You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

----------

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH & KINH TẾ

ĐỀ TÀI: MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

Lớp học : Giảng đường B2.212 – Sáng thứ 4

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hà Quyên

TP.HỒ CHÍ MINH

Tháng 12, 2023


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN

NHÓM 12

Thành viên Tỷ lệ % đóng góp

Nguyễn Huỳnh Như 100%

Hoàng Mai Khanh 100%

Nguyễn Thị Ngọc Bích 100%

Phạm Thị Kim Thương 100%

Lê Phương Uyên 100%


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................1


DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................................4
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................................................................4
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu......................................................................................................4
1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu..........................................................................................................5
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................................5
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................................5
1.3. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................................................5
1.3.1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................................5
1.3.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................................5
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................5
1.4.2. Phạm vi về thời gian..................................................................................................................5
1.4.3. Phạm vi về không gian...............................................................................................................6
1.5. Nguồn dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................................6
1.6. Kết cấu đề tài..................................................................................................................................6
CHƯƠNG 2...............................................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................................7
2.1.1. Giấc ngủ....................................................................................................................................7
2.1.2. Chất lượng giấc ngủ..................................................................................................................7
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ...........................................................................................8
2.1.4. Khả năng tập trung....................................................................................................................9
2.1.5. Mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung................................................10
2.1.6. Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI):....................................................................10
2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây..............................................................................................11
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................................................11
2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới....................................................................................................13
2.3. Mô hình nghiên cứu......................................................................................................................18
CHƯƠNG 3.............................................................................................................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................19
3.1. Mục tiêu dữ liệu............................................................................................................................19
3.2. Cách tiếp cận dữ liệu....................................................................................................................19
3.3. Kế hoạch phân tích.......................................................................................................................22
3.3.1. Các phương pháp....................................................................................................................22
3.3.2. Công cụ thống kê.....................................................................................................................23
3.3.3. Chương trình máy tính, dự định sử dụng.................................................................................23
3.4. Độ tin cậy và độ giá trị.................................................................................................................23
3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ giá trị..................................................................23
3.4.2. Cách khắc phục.......................................................................................................................23
CHƯƠNG 4.............................................................................................................................................24
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................24
4.1. Phân tích thống kê mô tả..............................................................................................................24
4.1.1. Giới tính..................................................................................................................................24
4.1.2. Trường.....................................................................................................................................24
4.1.3. Năm học...................................................................................................................................25
4.1.4. Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI........................................................................................26
4.1.5. Khả năng tập trung..................................................................................................................30
4.2. Phân tích thống kê suy diễn.........................................................................................................30
4.2.1. Ước lượng tổng thể..................................................................................................................30
4.2.2. Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung..................................................36
CHƯƠNG 5.............................................................................................................................................40
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN.....................................................................................................................40
5.1. Kết luận.........................................................................................................................................41
5.2. Đề xuất...........................................................................................................................................41
5.2.1. Về chất lượng giấc ngủ:...........................................................................................................41
5.2.2. Về khả năng tập trung:............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................43
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI
Bảng 2: Thang đo khả năng tập trung
Bảng 3: Bảng thể hiện tỷ lệ trong mẫu của sinh viên học các năm
Bảng 4: Bảng thể hiện tần số, tần suất, tần số tích luỹ của thang đo chất lượng giấc ngủ
PSQI
Bảng 5: Bảng thể hiện trung bình của các thành phần trong PSQI
Bảng 6: Bảng thể hiện tỷ lệ của các đặc điểm thành phần của PSQI
Bảng 7: Thống kê mẫu đo lường điểm PSQI và khả năng tập trung của mẫu khảo sát
Bảng 8: Bảng thể hiện khoảng ước lượng trung bình tổng thể và phương sai tổng thể theo
mức tin cậy
Bảng 9: Bảng thể hiện hệ số tương quan giữa PSQI và khả năng tập trung
Bảng 10: Bảng phân tích phương sai ANOVA
Bảng 11: Bảng phân tích phương sai
Bảng 12: Bảng tham số mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu
(OLS)
Bảng 13: Bảng độ phù hợp của phương trình hồi quy

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình nghiên cứu chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng tập trung
Hình 2: Biểu đồ tròn thể hiện về giới tính của sinh viên khảo sát
Hình 3: Biểu đồ tròn thể hiện về trường của sinh viên khảo sát
Hình 4: Biểu đồ thể hiện về tổng điểm PSQI của sinh viên
Hình 5: Biểu đồ tròn thể hiện về chất lượng giấc ngủ của sinh viên theo thang đo PSQI
Hình 6: Biểu đồ thể hiện trung bình các biến khả năng tập trung
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung

2
LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng giấc ngủ kém là một trong những vấn đề thường gặp ở đối tượng sinh viên do
thói quen sinh hoạt và nhiều yếu tố khác phổ biến ở nhóm đối tượng này. Đại bộ phận sinh viên
thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ngủ rất ít hoặc không ngủ vào buổi tối
nhưng lại ngủ nhiều vào ban ngày, ăn uống không điều độ, … do các lý do khách quan như học
tập, thi cử và những lí do chủ quan khác. Hơn nữa, sau đại dịch Covid-19, thói quen sinh hoạt
cũng như sức khỏe của đại bộ phận học sinh, sinh viên cũng bị thay đổi theo hướng tiêu cực.
Những thay đổi này góp phần vào việc giảm chất lượng giấc ngủ của họ. Chất lượng giấc ngủ là
một yếu tố tác động đến cả sức khỏe con người cũng như công việc và cuộc sống nên nó đã trở
thành đề tài nghiên cứu quen thuộc của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Một số nghiên
cứu cho thấy rằng việc giảm chất lượng giấc ngủ cũng là một nhân tố tác động đến khả năng tập
trung trong học tập và sinh hoạt.

Trong khuôn khổ nội dung môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, nhóm
chúng em thực hiện dự án “Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng giấc ngủ và khả năng tập
trung của sinh viên cũng như kết luận về mối liên hệ giữa hai yếu tố này đối với sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là dự án nhóm đầu tiên chúng em từng thực hiện và hợp tác cùng nhau nên không
thể tránh khỏi tồn tại những thiếu sót, vì vậy nhóm chúng em mong nhận được sự cảm thông và
đánh giá từ cô để nhóm có thể hoàn thiện hơn ở các dự án sau.

Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc giảng viên hướng dẫn -
cô Trần Hà Quyên vì đã hướng dẫn tận tình và kịp thời những vấn đề nhóm thắc mắc. Một lần
nữa nhóm cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát để nhóm có được dữ liệu nghiên cứu cho dự án
lần này.

3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại hiện đại, cuộc sống của sinh viên đang đối mặt với nhiều áp lực và tác
động tiêu cực, đặc biệt là đối với chất lượng giấc ngủ kém. Rất nhiều sinh viên trải qua những
tình trạng không tập trung và thậm chí ngủ gật trong các tiết học, đặc biệt là trong các buổi học
buổi chiều. Một số trường hợp còn trở nên lơ đễnh trong sinh hoạt hằng ngày khiến cuộc sống
gặp nhiều trở ngại. Có thể thấy rằng chất lượng giấc ngủ đó đã có tác động đáng kể đến khả năng
tập trung của sinh viên.

Giấc ngủ được xem là một yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
Chất lượng giấc ngủ kém và thói quen ngủ không tốt có thể dẫn đến thiếu ngủ, gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về sức khỏe và xã hội. Mặc dù vấn đề sức khỏe giấc ngủ cực kỳ quan trọng,
nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ so với các vấn đề sức khỏe khác. Thiết nghĩ, vấn đề
giấc ngủ của mọi người nên được quan tâm nhiều hơn và ở đây, chúng tôi quan tâm gần gũi đến
vấn đề giấc ngủ của sinh viên.

Cuộc sống hiện đại mang lại nhiều áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ
của con người. Sinh viên thường phải đối mặt với áp lực học tập, công việc ngoại khóa và cuộc
sống xã hội đầy bận rộn. Các yếu tố này có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và stress, ảnh hưởng
đến quá trình vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ sau đó. Bên cạnh đó, những thói quen không
lành mạnh như sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc xem TV trước khi đi ngủ cũng có thể
làm xao lạc quá trình giấc ngủ tự nhiên của sinh viên.

Chính những tình trạng này tạo ra nhu cầu nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ và tác động
của nó đối với khả năng tập trung của sinh viên. Việc nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể mang
lại thông tin quan trọng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với quá trình học tập và đề xuất các
biện pháp cải thiện giấc ngủ nhằm tăng cường hiệu suất học tập của sinh viên.

Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng về tầm quan trọng của giấc
ngủ đối với khả năng tập trung của sinh viên. Nếu chất lượng giấc ngủ của sinh viên được cải
thiện, có thể dự đoán rằng khả năng tập trung của họ cũng sẽ được cải thiện. Điều này có thể dẫn
đến việc đề xuất các biện pháp cải thiện giấc ngủ nhằm tăng cường hiệu suất học tập của sinh
viên, chẳng hạn như khuyến khích thực hành các thói quen ngủ lành mạnh, cung cấp môi trường
ngủ thoải mái và giảm căng thẳng trong cuộc sống sinh viên.

4
Tổng kết lại, chất lượng giấc ngủ của sinh viên có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng
tập trung của họ. Vấn đề này đang cần được nghiên cứu một cách cẩn thận và chi tiết để có được
cái nhìn toàn diện về tác động của giấc ngủ đến hiệu suất học tập của sinh viên. Nghiên cứu về
chủ đề này có thể mang lại thông tin quan trọng và đề xuất các biện pháp cải thiện giấc ngủ
nhằm đảm bảo rằng sinh viên có đủ giấc ngủ và sẵn sàng để học tập và tiếp thu kiến thức một
cách hiệu quả.

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên đại học ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng giấc ngủ (dựa trên
thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI) và khả năng tập trung như thế nào?

Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến khả năng của sinh viên đại học hay không?

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu


Mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung của sinh viên tại Thành phố
Hồ Chí Minh.

