơn

Thận : T………D……………H////////////////////T//////// /////D// ///////N//////H-Bàng quang.


Thái khê Âm cốc Chí âm Thúc cốt kinh cốt

- Trước châm H- Âm cốc để mở , T-Chí âm để khai.


- Châm N- Kinh cốt, Khích ; kim môn để kích đông nguyên khí vận hành
- Châm Du : Thái khê – Thúc cốt để kinh lạc giao thông nhau.
- Châm lạc : Đại chung kết hợp với N-Kinh cốt kinh khí thông nhau theo thuyết nguyên
lạc.

Châm A thị : Trung cực, khí hải , quan nguyên

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : viêm gan –Hòa giải thiếu dương

2 .VIÊM BÀNG QUANG CẤP.

Đại cương
54

Viêm bàng quang cấp là một bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu, phần nhiều do trực khuẩn coli
gây nên .Phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam. YHDT nhận xét bệnh viêm Bàng quang cấp thuộc phạm
vi « ngũ lâm »

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.


Bệnh do thượng tiêu khí cơ không tuyên thông, hoặc do trung tiêu thấp nhiệt di chuyển xuống
dưới, ứ đọng ở bàng quang gây nên

Biện chứng
Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái rắt, bụng dưới đau căng và đau cả vùng thắt lưng, có khi hơi
sốt sợ lạnh.

CHÂM CỨU LỤC KHÍ


Bệnh chủ yếu gây ra từ vùng tam tiêu do thấp nhiệt ảnh hưởng đến viêm bàng quang, liên đới
Mộc, Hỏa,Thổ, Kim theo bộ vị Lục khí . Chọn Tam Tiêu (3T) chủ kinh – Biến pháp túc châm.

Tỳ : K Vị : K Thương khâu Giải khê


3T : TVD BQ: D Quan xung, dịch môn, trung chữ Thúc cốt

Lục du & Đảo dịch Lục khí biến pháp từ thủ🡪 túc

A thị : Trung cực, thủy tuyền , khí hải, quan nguyên

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : viêm gan – Trinh nữ cao

3.BỆNH ĐÁI DẦM VÀ SÓN ĐÁI


55

Đại cương .
Đái dầm là một bệnh khi ngủ đái ra giường mà không biết, đái són là nói về đái không hoàn toàn
tự chủ .Phần nhiều trẻ em bị bệnh đái dầm. Người già hoặc sau khi ốm nặng, có thể suy nhược
quá mức thường có thể đái són. YHDT gọi là “Di Niệu”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Đái dầm và đái són là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu,hạ nguyên không vững chắc, co
bóp của bàng quang bị rối loạn gây nên.

Biện chứng
Thường đái ra quần trong lúc ngủ, mỗi đêm đái dầm 1-2 lần thậm chí 3-4 lần. Trẻ em hay
bị ,người lớn cũng có người bị.

Châm cứu Lục khí ( Trẻ em dán Salonpas)


Do khí của Thận và Tam tiêu suy kém. Châm 2 bộ Thận và Tam tiêu huyệt khí – Hai bộ thủ Mộc
& Túc thủy.

ĐT: H TBL: H Khúc trì Khúc trạch


Vị: H Túc tam lý
3T: TK Quan xung, chi câu Dương phò
Thận : TH Đởm: K Dũng tuyền, âm cốc Thiếu xung
Tâm: T

Lục du & đảo dịch Lục khí & đảo dịch chủ kinh Thủy Mộc- Khí huyệt

A Thị : Trung cực, khí hải, quan nguyên

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : viêm gan – Trinh nữ cao

4. BÍ ĐÁI

Đại cương
Bí đái là trong bàng quang có đầy nước tiểu mà không đái ra được . YHDT gọi là “ Lung bế”
56

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Chủ yếu do thận bị tổn thương, tinh huyết hao tổn, mệnh môn hỏa suy làm cho Bàng quang khí
hóa bất thường hoặc do thấp nhiệt ở trung tiêu không hóa, dồn xuống Bàng quang làm cho khí cơ
BQ trở ngại gây nên bí đai, hoặc do chấn thương sau khi mổ, khí cơ của BQ sau khi bị thương tổn
gây nên bí đái.

Biện chứng
Thường do thận khí bất túc , kết hợp với thấp nhiệt dồn xuống gây bí đái.
Châm Lục khí .
Dùng bộ Túc Thủy

Tỳ : V Vị: H Đại đô Túc tam lý


Can: K BQ: T Trung phong Chí âm
Thận : TVKH Đởm : K` Dũng tuyền, nhiên cốc, phục lưu, âm cốc Dương phò

Gia giảm :
-Thêm Du
-A thị : Khí hải, quan nguyên, Trung cực tăng cường khí hóa của Thận và BQ.
Tam âm giao + âm cốc +đại đô : kiện tỳ, lợi thủy, thanh thấp nhiệt
Tam âm giao + huyết hải + khí hải hoạt huyết tán ứ.

