You are on page 1of 5

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

Nghiên cứu:

- Điều 280 BLDS 2015 (Điều 290 BLDS 2005); Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997
của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân
của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và yêu
cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg
và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là 18.000đ/kg).
- Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.
Và cho biết:

1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
2. Qua trung gian là tài sản gì?
3. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể
là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
4. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
5. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được
xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao
nhiêu? Vì sao?
6. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền
lệ (nếu có)?
TRẢ LỜI:
Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
Nguyên đơn: Cụ Ngô Quang Bảng.
Bị đơn: Bà Mai Hương (tên gọi khác là Mai Thị Hương).
Nội dung Quyết định: Sau khi cụ Phúc chết, ông Phục nhận thừa kế thửa đất với diện tích
1.010 m2. Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ
chồng cụ Bảng. Ngày 26/11/1991, cụ Bảng chuyển nhượng thửa đất trên cho vợ chồng
bà Mai Hương, ông Hoàng Văn Thịnh với số tiền 5.000.000 đồng nhưng chỉ mới thanh
toán 4/5 giá trị chuyển nhượng. Cụ Bảng nhiều lần yêu cầu bà Hương thanh toán, nhưng
bà Hương không trả với lý do chồng ốm, không có tiền nên cụ khởi kiện yêu cầu bà
Hương thanh toán 1/5 giá trị nhà đất còn thiếu (theo định giá tài sản của Tòa án nhân dân)
hoặc trả lại 1/5 diện tích đất (tương đương 188,6 m2).
Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm về vụ án
“Tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất”,
giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm.
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào?
-Theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản
quy định về Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng thì giá trị
khoản tiền phải thanh toán được tính lại như sau:
“1. Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương,
tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy
thuthuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và
trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Tòa án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá
loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giá gạo”) tại thời điểm gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét
xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền
đó.
b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy
ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc
phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng
nhưng ở mức dưới 20%, thì Tòa án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa
vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản
tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm
theo quy định tại khoản 2 Điều 313BLDS 2015, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
4. Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ở ngoài tổ
chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được đảm bảo thông
qua việc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọitrường hợp tòa án đều không phải
quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả số tiền nợ gốc chưa trả cùng với
số tiền lãi chưa trả.
5. Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suất chỉ được chấp
nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không phân biệt như các
trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằngmức lãi suất do Ngân hàng Nhà
nước quy định.”
-Theo đó, ta nhận thấy rằng trong Thông tư việc tính lại khoản tiền phải thanh toán được
quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 đều được quy định bằng mức tiền cụ thể hoặc được đảm
bảo bằng mức lãi suất Ngân hàng nên không phải thanh toán thông qua một trung gian
như khoản 1. Bên cạnh đó khoản 2, 3, 4 và 5 đều đã thể hiện đúng như tinh thần của
khoản 2 Điều 280 BLDS năm 2015 về “Thực hiện nghĩa vụ trả tiền” như sau:
“Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
2.2. Qua trung gian là tài sản gì?
Đối với khoản 1 thì việc tính lại giá trị khoản tiền được thực hiện thông qua trung gian là
“gạo”, nghĩa là khoản tiền đó sẽ được quy đổi ra gạo theo giá gạo loại trung bình (giá
gạo) tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, sau đó tính số lượng gạo đó
thành tiền tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
2.3. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Trong tình huống này, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là
5.475.000 đồng.
-Căn cứ vào Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, BộTài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về
tài sản:
-Thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Cô trước ngày 1/7/1997.
Trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm giá
gạo đã tăng quá 20%.
2. Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thìkhi xét xử Tòa án chỉ quyết
định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói trên.
3. Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản
tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh,
cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp Tòa án đều không phải quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo, mà quyết định ràng buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số tiền
thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi hành
án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
-Quy đổi khoản tiền thế chân 50.000 đồng ra gạo với giá trị tạithời điểm phát sinh nghĩa
vụ: 50.000 : 137 = 365 kg.
-Giá gạo trung bình hiện nay là 15.000 đồng/kg nên số tiền ôngQuới phải trả cho bà Cô
là: 365 x 15.000 = 5.475.000 đồng.
2.4. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
-Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Thông tư trên điều chỉnh đối tượng
là nghĩavụ về tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền bồithường, tiền hoàn trả,
tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản,tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay
không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là
hiện vật, chứ không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định trên.
2.5. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ
thể là bao nhiêu? Vì sao?
-Theo Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, khoản tiền bà Hươngphải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là 1.697.760.000 đồng.
-Vì bà Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bảng, số tiền
còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà,đất. Do đó, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số
tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm
mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“b.2) Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển
nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất
đó.Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất,
bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng
đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên
chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án
buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa
số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại
thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại
thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận. Trong trường hợp
bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án
chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyển
nhượng phải thanh toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất đã giao tính theo
giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.”
2.6. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)
-Với hướng như trên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ là Quyết định
Giám đốc thẩm số 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về “Vụ án tranh chấp nhà đất và đòi
nợ”.

You might also like