1.3. Mục tiêu của đề tài


1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến khả năng tập trung của sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể


 Khảo sát chất lượng giấc ngủ của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Tìm hiểu ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến khả năng tập trung của sinh viên.
 Từ kết quả khảo sát ra giải pháp và lời giúp sinh viên điều có được chất lượng giấc ngủ
tốt từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
 Dựa vào nội dung nghiên cứu đưa ra khuyến nghị đến nhà trường nhằm tạo điều kiện để
học sinh có chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.4.2. Phạm vi về thời gian


Từ ngày 12/12/2023 đến ngày 17/12/2023 do để đảm bảo thời gian nghiên cứu và tính
cập nhật của số liệu.

5
1.4.3. Phạm vi về không gian
Tập trung vào các bạn sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

1.5. Nguồn dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thông qua khảo sát 212 sinh viên tại Thành phố Hồ Chí
Minh.

1.6. Kết cấu đề tài


Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Phân tích và kết quả nghiên cứu

Chương 5. Đề xuất và kết luận

6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Giấc ngủ
Theo National Institutes of Health (2006), giấc ngủ là một trạng thái bất tỉnh của cơ thể,
trong đó có sự giảm thiểu hoạt động của các giác quan, cơ bắp và hệ thống thần kinh trung ương.
Giấc ngủ là một hoạt động thiết yếu cho sự sống và phát triển của con người, vì nó giúp cơ thể
nghỉ ngơi và phục hồi, cũng như có tác động đến nhiều chức năng của não bộ, như học tập, ghi
nhớ, tư duy, sáng tạo và cảm xúc.

Giấc ngủ được chia thành hai loại chính, là giấc ngủ không chuyển mắt (NREM) và giấc
ngủ chuyển mắt nhanh (REM). Giấc ngủ NREM bao gồm bốn giai đoạn, từ giai đoạn 1 đến giai
đoạn 4, trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất. Giấc ngủ NREM chiếm khoảng 75% thời
gian ngủ của người trưởng thành, và có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể, tăng
trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và khắc phục các tổn thương. Giấc ngủ REM chiếm
khoảng 25% thời gian ngủ của người trưởng thành, và thường xảy ra sau khi qua các giai đoạn
của giấc ngủ NREM. Giấc ngủ REM có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, học tập, tư duy,
sáng tạo và điều hòa cảm xúc.

2.1.2. Chất lượng giấc ngủ


Theo Đỗ Thế Bon và các cộng sự (2021) chất lượng giấc ngủ là một khái niệm đa chiều, bao
gồm cả các thành phần định lượng và định tính.

Các thành phần định lượng của chất lượng giấc ngủ bao gồm:

Thời gian ngủ: Là tổng thời gian ngủ trong một đêm, tính bằng phút hoặc giờ. Thời gian
ngủ khuyến nghị cho người trưởng thành là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.

Hiệu quả ngủ: Là tỷ lệ phần trăm giữa thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường. Hiệu
quả ngủ khuyến nghị cho người trưởng thành là từ 85% trở lên.

Độ sâu của giấc ngủ: Là mức độ giảm thiểu hoạt động của cơ thể và não bộ trong giấc
ngủ. Độ sâu của giấc ngủ được đo bằng cách sử dụng các thiết bị đo sóng não (EEG), nhịp tim
(ECG), nhịp thở (RPG) và chuyển động mắt (EOG). Độ sâu ngủ có thể được chia thành các giai
đoạn của giấc ngủ NREM và REM như đã nói ở trên.

Độ liên tục của giấc ngủ: Là mức độ không bị gián đoạn hoặc thức giấc trong giấc ngủ.
Độ liên tục ngủ được đo bằng cách sử dụng các thiết bị đo chuyển động cơ thể (actigraphy) hoặc

7
tự báo cáo của người ngủ. Độ liên tục ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như tiếng ồn,
ánh sáng, nhiệt độ, đau nhức, nấc cụt, ngạt mũi, ác mộng...

Độ dễ dàng thức dậy: Là mức độ dễ dàng hoặc khó khăn của người ngủ khi thức dậy
vào buổi sáng. Độ dễ dàng thức dậy được đo bằng cách sử dụng các thang đo tự báo cáo, như
thang đo Stanford (Stanford Sleepiness Scale) hoặc thang đo Karolinska (Karolinska Sleepiness
Scale). Độ dễ dàng thức dậy có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như thời gian ngủ, độ sâu ngủ,
độ liên tục ngủ, chu kỳ ngủ thức, đồng hồ báo thức...

Các thành phần định tính của chất lượng giấc ngủ bao gồm:

Mức độ hài lòng: Là mức độ hài lòng và thoải mái của người ngủ với giấc ngủ của mình.
Mức độ hài lòng được đo bằng cách sử dụng các thang đo tự báo cáo, như thang đo chất lượng
giấc ngủ Pittsburgh hoặc thang đo chất lượng giấc ngủ của WHO. Mức độ hài lòng có thể bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, như kỳ vọng, thái độ, mục đích,… về giấc ngủ.

Thái độ đối với giấc ngủ: Là thái độ tích cực hoặc tiêu cực của người ngủ đối với giấc
ngủ của mình. Thái độ đối với giấc ngủ được đo bằng cách sử dụng các thang đo tự báo cáo, như
thang đo thái độ đối với giấc ngủ (Attitudes Toward Sleep Scale) hoặc thang đo định giá giấc
ngủ (Sleep Valuation Scale). Thái độ đối với giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như
kiến thức, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm... về giấc ngủ.

Chất lượng giấc ngủ là một khái niệm quan trọng, vì nó liên quan đến nhiều khía cạnh
của cuộc sống, như sức khỏe, học tập, làm việc, giải trí, giao tiếp... Chất lượng giấc ngủ cũng có
thể phản ánh được tình trạng sức khỏe và tâm lý của người ngủ, cũng như mức độ thích nghi và
hòa nhập với môi trường xung quanh. Chất lượng giấc ngủ có thể được cải thiện bằng cách thay
đổi các yếu tố ảnh hưởng đến nó, như môi trường ngủ, thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe,
tâm lý và nhu cầu cá nhân.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ


Theo the Division of Sleep Medicine at Harvard Medical School (2021), các yếu tố ảnh hưởng
đến giấc ngủ bao gồm: ánh sáng; lệch múi giờ và làm việc theo ca; đau, lo âu và các tình trạng
bệnh lý khác; thuốc và chất kích thích, môi trường ngủ.

Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Nó làm
cho con người khó đi vào giấc ngủ và tác động gián tiếp vào đồng hồ sinh học của con người gây
ra ảnh hưởng đến thời gian ngủ hợp lí của chúng ta. Thế giới ngày càng hiện đại sản sinh ra
nhiều ánh sáng từ bóng đèn, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử làm ảnh hưởng nhiều đến giấc

8
ngủ. Việc tiếp xúc với các ánh sáng này vào buổi tối về lâu dài làm thay đổi chu kỳ ngủ dẫn đến
các chứng bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, làm sức khỏe bị suy kiệt.

Thuốc và chất kích thích: Caffeine, rượu, bò húc, nicotin là các chất kích thích gây ra
tình trạng mất ngủ, ngoài ra còn một vài loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng
histamin, thuốc chẹn beta… ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Caffeine thường làm giảm
lượng giấc ngủ sóng chậm và làm tăng lượng giấc ngủ REM, nếu trước khi ngủ uống caffeine,
tác dụng của chất kích thích sẽ làm khó ngủ gây ra tình trạng mất ngủ. Rượu thường sẽ giúp dễ
đi vào giấc ngủ hơn nhưng khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh gây nên tình trạng
mất ngủ và làm xấu đi triệu chứng của giấc ngủ ngưng thở. Ngoài ra, một số loại thuốc làm giảm
lượng giấc ngủ REM khi dùng lâu dài sẽ gây ra tình trạng mất ngủ ảnh hưởng xấu đến chất
lượng giấc ngủ.

Đau, lo âu và các tình trạng bệnh lý khác: Khi người bị căng thẳng, lo âu, hay gặp các
vấn đề về tâm lý, giấc ngủ của họ thường là giấc ngủ REM nhiều hơn và ít ngủ sâu hơn. Áp lực
cuộc sống gây ra căng thẳng, lo âu làm con người đưa những lo lắng vào trong giấc ngủ làm việc
ngủ ngon trở nên khó khăn. Ngoài ra, đau và các tình trạng bệnh lý gây ra sự đau đớn và khó
chịu làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ gây gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng xấu đến chất lượng
giấc ngủ.

Môi trường ngủ: Bao gồm ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, không khí là các yếu tố ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Việc âm thanh quá ồn làm cho việc đi vào giấc ngủ sâu
trở nên khó khăn, vì vậy cần một mức âm lượng thấp để có thể dễ đi vào giấc ngủ. Nhiệt độ quá
lạnh hay quá nóng sẽ làm cơ thể phản ứng lại với nhiệt độ gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ,
ngủ không sâu. Kết hợp các yếu tố môi trường một cách hợp lý sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải
thiện được chất lượng và số lượng giấc ngủ.

2.1.4. Khả năng tập trung


Theo Sasson (2005), khả năng tập trung là khả năng tập trung tâm trí vào một đối tượng
hoặc suy nghĩ để loại trừ mọi thứ khác. Khả tập trung mang lại nhiều giá trị lớn. Điều này cải
thiện hiệu suất làm việc, tăng cường khả năng ghi nhớ, hỗ trợ quá trình học tập trở nên thuận lợi
và nhanh chóng hơn, đồng thời làm cho bạn trở nên nhạy bén và nhận thức sâu sắc hơn về môi
trường xung quanh. Việc thực hiện các nhiệm vụ, thao tác và công việc trở nên hiệu quả, nhanh
chóng và ít gặp lỗi hơn.

Để hình dung sáng tạo, thực hiện thần giao cách cảm và sức mạnh tâm linh, cũng như
thực hiện các phương pháp chữa bệnh và phép thuật, sự tập trung là điều cần thiết. Điều này có

9
ảnh hưởng quan trọng đối với việc thiền định, giúp kiểm soát dòng suy nghĩ không ngừng, từ đó
tạo ra cảm giác an tâm và giải thoát khỏi những suy nghĩ kéo dài. Khi khả năng tập trung phát
triển, ít suy nghĩ hơn có thể xâm nhập vào tâm trí mà không bị quấy rối, điều này đồng nghĩa với
việc có khả năng kiểm soát tinh thần cao hơn và trải nghiệm nhiều bình an và hạnh phúc nội tâm
hơn.

