You are on page 1of 2

Mạnh Tử :

Sinh năm 371-289TCN

Là người nước Châu

Là học trò của Tử Tư -tức Khổng Cấp, Cháu nội của Khổng Tử

Ông là ng kế thừa và phát triển học thuyết nho gia thêm 1 bước

*Quan điểm triết học


Biểu hiện ở lòng tin vào mệnh trời ,”mọi việc ở đời đều do trời quyết định”.

Tuy vậy những bậc quân tử nhờ tu dưỡng đã đạt đến mức cực thiện ,cực mĩ ,cũng có thể cảm hoá
được mọi giới.

Về đạo đức tư tưởng Mạnh Tử có hai điểm mới :

1, Ông cho rằng đạo đức của con người là bẩm sinh gọi là tính thiện

Biểu hiện ở 4 mặt nhân ,nghĩa ,lễ ,trí

Nếu cơ sở của những biểu hiện đạo đức bẩm sinh ấy được giáo dục tốt vào người ấy nỗ lực tu thân
thì sẽ đạt đến cực thiện. Ngược lại bản tính tốt ấy sẽ mất đi và tiêm nhiễm tính xấu

2, Trong 4 biểu hiện đạo đức “nhân ,nghĩa ,lễ ,trí” Mạnh Tử coi trọng nhất là “nhân” ,”nghĩa”

Nếu từ vua quan đến dân thường đều tranh lợi thì nước sẽ nguy.

Chưa từng thấy người có nhân lại bỏ rơi người thân ,chưa từng thấy người có nghĩa lại quên vua

*Quan điểm về chính trị : Mạnh Tử nhấn mạnh 2 vấn đề là nhân ,chính và thống nhất
_“Dùng sức mạnh để chinh phục, người ta chẳng tâm phục, mà chỉ vì không đủ sức (chống lại) thôi.
Dùng đức để chinh phục, người ta thật long vui vẻ, mà thành thật tin phục, như bảy mươi đệ tử tín phục
Khổng Tử vậy”

=> Điểm nổi bật nhất trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử là tư tưởng quý nhân ,ông nói "dân quý
nhất, đất nước thứ hai, vua thì coi nhẹ”. Quý dân là phải chăm lo đời sống của dân

_Chủ trương thứ hai trong đường lối chính trị của mạnh tử là “thống nhất”:

Mục đích của chủ trương này là muốn chấm dứt chiến tranh giữa các nước trong thời chiến Quốc để
toàn Trung Quốc được thái bình => biện pháp để thực hiện việc thống nhất không phải là chiến tranh mà
là nhân chính.

-Theo mạnh tử, nếu có ông vua nào không thích giết người mà thi hành nhân chính thì mọi tầng lớp
trong xã hội đều muốn được sống và làm việc trong đất nước của vua ấy do đó ông vua ấy có thể thống
nhất được thiên hạ.

-Bên cạnh việc chăm lo đời sống nhân dân mạnh tưởng chủ trương phải chú ý mở rộng việc giáo dục đến
tận nông thôn mà trước hết là để dạy cho học sinh trái nghĩa “hiếu, lễ”.

You might also like