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : viêm gan – Trinh nữ cao

5. DI TINH-LIỆT DƯƠNG

Đại cương
Di tinh là khi ngủ say tự nhiên xuât tinh, hoặc nằm mộng có giao hợp mà xuất tinh
57

Liệt dương là dương vật không thể cương lên được


YHDT nằm mộng xuất tinh gọi là mộng tinh. Nếu ngủ say không mộng mà xuất tinh gọi là hoạt
tinh và gọi liệt dương là “ Dương nuy”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Mộng tinh phần nhiều do tướng hỏa quá vượng, rối loạn tinh cung, hoặc do Tâm dương
hỏa thịnh, thương tổn thận âm hoặc tiêu hao tinh thần quá độ, tâm huyết hao tổn, phòng dục quá
sức, thận âm suy tổn, tất cả làm cho Tâm Thận bất giao, sinh bệnh mộng tinh. Hoạt tinh nặng hơn
mộng tinh là do Thận không giữ được tinh nên tự chảy ra.
Liệt dương thanh niên thường do thủ dâm hoặc phòng sự quá độ, làm cho Thận khí mệnh
môn hỏa,tinh khí suy cực độ hoặc do kih khủng thường Thận gây nên.
Biện chứng
Do Tâm thân bất giao , Tâm thuộc THỬ, Thận thuộc THỦY , theo lục khí do thủy không sinh
được thử , ta dùng phép HỢP DỤNG.

3T: D Trung chữ


Đởm : N Khâu hư
Thận : H Tâm : HK Âm cốc Thiếu hải , Linh đạo

Hợp Âm Thủy🡪 Thử - Kim huyệt


Gia giảm :
- Thần môn , Thái khê hổ trợ nguyên khí 2 kinh Tâm Thận
- Quan nguyên, Tam âm giao, Chí thất ,Mệnh môn.

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : Dưỡng âm thanh nhiệt & dưỡng tâm an thần

6.KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

Đại cương.
58

Kinh nguyệt không đều là hành kinh đến sớm hay muộn, hoặc sớm trể không nhất định,
màu sắc, chất và số lượng kinh có thay đổi so với bình thường. Băng huyết rong kinh thì không
thuộc phạm vi này.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Kinh nguyệt không đều chủ yếu là do Thận hư làm cho mạch Xung Nhâm bất hòa, hoặc do
Can hư không chứa được huyết, tỳ hư không sinh được và không thông được huyết gây nên.
Ngoài ra thất tình nội thương cũng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Hành kinh sớm phần nhiều do suy nghĩ khí uất lâu ngày gây hỏa, hoặc nhiệt uất ở tử cung
gây nên.
Hành kinh muộn là do tà lưu ở tử cung,làm trở ngại sự lưu hành huyết mạch của tử cung
gây nên
Hành kinh sớm hay muộn không nhất định, thường do sinh đẻ quá nhiều, mất huyết lâu
ngày, hoặc do phòng dục quá độ, hoặc do tỳ vị yếu ảnh hưởng đến Can Thận, tổn thương 2 mạch
Xung Nhâm, khí huyết đều hư gây nên.

Biện chứng
Hành kinh sớm : Kỳ kinh chưa đến đã hành kinh, có khi một tháng hành kinh hai lần,
màu đỏ hoặc tím,kèm theo trong người thấy nóng,bồn chồn khô miệng,khát nước, thích uống
mát,mạch sác, rêu lưởi vàng, chất lưởi đỏ.
Hành kinh muộn :
Kỳ kinh đã đến tháng chưa thấy kinh có khi 40-50 ngày mới thấy kinh, máu nhạt,đen,sợ lạnh
thích nóng. Mạch trì lưởi nhạt
Kinh sớm muộn không nhất định
Số lượng kinh ra nhiều hoặc ít, màu sắc hoặc tím hoặc nhat.
Điều trị : Điều hòa 2 mạch Xung Nhâm và Điều bổ khí huyết. Phụ nữ chủ huyết , nên điều
chỉnh bộ huyết thuộc THỦY,MỘC, THỔ
+ Nếu hành kinh sớm Bộ MỘC chủ kinh
+ Nếu hành kinh muộn Bộ THỔ chủ kinh
+Nếu hành kinh không định kỳ Bộ THỦY chủ kinh.

1.Kinh sớm- Bộ MỘC chủ kinh ( thể nhiệt)

Tỳ: K Thương khâu


Can: VK Hành gian, Trung phong
Thận: V Nhiên cốc

A thị : Khí hải , Tam âm giao


Thêm Du & BMKK : Thái xung ,Thái uyên, Liệt khuyêt, Chiếu hải.
2.Kinh trể - Bộ TỲ chủ kinh ( Thể hư )

Tỳ : VK Đại đô, thương khâu


59

Can: V Hành gian


Thận: K Phục lưu

A thị : Khí hải , Tam âm giao


Thêm Du & BMKK : Thái bạch ,Công tôn , Túc lâm khấp, Chiếu hải.

3.Rối loạn Kinh nguyệt không định kỳ ( Thể can thận suy)

Tỳ: V Đại đô
Can: k Trung phong
Thận: VK Nhiên cốc, phục lưu

A thị : Khí hải , Tam âm giao


Thêm Du & BMKK : Thái khê , Đại lăng, Nội quan , Chiếu hải.

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ -uống thuôc cao lỏng : Hòa giải thiếu dương & bổ khí huyết

7. THỐNG KINH
60

Đại cương
Phụ nữ trước, sau hoặc trong khi hành kinh hơi đau bụng, đau lưng là bình thường ; nếu đau bụng
đau lưng dữ dội làm ảnh hưởng tới công tác và học tập gọi là hành kinh đau và chia làm hai loại :
nguyên phát và loại thứ phát
.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Thống kinh có chứng hư và chứng thực, chứng thực phàn nhiều do cảm phải hàn khí hoặc ăn
uống các chất sống lạnh quá khi hành kinh làm cho huyết ngưng trệ, ứ đọng ở tử cung, kinh ra
không thông lợi thì đau, hoặc do thất tình uất kết, khí trệ không thông mà gây nên bệnh chứng
phần nhiều do thể trạng suy nhược, khí huyết kém, làm cho bể huyết suy dần tử cung không được
nuôi dưỡng mà gây bệnh.