Điều quan trọng là phải có khả năng tập trung tốt nếu bạn mong muốn thực hiện các công
việc hàng ngày trong cuộc sống một cách hiệu quả và hiệu quả để thành công.

2.1.5. Mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung
Theo KB van der Heijden và các cộng sự (2018), ngủ không đủ giấc làm suy giảm chức
năng nhận thức và có liên quan đến thành tích học tập kém hơn ở sinh viên đại học; Chất lượng
giấc ngủ tốt hơn liên quan đến thành tích học tập tốt hơn. Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ tốt hơn
và điểm số thấp hơn trong việc giảm giấc ngủ mãn tính có liên quan đến khả năng tập trung học
tập tốt hơn sau khi kiểm soát các đồng biến số đáng kể. Tóm lại, mất ngủ mãn tính có liên quan
đến thành tích học tập và khả năng tập trung học tập ở sinh viên đại học. Kiến thức giấc ngủ
không đầy đủ có liên quan vừa phải đến thành tích học tập kém hơn và khả năng tập trung.

Theo các tác giả MP Walker, R Stickgold (2004), quá trình ngủ có vai trò quan trọng
trong việc gắn kết và lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn. Trong khi ngủ, não tiếp tục hoạt động
và xử lý thông tin đã thu thập trong suốt ngày. Đặc biệt, giai đoạn REM (Rapid Eye Movement)
của giấc ngủ được liên kết với việc củng cố và tăng cường trí nhớ, giúp chúng ta ghi nhớ và ghi
lại thông tin quan trọng.

Việc thiếu ngủ và khả năng tập trung: Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập
trung. Khi không có giấc ngủ đủ, não bị hạn chế trong việc kết nối và truyền tải thông tin giữa
các khu vực khác nhau. Điều này dẫn đến sự giảm sút về trí nhớ và khả năng tập trung kém, làm
giảm hiệu suất trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và công việc.

Giấc ngủ có tác động lớn đến khả năng tập trung của con người, đặc biệt là trong việc học
tập và giải quyết vấn đề. Theo các nghiên cứu, giấc ngủ có thể giúp cải thiện sự tập trung và
năng suất làm việc, tăng cường trí nhớ và lưu trữ các ký ức dài hạn, khôi phục năng lượng cho
ngày mới làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu không ngủ đủ giấc, khả năng kết nối của não bị
hạn chế, dẫn đến việc trí nhớ sa sút và khả năng sáng tạo cũng bị kìm hãm. Do đó, chất lượng
giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung của con người, đặc biệt là trong việc học tập
và giải quyết vấn đề.

10
2.1.6. Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI):
Theo Buysse và các cộng sự (1989), Chỉ số Chất lượng giấc ngủ Pittsburgh, được giới
thiệu từ năm 1989, đã trở thành một công cụ phổ biến trong việc đo lường chất lượng giấc ngủ ở
nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau. Bảng câu hỏi của nó rất dễ hiểu và có thể hoàn thành trong
vòng 5 phút hoặc ít hơn. Nó đã được chứng minh rằng nó rất hữu ích đối với những bệnh nhân
mắc chứng rối loạn tâm thần và rối loạn giấc ngủ, cũng như đối với những người mắc các vấn đề
sức khỏe khác. Nó cũng được áp dụng trong cộng đồng sinh viên.

2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây


2.2.1. Các nghiên cứu trong nước
2.2.1.1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Trâm (2020) về “Nhận thức về giấc ngủ
của sinh viên điều dưỡng”

“Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ nhận thức về chất lượng giấc ngủ và xác định
các yếu tố liên quan đến giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng năm nhất. Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu cắt ngang thông qua bộ câu hỏi PSQI (Thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh) với 120 sinh viên Cử nhân điều dưỡng năm nhất tham gia vào nghiên cứu. Kết quả
cho thấy tổng điểm chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI trung bình của sinh viên là 4,88 (SD = 2,48)
và có 35,4% sinh viên tham gia có tổng điểm PSQI lớn hơn 5, có liên quan đến chất lượng giấc
ngủ kém. Tổng điểm PSQI cho thấy chỉ có 64,5% sinh viên thực sự có chất lượng giấc ngủ tốt
nhưng có đến 67,5% sinh viên tự đánh giá chất lượng giấc ngủ của họ tốt và rất tốt. Các yếu tố
liên quan đến giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng năm nhất bao gồm: các rối loạn giấc ngủ, rối
loạn chức năng ban ngày và việc uống thuốc ngủ. Trong đó các rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất
là không thể đi vào giấc ngủ trong vòng 30 phút, thức dậy vào giữa đêm hoặc sáng sớm, phải dậy
để đi vệ sinh và tiếng ồn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Trâm (2020) đi đến kết luận sinh
viên chưa đánh giá được thực sự chất lượng giấc ngủ của họ như thế nào. Điều này có thể do
sinh viên còn thiếu kiến thức về những yếu tố tạo nên chất lượng giấc ngủ tốt.”

2.2.1.2. Nghiên cứu của Trịnh Mỹ Linh, Đỗ Thị Hương, Ngô Thị Hải Lý (2022)
về “Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa điều dưỡng - kỹ thuật
y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh”

“Nghiên cứu nhằm khảo sát về mức độ phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở đối tượng sinh
viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và xác định
các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích tiến hành
dựa trên khảo sát trực tuyến 367 sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược

11
Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi được xây dựng từ thang đo Chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
(Pittsburgh Sleep Quality Index: PSQI), thang đo Trầm cảm – lo âu – stress DASS 21 (The
Depression, Anxiety and Stress Scale - 21 Items)’và một số câu hỏi khảo sát các đặc điểm nhân
khẩu học và yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở sinh viên là 53,4%.
Yếu tố ánh sáng, tiếng ồn trong phòng ngủ, sử dụng thiết bị di động trước khi ngủ, bệnh lý gây
đau và các yếu tố tâm lý (Trầm cảm - lo âu – stress) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
chất lượng giấc ngủ với p ≤ 0,05.” Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng rối loạn giấc ngủ
chiếm tỉ lệ cao ở sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm
thấy mối liên quan giữa các yếu tố tâm lý và chất lượng giấc ngủ. Các hỗ trợ về tâm lý là rất cần
thiết nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên từ đó giúp sinh viên có chất lượng cuộc
sống tốt hơn.”

2.2.1.3. Nghiên cứu của Ngô Thị Huyền (2022) về “Chất lượng giấc ngủ của sinh
viên điều dưỡng trường Đại học Đại Nam và một số yếu tố liên quan”

“Nghiên cứu nhằm đánh giá về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng tại Đại học
Đại Nam và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 sinh viên
điều dưỡng đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 tại Trường Đại học Đại Nam thông qua bộ
câu hỏi PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index). Sau phân tích, kết quả thu được cho thấy có
44,5% SV có điểm PSQI ≤ 5. Chất lượng giấc ngủ liên quan đến áp lực kết quả học, sự kỳ vọng
từ gia đình, quá tình tham gia làm thêm ngoài giờ, sự tỉnh táo và cân bằng trong công việc (p <
0,05). Từ kết quả trên, Ngô Thị Huyền (2022) kết luận rằng chất lượng giấc ngủ của sinh viên
chưa tốt, cần nâng cao hiểu biết cho sinh viên về tầm quan trọng của giấc ngủ và cần có sự phối
hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình để giảm tải tối đa những áp lực không đáng có cho sinh
viên.”

2.2.1.4. Nghiên cứu của Phạm Thị Thái Ngân và các tác giả (2023) về “Mất ngủ
và các yếu tố liên quan ở sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”

“Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh về thể
chất, tinh thần cũng như kết quả học tập ở sinh viên. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu
xác định tỷ lệ và các mối liên quan đến tình trạng mất ngủ ở sinh viên tại thành phố Hồ Chí
Minh. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 4 trường đại học tại thành phố Hồ
Chí Minh với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến bằng Google Forms. Bộ câu
hỏi bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân - xã hội, thói quen sử dụng điện thoại - truy cập
internet, và thang đo đánh giá Chỉ số mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ. Ngưỡng cắt ≥15

12
điểm được dùng để xác định có triệu chứng mất ngủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 2034
sinh viên trong phân tích số liệu, tỷ lệ mất ngủ là 24,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ
nhiều hơn ở sinh viên ≥21 tuổi (OR=1,25 KTC 95% 1,01-1,53), đang học năm 3, 4 (OR=1,36
KTC 1,08-2,69), kết quả học tập trung bình (OR = 1,76 KTC 95% 1,33-2,31) hoặc yếu kém
(OR=2,08 KTC 95% 1,05-4,10). Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng mất ngủ với cảm thấy áp lực học tập từ trường (OR=2,12 KTC 95%
1,51-2,95), căng thẳng do thi rớt, thi lại (OR=2,17 KTC 95% 1,74-2,71), sử dụng điện thoại
trước khi đi ngủ (OR=1,93 KTC 95% 1,06-3,51) và nghiện sử dụng điện thoại di động (OR=1,84
KTC 95% 1,48-2,28). Ngân và các tác giả (2023) kết luận tỷ lệ sinh viên báo cáo mất ngủ khá
cao. Sinh viên cần có kế hoạch trong việc chăm sóc giấc ngủ của mình cũng như nhận thức được
ảnh hưởng tiêu cực của mất ngủ đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và khả năng học tập.”

