You are on page 1of 3

- Em xin chào cô và các bạn, em tên là Đồng Tâm đến từ nhóm 2, để

tiếp nối phần trình bày của bạn Sang các bạn sẽ cùng mình tìm hiểu về
nội dung tiếp theo - đó là dạy học phân hoá.
- Vậy để hiểu rõ thế nào là dạy học phân hoá, mời các bạn cùng theo
dõi câu chuyện sau đây: câu chuyện có tên: Con cá leo cây.
.... (My kể chuyện)
Các bạn đã lắng nghe câu chuyện trên và rõ ràng chúng ta thấy một điều rằng
mỗi loài vật đều có những đặc điểm và những khả năng khác nhau. Khi thầy
giám thị đưa ra 1 đề bài có lợi cho con vật này, nhưng lại bất lợi cho con vật
khác, và lại dùng nó để đánh giá năng lực của những loài vật ấy như vậy liệu
có công bằng, chính xác không? Chắc chắn đó là điều không thể.
Thực chất, trong dạy học cũng vậy, mỗi em học sinh có những đặc điểm riêng
biệt, có sở thích, năng lực khác nhau. Các em cần được tôn trọng sự đa dạng
trí tuệ trong môi trường học tập. Để đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với
những yếu tố đó của người học thì dạy học phân hóa rất cần được áp dụng
trong quá trình dạy học. Vậy dạy học phân hóa là gì?

(PHẦN VỀ SAU THẤY VẪN HƠI THIẾU VÍ DỤ)


Khái niệm
Điều chỉnh kinh nghiệm dạy học sao cho phù hợp với người học
- Giáo viên dạy học tích cực, tạo ra sự đa dạng trong quá trình dạy học
- Tạo ra các hoạt động họp nhóm nhỏ để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu
trong lớp học
 Tiếp theo đó là chúng ta sẽ tìm hiểu về phần đặc trưng của việc dạy học
phân hóa
- Xác định đúng đối tượng dạy học
- Linh hoạt sáng tạo trong việc dạy học
- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
- Nắm vững các pp dạy học, linh hoạt sáng tạo
 Về phần ưu điểm thì các bạn có thể cho mình biết là việc dạy học này có
những ưu điểm này là gì
- Chủ động hơn trong việc học, cơ hội phát triển của các em như nhau
- Chịu trách nhiệm cho việc học của mình
 Khuyết
- Thời gian người giáo viên phải giành nhiều thời gian để xây dựng tình
huống sát với thực tế, lên ý tưởng để truyền tải kiến thức mới vừa phải để
phù hợp với học sinh, như vậy thời lượng 1 tiết học 45p không đủ để người
giáo viên có thể truyền tải hết lượng kiến thức, nội dung bài học đến học
sinh
- Việc dạy học này có thể đòi hỏi trường học cung cấp nhiều nguồn lực hơn
- Nhiều trường học thiếu nguồn lực đào tạo chuyên môn đúng cách cho giáo
viên.
 Tác dụng của việc dạy học phân hóa
- Phát huy tối đa năng lực của từng đối tượng học sinh.
- Giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực của học sinh.
- Để đạt tất cả học sinh đều đạt được mục tiêu bài học.
Sau đây là 1 số dạng bài tập, các bạn hãy cho mình biết là phần nào danh
cho học sinh TB yếu và phần nào dành cho hs khá giỏi
 Bên tay trái mình là những dạng bài tập dành cho học sinh TB yếu vì đó
là các HĐT cơ bản, còn bên tay phải là các dạng bài tập dành cho học
sinh khá giỏi vì nhìn vào các bài này các em có thể nhận thức tư duy đc
các dạng btap ntn. Các bạn thấy rằng việc dạy học phân hóa không phải
là chúng ta cho học sinh giỏi không cần làm bài tập, hay chỉ quan tâm
học sinh trung bình yếu còn học sinh giỏi rồi thì các em sẽ tự biết cách
làm. Đó không phải là dạy học phân hóa, mà chúng ta cần phải xem xét
khả năng của các em để phân loại bài tập cho phù hợp.
 Những giải pháp về vấn đề dạy học phân hóa
- Yếu kém
+ Củng cố kiến thức cho học sinh
+ Ôn lại các cthuc đặt NTC, HĐT, nhóm nhiều hạng tử
- TB
+ Vận dụng và phát triển kĩ năng cho học sinh
+ Củng cố kiến thức, sửa các lỗi sai, giới thiệu cho các em thêm pp làm bài
- Giỏi
+ Pt tư duy, tạo cơ hội cho các em để phát triển về kinh nghiệm tư duy sáng
tạo.

You might also like