Biện chứng : Nữ chủ huyêt


- Chứng thực : do huyết ứ ( Trầm sáp) hoặc khí trệ ( Huyền)
- Chứng hư : Do suy nhược cơ thể .( mạch tế nhược)
Bệnh nhân tư thế nằm ngửa hoặc nằm ngiêng

Tỳ : V Vị : H Đại đô Túc tam lý


Can : K Trung phong
Thận : TVK Đờm : K Dũng tuyền, Nhiên cốc, Phục lưu Dương phò

Gia thêm:
-Trung cực, thứ liêu, Tam âm giao ( Điều hòa Xung nhâm, hoạt lạc, thanh nhiệt điều kinh)
-Nếu huyết ứ trệ thêm :Huyết hải, khí hải, địa cơ , ngoại khưu. ( Vận hành khí huyết)
- Nếu cơ thể suy yếu thêm :Túc tam lý, Quan nguyên ( Cứu) ôn bổ hạ nguyên và ích khí.

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả
Điều trị hổ trợ : uống thuôc cao lỏng - Hòa giải thiếu dương & Bổ khí huyết

8.BỆNH KHÔNG HÀNH KINH


61

Đại cương
Khi con gái đến tuổi dậy thì mà chưa hành kinh, hoặc đã hành kinh rồi mà đột nhiên không
hành kinh trên 3 tháng gọi là bế kinh hoặc còn gọi là vô kinh . Trường hợp đầu gọi là vô kinh
nguyên phát, trường hợp sau gọi là vô kinh thứ phát

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Do sinh đẻ nhiều hoặc tư lự quá độ , hoặc thể trạng yếu sẳn, ốm đói lâu làm cho cơ thể suy
dần, âm huyết tiêu hao, sức tiêu hóa giảm sút, nguồn gốc sinh huyết bị khô đến cực độ gây
nên.Hoặc do cảm phải hàn tà hoặc ăn uống đồ lạnh quá độ, hàn tà xâm phậm tử cung làm cho tình
chí uất ức, khí cơ không thông huyết ứ ngưng trệ gây nên.
Phụ nữ có mang hoặc cho con bú không hành kinh không thuộc chứng này.
Biện chứng
- Do huyết thiếu khô
- Do huyết trệ
Điều trị : bổ ích thận khí điều hòa xung nhâm , Bổ khí huyết , hành khí hoạt huyết.

Bộ âm thủy – chọn hai huyệt khí huyết ( THỬ MỘC)

Vị : H Túc tam lý
Can : K Trung phong
Thận: TV Tâm : H Dũng tuyền, nhiên cốc Thiếu hải

Gia giảm
-Âm giao+ Tam âm giao ( điều hòa mạch Xung nhâm)
- Huyết hải+ túc tam lý ( bổ huyết hoạt huyết)
- Trung phong hành uất khí trệ .
- Cứu huyêt Âm giao, Dũng tuyền ( Ôn tán hàn kết ở tử cung)

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Điều trị hổ trợ : uống thuôc cao lỏng - Hòa giải thiếu dương & Bổ khí huyết

9.BỆNH KHÍ HƯ ( ĐỚI HẠ)


Đại cương
62

Âm đạo phụ nữ tiết ra chất dịch trong như lòng trắng trứng gọi là khí hư, THDT gọi là
“Đới hạ”

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Bệnh khí hư phần nhiều do tỳ thận hư tổn, mạch Nhâm và mạch Đốc không vững
chắc ,làm cho thủy thấp khí đục đi xuống hạ tiêu gây bệnh, khí hư thường trắng loãng, cũng có
khi do tình chí không vui, can khí uất kết lâu ngày hóa nhiệt, làm cho huyết và nhiệt tương bác,
thấp nhiệt xuống ở đưới thành chứng ra khí hư vàng.

Biện chứng .
Thường gặp các thể :
- Khí hư trắng ( Bạch đới) – Tỳ kém
- Khí hư vàng ( Hoàng đới) – Thấp nhiêt
- Khí hư xanh – Can khí uất
- Khí hư đỏ nhạt như máu cá : huyết kém
- Khí hư như tròng trắng trứng gà : do thận suy.

Châm cứu Lục khí .


Dùng phép châm biến pháp liên quan 4 bộ : Thổ ( Thấp) , Hỏa( Nhiệt) ,Mộc ( Uất) và Thủy

.- Bạch đới : ( tỳ suy ) bộ THỔ chủ kinh

Tỳ : VK Đại đô ,Thương khâu


Can : V Hành gian
Thận : K Phục lưu

Gia :
- Đới mạch, Khí hải, Tam âm giao, quan nguyên
- Khí hư vàng gia thêm : âm lăng tuyền, lệ đoài

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trìnhcó kết quả
Điều trị hổ trợ : uống thuôc cao lỏng : Trinh nữ cao, Bão hòa trung

-Thanh đới ( Can uất ) Bộ MỘC chủ kinh


63

Tỳ : K Thương khâu
Can: VK Hành gian , Trung phong
Thận : V Nhiên cốc

Gia : Đới mạch, Khí hải ,Tam âm giao

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trìnhcó kết quả
Điều trị hổ trợ : uống thuôc cao lỏng : Trinh nữ cao, Hòa giải thiếu dương

- Tròng trắng trứng ( Thận suy)- Bộ THỦY chủ kinh .