2.2.1.5. Nghiên cứu của Lương Thị Thu Thắm và các tác giả (2023) về “Khảo sát
chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế”

“Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh khác có liên quan
đến rối loạn nhận thức thần kinh như mất khả năng chú ý, suy giảm hiệu suất nhận thức, trầm
cảm, lo lắng và khó kiểm soát cảm xúc. Nghiên cứu nhằm mô tả chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu
một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở sinh viên năm thứ nhất. Phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 601 sinh viên năm nhất của Trường Đại học Y – Dược,
Đại học Huế từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi
được chuẩn bị. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan
đến chất lượng giấc ngủ. Kết quả nhận được có 45,9% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không
tốt. Một số yếu tố có liên quan đến chất lượng giấc ngủ bao gồm giới tính, sống với họ hàng,
nghiện Internet, suy nghĩ tự tử, hoạt động thể lực và BMI. Từ kết quả trên, Thắm và các tác giả
(2023) kết luận tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt khá cao, khuyến khích sinh viên
kiểm soát việc sử dụng Internet, tăng cường các hoạt động thể lực và suy nghĩ tích cực để cải
thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên.”

2.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới


2.2.2.1. Nghiên cứu của van der Heijden và các tác giả (2018) về “Chronic sleep
reduction is associated with academic achievement and study concentration in higher
education students” (“Mất ngủ mãn tính có liên quan đến thành tích học tập và khả năng
tập trung học tập ở sinh viên giáo dục đại học”).

13
“Nghiên cứu của van der Heijden và các tác giả (2018) chỉ ra rằng Ngủ không đủ giấc
làm suy giảm chức năng nhận thức và có liên quan đến thành tích học tập gần gũi hơn ở sinh
viên đại học; tuy nhiên, các nghiên cứu kiểm soát các yếu tố cơ bản liên quan và bao gồm kiến
thức về vệ sinh giấc ngủ còn rất ít. Nghiên cứu này xem xét mối liên quan Nghiên cứu giấc ngủ
mãn tính (tức là triệu chứng giảm ngủ mãn tính như khó ngủ, buồn ngủ và khó chịu), chất lượng
giấc ngủ chủ quan và kiến thức về phòng ngủ ngủ với thành tích học tập (điểm số và tín chỉ học
tập) và tập trung học trong số 1378 cơ sở giáo dục đại học. sinh viên (71% nữ, tuổi trung bình
21,73 tuổi, SD = 3,22) ở Hà Lan. Các đặc tính về nhân khẩu học, sức khỏe, lối sống và hành vi
học tập được đưa vào dưới dạng đồng biến trong phân tích cấp cứu phân tích. Sau khi kiểm soát
các đồng biến số đáng kể, chỉ có tình trạng giảm ngủ mãn tính vẫn là yếu tố dự báo đáng kể về
điểm thấp hơn (kỳ thi gần đây nhất, điểm trung bình trong năm học hiện tại). Chất lượng giấc
ngủ tốt hơn và kiến thức về vệ sinh giấc ngủ có liên quan đến thành tích học tập tốt hơn, nhưng
tầm quan trọng đã mất đi sau khi kiểm soát các đồng biến, ngoại trừ mối mối liên hệ cực còn lại
giữa niềm tin về giấc ngủ và số điểm trong năm học hiện tại. Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ tốt
hơn và điểm số thấp hơn trong việc giảm giấc ngủ mãn tính tính có liên quan đến việc tập trung
nghiên cứu tốt hơn sau khi kiểm soát các đồng biến số đáng kể. Tóm tắt lại, mất ngủ mãn tính có
liên quan đến thành tích học tập và khả năng tập trung học tập ở sinh viên đại học. Kiến thức về
giấc ngủ không đầy đủ có liên quan ở mức độ vừa phải đến học tập sâu hơn. nghiên cứu trong
tương lai nên điều tra nghiên cứu xem liệu các biện pháp can vệ vệ sinh giấc ngủ có cải thiện
thành tích học tập ở sinh viên đại học hay không.”

2.2.2.2. Nghiên cứu của Multazam và các tác giả (2023) về “Relationship between
sleep quality and study concentration in Post-COVID-19 patients in Malang Raya” (“Mối
quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung học tập ở bệnh nhân hậu
COVID-19 ở Malang Raya”).

“Theo Multazam và các tác giả (2023), bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 trong thời gian
dài báo cáo có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau từ rối loạn hô hấp đến rối loạn nhận
thức. Trong khi ngủ, serotonin huyết thanh được giải phóng từ các tế bào đặc biệt ở cầu não và
thân não giữa. Serotonin trong não được cho là mang lại cảm giác bình tĩnh và có tác dụng ngủ.
Serotonin cải thiện chất lượng giấc ngủ và sự tập trung, tăng năng lượng, tạo tâm trạng tốt hơn
và giảm lo lắng. Nghiên cứu lấy dữ liệu từ 49 người trả lời là những bệnh nhân sau COVID-19
sống ở Malang Raya. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi chỉ số chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh (PSQI) để đánh giá chất lượng giấc ngủ và bảng câu hỏi về mức độ tập trung học tập
để đánh giá mức độ tập trung học tập. Sau khi tính toán, thu được giá trị p là 0,029 cho thấy mối

14
tương quan có ý nghĩa giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung học tập. Hơn nữa, với số
điểm 0,312, mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung học tập rất yếu. Với kết
quả trên, Multazam và các tác giả (2023) kết luận rằng phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa chất
lượng giấc ngủ và khả năng tập trung học tập ở những bệnh nhân sau COVID-19, hàm ý rằng
chất lượng giấc ngủ có tác động đáng kể đến sự xuất hiện những bất thường về khả năng tập
trung học tập.”

2.2.2.3. Nghiên cứu của Febrian và các tác giả (2023) về “THE INFLUENCE OF
SLEEP QUALITY ON LEARNING CONCENTRATION IN ISLAMIC STUDENTS”
(“Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến tập trung học tập của học sinh Hồi giáo”).

“Đây là một nghiên cứu cắt ngang, quan sát được thực hiện với các sinh viên y khoa đại
học. Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc
ngủ. Kết quả học tập được đánh giá bằng điểm trung bình (GPA) của học sinh. Dữ liệu được
phân tích bằng Gói thống kê cho khoa học xã hội (SPSS) 22.0 (IBM Corp., Armonk, NY, USA).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 512 (64,24%) học sinh có điểm PSQI toàn cầu ≥5 cho thấy chất
lượng giấc ngủ kém. Điểm trung bình chung của người ngủ kém là 2,92 ± 1,09, thấp hơn đáng kể
so với người ngủ ngon (p < 0,0001). Ở nhóm học sinh có điểm trung bình GPA thấp hơn (2,0-
2,7), 28,2% có chất lượng giấc ngủ chủ quan rất kém, 29,05% có thời gian ngủ trễ 16-30 phút,
29,4% có thời gian ngủ <5-7 tiếng, 27,8% có thời gian ngủ < 5-7 giờ. hiệu quả giấc ngủ <85% và
37,7% bị rối loạn chức năng ban ngày hầu như hàng ngày. Từ kết quả trên, Ganpat Maheshwari
& Faizan Shaukat (2019) kết luận rằng sinh viên y khoa Pakistan có chất lượng giấc ngủ kém,
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của họ. Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để học sinh sảng
khoái mỗi ngày và giúp các em học tập và xử lý trí nhớ. Sinh viên y khoa và người hướng dẫn
của họ nên hiểu những tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ đối với việc học tập của sinh viên và
nên thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ của sinh viên.”

2.2.2.4. Nghiên cứu của Paramasatiari và các tác giả (11/2020) về “The
Correlation between Sleep Duration with Concentration Level on Elementary School
Students in Denpasar” (“Mối quan hệ giữa thời gian ngủ và mức độ tập trung ở học sinh
tiểu học ở Denpasar”).

“Theo Paramasatiari và các tác giả (11/2020), mức độ tập trung có thể bị ảnh hưởng bởi
thời gian ngủ của một người. Điều này có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập ở trường. Nghiên
cứu này nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa thời gian ngủ và mức độ tập trung ở học sinh tiểu
học ở Denpasar. Nghiên cứu này được thiết kế theo mô hình cắt ngang; dữ liệu được thu thập

15
bằng bảng hỏi tại ba trường tiểu học ở Denpasar. Số lượng đối tượng là 96 người được chọn
bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn từ các trường tiểu học Harapan Mulia,
SDN 19 Pemecutan và SDN 27 Pemecutan. Dữ liệu được phân tích bằng kiểm định thống kê
Chi-Square bằng chương trình Statistical Package for the Social Sciences for Windows 22
(SPSS). Kết quả cho thấy 96 đối tượng được thu thập từ trường tiểu học; 49% là nam và 51% là
nữ. Tuổi học sinh cao nhất là 10 tuổi. Mức độ tập trung thấp, trung bình và cao lần lượt là
27,1%; 46,9%; 26%. Thời gian ngủ ít và đủ lần lượt là 67,7%; 32,3%. Tỷ lệ đối tượng không ăn
sáng là 35 người (36,5%) và đối tượng ăn sáng là 61 người (63,5%). Kết quả cho thấy có mối
tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa thời gian ngủ với mức độ tập trung. Từ kết quả
trên, Paramasatiari và các tác giả (11/2020) rút ra kết luận rằng có mối tương quan dương và có ý
nghĩa thống kê giữa thời gian ngủ và mức độ tập trung ở học sinh tiểu học.”