Tỳ : V Đại đô
Can: K Trung phong
Thận: VK Nhiên cốc, phục lưu

Gia : Đới mạch, Khí hải ,Tam âm giao

Kích thích bằng máy điện châm


Tần số : Bình bổ bình tả
Thời gian : 20-30 phút cho 1 lần điện châm
Liệu trình : Một liệu trình 7-10 ngày . Tùy bệnh và thể trạng châm 1-2 liệu trình
có kết quả

Điều trị hổ trợ : uống thuôc cao lỏng : Trinh nữ cao, Bỗ khí huyết

VII. HUYỆT LỤC KHÍ & ĐẢO DỊCH& HUYỆT NỐI – TRỊ CÁC BỆNH
64

Các huyệt trong ngoặc hay trước dấu& là những bộ huyệt điều trị các chứng. Các huyệt
sau dấu& là đảo dịch của các huyệt lục khí trong ngoặc.
-Công năng điều trị các huyệt trong ngoặc và các huyệt đảo dịch có chủ trị như nhau .
-Nếu dùng cả hai gồm huyệt trước và sau dấu &, thì công năng điều trị càng hiệu quả thêm.
- Nếu ta chọn bộ chủ kinh , thêm lạc khich, bát mạch kỳ kinh ,thêm Du tạo thành hoàn chỉnh bộ
châm cứu lục khí thì công năng điều trị càng tốt hơn nhiều.
-Các đơn huyêt Luc khí ,lac,khích Huyệt xem chủ trị trong sách giáo khoa “CHÂM CỨU LUC
KHÍ “

Ví dụ :
Trị bí tiểu: có 2 huyệt : Âm lăng tuyền+Túc tam lý.
Lệ đoài
Âm lăng tuyền Túc tam lý Thái bạch Phong long
Thái xung Thúc cốt

Dũng tuyền Dương phò Đại chung Túc lâm khấp

Giải thích cách châm:


+ Âm lăng tuyền (hỏa/thổ) là huyêt hỏa kinh Tỳ thuôc bộ thổ , có huyệt đảo dịch là Lê đoài
(thổ/hỏa) là huyêt thổ của kinh vị thuôc bô hỏa. Gọi là 2 huyệt đảo dịch có công năng trị bệnh ,
liên kết và thay thế cho nhau.
+ Túc tam lý ( hỏa/hỏa) nối với huyệt Dũng tuyền (thử/thủy) và dảo dịch Dương phỏ(thủy/thử)
+ Thêm huyêt a thị : Khí hải, Trung cực.
+ Bí tiểu ảnh hưởng kinh thận , chọn bộ Thủy-Hỏa chủ kinh , gia lạc : đại chung, phong long
+ Thêm 4 du : Thái xung- thúc cốt , Thái bạch-Túc lâm khấp .Tạo thành bộ túc châm

A
+ Amidan cấp tính: (Thiếu thương+ hợp cốc)
+ Áp huyết cao : ( Túc tam lý+Hành gian+Khúc trì+Hợp cốc)
+ Áp huyết cao, não xung huyết : (Phong long+Bách hội)
+ An tâm thần: (Khích môn+Nội quan)
+ Áp huyết thấp:( Nội quan+Tố liêu)
+ Amidan,nhức răng : (Nội đình+Hợp cốc)&Kinh cốt, dịch môn
+ Ăn không tiêu, bụng dưới đau : (Công tôn+ Thiên xu)

B
+ Bán thân bất toại : (Dương lăng tuyền+Khúc trì)
+ Bao tử: (Nội quan+Túc tam lý+Chiếu hải+Trung quãn)
+ Bao tử đau: (Nội quan+Gian sử+Túc tam lý)
+ Bồi bỗ sức khỏe, đạo hãn: (Nội quan+Tam âm giao)
+ Bao tử, viêm ruột cấp tính: (Khúc trạch+Ủy trung )
+ Bướu cổ : (Gian sử+Khí anh+Tam âm giao)
65

+ Bụng ứ huyết: (Chiếu hải+Âm giao+Khúc tuyền+Quan nguyên+Khí hải)


+ Bụng bị tích đau: (Ngoại quan+Đại lăng+ Chi câu)& Hậu khê , Thiếu xung, Khúc trì
+Bướu cổ : ( Khúc trì+ Kiên tĩnh+ Thiên đột)& Thiếu xung , Chi câu
+Bụng cứng : (Âm lăng tuyền + Địa cơ+ Hạ quản)& Lệ đoài
+Bạch đới : ( Ẩn bạch + Tam âm giao )& Côn lôn.
+Bí tiểu : (Âm lăng tuyền+ Túc tam lý) & Lệ đoài ,dũng tuyền ,dương phủ
+ Bàn tay, cổ tay khó cầm nắm: ( chỉ cứu) -(Dương trì+Nội quan+Đại lăng+Tứ phùng+Thượng
bát tà)& Tiền cốc, hậu khê

C
+ Chóng mặt ù tai: (Thân mach+Ế phong+An miên+Thái xung)
+Cụp lưng : (Ủy trung+ngân giao+Athi)
+Cổ sưng: (Côn lôn+Bộc tham)
+ Cổ đau: ( Thái uyên+ ngư tế)
+Cùi chỏ tay đau: (Thái uyên+xích trạch)
+ Cổ đau: (Ngư tế+Dịch môn)
+ Chỉ huyết: (Khích môn+Thái khê)
+ Chân tay lạnh : (Nội dình+dương lăng tuyền)
+ Chân teo yếu: (Chiếu hải+Âm lăng tuyền+ Dương lăng tuyền+ Túc tam lý)& Lệ đoài, ẩn bạch,
Côn lôn, Dũng tuyền, Dương phủ.
+ Cảm, đầy hơi, đau bụng: (Đại chung+Liệt khuyết)
+ Cườm tay yếu vô lực: (Uyển cốt+ Khúc trì)&Nhị gian ,Thiếu xung, chi câu.
+ Chân sưng khó đi : (Thái khê+Côn lôn+Thân mạch)& Hãm cốc
+ Chóng mặt tai lùng bùng: (Thái khê+An miên+Thái xung)&Hãm cốc, Thúc cốt
+Cổ đơ: (Trung chữ+ Thái xung+Thương dương)& Thái uyên, hãm cốc, xích trạch
+Cổ sưng: (Trung chữ+Thái khê)& Thái uyên ,Hãm cốc
+Chân bước đi khó khăn: (Thái xung+ Trung phong)& Thúc cốt , nhiên cốc
+Chân yếu gối đau : ( Thái xung+Bá hôi+Túc tam lý+ Tuyệt cốt+ Dương lăng tuyền)& Thúc côt,
Dũng tuyền , Dương phủ
+Cước khí : (Công tôn+xung dương+ Túc tam lý) &Hiệp khê, Dũng tuyền , dương phủ
+Cảm cúm,thương hàn, phong ngứa,ho, viêm phổi : Khúc trì & Thiếu xung , chi câu
+Chân,khớp đau sưng: (Âm lăng tuyền+ dương lăng tuyền) & Lệ đoài ,ẩn bạch , côn lôn.
+Cảm hàn : (Thương dương+ Nhị gian+ Hợp cốc+ Khúc trì) & Xích trạch, uyển cốt, dịch môn
+Cổ tay đau : (Dương khê+Liệt khuyết)& Trung xung ,tiểu hải
+ Cổ trướng : ( Trung phong+ Tứ mãn)& Nhiên cốc
+ Cổ tay sưng viêm: (Ngoại quan+ Nội quan+Dưỡng lão)
+ Cảm mạo : (Ngoại quan+ Bách hội+ Hợp cốc+ Liệt khuyết )& Dịch môn
+ Cổ đau nuốt không xuống:( Dũng tuyền+Đại chung)&Túc tam lý,Dương phò
D
+Dội ngược hơi : (Giải khê+Thiên đột)
66

Đ
+Điên cuồng:(Thân mạch+Hậu khê+Tiền cốc)
+Đau bung: (Nội đình+Túc tam lý)
+ Đại tiện ra máu : (Phục lưu+Thái xung+ Hội dương
+ Điên cuồng mất trí công hiệu: (Hậu khê+Đại chung+Gian sử+Cưu vĩ +Bá hội+ Phong
long)&Đại lăng, Thiếu phủ,
+ Đau lưng, đùi : (Hậu khê+Hoàn khiêu)&Đại lăng
+Đau lưng, cổ : ( Hậu khê+Liệt khuyết)&Đại lăng
+Đãng trí : (Dũng tuyền+Nhân trung+ Lao cung+ Hưng phấn)& Túc tam lý, Dương phò
+ Đau nhức chân: ( Trung phong+Túc tam lý+Thái xung)&Nhiên cốc, Dũng tuyền, Dương phủ,
Thúc cốt .
Đau nhức do phong hàn thấp : ( Khúc trì+Thủ tam lý+Túc tam lý+Hoàn khiêu+Tuyệt cốt+ +Ủy
trung + Thận du ) & Thiếu xung ,Chi câu , Dũng tuyền , Dương phủ , Đại đôn, Giải khê.
+Đau nhức khớp tay : (Khúc trì + ngoại quan+ dương trì+ Thần môn) & Thiếu xung , Chi câu,
Tiền cốc , Tam gian)
+Đau tê co rút cùi chỏ : ( Khúc trì+ hợp cốc+ Xích trạch)& Thiếu xung ,Chi câu, Dịch môn ,
thương dương .
+Đau nhức cánh tay : ( Khúc trì+ hợp cốc+ Kiên ngung) & Thiếu xung ,chi câu , dịch môn
+Điều hòa Tỳ Vị : (Hợp cốc+ Túc tam lý)& Dịch môn , Dũng tuyền , dương phủ
+Đau răng, đau cổ : ( dương khê + nhị gian) & Trung xung ,tiểu hải ,uyển cốt.
+Đầu cổ đau: (Chí âm+Phong trì+Thái dương)

G
+Giải nhiêt : (Thiếu xung+khúc trì)
+ Gân co rút , bàn tay đau nhức: (Xích trạch+Khúc trì)
+ Giải nóng sốt; (Thiếu thương+Thiếu xung+Thiếu trạch)
+Gan nóng mắt mờ; (Túc tam lý+Can du)
+ Gan xơ, chai gan: (Phục lưu+thận du+Thủy phần+Trúc tân+ Ế minh)
+Giải huyết độc : (Hành gian+ chiên trung+Thủy phần+Quan nguyên+Tam âm giao+ Túc tam
lý) & Thương khâu , dũng tuyền , Dương phò.
+Giải nhiệt : ( Khúc trì +Thiếu xung ) & chi câu
+Gan nóng, đau mắt : ( Hành gian+ tình minh )& Thương khâu
+ Giải nhiệt Tâm Vị : (Lao cung+Túc tam lý)&Kinh cừ , dũng tuyền, Dương phủ

H
+Hàm sưng,miêng khó mở: (Hiệp khê+ Dương cốc)
+Ho phong đàm suyển, nhức đầu : (Thái uyên+ Liệt khuyết)
+Hóc xương, nuốt nghẹn: (Ngư tế+Thiên đột+Gian sử)
+Hạ bộ mạch: (Phong long+Hãm cốc)
67

+ Hàm sưng miệng cứng : (Dương cốc+ Hiệp khê)&Thiếu thương, thiên tĩnh, xung dương.
+Hoắc loạn( trên thổ dưới tả): (Âm cốc+Túc tam lý)&chí âm, Dũng tuyền, dương phò
+ Hoàng đãn,khát nước,ghẻ lở : ( Hậu khê+Lao cung)&Đại lăng, Kinh cừ
+Hạ bộ mạch : (Thiên lịch+ Hợp cốc)& Dịch môn
+Ho nóng : (Thiên lịch+ Thái uyên)& Trung chữ
+Ho đờm suyển : ( Tam gian+ Thái bạch + Thiên đột+ Phong long) & Thần môn , Hãm cốc
+ Hạ bộ mạch : ( Ngoại quan+ Dương trì)

I
+ Ít sữa : ( Chi câu+Túc tam lý+chiên trung+ nhũ căn)&Thiếu xung, khúc trì, dũng tuyền, dương
phò.