2.2.2.5. Nghiên cứu của Christine Kurniawan, Meiyanti Meiyanti (2021) về “Sleep
quality and attention of senior high school students” (“Chất lượng giấc ngủ và sự chú ý
của học sinh trung học phổ thông”)

“Theo Christine Kurniawan & Meiyanti Meiyanti (2021), quá trình học tập thành công có
thể bị ảnh hưởng bởi mức độ chú ý của một cá nhân, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ tập
trung và khả năng ghi nhớ của người đó. Một số khía cạnh tâm lý và thần kinh góp phần nâng
cao mức độ chú ý. Nếu một cá nhân bị rối loạn chú ý, người đó có thể khó học và làm việc hiệu
quả. Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự chú ý của cá nhân là chất lượng giấc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động hàng ngày
của một cá nhân. Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và sự
chú ý của học sinh nhằm cải thiện kết quả học tập của các em. Nghiên cứu này là một nghiên cứu
phân tích quan sát với một thiết kế cắt ngang có sự tham gia của 87 học sinh trung học phổ
thông. Tiêu chí thu nhận của nghiên cứu này là nam/nữ học sinh từ 14 đến 19 tuổi sẵn sàng trả
lời bằng cách ký vào mẫu chấp thuận có hiểu biết. Tiêu chí loại trừ của nó là những học sinh
nam/nữ đang bị chấn thương liên quan đến não và đang điều trị y tế gây buồn ngủ như thuốc
cúm, thuốc ho và thuốc ngủ. Nghiên cứu này được thực hiện trong bốn tháng. Dữ liệu được thu
thập bằng các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi bao gồm dữ liệu nhận dạng, trình độ học vấn,
định giá Chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh và các bài kiểm tra khoảng chữ số. Mẫu được
thu thập bằng phương pháp lấy mẫu không ngẫu nhiên liên tiếp. Phân tích dữ liệu được thực hiện
bằng cách áp dụng SPSS V.21 thông qua kiểm định thống kê Chi-Square với mức ý nghĩa 0,05.
Kết quả thu được cho thấy trong số 87 người trả lời, 50,6% là nữ và 35,6% là 15 tuổi. Phần lớn
các em đều học lớp X (lớp 10). Ngoài ra, 52,9% trong số họ có chất lượng giấc ngủ kém và 74%

16
trong số họ bị chú ý kém. Dựa trên bài kiểm tra Chi-Square, mối quan hệ giữa chất lượng giấc
ngủ và mức độ chú ý là không đáng kể với giá trị p là 0,938. Qua nghiên cứu, Christine
Kurniawan & Meiyanti Meiyanti (2021) kết luận rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa chất
lượng giấc ngủ và mức độ chú ý của học sinh trung học phổ thông.”

2.2.2.6. Nghiên cứu của Paceli, V., Telussa, A. S., Setianingrum, E. L., & Nurina,
R. L. (2022) về “CORRELATION BETWEEN SLEEP QUALITY AND
CONCENTRATION IN MEDICAL STUDENTS OF NUSA CENDANA
UNIVERSITY” (“Mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và sự tập trung ở sinh viên đại
học Nusa Cendana”)

“Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) năm
2014 cho thấy 35,2% người trưởng thành (>18 tuổi) ở Hoa Kỳ có thời gian ngủ ngắn. Sinh viên y
khoa tương đối dễ có chất lượng giấc ngủ kém. Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến sự tập trung, trong đó chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến khả năng
tập trung, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và suy nghĩ chín chắn. Nghiên
cứu của Paceli và cộng sự (2022) hướng đến việc xác định mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ
và sự tập trung ở sinh viên Khoa Y, Đại học Nusa Cendana. Nghiên cứu này là một nghiên cứu
phân tích quan sát với thiết kế cắt ngang được thực hiện trên các sinh viên tiền lâm sàng của
Khoa Y, Đại học Nusa Cendana. Kỹ thuật chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với cỡ
mẫu là 69 người. Dữ liệu về chất lượng giấc ngủ được lấy từ việc điền vào bảng câu hỏi PSQI và
kiểm tra nồng độ bằng bài kiểm tra Stroop. Phân tích dữ liệu sử dụng thử nghiệm tương quan hệ
số dự phòng. Sau nghiên cứu thu được mẫu có chất lượng giấc ngủ kém là 40 người (58%) và 29
người (42%) có chất lượng giấc ngủ tốt. Số mẫu có nồng độ tốt là 35 người (50,7%) và nồng độ
kém là 34 người (49,3%). Kết quả phân tích hai biến sử dụng kiểm định hệ số dự phòng thu được
giá trị p = 0,036 (p < 0,05) và r=0,244. Nhóm tác giả đi đến kết luận có mối quan hệ đáng kể và
yếu giữa chất lượng giấc ngủ và sự tập trung của sinh viên Khoa Y, Đại học Nusa Cendana.”

Nhận xét các nghiên cứu trước:

Chương 2 nêu ra một số dẫn chứng về những nghiên cứu trước đây có liên quan đến chất
lượng giấc ngủ và khả năng tập trung học tập. Nhìn chung, nghiên cứu trong nước về vấn đề này
còn khá ít ỏi, đa số bài nghiên cứu không đồng thời phân tích cả hai yếu tố chất lượng giấc ngủ
và khả năng tập trung học tập. Những nghiên cứu trên cho ra kết quả và kết luận có phần không
đồng nhất. Phần lớn chúng chỉ ra chất lượng giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết đến khả năng tập

17
trung, số còn lại cho thấy rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và sự tập
trung của người học.

2.3. Mô hình nghiên cứu


Hình 1: Mô hình nghiên cứu chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng tập trung

Chất lượng giấc ngủ theo PSQI

Chất lượng giấc ngủ chủ quan

Thời gian đi vào giấc ngủ

Thời gian ngủ

Khả năng tập trung


Hiệu suất giấc ngủ của sinh viên

Rối loạn giấc ngủ

Sử dụng thuốc

Rối loạn chức năng ban ngày

Nguồn: Mô hình nghiên cứu của nhóm

18
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu dữ liệu
Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có đầy đủ thông tin cần thiết theo
những câu hỏi đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI và bảng câu hỏi về khả năng tập trung. Dữ liệu
thu thập được sẽ được phân tích nhằm đưa ra đánh giá về chất lượng giấc ngủ và khả năng tập
trung học tập của sinh viên UEH. Từ đó kết luận được mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và
khả năng tập trung của sinh viên UEH, đồng thời đưa ra lời khuyên để sinh viên có thể cải thiện
chất lượng giấc ngủ.

3.2. Cách tiếp cận dữ liệu


Đề tài này sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp được nhóm tiến hành thu thập trong thời gian ngắn
nhằm đảm bảo tính cập nhật và sát với thực tế cho số liệu.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập gián tiếp từ sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua mẫu
khảo sát online.

- Đối tượng thu thập dữ liệu: sinh viên đang học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Độ tuổi: từ năm nhất đến năm tư.

- Giới tính: bất kì.

- Cách điều tra: điền form khảo sát online.

Bảng 1: Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI

Tên biến Các phát biểu Thang đo Nguồn

C1 Bạn thường đi ngủ vào lúc nào? Tỷ lệ Buysse, D.J., Reynolds


III, C.F., Monk, T.H.,
Bạn mất bao lâu để chìm vào
Berman, S.R., & Kupfer,
C2 giấc ngủ mỗi đêm? (tính bằng Tỷ lệ
D.J. (1989).
phút)

C3 Bạn thường thức dậy vào lúc Tỷ lệ


nào?

19
Thực tế bạn ngủ bao nhiêu giờ
C4 Tỷ lệ
vào mỗi đêm?

Trong tháng vừa qua, bạn có [0] Không có lần


thường xuyên khó ngủ vì các lý nào trong tháng
do sau: qua.

a. Không thể ngủ trong vòng [1] Ít hơn 1


30 phút lần/tuần

b. Thức dậy vào lúc nửa đêm [2] 1-2 lần/tuần


hoặc tờ mờ sáng [3] 3 lần trở
c. Phải thức dậy để đi vệ sinh lên/tuần

d. Cảm thấy không thể hít thở


thoải mái
C5
e. Bạn hoặc bạn cùng phòng của
bạn ho hoặc ngáy to

f. Cảm thấy quá lạnh

g. Cảm thấy quá nóng

h. Gặp ác mộng

i. Có những nỗi đau

(trong lòng/ trong tâm lý)

j. (Các) lý do khác, vui lòng mô


tả ra, phải bao gồm tần suất bạn
khó ngủ vì (các) lý do đó

Trong tháng vừa qua, bạn có


thường xuyên sử dụng thuốc
C6
(được kê đơn hoặc không) để
giúp bạn dễ ngủ?

20
thường xuyên gặp khó khăn
trong việc giữ tỉnh táo, tập trung
trong công việc và các hoạt động
xã hội khác?

Trong tháng vừa qua, bạn cảm


thấy việc duy trì sự tích cực
C8
trong mọi việc khó khăn với bạn
như nào?

Trong tháng vừa qua, bạn đánh


C9 giá tổng thể chất lượng giấc ngủ
của mình như thế nào?

Bảng 2: Thang đo khả năng tập trung


Tên biến Phát biểu Thang đo Nguồn

Tôi thường gặp khó khăn 1. Không bao giờ Adult ADHD Self-Report
trong việc hoàn tất các chi Scale (ASRS-v1.1) Symptom
2. Hiếm khi
TT1 tiết cuối cùng của một dự Checklist Instructions. (n.d.).
3. Thỉnh thoảng
án, sau khi các phần khó đã Attention Deficit Disorder
được làm xong. 4. Thường xuyên Association.

5. Rất thường xuyên


Tôi thường gặp khó khăn
trong việc sắp xếp mọi thứ
TT2 theo thứ tự khi tôi phải làm
một nhiệm vụ đòi hỏi sự tổ
chức.

Tôi thường gặp vấn đề trong


TT3 việc nhớ các cuộc hẹn hoặc
nhiệm vụ.

TT4 Khi tôi có một nhiệm vụ đòi


hỏi phải suy nghĩ nhiều, tôi

21
thường tránh hoặc trì hoãn
việc bắt đầu.

Tôi thường bất cẩn mắc


những sai lầm khi phải làm
TT5
việc trong một dự án nhàm
chán hoặc khó khăn.

Tôi thường gặp khó khăn


trong việc duy trì sự chú ý
TT6
khi làm một việc nhàm chán
hoặc lặp đi lặp lại.

Tôi thường gặp khó khăn


trong việc tập trung vào
TT7 những gì người khác đang
nói, ngay cả khi họ nói
chuyện trực tiếp với tôi.

Tôi thường làm mất hoặc


gặp khó khăn trong việc tìm
TT8
kiếm đồ vật ở nhà, nơi làm
việc.

Tôi thường bị sao lãng bởi


TT9 hoạt động hoặc tiếng ồn
xung quanh tôi.

3.3. Kế hoạch phân tích


3.3.1. Các phương pháp
3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n là số sinh viên tham gia khảo sát (212).

22
Z2 tra bảng để chọn Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn. Xác định chọn độ tin cậy ở ngưỡng 95% thu
được Z = 1,96.