K
+Kinh nguyệt không đều: (Thông lý+Tam âm giao+Hành gian)
+Kinh nguyệt không thông; (Túc lâm khấp+Tam âm giao+Trung cực)
+ Kinh phong : (Thiếu thương+Nhân trung+Dũng tuyền)
+ Khô cổ : (Thái khê+Thiếu trạch)&Hãm côc, Thiếu hải
+ Không sữa:(Thiếu trạch+hợp cốc+Chiên trung)&Thiếu hải, Dịch môn
+ Khuỷu tay viêm nhọt ghẻ : (Thiên tĩnh+khúc trì+ thiếu hải)& Thiếu thương ,Dương cốc, thiếu
xung , chi câu, Thiếu trạch
+Kinh phong : ( Hợp cốc+ Bách hội+ Thần môn )& Dịch môn , Tam gian
+Kinh phong : (Thiếu trạch+Thiên tĩnh+Bá lao)& Thiếu hải, Thiếu thương,dương cốc

L
+ Lac huyết : (Ngư tế+Cự cốt+Xích trạch)
+ Lưng đau : ( Côn lôn+Ủy trung)
+Lac huyết (ho ói ra máu): (Khích môn+ Khúc trì+ Tam dương lac)
+ Lá lách viêm: (Túc tam lý+Hạ cự hư+Dương lăng tuyền+Nội quan)
+Lợi tiểu: (Âm cốc+Thủy phần+Túc tam lý)&Chí âm, Dũng tuyền,Dương phò
+ Làm ra mồ hôi : (Hợp cốc t - phục lưu-b ) . Ngược lại cầm mồ hôi
+Lưởi nứt nẻ chảy máu : ( Thái xung+ Nội quan+ Tam âm giao)& Thúc cốt
+ Lao tổn : (Dũng tuyền+Quan nguyên+Phong long)& Túc tam lý ,Dương phò

M
+ Mát gan, giải huyết nhiêt: ( Thiếu xung+Hành gian)
+ Mắt cá đau: (Côn lôn+Tuyệt cốt+Khâu hư)
+ Miệng khát, thiếu máu : (Khúc trạch+Thiếu thương)
+ Mất ngủ: (Đại lăng+Ấn đường+Bá hôi+Thái khê)
+ Miệng hôi : (Đại lăng+Nhân trung)
+ Mắt mờ: ( Chi chánh+Phi dương)
+ Mắt nóng lòa: (Thiếu trạch+Can du)&Thiếu hải
& Thiếu thương, dương cốc.
68

+Mắt mờ : (Tam gian+ toán trúc) & Thần môn


+Mắt đỏ : (Hợp cốc+ Nghênh hương+Túc lâm khấp+ Thái xung ) & Dịch môn , Thái bạch , Thúc
cốt .

N
+Nâng huyết áp, ù tai,nhức đầu,mất ngủ: (Dương phụ+Thiếu hải+Khúc tuyền+Trung
phong+Dương trì)
+Nhức đầu: (Túc lâm khấp+Phong trì+Phong long)
+ Nhức đầu phong:( Thân mạch+kim môn.)
+ Ngứa ngáy rần rần : ( Chí âm+ốc ế)
+Nhức đầu: (Phong long+An miên+Thần môn)
+Nhức đầu : (Phong long+Thương tinh+Nội đình)
+ Nâng bộ mạch: (Nội quan+Đại lăng)
+Nghẻn ruột cấp tính: (Túc tam lý+Nội quan+Trung quãn+ Thiên xu+Đại trường du+Thứ liêu)
+Ngực tim đau: Khúc trạch+Đại lăng+Nội quan)
+ Nóng bức : ( Đại lăng+Lao cung)
+ Ngủ hay mơ mộng : ( Lệ đoài+Ẩn bạch)& Âm lăng tuyền ,Dương lăng tuyền, phục lưu
+ Nấc cụt : (Dưỡng lão+ Nội quan)
+ Ngất xĩu vì trúng độc: (Dũng tuyền+Túc tam lý)& Dương phò.
+Nâng bộ mạch: (Lây cấu+ Thái xung) & Thúc cốt
+ Nóng lạnh, nhức đầu không mồ hôi: (Dương trì+Phong môn+Thiên trụ+Đại chùy)&Tiền cốc.
+Nhức vai cánh tay : (Trung chữ+Thủ tam lý) & Thái uyên.
+Nâng bộ mạch : ( Thái bạch + Công tôn)
+Nôn mữa ra máu : ( Khúc trì+ thần môn+ ngư tế) & Thiếu xung , chi câu, tam gian ,
+Nhức đầu : (Hợp cốc + Phong trì+ Liệt khuyết ) & Dịch môn
+Nhức Tay và vai : ( Hợp cốc + Thái xung ) & Dịch môn , Thúc cốt
+Nhức tay : (Hợp cốc+khúc trì)& Dịch môn , Thiếu xung , Giản sử.
+ Nhức đầu:(Liệt khuyết+Hơp cốc)

O
+ Ổn định thần kinh: ( Đại lăng+Hợp cốc+túc tam lý)
+Ói mữa: ( Thương khâu+u môn+ thông cốc) &Hành gian ,khâu hư.

P
+Phong tê thấp: (Dương lăng tuyền+Hoàn khiêu)
+Phát cuồng chạy rong: (Thần môn+Thượng quản)
+Phong thấp sưng bắp chân : (Ủy trung+cư liêu+Hoàn khiêu)
+ Phong chẩn,đơn độc : (Xích trạch+Bá hội+Phong phủ+Ủy trung ( chích))
+ Phong ngưa, tim hồi hộp: (Lao cung+Đại lăng)&Kinh cừ, Hậu khê
+Phân lỏng nhão : (Thái xung + Tam âm giao) & Thúc cốt
+Phong tê: (Khúc trì, Hạ cự hư, Ủy trung) , thiếu xung, Chi câu, đại đôn , Giải khê
69

+Phong ngứa nóng rát : (Dương khê+ kiên ngung)& Trung xung, tiểu hải
+Phong chẩn, mát huyết : ( Khúc trì + Tam âm giao) & Thiếu xung , chi câu

R
+Rét lạnh : (Thái khê+Thương dương)&Hãm cốc ,Xích trạch
+ Rét lạnh nhiều hơn sốt : (Nội đình+Hợp cốc+lê đoài)

S
+Sưng đầu gối: (Dương lăng tuyền+Âm lăng tuyền+Túc tam lý)
+Suyển : (Liệt khuyết+Túc tam lý)
+Suyển: (Côn lôn+Túc lâm khấp+Âm lăng tuyền+Thần môn)
+Sưng chân: (Côn lôn+Thân mạch+Thái khê)
+ Sốt không ra mồ hôi: ( Đại đô+Kinh cừ)
+ Suyển đàm: (Phong long+Thiên đột)
+ Sưng dịch hoàn :(Lây cấu+ Thái xung+ Khúc tuyền )&Thúc cốt, túc khiếu âm
+ Sườn đau, sóc hông : ( Chi câu+ dương lăng tuyền )& thiếu xung, khúc trì, ẩn bạch , côn lôn.
+ Sa dạ con ( sụt tử cung): (Khúc tuyền+ chiếu hải+ đại đôn)&Túc khiếu âm, Giải khê
+Sốt lâu ngày :(Trung chữ+ thương dương+Khâu hư)& Thái uyên, Xích trạch, Thông cốc
+Sốt rét kinh niên: (Thương dương + Thái khê + Liệt khuyết) & xích trạch , hãm cốc
+Sốt không có mồ hôi : ( Đại đô+ Kinh cừ) & Phục lưu , Lao cung.
+Sôi ruột, sốt rét : ( Hợp cốc+ Nội đình )& Dịch môn , Kinh cốt
+Sốt rét: (Dương lăng tuyền+Âm lăng tuyền)

T
+Tim đập không đều: (Thông lý+Tâm du)
+Tim đập quá châm: (Thông lý+Tố liêu+Hưng phấn)
+ Tim đâp không đều: (Thần môn+Tâm du+Âm lăng tuyền+Nội quan+Dương lăng tuyền)
+Tim đập không đều: (Thiếu phủ+Thông lý+Nội quan+Đại lăng)
+ Trĩ : (Khổng tối+ Trường cường+Bá hội)
+ Tiểu ra máu : (Khổng tối+Mệnh môn)
+Tay sưng nhức: (Liệt khuyết+ Kiên ngung+Thủ tam lý)
+Tim nóng,thổ huyết: (Liệt khuyết+Tâm du)
+ Trĩ : (Thừa sơn+ Trường cường)
+ Trúng nắng ngất xĩu; ( Ủy trung+Thâp tuyên+Nhân trung)
+ Tay đau nhức : ( Xích trạch+Hợp cốc)
+Trúng phong ngất xỉu: (Nội quan+Dũng tuyền+Túc tam lý)
+Tỵ Uyên,Tỵ lậu: (Độc tỵ+Âm lăng tuyền+Quan xung+Nghênh hương)
+Tê bại : (Độc tỵ+Túc tam lý+Côn lôn)
+ Tỵ uyên ,tỵ lậu : ( Túc Tam lý+ Nghênh hương)
70

+ Tiêu chảy ; (Túc tam lý+Thần khuyết-cứu)


+Tim đau: (Khúc trạch+Thân du+Cách du)
+Tim đau nhức: (Đại lăng+Nội quan+Khúc trạch)
+Tiểu ra máu : ( Đại lăng+Quan nguyên)
+ Tim ngực đau nhức : ( Lao cung+Nội quan+Khúc trạch)&Kinh cừ, Quan xung
+ Tê thấp : ( Lệ đoài+ Âm lăng tuyền)
+Tim yếu hồi hộp : (Lệ đoài +Đại đô)& Âm lăng tuyền, Phục lưu
+Tiểu đường : (Uyển cốt+Vị du+Tỳ du+Túc tam lý)&Nhị gian, Dũng tuyền ,dương phò.
+ Tê nhức 2 chân : (Thái khê+Bộc tham+Nội đình)& Hãm cốc Kinh cốt
+ Tai điếc: ( Ngoại quan+Thính hội)
+ Tê tay và ngón tay : (Ngoại quan+Hợp cốc+ Trung chữ+Hậu khê)&Dịch môn, Thái uyên, Đại
lăng.
+ Táo bón : (Chi câu+ Đại hoành+ Thiên xu+ túc tam lý)& Thiếu xung,Khúc trì, Dũng tuyền ,
Dương phò.