Chọn sai số thống kê e=0,07.

Chọn giá trị sơ khởi p*=0,507 theo kết quả nghiên cứu của Paceli và cộng sự (2022).

Ta tính được n tối thiểu là 196.

Vì vậy, nhóm đã khảo sát 212 sinh viên để thực hiện đề tài này.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi thu thập xong từ mẫu khảo sát online, tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Dữ
liệu được nhập và tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu.

3.3.1.3. Phương pháp thống kê mô tả

Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy. Dữ liệu sau khi được phân
tích sẽ được trình bày dưới dạng bảng và đồ thị giúp dữ liệu dễ quan sát hơn, rõ ràng hơn, dễ
hiểu hơn.

3.3.2. Công cụ thống kê


Dữ liệu được thống kê bằng docs.google.com.

3.3.3. Chương trình máy tính, dự định sử dụng


Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel.

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị


3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ giá trị
Độ tin cậy của thông tin có thể bị ảnh hưởng bởi độ chính xác trong dữ liệu về phía người
học hoặc do một loạt các yếu tố môi trường, thói quen lối sống hoặc sức khỏe cá nhân của sinh
viên. Những yếu tố này có khả năng làm nhiễu thông tin và tạo ra sự sai lệch thông tin khi liên
kết chất lượng giấc ngủ với khả năng tập trung.

3.4.2. Cách khắc phục


Một giải pháp khả thi là tăng cường số lượng và sự đa dạng của các bộ thu thập dữ liệu,
đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được toàn diện hơn. Ngoài ra, sử dụng các công cụ đo lường chính
xác để đánh giá chất lượng giấc ngủ, sử dụng các hệ thống đáng tin cậy để ghi dữ liệu và phần
mềm đã được xác minh để tiến hành tính toán. Đồng thời dữ liệu nên được lấy từ nơi có môi
trường học tập thuận lợi, điều kiện sống ổn định để giảm thiểu sự gián đoạn đối với chất lượng
giấc ngủ.

23
24
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích thống kê mô tả
4.1.1. Giới tính
Đa số sinh viên thực hiện khảo sát là nữ (72,17%).

Mẫu khảo sát bao gồm 153 nữ (72,17%) và 59 nam (27,83%).

Hình 2: Biểu đồ tròn thể hiện về giới tính của sinh viên khảo sát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

4.1.2. Trường
Mẫu khảo sát bao gồm 100 sinh viên đang học tại Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
(47,17%) và 112 sinh viên đang học tại các trường khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(52,83%).

25
Hình 3: Biểu đồ tròn thể hiện về trường của sinh viên khảo sát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

4.1.3. Năm học

Bảng 3: Bảng thể hiện tỷ lệ trong mẫu của sinh viên học các năm
Năm học Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu

Năm nhất 164 77,36%

Năm hai 31 14,62%

Năm ba 11 5,19%

Năm tư 6 2,83%

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Sinh viên thực hiện khảo sát có số lượng cao nhất là sinh viên năm nhất chiếm 77,36%,
tiếp đến là sinh viên năm hai, năm ba và cuối cùng là sinh viên năm tư (2,83%).

4.1.4. Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI

Bảng 4: Bảng thể hiện tần số, tần suất, tần số tích luỹ của thang đo chất lượng giấc ngủ
PSQI
Điểm PSQI Tần số Tần suất Tần suất tích lũy (%)

26
0 4 1,89% 1,89%

1 1 0,47% 2,36%

2 6 2,83% 5,19%

3 5 2,36% 7,55%

4 15 7,08% 14,62%

5 26 12,26% 26,89%

6 30 14,15% 41,04%

7 31 14,62% 55,66%

8 23 10,85% 66,51%

9 16 7,55% 74,06%

10 14 6,60% 80,66%

11 17 8,02% 88,68%

12 9 4,25% 92,92%

13 6 2,83% 95,75%

14 6 2,83% 98,58%

15 2 0,94% 99,53%

16 1 0,47% 100%

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

27
Hình 4: Biểu đồ thể hiện về tổng điểm PSQI của sinh viên

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy, phân phối tổng điểm PSQI của sinh viên hơi
lệch phải. Trong 212 sinh viên tham gia khảo sát, số lượng sinh viên có tổng điểm PSQI là 7
chiếm tỉ lệ cao nhất với 31 người (14,62%). Tổng điểm PSQI cao nhất là 16 có 1 người, thấp
nhất là 0 có 4 người. Tổng điểm PSQI trung bình là 7,4811.

28
Hình 5: Biểu đồ tròn thể hiện về chất lượng giấc ngủ của sinh viên theo thang đo PSQI

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên tham gia khảo sát có chất lượng giấc ngủ
kém (tổng điểm PSQI>5) chiếm 73,11%, sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt chiếm 26,89%.

Bảng 5: Bảng thể hiện trung bình của các thành phần trong PSQI
Thành phần của PSQI Trung bình

Chất lượng giấc ngủ chủ quan 1,4057

Thời gian đi vào giấc ngủ (phút) 20,30

Thời gian ngủ (giờ) 6,52

Thời gian nằm trên giường (giờ) 7,46

Hiệu suất giấc ngủ (%) 88,50

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Chất lượng giấc ngủ chủ quan do sinh viên tham gia khảo sát tự đánh theo các mức độ
ứng với các số điểm: Rất tốt (0), Khá tốt (1), Khá tệ (2), Rất tệ (3) và thu được điểm số trung
bình là 1,4057. Thời gian trung bình để sinh viên đi vào giấc ngủ là 20,3 phút. Thời gian ngủ

29
trung bình là 6,52 giờ trong khi thời gian nằm trên giường trung bình là 7,46 giờ. Hiệu suất giấc
ngủ trung bình khá cao với 88,5%.

Bảng 6: Bảng thể hiện tỷ lệ của các đặc điểm thành phần của PSQI
Thành phần của PSQI Các đặc điểm Tỷ lệ (%)

Có thể ngủ trong vòng 30


69,81
phút
Độ trễ khi ngủ
Không thể ngủ trong vòng 30
30,19
phút

≥85% 68,40
Hiệu suất giấc ngủ
<85% 31,60

Thức dậy lúc nửa đêm hoặc


60,85
tờ mờ sáng

Phải thức dậy để đi vệ sinh 45,75

Khó thở 35,85

Ho hoặc ngáy to 29,72


Vấn đề gây mất ngủ
Cảm thấy quá lạnh 41,04

Cảm thấy quá nóng 54,25

Gặp ác mộng 41,98

Thấy đau 37,26

Khác 25,94

Có 11,79
Phải sử dụng thuốc
Không 88,21

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

30
30,19% đối tượng nghiên cứu không thể ngủ được trong vòng 30 phút, hiệu suất giấc ngủ
khá tốt với 68,40% sinh viên có hiệu suất giấc ngủ ≥85%, thức dậy lúc nửa đêm hoặc tờ mờ sáng
là vấn đề thường gặp nhất của đối tượng nghiên cứu với 60,85%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu
không phải sử dụng thuốc để ngủ chiếm 88,21%.

4.1.5. Khả năng tập trung.

Hình 6: Biểu đồ thể hiện trung bình các biến khả năng tập trung

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Thang đo khảo sát về khả năng tập trung gồm 9 biến, đối tượng khảo sát lựa chọn các
phương án dựa trên tần suất gặp phải các vấn đề về khả năng tập trung như sau: Không bao giờ,
Hiếm khi, Thỉnh thoảng, Thường xuyên, Rất thường xuyên ứng với các số điểm từ 1 đến 5. Kết
quả cho thấy, sinh viên bị sao lãng bởi hoạt động hoặc tiếng ồn xung quanh họ là thường xuyên
nhất với trung bình 2,9575 điểm. Trong khi vấn đề mà sinh viên gặp tần suất ít nhất là “Tôi
thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào những gì người khác đang nói, ngay cả khi họ nói
chuyện trực tiếp với tôi” với điểm trung bình 2,3113.

4.2. Phân tích thống kê suy diễn


4.2.1. Ước lượng tổng thể
Trung bình mẫu:

31
Phương sai mẫu:

Độ lệch chuẩn mẫu:

Bảng 7: Thống kê mẫu đo lường điểm PSQI và khả năng tập trung của mẫu khảo sát
Tổng điểm PSQI Khả năng tập trung

Mean (Trung bình mẫu) 7.4811 2.6310

Standard Error 0.2172 0.0546

Median (Trung vị) 7 2.6667

Mode 7 3

Standard Deviation (Độ 3.16297 0.7955


lệch chuẩn)

Sample Variance (Phương 10.0044 0.6329


sai mẫu)

Confidence Level (95.0%) 0,4282 0,1077


(Sai số biên ở độ tin cậy
95%)

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Dựa trên các số liệu thu thập được, ta ước lượng các thông số tổng thể của biến khả năng
tập trung của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm trung bình tổng thể,
phương sai tổng thể và khoảng ước lượng cho các thông số này ở các mức độ khác nhau:

- Để tính khoảng ước lượng (confidence interval) cho trung bình tổng thể, sử dụng các công
thức:

hay

Trong đó: µ là trung bình tổng thể

là trung bình mẫu

32
E là sai số biên

s là độ lệch chuẩn mẫu

Ta có bậc tự do cho các giá trị tn-1 là df=n-1=212-1=211. Ta tra bảng ở bậc tự do gần nhất. Do
bảng tra giới hạn giá trị bậc tự do nên ta chọn sử dụng kết quả sai số biên do Excel cung cấp.

Ở mức ý nghĩa α=0,05, ta có:

Để tính khoảng ước lượng (confidence interval) cho phương sai tổng thể, sử dụng công thức:

Ở mức ý nghĩa α=0,05 ta tính được khoảng ước lượng phương sai của điểm đánh giá khả năng
tập trung:

Tương tự, ta cũng tính được khoảng ước lượng (confidence interval) cho trung bình tổng
thể và phương sai tổng thể ở các mức tin cậy (confidence level) khác nhau của điểm đánh giá
khả năng tập trung và tổng điểm PSQI:

Bảng 8: Bảng thể hiện khoảng ước lượng trung bình tổng thể và phương sai tổng thể theo
mức tin cậy
Điểm đánh giá khả năng tập
Tổng điểm PSQI
trung

Khoảng ước Khoảng ước


Khoảng ước Khoảng ước
lượng cho lượng cho
Mức tin cậy lượng cho trung lượng cho trung
phương sai tổng phương sai tổng
bình tổng thể bình tổng thể
thể thể

90% (2,5407;2,7213) (0,0086;0,0220) (7,1222;7,8400) (0,1365;0,3476)

33
95% (2,5233;2,7387) (0,0080;0,0242) (7,0529;7,9093) (0,1258;0,3831)

99% (2,4890;2,7730) (0,0068;0,0295) (6,9164;8,0458) (0,1074;0,4657)

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

* Tác động của giới tính đến chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung

Có tổng cộng 212 sinh viên tham gia khảo sát, trong đó có n 2=153 nữ (chiếm 72,17%) và n1= 59
nam (chiếm 27,83%). Dựa vào dữ liệu được thu thập, tiến hành tính thống kê mẫu cho chất
lượng giấc ngủ và khả năng tập trung ở nam và nữ.

Sau khi sử dụng các công thức đã nêu ở phần trên và công cụ hỗ trợ như phần mềm Excel, thu
được kết quả như bảng sau:

Nam (Mẫu 1) Nữ (Mẫu 2)

n % n %

Chất Tốt (PSQI<=5) 16 27,1186 41 26,7974


lượng
giấc ngủ Kém (PSQI >5) 43 72,8814 112 70,2026

Điểm trung bình PSQI 7,8544 7,3333

Độ lệch chuẩn mẫu 3,2772 3,1162

Phương sai mẫu 10,7399 9,7105

Confidence Level (95.0%)


0,8540 0,4977
(Sai số ở độ tin cậy 95%)

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Nam (Mẫu 1) Nữ (Mẫu 2)

n % n %

34
Tốt (điểm trung
14 23,7288 31 20,26144
Khả năng bình <=2)

tập trung Kém (điểm


45 76,2712 122 79,73856
trung bình >2)

Điểm trung bình 2,6328 2,6304

Độ lệch chuẩn mẫu 0,8455 0,7783

Phương sai mẫu 0,7145 0,6057

Confidence Level (95.0%) (Sai


0,2203 0,1243
số ở độ tin cậy 95%

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Liệu có sự khác biệt về trung bình tổng thể của tổng điểm PSQI và trung bình tổng thể
điểm đánh giá khả năng tập trung giữa nam và nữ hay không?

Ta có:

Ước lượng khoảng ở độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình điểm tổng PSQI của nam và nữ
được tính bằng công thức sau:

Ta có bậc tự do của phân phối t được tính như sau:

35
Ta làm tròn df xuống 100 để giá trị t lớn hơn và khoảng ước lượng thận trọng hơn. Sử dụng bảng
phân phối t và bậc tự do df=100 ta tìm được tdf;α/2=t100;0,025=1,984

Vậy chênh lệch trung bình tổng điểm PSQI của nam và nữ là:

= 0,5311 ± 0,9830

(-0,4519;1,5141)

Gọi µ1 và µ2 lần lượt là tổng điểm PSQI trung bình giữa nam và nữ:

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: µ1 - µ2 = 0 (không có sự chênh lệch tổng điểm PSQI trung bình giữa nam và nữ)

Hα: µ1 - µ2 (có sự chênh lệch tổng điểm PSQI trung bình giữa nam và nữ)

|t| < tdf;α/2=t98;0,025=1,984

Theo kết quả này, ta bác bỏ Hα, chấp nhận H0. Kết luận rằng không có sự chênh lệch trung bình
tổng thể điểm PSQI giữa nam và nữ. Vậy giới tính không phải nhân tố tác động đến chất lượng
giấc ngủ ở sinh viên hoặc có thể do họ có thói quen sinh hoạt tương đồng.

Với cách làm tương tự, ta có thể kiểm định giả thuyết về tác động của giới tính đánh khả năng
tập trung. Ở trường hợp này, ta tính được bậc tự do xấp xỉ 98,1, làm tròn xuống ta được df=98.
Sử dụng bảng phân phối t và df=98, ta được tdf;α/2=t98;0,025=1,984.

Ta kiểm định giả thuyết:

 H0: µ1 - µ2 = 0 (không có sự chênh lệch trung bình tổng thể điểm đánh giá khả năng tập
trung giữa nam và nữ).
 Hα: µ1 - µ2 (có sự chênh lệch trung bình tổng thể điểm đánh giá khả năng tập trung giữa
nam và nữ).

Ta có:

36
t ≠ tdf;α/2=t98;0,025=1,984

Theo kết quả này, ta bác bỏ H0, chấp nhận Hα. Kết luận không có sự chênh lệch trung
bình tổng thể điểm đánh giá khả năng tập trung giữa nam và nữ. Vậy giới tính không phải một
nhân tố tác động đến khả năng tập trung của đối tượng sinh viên.

4.2.2. Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung

Hình 7: Biểu đồ thể hiện tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng tập trung

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

* Hệ số tương quan:

Được tính theo công thức:

Với x là biến khả năng tập trung của sinh viên (KNTT) và y là biến chất lượng giấc ngủ của sinh
viên (PSQI)

37
Bảng 9: Bảng thể hiện hệ số tương quan giữa PSQI và khả năng tập trung
Correlation

PSQI KNTT

PSQI 1 0.329346574

KNTT 0.329346574 1

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Hệ số tương quan (correlation coefficient) giữa PSQI và khả năng tập trung của sinh viên
là 0,329346574>0. Điều này cho thấy có một mối tương quan dương yếu giữa hai biến. Nghĩa là
khi chất lượng giấc ngủ tăng lên, khả năng tập trung của sinh viên cũng có xu hướng tăng lên
nhưng không rõ ràng, và ngược lại.

* Hồi quy tuyến tính:

Bảng 10: Bảng phân tích phương sai ANOVA


ANOVA

Significance
df SS MS F
F

Regression 1 14.48423415 14.48423415 25.54990137 0.0000009

Residual 210 119.0489594 0.566899807

Total 211 133.5331936

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Bảng 11: Bảng phân tích phương sai


Intercept PSQI

Coefficients 2.01133119 0.082834531

Standard Error 0.133057793 0.016387655

t Stat 15.11622235 5.054691027

P-value 0.000000000 0.000000937

Lower 95% 1.749031063 0.050529141

Upper 95% 2.273631317 0.11513992

38
Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

 Giá trị F (F value) của mô hình hồi quy là 25,54990137 và giá trị p (p value) là
0,0000009 (p<0,01). Điều này cho thấy mô hình hồi quy là có ý nghĩa thống kê ở mức tin
cậy trên 95%. Nghĩa là tồn tại mối liên hệ có ý nghĩa giữa trung bình khả năng tập trung
của sinh viên ở các nhóm có chất lượng giấc ngủ khác nhau.
 Mô hình hồi quy: Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến được sử dụng để nghiên cứu mối
quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ (PSQI) và khả năng tập trung của sinh viên (KNTT).
Phương trình hồi quy có dạng:

y = β0 + β1 x + ε

Trong đó, y là điểm số khả năng tập trung, x là chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, β0 và β1 là các
hệ số hồi quy, và ε là sai số ngẫu nhiên.

Từ đó, phương trình hồi quy tuyến tính (linear regression equation) giữa PSQI và khả năng tập
trung của sinh viên là:

y = 2,01133119 + 0.082834531x

Giải thích ý nghĩa các tham số mô hình: Các tham số mô hình được ước lượng bằng
phương pháp bình phương tối thiểu (OLS). Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng dưới
đây:

Bảng 12: Bảng tham số mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu
(OLS)
Ước lượng Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p

Hằng số hồi
2,01133119 0,133057793 15,11622235 0,0000009
quy
Hệ số hồi quy 0,082834531 0,016387655 5,054691027 0,0000009

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Ý nghĩa của các tham số mô hình:

 Hằng số hồi quy: Điểm số khả năng tập trung trung bình của sinh viên khi chất lượng
giấc ngủ bằng 0. Giá trị ước lượng của hằng số là 2,01133119, có nghĩa là nếu một sinh
viên không có vấn đề gì về giấc ngủ, điểm số khả năng tập trung trung bình của họ là
2,01133119.

39
 Hệ số hồi quy: Mức độ thay đổi của điểm số khả năng tập trung khi chất lượng giấc ngủ
thay đổi một đơn vị. Giá trị ước lượng của hệ số PSQI là 0,082834531, có nghĩa là khi
chất lượng giấc ngủ tăng lên một đơn vị, điểm số khả năng tập trung tăng 0,082834531
đơn vị.

Độ phù hợp của phương trình: Độ phù hợp của phương trình hồi quy được đánh giá bằng
các chỉ số sau:

Bảng 13: Bảng độ phù hợp của phương trình hồi quy
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics

Multiple R 0,329346574

R Square 0,108469166

Adjusted R Square 0,104223781

Standard Error 0,752927491

Observations 212

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Hệ số xác định (R square): Phần trăm biến thiên của điểm số khả năng tập trung được giải thích
bởi mô hình hồi quy. Giá trị R square của mô hình là 0,108469166>0, cho thấy mô hình chỉ giải
thích được khoảng 10.85% biến thiên của điểm số khả năng tập trung. Điều này chứng tỏ có
những yếu tố khác ngoài chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của sinh
viên.

- Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R square): Phần trăm biến thiên của điểm số khả năng tập
trung được giải thích bởi mô hình hồi quy, đã điều chỉnh theo số lượng biến độc lập và kích
thước mẫu. Giá trị Adjusted R square của mô hình là 0,10423781, cho thấy mô hình có độ phù
hợp tương đối thấp.

- Sai số chuẩn (Standard error): Độ lệch chuẩn của các giá trị dự báo so với các giá trị thực tế.
Giá trị Standard error của mô hình là 0,752927491, cho thấy mô hình có độ chính xác tương đối
cao.