+ Tim đau ,hầu khô, cổ đau : (Dương trì+ Nội quan)& Tiền cốc
+Tai ù điếc : (Trung chữ+Nhĩ môn+Ề phong)& Thái uyên
+Tiểu đường : (Hành gian+Dũng tuyền)& Thương khâu , Túc tam lý , dương phò
+Tiểu són , bụng có nước : (Âm lăng tuyền+Quan nguyên+Thủy phần+ Túc tam lý + Tam âm
giao)& Lệ đoài , Dũng tuyền ,dương phủ
+Tiểu bế : (Âm lăng tuyền+ Túc tam lý+ khí hải+ thiên xu )& Lệ đoài ,dũng tuyền ,dương phủ .
+Tai điêc : (Thương dương + Thính hội) & xích trạch
+Tê bại : (Thương khâu+Phong trỉ + âm thị) & Hành gian
+ Tỳ hư phát vàng da: ( Uyển cốt + Trung quản)&Nhị gian

TH
+Thấp tim: (Thiếu phủ+Khúc trach+Khích môn+Gian sử)&Quan xung
+ Thấp tim: ( Khích môn+Nội quan+Khúc trạch)&Quang xung
+Thấp tim: (Nội quan+Gian sử+Thiếu phủ)
+Thận viêm: (Giải khê+Thận du+Phục lưu+âm lăng tuyền)
+ Thấp tim: (Khúc trạch+Nôi quan+Gian sử+Thiếu phủ)
+ Thấp ở tim: (Gian sử+Nôi quan+Thiếu phủ+Khích môn+Khúc trạch)
+ Thông kinh ,bế kinh: (Thủy tuyền+Nội quan+Tam âm giao)
+ Thiên đầu thống : (Thiếu trạch+Ty trúc không)&Thiếu hải
+Thận yếu, tiểu nhiều : (Dũng tuyền+ Hành gian)&Dương lăng tuyền, dương phò, Hợp cốc
+ Thống tim : (Chi câu +Gian sử)&Thiếu xung , khúc trì, Thiếu phủ.
+ Thông đại tiện : (Chi câu+ chiếu hải)& thiếu xung , khúc trì
+ Thống kinh, bí tiểu,đau dường tiểu : (Khúc tuyền+Hành gian)& Túc khiếu âm, thương khâu.
+Thủy thũng : ( Âm lăng tuyền + thủy phần) & lệ đoài.
+Thần kinh suy nhược : Khúc trì, kiên tĩnh,Túc tam lý,Tam âm giao) & Thiếu xung , chi câu,
Dũng tuyền,Dương phò
71

+Thương hàn vàng da : (Uyển cốt+Thân mạch+Ngoại quan+Dũng tuyền)&Nhị gian, Túc tam lý,
dương phò.

V
+ Viêm túi mât: (Dương lăng tuyền+Đởm nang+Nội quan+Giap tich(D8-9)
+Vọp bẻ chân tay : (Thiếu hải+Thái khê)
+Viêm phổi :(Khổng tối+Đai chùy+Phế du)
+Vop bẻ : (Kim môn+Khâu hư)
+Vop bẻ: (Thừa sơn+Côn lôn+Ngư tế)
+ Vàng da : (Lao cung+ Hậu khê)&Kinh cừ, Đại lăng
+ Viêm nhiệt : (Dưỡng lão+ Khúc trì)&Thiếu xung,Gian sử
+Vú sưng : (Thiếu trạch+Thái dương)&Thiếu hải
+ Viêm gan cấp tính do nhiễm trùng : (Trung phong + Can du)& Nhiên cốc
+Vai đau sưng : (Dịch môn+ Trung chữ)&Hợp cốc Thái uyên .
+Viêm ruột cấp và mãn tính : ( Công tôn, Nội quan + 4 huyệt quanh rốn cách đều 1t)
+Vai đau nhức : (Khúc trì+Kiên ngung+Dương lăng tuyền+ Tuyệt cốt)& Thiếu xung, Chi câu ,
Ẩn bạch , Côn lôn.
+Vọp bẻ : (Ẩn bạch + Lệ đoài + Thái khê + Thừa sơn) & Dương lăng tuyền , côn lôn, âm lăng
tuyền, Hãm cốc.
+Viêm mũi : (Hợp cốc+ Nghênh hương)& Dịch môn
+Viêm ruột mãn tính : ( Thương khâu+ âm lăng tuyền+thiên xu)& hành gian ,lệ đoài

Y
+ Yết hầu sưng đau: (Thiếu thương+Thiên đột+Hợp cốc)
+ Yết hầu đau: (Thiếu thương+Thiếu xung+Thương dương+Hợp cốc)
+ Yếu chân khó đi: ( Xung dương+ Tuyệt cốt+ Điều khẩu)
+ Yết hầu : (Chiếu hải+ Thái xung+bá hội)&Thúc cốt
+Yếu hai chân : ( Thương khâu+Khâu hư+ Giải khê ) &Hành gian, Thông cốc, Đai đôn, Ủy trung
+Yết hầu : ( Dịch môn+ Ngư tế)& Hợp cốc , Linh đạo

X
+ Xán khí (bệnh ở bìu dái): (Đại đôn+Thái xung)
+ Xuất huyết đường tiêu hóa: (Công tôn, Túc tam lý, nội quan, nội đình)& Dũng tuyền , Dương
phủ, Kinh cốt.
+ Xảo thai: (Hợp cốc + Tam âm giao )& Dịch môn
72

You might also like