Kiểm định mức ý nghĩa của toàn mô hình (F-test): F-test được sử dụng để kiểm tra xem
mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê hay không, tức là có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số khả

40
năng tập trung trung bình của toàn bộ quần thể và điểm số khả năng tập trung trung bình của các
nhóm sinh viên có chất lượng giấc ngủ khác nhau hay không. Giả thuyết của F-test là:

 H0: β1 = 0, tức là không có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số khả năng tập trung trung
bình của toàn bộ quần thể và điểm số khả năng tập trung trung bình của các nhóm sinh
viên có chất lượng giấc ngủ khác nhau.
 Ha: β1 ≠ 0, tức là có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số khả năng tập trung trung bình của
toàn bộ quần thể và điểm số khả năng tập trung trung bình của các nhóm sinh viên có
chất lượng giấc ngủ khác nhau.

Giá trị F của mô hình hồi quy là 25,54990137, có giá trị p-value<0.001, cho thấy có bằng
chứng để bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết Ha. Vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa
thống kê.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập: Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến
độc lập được sử dụng để kiểm tra xem biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc
hay không, tức là hệ số hồi quy của biến độc lập có bằng 0 hay không. Giả thuyết của kiểm định
ý nghĩa thống kê của biến độc lập là:

 H0: β1 = 0, tức là biến độc lập không có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc.
 Ha: β1≠ 0, tức là biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc.

Giá trị t của biến độc lập là 5,054691027, có giá trị p nhỏ hơn 0,001, cho thấy có bằng chứng để
bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết Ha. Vậy biến độc lập có ý nghĩa thống kê.

41
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Theo kết quả phân tích trong chương 4 cho thấy chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến
khả năng tập trung của sinh viên đại học ở TP. HCM, đa số sinh viên có chất lượng giấc ngủ
kém, dẫn đến khả năng tập trung không hiệu quả

Qua kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, sinh viên đại học trên địa bàn TP.HCM cần
tạo ra thói quen ngủ lành mạnh hơn, từ đó khả năng tập trung sẽ được cải thiện. điều chỉnh thời
gian ngủ hợp lý hơn, tránh sử dụng chất kích thích,

5.1. Kết luận


Mục tiêu nghiên cứu của bài dự án là nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến
khả năng tập trung của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu đã trình bày được
chất lượng giấc ngủ, khả năng tập trung nhằm phân tích ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ đến
khả năng tập trung của sinh viên hiện nay qua hơn 200 sinh viên từ các trường đại học trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ biểu mẫu khảo sát phần lớn các bạn sinh viên có tổng điểm PSQI là 7 chiếm tỉ lệ cao
nhất với 31 người ( chiếm 14,62%), tổng điểm PSQI cao nhất là 16 có 1 người, thấp nhất là 0 có
4 người. Tổng điểm PSQI trung bình là 7,4811; đa số sinh viên tham gia khảo sát có chất lượng
giấc ngủ kém (tổng điểm PSQI>5) chiếm 73,11%, sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt chiếm
26,89%.

Về khả năng tập trung, kết quả cho thấy sinh viên bị sao lãng bởi hoạt động hoặc tiếng ồn
xung quanh họ là thường xuyên nhất với trung bình 2,9575 điểm. Trong khi vấn đề mà sinh viên
gặp tần suất ít nhất là “Tôi thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào những gì người khác
đang nói, ngay cả khi họ nói chuyện trực tiếp với tôi” với điểm trung bình 2,3113.

Từ kết quả có thể thấy hệ số tương quan (correlation coefficient) giữa PSQI và khả năng
tập trung của sinh viên là 0.329346574. Cho thấy chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến khả
năng tập trung nhưng không rõ ràng. Chất lượng giấc ngủ tốt thì khả năng tập trung sẽ hiệu quả
và ngược lại, chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm giảm khả năng tập trung.

42
5.2. Đề xuất
5.2.1. Về chất lượng giấc ngủ:
 Lập một thời gian ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần, tránh thay
đổi quá nhiều giờ giấc ngủ giữa các ngày trong tuần. Điều này giúp điều chỉnh đồng hồ
sinh học bên trong cơ thể giúp dễ ngủ hơn và không bị gián đoạn.
 Tạo môi trường ngủ tốt, đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và hạn chế ánh sáng. Sử
dụng các phụ kiện như rèm chắn sáng, mặt nạ ngủ, nút tai, và máy tạo âm thanh trắng để
giảm thiểu các tác động xao lạc.
 Dành ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để thư giãn. Điều này có thể bao gồm các hoạt
động như thiền, đọc sách, viết lách, giúp tâm trạng thoải mái và chuẩn bị tâm trạng cho
giấc ngủ. Tránh sử dụng thiết bị công nghệ và các kích thích hàng đầu khác.
 Chọn chăn, ga, gối, và nệm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi ngủ. Hãy thay thế những
vật dụng này nếu chúng đã quá cũ.
 Tránh sử dụng rượu, thuốc lá, caffeine và các bữa ăn thịnh soạn vào buổi tối, vì chúng có
thể làm gián đoạn giấc ngủ.
 Lên lịch tập luyện vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều thay vì vào buổi tối và hạn chế
hoạt động thể chất cường độ cao vào cuối ngày.

5.2.2. Về khả năng tập trung:


 Tạo một danh sách công việc và ưu tiên chúng theo độ quan trọng. Lập kế hoạch cho
ngày làm việc với thời gian cố định cho từng nhiệm vụ.
 Thực Hiện Phương Pháp Pomodoro: làm việc chăm chỉ trong khoảng 25 phút, sau đó
nghỉ ngơi 5 phút. Lặp lại chu kỳ trên để giữ cho tâm trí luôn tươi tắn.
 Kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng và phải biết cách sử dụng thời gian sao cho hiệu
quả và hợp lý để khi đảm bảo chất lượng công việc khi được chia nhỏ.
 Tìm môi trường làm việc yên tĩnh và không có nhiễu lạc. Sử dụng tai nghe chống ồn nếu
không thể tránh khỏi tiếng ồn.
 Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn cân đối, đủ giấc ngủ và vận động thể chất
thường xuyên. Thực hành thiền và yoga để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
 Cho phép bản thân nghỉ ngơi ngắn khi cần thiết, như đi dạo ngắn hoặc thư giãn ở chỗ làm
việc.
 Đảm bảo có đủ giấc ngủ và duy trì thói quen sinh hoạt vận động thể chất. Ăn uống cân
đối để cung cấp năng lượng cho não.

43
 Thực hành kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc tập thể dục nhẹ. Học cách xử lý
stress và áp lực công việc một cách tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bon, Đ. T., Đan, N. T., & Hoa, V. T. H. (2021). Khảo sát chất lượng giấc ngủ và ứng dụng
chu kỳ giấc ngủ đối với sinh viên y khoa Trường Đại học Duy Tân. Vietnam Journal of Diabetes
and Endocrinology, (47), 141-149.
2. The Division of Sleep Medicine at Harvard Medical School (2021), “Science of Sleep: How is
Sleep Regulated?
3. Sasson, R. (2005). Consciousness and Success. pdf.
4. van der Heijden, K. B., Vermeulen, M. C., Donjacour, C. E., Gordijn, M. C., Hamburger, H.
L., Meijer, A. M., ... & Weysen, T. (2018). Chronic sleep reduction is associated with academic
achievement and study concentration in higher education students. Journal of sleep research,
27(2), 165-174.
5. Buysse, D. J., Reynolds III, C. F., Monk, T. H., Berman, S. R., & Kupfer, D. J. (1989). The
Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research.
Psychiatry research, 28(2), 193-213.
6. Walker, M. P., & Stickgold, R. (2004). Sleep-dependent learning and memory consolidation.
Neuron, 44(1), 121-133.
7. Nguyễn Thị Bích Trâm (2020). Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 06 (43): (2020), 86 – 94.
8. Trịnh, M. L., Đỗ , T. H., & Ngô , T. H. L. (2022). CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI
HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 55, 87-94.
9. Thị Huyền, N. . (2022). CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. Tạp Chí Y học Việt
Nam, 516(2).
10. Phạm, T. T. N., Trần, N. Q. A., Phạm, Đình Đức, Trần, K. H., Nguyễn, L. T. B. M., Nguyễn,
H. T., & Thái, T. T. (2023). MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐẠI
HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y học Việt Nam, 528(2).
11. Lương Thị Thu Thắm và các tác giả (2023). Khảo sát chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế. Tạp chí y tế công cộng, số 64 (2023).
12. Multazam, A., Hafiz, M., & Prastowo, B. (2023). Relationship between sleep quality and
study concentration in Post-COVID-19 patients in Malang Raya. Physical Therapy Journal of
Indonesia, 4(1), 108-111.

44
13. Febrian, I. R., Putri, A. D., Kurnia, I. S., Muffidah, T., Patresia, G., & Widyanti, A. (2023).
THE INFLUENCE OF SLEEP QUALITY ON LEARNING CONCENTRATION IN ISLAMIC
STUDENTS. Journal of Islamic Psychology and Behavioral Sciences, 1(4), 171-176.
14. Paramasatiari, A. A. A., & Lestari, L. A. P. (2020, November). The Correlation between
Sleep Duration with Concentration Level on Elementary School Students in Denpasar. In The
Proceedings of the 1st Seminar The Emerging of Novel Corona Virus, nCov 2020, 11-12
February 2020, Bali, Indonesia.
15. Kurniawan, C., & Meiyanti, M. (2021). Sleep quality and attention of senior high school
students. Jurnal Kedokteran dan Kesehatan Indonesia.
16. Paceli, V., Telussa, A. S., Setianingrum, E. L., & Nurina, R. L. (2022). CORRELATION
BETWEEN SLEEP QUALITY AND CONCENTRATION IN MEDICAL STUDENTS OF
NUSA CENDANA UNIVERSITY. Cendana Medical Journal (CMJ), 10(2), 301-308.
17. Basics, B. (2006). Understanding sleep. National Institute of Neurological Disorders and
Stroke, Bethesda.

45

You might also like